Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.36 KB, 22 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH
GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG ĐĨ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần:
Mã phách:

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
……………………………………..


DANH MỤC VIẾT TẮT
CNXH
QLKT
TBCN
TLSX
XHCN

Chủ nghĩa xã hội
Quản lý kinh tế
Tư bản chủ nghĩa
Tư liệu sản xuất
Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................2
1. Định nghĩa kinh tế và quản lý kinh tế...................................................2
1.1. Định nghĩa kinh tế:...........................................................................2
1.2. Định nghĩa quản lý kinh tế:..............................................................3


2. Tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh.........................................3
2.1. Điều kiện lịch sử - xã hội dẫn đến sự ra đời và phát triển tư tưởng
quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh............................................................3
2.2. Quan điểm về quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh.............................7
2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế......................................10
2.4. Các nguyên tắc quản lý kinh tế.......................................................12
3. Giá trị tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh với Việt Nam hiện
nay...............................................................................................................15
3.1. Khái quát tình hình trong nước và thế giới hiện nay....................15
3.2. Giá trị tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh với Việt Nam
hiện nay...................................................................................................16
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................17


PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà
văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt
Nam, là người cầm lái vĩ đại đưa con thuyền cách mạng Việt Nam từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến lên CNXH. Người
đã để lại cho dân tộc ta, Đảng ta một kho tàng di sản tư tưởng q báu, vơ giá đó là
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm lý luận chính trị
tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là kết quả vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đồng thời còn là sự kế thừa và phát
huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Tư
tưởng về kinh tế của Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí
Minh, tạo thành một thể thống nhất về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. QLKT là
một nội dung quan trọng trong tư tưởng về kinh tế của Người.

Có thể thấy, ngay sau khi giành chính quyền (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đặt kinh tế trở thành một trong những vấn đề cấp thiết. Người đã từng bước giải
quyết những vấn đề kinh tế cơ bản như chống giặc đói, giải quyết khó khăn về tài
chính, đề ra các chính sách nhằm duy trì phát triển sản xuất,… đặt nền móng cho
nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển kinh tế để phục vụ cho kháng chiến và kiến
quốc.
Sau khi giành được độc lập hồn tồn (1975), tư tưởng về kinh tế nói chung,
tư tưởng QLKT nói riêng của Người vẫn cịn có giá trị vô cùng to lớn đối với nền
kinh tế nước nhà, đặc biệt trong thời điểm hiện nay. Như vậy, tư tưởng QLKT của
Hồ Chí Minh dù đặt trong hoàn cảnh nào cũng để lại giá trị sâu sắc đối với sự phát
triển kinh tế của Việt Nam. Thấy được tính cấp thiết của đề tài và mong muốn góp
phần làm rõ những tư tưởng, nguyên tắc, quan điểm của Người trong vấn đề QLKT,

1


em đã chọn đề tài: “Tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh và giá trị tư tưởng
đó đối với Việt Nam hiện nay” làm bài tập lớn.

PHẦN NỘI DUNG
1. Định nghĩa kinh tế và quản lý kinh tế.
1.1. Định nghĩa kinh tế:
 Khái niệm kinh tế thường được hiểu theo các nghĩa cơ bản sau:
+ Chỉ các hoạt động kinh tế bao gồm những hoạt động về sản xuất, phân
phối, trao đổi hoặc tiêu dùng.
+ Chỉ chung nền kinh tế quốc dân của một quốc gia, hoặc chỉ các ngành kinh
tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,…(từ ý tưởng -> nghiên
cứu -> chế tạo thử -> sản xuất ra sản phẩm -> đem đi tiêu thụ -> thu lợi nhuận).
+ Chỉ tổng thể các quan hệ sản xuất - xã hội nhất định hoặc chế độ kinh tế
của xã hội, phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất (nhân tố

quyết định của chế độ kinh tế là sở hữu đối với TLSX).
+ Chỉ sự tiết kiệm.
 Định nghĩa kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh được Người chỉ ra với hai
nghĩa như sau:
+ Nghĩa rộng: Là hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội, hê thống này gắn với
trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội (quan điểm sức sản xuất xã hội được Hồ
Chí Minh nêu trong tác phẩm “Thường thức chính trị” – 1953).
+ Nghĩa hẹp: Nền kinh tế Việt Nam vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa nửa
phong kiến - lạc hậu, trì trệ, vừa thốt khỏi sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mĩ. Đặc điểm, cơ cấu, cách thức quản lý và nội dung, biện

2


pháp cần phải thực hiện để xây dựng nền kinh tế trong giai đoạn quá độ lên CNXH
nhằm chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no,
hạnh phúc.
1.2. Định nghĩa quản lý kinh tế:
QLKT là quá trình đưa ra những phương pháp, kế hoạch cụ thể khách quan
để thiết kế hệ thống quản lý bao gồm chức năng, nguyên tắc, cơ chế quản lý. Đồng
thời, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ đức đủ tài, đảm bảo nguồn lực thông tin,
vật chất để các quyết định quản lý được thực thi.
2. Tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh.
2.1. Điều kiện lịch sử - xã hội dẫn đến sự ra đời và phát triển tư tưởng
quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là người đưa dân
tộc Việt Nam đến với độc lập tự do, là người soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt
Nam,…Người đã để lại nhiều tư tưởng vượt thời đại, có giá trị vô cùng to lớn không
chỉ với thời điểm trong quá khứ, hiện tại mà còn đến tương lai. Những quan điểm,
tư tưởng ấy được hình thành và phát triển trong điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể,

chịu sự chi phối, tác động của nhân tố chủ quan và khách quan nhất định, đồng thời
nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn của đất nước, của thế giới đặt ra. Tư tưởng QLKT
của Hồ Chí Minh là một phần như vậy.
a. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam
Sau gần 30 năm tiến hành xâm lược Việt Nam (từ năm 1958 đến năm 1884),
với các hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Thực dân Pháp đã cơ bản đặt
ách đô hộ lên Việt Nam và tiến hành khai thác thuộc địa trên cả nước. Hai cuộc khai
thác khai thác thuộc địa vào năm 1897 và năm 1919, với chính sách cai trị bảo thủ,
lạc hậu và tàn bạo về mọi mặt, đã dẫn đến sự chuyển biến rõ rệt trong đó có kinh tế.
Sản xuất kinh tế tư bản đã từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng cịn ít, chủ đạo
nền kinh tế vẫn là nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, trì trệ, buộc chặt vào nền kinh tế

3


chính quốc; đời sống nhân dân vơ cùng cực khổ nhất là đối với nhân dân lao động.
Thực tiễn đất nước lúc này đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của những
người con đất Việt, trong đó có Người, khiến cho Người vơ cùng căm phẫn, kịch
liệt lên án và sớm hình thành ý thức chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp.
Hành động mang tính chất kinh tế - chính trị đầu tiên của Người là tham gia hoạt
động biểu tình chống thuế tại Huế năm 1908. “Sự kiện lịch sử ở Huế năm 1908 là
cơ sở thực tiễn nhất giúp cho người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc rút ra được những
bài học bổ ích hầu đưa cách mạng tiến đến thành cơng”[1]. Đúng vậy, qua đây
Người đã dần hình thành tư tưởng về xây dựng và quản lý nền kinh tế độc lập, dân
chủ và hướng tới lợi ích của đông đảo nhân dân.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, nhân dân ta phải đối mặt với
mn vàn khó, nước ta đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” trong đó có kinh
tế. Chúng ta bắt tay vào xây dựng chế độ mới với một nền kinh tế tiểu nông nghèo
nàn, lạc hậu. Điều này thể hiện qua:
+ Đội ngũ quản lý kinh tế thiếu về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn.

+ Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu nay còn bị chiến tranh tàn phá nặng
nề. Cơ sở vất chất, kỹ thuật của ngành vơ cùng thấp kém, phần lớn TLSX cịn nằm
trong tay địa chủ, thực dân.
+ Nguồn lao động yếu kém về mọi mặt nhất là về kiến thức kinh tế, khoa học
kĩ thuật, tay nghề, vẫn duy trì phương thức sản xuất tiểu canh. Dẫn đến năng suất
không cao.
+ Sự phân chia giai cấp trong xã hội: nông dân chiếm tới hơn 90% dân số của
cả nước. Thường có thói quen, lối sống, phong cách làm việc mang nặng sự bảo thủ,
trì trệ.

1

[1] Tiến sĩ Tơn Thất Bình, phong trào chống thuế năm 1908 ở Huế và sự tham gia của anh Nguyễn Tất
Thành , trích “Các bài tham luận tại Hội thảo khoa học về chủ tịch Hồ Chí Minh”.

4


+ Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau như mâu thuẫn giai cấp,
mâu thuẫn dân tộc, nhưng mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất là yêu cầu sự phát
triển của đất nước với thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội nghèo nàn, lạc hậu của
nước ta.
+ Ngoài ra, vấn đề trang phục, đời sống, giáo dục, y tế,… của người dân
cũng là một vấn đề cấp bách cần giải quyết khi chúng ta mới giành được chính
quyền. Cuối những năm 1944 – đầu những năm 1945, một thảm họa đã xảy ra với
dân tộc ta, đã có hơn 2 triệu đồng bào ta đã chết vì đói, vì sự bóc lột tận xương tủy
của phát xít Nhật và thực dân pháp; dân số nước ta hơn 90% khơng biết chữ,…
Bên cạnh khó khăn bao trùm, thì nhân dân ta cũng có những thuận lợi cơ bản
như: chính quyền về tay nhân dân, lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta được thực
hiện quyền công dân; cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đứng đầu

là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt. Bước sang những năm 50 của thế kỉ XX, cách
mạng Việt nam có sự giúp đỡ của các nước XHCN về kinh tế, quân sự. Đây cũng là
một lợi thế rất lớn trong ngoại giao.
Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đầu hàng và kí với
ta Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Đây là bước ngoặt lớn đối với cách mạng Việt
Nam: miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, miền Nam bước vào cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mĩ giải phóng, thống nhất đất nước. Hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và Mĩ cũng ảnh hưởng to lớn đến kinh tế - xã hội nước ta, tác động đến việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và QLKT.
+ Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng: cơng việc đầu tiên cần phải
làm là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Miền Bắc đi
lên CNXH với một nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu; bị chiến tranh tàn phá nặng nề và
trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt tạm thời thành hai miền Nam - Bắc: đó là trở
ngại vô cùng lớn đối với sự nghiệp tiến lên CNXH ở Việt Nam. Cụ thể: thế mạnh
kinh tế của mỗi miền không thể bổ sung, hỗ trợ để cùng phát triển; nguồn lực bị

5


phân tán, chia sẻ để cùng phục vụ cả hai nhiệm vụ kháng chiến chống Mĩ ở miền
Nam và đưa miền Bắc tiến lên CNXH, giữ vai trò làm hậu phương vững chắc cho
miền Nam. Trong những năm 1954 - năm 1975, miền Bắc đã bước đầu xây dựng cơ
sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Điều đó được thể hiện qua việc Nhà nước ta đã
hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (19541960); thành công trong thực hện kế hoạch 5 năm: 1961-1965 và rất nhiều thành tựu
khác.
+ Sự giúp đỡ to lớn, về nhiều mặt trong đó có kinh tế như xây dựng cơ sở vật
chất - kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kháng chiến, cách thức quản lý
kinh tế, vốn,…của các nước anh em XHCN đối với Việt Nam có vai trị hết sức
quan trọng.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ

(1954-1975), nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của tồn dân là giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, bảo vệ nên độc lập của Tổ quốc. Nên tư tưởng của Hồ Chí
Minh ln tập trung nhiều nhất vào vấn đề này. Song song với đó, kinh tế nói
chung, QLKT nói riêng vẫn được Người hết sức quan tâm bởi đây là lĩnh vực quan
trọng trong sự nghiệp tiến lên CNXH ở Việt Nam.
b. Điều kiện lịch sử thế giới
Qua quá trình tiếp xúc khoảng 30 năm bôn ba bên xứ người, làm đủ mọi việc
để sống, tiếp xúc với nhiều nền kinh tế, văn hóa khác nhau và hơn 20 năm trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh thì tình hình thế giới có nhiều thay
đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - cơng nghệ, …Chính những sự thay đổi
của thế giới cũng đã tác động một phần đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có tư
tưởng QLKT.
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, CNTB đã chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, hệ thuộc địa đã hình thành và trở thành nguồn ni sống CNTB.

6


+ Những năm đầu của thế kỉ XX, CNXH dần hình thành và phát triển trở
thành một hệ thống kéo dài từ Châu Âu đến Châu Á.
+ Chỉ trong một thế kỉ mà nhân loại đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh khốc
liệt để lại những hậu quả vô cùng lớn đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và con người.
Đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai (1939-1945). Qua đó, đã thấy rõ được mâu thuẫn sâu sắc về kinh tế - chính
trị giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là vấn đề kinh tế.
+ Kinh tế thế giới sau thế chiến thứ 2 đã phân ra 2 cực rõ ràng: đó là hệ thống
kinh tế TBCN (Kinh tế thị trường) và XHCN (Kế hoạch hóa tập trung) với chính
sách, cơ chế quản lý và hoạt động khác nhau; cách thức phân phối sản phẩm khác
nhau, đặc biệt là khác nhau về sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
+ Khoa học công nghệ - kĩ thuật sau nhưng năm 40, 50 của thế kỉ XX ngày

càng phát triển với những phát minh vượt bậc có lợi cho đời sống, rõ rệt nhất được
thể hiện qua sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ: Khoa học công nghệ làm thay đổi
to lớn về lực lượng sản xuất, cách tổ chức QLKT, điều hành hoạt động của kinh tế.
Điều này làm cho năng suất lao động tăng cao, tính chất xã hội hóa của lực lượng
sản xuất ngày càng cao,…Tuy nhiên, cuộc cách mạng cũng đem lại những mặt tiêu
cực như: ô nhiễm môi trường, chế tạo ra những vũ khí gây hủy diệt cả thế giới,…
2.2. Quan điểm về quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh
Ngày 1-1-1953, tại phịng họp Hội đồng chính phủ khi nước ta còn đang ở
trong gia đoạn kháng chiến chống Pháp gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp, phải có lãi”[2]. Đúng vậy,
người lãnh đạo khi quản lý đất nước thì cần phải: làm cho dân có ăn, làm cho dân có
mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành, đưa quốc gia đó ổn định, phát
triển điều đó cũng giống như quản lý một xí nghiệp phải có lãi. Lãi ở đây có thể
hiểu là về tài chính, lịng tin của người lao động đối với xí nghiệp, khi quản lý tốt
2

Bộ Cơng nghiệp: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000, tr.112-113

7


một xí nghiệp sẽ giúp cho xí nghiệp đó giữ được trật tự, ổn định, phát triển, cạnh
tranh có hiệu quả tạo ra lợi nhuận không chỉ cho người chủ mà người lao động cũng
được trả lương đủ, đúng thời hạn, gây dựng được niềm tin cho người lao động. Như
vậy, dù quản lý một đất nước ở quy mô lớn hay quản lý một xí nghiệp quy mơ nhỏ
thì vai trị của QLKT trong tư tưởng Hồ Chí Minh là rất quan trọng.
Đồng thời, Người cũng nói: “Quản lý xí nghiệp nhằm mục đích xây dựng xã
hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải tăng gia sản xuất và thực
hành tiết kiệm. Muốn tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm thì phải quản lý tốt.

Muốn quản lý tốt thì cán bộ và cơng nhân phải thơng suốt tư tưởng, phải có thái độ
làm chủ nước nhà, làm chủ xí nghiệp. Muốn quản lý tốt phải nâng cao tinh thần
trách nhiệm, phải làm đến nơi đến chốn, làm tốt vượt mọi khó khăn. Phải thực hiện
cán bộ tham gia lao động, công nhân tham gia quản lý”[3].
+ Theo Hồ Chí Minh, muốn quản lý tốt thứ nhất cần thông suốt tư tưởng của
cán bộ và công nhân, giúp họ thấm nhuần, nâng cao tư tưởng đạo đức cách mạng.
Họ cần thấy rõ được trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của họ đối với đất nước, phải
có thái độ làm chủ nước nhà, làm chủ xí nghiệp. Bằng cách: bồi dưỡng tư tưởng của
giai cấp công nhân - đấu tranh chống tư tưởng của giai cấp tư sản; bồi dưỡng chủ
nghĩa tập thể - chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng lao động ( lao động trí
óc và lao động chân tay phải kết hợp chặt chẽ) - chống quan điểm xem khinh lao
động chân tay;…
+ Hồ Chí Minh cịn cho rằng muốn quản lý tốt thì phải thực hiện cán bộ tham
gia lao động, công nhân tham gia quản lý. Đúng vậy, từ trước đến nay, vì cán bộ chỉ
làm việc quản lý, khơng trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất, chính vì vậy họ
đã xa rời thực tế, xa rời quần chúng cơng nhân, khơng đặt suy nghĩ của mình vào
những người lao động nên sinh ra bệnh quan liêu, chủ quan, mệnh lệnh, không dân
chủ. Mặt khác, đối với những người lao động thì chỉ sản xuất khơng tham gia vào
quá trình vận hành quản lý vậy nên thiếu tinh thần trách nhiệm, chỉ biết bản thân
3

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.261

8


mình, khơng phát huy được tính sáng tạo của họ. Chính vì vậy cần: “Phải thực hiện
cán bộ tham gia lao động, cơng nhân tham gia quản lý” thì sẽ sửa chữa được những
khuyết điểm còn tồn tại trong quá trình QLKT. Cán bộ và cơng nhân sẽ gần gũi,
thấu hiểu những khó khăn vất vả của nhau hơn.

Trong cơng tác kế hoạch QLKT, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn đặc biệt coi
trọng việc đặt ra những chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện. Người cho rằng:
“Kế hoạch 10 phần thì biện pháp cụ thể phải 20 phần, chỉ đạo thực hiện sát sao
phải 30 phần. Có như thế mới chắc chắn hồn thành kế hoạch”[4]. Người cịn nói
thêm: “Khi đặt kế hoạch phải nhìn xa. Có nhìn xa mới quyết định đúng đắn…Phải
thấy rộng. Có thấy rộng mới sắp đặt các ngành hoạt động một cách cân đối. Khi đi
vào thực tiễn thì mỗi ngành, mỗi nghề phải rất tỉ mỉ, chu đáo, thật sát với mỗi cơ
sở”[5]. Đây là một tư tưởng chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn.
+ Có thể thấy, khi làm bất kì một việc gì dù lớn hay nhỏ thì cơng việc lập kế
hoạch là một công việc vô cùng quan trọng. Qua việc lập kế hoạch thì chúng ta có
thể xác định được những công việc cần làm, xác định được những cơ hội cũng như
thách thức đối với việc chúng ta đang làm để kịp thời đề ra những phương án dự
phòng: A, B, C, D,...Kế hoạch cần đầy đủ, xem xét kĩ càng, khoa học, sáng tạo.
+ Nếu như công việc lập kế hoạch đúng đắn, được coi là bước thành công
đầu tiên của công việc, được đánh giá là “10 phần” thì các biện pháp cụ thể được
Hồ Chí Minh đánh giá là “20 phần”. Các biện pháp là q trình cụ thể hóa các cơng
việc cần làm để đưa những kế hoạch từ bản giấy ra thực tế, bởi tính chất của hai bên
là hồn tồn khác nhau. Các biện pháp đưa ra cần cụ thể, sáng tạo để đạt được hiệu
quả cao trong khi QLKT.
+ Cuối cùng, công việc được Người coi là “30 phần” là chỉ đạo thực hiện sát
sao. Có được như vậy, thì kế hoạch mới chắc chắn hồn thành tốt được. Cơng tác
chỉ đạo yêu cầu người cán bộ cần có trách nhiệm với cơng việc của mình; thường
4
5

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 11, tr.366
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 11, tr,367

9



xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện công việc để kịp thời phát hiện ra những sai lầm,
đề ra cách giải quyết;…
Ngồi ra, Người cịn căn dặn: “Kế hoạch sản xuất không định theo cách
quan liêu , mà phải liên hệ chặt chẽ với tình hình kinh tế, với nguồn của cải, với sự
tính tốn rõ rệt sức hậu bị của ta. Kế hoạch không nên tụt lại sau, nhưng cũng
không nên chạy quá trước sự phát triển của công nghệ, không nên xa rời nông
nghiệp, không nên quên lãng sức hậu bị của ta”[6]. Trong tư tưởng của Người, việc
lập kế hoạch không được xa rời thực tế, cần bám sát vào tình hình thực thực tiễn của
quốc gia, của xí nghiệp mình. Cần biết được mình đang có nguồn lực như thế nào
để đưa ra những kế hoạch đúng đắn, phù hợp. Không nên đặt kế hoạch sản xuất q
cao bởi vì nguồn lực sẽ khơng thể đáp ứng được, không nên đặt kế hoạch sản xuất
quá thấp vì sẽ lãng phí nguồn lực của mình. Trong quản lý, Hồ Chí Minh ln đề
cao việc ưu tiên bắt kịp, phát triển cơng nghệ.
Bên cạnh đó, trong hoạt động QLKT Hồ Chí Minh cịn u cầu cán bộ dân
chủ, cơng bằng, minh bạch, phải chí cơng vơ tư và phải tài chính cơng khai.
2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế
Có thể nói, trong QLKT thì người cán bộ lãnh đạo giữ một vai trị vơ cùng
quan trọng, là người đầu tàu đề ra những chiến lược phát triển cho tổ chức. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi việc” và “Công việc
thành công hoặc thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”[7]. Như vậy, có thể thấy
trong tư tưởng QLKT của Hồ Chí Minh thì Người đặc biệt coi trọng công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý. Theo Người thì để có một nền kinh tế phát triển thì
cần có một đội ngũ quản lý có tài thơi chưa đủ mà cịn phải có đức. Hồ Chí Minh đã
từng nói: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì
làm việc gì cũng khó”. Cán bộ phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính; phải thật sự
chống bệnh quan liêu, tham ơ, lãng phí,…; phải khéo léo trong khâu tổ chức, lãnh
6
7


Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 6, tr.498
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 5, tr.273

10


đạo, đồn kết cơng nhân; dùng phương pháp dân chủ để đẩy mạnh phong trào thi
đua sản xuất và tiết kiệm;…
+ Bàn về bốn đức tính: cần, kiệm, liêm, chính của con người nói chung, cán
bộ quản lý kinh tế nói riêng thì Bác có viết:
“Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng.
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì khơng thành trời.
Thiếu một phương, thì khơng thành đất.
Thiếu một đức, thì khơng thành người.”
Cần là cần cù, siêng năng; kiệm là tiết kiệm; liêm là liêm khiết; chính là
chính trực. Đây là bốn đức tính quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi cán bộ
cần tự rèn luyện, xây dựng, đào tạo cho mình những đức tính này. Điều này rất quan
trọng bởi sẽ giúp cho người cán bộ tránh được những cám dỗ từ lợi nhuận trong
kinh tế thao túng. Đồng thời phải chống những căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân sinh
ra trong quá trình làm việc như là: quan liêu, tham ơ, lãng phí,…Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người ln nêu cao tấm gương mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư. Người luôn phê phán kêu gọi đấu tranh chống tham ô, lãng phí trong
mọi khâu, mọi lúc của sản xuất, đời sống. Người nói: Trong cơng cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, tiết kiệm là một chính sách lớn, một đạo đức lớn, một nếp làm
việc và một nếp sống không bao giờ được lơ là, kẻ thù chính là tham ơ, lãng phí,
bệnh phơ trương hình thức, là lề nối làm việc thiếu trách nhiệm.
+ Đối với công việc, cán bộ QLKT phải có phương pháp quản lý đúng đắn,
biết đoàn kết các lực lượng sản xuất, phải dân chủ trong lãnh đạo hoạt động kinh tế.

Tư tưởng QLKT của Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặc biệt đề cao vấn đề dân chủ. Đó
là dân biết, dân làm, dân kiểm tra. Chính điều này sẽ giúp: một là, chống tham ơ,
lãng phí, quan liêu đối với cán bộ; hai là, giúp cho cán bộ và dân gần gũi với nhau

11


hơn, khơng cịn tình trạng xa dân, hách dịch, cửa quyền đối với nhân dân; ba là,
chứng minh rõ được vai trò làm chủ đất nước, kinh tế của nhân dân.
Như vậy, muốn QLKT tốt cần có một đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, hết lòng
phụng sự nhân dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Và cần phải triệt để
loại bỏ bệnh quan liêu, nạn tham nhũng trong quá trình quá trình quản lý. Theo
người thì, tham ơ là trộm cướp, và “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song
kết quả rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham
ơ” .Hồ Chí Minh đã chỉ ra căn ngun của nạn lãng phí, tham ơ là do bệnh quan
liêu và mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước gây
ra. Mà nguyên nhân chính gây ra bệnh quan liêu là xa dân, không lắng nghe nhân
dân, hách dịch, cửa quyền,…Nếu làm tốt được những vấn đề này thì có ý nghĩa rất
lớn đó là giúp cho cán bộ quản lý giữ gìn được đúng phẩm chất, đạo đức cách
mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; tạo dựng được lòng tin với nhân dân,
làm cho dân yêu, dân mến cán bộ hơn. Từ đó, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn
kết dân tộc, thực hiện được những mục tiêu mà Đất nước đặt ra.
2.4. Các nguyên tắc quản lý kinh tế
Tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh đã đặt ra một số nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế.
Dân chủ là một phạm trù có cấu trúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ dân chủ
kinh tế đến dân chủ chính trị, dân chủ trong văn hóa. Tiêu biểu dân chủ trong kinh
tế bao gồm nhiều nội dung phong phú, liên kết chặt chẽ với nhau như: tổ chức quản
lý, tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối, quan hệ sở hữu,…Điều đó cho thấy, biết
vận dụng, khai thác nguyên tắc dân chủ trong QLKT của Hồ Chí Minh sẽ đem lại

hiệu quả cao trong quá trình quản lý.
Theo Người, quản lý dân chủ là quản lý gắn liền với dân chủ, cịn dân chủ là
một thuộc tính của quản lý. Quản lý dân chủ là nhu cầu khách quan, là một nấc
thang, trình độ tiến hóa trong quá trình phát triển của các quan hệ quản lý, phản ánh

12


quan hệ, nguyên tắc, cơ chế quản lý kinh tế của một tổ chức, một quốc gia. Dân chủ
được coi là điểm then chốt giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề QLKT.
Hồ Chí Minh quan niệm: dân chủ trong QLKT nghĩa là dân là chủ và dân là
chủ các hoạt động QLKT. Từ đó thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trước hết là
đối với kinh tế. Đúng vậy, khi áp dụng dân chủ vào QLKT thì có sự thay đổi rất lớn
đối chủ thể - khách thể trong quản lý. Ở đó người lao động khơng cịn đơn giản là
đối tượng bị quản lý mà họ thực sự trở thành người được trực tiếp tham gia vào quá
trình quản lý, lập kế hoạch. Qua quá trình trực tiếp tham gia vào q trình quản lý
thì sẽ phịng chống nạn tham ơ, quan liêu, lãng phí,…; là q trình lọc những cán bộ
khơng đủ đức, đủ tài trong bộ máy quản lý.
Người còn thường xuyên nhấn mạnh cần chú trọng thu hút quần chúng lao
động tham gia tích cực vào quá trình QLKT. Để thực hiện được điều đó thì quần
chúng nhân lao động cần khơng ngừng nâng cao vốn kiến thức, năng lực quản lý về
mọi lĩnh vực; ý thức rõ được vai trò làm chủ của mình trong tồn bộ q trình quản
lý. Bên cạnh đó, thì cần có một đội ngũ cán bộ QLKT có đức, có tài, có tác phong
làm việc dân chủ, cơng tâm; luôn tạo điều kiện để người lao đông được tham gia
vào quá trình quản lý, được làm chủ và phát huy vai trị làm chủ của mình.
Ngồi ra, Người còn khẳng định rằng: Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là một
kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, khi Trung ương có
kế hoạch cho tồn quốc, từ đó địa phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc để đặt ra
kế hoạch phù hợp cho địa phương mình. Song, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế
hoạch riêng để phù hợp với kế hoạch chung.

Như vậy, trong tư tưởng QLKT của Hồ Chí Minh, sử dụng nguyên tắc dân
chủ là phương thức tối ưu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, dựa trên cơ sở tận dụng
được sự sáng tạo của cả cán bộ quản lý và người lao động; đưa người lao động
khơng chỉ với vai trị là người sản xuất mà cịn với vai trị là người quản lý; góp

13


phần vào việc ngăn chặn các bệnh quan liêu, tham ơ, tham nhũng, lãng phí, …xảy
ra trong q trình QLKT.
b. Ngun tắc phân phối cơng bằng bình đẳng, kết hợp hài hịa các lợi ích
Hồ Chí Minh đã đưa ra hai tiền đề làm cơ sở cho sự xuất phát ngun tắc
phân phối bình đẳng, kết hợp hài hịa các lợi ích:
+ Một là, “từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý
kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”.[8]
Khác với nền kinh tế TBCN, nền kinh tế hoạt động dựa trên quyền tư hữu về
TLSX thì nền kinh tế XHCN lại dưa trên quyền công hữu về TLSX. Người đã tiếp
thu, sáng tạo tư tưởng này. Để từ đó khẳng định rằng mọi cá nhân đều có quyền sở
hữu TLSX mà không phải thuộc về bất cứ tầng lớp, giai cấp nào. Khi họ đã có
quyền làm chủ TLSX thì họ cũng có quyền làm chủ việc quản lý và phân phối sản
phẩm lao động họ làm ra. Tư tưởng này thể hiện rất rõ ràng việc áp dụng nguyên tắc
dân chủ trong QLKT của Người.
+ Hai là, “một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền
lao động”[9].
“ Lao động là vinh quang”, ai trong xã hội cũng có quyền được lao động,
hưởng những thành quả mà mình đã làm ra, đó là xã hội công bằng. CNXH là một
xã hội công bằng, hợp lý: làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu, làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm khơng hưởng , những người tàn tật già yếu
sẽ được Nhà nước giúp đỡ, chăm nom.
Từ những cơ sở trên, việc phân phối lao động trong quá trình QLKT là rất

quan trọng. Trước hết, cần căn cứ vào sự đóng góp sức lao động của người sản xuất
để làm thước đo phân phối kết quả kinh doanh, hình thành thu nhập cá nhân cho
người lao động. Tiếp đến cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện và mơi
8
9

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002,tập 12, tr.268
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.23

14


trường lao động , căn cứ vào số lượng, chất lượng và kết quả đóng góp của mỗi
người vào kết quả chung của tập thể. Một ví dụ về việc phân phối lao động trong
quá trình QLKT là: chế độ làm khoán. Được coi là: “…một điều kiện của chủ nghĩa
xã hội, nó khuyến khích người cơng nhân ln ln tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ.
Làm khoán là lợi ích chung và lại lợi ích riêng…làm khoán tốt thích hợp và công
bằng và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”.
Bên cạnh đó, cịn có các ngun tắc cùng tham gia vào quá trình QLKT khác
như: nguyên tắc sử dụng tồn diện các phương pháp và hình thức; ngun tắc kết
hợp giữa toàn diện với chú ý những khâu then chốt và nguyên tắc hiệu quả.
3. Giá trị tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh với Việt Nam hiện
nay.
3.1. Khái quát tình hình trong nước và thế giới hiện nay
Tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng ngày 26/1/ 2021, Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu: “Với tất cả sự khiêm tốn,
chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,tiềm lực, vị
thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sáng
tạo, là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm
kì của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta…”.

Qua đây, thì chúng ta có thể thấy được sự phát triển vượt bậc sau 35 năm đổi
mới (1986-2021), từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam năm 2020
đã trở thành nước có quy mơ nền kinh tế đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng tốp 40 nền
kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ 4 ASEAN, GDP bình quân đầu người đạt 3521
USD đứng thứ 6 ASEAN. (Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại lễ Kỉ niệm 75
năm thành lập Bộ Khoa học và Cơng nghệ). Ngồi ra, đi đơi với sự phát triển kinh
tế cịn có sự đi lên của các ngành khác như: an ninh - quốc phòng, giáo dục, y tế,văn
hóa,…

15


Tuy nhiên, trong trong thời đại hiện nay thì cũng tồn tại rất nhiều những khó
khăn, thách thức: như sự cạnh tranh không công bằng giữa các quốc gia, diễn biến
hịa bình của các thế lực phản động trong và ngồi nước; sự bất ổn về chính trị của
một số quốc gia trên thế giới; tình hình biển Đơng trong những năm gần đây với sự
bành trướng của Trung Quốc; cuối năm 2019 cho đến nay, cả thế giới đã phải trải
qua khủng hoảng Đại dịch Covid-19;…
3.2. Giá trị tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh với Việt Nam hiện
nay
Có thể khẳng định rằng, dù trong bất cứ hồn cảnh nào, thời điểm thì tư
tưởng Hồ Chí Minh luôn là nền tảng tư tưởng vững chắc, là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động của Đảng, của Nhân dân Việt Nam. Tư tưởng QLKT của Hồ Chí Minh là
một phần như vậy. Tư tưởng đó vẫn cịn giá trị và để lại nhiều bài học quý cho Việt
Nam ngày nay, trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Dưới đây là một số giá trị tiêu biểu
của tư tưởng QLKT của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam hiện nay.
Một là, cần xây dựng được đội ngũ cán bộ QLKT đủ đức, đủ tài, hết lòng
phục nhân dân, “là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Điều này được thể hiện
qua việc, trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã tổ chức nhiều cuộc đánh giá
cán bộ nhằm chọn lọc ra như những cán bộ xứng đáng với sự tin tưởng của Nhân

dân, hạn chế tình trạng tiêu cực trong bổ nhiệm cán bộ quản lý như con ông cháu
cha, chạy chức, chạy quyền,…
Hai là, kiên quyết chống tham nhũng, tham ơ, lãng phí, … trong quản lý. Có
thể thấy từ đầu Đại hội Đảng XII trở lại, cơng tác chống tham nhũng, tham ơ, lãng
phí,…ngày càng được đẩy mạnh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng
định: “Lị đã nóng nên thì củi tươi cho vào cũng cháy” hay “Khơng cịn ai đứng
ngồi cuộc”, “ khơng có vùng cấm”. Hàng loạt cá nhân, tổ chức đã bị đưa ra xét xử
nghiêm minh trước pháp luật. Chưa lần nào trong lịch sử mà những cán bộ cấp cao
thuộc diện Trung ương quản lý đem ra xét xử lại chiếm số lượng lớn như vậy (110
cán bộ): bao gồm Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thống đốc ngân hàng,…

16


Ba là, áp dụng nguyên tắc dân chủ trong QLKT. Đảng và Nhà nước ta đã
nhận thức rõ được tầm quan trọng của nhân dân đối với sự ổn định, phát triển của
một quốc gia “Dân là người đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền”. Chính vì vậy,
Đảng ta đã quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, kế thừa, phát huy nguyên tắc dân
chủ của Hồ Chí Minh ở phương trâm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Dân không chỉ
biết, không chỉ bàn, khơng chỉ làm mà cịn là người giám sát và được hưởng những
thành quả đạt được. Điều này càng khẳng định rõ được vai trò làm chủ của nhân dân
đối với Đất nước.

PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng QLKT của Hồ Chí Minh qua phân tích làm rõ có thể thấy được sự
kế thừa, phát huy của tư tưởng Mác - Lênin, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Mác –
Lênin vào tình hình thực tiễn của Việt Nam qua sự nghiên cứu, chắt lọc của Người.
Tư tưởng QLKT của Hồ Chí Minh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình. Là nền tảng

vững chắc về kinh tế đưa Việt Nam tiến lên CNXH.
Kinh tế thế giới cũng như tình hình thế giới ngày càng biến động, hơn bao
giờ hết chúng ta càng phải thể hiện những tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vào các chính sách, chủ trương QLKT nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam ổn
định, phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Cơng nghiệp: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cơng nghiệp
hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
17



×