Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu trên đất gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRONG
ĐIỀU KIỆN VỤ HÈ THU TRÊN ĐẤT
GIA LÂM, HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn

: TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH

Bộ mơn

: CÂY CƠNG NGHIỆP VÀ CÂY THUỐC

Sinh viên thực hiện

: CAO VĂN BÌNH

Lớp

: KHCTA

Khóa

: 60

HÀ NỘI - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng … năm 2021
Sinh viên

Cao Văn Bình

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự
nỗ lực cố gắng của bản thân trong công việc, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy,
cô trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Cây cơng nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều ý kiến q báu giúp tơi xây dựng và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới TS. Vũ Đình
Chính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của Bộ môn
Cây công nghiệp đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu và tạo nhiều
điều kiện tốt nhất để tôi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ, ủng hộ, động viên tinh thần để tơi hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2021.
Sinh viên
Cao Văn Bình

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ...................................................................................... viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................ 3
1.2.1. Mục đích .................................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới ............................ 4
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ................................................ 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới ........................................... 7
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương tại Việt Nam......................... 13
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ............................................... 13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam .......................................... 17
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 27
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................ 27

3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ................................................................ 27
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 27
3.1.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ........................................... 27
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 28
iii


3.3.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................................... 29
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 29
3.4. Phương pháp xử lý kết quả ......................................................................... 33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 34
4.1. Đặc điểm hình thái giải phẫu của các dịng, giống đậu tương ................... 34
4.1.1. Thân, cành ............................................................................................... 35
4.1.2. Lá............................................................................................................. 37
4.1.3. Hoa, quả và hạt ........................................................................................ 38
4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu tương trong
điều kiện vụ Hè Thu năm 2020. ............................................................ 40
4.2.1. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu tương. ........ 40
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số dịng, giống
đậu tương. .............................................................................................. 48
4.2.3.Đặc điểm sinh trưởng bộ rễ của một số dòng, giống đậu tương ............... 51
4.2.4. Một số chỉ tiêu sinh lý của các dịng, giống đậu tương thí nghiệm .......... 55
4.2.5. Khả năng tích lũy chất khơ của một số dịng, giống đậu tương ............... 58
4.3. Khả năng chống chịu của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện
vụ Hè Thu năm 2020. ............................................................................ 62
4.3.1. Khả năng chống đổ của các dòng, giống. ................................................ 64
4.3.2. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các dòng, giống ................................... 64
4.3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng liên quan đến năng suất của các dòng,

giống đậu tương nghiên cứu. ................................................................. 67
4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số dòng, giống đậu
tương mới lai tạo vụ Hè Thu 2020......................................................... 70
4.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất................................................................ 70
4.4.2. Năng suất của các dòng, giống ................................................................ 73
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 76
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 76
iv


5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 77
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 78
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 84

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASA

Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ

AVRDC

Trung tâm phát triển rau màu châu Á

DT

Diện tích


Đ/C

Đối chứng

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệpLiên Hợp Quốc

KL

Khối lượng

KN

Khả năng

LAI

Chỉ số diện tích lá

NS

Năng suất

R/TC

Tỷ lệ rễ khơ trên khối lượng khơ tồn cây

SL


Sản lượng

TK

Thời kỳ

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới .................. 5
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số nước trên
thế giới trong 3 năm 2015-2017 .............................................................. 6
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam ................. 14
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng các vùng trồng đậu tương tại
Việt Nam năm 2000. ............................................................................. 16
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái của các dịng, giống đậu tương thí nghiệm ......... 34
Bảng 4.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các dòng, giống đậu
tương thí nghiệm ................................................................................... 42
Bảng 4.3. Động thái ra hoa của một số dịng, giống đậu tương thí nghiệm
(hoa/cây/ngày) ....................................................................................... 45
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của 1 số dịng, giống
đậu tương thí nghiệm (cm) .................................................................... 49
Bảng 4.5. Độ dài phân bố rễ qua các thời kỳ sinh trưởng của các dịng, giống
đậu tương thí nghiệm (cm) .................................................................... 51
Bảng 4.6. Số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu của các dịng, giống đậu
tương thí nghiệm ................................................................................... 54
Bảng 4.7. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dịng, giống ................ 56
đậu tương thí nghiệm......................................................................................... 56
Bảng 4.8. Khối lượng chất khơ và tỷ lệ khối lượng rễ so với khối lượng toàn

cây của một số dịng, giống đậu tương thí nghiệm (g/cây) .................... 59
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống đổ của các dịng,
giống đậu tương thí nghiệm................................................................... 63
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu sinh trưởng liên quan đến năng suất đậu tương ...... 69
Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của một số dòng, giống đậu tương....... 70
Bảng 4.12. Năng suất của các dòng, giống đậu tương ....................................... 74

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Động thái ra hoa của một số dịng, giống đậu tương thí nghiệm ..... 46
Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số dịng,
giống đậu tương thí nghiệm................................................................... 50
Đồ thị 4.3. Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của một số dịng, giống
đậu tương thí nghiệm. ............................................................................ 75

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên :CAO VĂN BÌNH , MVS :601728, Lớp : K60KHCTA
Tên đề tài : “Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất của một số
dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ Hè Thu trên đất Gia Lâm, Hà Nội”.
Mục đích : - Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và năng suất
của các dịng, giống đậu tương, từ đó đề xuất một số dịng, giống có triển vọng
đưa vào so sánh giống tiếp theo.
Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
Tiến hành khảo sát 20 dịng, giống trong tập đồn gồm 75 dòng, giống đậu
tương trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2020 trên đất Gia Lâm - Hà Nội.
Giống VX93 được chọn làm đối chứng.
Bố trí thí nghiệm


viii


SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM
Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

VX93(Đ/C)
AU2
AU3
AU4
AU6
AU7
AU8
AU10
AU14
AU19

AU22
AU23
AU24
AU25
ĐH4 x ĐT12(V)
ĐH4 x ĐT12(N)
DT84 x ĐT12(V)
DT84 x AU5(CS)
23 (27/10)
5* (4/11)


Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu : Các chỉ tiêu hình thái giải
phẫu, Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, Các chỉ tiêu sinh lý, Khả năng
chống chịu, Các yếu tố cấu thành năng suất
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng chương trình Excel.
Kết quả nghiên cứu :
Từ kết quả nghiên cứu 20 dịng, giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu
2020 trên đất Gia Lâm - Hà Nội tôi rút ra một số kết luận như sau:

ix


+ Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống đậu tương nghiên cứu dao động từ
63,83% (AU10) đến 90,6% (AU23). Giống đối chứng VX93 có tỷ lệ nảy mầm là
85,6%. Tổng thời gian sinh trưởng của các dòng, giống biến động trong khoảng
93 ngày đến 108 ngày. Giống đối chứng VX93 có tổng thời gian sinh trưởng là
102 ngày.
+ Thời gian nở hoa của các giống biến động từ 15 ngày đến 23 ngày.
Tổng số hoa/cây biến động từ 97,10 hoa/cây AU8 đến 189,6 hoa/cây (ĐH4 x
ĐT12(V)). Giống đối chứng VX93 có thời gian nở hoa là 16 ngày và có tổng số
hoa là 151,4 hoa/cây.
+ Các dịng, giống có chiều cao thân chính biến động từ 42,44 – 76,18 (cm).
Trong đó thấp nhất là dịng AU4 (42,44cm). Giống đối chứng VX93 có chiều cao
thân chính là 76,18 (cm), cũng là giống có chiều cao thân chính cao nhất.
+ Số lượng và khối lượng nốt sần tăng dần và đạt cao nhất vào thời kỳ ra

Quả mẩy. Số lượng nốt sần dao động từ 19,0 nốt/cây (23 (27/10)) đến 30,0 nốt/cây
(AU22), khối lượng nốt sần biến động khoảng 0,21 – 0,52 g/cây. Giống VX93 đạt
29,0 nốt/cây với khối lượng nốt sần tương ứng là 0,44 g/cây.
+ Thời kỳ quả mẩy là thời kỳ diện tích lá, chỉ số diện tích lá đạt tối đa.
Diện tích lá dao động trong khoảng 8,41 – 13,15 (dm2 lá/cây), trong đó giống đối
chứng VX93 có diện tích lá đạt 11,01 (dm2 lá/cây). Chỉ số diện tích lá ở thời kì
này dao động từ 2,52 đến 4,60 (m2 lá/m2 đất); giống đối chứng VX93 có chỉ số
diện tích lá đạt 3,85 (m2 lá/m2 đất).
+ Khối lượng chất khô cao nhất vào thời kỳ quả mẩy, biến động từ 9,48g/cây
(AU4) đến 22,88 g/cây (5*(4/11)). Giống đối chứng VX93 có khối lượng chất
khơ là 11,45 g/cây.
+ Tổng số quả/cây của các dòng, giống đậu tương biến động từ 45,2 quả
(AU14) đến 90,2 quả (AU2). Giống đối chứng VX93 đạt 79,0 quả. Tỷ lệ quả
chắc biến động từ 86,80% (VX93) đến 99,50% (ĐH4 x ĐT12(V)).

x


+ Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tương đạt từ 14,57 đến
26,48 tạ/ha. Giống đối chứng VX93 có năng suất thực thu đạt 18,64 tạ/ha. Một
số dịng, giống có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao là ĐH4 x
ĐT12(V) (30,24 và 26,48 tạ/ha) , AU2 (32,13 và 26,43 tạ/ha), AU6 (30,4 và
26,32tạ/ha).

xi


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đậu tương hay còn gọi là đậu nành có tên khoa học là Glycine max (L.)

Merill thuộc họ đậu (Fabaceae), là cây trồng đứng thứ 3 về tầm quan trọng sau
cây lúa và cây ngơ, là cây cơng nghiệp ngắn ngày, có tác dụng nhiều mặt trong
đời sống xã hội như: cung cấp thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho gia
súc, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và luân canh, tăng vụ, cải
tạo đất. Cây đậu tương có thể cố định và bổ sung vào đất từ 60-80 kg N/ha,
tương đương với 300-400 kg đạm sunphat (Chu Văn Tiệp, 1981). Thân lá đậu
tương cày vùi có giá trị cải tạo đất rất tốt.
Giá Trị dinh dưỡng cao của cây đậu tương được các nhà khoa học xếp vào
một trong những cây trồng thuộc dạng “thực phẩm chức năng” và đóng vai trị
thiết yếu để nâng cao tiêu chuẩn thực phẩm cho con người ở những nước đang
phát triển trong tình trạng thiếu hụt protein (Chaudhary, 1985). Lượng dầu của
cây đậu tương đứng ở vị trí thứ nhất trong tổng số dầu thực vật được tiêu thụ
trên thế giới.
Rất nhiều chất dinh dưỡng được chứa trong hạt đậu tương, thành phần hóa
học chính của đậu tương là: Protein (38-40%), Lipid (12-25%), Glucid (1015%). Ngồi ra, trong đậu tương cịn có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na,
S... và các vitamin A, B1, B2, C, D, E, K... Trong protein của đậu tương có chứa
tám loại amino acids thiết yếu cho cơ thể con người là: Tryptophan, Leucine,
Isoleucine, Valine, Threonine, Lysine, Methionine, Phenylalanine. Protein của
đậu tương dễ tiêu hóa hơn thịt và khơng có các thành phần tạo thành cholesterol,
khơng có các dạng acid uric,...
Vì có hàm lượng dinh dưỡng trong đậu tương cao nên sản phẩm từ đậu
tương rất đa dạng. Đậu tương được chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ
công và hiện đại, dưới dạng các sản phẩm tươi, khô và lên men… như đậu phụ,
1


tào phớ, sữa đậu nành, xì dầu… đến các sản phẩm cao cấp như cà phê đậu
tương, chocolate đậu tương, bánh kẹo, thịt nhân tạo. Đậu tương có thể chế biến
thành giị chả cho người ăn chay. Ngồi các ứng dụng trong cơng nghệ thực
phẩm, chúng cịn được dùng trong y dược (dùng làm thức ăn cho người bị bệnh

đái đường, thấp khớp, suy nhược thần kinh,…) trong công nghiệp dược phẩm
(bột đậu tương được thủy phân axit để chế biến acid glutamic), trong nông
nghiệp (làm thức ăn gia súc), dầu đậu tương còn được dùng làm nhiên liệu để
chạy các động cơ diesel…
Đậu tương trở thành cây trồng quan trọng thứ 4 trên thế giới sau lúa mì, lúa
nước và ngô. Ở Việt Nam, đậu tương cũng được phát triển từ rất lâu đời và được
chia thành 6 vùng sản xuất chính đó là vùng Đơng Nam Bộ (26,2%), miền núi
Bắc Bộ (24,7%), đồng bằng Sông Hồng (17,5%), đồng bằng Sông Cửu Long
(12,4%), đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ
trồng đậu tương thấp hơn.
Trồng đậu tương cịn có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp vì
các nốt sần trên rễ cây đậu tương là các nhà máy phân đạm tí hon, vi khuẩn
Rhizobium Japonium trong các nốt sần sống cộng sinh với cây đậu tương tổng
hợp đạm từ khí trời, làm giàu đạm cho đất theo phương trình phản ứng:
N2 + 8H+ + 8e-  2NH3 + H2
Theo Gibson (1995), hàng năm trên thế giới có khoảng 120-160 triệu tấn
Nitơ trong khí quyển được cố định và chuyển hóa thành nguồn đạm dưới các
dạng khác nhau thông qua quá trình cố định đạm sinh học. Lượng đạm này ước
tính gấp 2 lần lượng phân Nitơ hóa học được sản xuất ra hàng năm trên toàn thế
giới.
Đậu tương là cây trồng rất thích hợp trong các mơ hình ln - xen canh vì
có khả năng cải tạo đất và góp phần phá vỡ chu kỳ sâu bệnh trong luân canh trên
tất cả các vùng sinh thái từ Bắc vào Nam.
Việt Nam có điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp để cây đậu tương
2


sinh trưởng và phát triển tốt, nhờ đó Việt Nam có tiềm năng mở rộng diện tích
và nâng cao năng suất, cũng như chất lượng đậu tương. Tuy nhiên, hiện nay
năng suất và chất lượng đậu tương ở Việt Nam cịn thấp. Vì vậy, các nhà chọn

tạo giống đã và đang nghiên cứu để tạo ra những giống đậu tương có năng suất
cao, chất lượng, khả năng thích nghi và chống chịu sâu bệnh tốt. Trong quá trình
chọn tạo giống đậu tương, khảo sát là một bước quan trọng nhằm đề ra một số
dịng, giống có triển vọng để đưa vào so sánh giống. Góp phần giải quyết vấn đề
đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá sinh trưởng phát triển và
năng suất của một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ Hè Thu trên
đất Gia Lâm, Hà Nội.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và năng suất của các
dịng, giống đậu tương, từ đó đề xuất một số dịng, giống có triển vọng đưa vào so
sánh giống tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống đậu tương trong
vụ Hè Thu năm 2020 trên đất Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu
tương trong vụ Xuân năm 2020 trên đất Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng, giống đậu tương trong vụ
Hè Thu năm 2020 trên đất Gia Lâm – Hà Nội.
- Đánh giá được khả năng chống chịu và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của
các dòng, giống đậu tương trong vụ Hè Thu năm 2020 trên đất Gia Lâm – Hà
Nội.
- Xác định được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng,
giống đậu tương trong vụ Hè Thu năm 2020

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới

2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương, hiện nay được trồng khắp nơi trên thế giới tại 78 nước. Theo
Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO), đến năm 2009, diện tích đậu tương tăng
lên 98,8 triệu ha, sản lượng tới 222,30 triệu tấn, năng suất 22,49 tạ/ha, tập trung
nhiều nhất ở Châu Mỹ (76,0%), tiếp đến là Châu Á (20,6%). Diện tích đậu
tương trên thế giới trong 20 năm từ 1990 – 2009 tăng 1,72 lần (từ 57,10 triệu ha
lên 98,80 triệu ha), năng suất tăng 1,2 lần (từ 18,90 tạ/ha lên 22,49 tạ/ha), sản
lượng tăng gấp 2 lần (từ 108,40 triệu tấn lên 222,30 triệu tấn, tăng trung bình
5,7% 1 năm).
Đậu tương chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu dinh dưỡng con người, ép
dầu đậu tương, sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi... Dầu đậu tương chiếm tới
80% lượng dầu ăn được tiêu thụ. Sản phẩm hàng năm được tiêu thụ toàn bộ, các
nước xuất khẩu chủ yếu ở Châu Mỹ, các nước nhập khẩu chủ yếu là Châu Á,
khoảng 1/3 sản lượng sản xuất được tiêu dùng tại chỗ.
Trong nền kinh tế hiện nay cây đậu tương đóng vai trị rất quan trọng bởi nó
vừa là cây lấy dầu vừa là cây có giá trị dinh dưỡng cao, ngồi ra chúng cịn có
khả năng thích ứng rộng và tác dụng cải tạo đất rất tốt. Từ các giá trị đó mà cây
đậu tương được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư chú trọng vào sản
xuất.
Theo tổ chức FAO cho biết tình hình sản xuất đậu tương trong những năm
gần đây ngày càng được mở rộng, phát triển và được thể hiện qua các tiêu chí
như: diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của từng năm.

4


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2007

90,19

24,36

219,79

2008

96,49

23,97

231,29

2009

99,37

22,47


223,31

2010

102,84

25,76

264,95

2011

103,86

25,19

261,62

2012

105,47

22,91

241,73

2013

111,16


24,98

277,67

2014

117,54

26,07

306,51

2015

120,79

26,75

323,20

2016

121,53

27,55

334,89

Năm


(Nguồn: FAOSTAT, 2021)
Trong suốt 10 năm vừa qua (2007-2016), trên thế giới, đậu tương có diện
tích, sản lượng cũng như năng suấ tăng một cách đáng kể. Theo FAO 2021, diện
tích trồng đậu tương năm 2016 trên thế giới là 121,53 triệu ha, năng suất bình
quân 27,55 tạ/ha, sản lượng đạt 334,89 triệu tấn, tăng 31,34 triệu ha và 115,1
triệu tấn so với năm 2007 (Bảng 2.1).
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương, nhưng sản xuất đậu
tương tập trung chủ yếu vẫn là ở 4 nước như: Mỹ, Brazil, Trung Quốc,
Argentina (Phạm Văn Thiều, 2006). Trong đó, Mỹ, Brazil và Argentina là
những nước sản xuất đậu tương hàng đầu trên thế giới và chiếm 70% diện tích
đậu tương toàn cầu hàng năm.

5


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số nước
trên thế giới trong 3 năm 2015-2017
ĐVT: Diện tích: triệu ha.

Năng suất: tạ/ha.

Sản lượng: triệu tấn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2015
Quốc gia

DT

NS

SL

DT

NS

SL

DT

USA

33,12

32,28

106,95

33,46

34,93

116,92

36,22


32,99 119,51

Brazil

32,18

30,28

97,46

33,18

29,04

96,39

33,93

33,76 114,59

Argentina

19,35

31,75

61,44

19,50


30,14

58,79

17,33

31,71

54,97

6,50

18,11

11,78

7,09

18,03

12,79

7,34

17,91

13,15

Trung


NS

SL

Quốc

(Nguồn: FAOSTAT, 2021)
Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy ln có sự biến động về cả diện tích, năng
suất cùng với sản lượng đậu tương qua các năm. USA chiếm phần lớn về diện
tích gieo trồng cũng như năng suất đậu tương, tiếp theo là Brazil với sự chênh
lệch cũng không đáng kể. Trung Quốc là nước có diện tích, năng suất và sản
lượng thấp hơn so với ba nước cịn lại.
Nước Mỹ có diện tích trồng đậu tương chiếm trên 30% tổng diện tích,
sản lượng đạt trên 36% tổng sản lượng thế giới và là nước có năng suất đậu
tương lớn nhất. Năm 2017, Mỹ có diện tích trồng đậu tương là 36,22 (triệu ha)
gần như gấp gần 5 lần so với diện tích trồng của Trung Quốc (7,34 triệu ha), với
sản lượng đạt 119,51 (triệu tấn) cao gấp 9 lần so với sản lượng đậu tương của
Trung Quốc (13,15triệu tấn).
Brazil là nước sản xuất đậu tương đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ.
Diện tích cũng như sản lượng đậu tương ở Brazil tăng rõ rệt từ năm 2015-2017.

6


Năm 2015 sản lượng đậu tương của Brazil đạt 97,46 (triệu ha), đến năm 2017
sản lượng đậu tương tăng lên đến 114,59 (triệu tấn).
Đậu tương ở Brazil chủ yếu được dùng làm bột và ép dầu. Chính phủ
Brazil khuyến khích đẩy mạnh công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu
khô dầu, bột đậu...
Ở Argentina, đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mỳ. Tuy

nhiên, diện tích và năng suất đậu tương của nước này có xu hướng giảm dần qua
các năm, nhưng cũng không đáng kể. Năm 2015 có diện tích 19,35 (triệu ha),
đến năm 2017 giảm cịn 17,33 (triệu ha).
Đậu tương của Trung Quốc đang có xu hướng tăng cả về diện tích và sản
lượng qua các năm từ 2015-2017, nhưng không đồng đều. Năng suất đậu tương
năm 2015 cao hơn (18,11 tạ/ha) mà chỉ được trồng trên diện tích 6,50 (triệu ha)
trong khi năm 2017, đậu tương được trồng trên 7,34 triệu ha mà năng suất chỉ đạt
17,91 (tạ/ha).
Ngồi bốn nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là
những nước sản xuất đậu tương từ lâu đời ( Lê Thị Lý, 2009).
Các nước nhập khẩu đậu tương lớn gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,
Đài Loan… Nhu cầu đậu tương trên thế giới tăng bình quân 4–5 %/năm, riêng
Trung Quốc tăng 8%, bình quân tiêu dùng đậu tương tại Trung Quốc là 36,20
kg/người/năm. Châu Á là nơi tiêu thụ gần 90 triệu tấn/năm chiếm 40% sản
lượng đậu nành toàn cầu, sản xuất tại chỗ mới đạt 26,60 triệu tấn/năm còn phải
phụ thuộc tới 70% vào lượng đậu nành nhập khẩu (khoảng 63,30 triệu tấn/năm).
2.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Hiện nay, việc tuyển chọn giống đậu tương trên thế giới được tổ chức bởi
các tổ chức nghiên cứu quốc tế như INTSOY (Chương trình Nghiên cứu Đậu
tương Quốc tế), Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia
(ASIAR), Viện Quốc tế Nông nghiệp nhiệt đới (IITA), Mạng lưới Đậu đỗ và

7


Ngũ cốc Châu Á (CLAN).
Hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung về giống, kỹ thuật canh tác,
năng suất và chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận như sâu
bệnh, ngập úng, hạn hán, tình trạng chua mặn và đất nghèo dinh dưỡng (FAO Rapa, 2002).
Việc lưu trữ nguồn gen có vai trị đặc biệt quan trọng, là cơ sở cho việc

nghiên cứu và chọn tạo giống. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nước tiến
hành công việc lưu trữ nguồn gen đậu tương như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Nam Phi… với tổng số khoảng trên 45 nghìn mẫu
giống.
Từ thí nghiệm nghiên cứu của Baihaki et al. (1976) cho biết kết quả
như sau: khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thời vụ đến 4 giống và 44 dòng đậu
tương đã thu được kết quả là thời vụ có tương tác chặt chẽ với 12 tính trạng
nghiên cứu trong đó có năng suất hạt (Ngơ Thế Dân và Trần Đình Long, 1999).
Kwon và cộng sự (1972), khi tiến hành nghiên cứu tập đoàn giống
đậu tương địa phương, đã cho kết quả như sau: Năng suất hạt tương quan nghịch
với thời gian sinh trưởng giai đoạn từ gieo đến ra hoa.
Ở vùng nhiệt đới, thời vụ gieo trồng đậu tương phần lớn do mùa mưa
quyết định. Thời gian gieo trồng thay đổi trong năm, có nghĩa là cây đậu tương
sẽ mọc dưới điều kiện chiếu sáng khác nhau của quang chu kỳ (Hinson K. and
E. E. Hartwig, 1990).
Trung tâm phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 đã phân phát trên 20.000
giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Kết quả
đánh giá giống Aset với các giống đậu tương đã đưa vào trong mạng lưới sản
xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 1994). Ví dụ AK03 bắt
nguồn từ giống đậu tương nhập nội G2261, đưa vào mạng lưới sản xuất năm

8


1998 ở Việt Nam, giống BPT - SyT6 năm 1990 tại Philipines, giống Kaohsung
N3 năm 1991 tại Đài Loan, giống KPS 292 năm 1992 tại Thái Lan (Hội thảo tại
Biên Hịa, 1996). Năm 1992 có 12 nước nhiệt đới trong đó có cả Việt Nam quan
hệ với tập đồn gen đậu tương của AVRDC, đã chọn lọc thành công 24 giống
đậu tương có năng suất cao, thích ứng với điều kiện trồng trọt, điều kiện sinh

thái của từng quốc gia và có khả năng chống bệnh gỉ sắt.
Mỹ đã chọn tạo được ra nhiều giống đậu tương mới dựa vào sử dụng các
phương pháp như: chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và lai tạo. Thí nghiệm đầu
tiên ở Mỹ được tiến hành vào năm 1804 tại bang Pelecibuanhia, đến năm 1893 ở
Mỹ có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập được từ các nơi trên thế giới.
Hiện nay, Mỹ đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương và đã tạo ra
một số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytopthora và thích ứng
rộng như Amsoy 71, Lec 36, Clark 63, Herkey 63. Sử dụng các tổ hợp lai cũng
như nhập nội, thuần hóa trở thành giống thích nghi với từng vùng sinh thái là
hướng chủ đạo trong công tác nghiên cứu chọn giống đậu tương của Mỹ, đặc
biệt là nhập nội để bổ sung quỹ gen. Cơng tác chọn giống ở Mỹ có mục đính
chính là chọn ra những giống có khả năng thâm canh, phản ứng với quang chu
kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng protein cao, dễ
bảo quản và chế biến (Johnson and Bernard, 1967).
Vào năm 2006, Trạm thử nghiệm Nông nghiệp thuộc Đại học Bắc Dakota
(NDSU) đã phát triển được giống đậu tương chuyển gen G7008RR kháng thuốc
trừ cỏ Roundup có năng suất 6 tấn/ha.
Nhà di truyền học của Đại học Illinois, Ram Singh, đã tìm cách lai giống
đậu tương phổ biến, Dwight (Glycine max) với một loại cây lâu năm hoang dã
mọc như cỏ dại ở Australia, để có được những cây đậu nành thụ phấn với khả
năng kháng các bệnh gỉ sắt, u nang tuyến trùng và các mầm bệnh khác.
Không chỉ là nước đứng thứ 2 thế giới về sản xuất đậu tương mà Brazil còn
9


có nhiều thành tựu nghiên cứu trong cơng tác chọn tạo các dịng giống đậu
tương. Năm 1976, Brazil đã có gần 1500 giống đậu tương đã được trung tâm
nghiên cứu quốc gia chọn tạo trong đó có một số giống có năng suất cao thích
hợp với vùng đất vĩ độ thấp ở trung tâm Brazil như: Numbaira, IAC-8,
Cristalina. Năng suất cao nhất là giống Cristalina đạt 3,80 tấn/ha.

Trung Quốc đã áp dụng phương pháp lai hữu tính và ứng dụng công nghệ
gen để nghiên cứu và chọn tạo giống đậu tương vào năm 2003. Theo Yayun
Chen et al. (2006) đến năm 2005, Trung Quốc đã chọn được khoảng 1100 giống
có các đặc điểm quý như năng suất cao, hàm lượng dầu cao, thời gian sinh
trưởng ngắn, chống chịu tốt... Trong đó có giống Lunxuan 1 đạt năng suất 5,97
tấn/ha, giống lai đầu tiên là Hybsoya 1 có năng suất cao hơn 21,9% so với giống
ban đầu.
Trung Quốc còn là một quốc gia rất quan tâm đến công tác chọn tạo giống
cho nên nước này đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chọn tạo giống đậu
tương. Trung Quốc đã thu thập được nhiều nguồn gen khác nhau từ nhiều quốc
gia trên thế giới, đồng thời không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học để cải tạo
các giống cũ. Kết quả đã chọn tạo ra nhiều giống mới mang nhiều ưu điểm như
CN001, CN002, HTF18, YAT12…cho năng suất trung bình từ 34 - 42 (tạ/ha) trên
nhiều vùng sản xuất. Gần đây, Trung Quốc đã tạo ra một số giống có năng suất
cao nhập khẩu vào Việt Nam như giống Tạp Hoàng Số 4, năng suất 40 - 45
(tạ/ha) trên diện tích đại trà . Tuy nhiên do dân số đông cùng với nhu cầu tiêu
dùng đậu tương trong nước cao nên Trung Quốc từ một nước xuất khẩu đã thành
quốc gia nhập khẩu đậu tương (Nguyễn Thu Huyền, 2004).
Từ năm 1961, Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu chương
trình chọn tạo giống và đã đưa vào sản xuất một số giống như: Kaohsing 3,
Tainung 3, Tainung 4,… Các giống này (đặc biệt là Tainung 4) còn được dùng
làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác
10


như Trạm thí nghiệm Marjo (Thái Lan), Trường Đại học Philippin.
Theo Sumarno (1987), khi nghiên cứu chọn giống đậu tương ở Indonesia
cho biết nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương ở Indonesia là do: giống địa
phương năng suất thấp, hạt giống kém chất lượng, làm đất và phòng trừ cỏ dại
kém, bị nhiễm sâu bệnh, quá nhiều nước trong thời kỳ sinh trưởng hoặc khô hạn

ở thời kỳ sinh thực, trồng đậu tương trên đất khơng thích hợp và đầu tư thấp.
Tìm hiểu phản ứng của cây đậu tương từ khi lá mầm xuất hiện với độ dài
chiếu sáng khác nhau thấy rằng thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây đậu
tương phụ thuộc vào độ dài chiếu sáng 8, 10, 12 và 14 giờ (Singh and
Chaudhary, 1985).
Ở Ấn Độ, tại Trường Đại học Tổng hợp Pathaga từ năm 1963 đã bắt đầu
khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội. Đến năm 1967 chương trình
đậu tương tồn Ấn Độ được thành lập với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm giống
mới, phát hiện ra những giống chống chịu cao với bệnh khảm virus, đồng thời
tạo ra được một số giống mới có triển vọng như: Birsasoil, DS 74-24-2, DS 7316, tổ chức AICRPS (The All India Coordinated Research Porject on Soybean)
và NRCS (National Research Centre for Soybean) đã tập trung nghiên cứu về
genotype phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu Nhiệt đới. Năm 1985,
Singh và Chaudhary đã xác định được rằng: 6 giống trong 32 giống đậu tương
triển vọng cho năng suất cao, nhạy cảm trên trung bình và ổn định đó là giống
HM93, PK73-94, PK321, Bragg và SH1.
Có 3472 mẫu giống đậu tương đang lưu giữ tại Ngân hàng gen Quốc gia Ấn
Độ được bảo quản ở -18 0C bao gồm 4 loại dạng hình sinh trưởng, 120 giống đã
cơng nhận và 2 mẫu giống đã được đăng ký quốc tế (J. Radhamani and Kalyani
Srinivasan, 2009).
Năm 2002, Takashi Sanbuichi and Muchlish Adie cho biết các nhà khoa
học tại Indonesia đã nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương Wilis 2000 từ giống
11


Wilis. Giống này đã cải thiện được các đặc tính nông sinh học như thời gian sinh
trưởng, dạng cây và đặc điểm của hạt, đặc biệt năng suất tăng 5% so với giống
gốc.
Sự phối hợp giữa hai Trung tâm MOAC và CGPRT tại Thái Lan nhằm cải
tiến giống có năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính (gỉ sắt,
sương mai, vi khuẩn...) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, hạn hán và

ngắn ngày (Judy and Jackobs, 1979).
Nhà thực vật học Senthil Subramanian của South Dakota State University
(SDSU) đang dẫn đầu một nghiên cứu mới để xác định các cơ chế thực vật chỉ
huy và phối hợp sự hình thành các nốt sần đậu tương.
Năng suất hạt có tương quan thuận với ngày chín, chiều cao cây và khối
lượng hạt (Weber and Moorthy, 1952). Đồng thời, cũng có một mối tương quan
thuận chặt chẽ giữa năng suất hạt với số quả trên cây, chiều cao cây, thời gian
50% số cây ra hoa và thời gian sinh trưởng (Kaw and Madhava, 1972). Nhưng
theo Kwon et al. (1972), khi nghiên cứu tập đoàn giống đậu tương lại cho rằng,
năng suất hạt lại tương quan nghịch với thời gian sinh trưởng và giai đoạn từ
gieo đến ra hoa.
Từ đó cho thấy, các nhà chọn tạo giống trên thế giới không chỉ tập trung
nghiên cứu, chọn tạo các giống đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính (phương
pháp truyền thống) mà cịn tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại như:
công nghệ di truyền, công nghệ sinh học,... để chọn tạo ra các giống đậu tương có
năng suất cao, chất lượng tốt, ngồi ra cịn chống chịu sâu bệnh, chống chịu với
điều kiện bất thuận (chịu úng, chịu hạn, chịu mặn...) thích ứng với biến đổi khí hậu
như hiện nay.

12


2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương là một trong 8 cây lấy dầu quan trọng (chiếm 97% sản lượng
cây lấy dầu trên thế giới) (Ngô Thế Dân, 1999). Đậu tương là cây trồng ngắn
ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, đồng thời có phạm vi thích ứng
rộng từ 48o vĩ độ Bắc đến 30o vĩ độ Nam (Nguyễn Văn Hiển, 2000), có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau.
Tại Việt Nam, đậu tương là một trong những cây trồng được Chính phủ ưu tiên

phát triển trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
ở một số địa phương (Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005). Nhu cầu tiêu
thụ dầu thực vật trong nước và xuất khẩu khá lớn (Đỗ Quốc Dũng, 2005). Chính phủ
đã đưa ra các chương trình nghiên cứu nhằm mở rộng diện tích, nâng cao năng suất
và sản lượng của đậu tương qua các năm.
Đậu tương được trồng trên 28 tỉnh ở khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc
và 30% ở miền Nam. Khoảng 65% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, nơi
đất không cần quá màu mỡ, 35% còn lại được trồng ở những vùng đất thấp ở khu
vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Giai đoạn từ 2001 – 2004, có 7 giống đậu tương được chính thức cơng nhận và
được gieo trồng trên diện tích 7097 ha, làm tăng sản lượng 944 tấn, đóng góp cho
việc sản xuất một lượng đậu tương đáng kể (Bùi Chí Bửu và cộng tác viên., 2005).
Tuy nhiên, hiện nay năng suất các giống đậu tương bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố như hạn hán, mưa lũ, giống mẫn cảm với quang kỳ, nhiễm sâu bệnh và dạng hình
cây chưa phù hợp với yêu cầu thâm canh (trồng xen, trồng mật độ cao). Bên cạnh đó
cịn tác động của nhiều yếu tố khác như người dân khơng có đủ điều kiện để giữ
giống qua mùa sau, khơng duy trì được sự nảy mầm vì hạt bị oxy hóa, các giống
truyền tay nhau không rõ nguồn gốc, thường lẫn tạp chất, do đó năng suất thường
khơng cao và kém hiệu quả.
13


×