Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghi luan van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.29 KB, 25 trang )

Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là
trái tim của người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên?
Câu 1: (8 điểm)
ĐÁP ÁN ĐIỂM
* Yêu cầu chung:
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo
lí. Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý
chính sau đây:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ
quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.
- Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng
trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời.
0.5
* Giải thích nội dung câu nói của Bersot:
- Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh
vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy.
- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức
kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự
nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ.
à
Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ
quan tuyệt hảo nhất.
2.5
* Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng
liêng của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành
cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được


(học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt
đời cho con).
- Mang nặng đẻ đau…
- Chăm nuôi con khôn lớn…
- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con …
- Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời
à
Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…
3.0
* Bình luận:
- Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.Bởi lẽ,
những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho
họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng
vô giá từ tình thương của mẹ .
- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của
mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém
1.5
nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt
cần phê phán.
- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp
của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu
với bậc sinh thành ra mình…
- Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩa…về đạo lý ở đời của tất
cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình.
- Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng
mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho
con.
0.5
Câu 1: ( 3 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về

“nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau:
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn
tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn
bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp
nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến
sĩ kia đi qua những thử thách.
( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983)
* Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…)
- Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức.
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, người
chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho
người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực
sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên.
Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ niệm, những giá trị thiêng

liêng; những không gian, vật chất cụ thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân….
- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, có động lực phấn đấu vươn lên…
Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác.
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người chọn
những nơi dựa không tốt.
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý
nghĩa cho người khác.
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đảm bảo yêu cầu về kĩ năng.
Câu 2 (3 điểm)
Nói về lòng ghen tỵ có người cho rằng: “giữa lòng ghen tỵ và sự thi đua có một
khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn- đô- đơ khuyên : “Đừng
để con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi
bại con tim”.Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài
văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Mở bài : (0,25đ)
-Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không
nên để cho lòng ghen tỵ tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người .(0,25đ)
Thân bài :(2,5đ)
-Nêu khái niệm về ghen tỵ và những biểu hiện của lòng ghen tỵ (0,75đ)
-Phân biệt giữa ghen tỵ và thi đua: giữa ghen tỵ và thi đua có một khoảng xa cách
như giữa xấu xa và đức hạnh ( 1đ)
-Tác hại của lòng ghen tỵ :đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim
(0,5đ)
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn .(0,25đ)
Kết bài : (0,25đ)
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên
của Et- môn -đô -đơ
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức
Câu 1(4đ): Tiến sĩ Thân Nhân Trung đời vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ

XV đã từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Hãy viết một bài nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về điều
được nói đến trong câu nói trên.
. Yêu cầu về nội dung:
* Giải thích:
- “Người hiền tài” là người có đức độ, tài năng. Nếu chỉ có tài mà không có đức,
chỉ chăm lo cho bản thân mình thì không giúp ích được gì cho quốc gia, có khi còn
làm hại là đằng khác. Ngược lại nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó thành công, không là được việc lớn.
- “Nguyên khí của quốc gia”(nguyên: căn nguyên, cái gốc; khí: trạng thái tinh
thần): người hiền tài là cái gốc, là yếu tố quyết định làm nên một quốc gia vững
mạnh.
- Ý cả câu: khẳng định, đề cao vai trò của những người có đức, có tài đối với vận
mệnh của đất nước.
ta chẳng thấm gì so với những mất mát, bất hạnh của người khác.
* Bàn về vai trò to lớn của người hiền tài với đất nước:
- Bằng khả năng tìm tòi, sáng tạo làm thay đổi vận mệnh của đất nước, thúc đẩy sự
phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã hội: các nhà khoa học với các phát
minh, các nghệ sĩ với những tác phẩm lớn …
- Bằng khả năng lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt quần chúng thực hiện thành công
những kế hoạch, dự định, biến ước mơ thành hiện thực: như Trần Hưng Đạo đã
cùng vua tôi nhà Trần lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Mông - Nguyên
ở thế kỉ XIII; hay Bác Hồ lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám
thắng lợi ….
- Bằng uy tín và đức độ trở thành tấm gương sáng có tác dụng cảm hoá, giáo dục
sâu sắc, tạo ảnh hưởng lớn với cộng động trong hiện tại và tương lai: Chu Văn An,
Bác Hồ
- Người hiền tài chính là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia và nhân loại. Lời nói của Thân Nhân Trung được khắc trên
bia đá vừa khẳng định điều ấy, vừa thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân

với nhân tài đất nước.
- HS bàn về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân tài đất nước.
- Với người học sinh cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức
để mai sau lập nghiệp để trở thành “nguyên khí” quốc gia …
Câu 1 (3 điểm)
Bạn về có nhớ ta chăng,
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
Viết một bài văn ngắn không quá hai trang giấy thi nêu suy nghĩ của
em về vấn đề được gợi ra từ hai câu thơ trên.
* Yêu cầu nội dung
- Xác định được rõ vấn đề nghị luận: Tình bạn trong cuộc sống.
- Xây dựng một văn bản phải đảm bảo nội dung sau:
-Trong đời sống tinh thần của con người,có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như
tình cha con,tình thầy trò,bạn bè Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan
trọng,vì vậy mà trong ca dao có nhiều câu,nhiều bài rất cảm động về vấn đề này : Bạn về
có nhớ ta chăng, Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
- Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với
Dương Lễ,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê Trong cuộc sống xung quanh ta cũng
có rất nhiều tình bạn đẹp.
- Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm
chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho
nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tình nhiều hơn .Trong số
bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là
những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là
cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.
- Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự
đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó
mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ : Khi vui thì vỗ tay vào. Đến khi hoạn nạn thì nào
thấy ai, thì không xứng đáng được coi là bạn.
- Một tình bạn đẹp phải biết thông cảm chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua

mọi khó khăn để cùng tiến bộ.
Câu 2:
Viết bài văn ngắn khoản một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về câu nói sau:
Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh
ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.
* Về nội dung kiến thức:
- Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng
định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh
ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội,
những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.
- Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:
+ Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm
chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời
+ Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong
trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng phẳng món nợ
sâu nặng đó.
+ Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng
sống.
+ Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể
in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tố
quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác.
- Nêu dẫn chứng minh họa:
+ Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu
thương, dạy dỗ chu đáo.
+ Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta
bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng
+ Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp
lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời:
Bác Hồ, Lê-nin,………
+ Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống

với tham vọng điện cuồng Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trong
cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội không bao giờ in dấu lại trên mặt đất, in
dấu trong tim người khác.
- Nhận thức hành động đúng can có:
Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh
thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời
chung (Như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động
xấu chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.
Câu 2( 3 điểm):
Viết bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về câu nói
của nhà văn Nguyễn Khải:
“ Ở đời này, không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có
sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”.
+ Giải thích:
Con đường cùng: Là hoàn cảnh bế tắc, không có lối thoát.
- Ranh giới: Là những khó khăn trở ngại.
- Sức mạnh: là ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống của con người.
Câu nói của Nguyễn Khải đã đề cao vai trò của ý chí nghị lực giúp con người vượt
qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
+ Bàn luận:
- Trong cuộc sống , con người thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí thất
bại( có đẫn chứng cụ thể).
- - Không có hoàn cảnh nào bế tắc , tuyệt vọng nếu con người có ý chí, nghị
lực( dẫn chứng).
+ Mở rộng, nâng cao:
- Phê phán những con người yếu đuối, dễ gục ngã trước hoàn cảnh khó khăn,
- Cần có niềm tin vào cuộc sống, thường xuyên rèn luyện ý chí, nghị lực trước
những thử thách trong cuộc sống “ không có hoàn cảnh tuyệt vọng ,chỉ có con
người tuyệt vọng trước hoàn cảnh”.
Câu 2 (3,0 điểm):

NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi
môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn
tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi
run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
- Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó
của ông.
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập
một,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22)
Hãy viết một đoạn văn nêu những suy ngẫm của em về những điều được
gợi ra trong câu chuyện trên.
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận.
* Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý
sau:
- Phân tích hành động, cử chỉ, thái độ, của 2 nhân vật trong truyện: Anh thanh niên và
ông già ăn xin.
Từ việc phân tích trên, học sinh nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống toát ra từ truyện.
- Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người.
+ Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý
giá mà ta tặng cho người khác.
+ Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà
quí giá như vậy.
-> Lời khuyên về cách sống, thái độ sống đối với mọi người.
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại?

Câu 3. ( 3.0 điểm):
Câu chuyện: Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống
mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy
khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi
cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện
hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài
học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn
nghị luận về bài học đó.
1. Về kiến thức:
- Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác
định được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân
vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài
học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải
nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học).
- Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện
chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống
luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển
khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau

đây là một số gợi ý:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều
mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh ).
Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong
những điều đó đến với mình.
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi
đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những
lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và
phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông
cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản
thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…
+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.
2. Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết
hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân
tích, bình luận…
+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi
chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Câu 2 ( 3 điểm):
Phương ngôn Bun- ga- ri có câu: Khi ta tặng bạn hoa hồng tay ta còn vương
mãi mùi hương. Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ, nêu suy nghĩ của mình
được gợi ra từ câu nói trên.
* Yêu cầu: Nghị luân xã hội
- Điều gợi ra từ câu phương ngôn: Hãy giành những gì tốt đẹp
nhất cho những người xung quanh.
- Lấy dẫn chứng trong văn học và trong đời sống
* Cần làm rõ:

- Giải thích:
+ Hoa hồng- biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị tinh thần
của con người ( niềm vui, hạnh phúc)
+ Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó cũng có nghĩa là ta mang đến
cho họ niềm vui, hạnh phúc
+ Tay ta còn vương mãi mùi hương: niềm vui không mất đi, còn
đọng mãi trong ta.
-> Khi mang đến cho người khác niềm vui và những điều tốt đẹp
thì tự bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc.
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói.
+ Thông thường chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc
thì trước hết phải tạo cho bản thân niềm vui trong đời sống vật
chất lẫn tinh thần. Nhưng ngược lại khi làm cho người khác
được vui thì mình cũng thấy hạnh phúc. Sự thật là khi ta mang
lại niềm vui cho người khác thì niềm vui ta cảm nhận đã tự nhân
đôi.
+ Dẫn chứng: Không nhất thiết phải tặng người khác những món
quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để
đem lại cho người khác niềm vui. Có rất nhiều cách khiến người
khác vui: Một lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện, một
cử chỉ giúp đỡ người nghèo, nhường ghế xe buýt cho người
già hay một việc làm tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật
- Sự sẻ chia niềm vui và hạnh phúc với người khác chính là biểu
hiện của một cách ứng xử văn hoá tốt đẹp của một tinh thần vì
cộng đồng.
- Liên hệ trong cuộc sống hôm nay, liên hệ bản thân.
* HS cần đảm bảo các ý sau:
1.Giải thích câu nói :
+ Thế kỉ mới: đặt trong chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của
tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của

khoa học ,công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu….
+ Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn
trọng quá mức ( sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai ( bài) .Yếu tố
bên ngoài( ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ ngoại” là
các yếu tố nước ngoài.
+ Nội dung câu nói: khẳng định cả hai yếu tố ( sùng ngoại, bài
ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì nó cản trở sự phát triển
của đất nước.
Câu 2 (2 điểm):
Người xưa nói : ''Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm , đừng thấy việc ác nhỏ mà
làm''
Em có suy nghĩ gì về lời khuyên trên .
- Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được:
+ Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại niềm vui,
tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh, góp phần làm cho xã
hội trở nên tốt đẹp.
+ Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương, những hậu
quả tiêu cực cho những người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi cho
mình, nhưng lại có hại cho người khác
+ ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng:
Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện
+ Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái. Làm việc ác lương
tâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh
+ Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người. Bởi vì ta
thường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi xung quanh
nhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức
độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn
hay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ, dã tâm của người thực hiện và việc
thiện dù là việc nhỏ hay lớn thì nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâm
thơm thảo của con người.

+ Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất nguỵ
biện của chính mình.
+ Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện không
làm việc ác dù là nhỏ nhất.
- Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được:
+ Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại
niềm vui, tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh,
góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp.
+ Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương,
những hậu quả tiêu cực cho những người xung quanh. Làm việc
ác có thể có lợi cho mình, nhưng lại có hại cho người khác
+ ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng:
Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện
+ Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái. Làm việc
ác lương tâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh
+ Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người. Bởi
vì ta thường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi
xung quanh nhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không
phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của
nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ,
dã tâm của người thực hiện và việc thiện dù là việc nhỏ hay lớn thì
nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâm thơm thảo của con người.
+ Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính
chất nguỵ biện của chính mình.
+ Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện
không làm việc ác dù là nhỏ nhất.
Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế: Việc làm ác của Trịnh Hâm ,
Bùi Kiệm …Những con người tốt bụng ông Ngư , ô Tiều …
Liên hệ rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống về giá trị của việc thiện, có ý
thức làm nhiều việc thiện, lên án những việc làm ác, có thái độ sống tích cực, biết

quan tâm chia sẻ, cư xử độ lượng với những người xung quanh
Câu 2: ( 3 điểm)
“Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư.
Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì
có đường. Người ta đi mãi cũng thành đường thôi”
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương
- Hình ảnh con đường là hình ảnh biểu tượng mang tính triết lí và suy ngẫm sâu
sắc của tác giả.
2. Thân bài: Cần làm rõ các ý:
- Hình ảnh con đường theo nghĩa đen là con đường thực, con đường ra đi của gia
đình và nhân vật tôi.
- Theo nghĩa bóng là con đường tương lai của cả dân tộc, của thế hệ trẻ. Con
đường đó kì thực không có nhưng người ta đi mãi cũng thành đường thôi. Nghĩa là
để thành con đường ấy trước hết phải có niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai phía
trước. Sau đó phải có nhiều người cùng đi, cùng kiên trì một hướng mới có thể
hình thành một con đường mới.
- Phải chăng Lỗ Tấn đang ngầm muốn nói đến những phong trào dân chủ tiến bộ
không ngăn cách giữa người và người sẽ được thế hệ trẻ đi theo để cứu cả dân tộc.
- Liên hệ thực tế cuộc sống về những tấm gương đã tạo nên những con đường
thành công cho dân tộc ( Hồ Chí Minh…)
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa biểu tượng mang tính triết lí của hình ảnh con đường mà
Lỗ Tấn đã đưa ra
Câu 2( 3 điểm )
Bàn về đức hy sinh.
2. Thân bài
- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là
những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng.
Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn

là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng
lên trên quyền lợi của bản thân mình…(0,5 đ)
- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là
phẩm chất cao đẹp của con người. Người có đức hy sinh
luôn được moi người yêu mến, trân trọng, có tác dụng cảm
hóa cái xấu,Bắc nhịp cầu nhân ái xóa bỏ hận thù . (0,5 đ)
- Liên hệ thực tế để thấy: (1 đ)
/ Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình
vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy
sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc.
/ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người
có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân
mình…
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất
truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam… Mỗi
người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc
sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.

3. Kết bài: Khẳng định lại được vấn đề
Câu 2 (3,5 điểm)
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông
tố"
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ
Trâm)
Nghị luận về câu nói
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh.
- Viết đủ và rõ bố cục; luận điểm đúng đắn, rõ ràng, sáng tỏ.

- Diễn đạt lưu loát.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
- Nêu nhận định chung và trích dẫn câu nói: Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, đừng bao giờ đầu
hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai và khẳng định ý nghĩa của câu nói.
a/Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . Đó có thể là một căn
bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh
doanh
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu
hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
b/Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng
ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà
vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi
đầu trước giông tố”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải
đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại.
+ Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền. Gian
nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con người
trưởng thành hơn.Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do
chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và
cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào
chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.
+ Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
c/Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão
táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử
thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Nhận định về một số hành động tiêu cực, sống vội của giới trẻ, của những con

người tự ti để làm rõ hơn trong XH vẫn còn nhiều hiện tượng đáng lên án.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải
luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng
mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan. Để có được điều
này thì cần phải làm gì?
+ Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
5- Khẳng định ý nghĩa của câu nói và lời nhắn nhủ của mình với mọi người và nhất
là với các bạn trẻ trong XH ngày nay
Câu 2: ( 4 điểm )
Dưới đây là một câu chuyện kể :
Những bàn tay cóng
Hôm ấy tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi
thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi là đủ ấm
tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con
làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng.
Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị
lạnh.”
( Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ )
Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng một trang giấy thi ) về ý nghĩa của câu chuyện
trên.
I/ Yêu cầu về kiến thức
Đây là đề mở nên học sinh có thể trình bày suy nghĩ khác nhau từ câu chuyện trên cơ sở :
- Giải thích được ý nghĩa của câu chuyện : tình yêu thương, sự sẻ chia được thể hiện qua
những việc làm và suy nghĩ rất hồn nhiên của em bé.
+Giải thích hành động của người con khi mang nhiều đôi gang tay: cho bạn mượn để bạn
khỏi bị lạnh.
+ Hành động đã có từ lâu: Em bé đã từng chứng kiến những bàn tay cóng, thương bạn
quyết định đem găng cho bạn mượn.
- Suy nghĩ của người mẹ về hành động của con mình.
- Nâng cao ;

+ Liên hệ thực tế để thấy những biểu hiện tốt đẹp đó luôn là đạo lí sống của con người
trong xã hội
+ Bên cạnh đó còn có những việc làm trái với hành động của em bé trong câu chuyện.
- Nêu bài học đối với bản thân;
+ Em bé rất yêu người khác, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Trong cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, chúng ta phải thương yêu, giúp đỡ
lẫn nhau dù là hành động, suy nghĩ nhỏ nhất …để làm cho cuộc đời đẹp hơn.
II/ Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận.
- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, hành văn có cảm xúc không mắc lỗi
diễn đạt, chính tả.
Câu 2 ( 4 điểm )
Tuyệt vời
Ba bảo tôi rất tuyệt vời. Tôi tự hỏi như thế có đúng không?
Để rất tuyệt vời bạn Sa-ra bảo cần có mái tóc đẹp như bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời Dát-xtin bảo cần có răng trắng khoẻ như răng bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời bạn Dếch-xi-ca bảo mặt phải không tàn nhang. Tôi lại bị tàn nhang đầy
mặt.
Để rất tuyệt vời bạn Mác bảo phải là học sinh thông minh nhất lớp. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Xti-phơn bảo phải biết pha trò kể chuyện tiếu lâm. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Lau-ren bảo phải sống trong một căn nhà đẹp ở trong một khu phố
sang trọng. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Mát thêu bảo phải mặc quần áo và đi giầy thật xịn. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Xa-ma-tha bảo phải sinh ra trong một gia đình giàu sang. Tôi lại
không.
Nhưng mỗi tối khi ba ôm hôn tôi và chúc tôi ngủ ngon thì người bảo: “ Con rất tuyệt vời
và ba yêu con”. Ba tôi hẳn biết định nghĩa thế nào là rất tuyệt vời mà các bạn tôi không biết.
( CarlaO’Brien, theo chúng ta sẽ ổn thôi mà, bộ sách Những tấm
lòng cao, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005).
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.

I. Về nội dung
1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện:
Dưới hình thức trò chuyện, câu chuyện là lời thắc mắc rất ngây thơ,
đáng yêu của em bé về khái niệm thế nào là “rất tuyệt vời”.Theo cách hiểu
về “ rất tuyệt vời” của các bạn thì em thấy mình chẳng có một điều gì là rất
tuyệt vời cả. Nhưng với cha mình em lại là người “rất tuyệt vời”. Vậy “rất
tuyệt vời”, với người cha, không phải là đứa con xinh đẹp, thông minh giỏi
giang, sống trong một căn nhà giàu có, sang trọng, mà đơn giản chỉ vì đó là
đứa con ngoan, ngoãn, hiếu thảo. Chỉ thế là đủ để một mái nhà lúc nào
cũng ấm áp tình yêu thương và đối với người cha điều đó mới thật là rất
tuyệt vời.
2. Rút ra bài học :
Câu chuyện giản dị nhưng ý nghĩa khá sâu sắc.Tuyệt vời là hết sức
hoàn hảo không có gì sánh được song đây là một khái niệm khá trừu tượng
nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quan niệm “ tuyệt vời”.
Rất tuyệt vời không phải là khi ta thật xinh đẹp, giàu sang Nó không
phải là cái gì quá cao siêu mà có khi chỉ là những điều rất bình dị nhưng
có ý nghĩa đối với ai đó hoặc với mọi người trong cuộc sống.
Ai cũng có thể là người “rất tuyệt vời” nếu biết sống đẹp, biết làm
những điều có ý nghĩa và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
II. Về hình thức :
Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận. Bài viết có bố cục chặt chẽ.
Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp.
Câu 2 (3 điểm):Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng
tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa
nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc
mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc
tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”
kiến thức: Học sinh có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình nhưng trên cơ sở một vài

ý cơ bản sau:
- Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những
người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão
mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn
mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình
nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác- những người
thực sự cần nó hơn ông. Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái,
sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ
người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập
tâm hồn.
- Bài học sâu sắc về tình thương:
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần
biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình
yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của
sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.
+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo
khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương
người như thể thương thân.
Xác định thái độ của bản thân: Đồng tình với thái độ sống có tình thương và trách nhiệm
với mọi người, khích lệ những người biết mở rộng tâm hồn để yêu thương, giúp đỡ người
khác. Phê phán thái độ sống cá nhân vị kỷ, tầm thường.
Câu 2 (4 điểm):
Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
HỘP KEM
Chị ơi, xin lỗi, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm ngoái được không ạ?
Cô chủ quán lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem loại mười ngàn xuống
cho vị khách nhỏ.
Như khômg hề để ý đến ánh mắt xem thương của cô gái, chỉ sau một loáng, cậu
bé đã ăn hết hộp kem. Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười ngàn duy nhất trên tay, cậu bé

nói nhỏ với cô gái:
- Chị vui lòng gửi phần tiền còn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng trước quán
giúp em nhé!
Cậu bé quay lưng, cô gái chợt lặng người nhìn ra cửa, nơi người đàn ông mù cầm
cây đàn đang đứng cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô mời ra khỏi
quán.
Bài làm:
2 * Hình thức: Trình bày dưới dạng một bài văn nhỏ( gồm 3 phần rõ ràng)
* Nội dung:( 2đ)
- Câu chuyện khuyên mọi người cần có thái độ ứng xử nhã nhặn với mọi
người xung quanh ( nhân vật em bé trong truyện).
- Giáo dục lòng yêu thương con người, biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó
khăn( hình ảnh cha con người đàn ông mù)
- Câu chuyên còn nhắc nhở những người chưa biết quan tâm tới người khác
cần suy xét lại hành vi của mình( cái lặng người của cô chủ quán).
- Câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp( cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa lớn)…
Câu 2 : (4.0 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn
thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân,
đầu rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh
phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
( Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2,
trang 104 – NXB Công an Nhân Dân)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên

1. Về nội dung: Cần đáp ứng một số ý sau:
a. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: (1.0 điểm)
Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên
con người nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài
ngườibởi vì:
- Hạnh phúc không sẵn có, hạnh phúc tồn tại trong chính cuộc sống con
người.
- Lời nói của thượng đế “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc” thể hiện:
hạnh phúc do chính con người tạo nên.
⇒ Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: hạnh phúc không bao giờ sẵn
có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con
người tạo nên.
b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh (2.0 điểm)
- Con người có thể tạo nên hạnh phúc bằng bàn tay vun xới và tấm lòng
yêu thương cuộc đời.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận được sâu sắc
giá trị của hạnh phúc của chính mình và sống cuộc đời đầy ý nghĩa.
- Hạnh phúc không phải là những điều có sẵn, nó đến từ chính những
hành động của mỗi con người (dẫn chứng)
- Hãy vun đắp hạnh phúc cho chính mình.
- Phê phán những kẻ ỷ lại, dựa dẫm trông chờ hạnh phúc mơ hồ viễn
vông, thờ ơ với cuộc sống (dẫn chứng thực tế)
c. Bài học được rút ra: (1.0 điểm)
- Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại hãy nỗ lực tìm tòi và
vươn lên.
- Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn hòa nhập để sáng
tạo và phát triển
2. Về hình thức:
Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận. Bài viết có bố cục chặt chẽ.
Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp.

Câu 2: (4đ) Chiếc hộp giấy vàng
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí
phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa
con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến
bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang
hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.”. Anh
cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng
rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: “Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải
có gì trong đó chứ:”
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu
có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình
yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà.”
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con
tha thứ cho mình.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Hãy tạo một văn bản (có độ dài khoảng hai trang giấy thi) trình bày
suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
A-Nội dung:
1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện:
-Đứa con trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh thật đẹp để tặng bố nhưng
người bố đã phạt con mình vì nó đã phí phạm cả cuộn giấy gói hoa màu
vàng. Dù bị phạt nhưng đứa con vẫn mang đến hộp quà để tặng cho cha.
-Câu chuyện là lời cảnh báo ý nghĩa với tất cả mọi người đặc biệt là tình
cảm của cha mẹ với con cái. Người cha chưa biết trân trọng món quà của
con mà quá đi sâu vào tiền bạc, vật chất, câu chuyện phản ánh thực tế đời
sống hiện nay của con người.
-Ngoài ra món quà ý nghĩa của đứa con với người cha chứa đầy tình yêu
vô bờ bến. Đặc biệt là những nụ hôn của con gái đã thổi vào trong chiếc
hộp giấy vàng. Món quà tinh thần ấy là sở hữu quý giá nhất chứng minh

cho tình cha con không gì có thế sánh bằng.
2. Bài học cuộc sống:
-Câu chuyện ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc:
+Biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử, luôn lắng
nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, sáng tạo trí tưởng tượng
của trẻ thơ.
+Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc, đặc biệt đối với con trẻ để
khỏi mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra
+Nếu biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết, thấu hiểu, nhường nhịn thì gia
đình sẽ đầy ắp tiếng cười, gợi không khí ấm cúng và hạnh phúc.
+Biết giữ gìn và nâng niu nó thì cuộc sống sẽ thoải mái và nhẹ nhàng
hơn.
B-Về hình thức:
-Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội. Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết
vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình
luận.

Câu 1: (2,5 điểm)
Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau đây:
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng
chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy
ra và đọc:
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la
- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la
- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
- Trông em giúp mẹ: 25 xu
- Đổ rác: 1 đô la
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la
- Quét dọn sân: 2 đô la

- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy
vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm
qua: Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai
ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng.
Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ
giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”
(Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam)
a. Ý nghĩa câu chuyện
– Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự
quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm
hạnh phúc.
– Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
b. Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra
- Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt
đẹp.
- Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên
án:
+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành
động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.
+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ.
c. Xác định thái độ sống của bản thân
Câu 1: (12,0 điểm)
V. Tec-kê-rây (nhà văn Anh) đã viết: “Thế giới là tấm gương soi trong đó mọi

người đều soi thấy vẻ mặt của mình. Nếu bạn nhăn nhó, tấm gương sẽ cho bạn thấy một
bộ mặt sầu não, bạn hãy cười với nó đi và bạn sẽ gặp ở đó một người bạn vui vẻ ”.
Từ nhận định trên em có suy nghĩ gì trong phương hướng phấn đấu rèn luyện của mình ?
Câu 1: (8 điểm)
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút
khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”.
(M
.Gorki)
Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Giải thích, chứng minh:
- Trong cuộc sống, con người thường có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng
là người dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.
- Người bạn tốt nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn,
giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên.
(Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để chứng minh)
* Nhận định, đánh giá:
Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó
giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách
nhìn đúng đắn về một người bạn tốt.
Câu 1: (3,0 điểm)
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được
con đường đúng cho mình.
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên!
1. Giải thích: (0,5 đ)
- “Ngả đường”: những ngả rẽ trên đường đi. Ý nói: có nhiều mục đích, nghề
nghiệp và lý tưởng mà con người cần phải lựa chọn.
- “Tương lai”: là tất cả những gì đang ở phía trước mà con người không đoán
định hết được
- Chỉ có bản thân mỗi người mới có thể lựa chọn con đường đúng cho mình chứ
không phải ai khác. Sau khi chọn lựa, cố gắng đừng hối tiếc, đừng oán trách đổ thừa cho

hoàn cảnh…
à
Ý nghĩa của câu nói: Con đường đi đến tương lai có nhiều ngả rẽ, mọi người
phải tự chọn một lối đi đúng đắn, phù hợp cho chính mình.
2. Chứng minh, bàn luận: (1,75 đ)
- Phải cân nhắc thật kĩ trước khi chọn lựa để chắc chắn rằng con đường mình chọn
là đúng. Phải tin vào bản thân, không dao động trước dư luận, đừng đứng núi này trông
núi nọ.
- Cố gắng cân nhắc để không lựa chọn ngã rẽ sai, hãy mạnh dạn bước
vào lối đi mà mình lựa chọn. Con đường đến vinh quang nào cũng đầy rẫy
khó khăn và chông gai. Do đó, sau khi đã chọn đừng nản chí, kể cả khi vấp
ngã, thất bại. (dẫn chứng thực tế)
- Khi đã lựa chọn một con đường mà mình nghĩ là đúng thì cần phải cố gắng hết
sức để hoàn thành mục đích của mình. Con người có thể thích rất nhiều thứ nhưng nếu
thiếu nỗ lực và cố gắng thì không đạt được mục đích và phải bỏ dở dang con đường mình
đã chọn. (dẫn chứng thực tế)
- Những người không biết tự chọn cho mình con đường đúng đắn hoặc quá lệ
thuộc vào ý kiến của người khác thường dẫn đến những thất bại, sai lầm trong cuộc đời
và nhận lấy nhiều đau khổ. (dẫn chứng thực tế)
3. Liên hệ bản thân – rút ra bài học phấn đấu: (0,75 đ)
- Ai cũng phải bối rối trước quá nhiều ngả đường để lựa chọn. Do đó, việc chính
mình chọn một con đường đúng là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn trong cuộc
đời mỗi con người
- Khi lựa chọn con đường đi cho mình, đừng yếu đuối chấp nhận
những lựa chọn không phù hợp nếu thực sự không thích nó, hãy rũ bỏ và lựa
chọn lối đi đúng cho mình và phải đảm bảo rằng đó là lựa chọn đúng đắn
nhất cho bản thân sau này.
- Mỗi chúng ta cần phải xác định rõ ràng mục đích lí tưởng ngay từ lúc còn đang
ở trên ghế nhà trường để khi ra đời lấy đó làm nền tảng đi đến với thành công trong cuộc
sống. Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là phải học tập thật tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo

đức, hình thành cho mình kĩ năng tự lập, không phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa
thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.
BÀI LÀM:
Giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật
đẹp. Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn,lạc lõng thậm chí là bị đày đọa nhưng
bông hoa bé nhỏ ấy vẫn kiên cường,hiên ngang.Nó chống chọi với những điều đó
với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ chao lượn giữa cơn
giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng. Chiến thắng tất cả
những khó khăn, gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp, bừng cháy sức sống,
nó vượt lên những sỏi đá khô cằn, giữa nắng gắt để trở thành một điểm chấm phá
trên bức tranh hoang mạc nỏng bỏng và khắc nghiệt. Đó thực sự là một phép màu
của Chúa, là một trong rất nhiều những điều kì diệu của cuộc sống này, như môt
câu chuyện cổ tích. Và hơn nữa, đó còn là một trong những bài học giản dị, sâu
sắc và cũng tuyệt vời nhất mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta.
Trong đời,ai chẳng đôi lần gục ngã trước những khó khăn, thách thức Tất cả như
đám mây đen khổng lồ, che lấp những tia sáng của tương lai, làm cho chúng ta
kiệt quệ,mỏi mòn,mất ý chí chiến đấu, muốn buông xuôi. Và đây cũng là lúc
chúng ta đối mặt với chính mình, là thời khắc mà những quyết định sẽ ảnh hưởng
đến quãng đời còn lại của chúng ta. Lòng dũng cảm,bãn lĩnh, sự quyết đoán tất cả
sẽ được thể hiện một cách rõ nét nhất.
Kì diệu thay, có những người khi gặp khó khăn, trắc trở thì họ trở nên cứng rắn,
mạnh mẽ hơn cho dù họ vẫn có thể thất bại nhưng họ đã cố gắng đến mức cuối
cùng.Họ nhận thức được rằng, một khi họ buông xuôi, họ sẽ mất tất cả.Công sức
học hành bấy lâu,tiền bạc,thời gian những thứ đó sẽ tan biến cùng với đám mây
đen đang vần vũ trên bầu trời. Họ đã được Thượng đế ban cho một món quà mà
không phải ai cũng có : nghị lực. Với món quà đó,họ đã biến những nỗi tủi nhục,
đắng cay thành một thứ vũ khí sắc bén mà không có một loại khí tài nào trên Trái
đất này có thể sánh được. Họ đã vượt qua chông gai để xua tan đám mây đen ấy.
Và ánh sáng đã trở lại, tâm hồn họ có thể bị chai sạn,rách nát nhưng nó đã trở nên

mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Họ biết rằng dù con đường có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng những mũi
gai đau đớn, bằng máu và nước mắt
"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Ðường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao "
(trích bài hát "Đường đến ngày vinh quang")
Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có những điều tuyệt vời như thế, bên cạnh đó vẫn
có những kẻ hèn nhác,yếu đuối,chưa gì đã từ bỏ những ước mơ của mình.Họ sẵn
sàng vứt bỏ tất cả hoài bão để sống một cuộc đời vô vị,chán ngắt thậm chí là tàn
tạ,vật vờ.Họ như một chiếc bóng lẻ loi đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái xã hội
nhộn nhịp,năng động này.Suốt đời lẩn tránh, sống ủ rủ và khi về già, chắc chắn
họ sẽ nuối tiếc những tháng ngày lãng phí, không sống hết mình. Hối tiếc vì đã
chấp nhận làm một bông hoa úa tàn, khô héo, không tô điểm cho đời.
Vâng, chúng ta sẽ vượt qua tất cả khó khăn,trắc trở. Cho dù con đường hoa hồng
có nhiều gai đi thế nào chăng nữa thì nó vẫn là con đường của vinh quang,của
thành công và theo một câu nói khá nổi tiếng thì trên con đường này " không có
dấu chân của kẻ lười biêng". Thân xác có thể tả tơi, mỏi mòn nhưng ý chí ta vẫn
luôn tồn tại một hạt giống - hạt giống của khát vọng và hoài bão - rồi nó sẽ đâm
chồi nảy lộc, sẽ trở thành một đóa hoa dại đẹp đẽ để tiếp thêm sức mạnh cho
chúng ta vượt qua những ghềnh thác cheo leo, đi đến bến bờ của những giấc mơ.
Đau đớn, tủi nhục, nước mắt sẽ tan biến khi chúng ta đi hết con đường và chạm
tay vào đỉnh vinh quang. Mặt trời sẽ chiếu sáng, vầng dương sẽ cài lên vai chúng
ta vinh quang của những người chiến thắng, ta sẽ ngẩng cao đầu và tự hào vì
chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi với những phút giây yếu mềm của bản thân
và những gian nan chồng chất. Những bông hoa dại sau khi vượt qua những điều
khắc nghiệt của thiên nhiên đã nở và
"Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi

Và chúng ta là người chiến thắng
Ðường đến những ngày vinh quang không còn xa"
Cuộc đời vẫn trôi đi, những khó khăn khác lại đến và chúng ta sẽ phải chiến đấu
một cách ngoan cường. Hãy sống và đấu tranh sao cho đến lúc sức tàn lực kiệt, ta
không phải hối tiếc về những tháng ngày tuổi trẻ bị hoài phí. Những gian truân,
vất vả sẽ trở thành những chiến công bất diệt trong trái tim của mỗi conngười. Vì
loài hoa dại kia sẽ úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi, nhưng những dấu
chân mà chúng ta đã in trên đường đời, những thành công trong cuộc sống sẽ tô
thắm cho bước tranh cuộc sống muôn màu kia, như loài hoa dại ấy đã gợi nên sức
sống cho vùng sỏi đá khô cằn. .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×