Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu khả năng của nấm đối kháng trichoderma viride phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỦA NẤM ĐỐI KHÁNG
TRICHODERMA VIRIDE PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ
GỐC MỐC TRẮNG HẠI CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn

: PGS.TS. ĐỖ TẤN DŨNG

Bộ mơn

: BỘ MƠN BỆNH CÂY

Người thực hiện

: NGUYỄN PHÚC THÀNH

MSV

: 600060

Lớp

: K60 - BVTVA

HÀ NỘI – 2021




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phúc Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Sau 6 tháng thực hiện đề tài bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo và dìu dắt tận tình của thầy giáo
cùng với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi đã hồn thành khóa luận nghiệp.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Đỗ Tấn Dũng, giảng viên Bộ môn Bệnh cây, khoa Nông học người đã
tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi thực hiện nghiên cứu và
hồn chỉnh đề tài này.
Bên cạnh đó tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong

bộ môn Bệnh cây cũng như các thầy, cô trong khoa Nông học đã tận tình giảng
dạy, dìu dắt tơi trong suốt thời gian tôi hộc tập và rèn luyện tại trường.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những người thân
và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phúc Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục bảng.................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị .................................................................................................... x
Danh mục hình .................................................................................................... xii
Danh mục kýhiệu, chữ cái viết tắt ....................................................................... xv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ................................................................................................. 1


1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................. 3

1.2.1. Mục đích.................................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu...................................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4
2.1.

Những nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 4

2.2.

Những nghiên cứu trong nước ................................................................ 14

PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 21
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 21

3.2.

Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 21

3.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 22

3.4.


Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 22

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập, phân lập nấm Sclerotium rolfsii
Sacc. gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng ..................................................... 22
3.5.2. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride với các
isolate nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường ....................................... 25

iii


3.5.3. Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm Sclerotium rolfsii trên
một số cây ký chủ trong điều kiện chậu vại............................................ 26
3.5.4. Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng Trichoderma
viride với bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số cây trồng cạn
trong điều kiện chậu vại ......................................................................... 26
3.5.5. Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu .................................................. 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU ẬN ................................. 29
4.1.

Điều tra, thu thập mẫu bệnh bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium
rolfsii Sacc. hại một số cây trồng cạn tại Gia Lâm, Hà Nội vụ thu
đông năm 2020 ........................................................................................ 29

4.2.


Phân li nuôi cấy, nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học
của nấm Sclerotium rolfsii Sacc. trên cây kýchủ nhiễm bệnh ................ 30

4.2.1. Phân li, nuôi cấy nấm Sclerotium rolfsii hại một số cây trồng cạn ........ 30
4.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của các isolate nấm
Sclerotium rolfsii ..................................................................................... 31
4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển
của các isolate nấm Sclerotium rolfsii .................................................... 32
4.2.4. Nghiên cứu khả năng hình thành hạch của các isolate nấm Sclerotium
rolfsii trên môi trường PGA .................................................................... 36
4.2.5. Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm Sclerotium rolfsii trên
một số cây trồng cạn trong điều kiện chậu vại ....................................... 38
4.3.

Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride với
nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường nhân tạo .................................... 45

4.3.1. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichodema viride với isolate
nấm Sr-ĐĐen-ĐX trên môi trường nhân tạo .......................................... 45
4.3.2. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichodema viride với isolate
nấm Sr-ĐXanh-ĐX trên môi trường nhân tạo ........................................ 47

iv


4.3.3. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichodema viride với isolate
nấm Sr-Lạc-CB trên môi trường nhân tạo .............................................. 50
4.3.4. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichodema viride với isolate
nấm Sr-Lạc-PT trên môi trường nhân tạo ............................................... 52
4.3.5. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichodema viride với isolate

nấm Sr-Cove-ĐX trên môi trường nhân tạo ........................................... 55
4.3.6. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichodema viride với isolate
nấm Sr-Lạc-ĐX trên môi trường nhân tạo .............................................. 57
4.3.7. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichodema viride với isolate
nấm Sr-Lạc-KS trên môi trường nhân tạo .............................................. 60
4.3.8. Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichodema viride với isolate
nấm Sr-Lạc-VĐ trên môi trường nhân tạo .............................................. 62
4.4.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng Trichodema viride
với bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) hại một số cây
trồng cạn trong điều kiện chậu vại .......................................................... 65

4.4.1. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu đen trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 65
4.4.2. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu xanh trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 67
4.4.3. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu cove trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 69
4.4.4. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu cove trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 71

v


4.4.5. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)

phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu đen trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 73
4.4.6. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu xanh trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 75
4.4.7. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu cove trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 77
4.4.8. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichodema viride (TV-3)
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây đậu đen trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 79
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 82
5.1.

Kết luận ................................................................................................... 82

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Điều tra hiện trạng bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii
Sacc.) hại một số cây trồng cạn tại Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông
năm 2020 ................................................................................................. 29

Bảng 4.2. Danh mục các isolate nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây bệnh
HRGMT trên một số cây trồng cạn tại Gia Lâm – Hà Nội..................... 30
Bảng 4.3a. Một số đặc điểm hình thái tản nấm, sợi nấm và hạch nấm của
các isolate nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA........................ 31
Bảng 4.3b. Một số đặc điểm hình thái tản nấm, sợi nấm và hạch nấm của
các isolate nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA........................ 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các
isolate nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA, PCGA và CGA ... 33
Bảng 4.5. Khả năng hình thành hạch của các isolate nấm Sclerotium rolfsii
trên môi trường PGA .............................................................................. 37
Bảng 4.6. Khả năng hình thành hạch của các isolate nấm Sclerotium rolfsii
trên mơi trường........................................................................................ 37
Bảng 4.7. Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm Sclerotium rolfsii
trên một số cây trồng cạn trọng điều kiện chậu vại ................................ 39
Bảng 4.8. Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm S. rolfsii trên một số
cây trồng cạn trong điều kiện chậu vại ................................................... 40
Bảng 4.9. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride
với isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX trên môi trường nhân tạo ........................ 45
Bảng 4.10. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride
với isolate nấm Sr-ĐXanh-ĐX trên môi trường nhân tạo ...................... 48
Bảng 4.11. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride
với isolate nấm Sr-Lạc-CB trên môi trường nhân tạo ............................ 50

vii


Bảng 4.12. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride
với isolate nấm Sr-Lạc-PT trên môi trường nhân tạo ............................. 53
Bảng 4.13. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride
với isolate nấm Sr-Cove-ĐX trên môi trường nhân tạo.......................... 55

Bảng 4.14. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride
với isolate nấm Sr-Lạc-ĐX trên môi trường nhân tạo ............................ 58
Bảng 4.15. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride
với isolate nấm Sr-Lạc-KS trên môi trường nhân tạo............................. 60
Bảng 4.16. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride
với isolate nấm Sr-Lạc-VĐ trên môi trường nhân tạo ............................ 63
Bảng 4.17. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX) trên cây đậu
đen trong điều kiện chậu vại ................................................................... 65
Bảng 4.18. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Đxanh-ĐX) trên cây đậu
xanh trong điều kiện chậu vại ................................................................ 67
Bảng 4.19. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Cove-Đx) trên cây đậu
cove trong điều kiện chậu vại ................................................................ 69
Bảng 4.20. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-CB) trên cây đậu
cove trong điều kiện chậu vại ................................................................. 71
Bảng 4.21. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-ĐX) trên cây đậu đen
trong điều kiện chậu vại .......................................................................... 73
Bảng 4.22. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-VĐ) trên cây đậu
xanh trong điều kiện chậu vại ................................................................ 75
viii


Bảng 4.23. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-PT) trên cây đậu cove
trong điều kiện chậu vại .......................................................................... 77

Bảng 4.24. Khả năng của nấm đối kháng T. viride (isolate TV-3) phòng trừ
bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-KS) trên cây đậu đen trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 79

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các
isolate nấm S. rolfsii ngày thứ 3 trên môi trường PGA, PCGA, CGA ... 33
Đồ thị 4.2. Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm S. rolfsii trên cây
đậu đen, đậu xanh và đậu cove .............................................................. 39
Đồ thị 4.3. Đánh giá tính gây bệnh của các isolate nấm S. rolfsii trên cây
đậu đen, đậu xanh và đậu cove .............................................................. 41
Đồ thị 4.4. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride
với isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX trên môi trường nhân tạo ........................ 46
Đồ thị 4.5. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride với
isolate nấm Sr-ĐXanh-ĐX trên môi trường nhân tạo............................. 48
Đồ thị 4.6. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride với
isolate nấm Sr-Lạc-CB trên môi trường nhân tạo .................................. 51
Đồ thị 4.7. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride với
isolate nấm Sr-Lạc-PT trên môi trường nhân tạo ................................... 53
Đồ thị 4.8. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride với
isolate nấm Sr-Cove-ĐX trên môi trường nhân tạo ............................... 56
Đồ thị 4.9. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride với
isolate nấm Sr-Lạc-ĐX trên môi trường nhân tạo ................................. 58
Đồ thị 4.10. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride với
isolate nấm Sr-Lạc-KS trên môi trường nhân tạo .................................. 61
Đồ thị 4.11. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichodema viride với
isolate nấm Sr-Lạc-VĐ trên môi trường nhân tạo .................................. 63

Đồ thị 4.12. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX) trên cây đậu
đen trong điều kiện chậu vại ................................................................... 66

x


Đồ thị 4.13. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Đxanh-ĐX) trên cây đậu
xanh trong điều kiện chậu vại ................................................................. 68
Đồ thị 4.14. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Cove-Đx) trên cây đậu
cove trong điều kiện chậu vại ................................................................. 70
Đồ thị 4.15. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-CB) trên cây đậu
cove trong điều kiện chậu vại ................................................................. 72
Đồ thị 4.16. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-ĐX) trên cây đậu đen
trong điều kiện chậu vại .......................................................................... 74
Đồ thị 4.17. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-VĐ) trên cây đậu
xanh trong điều kiện chậu vại ................................................................. 76
Đồ thị 4.18. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-PT) trên cây đậu cove
trong điều kiện chậu vại .......................................................................... 78
Đồ thị 4.19. Khả năng của nấm đối kháng T. viride (isolate TV-3) phòng
trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-KS) trên cây đậu đen trong
điều kiện chậu vại ................................................................................... 80

xi



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Các isolate nấm Trichoderma viride sử dụng trong thí nghiệm ......... 21
Hình 3.2. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm
Trichodema viride với các isolate nấm Sclerotium rolfsii. ..................... 26
Hình 4.1. Đặc điểm tản nấm các isolate nấm Sclerotium rolfsii trên môi
trường PGA ............................................................................................. 30
Hình 4.2. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên mơi trường CGA ....34
Hình 4.3. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên mơi trường CGA ....34
Hình 4.4. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên môi trường CGA ....35
Hình 4.6. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên mơi trường PCGA .... 35
Hình 4.5. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên mơi trường PCGA .... 35
Hình 4.7. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên môi trường PCGA .... 35
Hình 4.9. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên mơi trường PGA ....36
Hình 4.8. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên mơi trường PGA ....36
Hình 4.10. Đặc điểm hình thái tản nấm các isolate S. rolfsii trên mơi trường PGA.....36
Hình 4.11. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-CB trên cây đậu cơve........ 42
Hình 4.12. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Cove-ĐX trên cây đậu cơve..... 42
Hình 4.13. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-ĐX trên cây đậu cơve ....... 42
Hình 4.14. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-ĐXanh-ĐX trên cây đậu cơve ..... 42
Hình 4.15. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX trên cây đậu cơve.... 42
Hình 4.16. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-PT trên cây đậu cơve ........ 42
Hình 4.17. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-CB trên cây đậu đen ......... 43
Hình 4.18. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Cove-ĐX trên cây đậu đen ...... 43
Hình 4.19. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-ĐX trên cây đậu đen ......... 43
Hình 4.20. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-ĐXanh-ĐX trên cây đậu đen ... 43
Hình 4.21. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX trên cây đậu đen ..... 43
Hình 4.22. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-PT trên cây đậu đen .......... 43

xii


Hình 4.23. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-CB trên cây đậu xanh ....... 44
Hình 4.24. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Cove-ĐX trên cây đậu xanh .... 44
Hình 4.25. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-ĐX trên cây đậu xanh ....... 44
Hình 4.26. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-ĐXanh-ĐX trên cây đậu xanh ..... 44
Hình 4.27. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX trên cây đậu xanh ... 44
Hình 4.28. Lây nhiễm nhân tạo isolate nấm Sr-Lạc-PT trên cây đậu xanh ........ 44
Hình 4.29. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng T. viride (TV-2) với isolate
nấm Sr-ĐĐen-ĐX trên mơi trường PGA ................................................ 47
Hình 4.30. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride (TV-2)
với isolate nấm Sr-ĐXanh-ĐX trên mơi trường PGA ............................ 50
Hình 4.31. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride (TV-3)
với isolate nấm Sr-Lạc-CB trên mơi trường PGA .................................. 52
Hình 4.32. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride (TV-1)
với isolate nấm Sr-Lạc-PT trên mơi trường PGA ................................... 55
Hình 4.33. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride (TV-G)
với isolate nấm Sr-Cove-ĐX trên mơi trường PGA ............................... 57
Hình 4.34. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride (TV-G)
với isolate nấm Sr-Lạc-ĐX trên môi trường PGA .................................. 60
Hình 4.35. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride (TV-3)
với isolate nấm Sr-Lạc-KS trên môi trường PGA .................................. 62
Hình 4.36. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride (TV-1)
với isolate nấm Sr-Lạc-VĐ trên môi trường PGA .................................. 65
Hình 4.37. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-ĐĐen-ĐX) trên cây đậu
đen trong điều kiện chậu vại ................................................................... 67
Hình 4.38. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Đxanh-ĐX) trên cây đậu

xanh trong điều kiện chậu vại ................................................................. 69
xiii


Hình 4.39. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Cove-Đx) trên cây đậu
cove trong điều kiện chậu vại ................................................................. 71
Hình 4.40. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-CB) trên cây đậu
côve trong điều kiện chậu vại ................................................................. 73
Hình 4.41. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-ĐX) trên cây đậu đen
trong điều kiện chậu vại .......................................................................... 75
Hình 4.42. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-VĐ) trên cây đậu
xanh trong điều kiện chậu vại ................................................................. 77
Hình 4.43. Khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride (isolate TV-3)
phòng trừ bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-PT) trên cây đậu cove
trong điều kiện chậu vại .......................................................................... 79
Hình 4.44. Khả năng của nấm đối kháng T.viride (isolate TV-3) phòng trừ
bệnh HRGMT (isolate nấm Sr-Lạc-KS) trên cây đậu đen trong điều
kiện chậu vại ........................................................................................... 81

xiv


DANH MỤC KÝHIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

CT

Công thức

Cs

Cộng sự

HLĐK %

Hiệu lực đối kháng

HLPT %

Hiệu lực phòng trừ

HLƯC %

Hiệu lực ức chế

HRGMT

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng

S. rolfsii

Sclerotium rolfsii


T. viride

Trichoderma viride

TV-G

Trichoderma viride gốc

TV-1

Trichoderma viride 1

TV-2

Trichoderma viride 2

TV-3

Trichoderma viride 3

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp luôn là ngành kinh tế chiếm vai trò quan trọng trong suốt quá
trình lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam. Từ một nước có nền nơng
nghiệp lạc hậu, Việt Nam hiện nay đã bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế
với nhiều cơ hội làm ăn giúp cho hàng hóa nơng sản của Việt nam có thể tiếp
cận nhiều hơn với thị trường quốc tế và mở ra một tương lai phát triển cho nền

nông nghiệp Việt Nam. Kĩ thuật công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất
nông nghiệp làm tăng năng suất và phẩm chất các loại nông sản nhằm đáp ứng
nhu cầu phong phú cả trong nước và quốc tế. Áp dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra khối lượng lớn sản phẩm nông nghiệp,
chất lượng cao và ổn định. Với xu hướng hội nhập hóa nền nông nghiệp, cùng
với thành tựu to lớn của ngành sản xuất lương thực đem lại thì việc chú trọng
phát triển cây trồng cạn như: đậu đỗ, lạc, bầu bí...cũng cần được chú trọng đầu
tư để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày một tăng. Các
mặt hàng cây trồng cạn như lạc, cà chua, đậu tương, khoai tây,… kết hợp với
chăn nuôi giúp gia tăng kinh tế của người nông dân và tạo tiền đề cho họ có thể
tiếp cận gần hơn với nền nơng nghiệp hiện đại. Tại Hà Nội vùng trồng rau màu
chính như Gia lâm, Đông Anh,… và một số vùng phụ cận thường được trồng
vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ đông xuân.
Với đặc trưng thời tiết của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm là điều kiện thuận lợi
cho cây trồng màu song bên cạnh đó với điều kiện nóng ẩm quanh năm cũng là
điều kiện thuận lợi có nhiều loại vi sinh vật gây hại phát triển ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng đặc biệt ảnh hưởng đến năng xuất cũng
như chất lượng. Nấm và vi khuẩn là nguồn vi sinh vật gây hại và tồn tại trong các
tàn dư và trong đất, đáng chú ý là bệnh do nấm truyền qua đất gây hại vùng rễ
Sclerotium rolfsii Sacc. gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng. Nguồn bệnh của nấm tồn
tại trong đất, trong tàn dư thực vật, cây ký chủ và trong các vật liệu giống nhiễm
1


bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch nấm. Hạch nấm tồn tại từ năm này qua năm khác ở
tầng đất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây trồng vụ sau, năm sau.
Việc điều tra nghiên cứu tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng
cạn, mức độ phổ biến và tác hại cũng như nghiên cứu những biện pháp phòng trừ
bệnh là hết sức cần thiết.
Một trong những tồn tại lớn của sản xuất nông nghiệp đang được quan tâm

hiện nay là việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, ảnh hưởng
tới sức khỏe con người và gây thiệt hại kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp, Mặt
khác sự địi hỏi nơng sản khơng có dư lượng thuốc hóa học trên thị trường ngày
càng tăng.Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn sẽ đi ngược lại mục tiêu xây dựng một
nền nông nghiệp bền vững và an toàn mà chúng ta đang nỗ lực tiến tới. Vì vậy
việc điều tra nghiên cứu tính gây bệnh của các loại nấm nói chung và nấm
Sclerotium rolfsii nói riêng để tìm ra biện pháp phịng trừ là rất quan trọng.
Giải pháp dùng vi sinh vật đối kháng đang được nghiên cứu rộng rãi trên
khắp thế giới và được xem như một cách hữu hiệu để phòng trừ nấm gậy hại cho
cây trồng và đưa nền nông nghiệp thế giới đến một tương lai phát triển bền vững
và đáp ứng tiêu chí an tồn với mơi trường và sức khỏe con người. Trong các vi
sinh vật đối kháng, nấm Trichoderma viride đã được nghiên cứu sử dụng ở
nhiều nước. Cho tới nay đã có khoảng trên 30 nước nghiên cứu sử dụng nấm
T. viride để trừ bệnh hại trên cây trồng. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu
trên để góp phần vào việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp tốt nhất nhằm
hạn chế sự gây hại của nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng,
được sự đồng ý và phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông Học, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Tấn Dũng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ
bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây trồng”.

2


1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Điều tra thực trạng bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.)
hại một số cây trồng cạn vùng Hà Nội vụ thu đông năm 2020. Phân li nuôi cấy,
nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh học, tính gây bệnh các isolate (mẫu phân

lập) nấm S. rolfsii. và khả năng của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng
trừ bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra thu thập mẫu bệnh, đánh giá mức độ nhiễm bệnh héo rũ gốc
mốc trắng hại một số cây trồng cạn vùng Gia Lâm, Hà Nội.
- Phân ly nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh học của các
isolate nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây trồng cạn.
- Nghiên cứu tính gây bệnh các isolate nấm Sclerotium rolfsii hại một số
cây trồng cạn trong điều kiện chậu vại.
- Khảo sát hiệu lực đối kháng và hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng
Trichoderma viride với bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên môi trường nhân tạo và
điều kiện chậu vại.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Theo Okabe Ikedo (2000), ở Nhật Bản đã xác định nấm Sclerotium rolfsii
có 5 nhóm. Trong đó nhóm 1 là rất phổ biến, gây hại ở các vùng địa lý có nhiệt
độ 28-30°C. Bệnh xuất hiện ở phần rễ gốc và thân sát mặt đất, vết bệnh màu nâu
đen. Trên vết bệnh có lớp mốc trắng giống như bơng phủ kín bề mặt, đơi khi lan
ra cả mặt đất, cây bị héo, từ lớp nấm hình thành các hạch nấm. Nấm có thể sinh
trưởng trong phạm vi pH rộng, nhất là trong đất acid. Nấm sinh trưởng thuận lợi
nhất trong khoảng pH 3-5, hạch có thể nảy mầm trong điều kiện pH 2-5. Khi pH >7
sẽ kìm hãm sự nảy mầm của hạch. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-35 °C, ít hoặc
ngừng phát triển ở nhiệt độ dưới 10°C hoặc trên 40°C. Sợi nấm bị tiêu diệt
ở 0°C nhưng hạch có thể sống sót ở -10°C. Sợi nấm phát triển mạnh nhất cần có
độ ẩm cao (Stephen Ferreia và Coworker, 2000).
Rangeshwaran and Prasad (2000), đã tiến hành thí nghiệm lây nhiễm

nhân tạo bằng hạch nấm Sclerotium rolfsii trên cây cà chua ở giai đoạn quả
xanh, quả chín. Sau đó quan sát thời gian và tỷ lệ nhiễm bệnh ở các ngưỡng
nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C thu được kết quả: cà chua ở giai đoạn quả chín có tỷ
bệnh cao hơn và thơi gian bị thôi nhanh hơn cà chua giai đoạn quả xanh, nhiệt
độ thích hợp cho bệnh sinh trưởng phát triển là 25°C-30°C.
Việc phòng trừ nấm Sclerotium rolfsii phải kết hợp biện pháp canh tác,
sinh học và hóa học với nhau. Biện pháp canh tác như cày đất sâu 20cm và lật
úp, lạc vụ hè bị nhiễm ít hơn trên ruộng trồng hành vụ đơng. Rõ ràng, hành đã
tiết ra dịch làm giảm sự lây nhiễm nấm trong đất. Phơi dất hoặc dùng sức nóng
của mặt trời có liên quan chặt chẽ với các biện pháp phịng trừ nấm Sclerotium
rolfsii. Hạch nấm vẫn có thể sinh trưởng được trong ống nghiệm sau 12h để ở
nhiệt độ 45°C nhưng bị chết sau 4-6h ở nhiệt độ 50°C và chỉ sống sót trong 3h
tại nhiệt độ 55°C. Che phủ đất bằng nilon trong suốt vụ cây trồng làm tăng nhiệt

4


độ đất và hạch sẽ tiêu diệt khi đủ thời gian cần thiết. Hầu hết những khu đồng
ruộng được thử nghiệm đều có thấy hạch bị rã khi ở độ sâu không quá 1cm
nhưng để trừ hạch triệt để cần vùi sâu hơn Stephen và cs 2000).
Nấm Sclerotium rolfsii Sacc. là một lồi nấm đa thực có nguồn gốc trong
đất. Nấm này được biết đến như một trong những tác nhân gây mất mùa trong
nhiều thế kỷ và được mô tả lần đầu tiên bởi Peter Henry Rolfs vào năm 1892 khi
nghiên cứu bệnh tàn lụi cà chua tại Floria-Mỹ. Cho đến nay có khoảng 2000 báo
cáo xác nhận sự xuất hiện và gây hại của Sclerotium rolfsii trên toàn thế giới
(Elizabeth, 2008).
Các loài nấm thuộc chi Trichoderma (Hypocreales, Ascomycota) có
phạm vi phân bố rộng khắp ở trong đất và hệ thống sinh thái vùng rễ cây trồng.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy nấm Trichoderma sp. có tác dụng đối
kháng chống lại ít nhất 18 chi và 29 lồi nấm gây bệnh cây cũng như một loạt

các vi khuẩn gây bệnh cây. Cơ chế đối kháng của Trichoderma spp. chủ yếu bao
gồm cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh nấm gây bệnh, tạo kháng sinh, tăng sinh
trưởng và kích thích phản ứng kháng của cây trồng (Harnan, 2006).
Nhiều loại Trichoderma sp. có tốc độ phát triển nhanh và khả năng đối
kháng nấm bệnh hại vùng rễ cây trồng có nguồn gốc trong đất Sclerotium rolfsii
gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua, khoai tây, đậu tương, dưa chuột
(Kotasthane et al., 2015).
Kết quả nghiên cứu của Elizabeth J. Fichtner thuộc Đại học NC State (Hoa
Kỳ) cho rằng có ít nhất hai loại sợi nấm của nấm Sclerotium rolfsii: Dạng sợi thơ,
thẳng, tế bào lớn (kích thước tế bào 2 - 9µm x 150 - 250µm) có hai mấu liên kết tại
mỗi vách ngăn nhưng có thể vẫn biểu hiện sự phân nhánh tại mỗi mấu nối. Sự phân
nhánh thường cho sợi nấm mảnh (đường kính sợi nấm khoảng từ 1,5µm - 2,5µm)
và có xu hướng phát triển khơng bình thường, thiếu mấu liên kết nối.
Hạch có hai kiểu nảy mầm: Là các sợi nấm lần lượt phát triển vươn ra
khỏi bề mặt hạch phát triển không tập trung hoặc là một loạt các sợi nấm phát

5


triển phá vỡ hạch gọi là sự nảy mầm đồng loạt. Số lượng sợi nấm và năng lượng
cần cho sự lây nhiễm do kiểu nảy mầm của hạch quyết định. Sự sinh trưởng của
sợi nấm lần lượt từ hạch để lây nhiễm vào mơ ký chủ cần có nguồn dinh dưỡng
vơ cơ vì sợi nấm sinh trưởng thưa thớt khơng tập trung. Tuy nhiên, hạch nảy
mầm đồng loạt thì khơng cần bất cứ một nguồn dinh dưỡng ngoại sinh nào.
Đôi khi, nấm Sclerotium rolfsii xuất hiện giai đoạn sinh sản hữu tính ở
mép mơ bệnh mà vùng đó bị che bóng, giai đoạn sinh sản hữu tính có tên là
Athelia rolfsii. Hai hoặc bốn bào tử không màu vách mỏng được sinh ra ở đầu
gai ngắn trên đầu sợi nấm trắng. Giai đoạn này ít xuất hiện trên đồng ruộng và
không phải là nguồn bệnh quan trọng để truyền bệnh cho vụ sau.
Theo Patro và Madhuri (2013), nấm Trichoderma viride có khả năng ức

chế sinh trưởng của nấm S. rolfsii sau 7 ngày thì có khả năng ức chế là 61,88%
và Trichoderma harianum có khả năng ức chế sự sinh trưởng của nấm S. rolfsii
sau 7 ngày thì khả năng ức chế là 57,77%.
Trong những năm gần đây bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra là một
loại bệnh nghiêm trọng, mức tổn thất gây ra từ 10%-50%. Mức giảm năng suất
trung bình do bệnh gây ra là 49 kg/ha, tuy nhiên mức giảm năng suất lạc biến
động từ 12-91 kg/ha. Mức tổn thất về năng suất do bệnh gây ra phụ thuộc vào số
lượng nguồn bệnh trong đất.
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường xuất hiện ở những vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới và những vùng có khí hậu ấm áp khác, đặc biệt ở miền Nam Hoa Kỳ,
Trung Mỹ và Nam Mỹ, Tây Ấn Độ, các nước Nam Âu nằm trên bờ Địa Trung
Hải, Châu Phi, Nhật Bản, Philippines, Hawaii. Bệnh này hiếm khi xuất hiện ở
những nơi có nhiệt độ trung bình mùa đơng dưới 0°C. Bệnh hại trên rất nhiều
loại cây trồng khác nhau. Nấm S. rolfsii ưa độ ẩm và nhiệt độ cao, chúng được
sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng tạo ra men phân hủy mô vật ký chủ.
Nấm thường tấn công những mơ già trước, sau đó lây sang các mơ khác. Nấm
tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh, sau đó truyền qua đất, dịng nước hoặc do
giống nhiễm bệnh.

6


Thiệt hại do bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây ra hàng năm trên thế giới là
rất lớn. Theo Branch and Brunemen (1993), ở vùng Georga, Mỹ thiệt hại do
bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây ra hàng năm ước tính lên tới 43 triệu đơ la.
Thiệt hại về năng suất của cây trồng còn cao hơn khi nấm S. rolfsii cùng
với tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp. Những nghiên cứu về mối quan hệ
giữa nấm S. rolfsii với tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita và biện pháp
phòng trừ chúng cũng được nhiều tác giả đề cập tới. Phổ kýchủ của nấm
S. rolfsii được mở rộng thêm khi có mặt tuyến trùng cùng tấn công, xâm nhiễm

và gây hại. Sản xuất đỗ xanh gặp nhiều khó khăn do sự gây hại của tuyến trùng
M. javannica và nấm Sclerotium rolfsii .
Do khả năng thích ứng với nhiệt độ của nấm Sclerotium rolfsii cao lên
bệnh héo rũ gốc mốc trắng xuất hiện trên phạm vi rộng và là nguyên nhân gây
thiệt hại nghiêm trọng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Ngoài khả năng gây bệnh trên cà chua, nấm Sclerotium rolfsii còn gây hại trên
nhiều loại cây trồng khác như lạc, làm giảm năng suất 10% - 25%. Khi bệnh gây
hại nặng có thể làm giảm năng suất tới 80%.
Nấm Sclerotium rolfsii thuộc bộ Pezizales, lớp nấm túi Ascomycetes, gây
bệnh héo rũ gốc mốc trắng là một lồi nấm đa thực có phạm vi kýchủ rộng, nấm
có khả năng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau thuộc nhiều họ thực vật
ở hầu khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới.
Nấm Sclerotium rolfsii được Peter Henry Rolfs phát hiện và nghiên cứu
đầu tiên vào năm 1892 khi nghiên cứu bệnh tàn lụi trên cây cà chua ở Florida
(Elizabeth J. Fichtner, 2013). Cho đến nay đã có hơn 2000 báo cáo nghiên cứu
sự xuất hiện và gây hại của nấm S. roflsii trên toàn thế giới. Nấm S. roflsii gây
hại nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu ơn hịa ở các nước Trung
và Nam Mỹ. Bệnh ít xuất hiện ở những vùng có nhiệt độ thấp, các cây trồng
thường bị nấm gây hại là khoai tây, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu cove,
lạc,cà chua v.v.
7


Những nghiên cứu mơ tả hình thái sợi nấm cho thấy sợi nấm phát triển
đâm tia trên bề mặt vết bệnh, rồi lan cả xuống mặt đất xung quanh gốc thân. Sau
đó, các sợi nấm đan kết với nhau hình thành hạch nấm, sợi nấm đa bào trong
suốt phân nhánh rất mảnh, có mấu lồi và phát triển thành sợi nấm màu trắng
phát triển mạnh trên vết bệnh, từ sợi nấm hình thành hạch nấm, lúc đầu hạch
màu trắng về sau chuyển sang màu nâu, hình cầu, đường kính từ 1-2 mm
(Purseglove J.W.1968)

Cây cà chua bị bệnh do nấm Sclerotium rolfsii phần gốc thân sát mặt đất
bị teo thắt, vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen, vết bệnh xuất hiện lớp nấm trắng
xốp như bông bao quanh gốc và lan ra xung quanh mặt đất (Gulshan L. & cs.,
1992). Cây bị héo nhanh từ lớp nấm ở gốc và mặt đất hình thành nên nhiều hạch
nấm (Purseglove J.W., 1968). Bệnh cũng xuất hiện trên quả cà chua với tỷ lệ
bệnh là 1,6 (Dod J., 1979).
Những nghiên cứu mơ tả hình thái sợi nấm cho thấy sợi nấm phát triển
đâm tia trên bề mặt vết bệnh, rồi lan cả xuống mặt đất xung quanh gốc thân. Sau
đó, các sợi nấm đan kết với nhau hình thành hạch nấm. Sợi nấm đa bào, khơng
màu, phân nhánh, có mấu lồi. Bệnh lan truyền do quá trình làm đất và do tồn dư
bệnh trong đất hoặc cây con nhiễm bệnh từ giai đoạn vườn ươm. Sự xâm nhiễm
của nấm S. rolfsii vào mô cây ký chủ xảy ra rất dễ dàng do nấm tiết ra enzyme
và acid oxalic làm mềm yếu và giết chết mô cây ký chủ (Smith và cs., 1986).
Cây con rất dễ bị nhiễm bệnh và chết nhanh chóng ngay sau khi nấm xâm
nhập. Với những cây lớn hơn, các mô bệnh tạo thành vành đai bao quanh gốc
thân sát mặt đất, cây dần héo chết. Những mô cây bị nấm S. rolfsii xâm nhập
thường có màu nâu nhạt mềm nhưng không úng nước. Nấm Sclerotium rolfsii
trước khi xâm nhập vào mô cây ký chủ thường sản sinh tản nấm trên bề mặt gốc
thân, q trình xâm nhiễm có thể mất từ 2 - 10 ngày.
Triệu chứng gây hại: Giai đoạn cây con nấm thường xâm nhập vào bộ
phận cổ rễ, gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu đen, trên vết bệnh
8


mọc lên lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và lan ra mặt đất xung
quanh làm mô cây thối mục, cây khô chết (Gulsan L & cs 1992).
Cây cà chua bị bệnh do nấm Sclerotium rolfsii phần gốc thân sát mặt đất bị
teo thắt, vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen, vết bệnh xuất hiện lớp nấm trắng xốp
như bông bao quanh gốc và lan ra xung quanh mặt đất (Gulshan L. & cs, 1992).
Cây cà chua được xử lý nấm đối kháng T.viride và thuốc hóa học

Quintozene thì khơng bị bệnh, xử lý nấm đối kháng T.viride và thuốc hóa học
Captan thì tỷ lệ bệnh là 16,4%, xử lý nấm đối kháng T.viride và thuốc hóa học
Thiuram thì tỷ lệ bệnh là 19,0%. Như vậy nấm đối kháng T.viride đã tạo ra một
hiệu ứng cộng hợp làm tăng hiệu quả phòng chống của thuốc Quintozene cao hơn
với nấm đối kháng T.viride với các thuốc khác. Có thể sử dụng thuốc
Carbendazim, Rovral, Benomyl để xử lý hạt giống hoặc thuốc trừ tuyến trùng để
hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh trên đồng ruộng (Wokocha R.C.,1990).
Sử dụng kết hợp nấm đối kháng T. harzianum và vi khuẩn Rhizobium có
khả năng ức chế sự phát triển của nấm S.rolfsii gây hại lạc ở Ấn Độ. Trong quy
trình quản lý tổng hợp bệnh thối gốc mốc trắng trên lạc, nấm Trichoderma
harzianum và vi khuẩn Rhizobium được sử dụng như tác nhân kiểm soát sinh học
và phân sinh học (Ganesan et al., 2007)
Trên cây lạc, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ bởi sự biến vàng và héo rũ
của nhánh bên, thân chính hoặc tồn cây. Cây lạc cũng duy trì màu nâu thương
tổn ở thân và quá trình sinh trưởng ở thân bị kìm hãm. Quả lạc nhiễm bệnh bị thối
rữa, trở nên ẩm ướt, có màu nâu vàng, thấm nước. Vết bệnh trên quả bí tiếp xúc
với đất thường kéo dài theo mặt đất, mô bệnh thối mềm, ẩm ướt. Trên vườn khoai
lang, tản nấm được hình thành rất nhiều trên bề mặt đất, trên thân cây, chỉ trừ
phần chồi ngọn (Stephen el al., 1992).
Loài nấm Sclerotium rolfsii Sacc., tên khác: Athelia rolfsii (Curzi) Tu &
Kimbrough) là một bệnh gây hại nghiêm trọng về mặt kinh tế, bệnh này rất phổ
biến ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các vùng ôn đới ấm áp khác của thế
9


×