HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
-------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN
K-BOOZTER ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA BC15 TRONG VỤ MÙA 2020
TRÊN ĐẤT PHÙ SA SÔNG HỒNG”
Người thực hiện
: NGUYỄN MINH QUANG
Lớp
: K61 – KHCTA
MSV
: 611634
Bộ môn
: DI TRUYỀN - CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn : PGS.TS. TRẦN VĂN QUANG
TH.S NGUYỄN ĐỨC DŨNG
HÀ NỘI - 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận, ngồi sự
cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ
bảo chân tình từ rất nhiều các cá nhân và đơn vị thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới
tập thể, cá nhân đã dành cho tơi sự giúp đỡ q báu đó.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS Trần Văn
Quang - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thầy đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị phịng Khảo
nghiệm phân bón và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - Trung tâm Nghiên cứu Phân bón
và Dinh dưỡng Cây trồng.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các cán bộ cơng nhân viên của Trung
tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng Cây trồng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian làm việc ở đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa, các Thầy, Cô giáo trong Bộ
môn Di truyền và Chọn giống Cây trồng - khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp tơi
hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia đình,
bạn bè tơi đã ln tận tình giúp đỡ lúc tơi khó khăn trong suốt q trình hồn thành
khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Minh Quang
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ...........................................................vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................... 3
PHẦN II: TỞNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ......................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và ở ĐBSH ..................................... 7
2.2.1. Thực trạng đất trồng lúa cả nước ............................................................ 7
2.2.2. Thực trạng đất trồng lúa của vùng ĐBSH từ năm 2010 - 2014 .............. 8
2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Thái Bình đầu năm 2020 ............................... 10
2.3. Tổng quan về cây lúa ...................................................................................... 11
2.3.1. Cây lúa và các giai đoạn sinh trưởng .................................................... 11
2.3.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây lúa................................... 11
2.3.3 Vai trò của kali (K) đối với cây lúa........................................................ 12
2.3.4 Vai trò của kẽm (Zn) đối với cây lúa ..................................................... 15
2.3.5 Vai trò của Bo (B) đối với cây lúa ......................................................... 16
2.4. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam và vùng ĐBSH ............ 17
2.4.1 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam .................................. 17
2.4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở vùng ĐBSH ............................. 20
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 23
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 23
3.2 Đối tượng/vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 23
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23
i
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23
3.4.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 23
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 26
3.5 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ................................................................. 28
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 28
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 29
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 29
4.1.1. Đặc điểm về điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình ... 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
4.1.3. Tính chất đất vùng nghiên cứu .............................................................. 36
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN K-BOOZTER ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY LÚA ................... 37
4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến thời gian hồn thành các
giai đoạn phát triển sinh trưởng cây lúa.............................................. 37
4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây ..................................................................................... 38
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến động thái đẻ nhánh lúa ........ 40
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến chiều cao cây cuối cùng
và khả năng đẻ nhánh .......................................................................... 42
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến các yếu tố cấu thành năng
suất ...................................................................................................... 43
4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến năng suất của giống lúa ...... 44
4.3. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến tình hình sâu bệnh hại của
giống lúa BC15 .......................................................................................... 46
4.4. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến hiệu quả kinh tế khi sản
xuất giống BC15 ........................................................................................ 48
4.5. Đánh giá hiệu lực của Kẽm, Bo, K-Boozter trên cây lúa ........................... 49
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 51
ii
5.1. Kết luận............................................................................................................. 51
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 52
PHỤ LỤC I .............................................................................................................. 53
PHỤ LỤC II............................................................................................................. 56
PHỤ LỤC III ........................................................................................................... 58
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng lúa ở một số nước và khu vực trên thế giới qua các
năm ................................................................................................................ 5
Bảng 2.2. Biến động diện tích đất nơng nghiệp và đất trồng lúa ở các
vùng ............................................................................................................... 7
Bảng 2.3. Biến động đất trồng lúa cả nước, ĐBSH và ĐBSCL giai doạn
2010 - 2014 ................................................................................................... 8
Bảng 2.4. Biến động đất trồng lúa theo loại đất ở ĐBSH (ha) ............................ 9
Bảng 2.5. Tổng diện tích, năng suất, sản lượng lúa ĐBSH ................................. 9
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng các nhóm giống lúa ở ĐBSH năm 2014 ............ 10
Bảng 2.8. Hiệu suất của phân K đối với lú từ thập kỷ 60 – 70 thế kỷ XX
đến nay ........................................................................................................ 13
Bảng 2.9. Hàm lượng K trao đổi trong đất trồng lúa .......................................... 14
Bảng 2.10. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam qua các năm .................. 18
Bảng 2.11. Hiệu quả so sánh sản xuất lúa tại một số vùng nước ...................... 19
Bảng 2.12. Thực trạng bón kali cho lúa năm 2015 ở ĐBSH ............................. 21
Bảng 4.1. Tính chất đất thí nghiệm tại vùng nghiên cứu ................................... 36
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng của giống BC15 trong vụ Mùa 2020 tại Thái
Bình ............................................................................................................. 38
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây lúa của giống BC15 trong vụ Mùa 2020 tại Thái
Bình ............................................................................................................. 39
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến động thái tăng trưởng
số nhánh của giống BC15 trong vụ Mùa 2020 tại Thái Bình ............... 41
iv
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến chiều cao cây cuối
cùng và khả năng đẻ nhánh của giống BC15 trong vụ Mùa 2020
tại Thái Bình ............................................................................................... 42
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống BC15 trong vụ Mùa 2020 tại Thái Bình .............. 44
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến năng suất của giống
BC15 trong vụ Mùa 2020 tại Thái Bình ................................................. 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến mức độ nhiễm sâu
bệnh của giống BC15 trong vụ Mùa 2020 tại Thái Bình ...................... 46
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến hiệu quả kinh tế sản
xuất giống lúa BC15 trong vụ Mùa 2020 tại Thái Bình ........................ 48
Bảng 4.10. Phân cấp theo hàm lượng một số nguyên tố vi lượng dễ tiêu
trong đất (ppm) ........................................................................................... 49
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH
: Đồng Bằng Sông Hồng
ĐBSCL
: Đồng Bằng Sông Cửu Long
BVTV
: Bảo vệ thực vật
BRHX
: Bén rễ hồi xanh
BĐĐN
: Bắt đầu đẻ nhánh
KTĐN
: Kết thúc đẻ nhánh
BĐT
: Bắt đầu trỗ
KTT
: Kết thúc trỗ
CHT
: Chín hồn tồn
vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón K-Boozter đến sinh trưởng và
năng suất của giống lúa BC15 trong vụ mùa 2020 trên đất phù sa sơng Hồng” được
thực hiện với mục đích đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất,
khả năng kháng lại các loại sâu bệnh hại khi bón phân K-Boozter cho cây lúa trong
vụ mùa 2020 tại tỉnh Thái Bình. Qua đó xác định cơng thức phân bón thích hợp nhất
để nâng cao năng suất trồng lúa mang lại hiệu quả tối ưu về kinh tế cũng như mơi
trường, nâng cao hiệu quả sử dụng và góp phần sử dụng bền vững quỹ đất nơng
nghiệp hiện có thơng qua kỹ thuật phân bón.
Đề tài thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh với 7 cơng
thức, nhắc lại 4 lần với mỗi cơng thức. Từ đó theo dõi ghi chép, lập bảng so sánh
chiều cao cây, năng suất…
Dựa vào kết quả thu được về năng suất, khả năng sinh trưởng, phát triển
cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh hại thì xác định được phân bón K-Boozter
có tiềm năng cho năng suất cao ở mỗi cơng thức bón.
vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu gồm lúa gạo, lúa
mỳ và ngô. Tại Việt Nam, trồng lúa nước là một trong những nghề truyền thống lâu
đời, đóng một vai trị quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Cây lúa phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Việt Nam và là cây trồng chính
trong hệ thống canh tác của hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước. Sản xuất lúa
gạo vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là phát triển kinh tế của đất
nước. Tầm quan trọng của nó được ghi nhận thông qua các lễ nghi, hội truyền thống
và mang đậm đà bản sắc dân tộc của các vùng quê Việt Nam.
Tổng diện tích canh tác năm 2018 là 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 5,8
triệu tấn/ha và sản lượng hằng năm khoảng 43,97 triệu tấn. Tổng giá trị xuất khẩu
gạo năm 2018 là 3,060 tỷ USD (6,10 triệu tấn), các thị trường chủ yếu là Philippin,
Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Châu Phi và Indonesia,.. Lượng còn lại chủ
yếu được tiêu thụ thị trường trong nước làm lương thực và ngun liệu sản xuất
thức ăn chăn ni. Ước tính lợi nhuận từ canh tác lúa của Việt Nam đạt 20 – 30
triệu đồng/ha. Tuy nhiên, người sản xuất đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như
giá vật tư đầu vào cao (phân bón, thuốc BVTV) và giá thị trường không ổn định dẫn
đến ảnh hưởng giá trị sản xuất của lúa gạo.
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây
trồng. Trong phân bón (vơ cơ, hữu cơ) có N, P, K và các nguyên tố trung lượng, vi
lượng cung cấp cho nhu dinh dưỡng của cây. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ
đạt năng suất cây trồng cao, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản và
thu nhập của người sản xuất. Cây lúa cũng không ngoại lệ, dinh dưỡng cần trong
suốt quá trình sinh dưỡng và sinh thực, từ giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm địng cho
đến lúc thu hoạch. Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây như là nguồn nguyên liệu
để tạo ra tinh bột, chất đường, chất béo, protein… Ngoài ra, chúng cịn giữ vai trị
duy trì sự sống của cây, khơng có hoặc thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố thì cây sẽ
giảm sức đề kháng sâu bệnh, năng suất, chất lượng giảm, thậm chí cây trồng có thể
bị chết.
1
Trong số các yếu tố dinh dưỡng, kali (K) là một trong những yếu tố đa lượng
được cây sử dụng nhiều nhất. Kali tham gia tích cực vào quy trình quang hợp, tổng
hợp các chất hydrat cacbon và gluxit của cây, vận chuyển và tích lũy sản phẩm
quang hợp từ lá về các cơ quan dự trữ. Kali có vai trò quan trọng trong việc tổng
hợp đạm, tăng cường khả năng chống chịu của cây với các kiều kiện bất lợi: hạn
hán, úng nước, nóng, lạnh, tăng sức đề kháng của cây trước sâu bệnh hại. Đối với
kẽm (Zn) có vai trị quan trọng trong q trình hơ hấp, dinh dưỡng khoáng, quang
hợp, tổng hợp các chất hữu cơ, sinh trưởng, vận chuyển, khả năng chống chịu, sự
hình thành hạt của cây trồng. Bo (B) lại ảnh hưởng tới quá trình điều hịa sinh lý của
cây: quang hợp, hình thành chất hữu cơ, vận chuyển chất trong cây, tạo thành phấn
hoa và khả năng đậu quả.
Theo thống kê, tổng lượng phân khoáng sử dụng cho lúa tại Việt Nam chiếm
khoảng >60,6% trong tổng lượng phân bón tiêu thụ tại Việt Nam (sấp xỉ khoảng 11
triệu tấn thương phẩm) [Báo cáo Ngành phân bón, 2019]. Theo ước tính, chi phí
cho phân bón cho lúa hằng năm chiếm từ 30 – 40% (tương ứng khoảng 250
USD/ha/vụ) trong tổng chi phí cho sản xuất, nhưng hiệu quả sử dụng thấp. Thêm
vào đó, qua thời gian canh tác liên tục, sử dụng phân vô cơ không cân đối, xuất hiện
sự thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng mới như Zn, Si ở vùng đất bạc màu hay kali và
đạm ở vùng ĐBSH; kali, lưu huỳnh trên đất phèn, mặn vùng ĐBSH (Nguyễn Văn
Bộ, 2014). Thêm vào đó, đến nay cịn rất ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả kết
hợp sử dụng K+B, K+Zn hay K+Zn+B cho lúa tại Việt Nam.
Từ những lý do trên và nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tốt, hiệu quả
kinh tế cao cho sản xuất và tìm được cơng thức phân bón phù hợp với đất canh tác
lúa vùng ĐBSH, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của phân bón K-Boozter đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa BC15
trong vụ mùa 2020 trên đất phù sa sông Hồng”.
2
1.2. Mục tiêu của đề tài
a/ Mục tiêu chung
- Xác định cơng thức phân bón thích hợp nhất để nâng cao năng suất trồng
lúa mang lại hiệu quả tối ưu về kinh tế cũng như môi trường, nâng cao hiệu quả sử
dụng và góp phần sử dụng bền vững quỹ đất nơng nghiệp hiện có thơng qua kỹ
thuật phân bón.
b/ Mục tiêu cụ thể
- Xác định ảnh hưởng của Kali đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng
suất của cây lúa.
- Xác định ảnh hưởng của Kẽm đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng
suất của cây lúa.
- Xác định ảnh hưởng của Boric đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng
suất của cây lúa.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định dạng phân phù hợp với loại đất trồng.
- Xác định lượng phân bón thích hợp cho cây.
3
PHẦN II: TỞNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Lúa là một cây lương thực quan trọng trong an ninh lương thực và liên quan
đến tình trạng đói nghèo trên thế giới. Hiện nay, lúa gạo là nguồn lương thực cho
3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực
thế giới - FAO năm 2015, sản lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm
2014 (741,8 triệu tấn) và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo. Cho nên, nhiều
nước đang phát triển đã thực hiện chính sách tự túc, trợ cấp cho sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo.
Trên thế giới có hơn 110 quốc gia có sản xuất và tiêu thụ gạo với mức độ
khác nhau. Lượng lúa được sản xuất ra và mức tiêu thụ gạo cao tập trung ở khu vực
Châu Á. Đặc biệt đối với dân nghèo: gạo là nguồn thức ăn chủ yếu. Sản xuất lúa ở
Châu Á phản ánh đậm nét tình trạng lúa gạo thế giới và đóng vai trị quyết định đến
giá cả và giao dịch quốc tế, vì châu lục này hàng năm sản xuất và đồng thời tiêu thụ
hơn 90% lúa gạo toàn cầu. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia
tăng ở khu vực này. Ngày nay phần lớn sản lượng gạo thế giới được sản xuất ở
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan,
Myanmar, Philippin và Nhật Bản.
Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa, song diện tích lúa ở
Madagascar và Nigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta
của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng
40% năng suất của châu Á. Sản lượng lúa gạo tại Châu Phi năm 2015 đạt 28,7 triệu
tấn, tăng 0,8% so với sản lượng năm 2014. Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã
bù đắp những thiếu hụt do sự suy giảm tại một nước ở Đông và Nam Phi. Sản lượng
lúa khu vực Nam Sahara Châu Phi dự báo đặt mức 15,4 triệu tấn năm 2016/2017,
sau khi đạt mức tăng trưởng 16,3% trong 5 mùa vụ liên tiếp gần đây, đưa sản lượng
từ mức 13 triệu tấn mùa vụ 2011/2012 lên mức 15,1 triệu tấn mùa vụ 2015/2016,
dự báo sẽ đạt 15,4 triệu tấn vụ 2016/2017. Ở khu vực Tây Phi, nhờ mở rộng diện
tích trồng và việc tăng năng suất nên sản lượng lúa tại các nước như Bờ Biển Ngà,
Ghi nê, Mali, Senegal và Sierra Leon đều tăng trưởng tốt. Trong khi đó sản lượng
4
lúa tại Nigeria, do điều kiện thời tiết không thuận lơi, giảm khoảng 3% (Theo Bộ
Công Thương Việt Nam).
Năm 2011, sản lượng lúa gạo được sản xuất của Châu Á khoảng 651 triệu
tấn lúa (435 tấn gạo) tăng 2,9% so với năm 2010, Châu Phi sản xuất lúa khoảng 26
triệu tấn (17 triệu tấn gạo), tăng 3% so với năm 2010. Năm 2011, Brazil là nước
sản xuất gạo lớn nhất Châu Mỹ đạt đến 13,6 triệu tấn so với năm 2010 là 11,7 triệu
tấn. Giao dịch lúa gạo quốc tế 2011 đã tăng đến 34,3 triệu tấn hơn 2010 là 9%. Sử
dụng lúa gạo thế giới năm 2011-2012 đạt đến 470 triệu tấn gạo, tăng 9,7 triệu tấn
hơn năm trước 2%, trong đó 397 triệu tấn được dành cho thức ăn, 12 triệu tấn cho
nuôi gia súc, và sử dụng khác như làm giống, biến chế và thất thoát sau thu họach
khoảng 61triệu tấn hay 3%. Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì
ở mức ổn định 3 triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm
2015 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức
ổn định đạt 4.1 triệu tấn năm 2015. Nhìn chung sản lượng lúa trên thế giới vẫn tăng
đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
Bảng 2.1. Sản lượng lúa ở một số nước và khu vực trên thế giới qua các năm
Quốc gia
Châu Á
2010
624,50
2011
619,21
2012
633,75
2013
653,84
2014
650,06
Trung Quốc
195,76
201,00
204,23
203,61
206,51
Ấn Độ
143,96
157,90
157,80
159,20
157,20
Indonesia
Việt Nam
Thái Lan
Philippines
Nhật Bản
Malaysia
Châu Mỹ
Brazil
Hoa Kỳ
Châu Phi
Ai Cập
Nigeria
Châu Âu
Thế giới
66,47
40,00
34,41
15,77
10,60
2,46
36,04
11,23
9,24
24,36
4,33
4,47
4,32
688,41
65,75
42,39
36,13
16,68
10,50
2,57
37,77
13,48
9,97
23,53
5,67
4,61
4,37
684,81
69,05
43,74
38,00
18,03
10,65
2,59
36,86
11,55
11,03
25,91
5,91
5,43
4,39
701,05
71,28
70,84
44,04
44,97
36,76
32,62
18,44
18,97
10,75
10,55
2,60
2,64
37,55
35,79
11,78
12,18
8,39
9,05
26,06
27,3
5,72
5,46
4,82
6,73
4,76
4,72
722,56
718,35
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)
5
Hiện nay, tăng trưởng sản xuất lúa gạo Philippines là cao nhất ở châu Á và
đã vượt qua các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và
Việt Nam, theo một thông cáo báo chí của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Philippines
(PhilRice). PhilRice cho rằng Philippines đã trở thành nước sản xuất gạo nhanh nhất
của châu Á do công tác nghiên cứu mặc dù chỉ đạt được 97% mục tiêu tự cung tự
cấp trong năm 2013. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ và các chính sách nhập khẩu, tồn trữ
lúa gạo của các châu lục khác cũng làm ảnh hưởng đến thị trường không
nhỏ. Campuchia xuất khẩu khoảng 120.291 tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2014,
tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2013, theo số liệu của Ban Thư ký của dịch
vụ của xuất khẩu gạo một cửa (SHOW- REF). Trong tháng 4/2014, Campuchia đã
xuất khẩu khoảng 35.961 tấn gạo, tăng khoảng 54,5% so với cùng kỳ năm 2013 và
tăng khoảng 1% so với tháng 3/2014 . Trong tháng 4, Campuchia xuất khẩu chủ yếu là
gạo trắng hạt dài (khoảng 17.264 tấn), gạo thơm (khoảng 11.157 tấn) và gạo đồ hạt dài
(khoảng 3.255 tấn).
Theo dự báo của USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ
tăng trưởng hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng từ 16% năm
2007/08 lên khoảng 17% đến năm 2016/17.
Nhờ cuộc "Cách mạng Xanh", từ năm 1960 đến năm 1990, sản lượng lương
thực trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi và tăng gấp ba lần từ 216,0 triệu tấn năm
1961 lên 606,7 triệu tấn năm 2004, đồng thời đã cứu sống khoảng 1 tỉ người tại
những nước đang phát triển khỏi nguy cơ chết đói. “Cách mạng Xanh” đã tạo ra
những thành tựu lớn trong sản xuất lương thực của thế giới. Bên cạnh đó, “Cách
mạng Xanh” vẫn tiềm ẩn những hạn chế như yêu cầu vốn lớn để đầu tư cho sản
xuất, sử dụng nhiều loại phân bón có thể làm tăng mức độ ơ nhiễm khu vực canh tác
nông nghiệp, sử dụng đại trà giống mới làm giảm dự trữ các nguồn gen về cây
lương thực. Diện tích trồng lúa trên thế giới từ năm 2002 đến năm 2004 có xu
hướng giảm, các năm khác tương đối ổn định cho đến năm 2010 thì có dấu hiệu
tăng dần (FAO, 2013).
6
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và ở ĐBSH
2.2.1. Thực trạng đất trồng lúa cả nước
Khi so sánh sự biến động về đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng lúa của
các vùng trong cả nước năm 2011 và 2014 cho thấy như sau (bảng 6):
Từ năm 2011 – 2014 tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của cả nước có
xu hướng tăng lên (tăng 1,0%) tuy nhiên diện tích đất trồng lúa của cả nước lại giảm
xuống (giảm 2,17%). Trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp và đất trồng lúa đều tăng lên trong đó đất sản xuất nông
nghiệp tăng 1,7% và đất trồng lúa tăng 1,49% so với năm 2011, vùng trung du và
miền núi phía Bắc cũng là vùng duy nhất có diện tích đất trồng lúa tăng lên trong
các vùng của cả nước.
Bảng 2.2. Biến động diện tích đất nơng nghiệp và đất trồng lúa ở các vùng
TT
Chỉ tiêu
Đất nơng nghiệp (nghìn ha)
Đất trồng lúa (nghìn ha)
2011
2014
%
2011
2014
%
1
Trung du, miền
núi phía Bắc
1.570,6
1.597,7
101,7
529,3
537,2
101,49
2
Đồng bằng sông
Hồng
779,8
769,3
98,7
620,0
586,5
94,60
3
Duyên hải Miền
Trung
1.851,7
1.902,1
102,7
695,8
687,9
98,86
4
Tây Nguyên
1.952,8
2.001,6
102,5
166,9
163,6
98,02
5
Đông Nam bộ
1.354,7
1.353,9
99,9
181,2
147,7
81,51
6
Đồng bằng SCL
2.616,5
2.607,1
99,6
1.927,0
1.907,8
99,00
10.126,1 10.231,7
101,0
4.120,2
4.030,7
97,83
Tổng số
Với kết quả đánh giá biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng lúa của
các vùng trên cả nước cho thấy trong thời gian từ năm 2011 – 2014 diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp ít biến động, đối với các vùng thành thị, đồng bằng do phát triển
công nghiệp và đơ thị đã làm giảm diện tích đáng kể nhưng đối với các vùng nông
thôn, miền núi diện tích đất sản xuất nơng nghiệp lại tăng nên tổng diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp ít biến đổi. Trong khi đó diện tích đất trồng lúa lại có nhiều biến
7
động hơn. Trong các vùng sản xuất nông nghiệp của cả nước chỉ có vùng Trung du
và Miền núi phía Bắc là diện tích đất trồng lúa có xu hướng tăng, các vùng cịn lại
đều giảm diện tích, đặc biệt là vùng ĐBSH và vùng miền Đông Nam bộ. Diện tích
đất trồng lúa của cả nước và các vùng giảm xuống, ngồi lý do đơ thị hóa và cơng
nghiệp hóa cịn một lý do quan trọng là nhiều diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả
đã được chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.2.2. Thực trạng đất trồng lúa của vùng ĐBSH từ năm 2010 - 2014
Vùng ĐBSH diện tích đất trồng lúa năm 2011 tăng so với năm 2010 khá cao
(14,54 nghìn ha), sau đó giảm dần theo các năm, sau 5 năm diện tích đất lúa giảm
18,99 nghìn ha, đất chun lúa giảm 27,79 nghìn ha, trong khi đó đất lúa khác lại
tăng 8,8 nghìn ha. Tuy nhiên nếu tính biến động trung bình hàng năm trong 5 năm
thì diện tích đất trồng lúa của vùng ĐBSH giảm 0,77%, diện tích đất chuyên lúa
giảm 1,50% trong khi đó đất lúa khác lại tăng 16,01%.
Bảng 2.3. Biến động đất trồng lúa cả nước, ĐBSH và ĐBSCL giai doạn 2010 - 2014
Địa
phương
ĐBSH
Diện tích các năm (Nghìn ha)
* Biến
Hạng mục
động %
2010
2011
2012
2013
2014
Tổng số
605,49
619,95
615,36
608,30
586,50
-0,77
- Chuyên lúa
569,43
567,48
-
556,46
541,64
-1,50
36,06
52,46
-
51,84
44,86
16,01
- Lúa khác
Ghi chú: Chuyên lúa là đất trồng 2 vụ lúa/năm trở lên;
*Biến động trung bình hàng năm: - giảm, + tăng
Theo số liệu điều tra năm 2015 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp, ở vùng ĐBSH lúa được gieo trồng trên 3 loại đất chính là đất phù sa (Phù sa
trung tính, phù sa chua, phù sa cổ,..), đất phèn và đất mặn.
8
Bảng 2.4. Biến động đất trồng lúa theo loại đất ở ĐBSH (ha)
Loại đất
2010
2011
2012
2013
2014
Phù sa
484.985
482.937
479.361
473.867
456.884
Phèn
85.915
85.552
84.919
83.946
80.937
Mặn
51.674
51.456
51.074
50.489
48.680
Tổng
622.574
619.945
615.355
608.302
586.501
Trong giai đoạn 2010 - 2014, lúa được gieo trồng trên đất phù sa là chủ yếu,
đất mặn và đất phèn (phèn ít và trung bình) chỉ được trồng trên diện tích nhỏ. Đất
phù sa chiếm khoảng trên 77,9%, đất phèn chiếm 13,8% và còn lại diện tích đất
mặn trồng lúa khoảng 8,3% tổng diện tích. Diện tích đất phù sa trồng lúa dao động
trong phạm vi 484.985 - 456.884 ha. Đất phèn trồng lúa có 85.915 - 80.937 ha. Đất
mặn trồng lúa chiếm 51.674 – 48.680 ha.
Thực trạng sản xuất lúa ở ĐBSH, khá ổn định về diện tích. Cả năm, tồn
vùng diện tích gieo trồng biến động trong khoảng rất hẹp 1.130,7 - 1.150,1 nghìn
ha. Năng suất lúa tăng đáng kể, từ 59,2 tạ/ha năm 2010 lên 60,2 tạ/ha năm 2014.
Năng suất lúa xuân tăng từ 63,2 tạ/ha (2010) lên 65,5 tạ/ha (2014), lúa mùa
hầu như không tăng lên, nằm ở mức 54,8 - 55,3 tạ/ha. Sản lượng lúa thu được toàn
vùng hàng năm 6.698,0 - 6.965,9 nghìn tấn.
Bảng 2.5. Tổng diện tích, năng suất, sản lượng lúa ĐBSH
Chỉ tiêu
Cả năm
Xuân
Mùa
Đơn vị
Diện tích (1.000 ha)
N.suất (tạ/ha)
2010
1.150,1
59,2
2011
1.144,5
60,9
2012
1.138,7
60,4
2013
1.130,7
58,9
2014
1.150,1
60,2
S. lượng (1.000 tấn)
6.805,4
6.965,9
6.881,3
6.698,0
6.805,4
Diện tích (1.000 ha)
N.suất (tạ/ha)
S. lượng (1.000 tấn)
Diện tích (1.000 ha)
N.suất (tạ/ha)
S. lượng (1.000 tấn)
568,7
63,2
3.592,6
581,4
55,3
3.212,8
566,1
66,9
3.789,0
578,5
54,9
3.176,9
565,2
561,3
568,7
66,2
65,7
65,5
3.739,2
3.687,5 3.651,5
573,5
569,4
581,4
54,8
52,2
55,0
3.142,1
2.967,9 3.105,3
Nguồn: Niên giám thống kê 2014
9
Cục Trồng trọt đã rà soát thực trạng giống lúa năm 2014, có thể tổng hợp
tóm tắt ở bảng 13, 14. Kết quả điều tra cho thấy ở ĐBSH diện tích cấy lúa thuần
(lúa tẻ) chiếm lớn nhất (72,18%), diện tích lúa lai là 18,59% và diện tích cấy lúa nếp
là 9,23%. Theo mùa vụ thì giống lúa lai được gieo cấy tập trung vụ xuân với diện
tích chiếm khoảng 24% tổng diện tích gieo trồng, vụ mùa diện tích lúa lai giảm
xuống cịn khoảng 13% tổng diện tích.
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng các nhóm giống lúa ở ĐBSH năm 2014
Nhóm
giống
Lúa tẻ
Diện tích theo mùa (ha)
Xn
Mùa
Tổng
Tỷ lệ,
(%)
299.435
307.680
607.115
72,18
Lúa nếp
31.764
45.823
77.587
9,23
Lúa lai
104.187
52.130
156.317
18,59
Nguồn: Cục Trồng trọt, 2015. Báo cáo kết quả “Rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng các
giống lúa hiện nay trong sản xuất trên cả nước”.
2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Thái Bình đầu năm 2020
Vụ xuân 2020, năng suất lúa trung bình của tỉnh Thái Bình ước đạt 71,5 tạ/ha
vượt so với năng suất trung bình các tỉnh vùng Đồng bằng sơng Hồng. Đây chính là
cố gắng của tỉnh trong bối cảnh dịch Covid - 19 ảnh hưởng tới nhiều mặt của sản
xuất, trong đó có nơng nghiệp. Dù vụ xuân 2020 diễn ra trong điều kiện thời tiết bất
thường nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt kịp thời từ tỉnh đến địa phương và sự cố
gắng nỗ lực của người dân, về cơ bản Thái Bình có vụ xuân đạt kết quả tốt nếu từ
nay tới cuối vụ không xảy ra bất thường về thời tiết. Tổng diện tích tồn tỉnh đạt
trên 76.000 ha. Sản lượng dự kiến đạt trên 545.000 tấn. Điểm đáng chú ý Thái Bình
có gần 200 cánh đồng lớn. Trong đó nhiều cơng ty, doanh nghiệp thực hiện liên kết
bao tiêu sản phẩm với bà con nông dân. Trên cơ sở thăm đồng đánh giá kết quả sản
xuất vụ xuân 2020 và một số mơ hình khảo nghiệm, trình diễn giống lúa mới vào
sáng nay, ngành nơng nghiệp có căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất cho vụ mùa
tiếp theo. Theo đó diện tích lúa mùa đạt 75.500, năng suất 60,5 tạ/ha trở lên, sản
lượng đạt trên 456.000 tấn.
10
2.3. Tổng quan về cây lúa
2.3.1. Cây lúa và các giai đoạn sinh trưởng
Cây lúa được con người canh tác trong khoảng 8.000 - 10.000 năm nay.
Nhiều nhà khoa học Đông Nam Á là nơi cây lúa được trồng sớm nhất. Đến ngày
nay, được thuần hóa từ nhiều nơi khác nhai thuộc châu Á như: Myanmar, Việt Nam,
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Ở những địa điểm trên có thể tìm được dấu tích của
cây lúa cổ qua các di chỉ khảo cổ học.
Do khả năng thích nghi cao, nên cây lúa được trồng ở các châu lục như Châu
Á và Mỹ la tinh, châu Phi, châu Âu và châu Úc. Về di truyền của cây lúa vơ cùng
phong phí, từ lúa cỏ tới lúa đặc sản bản địa, lúa cao sản tới lúa lai và siêu lúa. Tuy
nhiên vùng thích hợp nhất của cây lúa là từ 50O
2.3.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây lúa
Năm 1980, Galston đã tìm ra 16 nguyên tố cần thiết cho cây trồng là: C, H,
O, N, P, K, S, Mg, Mn, Ca, Fe, Cu, Zn, Mo, B, Cl. Đến năm 1998, Lincoln Taiz đã
bổ sung thêm 3 nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si, Ni. Thiếu một trong số chúng thì
cây trồng khơng thể hồn thành chu kỳ sống của mình.
Các chất dinh dưỡng cần thiết, khơng thể thiếu được đối với sự sinh trưởng
và phát triển của cây lúa là: Cacbon, hydro (từ thiên nhiên) và các chất khống.
Trong đó 3 yếu tố dinh dưỡng cây lúa cần với lượng lớn là: Nitơ, Photpho và Kali,
các nguyên tố khống cịn lại, cây lúa cần với lượng rất ít.
Bảng 2.7. Giống lúa và lượng hút dinh dưỡng
Lượng hút, kg/ha
Giống lúa
N
P2O5
K2 O
Lúa địa phương, cổ
truyền
15 - 25
2,5 - 4,0
30 - 35
Lúa thuần cải tiến
80 - 100
40 - 50
100 - 120
Lúa lai
120 - 150
60 - 75
150 - 180
11
Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, 2019. Hóa học hóa hay hữu cơ hóa nơng nghiệp ở
Việt Nam. Kỷ yếu 50 năm thành lập Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa. Nhà xuất bản
Nơng nghiệp.
Theo Nguyễn Vy, 1998 và Nguyễn Văn Bộ, 2019, lượng hút dinh dưỡng của
cây lúa rất khác nhau và phụ thuộc vào giống. Tính trung bình, tổng lượng hút N và
K của các giống mới cao gấp 2 – 3lần so với giống cũ, riêng đối với lân là 3 lần.
Theo Nguyễn Đức Dũng, 2017, để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg
P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón
cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long,
kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90
- 150 kg P2O5/ ha
2.3.3 Vai trò của kali (K) đối với cây lúa
Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng thứ ba sau đạm (N) và lân (P) đối với
cây lúa. Chức năng chủ yếu của Kali là chuyển hóa năng lượng trong q trình đồng
hóa các chất, xúc tác sự di chuyển của các chất đồng hóa trong cây; tăng lượng tinh
bột trong hạt, cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, phân chia tế bào; tăng phẩm
chất nông sản, năng suất cây; tăng hiệu quả sử dụng nước, tăng sức chống chịu của
cây trong điều kiện thiếu và thừa nước, nhiệt độ cao và thấp; hạn chế tác hại của gió
nóng và khơ; hạn chế tác hại của một số độc tố, tăng cường tính kháng sâu bệnh hại.
Hiệu lực của phân Kali nói chung trên các loại đất và lượng phân Kali tiêu thụ trung
bình trong cả giai đoạn 1985 – 2017 và hiện nay vẫn đứng sau N và P (Nguyễn Văn
Chiến, 2019).
Hàm lượng kali tổng số trong đất nói chung cao hơn nhiều so với hàm
lượng N và P và dao động lớn 0,12 – 3,0% K2O. Kali trong đất được hình thành từ
các nguồn khoáng vật nguyên sinh, thứ sinh, phân hữu cơ, phế phụ phẩm và phân
khoáng chứa kali. Trong đất, kali dung dịch được hình thành thơng qua bón phân
khống, phân hữu cơ, phế phụ phẩm, tàn dư thực vật và q trình trao đổi, phong
hóa và giải phóng từ kali khống, kali khơng trao đổi, kali trao đổi và ngược lại, kali
12
dung dịch cũng lại bị chuyển hóa thành các dạng khác qua các quá trình hấp phụ,
trao đổi và cố định.
Theo Nguyễn Văn Chiến, 2019, hiệu suất của K đối với lúa 3 thời kỳ trên 5
loại đất đều tăng rõ rệt từ giai đoạn thập kỷ 60 – 80 củ thế kỷ XX đến nay. Trong
các thập kỷ 60 – 80 do giống lúa trong sản xuất chủ yếu là những giống năng suất
thấp, lượng K cây lúa hút ít, nơng dân lại bón nhiều phân hữu cơ (phân chuồng, tro
bếp, phân xanh và phế phụ ơphaamr cây trồng,..) chứa nhiều K, đồng thời do quảng
canh nên đất có thời gian nghỉ sài, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa K trong đất từ
dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu nhiều hơn, dẫn đến khả năng cung cấp K từ đất và
phân hữu cơ hầu như đã đáp ứng được nhu cầu K cần thiết của cây trồng, vì thế hiệu
lực của phân K thấp.
Bảng 2.8. Hiệu suất của phân K đối với lú từ thập kỷ 60 – 70 thế kỷ XX đến nay
Hiệu suất K, kg thóc/kg K2O
Loại đất
Thập kỷ 1960 1980
Phù sa sông Hồng
Thập kỷ 1990
Giai đoạn 2000
đến nay
1,6
7,2
10,8
1,5
6,5
16,9
Bạc màu
10,0
12,6
19,4
Phèn
0,4
2,6
8,8
Phù sa sơng Thái
Bình
Nguồn: Trích dẫn theo Nguyễn Văn Chiến, 2019
Sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quá trình thâm canh tăng vụ, đưa các giống
mới có năng suất cao, cây trồng cần nhiều K hơn, dẫn đến khả năng cung cấp K của
đất giảm, ngoài ra do người dân ngày càng ít sử dụng phân hữu cơ nên đã làm giảm
đáng kể nguồn cung cấp K cho cây trồng, đồng thời việc bón phân khống N, P
nhiều hơn và cấn đối hơn là những nguyên nhân chính làm tăng hiệu lực của phân K
như đất Phù sa sơng Thái Bình và phù sa sơng Hồng cũng tăng gấp 4 – 5 lần, đạt
tương ứng 6,5 – 7,2 kg thóc/kg K2O. Ngay trên đất phèn ở giai đoạn trước cây lúa
hầu như khơng có phản ứng với K, thì nay cũng đã thể hiện, đạt 2,6 kg thóc/kg K2O.
13
Từ đầu thập kỷ XXI cho đến nay, hiệu lực của K đối với lúa trên cả 4 loại đất
vẫn tiếp tục tăng, hiệu suất K trên đất phèn thấp nhất cũng đạt tới 8,8 kg thóc/kg
K2O; hiệu suất K cao nhất trên đất bạc màu, đạt tới 19,4 kg K2O; trên đất phù sa
sông Hồng và phù sa sông Thái Bình hiệu suất cũng đạt tương ứng là 10,8 và 19,9
kg thóc/kg K2O. Hiệu lực K tiếp tục tăng là do bên cạnh những nguyên nhân như đã
đề cập ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong giai đoạn này các biện pháp như quản lý
giống, quản lý sâu bệnh, quản lý cây trồng, quản lý nước và đặc biệt là quản lý dinh
dưỡng tổng hợp đã được áp dụng đồng bộ và triệt để hơn.
Các biệu hiện và ảnh hưởng của thiếu K đến sinh trưởng của cây lúa: Cây có
màu xanh tối, mép lá có màu nâu hơi vàng những đốm màu nâu tối xuất hiện đầu
tiên ở đầu các lá già; Dấu hiệu bị bệnh (đốm lá màu nâu, đốm lá Cercospora, thối lá,
thối thân và thối bẹ lá do vi khuẩn,..) thường xuất hiện nhiều hơn ở vùng bón thừa
N nhưng khơng đủ K.
Bảng 2.9. Hàm lượng K trao đổi trong đất trồng lúa
Mức phản ứng với K
Cao
K trao đổi (cmolc/kg đất)
< 0,15
Thích hợp
Chỉ khi năng suất cao
0,15 – 0,45
> 0,45
Nguồn: Nguyễn Đức Dũng, 2017.
Các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt kali trên cây lúa: Khả năng cung cấp K
của đất thấp; Bón khơng đủ K khoáng; Lấy hết K theo rơm rạ; Lượng K có trong
nước tưới ít; Mức độ cố định K của đất cao hay mất do rửa trơi; Sự có mặt của các
chất khử quá nhiều trong đất tiêu nước kém (ví dụ H2S, axit hữu cơ, Fe2+) hạn chế
đến sinh trưởng và hút K của cây; Tỷ lệ Na:K; Mg:K hoặc Ca:K trong đất lớn và
trong môi trường đất mặn, nhiều Na. Thừa Mg trong các loại đất hình thành trên đá
kiềm. Nồng độ bicacbonat trong nước tưới lớn.
Xuất hiện thiếu K khi: Bón phân thừa N hoặc N + P nhưng không đủ K;
Gieo dày, rễ nông; Các giống lúa lai nhu cầu nhiều K hơn. Các loại đất có
khuynh hướng thiếu K: Đất có cấu tượng thơ, dung tích hấp thu thấp và K
14
trong đất thấp; Đất chua, phong hóa mạnh, CEC thấp; Đất sét cố định K cao vì
có mặt nhiều khống sét 2:1; Đất có hàm lượng K lớn và tỷ lệ (Ca + Mg):K
cũng rất lớn; Bị rửa trôi ở đất phèn “cổ”; Đất tiêu nước kém và khử mạnh; Đất
hữu cơ. Khắc phục thiếu K: Quản lý K cần được thực hiện như quản lý độ phì
nhiêu đất dài hạn vì K khơng dễ bị mất đi hoặc được bổ sung bằng q trình
hóa học và sinh học. Quản lý K phải đảm bảo rằng hiệu quả sử dụng N không
bị hạn chế do thiếu K (Nguồn: Nguyễn Đức Dũng, 2017).
2.3.4 Vai trò của kẽm (Zn) đối với cây lúa
Kẽm là nguyên tố cơ bản trong nhiều quá trình hóa học của cây lúa. Kẽm là
thanh phần của một loạt enzym như cacbonic anhydraza, dehydrogenza, photpho
hydrodaza, peptidaza,.. Kẽm tích tụ trong rễ cây nhưng có thể di chuyển lên phân
trên để tham gia cào các thành phần của cây lúa. Thiếu hụt kẽm dẫn đến hạn chế
tổng hợp ARN và protein, biểu hiện ra ở các đốm nâu trên tán lá và cây phát triển
khơng đều, cịi cọc.
Theo Sổ tay Bón phân cho lúa, 2007. Kẽm là nguyên tố cần thiết cho hàng
loạt q trình sinh hóa trong cây lúa. Zn tích lũy ở rễ nhưng có thể được chuyển đến
các bộ phận khác của cây. Bởi vì Zn di chuyển trong tan lá ít, đặc biệt trong những
cây thiếu N nên hiện tượng thiếu Zn thường xuất hiện ở lá non. Biểu hiện và ảnh
hưởng của thiếu Zn đến sinh trưởng của cây là xuất hiện những chấm màu nâu bẩn
ở những lá trên, cây lùn, xuất hiện ở 2 – 4 tuần sau khi cấy; sinh trưởng khơng đều
và cây cịi cọc. Khi ngưỡng trong đất thiếu kẽm: 0,6 mg Zn/1 kg đất: Chiết bằng
amonacetat, pH 4,8; hay 1,0 mg Zn/1 kg đất: Chiết bằng 0,05 N HCl; hay 2,0 mg
Zn/1 kg: Chiết bằng 0,1 N HCl.
Theo Nguyễn Đức Dũng, 2017, các nguyên nhân dẫn đến thiếu Zn trên cây
lúa gồm: Lượng Zn dể tiêu trong đất thấp; Sử dụng các giống lúa mẫn cảm với Zn
(như IR62); pH cao (≥ 7 trong mơi trường yếm khí); Hàm lượng HCO3- cao trong
các đất đá vôi, hay hàm lượng hữu cơ cao hoặc hàm lượng HCO3- trong nước tưới
cao; Sức hút Zn giảm vì tăng sự hữu hiệu của Fe, Ca, Mg, Cu, Mn và P sau khi ngập
nước; Cố định Zn do bón nhiều P; Hàm lượng P trong nước tưới cao (những nơi
nước bị ô nhiễm); Bón nhiều phân hữu cơ; Bón q nhiều vơi.
15
Xuất hiện thiếu Zn trên đất trồng lúa: Đất trước đây được bón nhiều N, P, K
(khơng chứa Zn); Trồng 3 vụ lúa trong 1 năm. Các loại đất có khuynh hướng thiếu
Zn: các loại đất bị rửa trôi, đất phèn cổ, đất nhiều Na, đất mặn trung tính, đất đá vơi,
than bùn, đất cát, đất phong hóa mạnh, đất chua, đất có câu tượng thơ; các loại đất
có P và Si cao.
Cách xử lý khi thiếu kẽm cho lúa: Hiệu quả nhất là bón Zn cho đất. Bón trên
bề mặt có hiệu quả hơn so với vùi ở những đất có độ pH cao. Nguồn thơng dụng
ZnSO4; Bón vãi trên mặt đất 10 – 25 kg ZnSO4.H2O hoặc 20 – 100 kg kg
ZnSO4.7H2O. Trộn 25 % ZnSO4 với 75 % cát để bón đều hơn; Phun qua lá 0,5 – 1,5
kg Zn/ha (sử dụng ZnSO4) để xử lý thiếu Zn khẩn cấp trong giai đoạn sinh trưởng
(Nguồn: Nguyễn Đức Dũng, 2017).
2.3.5 Vai trò của Bo (B) đối với cây lúa
Bo là thành phần quan trọng của thành tế bào cây lúa, tác động trực tiếp đến
q trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, đạm, nước và chất khoáng khác. B có
ảnh nhiều tới mơ phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và q trình phân hóa hoa, thụ phấn,
thụ tin, hình thành quả, tăng khả năng thấm ở màng tế bào, giúp vận chuyển hydrat
các bon dễ dàng. Bo cũng tham gia vào trong quá trình phân chia tế bào, giúp điều
chỉnh K/Ca trong cây. Thiếu B làm suy giảm khả năng thụ phấn, chồi ngọn bị chết,
rễ sinh trưởng kém, tỷ lệ lép cao.
Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu B đến sinh trưởng của cây lúa: đầu lá của
các lá non bị bạc và xoăn lại. Thiếu B trong đất: ngưỡng tới hạn đối với sự thiếu B
là 0,5 mg B/ kg đất khi chiết bằng nước nóng.
Nguyên nhân thiếu B: Lượng B dễ tiêu trong đất ít; Sự hấp thụ B trên các
chất hữu cơ, kháng sét và secquioxit; Giảm B di động do hạn hán; Thừa vôi; Xuất
hiện thiếu B; Các loại đất đỏ, chua phong hóa mạnh và đất cát; Các loại đất chua có
nguồn gốc từ đá nham thạch; Các loại đất có nhiều hữu cơ.
Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút B: Khi pH < 6 thì B hầu hết
ở dạng axitboric không bị phân ly – B(OH)3 và sự hút B của cây dựa vào sự dịch
chuyển của dung dịch (mass flow). Khi pH > 6 thì B(OH)3 thủy phân thành B(OH)4và sự hút B được điều hòa môt cách chủ động bởi cây trồng; Hấp phụ B trên chất
16