HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
--------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẶN VÀ LƯỢNG
BÓN NẤM RỄ CỘNG SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CÂY THỔ SÂM CAO LY
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. NGUYỄN THỊ THANH HẢI
Bộ mơn
: CÂY CƠNG NGHIỆP VÀ CÂY THUỐC
Sinh viên thực hiện
: LÀNG THỊ DUYÊN
Mã SV
: 602019
Lớp
: K60KHCDL
HÀ NỘI - 2021
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành được khóa luận này, ngồi sự cố gắng của bản
thân, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cơ, bạn bè và gia
đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Nông học, đặc biệt
là các thầy cô trong bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc đã quan tâm giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tơi thực hiện và hồn thành đề tài. Để có đươc kết quả
nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải, cô
đã giúp đỡ và trực tiếp chỉ bảo tận tình cho đến khi hồn thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và gia đình của tơi. Những lời động
viên, chia sẻ cũng như sự giúp đỡ của họ đã giúp tơi rất nhiều trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khóa luận
này sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài báo cáo được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, kính chúc thầy cơ, bạn bè và gia đình mạnh khỏe, thành cơng
trong cuộc sống.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................... ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2.
Mục đích ................................................................................................. 2
1.3.
Yêu cầu ................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1.
Giới thiệu chung ..................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm phân bố của Thổ sâm cao ly ................................ 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ............................................................................ 3
2.1.3. Thành phần hóa học ................................................................................ 4
2.1.4. Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc thổ sâm cao ly ............... 7
2.2.
Giá trị và cơng dụng của thổ sâm cao ly ................................................. 8
2.2.1. Tính vị, công năng .................................................................................. 8
2.2.2. Công dụng ............................................................................................... 8
2.2.3. Một số bài thuốc trong đơng y ................................................................ 9
2.3.
Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................ 10
2.3.1. Những nghiên cứu ở Việt Nam về cây thổ sâm cao ly ......................... 10
2.3.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 11
2.4.
Ảnh hưởng của mặn đến cây trồng ....................................................... 14
2.4.1. Tình hình nhiễm mặn đất trồng và tác hại của mặn đến cây trồng. ...... 14
2.4.2. Một số biện pháp giảm thiểu tác hại của mặn đối với cây trồng. ......... 16
ii
2.4.3. Cơ chế chống chịu mặn của thực vật .................................................... 16
2.5.
Nấm rễ cộng sinh AMF ........................................................................ 18
2.5.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 18
2.5.2. Sự hỗ trợ kháng mặn của nấm rễ cộng sinh trên cây trồng .................. 19
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 22
3.1.
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................... 22
3.1.1. Đối tượng ............................................................................................. 22
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 22
3.3.
Nội dung nghiên cứu............................................................................. 22
3.4.
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 23
3.4.2. Kỹ thuật trồng trọt................................................................................. 24
3.5.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................. 24
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển .................................................. 24
3.5.2. Các chỉ tiêu liên quan tính chống chịu.................................................. 25
3.6.
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................. 26
3.7.
Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 27
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 28
4.1.
Ảnh hưởng của mặn và AMF đến bộ rễ của cây thổ sâm cao ly .......... 28
4.1.1. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến chiều dài rễ cây thổ sâm cao ly. ..... 28
4.1.2. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến đường kính củ của thơ sâm cao ly . 30
4.1.3. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến khối lượng rễ của thổ sâm cao ly ... 31
4.2.
Ảnh hưởng của mặn và AMF đến bộ lá của thổ sâm cao ly................. 33
4.2.1. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến diện tích lá cây thổ sâm cao ly. ...... 35
4.2.2. Ảnh hưởng đến chỉ số diệp lục SPAD .................................................. 36
4.3.
Ảnh hưởng của mặn và AMF đến thân và cành của cây thổ sâm cao ly. .. 38
4.3.1. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến số cành cấp 1 của thổ sâm cao ly. .. 39
iii
4.3.2. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến sự phát triển của cành cấp 1 của cây
thổ sâm cao ly….............................................................................................. 40
4.4. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến khả năng tích lũy chất khơ của cây thổ
sâm cao ly. ....................................................................................................... 41
4.5. Ảnh hưởng của mặn và AMF lên hiệu suất huỳnh quang diệp lục của thổ
sâm cao ly ........................................................................................................ 44
4.6. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến độ rò rỉ ion trong cây thổ sâm cao ly. 46
Đơn vị: % ........................................................................................................ 47
4.7. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến độ thiếu hụt bão hòa nước của thổ sâm
cao ly ……....................................................................................................... 48
4.8. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến sự tích lũy các nguyên tố dinh dưỡng
trong cây thổ sâm cao ly.................................................................................. 48
4.9. Ảnh hưởng của mặn và AMF đến hàm lượng hoạt chất trong cây thổ sâm
cao ly…….. ..................................................................................................... 51
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 59
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của mặn và AMF đến chiều dài rễ cây thổ sâm cao ly....... 29
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến đường kính củ của Thổ sâm cao
ly ...................................................................................................................... 30
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến khối lượng rễ của Thổ sâm cao
ly. ..................................................................................................................... 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến chỉ số SPAD lá thổ sâm cao ly. 36
Bảng 4.5: Trung bình số cành cấp 1 cây của các công thức qua các .............. 39
giai đoạn. ......................................................................................................... 39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến khả năng tích lũy thất khơ của
thổ sâm cao ly. Đơn vị: gram .......................................................................... 42
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến hiệu suất huỳnh quang diệp lục
của Thổ sâm cao ly .......................................................................................... 44
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến hàm lượng các nguyên tố khoáng
trong cây. ......................................................................................................... 49
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến hàm lượng hoạt chất trong cây
thổ sâm cao ly.................................................................................................. 51
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến tỉ lệ rụng lá của thổ sâm cao
ly. ..................................................................................................................... 34
Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của mặn và AMF đến diện tích lá của thổ sâm cao ly.
......................................................................................................................... 35
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến sự phát triển của cành cấp 1
cây thổ sâm cao ly. .......................................................................................... 40
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến khả năng tích lũy thất khơ của
thổ sâm cao ly.................................................................................................. 43
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến hiệu suất huỳnh quang diệp lục
của thổ sâm cao ly. .......................................................................................... 46
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của mặn và AMF đế độ rò rỉ ion của cây thổ sâm cao
ly. ..................................................................................................................... 47
Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng của mặn và AMF đến độ thiếu hụt bão hòa nước của
thổ sâm cao ly .................................................................................................. 48
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc phân tử của Saponin. ............................................................. 5
Hình 2: a) Cấu trúc phân tử Pyrogallic tannin ................................................ 5
b) Cấu trúc phân tử Pyrocatechic tannin ........................................... 5
Hình 3: Cấu trúc phân tử của các loại Flavonoid ............................................. 6
Hình 4: Cấu trúc phân tử Triterpenes ............................................................... 6
Hình 5: Cấu trúc phân tử các loại phytosterol .................................................. 6
Hình 6: Sơ đồ ảnh hưởng của mặn đến cây trồng. .......................................... 15
Hình 7: Sự điều hịa gen ở rễ khi thực vật đáp ứng với stress mặn. ............... 17
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
Cs
Cộng sự
CT
Công thức
SPAD
Chỉ số diệp lục
ST15N
Sau trồng 15 ngày
TGM
Trước gây mặn
GM15N
Gây mặn 15 ngày
KTGM
Kết thúc gây mặn
SPH5N
Sau phục hồi 5 ngày
SPH10N
Sau phục hồi 10 ngày
SPH15N
Sau phục hồi 15 ngày
THBHN
Thiếu hụt bão hòa nước
HLNLK
Hàm lượng nước liên kết
EC
Độ rò rỉ ion (độ dẫn điện)
TDS
Tổng chất rắn hòa tan
Fv/Fm
Hiệu suất huỳnh quang diệp lục
viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thổ sâm cao ly là một cây thuốc quý có nhiều tác dụng trong y học, nhất
là trong đông y. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu khả
năng chịu mặn và sự hỗ trợ kháng mặn của nấm rễ công sinh AMF đối với
cây thổ sâm cao ly
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021
tại nhà lưới khoa nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia
Lâm, Hà Nội. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với
ba lần nhắc lại và sáu công thức. Sáu công thức bao gồm: CT1: Chỉ tưới nước
(đối chứng), CT2: bón 4g AMF, CT3: Tưới muối 0,2%, CT4: Tưới muối
0,4%, CT5: Tưới muối 0,2% và bón 4g AMF, CT6: Tưới muối 0,4% và bón
4g AMF. Sau khi trồng cây con được 30 ngày cho cây hồi phục thì bắt đầu
gây mặn trong khoảng thời gian 30 ngày, sau đó tưới nước trở lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy mặn gây ức chế sinh trưởng đến cây thổ
sâm cao ly. Các tác động của mặn gây giảm tích luyc chất khơ, giảm tốc độ
sinh trưởng bộ phận non, giảm khối lượng và kích thước rễ, thân, gây rụng lá
và giảm diện tích và hàm lượng diệp lục trong lá. Các chỉ tiêu về sinh lý, sinh
hóa như độ rị rỉ ion, hiệu suất huỳnh quang diệp lục, độ thiếu hụt bão hòa
cũng bị giảm. Ở những cơng thức tưới muối cùng nồng độ có bổ sung nấm rễ
cho thấy các chỉ tiêu tít bị tác động bởi mặn hơn, cho thấy AMF có ảnh hưởng
tích cực và giúp cây chống lại tác hại của stress mặn.
ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nơi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho sinh trưởng,
phát triển của nhiều loại cây thuốc quý. Thổ sâm cao ly (Talinum
patens (Gaertn.) Willd. T. Paniculatum (Jacq.) Gaertn.) hay cịn gọi là sâm
mùng tơi, đơng dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm…. Là một
cây thuốc quý được biết đến từ lâu trong nhiều bài thuốc.
Là một cây thân thảo nhỏ, có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới. Độ cao
phân bố từ 400 đến 1300m so với mực nước biển. Ở Việt Nam, một số ít nơi
các hộ gia đình trồng sâm cao ly làm rau ăn lá và thuốc. Phần lớn, chúng mọc
hoang dại, phân bố rộng từ vùng núi đến đồng bằng. Thường thấy ở các tỉnh
như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Ngun, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Hà Nội, Hịa Bình…
Thổ sâm cao ly có rất nhiều tác dụng trong y học. Theo y học cổ truyền,
có tác dụng bổ sung ích khí, nhuân phế sinh tân. Mát huyết, tiêu sưng, kiện tỳ,
điều kinh, Chữa các bệnh về gan thận,chống viêm, hạ cholesterol máu, thuốc
bổ, lợi sữa... Những nghiên cứu gần đây trên thế giới chỉ ra rằng những hoạt
chất trong thổ sâm có hoạt động estrogen, kháng khuẩn, kháng nấm và chống
ung thư.
Trong nông nghiệp, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng Thổ sâm
cao ly là cây có khả năng chịu mặn nhờ vào sự lưu trữ ion Na + trong rễ
(Assaha và cs. 2016). Mặn đang là một trong những yếu tố phi sinh học có
sức tàn phá nặng nề đến nơng nghiệp như ngày nay, thì việc nghiên cứu về
một lồi cây có khả năng chống chịu mặn mang lại ý nhiều ý nghĩa đối với
nông nghiệp.
Nấm rễ công sinh (Arbuscular Mycorrhizal Fungi (AMF)) được biết đến
với khả năng hỗ trợ cây trồng trong việc giảm thiểu tác hại của mặn. Điều này
đã được nhiều nhà khoa học cây trồng chứng minh trên nhiều loại cây trồng
1
khác nhau. Vì vậy có thể nói, nấm rễ là biện pháp sinh học rất hữu ích vì rất
hiệu quả, an toàn và vẫn đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ mơi trường
Vì tầm quan trọng của cây thổ sâm cao ly và tính cấp thiết của việc ứng
phó với hạn mặn nên, tơi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mặn và lượng bón nấm rễ cộng sinh đến sinh trưởng và phát
triển cây thổ sâm cao ly”. Với hy vọng góp một chút cơng sức nhỏ của mình
trong cơng cuộc chống lại tác hại của mặn và góp phần phát triển dược liệu
với thổ sâm cao ly.
1.2.
Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của mặn và chế phẩm nấm rễ cộng sinh (Arbuscular
Mycorrhizal Fungi (AMF)) đến sinh trưởng và phát triển của cây Thổ sâm cao
ly, từ đó góp phần xác định được vùng trồng thổ sâm cao ly giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt.
1.3.
Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của mặn và lượng bón AMF đến sinh trưởng
và phát triển của cây thổ sâm cao ly.
- Đánh giá được ảnh hưởng của mặn và lượng bón AMF đến một số chỉ
tiêu sinh lý của cây thổ sâm cao ly.
- Đánh giá được ảnh hưởng của mặn và lượng bón AMF đến sự tích lũy
một số nguyên tố khoáng và hàm lượng hoạt chất của cây thổ sâm cao
ly.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung
Thổ sâm cao ly hay cịn gọi là sâm mùng tơi, đơng dương sâm, sâm thảo,
giả nhân sâm, thổ nhân sâm….
Tên khoa học: Talinum patens (Gaertn.) Willd. (T. Paniculatum (Jacq.)
Gaertn.).
Tên tiếng Anh Talinum Paniculatum.
Thuộc họ Rau sam - Portulacaceae
2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm phân bố của Thổ sâm cao ly
Thổ sâm cao ly có nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới. Ngày nay, chúng mọc
hoang dại và trồng phổ biến rộng khắp các vùng nhiệt đới và cả ơn đới trên
tồn thế giới.
Ở Việt Nam, một số ít nơi các hộ gia đình trồng sâm cao ly làm rau ăn lá
và thuốc. Độ cao phân bố từ 400 đến 1300m so với mực nước biển. Phần lớn,
chúng mọc hoang dại, phân bố rộng từ vùng núi đến đồng bằng. Thường thấy
ở các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Ngun,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Hịa Bình…
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Thổ sâm cao ly là một loài thực vật nhỏ, thuộc dạng cây bụi, thân thảo,
có thể sống nhiều năm, ra hoa vào khoảng tháng 6 – 7, kết quả vào tháng 9 –
10 hằng năm.
Rễ: Rễ củ, có rễ chính phình to hình trụ, mang nhiều các rễ con, giống rễ
nhân sâm. Lúc tươi có màu nâu xám, sau khi phơi khô chuyển sang màu xám
đen. Rễ củ có đường kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm, cây nhiều năm sẽ cho củ to
hơn.
Thân: Thân thảo, mọng nước, hóa gỗ ở những đoạn thân già. Phần già có
màu nâu đen, sần sùi. Phần bánh tẻ có màu nâu nhạt, nhẵn, mọng nước. Phần
non có màu xanh hoặc hồng nhạt, nhớt do có nhiều dịch nhầy. Có chiều cao
3
trung bình khoảng 35cm đến 45 cm có thể cao tới 60cm, đường kính 0.5 –
1cm. Thân phân nhiều nhánh chủ yếu ở dưới.
Lá: Mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, có hình trứng ngược
hoặc hình bầu dục, khơng chia thùy và chỉ nhìn thấy gân chính. Cuống lá
ngắn khỏng 0,1 – 0,15cm, có màu xanh hoặc hồng nhạt, Lá mọng nước, phiến
dày (khoảng 0.1cm) dài 5 – 6cm, rộng 2 – 3cm. Các lá mọc sole, có khoảng
15 đến 20 lá trên thân chính.
Hoa: Đến thời kỳ ra hoa, đỉnh sinh trưởng vươn cao mang các chùm hoa.
Chùm hoa thưa, mang các hoa nhỏ có 5 cánh màu hồng, có 2 lá đài, mỗi hoa
có hơn 10 nhị màu vàng, nhụy hình cầu.
Quả: Thổ sâm cao ly là thực vật hạt kín, có quả thuộc dạng khơ, nẻ. Quả
nhỏ, hình cầu, đường kính 1,5cm, bên trong mang nhiều hạt nhỏ. Quả khi non
có màu đỏ, khi chín chuyển sang màu xám tro.
Hạt: Có hình dạng gần trịn, dẹt, có màu đen nhánh. Hạt rất nhỏ, kích
thước chỉ vào khoảng 0.8mm.
2.1.3. Thành phần hóa học
Trong Thổ sâm cao ly có chưa nhiều thành phần các hợp chất tự nhiên có
hoạt tính sinh học Saponin, tannin, flavonoid, triterpenes, phytosterol…
• Saponin
Saponin là một Glycosyd tự nhiên thường gặp trong nhiều lồi thực vật.
Các saponin là các dẫn xuất hóa học có chứa hợp chất sapogenin (Steroid,
triterpeneoid, hoặc alkaloid) liên kết với một phần glycone.
4
Hình 1: Cấu trúc phân tử của Saponin.
• Tanin
Tanin là một các chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn, thuộc nhóm
polyphenol. Tanin được phân loại thành 2 loại chính là tanin pyrogallic (thủy
phân được) và tanin pyrocatechic (khơng thủy phân được).
Hình 2:
a) Cấu trúc phân tử Pyrogallic tannin
b) Cấu trúc phân tử Pyrocatechic tannin
• Flavonoid
Flavonoid là dẫn xuất hydro hóa polyphenol, chúng là những chất
chuyển hóa trung gian của thực vật. dựa trên cấu trúc hóa học, chúng có các
lớp riêng biệt khác nhau:
5
Hình 3: Cấu trúc phân tử của các loại Flavonoid
• Triterpenes
Triterpenes là một nhóm các hợp chất hóa học bao gồm ba đơn vị
terpene có cơng thức phân tử C₃₀H₄₈. Có thể được sản sinh bới thực vật, động
vật và nấm.
Hình 4: Cấu trúc phân tử Triterpenes
• Phytosterol
Trong thổ sâm cao ly đặc biệt là lá chứa ba loại phytosterol là
Campesterol, Stigmasterol và sitosterol.
Sitosterol
Sitgmasterol
Campesterol
Hình 5: Cấu trúc phân tử các loại phytosterol
6
2.1.4. Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc thổ sâm cao ly
• u cầu sinh thái
Thổ sâm cao ly là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, ưa sáng, khơng u cầu khắt khe
về đất trồng. Thích hợp với khí hậu của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi có
nhiệt độ trung bình năm cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều. Cây có thể mọc trên rất
nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa đế feralit, đất vùng đồi đá, nơi có thảm
thực vật thấp. Vùng á nhiệt đới, vào mùa đơng, phần thân lá có thể bị tàn lụi
nhưng rễ củ vẫn có khả năng nảy chồi khi nhiệt độ lên. Mặt khác, thổ sâm cao
ly là cây có khả năng kháng mặn, nhờ khả năng lưu trữ ion Na + trong rễ, thổ
sâm cao ly là một cây có khả năng thích nghi được ở mơi trường có độ mặn
thấp (Assaha và cs., 2016).
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Xử lý giống và trồng: Có thể trồng bằng hạt hoặc hom.
Trồng bằng hạt:
Hạt giống trước khi trồng đem ngâm trong nước ấm khoảng 6 - 8 giờ.
Sau đó vớt ra để ráo rồi dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1cm rồi cho hạt vào (2 - 3
hạt/ lỗ). Khi gieo hạt xong thì lấp kín đất, dùng lưới che nắng cho luống gieo
và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Trồng bằng hom:
Hom giống nên chọn từ thân hoặc củ cây mẹ. Lấy từ đoạn gốc đến hết
phần bánh tẻ của thân (hạn chế lấy phần ngọn quá non, dễ bị thối gốc khi
giâm). Chiều dài mỗi hom khoảng 10 - 20cm. Mỗi hom có từ 3 - 4 mắt lá, tỉa
bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Thường xuyên tưới
ẩm. Sau khi giâm 10 - 15 ngày hom bắt đầu có rễ thì đem trồng. Sau khi trồng
xong tưới nước giữ ẩm cho cây. Khoảng cách trồng giữa các cây là 20cm.
7
Chăm sóc:
Thổ sâm cao ly là một cây khơng cần cầu kỳ trong q trình chăm sóc
- Sau khi trồng được khoảng 15 - 20 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1
bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê, phân gà…
- Trong trường hợp trồng làm rau ăn lá: Cứ sau mỗi đợt thu hoạch thì
bón phân để cây phát triển tốt hơn.
- Trường hợp trồng lấy củ làm dược liệu: bón thúc vào thời điểm 75 đến
90 ngày sau trồng.
2.2.
Giá trị và công dụng của thổ sâm cao ly
2.2.1. Tính vị, cơng năng
Thổ nhân sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận
phế, sinh tân, kiện tỳ và điều kinh.
2.2.2. Công dụng
Theo nghiên cứu của Ramos và cs. (2010) đăng trên tạp chí Journal of
Chemical and Pharmaceutical Research: Campesterol, Stigmasterol và
sitosterol được chiết xuất từ lá thổ sâm cao ly có tác dụng estrogen khi theo
dõi các bộ phận sinh sản trên chuột đã cắt buồng trứng. Cũng theo nghiên cứu
này, hexan và etyl axetat trong lá thổ sâm cao ly có tác dụng chống phù nề và
ung thư.
Theo Luis và cs (2015) hexan và etyl axetat chiết xuất từ lá của thổ sâm
cao ly có hoạt tính kháng khuẩn vượt trội, và độc tính thấp, chúng cho thấy
tiềm năng kháng khuẩn.
Theo y học cổ truyền, thổ sâm cao ly có vị ngọt, tính bình, có tác dụng
bổ sung ích khí, nhn phế sinh tân. Có thể chữa được nhiều bệnh và làm
thuốc bổ.
+ Mát huyết, tiêu sưng, kiện tỳ, điều kinh.
+ Chữa các bệnh về gan thận.
+ Chống siêu vi gây bệnh Herpes, các viêm nhiễm ngoài da, bệnh tim và
8
làm hạ Cholesterol máu.
+ Lá giã nát dùng ngoài để chữa các vết loét, ung nhọt.
+ Củ dùng làm thuốc bổ, chữa suy nhược cơ thể, chữa ho, người ra nhiều
mồ hôi, đái dầm, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa.
+ Trên thế giới nhiều nước dùng Thổ cao ly sâm làm thuốc bổ
2.2.3. Một số bài thuốc trong đông y
- Chữa tiểu tiện nhiều, hỗ trợ đái tháo đường:
Thổ nhân sâm 60g, kim anh tử 60g, các vị trên cho vào ấm đổ 550ml
nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày một
liệu trình.
Bổ khí huyết – chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy, thở yếu, hồi hộp,
ít ngủ, kém ăn, mệt mỏi:
Thổ nhân sâm 40, sắc nước uống trong ngày, cho vào ấm đổ 400ml nước,
sắc nhỏ lửa còn 150ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu
trình.
- Chữa đại tiện lỏng do tỳ hư:
Thổ nhân sâm 30g, đại táo 15g, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc uống
thay trà trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày:
Thổ nhân sâm, hà thủ ô trắng, thông thảo, mỗi vị 20g, gà một con nhỏ
tương đương với 400g. Cách chế biến: Cho các nguyên liệu trên rửa sạch cho
vào nồi hầm gà thêm khoảng 80 phút đến khi nước canh có màu trắng sữa.
Khi gà chín nhừ, hớt bỏ bớt mỡ, múc gà ra một bát to, đổ hết nước hầm lên,
ăn kèm với muối và hạt tiêu.
- Chữa mồ hôi trộm:
Thổ nhân sâm 60g hầm với nửa cái dạ dày lợn. Sau khi chin ăn kèm
muối và tiêu.
- Người mới ốm dậy, sau phẫu thuật:
9
Sườn lợn 300g, hoàng kỳ 200g, thổ nhân sâm 200g. Xương sườn lợn
luộc qua rồi vớt bỏ bọt, hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước. Cho hoàng kỳ và sườn lợn
vào nồi, chế thêm nước, đun nhỏ lửa và om kỹ, khi đạt độ nhừ cho thổ nhân
sâm vào đun tiếp 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa đủ ăn với cơm. Mỗi tuần có thể
ăn 2 – 3 bữa.
- Người táo bón lâu ngày nên dùng
Lá thổ nhân sâm kết hợp với lá vông non và vừng đen đã rang cho nổ
mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g cùng lá thiên lý non, nấu canh uống hằng ngày.
Cách dùng:
Ngâm rượu trắng, ngày uống từ 30 - 50ml trong bữa ăn chính.
Có thể dùng rễ Thổ cao ly sâm thái nhỏ, hãm với nước sôi làm trà uống
hàng ngày. Ngày dùng 20 - 30g sắc uống trong ngày.
2.3.
Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
2.3.1. Những nghiên cứu ở Việt Nam về cây thổ sâm cao ly
Theo Ninh Thị Phíp và cs (2021) cho thấy phun bổ sung các cơng thức
phân bón qua lá làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây Ngải cứu và cây thổ sâm cao ly so với công thức khơng phun phân qua lá.
Sử dụng phân bón lá Đầu trâu 501 làm tăng trưởng về chiều cao, số lá, khả
năng ra nhánh, năng suất thực thu ở cả hai cây thổ sâm cao ly và cây ngải cứu
ở cả hai lứa cắt. Đối với cây thổ sâm cao ly, phân bón lá đầu trâu 501 làm rút
ngắn thời gian thu hoạch, giúp cây đạt được số lá, số nhánh, chỉ số diện tích
lá, năng suất cao hơn hẳn các cơng thức cịn lại ở cả hai lứa cắt. Ở lứa cắt 1,
chỉ số diện tích lá đạt 1,1m2 lá/m2 đất, năng suất cá thể 19,5 g/cây và năng
suất thực thu đạt 25,3 tạ/ha.
Vũ Thị Như Trang, Chu Hoàng Mậu (2017) đã nghiên cứu tạo rễ tơ ở
cây thổ nhân sâm Việt Nam. Trong 3 loại vật liệu lây nhiễm với A. rhizogenes
(lá mầm, đoạn thân mang mắt chồi bên, mơ lá) thì mơ lá là vật liệu thích hợp
cho tạo rễ tơ. Mật độ vi khuẩn tương ứng với giá trị OD600 = 0,6; nồng độ
10
AS 100 μmol/l; thời gian nhiễm khuẩn 10 phút; thời gian đồng nuôi cấy 2
ngày; nồng độ cefotaxime 500 mg/l là những điều kiện thích hợp cho cảm ứng
tạo rễ tơ từ mô lá. Môi trường MS ở trạng thái lỏng, khơng bổ sung chất điều
hịa sinh trưởng, ni trong điều kiện lắc là thích hợp cho sự tăng trưởng rễ
tơ. Kết quả kiểm tra sự có mặt gen rolC bằng phương pháp PCR và sự vắng
mặt của gen virD2 đã khẳng định 5 dòng rễ tơ được tạo ra từ cây thổ nhân
sâm.
Về khía cạnh Cơng nghệ sinh học và gen, nghiên cứu của Vũ Thị Như
Trang và cs. (2018) cho thấy vùng ITS và hai đoạn gen rpoC1, rpoB được
phân lập từ cây Thổ nhân sâm có kích thước tương ứng là 643 bp, 59.5 bp và
518 bp. Dựa trên sự kết hợp đặc điểm hình thái và trình tự nucleotide của
vùng ITS, gen rpoC1, gen rpoB các mẫu Thổ nhân sâm thu tại một số tỉnh
phía Bắc Việt Nam được xác định thuộc loài T. paniculatum, chi Talinum, họ
Rau sam (PortuLacaccae). Đặc điểm trình tự của vùng ITS và hai đoạn gen
rpoC1, rpoB là cơ sử dữ liệu mã vạch DNA để định danh cây Thổ nhân sâm
Việt Nam.
GS.TS Đỗ Tất Lợi 1999 Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: cây loại
cỏ hằng năm sống dai, thân mọc thẳng, có thể cao tới 0,6m, thân màu xanh
phía dưới chia cành. Lá mọc so le, hình trứng ngược, hoặc hình thìa, phiến lá
dày, hơi mảm, hai mặt đều bóng, đầu lá nhọn hoặc tù, phía, cuống hẹp lại,
cuống rất ngắn, lá dài 5-7cm, rộng 2,5- 3,5cm. Vào mùa hạ ở đầu cành xuất
hiện cụm hoa hình chùm nhiều hoa nhỏ, đường kính ước 6mm, 5 cánh hoa
màu tím đỏ nhạt, hơn 10 nhị dài ước 2mm. Báu hoa hình cầu. Quả nhỏ, khi
chín có màu xám tro, đường kính ước 3mm. Hạt rất nhỏ, màu đen nhánh hơi
det, trên mặt hơi có vân nổi
2.3.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về Thổ sâm Cao ly, chủ yếu là
tác dụng trong y học. Một số nước có nhiều nghiên cứu như Trung Quốc, Ấn
11
Độ, Brasil, …
Theo nghiên cứu của Assaha và cs (2016) Cây được phát hiện giữ lại
Na + chủ yếu ở rễ, ít bị ảnh hưởng ở lá so với K + do đó tỷ lệ Na+/K+ ở chồi rất
thấp (<0,2) ở tất cả các công thức xử lý mặn. Hàm lượng proline tăng lên
đáng kể trong các công thức 100 – 300 mM (18 đến 244 lần), với sự giảm
đáng kể tương ứng về tiềm năng thẩm thấu và do đó điều chỉnh thẩm thấu
cao. Các hoạt động của enzyme chống oxy hóa và các chất chống oxy hóa
khơng phải enzyme chỉ tăng đáng kể dưới độ mặn cao nhất. Tổng hợp lại,
những kết quả này cho thấy việc ngăn Na+ từ rễ lên chồi là đặc tính của lồi
cây này và là cơ chế chính trong việc thích nghi với độ mặn thấp.
Xia Liu và cs (2013) với cáo cáo được đăng trên tạp chí MDPI: Bộ gen
lục lạp của cây thuốc dân gian và cây rau Talinum paniculatum (Jacq.)
Gaertn: Tổ chức gen, Phân tích so sánh và phát sinh chủng loại. Với kết quả
nghiên cứu như sau: So sánh bộ gen cp của T. paniculatum với các loài
Caryophyllale khác, bộ gen cp của T. paniculatum là bộ gen có IR lớn nhất,
nhưng có chiều dài rps19 và ycf1 nhỏ nhất trong biên giới IR, rất có thể do sự
co lại ít bởi sự mất đoạn. Trong các vùng intergenic. Gen giả của rpl23 đã
được chèn bởi AATT và trnK-UUUvà rpl16 có intron lớn hơn các lồi
Caryophyllale khác. Các gen matK cho thấy sự phân hóa phong phú. Tất cả
những kết quả này mang lại cơ hội tốt cho sự phát triển chỉ thị phân tử mã
vạch trong tương lai. Phân tích phát sinh lồi của chúng tơi cho thấy T.
paniculatum và P. oleracea không thuộc cùng một họ. Thơng tin này sẽ hữu
ích cho nghiên cứu phát sinh lồi của T. paniculatum và cũng có thể góp phần
vào việc di truyền và nhân giống của T. paniculatum.
Manuhara và cs (2015) Ảnh hưởng của sucrose và kali nitrat đến sinh
khối và hàm lượng saponin của cây Talinum paniculatum Gaertn. Các nồng
độ khác nhau của sucrose ảnh hưởng đến sự tích tụ sinh khối của rễ tơ. Sinh
khối tối đa đạt được nhờ môi trường MS bổ sung 6% sucrose và cao hơn
12
khoảng ba lần so với đối chứng. Nuôi cấy bổ sung kali nitrat ở cường độ 2,0
của MS0 có thể làm tăng tích lũy sinh khối của rễ lơng cho đến khi trọng
lượng khô 0,14 g và cao hơn gần gấp ba lần so với đối chứng. Tuy nhiên, hàm
lượng saponin tối đa thu được bằng mơi trường MS có bổ sung 5% sucrose và
2,0 nitrat kali cường độ của MS.
Trên cơ sở nghiên cứu này, những điều kiện đó có thể được sử dụng để
sản xuất sinh khối và saponin của rễ tơ T. paniculatum trên quy mô lớn
MPO Ramos và cs. (2010) với nghiên cứu “Hoạt tính kháng ung thư và
gây bệnh và các thành phần hóa học của Talinum paniculatum Willd.” đã chỉ
ra rằng: So với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) indomethacin, chiết
xuất hexan và ethyl acetat có trong thành phần của thổ sâm cao ly cho thấy
hoạt tính chống phù nề và chống ung thư cao hơn.
Luis FC Dos Reis và cs. (2015) trong nghiên cứu Đặc điểm hóa học và
đánh giá các hoạt động chống lão hóa, chống viêm tim mạch và cytotoxic
của Talinum Paniculatum đã chỉ ra rằng Campesterol, stigmasterol và
sitosterol chiết xuất từ thổ sâm cao ly có khả năng kháng khuẩn và thể hiện
độc tính thấp.
C Thanamool và cs (2013) Các chất chiết xuất từ T. paniculatum có hoạt
tính estrogen ở chuột OVX, có thể hữu ích trong việc quản lý sự thối triển
của các mơ sinh sản trong thời kỳ mãn kinh một cách tự nhiên thông qua các
nguồn thảo dược mà khơng có bất kỳ độc tính nào
I. Darwati và cs (200) Năng suất của Thổ sâm cao ly trên một số thành
phần vật chất hữu cơ cho thấy 3 loại xử lý chất hữu cơ có thể làm tăng số
lượng, khối lượng tươi và khối lượng khô của củ. Sản lượng củ cao nhất là
165,40 g tươi / cây và 26,75 g khô/cây do xử lý đất và phân lá tre ủ với tỉ lệ
(3: 1)
13
2.4.
Ảnh hưởng của mặn đến cây trồng
2.4.1. Tình hình nhiễm mặn đất trồng và tác hại của mặn đến cây trồng.
• Tình hình nhiễm mặn đất trồng
Độ mặn đất là hàm lượng muối hoà tan trong đất, đất mặn là đất chứa
nhiều muối hòa tan (1 – 1,5‰ hoặc hơn). Ngoài ra, để xác định độ mặn của
đất, người ta dùng phương pháp đo độ dẫn điện, đất mặn là những loại đất có
độ dẫn điện lớn hơn 4 dS/m ở 25oC (1dS/m = 0,64‰) (Richards 1954)
Hiện nay, ước tính có trên 20% đất canh tác trên thế giới bị nhiễm mặn
(Sairam và Tyagi, 2004) và có xu hướng ngày càng gia tăng do biến đổi khí
hậu và việc sử dụng quá mức nước tưới. Mặn là một trong những yếu tố phi
sinh học quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh lý và hạn chế năng suất
cây trồng (Taufiq và cs., 2016), trở thành mối đe dọa lên nền nơng nghiệp
tồn cầu.
Ở Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận sự gia tăng ảnh hưởng của
mặn qua mỗi năm. Vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Ảnh hưởng của mặn ngày càng khốc liệt, có những nơi có đến 30 –
70% diện tích nơng nghiệp bị thiệt hại.
• Tác động trưc tiếp của mặn đối với cây trồng:
Gây nên nồng độ chất hòa tan ở môi trường đất cao, giảm tiềm năng
thẩm thấu của đất, giảm lượng nước cung cấp cho cây, gây nên hạn sinh lý.
Để chống lại vấn đề này, cây phải duy trì khả năng thẩm thấu bên trong rễ
thấp hơn bên ngồi, hạn chế hút nước và muối khống để ngăn chặn nước di
chuyển từ trong tế bào ra môi trường.
Ngộ độc do quá nhiều ion Na + và Cl – ở tế bào. các tác động độc hại bao
gồm phá vỡ cấu trúc của các enzym và các đại phân tử khác, phá hủy các cơ
quan tế bào và màng sinh chất, gián đoạn q trình quang hợp, hơ hấp và tổng
hợp protein.
14
Gây mất cân bằng dinh dưỡng do sự hấp thu, vận chuyển quá mức các
ion Na + và Cl –
Những điều này cuối cùng phá vỡ các bào quan của tế bào, gián đoạn tảo
đổi chất, kìm hãn sự phát triển của cây dẫn đến giảm năng suất cây trồng.
Nhiễm mặn trong đất
Hạn sinh lý ở thực
vật
Nồng độ ion ion Na và
Cl Gây ngộ độc tế bào
Hấp thu nhiều ion
+
Na và Cl
Giảm tiềm năng
thấm thấu, hạn chế
hút nước và muối
khoáng
Phá vỡ bào quan của
tế bào, gián đoạn trao
đổi chất
Mất cân bằng dinh
dưỡng trong cây
+
Ảnh hưởng đến sự
phát triển của thực vật
Giảm năng suất cây
trồng.
Hình 6: Sơ đồ ảnh hưởng của mặn đến cây trồng.
Heikham Evelin và cs. (2009)
15