Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà liên minh dòng trống thế hệ ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 62 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIÊT NAM
KHOA CHĂN NI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN GÀ
LIÊN MINH DÒNG TRỐNG THẾ HỆ II

Người thực hiện

: NGUYỄN TUẤN ANH

Lớp

: K60DDTA

MSV

: 600467

Khoa

: CHĂN NUÔI

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. BÙI HỮU ĐỒN

Bộ mơn

: CHĂN NI CHUN KHOA


HÀ NỘI 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu
trong khóa luận này là hồn tồn trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
khóa luận đã được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong khóa luận
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 01năm
2021
Sinh viên

Nguyễn Tuấn Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ
các thầy cơ giáo trong trường, đặc biệt là khoa Chăn nuôi. Đến nay
tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp, nhận dịp này tôi muốn gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy PGS.TS Bùi Hữu Đoàn
người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong suất q trình thực tập khóa luận tốt nghiệp. Tơi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Chăn nuôi, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tơi nhiều kiến thức bổ ích liên
quan đến chun ngành và xã hội. Đó là một hành trang vững chắc

cho tôi trong cuộc sống và công việc sau này. Tôi xin gửi lời cảm
ơn đến Giám đốc Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên
Thuận Tường Quảng Ninh và tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong
cơng ty đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành tốt đợt thực tâp
khóa luận này.
Sau nữa, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân và bạn bè những người đã luôn quan tâm, cổ vũ và động viên,
giúp đỡ tơi trong suất q trình học tập, rèn luyện và hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin chúc tồn thể thầy cơ trong khoa Chăn
ni, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Giám đốc và công nhân
viên cơng ty cổ phần khai thác khống sản Thiên Thuận Tường
Quảng Ninh cùng tồn thể gia đình, bạn bè mạnh khỏe và công tác
tốt.

2


Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Tuấn Anh

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Cs:


Cộng sự

n:

Số con

VCN:

Viện Chăn nuôi

KgTA:

kilogram thức ăn

KgTT:

kilogram thể trọng

4


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Nước ta có nguồn gen gà bản địa rất phong phú với nhiều
giống gà như gà Hồ, Đơng Tảo, Mía, Chọi, Ri, HMong... Chúng
có năng suất thịt, trứng thấp nhưng khả năng chống chịu, thích nghi
với thời tiết tốt, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp khẩu vị người
Việt.

Khi chăn nuôi gà, người ta thường mong đợi vào 2 tính trạng
kinh tế quan trọng nhất là năng suất thịt và sản lượng trứng. Nhưng
ở mỗi đàn gà, các tính trạng này lại có tương quan âm rất chặt chẽ,
nghĩa là khi con gà có thân hình to, lớn nhanh thì khả năng sinh sản
lại giảm. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta khơng thể dùng các
biện pháp chọn lọc thơng thường (qua ngoại hình) để nâng cao
đồng thời 2 tính trạng đó trên một đàn gà mà cần phải tạo ra các
dòng thuần chuyên biệt: dịng thứ nhất có khối lượng lớn, tăng
trọng nhanh và dịng thứ hai, có khả năng sinh sản tốt. Khi sản xuất
con thương phẩm thì người ta lai các dịng này với nhau. Đó chính
là ngun lí của việc nhân giống và tạo các dòng gà bản địa mà các
nhà chọn giống trên thế giới cũng như trong nước đang tiến hành
một cách phổ biến.
Gà Liên Minh là giống gà quý của huyện đảo Cát Hải, thành
phố Hải Phòng. Đây là giống gà có thân to, rất đẹp, ngoại hình rất

5


đặc trưng, thích hợp với ni chăn thả, chịu đựng tốt điều kiện thức
ăn nghèo dinh dưỡng, khả năng đề kháng rất cao và rất được thị
trường ưa chuộng vì lớp mỡ dưới da mỏng, da giòn, thịt gà chắc,
dai, có vị ngọt, đậm và mùi thơm đặc trưng; thịt gà Liên Minh đã
trở thành đặc sản, có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, lâu nay người dân chỉ chọn lọc
quần thể, chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng nên tiến bộ di truyền
thu được rất thấp. Để đáp ứng nhu cầu về giống gà Liên Minh, gần
đây các nhà khoa học của Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
chọn lọc ra 2 dịng gà mái Liên Minh. Dịng trống có có khả năng
sinh trưởng nhanh và dịng mái có khả năng sinh sản tốt, thế hệ

xuất phát. Để tiếp tục chọn lọc, nâng cao khả năng sinh sản của 2
dòng gà Liên Minh, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng
sinh trưởng của đàn gà Liên Minh dòng trống thế hệ II ”
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của dòng gà Liên
Minh thế hệ II

1.3. Yêu cầu đề tài
Theo dõi đầy đủ, ghi chép, thu thập số liệu liên quan về khả
năng sinh trưởng của đàn gà Liên Minh nuôi tại Công ty cổ phần
khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Quảng Ninh một cách
khách quan chân thực và kế thừa.

6


7


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về giống gà Liên Minh
- Gà Liên Minh là giống gà địa phương dễ nuôi, sức chống
chịu bệnh tật tốt, mùi vị thơm ngon, giá bán cao nhưng khả
năng sinh trưởng thấp, năng suất trứng thấp và tiêu tốn thức
ăn cao.
- Gà Liên Minh là giống gà nổi tiếng còn nguồn gốc tại thôn
Liên Minh, xã Trân Châu, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải
Phịng. Nó được coi là một trong mười tám đặc sản đặt trưng
được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của đảo Cát Bà.

- Gà Liên minh là một giống gà q, có ngoại hình vơ cùng
đặc trưng, tương đối đồng nhất và rất đẹp, không giống với
bất cứ giống gà nào, nhất là gà thân to khác ở nước ta...Mức
độ đồng nhất về màu lông của gà Liên Minh có sự khác biệt
theo vùng điều tra.
- Gà mới nở có lơng màu vàng nhạt; hai cánh và đầu gà có
màu sáng hơn phần thân cịn lại, chân và mỏ màu vàng đỏ.
Gà con 4-5 tuần tuổi cơ bản đã rụng lông tơ và một số vùng
(khoảng 40 % diện tích da) đã mọc lơng non, chủ yếu là ở
cánh, vai, ngực và một ít ở đùi. Tồn bộ phần cịn lại vẫn
cịn lơng tơ hoặc chưa có lơng.
- Gà Liên Minh trưởng thành nhìn chung có chân cao, thân to
-

nhưng thanh gọn hơn gà thân to khác của nước ta.
- Gà trống trưởng thành có mào cờ rất phát triển, đẹp; mỏ
và da màu vàng; chân cao, dáng thanh tú, nhẹ nhàng, đẹp

8


đẽ; lông ở phần dưới: ngực, bụng và đùi màu vàng sẫm,
riêng phần cổ lưng, cánh có màu đỏ ngơ; chóp đi có
màu đen.
- Tổng hợp về mơ tả màu lông của gà Liên Minh được mô tả
trong bảng sau.
Bảng 1: Đặc điểm ngoại hình của gà Liên Minh dịng trống
Trống

Giai đoạn


- Tồn thân lơng màu vàng sáng; da chân, mỏ vàng

01
ngày tuổi

- Lơng đầu cánh có màu đen, vai có lơng vũ thứ cấp màu
08

vàng đậm, các phần khác trên cơ thể trụi lơng hoặc vẫn cịn

tuần tuổi

ít lơng tơ
- Mỏ, da chân màu vàng
- Tồn thân lơng màu vàng đỏ, sáng
- Vùng cổ, cánh và lưng màu vàng sẫm

16

- Lông đầu cánh và lông đuôi màu xanh đen

tuần tuổi

- Da vàng, gần hậu môn da màu hồng đỏ
- Mào đơn
- Da chân và mỏ có màu vàng sẫm.

2.2. Một số nghiên cứu về giống gà Liên Minh
- Gà Liên Minh được phát hiện và đưa vào danh sách bảo tồn

từ năm 2008. Khi mới được phát hiện, tình trạng nguồn gen
gà Liên Minh theo tiêu chí đánh giá của FAO (2007) ở mức

9


độ đe dọa nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc chăn ni gà Liên
Minh theo hình thức nhỏ lẻ, chăn thả tự do làm gà bị lai tạp;
tự chọn lọc và nhân giống tại mỗi gia đình nên xảy ra hiện
tượng cận huyết, khối lượng cơ thể gà giảm dần qua các thế
hệ. Do mới được phát hiện nên có rất ít nghiên cứu được tiến
hành trên giống gà Liên Minh đã đựợc thơng báo.
- Thơng tin ban đầu về tình trạng giống và các chỉ tiêu sản
xuất của giống gà Liên Minh cho thấy: đặc điểm ngoại hình,
gà 01 ngày tuổi toàn thân màu vàng nhạt hoặc toàn thân
vàng và ở lưng có vùng đen xám; gà trống trưởng thành có
màu lơng đỏ tía ở cổ, lưng và cánh, lơng ở bụng màu vàng
rơm, lông đuôi và một số lông ở cánh có màu đen ánh xanh,
một số con vùng cổ tiếp giáp với thân được điểm thêm một
số đốm đen; gà mái trưởng thành lông màu vàng rơm, lông
đuôi và một số lông cánh màu đen, một số con có đốm đen
hoa mơ ở vùng cổ tiếp giáp với thân; gà Liên Minh có mỏ và
da chân màu vàng, đặc biệt da chân có màu vàng đậm hơn so
với các giống gà khác; gà Liên Minh có mào cờ, đến tuổi
thành thục mào và tích của gà khá phát triển.
- Theo báo cáo đánh giá sơ bộ nguồn gen gà Liên Minh của
Trịnh Phú Cử và cs, (2012), khối lượng sơ sinh nặng trung
bình 30,02 g/con; khối lượng lúc 6 tuần tuổi đạt 603,63
g/con; 20 tuần tuổi đạt trung bình 1886,53g đối với con
trống và 1,565,42g đối với con mái và đàn gà phát triển chưa

đồng đều do chưa có sự chọn lọc. Kích thước các chiều đo
của gà Liên Minh ở 12 tuần tuổi: trung bình vịng ngực là

10


27,2 cm, dài lưng 21,3 cm, dài lườn 16,34 cm, dài đùi 22,24
cm, dài chân 10,63 cm. Kết quả ấp nở của gà đạt tỷ lệ ấp
nở/tổng trứng vào ấp là 71% cao hơn so với gà Mía (đạt
68%), gà Hồ (đạt 65%) và thấp hơn so với gà Ri (đạt 9697%). Báo cáo cũng chỉ ra rằng khối lượng cơ thể gà Liên
Minh ở giai đoạn 06 tuần tuổi lớn hơn so với gà Ri và nhỏ
hơn gà Lương Phượng; khối lượng trứng gà Liên Minh ở 40
tuần tương đương với khối lượng trứng gà Lương Phượng
hoa ở 28 tuần tuổi; kích thước các chiều đo dài chân, dài đùi
của gà Liên Minh tương đương gà Kabir và dài hơn so với
gà Lương Phượng.
- Bùi Hữu Đoàn và cs (2016) nghiên cứu trên 30 hộ tại xã Trân
Châu, huyện Cát Hải đã chỉ ra rằng gà Liên Minh nuôi tại hộ
theo phương thức chăn thả đẻ trứng ở 197,5 ngày tuổi tương
ứng với khối lượng cơ thể 2,25kg/con, số lượng trứng 75,6
quả/mái/năm, khối lượng trứng trung bình 49,8g. Gà Liên
Minh sinh sản ở độ tuổi khá cao từ 2-3 năm tuổi, đây cũng là
một trong những lý do làm cho năng suất sinh sản của giống là
thấp và khó phát triển rộng rãi ra sản xuất nếu tiếp tục nuôi
theo tập quán truyền thống của địa phương.
2.3. Giới thiệu về cơng ty Thiên Thuận Tường – Nơi làm thí nghiệm
Cơng ty cổ phần khai thác khống sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh có địa chỉ tại: Tổ 2 - Khu 1 - Phường Cửa Ông –
Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.

11



Phường Cửa Ơng có diện tích là: 15,58 km² cùng địa hình khá
phức tạp, phía Bắc là những dãy núi trải dài và khá cao.
Độ cao trung bình của khu vực phường Cửa Ơng là: 600m,
thuộc cánh cung bình phong Đơng Triều – Móng Cái.
− Phía Đơng giáp sơng Mơng Dương – huyện Vân Đồn.
− Phía Tây giáp phường Cẩm Phú, xã Dương Huy.
− Phía Nam giáp biển.
− Phía Bắc giáp phường Mông Dương.
2.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính
trạng
- Trong q trình nghiên cứu và phát triển của cá thể, mỗi tính
trạng được hình thành là kết quả của hàng loạt các q trình
sinh hóa xảy ra dưới hình thức của các enzyme có chất đặc
thù, là tác động của nhiều gen trong cơ thể.
2.5. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng
2.5.1. Khái niệm sinh trưởng
- Theo Chambers (1990) định nghĩa: sinh trưởng là sự tổng
hợp quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt,
da, xương. Tuy nhiên có khi tăng khối lượng chưa phải là
sinh trưởng, sinh trưởng thực sự phải là tăng các tế bào của
mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ
thể. Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 q trình đó là: phân
chia để tăng khối lượng tế bào. tăng thể tích tế bào, tăng thể
tích giữa các tế bào. Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem

12



như là quá trình tổng hợp protein, vì thế người ta thường lấy
việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá q trình sinh
trưởng. Sinh trưởng chính là sự tích lũy các chất, chủ yếu là
protein, vì vậy khối lượng và tốc độ tích lũy các chất, tốc độ
và khối lượng tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt
động của các gen điều khiển sự sinh trưởng. Ở giai đoạn
phơi là q trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của
cơ thể. Còn giai đoạn sau khi nở, sự sinh trưởng là sự lớn lên
của các mô, sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào. Sự
sinh trưởng ở gia cầm sau khi nở được chia làm hai thời kì,
thời kỳ gà con và thời kì gà trưởng thành. Ở gà con cịn diễn
ra q trình thay lơng, đây là q trình sinh lý quan trọng của
gia cầm. Do vậy, cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
cần thiết cho cơ thể gia cầm nhất là các axit amin không thay
thế như: Lysine, Methionine, Tryptophan.... Trong cơ thể gà
lúc này xảy ra q trình tích lũy các chất dinh dưỡng và năng
lượng một phần để duy trì cơ thể, một phần để tích lũy mỡ,
do vậy tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với thời kỳ gà con.
Vì vậy, giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để
cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
+ Kích thước cơ thể:
- Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh
trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng
giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới hạn

13


kích thước của lồi, cá thể... do tinh di truyền quy định. Tính

di truyền của kích thước khơng tn theo sự phân ly đơn
giản theo các quy luật Mendel. Kích thước cơ thể ln có
mối tương quan chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Kích thước
cơ thể cịn liên quan đến chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành
thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích
hợp trong chăn nuôi.
+ Khối lượng cơ thể:
- Khối lượng cơ thể tích lũy được qua từng thời kì là chỉ tiêu
sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm. Tuy
nhiên, chỉ tiêu này xác định được khả năng sinh trưởng ở
một thời điểm xác định của cơ thể nhưng không chỉ ra được
sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của cơ thể trong một thời
gian ở các độ tuổi khác nhau. Chỉ tiêu khối lượng cơ thể (hay
cịn được gọi là sinh trưởng tích lũy) cịn được minh họa
bằng đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay
đổi theo dịng giống, điều kiện chăm sóc ni dưỡng. Đối
với gia cầm khối lượng cơ thể tính theo tuần tuổi có đơn vị
là kg/con/tuần hoặc g/con/tuần.
+ Sinh trưởng tuyệt đối:
- Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích
thước và thể tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai
lần khảo sát (TCVN 2.39 – 77, 1997). Sinh trưởng tuyệt đối
tính bằng g/con/ngày, đồ thị có dạng parabol. Giá trị sinh

14


trưởng tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế cao và
ngược lại.
+ Sinh trưởng tương đối:

- Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng
lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát
so với lúc ban đầu khảo sát (TCVN 2.40 – 77, 1997). Đồ thị
sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà con non thì sẽ có
sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Sau
giai đoạn trưởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này
khối lượng cơ thể khơng tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu
vẫn có hiện tượng tăng khối lượng thì đây là do q trình
tích lũy mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc vào
giống, tuổi và điều kiện sống ủa con vật.
+ Đường cong sinh trưởng:
Đường cong sinh trưởng giúp biểu thị tốc độ sinh trưởng.
Theo Chambers (1990), đường cong sinh trưởng gồm bốn pha và
có bốn đặc điểm chính:
- Pha sinh trưởng tích lũy tăng nhanh sau khi nở.
- Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh
trưởng cao nhất.
- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.

15


- Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành.
Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng
mà còn làm rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống,
giới tính, điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, mơi trường.
2.5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
- Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên
ngoài phần ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật
(giống, tính biệt), chúng cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố

môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thức ăn, phương
thức chăn nuôi...).
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lơng: Giới tính khác
nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nên
khả năng đồng hóa, dị hóa và quá trình trao đổi chất dinh
dưỡng của chúng khác nhau. Thường con trống có cường độ
sinh trưởng lớn hơn so với con mái. Các tác giả cho rằng sự
sai khác này do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà
trống hoạt động mạnh hơn ở gà mái.
- Ảnh hưởng của dòng, giống: các cá thể thuộc các giống, các
dịng khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Mỗi giống
có khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh
trưởng là do bản chất di truyền quy định. Gà trống có khả
năng tăng trọng cao nhất vào 7 – 8 tuần tuổi, gà mái vào lúc
6 – 7 tuần tuổi. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh
sự khác biệt về sinh trưởng là do di truyền , mà cơ sở di
truyền là do gen, có ít nhất một gen quy định khả năng sinh
trưởng liên kết với giới tính , cho nên con trống thường lớn

16


hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm.
- Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến
sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi
trong quá trình phát triển mơ này đối với mơ khác.
- Ẩm độ khơng khí cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của gia cầm. Trong mọi điều kiện của
thời tiết, nếu ẩm độ khơng khí cao sẽ gây bất lợi cho gia

cầm. Ẩm độ cao sẽ làm tăng khả năng dẫn nhiệt, khi nhiệt độ
xuống thấp làm cho gia cầm dễ bị mất nhiệt, gây cảm lạnh
còn ngược lại khi nhiệt độ cao, sẽ gây hiện tượng cảm nóng.
Vai trị của độ ẩm khơng khí cùng với nhiệt độ môi trường
luôn luôn là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động sống hằng ngày của cơ thể gia cầm, chúng không
những chịu ảnh hưởng khi gia cầm đã lớn mà cịn ở giai
đoạn nhỏ, thậm chí cịn ở cả giai đoạn phơi thai.
- Nhiệt độ mơi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất
rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Gia cầm từ khi nở đến 8
tuần tuổi khả năng điều tiết nhiệt kém nên cần cung cấp mức
nhiệt lượng lớn. Với gà broiler và gà hậu bị, nhiệt độ tuần 18
thứ nhất cần đảm bảo 33 - 35°C; tuần thứ hai là 31 - 33°C; từ
tuần 3 – 8 mỗi tuần giảm 2 - 3°C (tùy thuộc thời tiết bên
ngoài) sao cho đến tuần 8 nhiệt độ chuồng nuôi rơi vào 15 –
20°C là tốt nhất. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ hạn chế khả năng
sinh trưởng, hạn chế việc sử dụng thức ăn, uống nước nhiều,
bài tiết phân lỏng và dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Trong

17


điều kiện khí hậu nước ta, gà broiler ni vụ hè cần phải
tăng năng lượng và protein cao hơn vụ xuân 10 -15%. Do
vậy, trong chăn nuôi khi thiết kế chuồng trại và trong quá
trình sản xuất cần lưu ý và tìm ra giải pháp tối ưu để đạt
được xấp xỉ tiêu chuẩn nhiệt độ quy định.
- Ảnh hưởng của ánh sáng: gia cầm rất nhạy cảm với ánh
sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn đẻ cho nên
chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm. Thời gian và

cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho gà ăn
uống, vận động và nghỉ ngơi tốt làm tăng khả năng sinh
trưởng.
2.6.Tình hình nghiên cứu trong ngồi nước
2.6.1. Tình hình chăn ni gà ở Việt Nam
- Trong 10 năm qua, với sự đổi mới toàn diện, từ cơng tác
giống, thức ăn, phịng trừ dịch bệnh đàn gia cầm tăng trưởng
trên 5%/năm đến năm 2018 đạt 408,970 triệu con, trong đó
gà đạt 316,916 triệu con, thủy cầm đạt 92,054 triệu con. Tính
đến hết tháng 12/2019, tổng đàn gia cầm của cả nước đạt
467 triệu con, tăng 14,2% so cùng thời điểm năm 2018. Sản
lượng thịt gia cầm tăng bình quân trên 6%/năm, năm 2018
đạt 1.097,4 nghìn tấn; trong đó thịt gà là 839.573 tấn, thủy
cầm đạt 257.919 tấn. Năm 2019, sản lượng thịt gia cầm đạt
1.278,6 nghìn tấn, tăng 16,5% so năm 2018. Trong đó, riêng
q 4/2019 ước đạt 340 nghìn tấn, tăng 19,4% so cùng kỳ.
27 Sản lượng trứng gia cầm tăng trưởng bình quân trên

18


7%/năm, năm 2018 đạt 11.645.566.000 quả; trong đó trứng
gà đạt 6.988.857.000 quả và trứng thủy cầm đạt
4.656.709.000 quả. Năm 2019 đạt 13,2 tỷ quả, tăng 13,7%
(quý IV ước đạt 3,5 tỷ quả, tăng 16,9% so quý IV/2018).
Năm 2017 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành chăn nuôi
gia cầm khi chuổi liên kết Công ty thức ăn chăn nuôi De
Heus và Công ty Koyu & Unitek lần đầu tiên tại Việt Nam
xuất khẩu được chính ngạch thịt gà chế biến sang Nhật Bản.
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được các mặt hàng gia cầm

như gia cầm giống, thịt gia cầm chế biến đạt trên 13,222
ngàn tấn, trứng muối các loại đạt trên 40 triệu quả, đạt kim
ngạch trên 18 triệu USD. Năm 2020 do mở rộng thị trường
xuất khẩu dự tính sẽ tăng 5% so năm 2019. Triển vọng lớn
nhất là thị trường Nhật Bản, với những văn bản đã ký kết
năm 2020 sẽ xuất khẩu thịt gà chế biến. Tiềm năng xuất
khẩu thịt gia cầm chế biến sang thị trường Hồng Kông và
Liên bang Nga cũng rất khả quan sau khi hai bên đã thống
nhất văn bản vào cuối năm 2019. Thịt gà từ mức tiêu thụ
bình quân năm 2018 đạt 10,7 kg/ người, dự kiến có thể đạt
12,6 kg/người vào năm 2020. Sản lượng trứng bình quân đầu
người năm 2018 đạt 120 quả/người, dự báo có thể đạt 143
quả/người năm 2020. Để phát huy những kết quả đã đạt
được và khắc phục những tồn tại trong giai đoạn qua, ông
Nguyễn Xuân Dương cho biết, giai đoạn 2020 - 2030, sẽ
phát triển ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng hiện đại cơng nghiệp hóa chăn ni trang trại và chuyên nghiệp hóa

19


chăn nuôi nông hộ, gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế so
sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu. Song song với đó, sẽ sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ
sở giết mổ và chế biến, gia cầm theo hướng tập trung, công
nghiệp, gắn với vùng chăn ni hàng hóa, bảo đảm u cầu
về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ mơi trường.
Xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển chăn nuôi phù hợp
với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
2.6.2. Tình hình chăn ni gà trên thế giới
- Trong những năm gần đây, ngành chăn ni trên thế giới đã

có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa
bàn và phương thức sản xuất đồng thời xuất hiện nhiều nhân
tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng về vệ sinh
an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới. Ngành chăn ni
gia cầm với mục đích ni lây thịt hoặc lấy trứng cung cấp
thực phẩm và các sản phẩm khác. Ni gà cũng là nguồn
cung cấp cho trị chơi đá gà (chọi gà), làm cảnh. Gia cầm là
loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ
biến nhất trên thế giới, chiểu khoảng 30% sản phẩm thịt trên
tồn thế giới gia cầm ni với số lượng lớn nhất là gà. Số
lượng gia cầm theo số liệu thống kê của tổ chức nông nghiệp
thế giới FAO năm 2009 là 14.191,1 triệu con gà. Đa số gia
cầm dược nuôi theo hình thức chắn ni cơng nghiệp bằng
kỹ thuật thâm canh. Theo viện Worldwatch thì 74% số thịt
gia cầm là 68% số trứng được sản xuất theo lối này, ngoài ra

20


cịn có cách ni thả vườn. Xu hướng hiện này trên thế giới
là thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỉ lệ sản lượng
thịt gia cầm giảm tỉ lệ thịt lợn làm giảm chi phí thức ăn,
giảm tiêu hao nguồn nước. Để sản xuất một đơn vị sản lượng
thịt thì gia cầm tiêu thụ ít nước ngọt nhất và phát thải khí nhà
kính thấp nhất; mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
cao nên tăng sản xuất thịt gia cầm là ưu tiên mà các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển lựa chọn để
thay thế dần một phần thịt lợn. Mặc dù dịch cúm gia cầm đã
gây tổn thất không nhỏ cho ngành nuôi gà lấy trứng ở nhiều
nước, nhất là ở Hoa Kỳ và ở Trung Quốc, năm 2015, tổng

sản lượng trứng gia cầm toàn cầu vẫn tiếp tục tăng và đạt
mức kỷ lục là 70,8 triệu tấn với 1338 tỷ quả trứng, tăng 1,6%
so với năm 2014 ( tăng 1,11 triệu tấn). FAO dự kiến, sản
lượng trứng toàn cầu sẽ đạt tới 100 triệu tấn năm 2035. So
với năm 2000, sản lượng trứng tồn cầu 2015 đã tăng 38,7%,
bình qn tăng 2,2%/năm.
2.7. Hiệu quả sử đụng thức ăn
- Hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa là mức độ tiêu
tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Tùy thuộc vào sản
phẩm mà cách tính hiệu quả sử dụng thức ăn của mỗi loại
hình chăn ni có khác nhau. Tiêu tốn thức ăn trên một kg
tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt được tốc
độ tăng trọng, là chỉ tiêu hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả chăn ni. Khi sinh trưởng nhanh thì quá trình

21


trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt
hơn do đó tiêu tốn thức ăn giảm. Hiệu quả sử dụng thức ăn
còn phụ thuộc vào lồi, dịng, giống cá thể, độ tuổi. Mỗi lồi,
giống, dịng hay cá thể gia cầm đều có kiểu di truyền riêng,
từ đó ảnh hưởng đến q trình trao đổi chất khác nhau nên
hiệu quả tiêu tốn thức ăn cũng khác nhau
2.8. Sức sống và khả năng kháng bệnh
-

Sức sống và khả năng kháng bệnh ở đàn gia cầm là yếu tố
quan trọng giúp cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Tổn thất do
bệnh tật ở gia cầm có những lúc rất lớn và có thể gây nguy

hại cho các gia súc khác và cả con người. Hiện nay, với cơ
chế mở cửa nhập nhiều giống gà có đặc tính sản suất cao từ
nước ngồi hay giữa các tỉnh thì cần quan tâm tới khả năng
thích nghi với điều kiện mơi trường, sức sống và khả năng
kháng bệnh. Đó là yếu tố di truyền số lượng đặc trưng cho
từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng
chống chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh. Yếu tố
ngoại cảnh gây ảnh hưởng đến sức sống của gia cầm như
nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, điều kiện dinh dưỡng, tuổi, tính
biệt…

22


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đàn gà Liên Minh thế hệ II .
- Địa điểm: Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên
Thuận Tường Quảng Ninh (Tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).
- Thời gian: từ ngày 4/9/2020 đến 15/12/2020.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sau của đàn gà Liên Minh
thế hệ II
+ Khả năng sinh trưởng:
• Đặc điểm ngoại hình
• Tỷ lệ sống
• Sinh trưởng tích luỹ

• Sinh trưởng tương đối
• Sinh trưởng tuyệt đối
• Lượng thức ăn thu nhận
• Hiệu quả sử dụng thức ăn
+ Khả năng sinh sản:
• Tỷ lệ hao hụt

23


• Diễn biến thành thục
• Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng
• Tiêu tốn thức ăn / 10 quả trứng
• Một số chỉ tiêu ấp trứng
3.3. Điều kiện nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: chọn từ đàn gà Liên Minh thế hệ I 1000
con sau đó chăm sóc và ni dưỡng theo quy trình chăn ni
gà lơng màu của VCN, sau đó tiến hành quan sát ghi chép về
số liệu.
- Gà mới nở đc ni trong truồng ni thơng thống, cao ráo
- Hệ thống đèn chiếu sáng để gà ăn ngày đêm.
- Quy trình chăm sóc, vệ sinh phịng dịch phịng dịch theo
hướng dẫn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chăm sóc ni dưỡng
Bảng 2: Chăm sóc đàn gà giống theo các giai đoạn
Giai đoạn

Con/m2


Ghép ♂♀

Cho

Ánh sáng

ăn
Gà con 0-4tt

50

Nuôi

Tự

24/24 giờ trong 2 tuần

Gà dị 5-8tt

25

chung

do

đầu sau đó giảm đến ánh
sáng tự nhiên

Gà hậu bị 9-


14

Nuôi chung Tự do

Ánh sáng tự nhiên

16tt

-

Giai đoạn úm gà: từ 1 – 21 ngày tuổi. Khi nhập gà con về
cho ngày vào quây úm đã có sẵn nước sạch đã pha thuốc
tăng sức đề kháng và glucoza. Để cho gà uống nước sau

24


×