Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thành phần mọt hại nông sản tại một số chợ ở hà nội và phụ cận, đặc điểm sinh học, sinh thái loài mọt thò đuôi điểm vàng carpophilus hemipterus linnaeus năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
THÀNH PHẦN MỌT HẠI NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ
CHỢ Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI LỒI MỌT THÕ ĐI ĐIỂM VÀNG
CARPOPHILUS HEMIPTERUS LINNAEUS NĂM 2020

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS. TS. LÊ NGỌC ANH
Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

Ngƣời thực hiện

: NGUYỄN THỊ MAI

Mã sinh viên

: 614035

Lớp

: K61_BVTVB

HÀ NỘI – 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS Lê Ngọc Anh, số liệu và kết quả trong khóa luận này là hồn tồn trung
thực, chƣa đƣợc cơng bố, sử dụng và bảo vệ cho một học vị nào. Các thơng tin
trích dẫn trong khóa luận này đƣợc ghi nguồn gốc rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa luận
tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả khóa luận

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt này, ngồi sự nỗ lực của bản thân tơi cịn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ giáo trong Bộ mơn Cơn
Trùng, gia đình và bạn bè.
Tơi xin đặc biệt cảm ơn PGS. TS Lê Ngọc Anh – người đã hết sức tận tâm
hướng dẫn, chu đáo, động viên và chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong
suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Bộ
môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình và những người bạn đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để
tơi n tâm hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, tơi rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cơ và bạn đọc. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Hà nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
TĨM TẮT..................................................................................................................... vii
PHẦN I MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1 1 Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. u cầu ..................................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC ..3
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc .............................................................................3
2.1.1. Thành phần mọt hại nơng sản sau thu hoạch........................................................3
2.1.2. Thiệt hại gây ra do mọt hại trên nông sản sau thu hoạch .....................................4
2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt thị đi
điểm vàng Carpophilus hemipterus L. ............................................................................6
2.1.4. Biện pháp phịng trừ mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus ...............9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...........................................................................11
2.2.1. Thành phần mọt hại nông sản sau thu hoạch.......................................................11
2.2.2. Thiệt hại gây ra do mọt hại trên nông sản sau thu hoạch ....................................13
2.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt thị đi
điểm vàng Carpophilus hemipterus...............................................................................14
2.2.4. Biện pháp phịng trừ mọt thị đi điểm vàng (Carpophilus hemipterus) ..........16
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................18

3 1 Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ...........................................................................18
3 1 1 Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................18
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................18
3.2. Dụng cụ nghiên cứu................................................................................................18
iii


3 3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................................19
3.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................19
3 5 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................19
3 5 1 Phƣơng pháp thu thập thành phần sâu mọt hại nông sản tại một số chợ tại Hà
Nội và vùng lân cận .......................................................................................................19
3 5 2 Phƣơng pháp nhân nuôi nguồn ............................................................................21
3 5 3 Phƣơng pháp nghiên cứu 1 số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt thị đi
điểm vàng Carpophilus hemipterus L. ..........................................................................21
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................25
4.1. Thành phần côn trùng hại nông sản tại các chợ Hà Nội năm 2020 ........................25
4.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái mọt thị đi điểm vàng Carpophilus
hemipterus .....................................................................................................................32
4 2 1 Đặc điểm hình thái của mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus .........32
4 2 2 Đặc điểm sinh học của mọt thò đuôi điểm vàng Carpophilus hemipterus .........37
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5 2 Đề nghị ...................................................................................................................50
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................51
PHỤ LỤC ......................................................................................................................54

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần côn trùng hại nông sản tại chợ Trâu Quỳ- Gia Lâm-Hà
Nội ....................................................................................................... 26
Bảng 4.2. Thành phần côn trùng hại tại chợ Cổ Bi- Gia Lâm –Hà Nội ............. 28
Bảng 4.3. Thành phần côn trùng hại nông sản tại chợ Sủi- Gia Lâm –Hà Nội .. 30
ảng 4 4: ích thƣớc các pha phát dục lồi mọt thị đi điểm vàng Carpophilus
hemipterus ở trên nhiệt độ 25oC ......................................................... 36
Bảng 4.5: Thời gian phát dục các pha và vịng đời của mọt thị đi điểm vàng
Carpophilus hemipterus trên thức ăn lạc ............................................ 38
Bảng 4.6: Thời gian phát dục các pha và vòng đời của mọt thò đuôi điểm vàng
Carpophilus hemipterus L. trên thức ăn gạo nghiền vỡ ..................... 39
Bảng 4.7: Sức sinh sản của loài mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus
............................................................................................................. 40
Bảng 4.8: Tỷ lệ trứng nở của lồi mọt thị đi điểm vàng Carpophilus
hemipterus ........................................................................................... 41
Bảng 4.9: Tỷ lệ đực cái của mọt thò đuôi điểm vàng Carpophilus hemipterus . 42
ảng 4 10: Tỷ lệ chết các pha trƣớc trƣởng thành của loài mọt thị đi điểm
vàng Carpophilus hemipterus ở nhiệt độ 25ºC ................................... 43
ảng 4 11: Tỷ lệ chết các pha trƣớc trƣởng thành của lồi mọt thị đi điểm
vàng Carpophilus hemipterus ở nhiệt độ 30ºC ................................... 43
Bảng 4.12: Khả năng gia tăng quần thể của lồi mọt thị đi điểm vàng
Carpophilus hemipterus ...................................................................... 45
Bảng 4 13 Độ hao hụt trọng lƣợng trong q trình bảo quản gây hại bởi mọt thị
đi điểm vàng Carpophilus hemipterus ............................................ 47

v


DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Các mặt hàng có tại chợ ...................................................................... 20
Hình 4.1. Một số lồi cơn trùng ghi nhận trong quá trình điều tra .................... 31
Hình 4.2: Các pha phát dục của mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus ..33

vi


TĨM TẮT
Mục đích đề tài là xác định thành phần mọt hại, đi sâu nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái lồi mọt thị đi điểm vàng Capophilus hemipterus.
Xác định thành phần mọt đƣợc thực hiện theo QCVN 01-141/2010; nghiên cứu
đặc điểm sinh học, sinh thái đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp nhân nuôi cá thể.
Trong 6 tháng nghiên cứu kết quả thu đƣợc 9 loài mọt phổ biến, thuộc 7 họ trong
ộ Cánh cứng (Coleoptera) Lồi mọt thị đi điểm vàng có thời gian hồn thành
vịng đời trên lạc trung bình ở 25ºC là 37 ngày, 30ºC là 34 ngày, vòng đời trên gạo
nghiền vỡ ở 25ºC là 41 ngày, 30ºC là 35 ngày. Tổng số trứng đẻ trung bình ở nhiệt
độ 25oC trên thức ăn lạc chênh lệch so với gạo lần lƣợt là 137,04 và 84,74 quả/
trƣởng thành cái. Tổng số trứng đẻ trung bình (quả) ở nhiệt độ 30oC cao hơn so với
ở nhiệt độ 25ºC cũng trên 2 thức ăn là lạc và gạo (lần lƣợt là 164,85 và 92,77 quả/
trƣởng thành cái) Thời gian đẻ trứng trung bình ở 25ºC của mọt thị đi điểm
vàng trên lạc là 42,04 ngày, gạo nghiền vỡ 27,07 ngày; ở nhiệt độ 30oC trên lạc và
gạo lần lƣợt là 38,25 và 24,11 ngày Số trứng đẻ trung bình trên ngày (quả): ở nhiệt
độ 25oC trên lạc và gạo lần lƣợt là 3,29 và 3,25 quả/ trƣởng thành cái/ ngày, ở nhiệt
độ 30oC là 4,43 và 3,81 quả/ trƣởng thành cái/ ngày Tỉ lệ trứng nở trên lạc thì ở
30ºC và 25ºC là 85,55% và 92,22% Trên gạo khi nhân nuôi ở 25ºC là 94,44%,
30ºC là 92,22% Tỉ lệ chết trƣớc trƣởng thành ở 30oC và 25oC: với thức ăn là lạc
lần lƣợt là 36,66% và 38,88%, so với thức ăn là gạo lần lƣợt là 46,66% và 40%.
Gia tăng quần thể mọt thị đi điểm vàng tăng theo thời gian bảo quản, phần trăm
hao hụt càng nhiều


vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt
Nam vẫn là một nƣớc nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lƣợng của nơng
nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994). Việc tự do hóa sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo ,đã giúp Việt Nam đứng thứ 3
trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan, theo
FAO.Việc xuất khẩu gạo, nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, Indonesia,
Phillipines… nhập khẩu ngô từ Ấn Độ vào Việt Nam . Năm 2017, Việt Nam đã
nhập khẩu 4 triệu tấn hạt giống lạc, chủ yếu từ Malaysia, trị giá 3,7 triệu USD
do nhu cầu cao của Việt Nam đối với các loại lạc giống cho năng suất cao. Sự
giao lƣu hàng hóa của Việt Nam giữa các nƣớc trên thế giới ngày càng phát triển
mạnh. Từ sự giao lƣu trên đã làm du nhập, trao đổi nhiều loại cơn trùng bệnh
hại, làm đa dạng hóa các lồi sinh vật. Với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam rất
thuận lợi cho việc phát sinh phát triển của côn trùng, dẫn đến bùng phát dịch hại.
Trong quá trình bảo quản các loại hàng hóa, nơng sản sau khi thu hoạch nếu bảo
quản khơng tốt thì sản phẩm sẽ bị hao hụt rất lớn cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng
do sự xâm nhập và gây hại của nhiều loại côn trùng hại nông sản đến các kho
bảo quản, chợ kinh doanh. Điều kiện bảo quản hàng hóa của việt nam cịn hạn
chế, phƣơng thức bảo quản gặp nhiều khó khăn, sự ln chun hàng hóa khơng
dứt điểm… khiến tình trạng nông sản hƣ hại nặng, giá trị nông sản thấp.
Côn trùng hại không những trực tiếp làm thiệt hại về số lƣợng, giảm chất
lƣợng, giá trị thƣơng phẩm, gây mùi khó chịu, màu sắc nơng sản khơng bình
thƣờng mà còn là nguyên nhân ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng hay
động vật khi sử dụng nông sản. Sự tổn thất này chủ yếu do các loài mọt hại kho
nguyên phát nhƣ: mọt cà phê Araecerus fasciculatus (De Geer) mọt thuốc lá
Lasioderma serricorne (Fabricius),mọt gạo Sitophilus oryzae (Linnaeus),mọt


1


ngô Sitophilus zeamais Moschulsky, mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus
(Panzer),mọt khuẩn đen

Alphitobius laeviagatus (Farbricius), mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum Herbst. Các lồi mọt hại kho thứ phát cũng góp phần gây
thiệt hại khơng nhỏ nhƣ các lồi thuộc giống Carpophilus. Với sự gia tăng quần
thể nhanh có thể dẫn đến sự bùng dịch gây thiệt hại lớn đến kinh tế đất nƣớc .
Với mong muốn góp phần vào việc giảm tổn thất sau thu hoạch, trong quá
trình bảo quản, hạn chế tối đa sự phát sinh, phát triển, gây hại của sâu mọt, xuất
phát từ thực tế nêu trên và dƣới sự phân công của

ộ môn Côn trùng,

hoa

Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam với sự hƣớng dẫn của PGS.TS Lê
Ngọc Anh tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần mọt hại nông sản tại
một số chợ ở Hà Nội và phụ cận, đặc điểm sinh học, sinh thái loài
Carpophilus hemipterus Linnaeus năm 2020”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định thành phần sâu mọt hại tại một số chợ ở Hà Nội và
phụ cận, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái lồi mọt thị đi điểm vàng
Carpophilus hemipterus Linnaeus làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý các
loài mọt hại chung và lồi mọt thị đi điểm vàng một cách an toàn và hiệu quả.

1.2.2. Yêu cầu
1 Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại ở một số chợ trên địa bàn Hà
Nội và phụ cận .
2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt thò đuôi điểm vàng
Capophilus hemipterus tại Hà Nội .

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƢỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
2.1.1. Thành phần mọt hại nơng sản sau thu hoạch
Hàng hóa nơng sản ở các khu chợ số lƣợng không lớn nhƣng khi điều
kiện bảo quản lại không đƣợc tốt cộng với sự tồn trữ, lƣu trữ hàng ở mức nhiệt
độ 28-30ºC thích hợp để sinh vật phát triển mạnh. Nhiều khi chỉ sau vài tuần
sinh vật hại đã phát triển thành quần thể với số lƣợng lớn và gây ra những thiệt
hại nặng nề tiêu hủy một phần hay hoặc hoàn toàn hàng hóa bảo quản trong kho.
Theo Bùi Cơng Hiển (1995) cho biết: Cotton & Wilbur (1974) đã thống
kê đƣợc số lƣợng lồi cơn trùng gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm
43 lồi; trong đó có 19 lồi thuộc nhóm cơn trùng gây hại chủ yếu và 24 lồi
thuộc nhóm cơn trùng gây hại thứ yếu (dẫn theo Snelson, 1987). Cotton and
Good (1937) đã chia côn trùng trong kho thành 4 nhóm: nhóm gây hại chủ yếu
là lồi xâm nhiễm trực tiếp vào hàng hóa, phát triển với mức quần thể lớn gây
hại nghiêm trọng, gây nên sự hỏng hàng hóa, giảm chất lƣợng, hao hụt trọng
lƣợng đáng kể; nhóm gây hại thứ yếu là lồi gây hại cục bộ khi có sự xâm nhập
và phát triển của lồi gây hại chính thì lồi này diễn ra sau đấy; nhóm gây hại
ngẫu nhiên gồm những lồi cơn trùng xâm nhập vào kho theo con đƣờng đóng
gói vận chuyển... hoặc bị lôi cuốn theo con đƣờng ánh sáng, mùi thơm; nhóm
cơn trùng kí sinh ăn thịt, chúng xâm nhiễm vào kho hàng hóa để kí sinh hay ăn

thịt các loại cơn trùng hại kho nhƣ ong kí sinh
Ngay từ xa xƣa, vào thời kì đồ sắt và La Mã cổ đại (0-400 năm trƣớc công
nguyên A D) ngƣời ta đã xác định thành phần hại kho lƣơng thực khoảng 18
loài (White, 1995) Hill (1993) đã thu nhập đƣợc 38 lồi cơn trùng hại sản phẩm
kho vùng nhiệt đới Haines (1997) đã xác định đƣợc 265 loài chân đốt trong
tổng số 1.235 mẫu vật côn trùng và nhện hại kho ở Indonesia.

3


Tại bang Ohio, nhà côn trùng học ngƣời Mỹ Arnold Mallis (1990) và các
nhà khoa học của trƣờng đại học Ohio (1999) đã tiến hành điều tra và thu thập
các lồi cơn trùng hại sản phẩm bảo quản trong kho ở Mỹ. Kết quả điều tra thu
thập đƣợc 69 loài cơn trùng thuộc 20 họ, 2 bộ. Và có Christoph Reichmuth
(1997) đã ghi nhận đƣợc 55 lồi cơn trùng trên hàng bảo quản ở Đức.
Theo Bùi Công Hiển (1995) ghi chép lại thì Haines (1997) cùng với các nhà
khoa học Indonesia thuộc Trung tâm sinh học nhiệt đới vùng Đông Nam á (Seameo
– Biotrop) và Viện Tài nguyên thiên nhiên (NRI) đã công bố thành phần côn trùng
hại kho nông sản thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ cánh vảy (Lepidoptera) ở
nhiều nƣớc nhƣ: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippin và một số nƣớc khác
thuộc khu vực Đông Nam Á gồm 174 lồi thuộc 38 họ Trong đó bộ cánh cứng
chiếm tới 153 loài thuộc 34 họ khác nhau, bộ cánh vảy có 21 lồi thuộc 4 họ khác
nhau. Kết quả này cho thấy khu vực Đông Nam Á là nơi có thành phần cơn trùng
hại kho nơng sản rất phong phú và đa dạng.
2.1.2. Thiệt hại gây ra do mọt hại trên nông sản sau thu hoạch
Nông sản sau khi thu hoạch thƣờng đƣợc bảo quản ở dạng khô. Dự trữ để
sử dụng cho các nhu cầu cần thiết, tiêu dùng, xuất nhập khẩu.
Theo Kemper (1939), thiệt hại hơn 100 triệu mác hàng năm do mọt thóc
(Sitophilus granarius L,) gây hại.
Ở Mỹ, riêng thuốc lá thiệt hại hơn 2 triệu đơla do lồi ngài (Ephestia

elutella Hbs), gây ra 28 triệu đơla cho ngơ do mọt bột mì (Tribolium ssp).
Theo tài liệu điều tra của FAO (Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của
Liên hợp quốc), hàng năm trên thế giới có 6-10% số lƣợng lƣơng thực bảo quản
trong kho bị tổn thất. Ở Mỹ tổn thất lƣơng thực hàng năm là 5% so với tổng số
lƣơng thực sản xuất: các nƣớc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh con số thiệt
hại là 10%; ở các nƣớc trình độ bảo quản cịn thấp và khí hậu nhiệt đới lên tới
20%. Trong số thiệt hại này, sâu hại gây ra tổn thất vào loại lớn nhất (Vũ Quốc
Trung, 2008).

4


Theo báo cáo của FAO (Anon, 1982), loài mọt đục hạt lớn (Prostephanus
truncatus Horn) là loài hại thứ yếu ở Trung Mỹ, Brazin, Columbia. Tại Châu
Phi, kho dự trữ ngô Tanzania, thiệt hại về trọng lƣợng lên tới 34% ở kho chứa
ngô và 70% ở kho chứa ngũ cốc, (Bùi Công Hiển, 1995).
Hàng năm tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên tồn thế giới vào khoảng 10%,
có nghĩa là 13 tấn ngũ cốc đã bị mất chỉ do côn trùng và 100 triệu tấn ngũ cốc đã
bị mất giá trị (Wolpert, 1967). Theo Powley (1963) ở Mỹ, mất mát hàng năm
trong các kho dự trữ ngũ cốc thƣờng dao động giữa 15 và 23 triệu tấn, trong đó
khoảng 7 triệu tấn do chuột phá hại và 8 - 16 triệu tấn do cơn trung phá hại. Nếu
tính giá trị bằng tiền mặt đã mất khoảng 465 triệu đôla Mỹ.
Hall (1970) thông qua nhiều báo cáo đã cho biết ở các nƣớc Mỹ latinh,
thiệt hại đƣợc đánh giá vào khoảng 25 - 50 % đối với riêng các mặt hàng ngũ
cốc và đậu đỗ; còn ở châu Phi thiệt hại vào khoảng 30 %, ở khu vực Đông Nam
Á những năm gần đây đã xảy ra một số vụ dịch hại lớn do côn trùng gây ra đối
với ngũ cốc, làm tổn thất tới trên 50 % (Bùi Công Hiển, 1995).
Stojanovic (1966), sau 200 ngày ở nhiệt độ 20ºC, hao hụt trọng lƣợng 5978% trong 500g hạt lúa mì với ban đầu là một hay hai hay cặp đôi mọt thóc
(Sitophilus granarius L.).
Tổn thất về trọng lƣợng, chất lƣợng phụ thuộc vào tập tính ăn của lồi gây hại,

Hurlock (1967) qua thực nghiệm với mọt răng cƣa (Oryzaephilus surinamensis L.)
đã xác định tốc độ tăng trƣởng của hơn 100 cá thể mọt trƣởng thành ban đầu, các thể
đạt tới hơn 12 triệu con trong vòng 3 tháng và trong thời gian này chúng tiêu thụ tới
54kg lƣơng thực trung bình cho 1 tháng (Bùi Công Hiển, 1995). Campbell và Sinha
(1976) đã quan sát thiệt hại của lúa mì khi cho nhiễm 3 loài mọt: mọt râu dài
(Cryptolestes ferrugineus Stephens), mọt đục hạt nhỏ (Rhyzopertha dominica), mọt
thóc (Sitophilus granarius L,), ở 30ºC và 70% độ ẩm tƣơng đối của khơng khí Đánh
giá thiệt hại do chúng gây ra từ giai đoạn trứng đến nhộng thì mọt thóc gây thiệt hại
60%, mọt đục hạt nhỏ 17%, mọt râu dài 4% sự mất mát trọng lƣợng hạt. Mọt đục hạt

5


lớn (Prostephanus truncatus Horn) gây ra thảm cảnh cho các kho dự trữ ngô ở
Tanzania, các nƣớc Trung Phi, thiệt hại về trọng lƣợng lên 34% ở kho chứa ngô và
70% ở kho chƣa ngũ cốc (Bùi Công Hiển,1995).
2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái của
mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus L.
2.1.3.1. Vị trí phân loại
Lồi: Carpophilus hemipterus thuộc Kingdom: Animalia, Phylum: Arthropoda,
Lớp: Insecta, Bộ: Coleoptera, Họ: Nitidulidae, Giống: Carpophilus.
2.1.3.2. Phân bố, phạm vi ký chủ và đặc điểm gây hại
Loài mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus phân bố rộng khắp
các nƣớc trên thế giới và phân bố rộng rãi ở khắp vùng Việt Nam. Nó là một
lồi bọ cánh cứng ăn nhựa cây thuộc họ Nitidulidae. Nó đƣợc tìm thấy ở Bắc
Mỹ, Châu Đại Dƣơng và Châu Âu. Tại Việt Nam chúng đƣợc tìm thấy phổ biến
trên nơng sản nhƣ: gạo, thóc, lúa mì, bột mì, cao lƣơng, các loại đậu, hạt có dầu,
trái cây chín, các loại trái cây sấy khô… Chúng thuộc loại phá hoại nghiêm
trọng (Vũ Quốc Trung, 1978). Là loài đa thực, gây hại từ ngoài đồng vào trong
kho, ƣa thích các sản phẩm ẩm ƣớt, lên men.

Đặc điểm gây hại:
Theo Rezennahar

umkum (2017), trƣởng thành bay phát tán trong điều

kiện ấm áp (Surtees, 1965). Chúng có thể di chuyển trong bán kính vài km để
tìm nơi sống mới. Là loài gây hại trên toàn thế giới đối với nhiều loại thức ăn
gồm bột ngô, gạo, yến mạch, quả sây khô và ngũ cốc... làm hỏng hạt, mầm, vỡ
hạt cả trƣớc và sau thu hoạch Lƣợng mƣa mùa hè và trái cây hƣ thối là điều
kiện tốt nhất để phát triển côn trùng. Carpophilus là 1 vector truyền bệnh thối
nâu

hi côn trùng ăn những quả thối, bào tử thối nâu dính vào cơ thể chúng và

lây lan qua tán cây và từ vƣờn này đến vƣờn khác. Bệnh đƣợc lây nhiễm qua cơ
thể côn trùng, trái cây bị nhiễm bệnh trực tiếp mà không cần côn trùng ăn trái
cây. Kiểm soát Carpopphilus cũng là kiểm soát một phần bệnh thối nâu.

6


2.1.3.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt thò đi điểm vàng Carpophilus
hemipterus L.
2.1.3.3.1. Đặc điểm hình thái:
Theo Rezennahar Kumkum (2017), sâu non màu trắng, có 3 đơi chân, 2
sừng ở hậu môn, 2 gai nhỏ ở trên đầu Sâu non đẫy sức có màu hơi vàng, đầu và
phía cuối cơ thể cóa màu nâu vàng, lơng thƣa Độ dài cơ thể giai đoạn ấu trùng
đƣợc phát hiện ở Washington.D.C thay đổi đáng kể bởi nhiệt độ. Mùa xuân giai
đoạn từ khi nở đến lúc đẻ giao động từ 4-7 tuần Mùa hè gia đoạn này kéo dài
khoảng 2 tuần, 12 ngày là thời kì ấu trùng ngắn nhất. Phần lớn ấu trùng lột xác 3

lần. Những con lột xác 4 lần là đƣợc nuôi trong mùa thu và mùa đông
Runner (1919) cho biết lột xác lần đầu tiên dài từ 0,55 đến 1,4 mm, có
màu vàng trắng, lột xác lần thứ 2 dài 3mm, có màu vàng trắng, lột xác lần cuối 4
mm, tồn thân có màu vàng trắng. Ấu trùng mới nở di chuyển hoạt động mạnh
mẽ (Ashworth, 1993).
Ấu trùng nhỏ bé này có thể phá hoại thức ăn đóng gói bằng cách chui qua
các lỗ nhỏ, ( Runner, 1919) Sâu non đẫy sức ít hoạt động, và ngừng ăn khi cơ
thể phát triển đầy đủ. Chúng xâm nhập vào hàng hóa đóng gói lỏng lẻo, khơng
hoạt động khi nhiệt độ dƣới 19,5ºC (Runner, 1919). Sự phát triển của ấu trùng
dừng lại khi nhiệt độ xuống 17ºC và trên 42ºC (Howe, 1957).
Nhộng có màu trắng chiều dài khoảng 3,5mm và rộng 1,7mm. Hoá
nhộng 5-7 ngày. Chân đƣợc hình thành dƣới sự bao bọc của cánh Đầu cong
xuống dƣới. Phần cuối cùng của bụng hơi nhô ra Con trƣởng thành tấn công
vào trái cây tại thời điểm vào cuối xuân và mùa hè. Khoảng 1 tháng vào mùa hè
để phát triển từ trứng đến trƣởng thành Trƣởng thành hình bầu dục, dài 3mm,
màu nâu đậm đến đen, cánh của con trƣởng thành phủ nhiều lông thô màu nâu
vàng, có 2 đốm màu nâu trên cánh. Chân hoặc râu thƣờng có màu nâu đỏ. Râu
đầu 11 đốt, 3 đốt ngoài cùng liên kết tạo thành chùy. Mút cuối cánh cứng có 2

7


điểm vàng. Cánh cứng không che 2 đến 3 đốt bụng cuối Con đực sống khoảng
146 ngày, con cái sống khoảng 103 ngày.
2.1.3.3.2. Đặc điểm sinh học
Zhang Và Wang (1996) đã thực hiện nghiên cứu sinh thái trong phịng thí
nghiệm của loài Carpophilus hemipterus dƣới 6 mức nhiệt độ (20,3oC, 23,9oC,
27,7oC, 32,2oC, 33,7oC, 35,9oC) và 3 mức tƣơng đối ẩm độ (51,3%-55,0%,
75,5%-76,0%, 83,8%-85,0%). Theo báo cáo rằng mức tối ƣu nhiệt độ và độ ẩm
tƣơng đối 30oC-34oC và độ ẩm 70%-85% thích hợp cho sự phát triển cịn ở 36oC

và 51% độ ẩm thì gây bất lợi đến sự tồn tại của lồi mọt thị đi điểm vàng. Bên
cạnh đó có Abdelghayn và cs , (2010), cho biết tỷ lệ chết ở các giai đoạn tăng lên
khi nhiệt độ tăng Tỷ lệ chết sau 7h ở 42oC đối với sâu non, sâu non đẫy sức,
trứng, trƣởng thành, nhộng).
Dan Gerling & Yaakov Ben Mordechai (1981), trƣởng thành Carpophilus
hemipterus có thể thấy ở trên cánh đồng, trên trái cây. Sự phong phú của các loại
trái cây làm mọt duy trì trong suốt cả năm Nhƣng thời gian phát triển có thể
thay đổi theo nhiệt độ. Trong tủ nuôi ở 30ºC, sự phát triển kéo dài nhƣ sau:
trứng 2 ngày, ấu trùng 5-7 ngày, nhộng 7 ngày Con trƣởng thành đẻ vào phần
quả bị hƣ hỏng của vật chủ, nơi ấu trùng sẽ phát triển. Ấu trùng ở trên bề mặt
nguyên liệu thực phẩm và không xâm nhập vào các phần chất lỏng. Khi ấu trùng
trƣởng thành rơi xuống dƣới thức ăn phía dƣới và hóa nhộng (Rezennahar
Kumkum (2017)).
Trƣởng thành của mọt thị đuôi điểm vàng Carpophilus hemipterus L. gây
hại trong trái cây trung bình khoảng 3 tháng Trƣởng thành sống hơn 100 ngày ở
nhiệt độ 25ºC và 60 ngày ở nhiệt độ 30ºC (El-Kady & cs., 1962). Ở điều kiện nhiệt
độ, độ ẩm khác nhau thì vịng đời và sức sinh sản của công côn cùng cũng bị chênh
lệch Con đực và con cái giao phối nhiều hơn 1 lần. Giao phối xảy ra trong vòng 23 ngày sau khi trƣởng thành. Con cái có thể giao phối với 2 con đực, con đực
thƣờng giao phối ít nhất 6 lần. Con cái có thể đẻ 1000 trứng trong 1 vịng đời,

8


trứng đẻ đơn lẻ, nở trong khoảng 2-3 ngày. Trứng có màu trắng và xỉn màu khi
chuẩn bị nở Con cái đẻ trứng trong quả, sau khi nở đục vào quả Chúng đơi khi có
thể để vài lứa mỗi năm Giai đoạn tử trứng đến trƣởng thành kéo dài khoảng 2
tuần (Rezennahar Kumkum (2017)).
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau:
Theo Rezennahar Kumkum (2017) khi nghiên cứu về Carpophilus
hemipterus : Sau 30 ngày kể từ khi trƣởng thành, số lƣợng trƣởng thành xuất hiện

nhiều nhất đƣợc ghi nhận trên hạt điều (30,00), hạnh nhân (18,00), đỗ lạc (19,00),
chà là (15,00) thống kê có khác biệt với nhiều loại trái cây khơ khác.
Theo Seun Olaitan Oladipupo & cs. (2018) thì thức ăn có thể ảnh hƣởng
đến sự sống sót của C.hemipterus. Tỉ lệ trứng nở đƣợc theo dõi trên một số loại
thức ăn: ca cao (76,67%), gạo (76,47)%, đậu phộng (73,40%), đậu đũa (72,34%)
và ấu trùng đạt đến giai đoạn trƣởng thành trên đậu đũa (88,24%) và thấp hơn
trên ca cao (43,08%). Mặc dù lƣợng trƣởng thành xuất hiện cao nhất từ lạc,
nhƣng khả năng sống sót cao trên đậu đũa(P= 0,64), thấp nhất trên ca cao (P=
0,27) Trƣởng thành xuất hiện trên thức ăn là tƣơng đƣơng với việc hao hụt
trọng lƣợng. Quan sát trên lạc hao hụt (5,42% trọng lƣợng) với số lƣợng trƣởng
thành (11,75), trên gạo với số lƣợng trung bình của trƣởng thành (2,25) và hao
hụt (0,29%), đáng ngạc nhiên là trƣởng thành trên đậu đũa cao hơn (7,50) so với
ca cao (5,75) nhƣng ca cao lại bị thiệt hại nhiều hơn (4,28%) so với đậu đũa
(2,92%).
Thức ăn khác nhau có thể ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng của côn
trùng . Thức ăn ƣa chuộng của C.hemipterus là những loại hạt chứa dầu.
2.1.4. Biện pháp phịng trừ mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus
Có rất nhiều biện phát phòng trừ mọt nhƣng sử dụng bẫy pheromone để
dự báo sự phát triển của quần thể loài gây hại, ngăn cản sự giao phối, sinh sản
làm giảm thiểu tổn thất một cách tối ƣu khá phổ biến.
Theo Robert & cs. (1992), pheromone tổng hợp của Carpophilus hemipterus

9


(L ), trƣớc đây đƣợc nhận biết bằng sử dụng phƣơng pháp sinh học đƣợc thử
nghiệm tại California. Nghiên cứu thời gian dài cho vƣờn quả chà là (12 tháng), và
vƣờn trái cây (11 tuần). Pheromone có hiệu quả nhất khi kết hợp các chất làm lên
men nƣớc trái cây Trong vƣờn chà là, bẫy bả bằng pheromone cộng với bột bánh
mì có nghĩa tổng thể là 1,152 C. hemipterus, những mồi câu có pheromone hoặc

bột chỉ bắt đƣợc 23 và 3 mỗi bẫy, tách biệt. Một hỗn hợp bán tổng hợp dễ bay hơi
của metanol, methyl butyrate, propanal và giấm táo có hiệu quả gần nhƣ lên men
bột, kết dính lâu hơn, thay thế cho bột Pheromone đƣợc điều chế trên vách ngăn
cao su, thay thế sau mỗi 2 tuần. Giảm 45% do bẫy bả lão hóa từ tuần 1 đến tuần 2,
nhƣng duy trì hoạt động vào thứ 2 với nhiệt độ tối đa >40ºC Trong vƣờn chà là,
phản ứng cao của bẫy là vào tháng 6 (65% tổng số lƣợng bắt). Trong tất cả thí
nghiệm đều cho kết quả là bốn loài nitidulidae là C.hemipterus, C.mutilatus,
C.humeralis phản ứng đáng kể với pheromone. Hai loài phản ứng kém là
C.freemani và Haptoncus luteolus.
Theo Şule Tütüncü & Mevlüt Emekci (2014), Phosphine áp dụng ở 200
ppm trong 2-36 h ở 15, 20, 25ºC đƣợc đánh giá là độc tố chống lại 0-24 và 2448h cho trứng, 12 ngày cho ấu trùng và 7-8 ngày cho trƣởng thành của
Carpophilus hemipterus (L.), một dịch hại quan trọng.
Theo Marzia & cs. (2019), kết quả cho thấy, áp dụng 2500 V RF trong 810 phút cho quả chà là bị bệnh thì gần nhƣ 100% con trƣởng thành chui ra khỏi
trái cây, do đó làm sạch hàng hóa với tỉ lệ chết bên trong và ngồi của quả chà là
thấp hoặc khơng có. Những thành tựu này cung cấp chiến lƣợc mới trong kiểm
sốt cơn trùng gây hại chính của quả chà là, có thể áp dụng ở quy mô công
nghiệp, cho phép khử trùng nhanh mà không gây hại, không tồn dƣ thuốc, không
ảnh hƣởng đến chất lƣợng của quả chà là.
Navarro S., Navarro H., & Finkelman S. (2014) để loại bỏ côn trùng và
kiểm sốt cơn trùng dùng cơng nghệ khử trùng bằng cách chuyển khí nóng vào

10


nơi đặt nông sản. Kết quả ở 50ºC trong 3 giờ đƣợc chứng minh là cách hiệu quả
để loại bỏ trứng và kiểm sốt cơn trùng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
2.2.1. Thành phần mọt hại nông sản sau thu hoạch
Các nghiên cứu về thành phần côn trùng hại kho của Việt Nam không
nhiều, nhƣng cũng thể hiện ra đƣợc tính nghiêm trọng mà thiệt hại do cơn trùng.

Sự giao lƣu, di chuyển hàng hóa đã làm cơn trùng trở lên đa dạng, phong phú,
khó kiểm sốt. Việt Nam là nƣớc nhiệt đới, nhiệt độ và độ ẩm rất thích hợp cho
sự phát sinh phát triển của côn trùng. Công tác phịng trừ khơng thực hiện
nghiêm túc, triệt để dễ gây ra thiệt hại lớn.
Ngƣời Việt Nam đầu tiên quan tâm tới lĩnh vực này là Nguyễn Cơng Tiễu
(1936). Ơng là tác giả dịch cuốn “Cho đƣợc có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.
raemer, trong đó giới thiệu vắn tắt về đặc điểm hình thái, đặc tính gây hại một
số loài mọt kho thƣờng gặp.
Gần 30 năm sau, vào những năm 60 của thế kỉ 20 việc nghiên cứu mọt hại
kho mới lại đƣợc tiếp tục. Kết quả điều tra côn trùng hại kho ở miền Bắc Việt
Nam của Đinh Ngọc Ngoạn (1965) và cuốn sách “Côn trùng phá hoại trong kho
và cách phòng trừ” của Phạm Xuân Hƣơng (1963) Tuy còn vay mƣợn nhiều kiến
thực của nƣớc ngồi nhƣng cuốn sách này đã góp phần tích cực vào q trình
nghiên cứu cũng nhƣ cơng tác phịng trừ côn trùng hại kho ở nƣớc ta (Bùi Công
Hiển, 1995).
Theo Phan Xuân Hƣơng (1963), Vũ Quốc Trung (1982) côn trùng hại kho
đƣợc chia ra làm 2 nhóm: nhóm phá hại sơ cấp (trực tiếp tấn cơng ăn hại) và
nhóm phá hại thứ cấp (tận dụng các phần gặm phá của nhóm phá hại sơ cấp). Từ
dữ liệu trên cho thấy thành phần lồi cơn trùng trong kho dự trữ hạt ngũ cốc trên
thế giới là khá phong phú và đƣợc đặc biệt quan tâm nghiên cứu.
Tổng cục lƣơng thực cùng với Khoa Sinh của Trƣờng đại học Tổng hợp
Hà Nội (1962-1963) phát hiện, thu thập đƣợc 39 lồi cơn trùng thuộc 4 bộ khác

11


nhau Năm 1975-1990 đã xác định đƣợc 11 loài khác nhau thuộc 5 họ của
bộ Lepidoptera. Sự phân bố của chúng khác nhau tuỳ thuộc vào chủng loại hàng
hoá, địa điểm và kiểu kho bảo quản (Bùi Cơng Hiển,1995).
Phịng kiểm dịch thực vật thống kê từ 1998 đến năm 2002 đã phát hiện

40 lồi cơn trùng, 30 lồi nấm bệnh, 58 lồi cỏ dại,… Trong đó có 10 đối tƣợng
kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên hàng hóa nhập khẩu ngày càng nhiều, đa
dạng về loài Các đối tƣợng kiểm dịch thực vật bị phát hiện rất lớn lên tới gần
800 lần (Nguyễn Thị Diệu Thƣ, 2007)
Hà Thanh Hƣơng (2004) đã cho kết quả 56 lồi cơn trùng và 1 loài nhện,
thuộc 26 họ, 4 bộ và 2 lớp (lớp côn trùng và lớp nhện) trên các loại thức ăn bảo
quản nhƣ: thóc dự trữ quốc gia, thóc và ngô của các công ty giống cây trồng, thức
ăn gia súc, gia cầm và các loại thức ăn khác thuộc 17 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Số
lƣợng loài thu thập đƣợc cao nhất ở các kho thức ăn gia súc, gia cầm tại Hà Nội và
Sơn La là 27 loài) Các lồi cơn trùng xuất hiện trên 50% là: Rhyzopertha dominica
(Fabbricius), Cryptolestes pusillus (Schonherr), Sitophilus oryzae (Linnacus),
Tribolium castaneum (Herbst) và Lophocateres pusillus ( lug) Trong đó tổng số
lần xuất hiện của Tribolium castaneum (Herbst) trên cả 3 loại hình kho tại 17 tỉnh
miền Bắc Việt Nam là 71 lần, chiếm 55,64% tần suất xuất hiện trong tổng số 57
lồi cơn trùng và nhện kho.
Dƣơng Quang Diệu và Nguyễn Thị Giáng Vân (1976) đã phát hiện đƣợc
51 lồi cơn trùng hại kho trên 113 mặt hàng xuất nhập khẩu. Bùi Công Hiển
(1995) đã cơng bố các lồi thuộc bộ cánh cứng gây hại kho đƣợc phát hiện ở
Việt Nam gồm 55 loài (Hà Thanh Hƣơng & cs , 2004)
Thành phần sâu mọt trên gạo, tấm, cám, bắp trong kho bảo quản tại thành
phố Cần Thơ đã ghi nhận đƣợc 23 loài, có 7 lồi xuất hiện nhiều là Tribolium
castaneum Herbst, Sitophilus oryzae L., Ahasverus advena Waltl, Latheticus
oryzae Waterhouse, Cryptelestes munitus Oliv., Rhizopertha dominica Fab.,
Liposcelis spp. Tại An Giang, thành phần sâu mọt trên tấm, cám trong kho bảo

12


quản đã ghi nhận đƣợc 27 lồi, có 6 lồi xuất hiện với mật số cao là Tribolium
castaneum Herbst, Cryptelestes munitus Oliv., Latheticus oryzae Waterhouse,

Rhizopertha dominica Fab., Liposcelis spp., Alphitobius diaperinus Panzer,
(Trần Văn Hai & cs , 2008)
Bùi Hồng Minh & cs , (2002) đã tiến hành điều tra côn trùng hại kho trên
thóc đổ rời tại hệ thống kho cuốn thuộc Cục dự trữ quốc gia ở 3 tỉnh Hà Nội,
Thái Bình, Bắc Giang. Kết quả thu đƣợc 15 loài, thuộc 3 bộ, 11 họ (Quách Hồng
Linh, 2015).
Theo Nguyễn Quý Dƣơng & cs , (2004) tại Hà Nội đã phát hiện đƣợc 10
loài gây hại trực tiếp trên lạc, trong đó phổ biến nhất là 3 lồi Carpophilus
dimidiatus, Carpophilus hemipterus, Carpophilus obsoletus, chúng thƣờng xuất
hiện và gây hại trên lạc nhân từ tháng 7 đến tháng 9 (Lê Xuân Chiến, 2013).
2.2.2. Thiệt hại gây ra do mọt hại trên nơng sản sau thu hoạch
Theo Lê Dỗn Diên (1990) tổn thất sau thu hoạch đối với ngũ cốc bảo
quản trong kho ở Việt Nam là 10%. Số liệu điều tra tại một số huyện ngoại
thành Hà Nội của Nguyễn

im Vũ (1999) cho thấy tổn thất sau thu hoạch do

côn trùng gây ra cho lúa gạo trung bình là 6,4%, mức độ thiệt hại cao nhất có thể
lên đến 11,8%/năm
Theo Vũ Quốc Trung (1978) những con số thể hiện thiệt hại do sâu mọt
hại kho gây ra là rất đáng chú ý: gạo tẻ sau 3 tháng bảo quản với mật độ sâu hại
100 con/kg và thủy phần 13,5%, hao hụt mất 3,5% khối lƣợng và phát triển
thêm 106%. Bột mỳ có thủy phần 12%, mật độ sâu hại là 10 con/kg, sau 3 tháng
bảo quản hao hụt mất 8% khối lƣợng và phát triển thêm 190%. Một kho thóc sau
8 tháng khơng tiến hành các biện pháp phịng trừ sâu hại, mật độ sâu hại còn
sống lên đến 32 con/kg. Khi tiến hành kiểm tra lớp thóc bề mặt tới độ sâu 0,5 m
thì thấy trung bình tỷ lệ hạt bị hại là 13,7%, dung trọng của lớp thóc này là 490
g/l (cũng loại thóc này khơng bị sâu hại có dung trọng 568 g/l) Đem cân 1000
hạt thóc khơng bị sâu hại nặng 23,2 g, còn 1000 hạt bị sâu hại chỉ nặng có 16,9


13


g. Theo dõi quá trình xay xát thì thấy: từ 100 kg thóc khơng bị sâu hại có thể thu
hồi đƣợc 70 – 73 kg gạo trắng, trong khi đó có mật độ sâu hại 100 con/kg, chỉ
thu hồi đƣợc tối đa 66 kg gạo Đó là chƣa kể tới chất lƣợng gạo rất kém, giá trị
thƣơng phẩm thấp và không đảm bảo về mặt vệ sinh (Lê Xuân Chiến, 2013).
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở nƣớc ta, là điều kiện thuận lợi để
côn trùng phát sinh phát triển Nƣớc ta đa số là sản xuất nông nghiệp nên luôn
luôn dự trữ một lƣợng nông sản lớn Nhƣng cơng tác bảo quản, phịng trừ cịn
lạc hậu, hạn chế nên thiệt hại do côn trùng gây ra tƣơng đối lớn Cơng tác phịng
trừ sâu mọt hại kho ở nƣớc ta mang một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, nếu
làm tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất to lớn
2.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái của
mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus
Các loài mọt Nitidulidae đều phân bố rộng. Ở Việt Nam loại này phổ biến
trong các kho lƣơng thực, kho dƣợc liệu, chúng thích ăn quả khơ, quả thối.
Theo Bùi Cơng Hiển (1995) thì đƣợc biết đặc điểm hình thái mọt thị đi
điểm vàng: Carpophilus hemipterus: thân dài 2-4 mm, màu nâu đậm. Trên cánh
cứng có đốm nhỏ màu vàng ở góc vai, một mảng vàng lớn và rõ rệt hơn ở bờ sau
của cánh cứng kéo lên giữa cánh.
Ấu trùng tuổi cuối dài 5-6 mm, rộng 1-1,5 mm, thân hình ống, màu trắng
đến vàng. Đầu, mảnh lƣng ngực, phần cƣới bụng, lỗ thở và chân có màu nâu.
Râu đầu 11 đốt, 3 đốt ngoài cũng liên kết thành hình chùy. Cánh cứng
khơng che phủ 2 đốt bụng cuối.
Ở Việt nam các cơng trình nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái và biện pháp phịng trừ mọt thị đi điểm đen Carpophilus
dimidiatus nhƣ của tác giả Vũ Quốc Trung (1978), Lê Xuân Chiến (2013),
Nguyễn Thị Diệu Thƣ (2007) Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt
thị đi điểm đen Carpophilus dimidiatus của Vũ Quốc Trung (1978) nhƣ sau :


14


Trƣởng thành: thân dài 2,5 - 3 mm, rộng 1,2 - 1,5 mm, màu nâu đậm, lƣng
tƣơng đối bằng phẳng Trên lƣng có nhiều điểm nhỏ và lơng nhỏ màu vàng nâu.
Đầu to và rộng, mắt kép hình trịn màu đen Râu hình dùi trống có 11 đốt, 3 đốt
râu đầu hẹp, nhƣng phình to, màu đen nâu, các đốt khác bé nhỏ màu nâu đục.
Lƣng của mảnh ngực trƣớc gần giống hình chữ nhật. Cánh cứng màu nâu gần
giống hình vng. Hai cánh cứng khơng phủ hết bụng cịn thừa ra 2 đốt. Bụng
màu nâu đục có 5 đốt, đốt thứ nhất và đối cuối cùng dài nhất, đốt thứ 4 tƣơng đối
ngắn, đốt thứ 2 và thứ 3 ngắn nhất.
Trứng: dài 0,84 mm, rộng 0,27 mm, hình bầu dục dài, màu trắng sữa.
Sâu non: sâu non đẫy sức dài từ 5 - 8 mm, lƣng hơi cao lên, phía bụng
tƣơng đối ngắn và nhỏ. Ngực và bụng 12 đốt màu trắng sữa có ánh, 3 đốt bụng
và đốt ngực thứ nhất, đốt bụng cuối cùng dài nhất, còn các đốt khác tƣơng đối
ngắn. Từ đốt bụng thứ nhất trở về cuối cùng to mập và trông rất rõ, đốt cuối
cùng nhọn và hẹp và có 2 gai chĩa về sau.
Nhộng: dài 3 mm, rộng 1,2 - 1,3 mm màu vàng nâu.
Mọt thịi đi Carpophilus dimidiatus mỗi năm đẻ 5 - 6 lứa, mỗi con cái
thƣờng đẻ 80 trứng, nhiều nhất có thể đẻ tới 225 trứng và sống đƣợc 207 ngày,
con đực sống đƣợc 168 ngày. Ở 25 - 28ºC, thời kỳ trứng mất 4 - 5 ngày, sâu non
40 - 47 ngày và lột xác 3 lần, hóa nhộng 6 - 7 ngày (Vũ Quốc Trung, 1978).
Mọt ƣa ánh sáng và thích bay, thƣờng sống tập trung và có tính giả chết.
Gần tối, mọt ở trong kho bay ra ngồi, thích ăn hại các quả chín và quả thối. Sâu
non hoạt động mạnh, thích sống ở trong lƣơng thực ẩm ƣớt và vỡ nát, đã bảo
quản lâu ngày và thƣờng đục chui vào trong hạt để ăn hại. Mọt sinh sản rất
nhanh, hóa nhộng trong đất, nếu khơng có đất cũng thể cũng hồn thành vịng
đời ngay trong thức ăn Hàm lƣợng nƣớc trong thức ăn có ảnh hƣởng trực tiếp
và rõ rệt đến đời sống của mọt. Mọt không thể sinh sản và phát triển trong lƣơng

thực có thủy phần 10 %, nhƣng sản phẩm có thủy phần 17 - 33 % rất thích hợp

15


với sự phát triển của mọt Trong điều kiện đó mọt đẻ nhiều, thực hiện vòng đời
ngắn và thời gian sống kéo dài (Vũ Quốc Trung, 1978).
2.2.4. Biện pháp phòng trừ mọt thị đi điểm vàng (Carpophilus
hemipterus)
Nguyễn Minh Mầu (1998) đã tiến hành thử khả năng phịng trừ mọt cho
thóc bằng các loại lá thảo mộc có tính chất xua đuổi nhƣ lá xả, lá xoan hay lá trúc
đào

ết quả cho thấy lá xả có tác dụng phịng trừ mọt cao nhất (mật độ giảm

36%), sau đó là lá xoan (mật độ giảm 26%), còn lá trúc đầu lúc đầu có giảm sau
hiệu lực khơng cao và thời gian có hiệu lực không lâu, mật độ lúc đƣa lá vào là
6,7 con/kg, sau 50 ngày đặt lá, mật độ tăng lên là 6,8 con/kg (tăng 14%)
Nguyễn Văn Tình (2004) tiến hành phòng trừ mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ
bằng thuốc xông hơi nhôm phốt phua (AlP) ở các liều lƣợng 9 gam, 15 gam và
21 gam thuốc/ 1000 kg thóc hay 1,5 g thuốc /1 m2 đối với khoảng không gian
cho thấy với cùng hàm lƣợng xử lý nhƣ nhau thì thấy mọt gạo rất mẫn cảm với
thuốc, hiệu lực của thuốc với mọt gạo từ 94,8 - 100%, còn đối với mọt đục hạt
nhỏ, hiệu lực của thuốc là 62,5%, nếu tăng liều lƣợng của thuốc lên, hiệu lực của
thuốc tăng không đáng kể.
Ở Việt Nam thuốc xông hơi khử trùng chính cũng gồm 2 loại chính là
Methyl bromide và Phosphine. Với ngƣỡng phòng trừ của các loại sâu mọt gây
hại chính (mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ và mọt thóc Thái Lan) là
20con/kg nơng sản thì tiến hành sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ, Sử dụng
Sumithion 50EC sử dụng để sát trùng kho, vật dụng, Sumithion cũng dùng để

xua đuổi, ngăn chặn sự xâm nhiễm côn trùng vào gây hại trong kho.
Thuốc thảo mộc BQ-01 do Trung tâm Cơng nghệ hóa học, Viện Hóa,
Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc
gia) sản xuất và đƣa vào thử nghiệm trong các kho thóc dự trữ tại tỉnh Hà Tây và
Hịa ình năm 1991-1992. Thuốc BQ-01 đƣợc sản xuất với nguyên liệu chính là
cao lanh và bột hạt xoan ta. Kết quả khảo nghiệm cho thấy thuốc khơng có hiệu

16


lực trừ cơn trùng nhƣng có hiệu quả xua đuổi (Dƣơng Minh Tú và Đinh Ngọc
Ngoạn, 1993) Nhƣợc điểm của thuốc BQ-01 là để lại lƣợng tạp chất quá lớn,
bụi và có mùi khó chịu lƣu lại trong nơng sản bảo quản.
Theo Bùi Cơng Hiển (1995), các lồi ong ký sinh côn trùng gây hại trong
kho thƣờng giết chết vật chủ, ví dụ nhƣ ong ký sinh (Trichogramma spp.) ký
sinh trứng ngài gạo (Corcyra cephalonica). Kết quả về việc thử nghiệm bột cây
ruốc cá (Derris sp ) để phòng trừ mọt hại ngô đạt kết quả, nhƣng trên thực tế
việc áp dụng cịn nhiều hạn chế (Bùi Cơng Hiển 1995).

17


×