HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC
= = = = = = = =
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ CÁNH
MẠCH XANH Chrysoperla sp. (Neuroptera:
Chrysopidae)”
Người thực hiện
: NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
Lớp
: K61BVTVA
MSV
: 610035
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Bộ mơn
: CƠN TRÙNG
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan và
chưa từng được dung để bảo vệ bởi bất kì sinh viên nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được
xin phép, các thơng tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Em xin cam đoan!
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2021
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
i
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả hơm nay cho tôi được xin phép gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức Tùng- Bộ môn côn trùng – khoa nông học- Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể thầy cơ trong bộ mơn, khoa nông
học đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, đặc biệt những người bạn thân
thiết đã nhiệt tình tạo mọi sự giúp đỡ để tơi thực hiện tốt đề tài.
Trong q trình làm bài khóa luận, cũng như q trình viết báo cáo
khóa luận do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chết nên
bài báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ln quan
tâm giúp đỡ em trong q trình làm khóa luận
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2021
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi
TÓM TẮT ........................................................................................................ vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề. ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC ...................................................................................... 4
2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngồi ................................................................. 4
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố của rệp ngô ............................................................ 4
2.1.2 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp ngơ ................................... 4
2.1.3 Biện pháp phịng trừ rệp muội hại ngơ ....................................................... 5
2.1.4 Phân lồi bọ cánh mạch xanh..................................................................... 7
2.1.5 Hình thái và đặc điểm sinh học của bọ cánh mạch xanh. ......................... 10
2.1.6 Phương pháp nhân nuôi và thu trứng của bọ cánh mạch xanh .................. 12
2.1.7 Tính thương mại của bọ cánh mạch xanh................................................. 13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 14
2.2.1.Thành phần rệp hại cây trồng................................................................... 14
2.2.2 Đặc điểm sinh học sinh thái của rệp ngô .................................................. 16
2.2.3 Phân loại bọ cánh mạch xanh................................................................... 18
2.2.4 Vòng đời của bọ cánh mạch xanh ............................................................ 18
2.2.5 Đặc điểm lột xác của bọ cánh mạch xanh ................................................ 19
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 20
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................ 20
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 20
iii
3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 21
3.4 Phương pháp điều tra thành phần thiên địch bắt mồi của rệp ngô và diễn
biến mật độ bọ cánh mạch xanh ............................................................ 21
3.5 Phương pháp trồng ngô .............................................................................. 22
3.6 Phương pháp nuôi vật nguồn ...................................................................... 22
3.6.1 Phương pháp nuôi rệp ngô ....................................................................... 22
3.6.2 Phương pháp nhân nuôi nguồn trứng ngài gạo ......................................... 22
3.7 Phương pháp nhân nuôi nguồn bọ cánh mạch xanh .................................... 24
3.7.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh
mạch xanh trong tủ định ôn (27̊C) ........................................................ 24
3.7.2 Phương pháp đo kích thước bọ cánh mạch xanh. ..................................... 25
3.7.3 Phương pháp thử sức ăn đối với ấu trùng bọ cánh mạch xanh.................. 26
3.8 Phương pháp tính sức tăng quần thể ........................................................... 26
3.9 Tính tốn, xử lý số liệu ............................................................................... 27
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 29
4.1 Kết quả ....................................................................................................... 29
4.1.1. Điều tra thành phần và diễn biến mật độ bọ cánh mạch xanh và thiên
địch của rệp muội hại ngô trên cây ngô tại xã Phú Thị , huyện Gia
Lâm, Hà Nội. ........................................................................................ 29
4.2. Thí nghiệm đánh giá khả năng sống sót của bọ cánh mạch xanh trên một
số loại thức ăn ...................................................................................... 32
4.3. Kích thước các pha phát dục của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. ...... 33
4.4. Hình thái các pha phát dục của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. ......... 36
4.5. Thời gian phát dục các pha của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. trên
các loại thức ăn khác nhau .................................................................... 40
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 53
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 55
PHỤ LỤC............................................................................................................58
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần thiên địch của rệp muội hại ngô tại xã Phú Thị, huyện
Gia Lâm, Hà Nội năm 2020 .................................................................. 30
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. ăn rệp
ngô R. maidis trên ngô tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông
năm 2020 .............................................................................................. 31
Bảng 4.3. Khả năng sống sót của ấu trùng bọ cánh mạch xanh Chrysoperla
sp. khi nuôi bằng một số loại thức ăn.................................................... 32
Bảng 4.4. Chiều dài các pha phát dục của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla
sp. ăn các loại thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 27oC ................................ 33
Bảng 4.5. Chiều rộng các pha phát dục của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla
sp. ăn các loại thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 27oC ................................ 35
Bảng 4.6. Thời gian phát dục các pha của bọ cánh mạch xanh cái
Chrysoperla sp. trên các loại thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 27oC .......... 40
Bảng 4.7. Thời gian phát dục các pha của Bọ cánh mạch xanh đực
Chrysoperla sp. nuôi trên các thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 27oC......... 43
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh sản của Bọ cánh mạ0ch xanh Chrysoperla sp.
nuôi ở các thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 27oC ...................................... 45
Bảng 4.9. Bảng sống (life – table) của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp.
nuôi ở rệp ngô ở nhiệt độ 27oC ............................................................. 48
Bảng 4.10. Bảng sống (life – table) của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp.
nuôi bằng trứng ngài gạo ở nhiệt độ 27oC ............................................. 49
Bảng 4.11. Bảng sống (life – table) của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp.
nuôi bằng sâu non ngài gạo ở nhiệt độ 27oC ......................................... 50
Bảng 4.12. Bảng sống (life – table) của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp.
ni bằng trứng ruồi lính đen ở nhiệt độ 27oC ...................................... 51
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của bọ cánh mạch xanh
Chrysoperla sp. nuôi bằng các thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 27oC ....... 52
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Dụng cụ để ni sinh học.................................................................. 20
Hình 3.2. Kính hiển vi soi nổi .......................................................................... 20
Hình 3.3. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ......................................................... 21
Hình 3.4. Lồng ni sâu non và trưởng thành ngài gạo .................................... 23
Hình 3.5. Lồng nuôi trưởng thành bọ cánh mạch xanh ..................................... 24
Hình 3.6. Hình ảnh lồng ni ấu trùng ngài và trưởng thành bọ cánh mạch...... 25
Hình 4.1. Ruộng ngơ tại xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội .......................... 29
Hình 4.2. Bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus (A) và bọ cánh mạch xanh
Chrysoperla (B) trên ngô tại xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội năm 2020. .... 30
Hình 4.3. Ấu trùng bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. đang ăn một số loại
thức ăn...................................................................................................... 32
Hình 4.4. Trứng của bọ cánh mạch xanh .......................................................... 36
Hình 4.5. Ấu trùng bọ cánh mạch xanh tuổi 1 .................................................. 37
Hình 4.6. Ấu trùng bọ cánh mạch xanh tuổi 2 .................................................. 37
Hình 4.7. Ấu trùng bọ cánh mạch xanh tuổi 3 .................................................. 37
Hình 4.8. Ấu trùng bọ cánh mạch xanh tuổi 4 .................................................. 38
Hình 4.9. Nhộng của bọ cánh mạch xanh ......................................................... 38
Hình 4.10. Trưởng thành bọ cánh mạch xanh ................................................... 38
Hình 4.11. Nhịp điệu đẻ trứng của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. nuôi
bằng các thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 27oC ............................................. 47
vi
TĨM TẮT
Bọ cánh mạch xanh là một lồi thiên địch được tìm thấy trên nhiều loại
cây trồng như ngơ, cà pháo, ớt,… Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu
đặc điểm sinh học, sinh thái của loài này trên các loại thức ăn khác nhau để tìm
ra loại thức ăn phù hợp nhất. Tiến hành thí nghiệm ni sinh học từng cá thể với
bốn loại thức ăn là rệp ngô, trứng ngài gạo, sâu non ngài gạo và trứng ruồi lính
đen ở nhiệt độ 27ºC tại bộ mơn Cơn trùng, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Qua điều tra trên ruộng ngô tại xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội đã xác định được 5
loài thiên địch bắt mồi của rệp ngô là bọ rùa sáu vằn, bọ rùa đỏ, bọ rùa Nhật
Bản, bọ cánh cộc và bọ cánh mạch xanh trong đó bọ rùa sáu vằn là phổ biến
nhất. Rệp ngô xuất hiện nhiều nhất vào giai đoạn ngô 9-12 lá với mật độ 3,27
con/lá, trong khi đó bọ cánh mạch xanh xuất hiện nhiều nhất sau đó 1 tuần vào
giai đoạn ngô 10-13 lá với mật độ 0,32 (con/lá). Vòng đời của bọ cánh mạch
xanh ngắn nhất khi ăn trứng ngài gạo (24,35 ngày) và dài nhất khi ăn rệp ngô
(28 ngày). Các chỉ tiêu sinh sản của bọ cánh mạch xanh như tổng số trứng đẻ, số
trứng đẻ hàng ngày, thời gian đẻ trứng không khác biệt một cách rõ rệt giữa các
loại thức ăn. Tổng số trứng đẻ của bọ cánh mạch xanh trên các loại thức ăn rệp
ngô, trứng ngài gạo, sâu non ngài gạo và trứng ruồi lính đen lần lượt là 26,85
quả; 39,4 quả; 42,29 quả; 40,53 quả. Tỷ lệ tăng tự nhiên của bọ cánh mạch xanh
khi rệp ngô, trứng ngài gạo, sâu non ngài gạo và trứng ruồi lính đen là không
khác nhau một cách rõ rệt với giá trị lần lượt là 0,095; 0,108; 0,113 và 0,105
(con cái/con cái/ngày). Từ kết quả trên cho thấy thức ăn thay thế là trứng hoặc
sâu non ngài gạo và trứng ruồi lính đen đều là thức ăn tốt cho nhân nuôi bọ cánh
mạch xanh.
vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp khơng ngừng phát triển với
những bước tiến mới (80% dân số làm nông nghiệp) nên năng suất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp là vấn đề cốt lõi và nhu cầu về lương thực thực phẩm của
con người được nâng cao về mọi mặt. Trong sản xuất nơng nghiệp, mỗi loại cây
trồng đều có một vai trò quan trọng khác nhau đối với đời sống của con người
đặc biệt là cây lương thực và thực phẩm. Và cây lương thực là thành phần không
thể thiếu trong cuộc sống của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan
trọng. Cây lương thực cịn có giá trị về kinh tế, cây lương thực là cây trồng đem
lại nhiều lợi nhuận và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Cùng với
đó rau cịn là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm, là nguồn thức ăn
cho gia súc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, cây lương thực giữ một vai trò khá
quan trọng. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả
về số lượng, chất lượng và chủng loại. Và đặc biệt độ an toàn của lương thực,
thực phẩm được con người đặt lên hàng đầu. Để tạo ra được những sản phẩm
đẹp về mặt hình thức, đủ dinh dưỡng bên trong và tuyệt đối phải đảm bảo an
tồn khơng thuốc độc hại thật không phải dễ dàng. Những người nông dân
không ngại nắng mưa vật lộn với thiên nhiên và hơn hết là các loại tác nhân gây
bệnh cho nông sản. Người sản xuất cho rằng cách hữu hiệu nhất cho việc diệt trừ
các loại tác nhân gây bệnh đó là sử dụng các hóa chất mang tính độc với khả
năng diệt sâu bệnh nhanh, triệt để và rất hiệu quả. Để diệt được sâu bệnh một
cách hiệu quả nhất, con người đã không tuân theo hướng dẫn sử dụng của người
bán cũng như nhà sản xuất mà sử dụng một cách tràn lan theo ý muốn. Họ chỉ
nhìn thấy hiệu quả trước mắt mà chưa nghĩ đến việc lạm dụng thuốc hóa học bảo
vệ thực vật đem lại những hệ lụy xấu, tiêu cực sau này. Sử dụng thuốc không
đúng chủng loại, liều lượng, nồng độ sử dụng cao, không đúng lúc và đúng cách
đã gây nên một lượng lớn tồn dư hóa chất trong nơng sản phẩm làm ngộ độc
1
người sử dụng. Không những thế, dùng thuốc không đúng kĩ thuật sẽ diệt cả côn
trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng
phát mạnh hơn và sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. Vì vậy
việc đề ra các biện pháp để kiểm soát, khống chế chúng là cần thiết để đảm bảo
lợi ích cho người sản xuất. Do đó việc sử dụng các lồi thiên địch được xem là
một cách hiệu quả nhất đối với chúng. Biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu
hại bằng thiên địch đang được áp dụng phổ biến, có hiệu quả cao, an tồn với
con người, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh
thái tự nhiên. Phương pháp đấu tranh sinh học với việc sử dụng các loại thiên
địch bắt mồi là giải pháp tối ưu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà nền sản xuất
nơng nghiệp bền vững trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang
hướng đến.
Trên nhiều loại cây trồng ở miền Bắc Việt Nam, theo nghiên cứu của các
nhà khoa học đã ghi nhận sự có mặt của bọ cánh mạch xanh (Green lacewings).
Chúng là một trong những loài khống chế côn trùng hại cây trồng trong tự nhiên
như, rệp ngơ,... Để nhân ni lồi thiên địch bắt mồi này cần phải chú ý đến
nhiều yếu tố như đặc điểm hình thái, tỷ lệ tăng tự nhiên qua thức ăn, nhiệt độ, độ
ẩm,... Dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Đức Tùng, tôi đã thực hiện đề
tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh học, sinh thái
bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. (Neuroptera: Chrysopidae)”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến đặc điểm sinh
học, sinh thái bọ cánh mạch xanh nhằm xác định thức ăn thích hợp nhất để nhân
ni chúng.
1.2.2. u cầu
Điều tra thành phần thiên địch bắt mồi của rệp ngô và điều tra diễn biến
mật độ của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp.
2
Xác định kích thước, thời gian phát dục, sức sinh sản và sức tăng quần
thể của bọ cánh mạch xanh Chrysoperla sp. ăn các loại thức ăn khác nhau như
trứng ruồi lính đen, ấu trùng ngài gạo, trứng ngài gạo, rệp ngô.
3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC
2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngồi
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố của rệp ngơ
Rệp muội là lồi sâu hại quan trọng trên các loài cây trồng ở nước ta cũng
như nhiều nước trên thế giới. Cho nên rệp muội được nghiên cứu từ lâu cả về
thành phần loài cũng như sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ chúng. Năm
1568 các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và đã xây dựng được bảng thành
phần rệp theo cây ký chủ, sự liên quan của rệp và cây ký chủ là cơ sở cho việc
phân loại rệp muội trên một số cây trồng quan trọng ở các nước trên thế giới.
Các nước xung quanh ta như: Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc đã có
những bước tiến nhất định trong việc nghiên cứu thành phần rệp muội hại và
thiên địch của chúng. Trong đó, đã ghi nhận được nhiều lồi rệp muội hại cây
ngơ Rhopalosiphum maidis ln luôn phát sinh với số lượng lớn và phân bố ở
hầu khắp vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và vùng ôn đới. Rệp muội ngô
Rhopalosiphum maidis được phát hiện lần đầu tiên tại vùng Oahu (Hawaii) năm
1906 và sau đó ghi nhận ở khắp các vùng trồng ngô của nước Mỹ. Chúng gây
hại tất cả các bộ phận của cây ngô trên mặt đất và là véc tơ truyền các bệnh vi
rút khảm lùn ngơ, đốm vịng đu đủ, vàng lùn trên hành (Ronald & Mau., 1992)
2.1.2 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp ngô
Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) với tên tiếng Anh là corn leaf
aphid được Fitch phát hiện vào năm 1885. Trước đó rệp mang tên Aphis maidis
Fitch, 1856. Rệp ngô được phát hiện gây hại ban đầu ở Châu Á, nhưng tới nay
nó đã thấy chúng phân bố trên toàn cầu. Tuy vậy, trong điều kiện mùa đông giá
lạnh của Châu Âu tỷ lệ sống sót của chúng rất thấp. Chúng thường phá hại mạnh
trên các cây thuộc họ hịa thảo, trong đó cây ngơ là ký chủ ưa thích nhất.
4
Trong điều kiện tháng 6 - 7 tại Ấn Độ, rệp muội ngơ R. maidis có thời
gian vịng đời là 4 - 12 ngày. Một trưởng thành không cánh đẻ được 10 – 48 rệp
non (Ganguli & Raychaudhuri, 1980)
Đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ đến rệp
muội ngô R. Maidis. Ở nhiệt độ 35̊C có rất ít cá thể sống sót, hồn thành vịng
đời và trưởng thành khơng có khả năng đẻ con. Tuổi thọ của trưởng thành ở
nhiệt độ 15̊C kéo dài tới 26,7 ngày, nhưng bị giảm đáng kể ở 30̊C và 35̊C. Sức
đẻ của trưởng thành đạt khá cao, một trưởng thành đẻ tới 45 rệp non ở nhiệt độ
15-20̊C, nhưng chỉ đẻ được 1,8 rệp non ở nhiệt độ 6oC và 8,6 rệp non ở nhiệt độ
30̊C. Nhiệt độ tăng làm tỷ lệ sống sót giảm, nhưng khả năng sinh sản (mx) lại
đạt cao. Ở nhiệt độ 20-30̊C, tỷ lệ gia tăng quần thể đạt cao hơn so với ở nhiệt độ
thấp hơn (Kuo & cs., 2006)
Tại Hawaii, mỗi năm rệp muội ngơ có thể hồn thành tới 50 thế hệ
(Ronald & Mau., 1992) . Nghiên cứu tại trường Đại học Ilinoid (Chicago, Hoa
Kỳ) cho thấy rệp muội ngô thường có 9 thế hệ trong năm. Chúng gây hại chủ
yếu từ khi cây ngơ vươn lóng đến chín sáp. Trong điều kiện ở Ilinoid ít thấy lồi
rệp muội ngơ này xuất hiện trong các tháng 6 và tháng 7 (Stinner & cs., 1984).
2.1.3 Biện pháp phòng trừ rệp muội hại ngơ
Cũng như các lồi rệp khác rệp ngơ bị nhiều loài kẻ thù tự nhiên tiêu diệt
như loài bọ rùa Coccinella septempunctata, Coccinella undecimpunctata, Orius
spp. Ngồi ra rệp ngơ còn bị nấm Beauveria bassiana gây hại khi mật độ rệp trên
nõn và cờ ngô cao. Các nghiên cứu ở Liên Xơ cũ cho thấy, thiên địch có thể hạn
chế được số lượng rệp muội loài Rhopalosiphum padi ở dưới ngưỡng gây hại
kinh tế. Do lợi dụng được quần thể thiên địch tự nhiên mà đã làm giảm diện tích
cây trồng phải dùng thuốc trừ loài rệp muội này (Pukinskaya & cs., 1981). Một
hướng đi khác trong phòng chống rệp ngơ là tìm ra giống chống rệp. Theo Bing
& cs. (1992) đã công bố kết quả nghiên cứu sự di truyền tính kháng của 10 dịng
5
ngô đối với rệp ngô và cho rằng tác động tổng hợp của các gen cao hơn tác động
riêng rẽ của từng gen. Theo Kieckhefer (1984) cho rằng trồng luân phiên một số
loài cỏ (là ký chủ phụ của rệp ngô) và lúa mạch sẽ làm giảm rõ rệt mật độ rệp
ngơ trên lúa mạch. Để phịng trừ rệp ngơ nên sử dụng các loại thuốc như
Cacbofuran, Metaphos, Metathion, Phosphamidon và Disulfoton sẽ có hiệu lực
phịng trừ rệp cao và thời gian tồn tại có hiệu lực dài.
Rệp lá ngơ Rhopalosiphum maidis (Fitch) là loài gây hại trên toàn thế giới
đối với ngô ( Zea mays L.), lúa miến (Sorghum bicolor (L.) Moench), lúa mạch (
Hordeum vulgare L.) và lúa mì ( Triticum aestivumL. em. Thell.). Tuy nhiên,
những nỗ lực nhân giống hướng tới khả năng kháng rệp lá ngô đã bị hạn chế.
Rệp xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ và các quần thể cơn trùng đáng kể có liên quan
đến năng suất và lây truyền virus. Tất cả các bộ phận của cây ngơ đều có thể bị
tổn thương, mặc dù rệp gây hại lớn nhất ở bắp, gây ra mức độ cằn cỗi khác
nhau. Các phản ứng kiểu hình và kiểu gen của các giống ngơ trên cạn, các dịng
thuần và các giống ngơ lai cho thấy khả năng kháng rệp lá ngô được di truyền.
Tuy nhiên, đã được báo cáo là đơn giản cũng như phức tạp trên các nền tảng di
truyền khác nhau. Hiệu ứng gen cộng được phát hiện là loại tác động gen chủ
yếu. Do đó, nhiều gen có ảnh hưởng lớn đến mơi trường có thể tham gia vào
tính kháng. Điều kiện khí hậu đóng một vai trị quan trọng trong việc quyết định
tốc độ phát triển của rệp hại ngô và giảm năng suất hạt. Các biện pháp sinh hóa
và vật lý đối với rệp ngô đã thành công trong một số trường hợp cũng như kiểm
sốt sinh học thơng qua nhiều loài ăn rệp. Các biện pháp sinh học và hóa học là
phương pháp phổ biến nhất để hạn chế quần thể rệp lá ngơ (Carena & Glogoza,
2004).
Rệp có thể gây hại đáng kể cho ngũ cốc, hạt có dầu và cây họ đậu thông
qua việc cho ăn trực tiếp và truyền virus gây bệnh. Các giống kháng rệp chỉ có
sẵn cho một số loại cây trồng. Ở Úc, người trồng thường sử dụng thuốc xịt
6
phịng ngừa để kiểm sốt rệp, nhưng chiến lược này có thể dẫn đến các hiệu ứng
khơng theo mục tiêu và phát triển khả năng kháng thuốc trừ sâu. Khả năng
kháng thuốc trừ sâu là một vấn đề ở một loài rệp gây hại trên ngũ cốc Úc ở Úc,
rệp đào xanh ( Myzus persicae). Các phân tích phân tử của các mẫu thu thập tại
hiện trường chứng minh rằng khả năng kháng Esterase E4 khuếch đại đối với
thuốc trừ sâu Organophosphat phổ biến trong ngũ cốc Úc trên khắp nước Úc.
Khả năng kháng thuốc đối với Pyrethroid ít phổ biến hơn, nhưng có tần suất gia
tăng ở những khu vực được biết là thường xuyên sử dụng các loại thuốc diệt côn
trùng này. Không phát hiện thấy khả năng kháng Acetylcholinesterase biến tính
đối với Dimethyl carbamat, chẳng hạn như Pirimicarb ở Úc, cũng như kháng
Imidacloprid. Những người trồng ngũ cốc ở Úc nên xem xét các lựa chọn kiểm
soát ít có khả năng thúc đẩy khả năng kháng thuốc trừ sâu và giảm tác động lên
thiên địch. Nghiên cứu đang được tiến hành ở Úc và nước ngoài để đưa ra các
chiến lược mới để quản lý rệp trong tương lai (Edwards & cs., 2008).
2.1.4 Phân loài bọ cánh mạch xanh
Bọ cánh mạch, Chrysoperla carnea (Stephens) và Chrysoperla rufilabris
(Burmeister), thường được tìm thấy trên khắp Bắc Mỹ. Mối quan tâm đến việc
sử dụng những cơn trùng ăn thịt có lợi này như một phần của chương trình Quản
lý Dịch hại Tổng hợp (IPM), cho các loại cây trồng trên đồng ruộng và làm
vườn, gần đây đã tăng lên khi người trồng tìm kiếm các giải pháp thay thế thuốc
trừ sâu để quản lý côn trùng gây hại. Một số lồi bọ cánh mạch xanh cũng được
biết là có khả năng chịu đựng hoặc kháng thuốc trừ sâu, điều này cũng làm cho
động vật ăn thịt tương thích hơn với hầu hết các hệ thống IPM. Ấu trùng bọ
cánh mạch xanh, cịn được gọi là "sư tử rệp", có phẩm chất tìm kiếm tuyệt vời,
có khả năng phát tán cao, và đặc biệt tích cực chống lại rầy mềm. Vai trị của
chúng rất quan trọng khi các lồi săn mồi rệp khác không hoạt động. Chúng là
côn trùng ăn thịt phàm ăn của nhiều loại động vật chân đốt thân mềm bao gồm
7
cơn trùng (ví dụ như rệp, sâu bướm, rầy chổng cánh, rệp đào, bọ phấn và bọ trĩ),
trứng côn trùng, nhện hại. Con trưởng thành không ăn thịt và chúng ăn chủ yếu
bằng mật ong, phấn hoa và mật hoa. Vì bọ cánh mạch xanh là lồi nói chung,
nên việc sử dụng hợp lý loài ăn thịt này là cần thiết để có hiệu quả tích cực trong
các chương trình IPM (Carrillo & cs., 2004).
Theo Adams & PHILLIP (1959)sơ đồ đến phân loài của loài bọ cánh mạch xanh
như sau:
Tổng bộ - Superorder: Neuropteroidea
Bộ - Order: Neuroptera
Họ - Family: Chrysopidae
Giống – Genus: Chrysopa
Họ Chrysopidae là một trong những họ lớn nhất và quan trọng nhất về
mặt số lượng của bộ Neuroptera. Có khoảng 1.300 lồi hiện được cơng nhận
trong khoảng 87 chi và ba phân họ (Brooks & Barnard, 1990). Ở Florida, có 22
lồi trong chín chi, tất cả đều được xếp vào phân họ Chrysopinae (Penny & cs.,
2000). Ấu trùng là động vật ăn thịt phàm ăn của các động vật chân đốt nhỏ,
tương đối mềm như rệp, côn trùng vảy, ruồi trắng, bọ trĩ, trứng côn trùng và các
con mồi khác (Muma, 1959).
Các loài trong bộ này thường có màu xanh lục khi cịn sống nhưng sau khi
chết thường ngả sang màu hơi vàng. Một số lồi có màu nâu. Gần như tất cả các
thành viên của họ này đều có cơ quan màng nhĩ nằm ở bụng trên nền của tĩnh
mạch xuyên tâm (trừ loài Nothochrysinae), đây là cơ quan độc nhất trong số các
lồi cơn trùng. Bọ cánh mạch trưởng thành có phần miệng cắn, các răng hàm
dưới có thể đối xứng hoặc khơng đối xứng; chúng có râu dài, dạng sợi; và các
cánh có nhiều vân đặc trưng, bao gồm thường là tế bào trong. Trái ngược với
8
nhiều Neuroptera, màng cánh của chrysopid trong suốt và không có microtrichia
(Stange, 2018).
Có hai lồi bọ cánh mạch bao gồm bọ cánh mạch nâu và bọ cánh mạch
xanh (Rob & Steven, 1993).
Vịng đời của bọ cánh mạch nâu:
Trứng: Trứng có hình bầu dục, màu xanh lục hoặc trắng, nằm lơ lửng trên
một cuống dài như lông. Quả trứng dài khoảng 1/50 inch (0,5 mm), trong khi
cuống dài khoảng 1/4 inch (6 mm). Trứng được đẻ đơn lẻ hoặc theo nhóm.
Ấu trùng: Cơ thể hình cá sấu của ấu trùng có màu vàng hoặc xám lốm
đốm với màu đỏ hoặc nâu và có những chùm lơng cứng. Các răng hàm hoặc
hàm giống hình liềm nổi bật của nó dài hơn đầu và được sử dụng để bắt con mồi
và hút dịch cơ thể. Ấu trùng phát triển qua năm lần và dài khoảng 2/3 inch (15
mm) khi trưởng thành.
Nhộng: Ấu trùng tạo thành một cái kén hình cầu màu trắng đục, trắng
hoặc vàng, đan chặt vào nhau. Nhộng có màu xanh lục với nhiều đặc điểm có
thể nhìn thấy bên ngồi.
Trưởng thành: Con trưởng thành chủ yếu có màu xanh lục với những
mảng vàng và đơi cánh lớn như ren. Nó dài khoảng 2/3 đến 3/4 inch (15 đến 20
mm). Khả năng bay của bọ cánh mạch nâu không ổn định và yếu ớt (Rob &
Steven, 1993).
Bọ cánh mạch ở Costa Rica có thể ăn rầy mềm Aphis gossypii Glover,
Aphis sambuci Linnaues và rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes.
Bọ cánh mạch xanh (Neuroptera: Chrysopidae) là một nhóm cơn trùng ăn
thịt cơn trùng quan trọng (Dean & Satasook, 1983). Có thể được ni trong
phịng thí nghiệm và được sử dụng để chống lại cơn trùng gây hại (Dean &
Satasook, 1983). Khả năng thích ứng với nhiều yếu tố sinh thái (Ulhaq & cs.,
9
2006). Và khả năng chịu thuốc trừ sâu (Bigler, 1984), (Nasreen & cs., 2003). Bọ
cánh mạch xanh là một tác nhân kiểm soát sinh học mạnh mẽ chống lại các lồi
cơn trùng thân mềm, bướm và các lồi cơn trùng thân mềm khác (Duelli, 2001).
Động vật ăn thịt này có thể được nuôi thành công trên trứng của Crocyra
cephalonica trong phịng thí nghiệm (Bakthavatsalam & cs., 1994). Hiệu quả
của bọ cánh mạch xanh để kiểm sốt dịch hại có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố, bao gồm cả việc sử dụng các động vật ăn thịt khác nhau có thể là một yếu tố
quan trọng trong sự thành công của kiểm soát sinh học tăng cường (Penny & cs.,
2000). Ấu trùng của loài này là một loài săn mồi hung dữ của rệp và các loại ấu
trùng khác (Brooks, 1994). Ấu trùng của chúng, là loài phàm ăn và có thể tiêu
thụ tới 200 con rệp hoặc các loại con mồi khác mỗi tuần. Ngồi rệp, nó có thể ăn
nhện và côn trùng gây hại bao gồm bọ trĩ, rệp sáp, bọ phấn chưa trưởng thành,
sâu bướm nhỏ (Tauber & cs., 2000). Ấu trùng chuồn chuồn cỏ cũng được biết là
ăn nhiều loại động vật chân đốt mềm khác bao gồm rất nhiều loài rệp và nhện
khác nhau bằng cách tấn công con mồi và hút dịch cơ thể của chúng (Khan. &
Ali, 2012). Việc sử dụng bọ cánh mạch xanh để kiểm soát sâu bệnh đã được báo
cáo cho một số cây trồng trên toàn thế giới (Canard & cs., 1984). Con trưởng
thành ăn mật ong và phấn hoa và bản thân chúng không phải là động vật ăn thịt
(Medina & cs., 2004).
2.1.5 Hình thái và đặc điểm sinh học của bọ cánh mạch xanh.
Ghi nhận có sự ảnh hưởng của 3 loài rầy mềm Aphis gossypii Glover,
Myzus persicae Sulzer và Lipaphis erysimi Kaltenbach khi dùng để nuôi ấu
trùng bọ cánh mạch xanh trong điều kiện phịng thí nghiệm. Khi ấu trùng bọ
cánh mạch xanh được nuôi bằng Aphis gossypii, Myzus persicae và Lipaphis
erysimi thì tỷ lệ ấu trùng phát triển đến giai đoạn thành trùng lần lượt là 94,4 ±
3,3 %, 87,6 ± 5,1 % và 14,9 ± 3,4 %. Thời gian phát triển từ giai đoạn ấu trùng
đến giai đoạn thành trùng khi nuôi ấu trùng bọ cánh mạch xanh bằng Aphis
10
gossypii, Myzus persicae và Lipaphis erysimi là 19,8 ± 0,4 ngày, 22,8 ± 0,2 ngày
và 25,5 ± 0,4 ngày. Số lượng con mồi bị tiêu diệt ở giai đoạn ấu trùng bọ cánh
mạch xanh khi nuôi bằng Aphis gossypii là 292,4 con, Myzus persicae là 272,6
con và Lipaphis erysimi là 146,4 con (Liu & Chen, 2001).
Ấu trùng bọ cánh mạch xanh khi được nuôi bằng nhộng của ong ăn lá cỏ
linh lăng Megachile rotundata ở 25°C có thời gian hồn thành giai đoạn trứng là
Tỷ lệ hoàn thành giai đoạn trứng là 98%, giai đoạn ấu trùng là 100%, giai đoạn
nhộng là 92% (Uddin & cs., 2005).
Ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 27 ± 10°C, ẩm độ 70 ± 2 %) ấu
trùng loài bọ cánh mạch xanh khi được ni bằng ấu trùng của Cocus
hisperidum thì thời gian hồn thành giai đoạn ấu trùng trung bình là 14,5 ngày,
khi ni bằng trưởng thành Cocus hisperidum thời gian hồn thành giai đoạn ấu
trùng trung bình là 13,07 ngày. Mỗi ấu trùng bọ cánh mạch xanh có thể tiêu diệt
trung bình 462,62 ấu trùng hoặc 26,42 trưởng thành Coccus hesperidum trong
giai đoạn ấu trùng. Tuổi thọ của trưởng thành bọ cánh mạch xanh cái trung bình
là 36,14 ngày và 35,18 ngày, của cá thể đực là 18,37 ngày và 17,81 ngày khi ở
giai đoạn ấu trùng được nuôi bằng ấu trùng và trưởng thành Coccus hesperidum.
Số lượng trứng đẻ/1 con cái trung bình là 363,95 trứng khi ấu trùng chuồn chuồn
cỏ được nuôi bằng ấu trùng Coccus hesperidum và 409,68 trứng khi ấu trùng bọ
cánh mạch xanh được nuôi bằng trưởng thành Coccus hesperidum. Giai đoạn ấu
trùng bọ cánh mạch xanh kéo dài trung bình là 17,09 ngày và 14,33 ngày khi
được nuôi bằng ấu trùng và thành trùng rệp vảy mềm Chloropulvinaria psidii
Mashkell, khả năng tiêu diệt rệp vảy mềm Chloropulvinaria psidii của ấu trùng
bọ cánh mạch xanh trung bình là 615,10 ấu trùng và 420,05 thành trùng (ElSerafi & cs., 2004).
Khi nuôi bọ cánh mạch xanh ở 27°C bằng trứng sâu đục thân ngô
Ostrinia nubilalis Hübner, trứng sâu xám và ấu trùng mới nở của sâu xám
11
Agrotis ypsilon Rotlenberg thì thời gian hồn thành giai đoạn ấu trùng lần lượt là
20,5; 21,6 và 24,9 ngày, khả năng tiêu điệt con mồi là 377 trứng sâu đục thân
bắp, 641 trứng sâu xám và 2.056 ấu trùng mới nở của sâu xám (Obrycki & cs.,
1989).
2.1.6 Phương pháp nhân nuôi và thu trứng của bọ cánh mạch xanh
Phương pháp nuôi trưởng thành bọ cánh mạch xanh:
Lấy 1 đĩa pettri đặt trên lưới tuyn tại đầu của thùng chứa. Thiết bị được
đặt trên khay phủ khăn giấy để thấm phân. Thức ăn bao gồm rất nhiều phấn hoa
ong mật. Khoảng 300 mg phấn hoa được đặt dưới đáy lồng. Nước được cung
cấp bằng cách làm ẩm bông trong đĩa pettri, đảm bảo rằng nước không nhỏ giọt
xuống. Những con cái đẻ trứng cả trên giấy vàntrên lưới vải tuyn. Việc duy trì
dinh dưỡng ni dưỡng trưởng thành được cho vào hai lần một tuần trứng được
thu để thực hiện các thí nghiệm trong phịng thí nghiệm. Các trứng dư thừa phải
được tiêu hủy để ngăn chặn nở và các cuộc tấn công tiếp theo của ấu trùng đối
với bọ cánh mạch trưởng thành. Với cùng một khoảng thời gian, hai lần một
tuần, phấn hoa đã được làm mới và bông được đổ đầy nước. Vải bông, lưới tuyn
và khăn giấy được thay thế đều đặn nhưng khoảng thời gian dài hơn (Loru,
2010).
Phương pháp nuôi ấu trùng bọ cánh mạch: Ấu trùng được nuôi riêng lẻ để
tránh ăn thịt đồng loại. Các tác giả đã sử dụng trong suốt, nhựa, hộp đựng hình
trụ cả chiều cao và chiều dài 25mm đường kính bằng nắp nhựa. Những quả
trứng đã được thu bằng cách cắt bìa cứng hoặc vải tuyn mà họ có được đặt và
được đặt riêng vào các thùng chứa bằng nhíp. Thức ăn chúng tơi đã sử dụng ấu
trùng rệp sáp (Coleoptera Tenebrionidae Tenebriomolitor Linnaeus, 1758) trước
đó đã bị giết với etyl axetat. Cũng một giọt dung dịch fructose là cung cấp cho
ấu trùng mới nở. Các cá thể ấu trùng bọ cánh mạch khác nhau đã được cho ăn
đặc biệt là trên sâu bột có kích thước thích hợp. Dài 4–5 mm và trọng lượng
12
0,5–1 mg so với lần đầu tiên. Dài 6–8 mm và trọng lượng 2-4 mg so với lần thứ
hai. Dài 9–12 mm và 6–12 mg so với mẫu thứ 3.
Việc ni hàng loạt cơn trùng trong điều kiện phịng thí nghiệm thường
tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là đối với những lồi cơn trùng có biểu
hiện hành vi bất thường. Trong trường hợp có bọ cánh mạch xanh, con cái đẻ
trứng ở phần cuối của cuống tơ dài ~ 10 mm được kết nối với chất nền tạo trứng,
do đó khiến việc loại bỏ trứng trở thành một trong những bước khó khăn nhất
trong sản xuất quy mô lớn (PARRA, 2002). Đối với các hoạt động nuôi quy mơ
nhỏ, trứng có thể được thu hoạch bằng cách cắt cuống bằng lưỡi sắc hoặc kéo
mỏng dài nhọn, nhưng phương pháp này không phù hợp cho sản xuất quy mơ
vừa hoặc lớn vì nó địi hỏi thời gian và cơng sức đáng kể. Hơn nữa, khơng thể
loại bỏ hồn toàn phần cuống bằng lưỡi hoặc kéo, và các phần cịn lại có thể bị
rối trong q trình bảo quản và vận chuyển, do đó tạo ra sự kết tụ của trứng. Các
cụm trứng như vậy không thể phân bố đồng đều và điều này có thể cản trở hoặc
chặn q trình giải phóng. Do đó, triệt tiêu hồn tồn là một bước quan trọng
trong việc giải phóng trứng trong một hoạt động ni hàng loạt (Finney, 1948).
2.1.7 Tính thương mại của bọ cánh mạch xanh
Thức ăn ưa thích của bọ cánh mạch xanh: rệp, rệp sáp, nhện hại, trứng sâu
bướm, bọ trĩ và ruồi trắng. Sau khi nở, ấu trùng là một loià côn trùng phàm ăn
được sử dụng để kiểm sốt nhiều loại cơn trùng, dịch hại thân mềm. Bọ cánh
mạch xanh sống ở nhiều vùng khí hậu do khả năng sống sót trong phạm vi nhiệt
độ và độ ẩm lớn hơn trong khi đó kiểm sốt nhiều loài gây hại khác nhau. Nhiệt
độ tối ưu: 19-32°C, RH> 30%. Vòng đời và hành vi: Trứng của bọ cánh mạch
xanh nở trong vòng 3-10 ngày kể từ ngày nhận, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm
trong khu vực thả. Sau khi nở, ấu bọ cánh mạch xanh kiếm ăn trong 2-3 tuần
trên nhiều loại côn trùng thân mềm. Ấu trùng có thể nhận biết được bằng các
răng hàm dưới nổi bật của chúng (phần miệng), ngoại hình giống cá sấu và màu
13
nhạt với các mảng sẫm màu. Ấu trùng lột xác khi chúng lớn lên và trưởng thành
qua 4 giai đoạn. Nhộng xuất hiện trong kén tơ ở mặt dưới lá hoặc dưới vỏ cây
rời. Con trưởng thành chui ra khỏi kén với đơi cánh lớn có gân sẵn sàng giao
phối và đẻ nhiều trứng hơn. Bọ cánh mạch xanh trưởng thành ăn phấn hoa, mật
hoa và nấm mật trong khi hỗ trợ q trình thụ phấn. Vịng đời hồn chỉnh kéo
dài khoảng 30 ngày. Tỷ lệ thả: Để có kết quả tốt nhất, hãy thả Green Lacewing
sớm vào mùa vụ khi số lượng sâu bệnh thấp. Trong vườn và nhà kính, thả trứng
vào khoảng 1.000 trứng trên 2.000 ha. Đối với các trang trại, thả 5.000 đến
50.000 mỗi mẫu tùy thuộc vào sự nhiễm bệnh. Giá của trưởng thành bọ cánh
mạch xanh giao động từ 44 – 170 USD, giá của trứng bọ cánh mạch xanh giao
động từ 28,5-90 USD ARBICO (2020).
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Thành phần rệp hại cây trồng
Rệp muội Rhopalosiphum maidis là nhóm cơn trùng chích hút có tác hại
to lớn ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của nhiều loại cây trồng thơng qua
sự gây hại trực tiếp cũng như vai trị môi giới truyền bệnh virus của chúng. Ở
vùng đồng bằng sơng Hồng, nhóm sâu hại này khá phổ biến. Rất hiếm có loại
cây trồng nào khơng bị rệp muội gây hại. Một số lồi như rệp đào, rệp bơng, rệp
xám hại cải, rệp đen hại đậu, rệp gốc hại khoai tây đã được ghi nhận là những
dịch hại nguy hiểm cho mùa màng nước ta. Theo kết quả điều tra côn trùng của
viện BVTV từ năm 1967 – 1968 đã phát hiện được 9 loài rệp muội gây hại cây
trồng ở Việt Nam. Đến năm 1996 khi điều tra trên 30 loại cây trồng tại các vùng
ngoại thành Hà Nội, Quách Thị Ngọ đã thu được 25 loài rệp muội và đã xác
định được tên 18 loài thuộc họ phụ, chủ yếu là Aphididae. Trong đó có một số
lồi phổ biến: Aphis craccivora Koch phân bố nhiều trên cây họ đậu, điền thanh,
muồng: Aphis gossypii Glover trên nhiều loại cây như: dưa chuột, bông, cam,
14
quýt, bầu bí…, Brevicoryne brassicae Linnaeus trên các loại rau họ hoa thập tự,
khoai tây, thuốc lá, cỏ…
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh. (1996) thành phần rệp muội hại cây
trồng phổ biến vùng Hà Nội đã thu thập được khá phong phú gồm 14 loài thuộc
2 họ phụ. Trong 2 họ phụ này, họ phụ Aphidinae có số lồi rệp muội gây hại
nhiều nhất (13 loài), họ phụ Lachninae chỉ có 1 lồi. Trong số 14 lồi rệp muội
kể trên có 4 lồi thường xun có mặt trên các loại cây trồng đó là rệp bơng A.
gossypii; rệp đen A. craccivora, rệp ngô R.maidis; rệp xám hại cải B.brasicae,
chúng được coi là rệp muội hại quan trọng trên cây bông, đậu, ngô, cải, khoai
tây và một số cây trồng khác. Sau 4 loài kể trên về tầm quan trọng cịn phải kể
đến tới lồi rệp đào Myzus persicae và loài rệp rễ khoai tây Rhopalosiphum
rufiabdominalis. Hai loài này gây hại khá lớn trên thuốc lá, khoai tây và một số
cây trồng khác, tác hại của chúng ngày một tăng trong sản xuất. Các loại rệp
muội cịn lại được ghi nhận lần đầu tiên gây hại trên cây trồng vùng Hà Nội và
trong cả nước. Theo kết quả điều tra từ năm 2003 đến năm 2006 trên nhiều loài
cây trồng và cỏ dại đã thu được 56 loài rệp muội thuộc 5 họ phụ: Anoeciinae,
Aphidinae, Greeideinae, Homaphidinae, Pemphiginae. Hầu hết thuộc họ phụ
Aphidinae (30 loài, xác định được trên 16 loài) (Quách Thị Ngọ., 2008).
Theo nghiên cứu về thành phần rệp hại trên ngơ cho biết: cây ngơ có 4
lồi rệp muội gây hại đó là Rhopalosiphum maidis, Rhopalosiphum padi, Aphis
gossypii, Myzus persicae. Nhưng gây hại chủ yếu trên các vùng trồng trên cả
nước vẫn là Rhopalosiphum maidis. Trên ngô xuất hiện 3 lồi rệp gây hại đó là:
Rhopalosiphum maidis, Aphis gosspii, Myzus persicae trong đó rệp cờ ngơ gây
hại chủ yếu và phổ biến nhất ở các khu vực trồng ngô. Theo kết quả điều tra của
tác giả Quách Thị Ngọ trên cây ngô đã phát hiện được 4 loài: Rhopalosiphum
maidis
(Fitch), Rhopalosiphum
padi (Linnaeus), Schizaphiss graminum
(Rondani) và Myzus persicae (Sulzer), trong đó Rhopalosiphum maidis phát sinh
với số lượng lớn, đơng đặc ở mọi thời vụ ngô, phân bố rộng từ đồng bằng đến
15
trung du, miền núi và miền trung. Sau loài Rhopalosiphum maidis là loài
Schizaphiss graminum, chúng phát sinh gây hại muộn hơn, kéo dài hơn. Lồi
này phân bố khơng rộng và thường xuyên gây hại cục bộ, có thể phát sinh, gây
hại đồng thời với Rhopalosiphum maidis, nhưng đôi khi cũng phát sinh với số
lượng lớn và gây hại cục bộ. Lồi S. graminum thường phát sinh ở vụ ngơ hè,
hại ở phía trong bẹ bắp ngơ, có thể phát sinh, gây hại đồng thời với R. Maidis
(Quách Thị Ngọ., 2000).
2.2.2 Đặc điểm sinh học sinh thái của rệp ngô
Ở nước ta, các loài rệp muội phát sinh, gây hại ở khắp các vùng trồng
ngơ. Đã ghi nhận có 5 lồi rệp muội trên cây ngô là Rhopalosiphum maidis
(Fitch), R. padi (L.), Schizaphis graminum (Rondani), Myzus persicae (Sulzer)
và Aphis gossypii Glover. Lồi rệp muội ngơ R. maidis ln ln phát sinh với
số lượng lớn, mật độ cao ở mọi thời vụ ngô đặc biệt là trên ngô đông. Đối với
cây ngô, rệp ngô là một trong những loại sâu hại quan trọng. Lồi rệp muội ngơ
R. maidis ln ln phát sinh với số lượng lớn, mật độ cao ở mọi thời vụ ngô
đặc biệt là trên ngô đông. Đầu vụ ngô đơng xn, vào khoảng tháng 10, tháng
11, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ dại bay tới các ruộng ngơ. Ở đây rệp cái có
cánh đẻ ra rệp con khơng có cánh. Những con rệp con này lớn lên tiếp tục sinh
sản theo lối đơn tính nhiều thế hệ và gây hại trên cây ngô. Một số rệp khơng
cánh biến thành rệp có cánh và bay tới các cây ngô khác, các ruộng ngô liền kề
tiếp tục sinh sản và gây hại (Nguyễn Đức Khiêm, 1995), (Quách Thị Ngọ.,
2000), (Nguyễn Thị Kim Oanh., 1996).
Đặc điểm sinh vật học của rệp muội ngô R. maidis cũng được nghiên cứu
ở Việt Nam. Chu kỳ vịng đời của rệp muội ngơ gồm pha rệp non (có 4 tuổi) và
rệp trưởng thành (khơng cánh và có cánh). Rệp muội ngơ R. maidis có thời gian
vịng đời rất ngắn, chỉ kéo dài 6,7 - 7,5 ngày (Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996),
(Quách Thị Ngọ, 2000).
16
Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (1996), ở điều kiện 25-30oC và ẩm độ 84%
rệp muội ngơ có hệ số nhân của một thế hệ (R0) đạt khá cao và là 23,24 - 26,6;
tỷ lệ tăng tự nhiên (r) đạt 0,283-0,297; giới hạn gia tăng tự nhiên (λ) là 1,32-1,33
và thời gian thế hệ tính theo mẹ (TC) là 11,84-13,53 ngày.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy rệp muội ngô sinh sản đơn tính và đẻ
con. Trong quần thể rệp muội ngô gồm các cá thể rệp non, trưởng thành không
cánh và trưởng thành có cánh. Rệp muội ngơ thường xuất hiện và gây hại ở tất
cả các vụ ngô trong năm từ khi cây ngơ có 8 - 9 lá đến giai đoạn chín sáp. Ngồi
gây hại trực tiếp rệp muội ngơ cịn là mơi giới truyền bệnh virus hại ngô
(Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996), (Quách Thị Ngọ, 2000).
2.2.3 Các biện pháp phịng trừ rệp ngơ
Vệ sinh đồng ruộng: Trước khi gieo trồng cần làm sạch cỏ trong ruộng
và xung quanh bờ để tránh rệp từ các ký chủ dại lan sang phá hại ngô.
Trồng dày vừa phải và tỉa cây sớm: Những ruộng gieo dày, ẩm độ khơng
khí trong ruộng cao, rệp thường phát triển mạnh, do đó khơng nên trồng quá
dày, trồng với mật độ thích hợp (tùy theo giống). Khi cây ngô cao 30cm cần tỉa
cây sớm, loại bỏ những cây nhỏ, yếu cho ruộng được thông thống có tác dụng
hạn chế rệp phát triển.
Thường xun kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện tình hình phát
sinh, phát triển của rệp và các loại thiên địch có ích để có chế độ phun thuốc
phịng trừ thích hợp nhằm bảo vệ mật độ thiên địch của rệp trên đồng ruộng.
Thiên địch của rệp ngô thường thấy trên đồng ruộng có một số lồi sau: Bọ rùa
chữ nhân, bọ rùa 4 vạch, bọ rùa 6 vạch, bọ rùa 2 đốm đỏ, bọ rùa 8 vạch và ấu
trùng ruồi. Những thiên địch này có vai trị quan trọng trong việc hạn chế rệp
ngô phát sinh trong tự nhiên.
17