Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Module 16 bdtx mn theo thông tư 12 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ EM THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.82 KB, 18 trang )

MODULE 16: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM
MỸ CHO TRẺ EM THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM
1. Đặc điểm phát triển thẩm mỹ của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong
đợi theo Chương trình giáo dục mần non.
2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển thẩm
mỹ cho trẻ em.
3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.
***************@@@@@***************
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CỦA TRẺ EM, MỤC TIÊU
VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM
NON.
1. Đặc điểm phát triển thẩm mỹ của trẻ em mầm non.
Tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thích nhạy cảm với những “cái
đẹp" xung quanh, có thể coi đây là thời điểm phát cảm của những xúc cảm thẩm
mĩ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trục tiếp với
“cái đẹp". Từ những xúc cảm tích cực, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các
hoạt động nghệ thuật.
a. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non trong hoạt
động giờ tạo hình.
Hoạt động tạo hình cịn gọi là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và
trong nghệ thuật bằng ngôn ngữ, phương tiện tạo hình. Đó là sự kết hợp hài hồ
giữa đường nét - màu sắc - hình khối và bố cục trong khơng gian.
Hoạt động tạo hình ln gắn liền với đời sống hiện thực nhằm thỏa mãn nhu
cầu về cái đẹp của con người trên hai lĩnh vực:
+ Tạo ra các tác phẩm nghệ thuật taoj hình.
+ Đưa ra cái đẹp vào cuộc sống.
Nghệ thuật tạo hình bao gồm các chuyên nghành hội họa, đồ họa, điêu khắc,
trang trí thủ cơng mĩ nghệ.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở trẻ mầm non.


Hoạt động tạo hình của trẻ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật
thực thụ. Qúa trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các
đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành
Hoạt động tạo hình ở trẻ nhỏ gồm các dạng: vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép. Khả
năng thể hiện tính truyền cảm qua các phương thức hoạt động tạo hình cửa trê
được phát triển theo từng độ tuổi


Trẻ 2-3 tuổi: Thể hiện bằng đường nét, hình dạng song chua thể tạo nên
những hình ảnh rõ ràng, biểu cảm bằng cách sử dụng một sổ chấm vạch, đường nét
khác nhau bố sung vào các hình do người lớn vẽ sẵn hoặc hình vẽ do trẻ tình cờ tạo
nên trước đó.
Trẻ 3-4 tuổi: Các kỉ nâng tạo hình của trẻ 3-4 tuổi ở mức độ đơn giản. trẻ có
thể vẽ tương đối chuẩn xác các hình hình học (trịn, vng, tam giác) và rất tích
cực, linh hoạt vận dụng phương thức vẽ các hình cơ bản này để thể hiện các sự vật
đơn giản mà trẻ quan sát được trong môi trường xung quanh.
Trẻ 4-5 tuổi: Cùng với việc hồn thiện dần các kĩ năng tạo hình, trẻ ở lứa
tuổi này đã hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình khối. Trẻ có khả
năng phân biệt và điều chỉnh các nét vẽ, tạo ra nhiều hình khác nhau.
Trẻ 5-6 tuổi: Cùng với sự tăng lên của các kinh nghiệm nhận thứ, năng lực
thẩm mĩ, các ấn tượng, xúc cảm tình cảm và phát triển kĩ năng vận động tính khéo
léo, trẻ 5-6 tuổi có thể sử dụng các đường nét liên mạch, uyển chuyển, mềm mại để
miêu tả tính trọn vẹn của đối tượng trong cấu trúc và bố cục hợp lí.
b. Đặc điểm cơ bản của hoạt động âm nhạc ở tuổi mầm non.
Ở trường mầm non, đặc biệt là đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một
trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng
tạo, sự tập trung chú ý, khả nâng diễn tả hứng thú của trẻ.
Khác với các loại hình nghệ thuật như hội họa, văn học,.,... âm nhạc khơng
hồn tồn sác định rõ những hình ảnh cụ thể. âm nhạc bằng ngơn ngữ riêng là giai
điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hỏa âm, tiết tấu... cùng với thời gian đã thu hút,

hấp dẩn, lầm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
* Đặc điểm phát triển khả năng âm nhạc của trẻ mầm non.
Trẻ 3-4 tuổi
Đây là giai đoạn chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo. Về ngơn ngữ, trẻ đã nói
được liên tục hơn. Những biểu hiện về thái độ cũng rõ rệt hơn như ngạc nhiên,
thích thú, chăm chú... được bộc lộ rõ trong vận động như: giậm chân, vỗ tay, vẩy
tay... theo âm nhạc.
Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú với âm nhạc, đôi khi trẻ hứng thú với một dạng
âm nhạc hoặc với một tác phần âm nhạc nào đó. Tuy nhiên, cảm xúc và hứng thú
âm nhạc chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất ngay.
Trẻ có thể tự hát hoặc có sự hỗ trợ chút ít của người lớn để hát những bài hát
ngắn, đơn giản.
Trẻ độ tuổi này có thể làm quen với một số nhạc cụ gõ đệm như: trống con,
chũm chọe..., tập sử dụng gõ đệm theo nhịp bài hát.
Trẻ 4-5 tuổi
Trẻ ờ tuổi này đã thể hiện tính độc lập. Trẻ đặt ra các câu hỏi như: Vì sao?
Thế nào?... Trong tư duy trẻ bất đầu nắm được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện


tượng. Trẻ có thể xác định được các âm thanh cao, thấp, to nhỏ. Âm sắc (tiếng hát
của bạn hoặc tiếng đàn). Biết phân biệt tính chất âm nhạc: Vui vẻ, sôi nổi, Êm dịu,
nhịp độ nhanh hay chậm... Trẻ hiểu được yêu cầu của bài hát, sự phối hợp động tác
trong khi múa. Ở độ tuổi này, giọng trẻ đã âm vang (tuy chưa lớn) và linh hoạt
hơn. Âm vục giọng đã ổn định trong khoảng quãng 6 (RÊ - XI). Khả năng phối
hợp giữa nghe và hát cũng ổn định hơn. Hứng thú với từng dạng hoạt động âm
nhạc ờ từng trẻ, khả năng thể hiện sự phân hố rõ rệt, trẻ thích hát trẻ thích múa,
trẻ thích chơi các dụng cụ âm nhạc...
Trẻ 5-6 tuổi
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. Trẻ có khả năng tri
giác tồn vẹn hình tượng âm nhạc. cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc

của trẻ cũng tích luỹ được nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt độ cao, thấp, của âm
thanh giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to, nhỏ, thậm chí cả sự thay đối cường độ
âm thanh (mạnh hay yếu) âm sắc cửa một sổ nhạc cụ, giọng hát. Giọng hát đã vang
hơn, âm sắc ổn định, tầm cữ giọng cũng mở rộng, trong khoảng quãng (Đô 1 - Đô
2). Sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát cũng tốt hơn.
* Đặc điểm hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non.
Trẻ 3-4 tuổi
Trẻ đã có những cảm xúc âm nhạc và có những biểu hiện bên ngồi như:
ngạc nhiên, thích thú, vẫy tay,... Trẻ có khả nâng phân biệt và nhắc lại những giai
điệu đơn giản. Tuy nhiên những cảm xúc và hứng thú âm nhạc đó vẫn chưa ổn
định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất đi ngay.
Trẻ 4-5 tuổi
Trẻ có những biểu hiện ổn định về mặt cảm xúc, đôi khi biết hưởng ứng vui
vẻ, mạnh mẽ với giai điệu mang tính chất vui vẻ, rộn rã.
Bước đầu trẻ đã có những biểu hiện quan tâm tới nội dung bài hát với những
câu hỏi “Nói về cái gì?", “về ai?".
Trẻ có biểu hiện về trí nhớ âm nhạc, bước đầu nắm được những ấn tượng về
tác phẩm âm nhạc,
Trẻ 5-6 tuổi
Sự chú ý của trẻ cao hơn và kéo dài. Trẻ biết tập trung nghe âm nhạc. Trẻ có
khả năng cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, theo dõi sự phát triển của hình
tượng âm nhạc. Trẻ biết thể hiện nhu cầu đối với âm nhạc và có ý thức hơn, biết
xác định được tính chất âm nhạc vui, buồn, âm thanh cao, thấp, to, nhỏ, nhanh,
chậm.
Các vận động cơ bản đã hoàn thiện hơn, đặc biệt khả năng vận động của các
cơ lớn. Trẻ biết phối hợp động tác tay, chân, thân mình biết múa cùng bạn, múa
với các đội hình đơn giản, các động tác phong phú hơn.


2. Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ theo chương trình giáo

dục mần non.
* Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ nhà trẻ: nằm trong mục
tiêu giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ, đó là: Thích nghe hát,
hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình...
* Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo:
+ Có khả nàng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các
tác phẩm nghệ thuật.
+ Có khả nàng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo
hình.
+ u thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
3. Kết quả mong đợi về sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ theo chương trình
giáo dục mần non.
a. Kết quả mong đợi về sự phát triển thẩm mĩ ở trẻ nhà trẻ
Kết quả mong đợi

12 - 24 tháng tuổi

24 - 36 tháng tuổi

Thể hiện cảm xúc
- Thích nghe hát và vận động - Biết hát và vận động đơn
qua hát, vận động
theo nhạc dậm chân, lắc lư, giản theo một vài bài hát/ bản
theo nhạc/to nhỏ, vẽ vỗ tay).
nhạc quen thuộc
nặn; xếp hình, xem
tranh
- Thích vẽ, xem tranh

- Thích từ mẫu, vẽ, nặn, xé,

xếp hình, xem tranh cầm bút
di màu, vẽ nguệch ngoạc).

b. Kết quả mong đợi về thẩm mĩ ở trẻ mẫu giáo.
Kết quả mong đợi

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6 tuổi

Cảm nhận và thể
hiện cảm xúc trước
vẻ đẹp cửa thiên
nhiên, cuộc sống
và các tác phẩm
nghệ thuật (âm
nhạc, tạo hình)

- Vui sướng, vỗ tay,
nói lên cảm nhận
của minh khi nghe
các âm thanh gợi
cảm và ngắm nhìn
vẻ đẹp nổi bật của
các sự vật, hiện
tượng.

- Vui sướng, vỗ

tay, làm động tác
mô phỏng và sử
dụng các từ gợi
cảm nói lên cảm
xúc của mình khi
nghe các âm
thanh gợi cảm và
ngắm nhìn vẻ đẹp
của các sự vật,
hiện tượng.

- Tán thưởng, khám
phá, bát chước âm
thanh, dáng điệu và
sử dụng các từ gợi
cám nồi lên cám xúc
của mình khi nghe
các âm thanh gợi
cảm và ngắm nhìn vẻ
đẹp của các sự vật,
hiện tượng.

- Chú ý nghe, tỏ ra - Chú ý nghe, tỏ - Chăm chú lắng
thích được hát theo, ra thích được hát nghe và hưởng ứng


vỗ tay, nhún nhảy, theo, vỗ tay,
lắc lư theo bài hát, nhún nhảy, lấc lư
bản nhạc.
theo bài hát, bản

nhạc.

cám xúc (hát theo,
nhún nhảy, lắc lư, thể
hiện động tác minh
họa phù hợp) theo
bài hát, bản nhạc.

- Vui sướng, chỉ,
ngắm nhìn và nói
lên cảm nhận của
mình trước vẻ đẹp
nổi bật (về màu sắc,
hình dáng,..) của
các tác phẩn tạo
hình.

- Thích thú,
ngắm nhìn và sử
dụng các từ gợi
cảm nói lên cám
nhận của mình
(về màu sắc, hình
dáng...) của các
tác phẩm tạo
hình.

- Thích thú, ngắm
nhìn và sử dụng các
từ gợi cảm nói lên

cảm xúc của mình
(về màu sắc, hình
dáng, bố cục...) của
các tác phẩm tạo
hình.

Một số kĩ năng - Hát tự nhiên, hát
trong hoạt động âm được theo giai điệu
nhạc (hát, vận bài hát quen thuộc.
động theo nhạc) và
hoạt động tạo hình
(vẽ, nặn, xé dán,
xếp hình).

- Hát đúng giai
điệu, lời ca, hát
rõ lời và thể hiện
sắc thái của bài
hát qua giọng
hát, nét mặt, điệu
bộ...

- Hát đúng giai điệu,
lời ca, hát diễn cảm
phù hợp với sắc thái,
tình cảm của bài hát
qua giọng hát, nét
mặt, điệu bộ, cử chỉ...

- Vận động theo

nhịp điệu bài hát,
bản nhạc (vỗ tay
theo phách, nhịp,
vận động minh
họa).

- Vận động nhịp
nhàng theo nhịp
điệu các bài hát,
bản nhạc với các
hình thức (vỗ tay
theo nhịp, tiết
tấu, múa).

- Vận động nhịp
nhàng phù hợp với
sắc thái, nhịp điệu
bài hát, bản nhạc với
các hình thức (vỗ tay
theo các loại tiết tấu,
múa).

- Sử dụng các - Phối hợp các
nguyên vật liệu tạo nguyên vật liệu
hình dể tạo ra sản tạo hình để tạo ra
phẩm theo sự
sản phẩm.

- Phối hợp và lựa
chọn các nguyên vật

liệu tạo hình, vật liệu
thiên nhiên để tạo ra
sản phẩm.

- Vẽ các nét thẳng,
xiên, ngang, tạo
thành bức tranh đơn
giản.

- Phối hợp các kĩ
năng vẽ để tạo thành
bức tranh có màu sắc
hài hịa, bố cục cân
đối.

- Vẽ phối hợp các
nét thẳng, xiên
ngang, cong trịn
tạo thành bức
tranh có màu sắc
và bố cục.

2.5. Xé theo dải, xé - Xé, cắt theo - Phối hợp các kĩ
vụn và dán thành đường
thẳng, năng cắt, xé dán để


Thể hiện sự sáng
tạo khi tham gia
các hoạt động nghệ

thuật (âm nhạc, tạo
hình).

các sản phẩm

đường ngang... tạo thành
và dán thành sản
phẩm

- Lăn dọc, xoay
tròn, ấn dẹt đất nặn
để tạo thành các sản
phần có 1 khối hoặc
2 khối.

- Làm lõm, vo
bẹt, bè loe, vuốt
nhọn, uổn cong
đất nặn để nặn
thành sản phẩm
cồ nhiều chi tiết.

- Phối hợp các kĩ
năng nặn để tạo
thánh sán phẩm có
bố cục cân đối.

- Xếp chồng, xếp
cạnh, xếp cách tạo
thánh các sản phẩm

có cẩu trúc đơn
giản.

- Phối hợp các kĩ
năng xếp hình để
tạo thành các sản
phẩm cồ kiểu
dáng, màu sắc
khác nhau.

- Phối hợp các kĩ
năng xếp hình để tạo
thành các sản phẩm
cồ kiểu dáng, màu
sắc hài hòa, bố cục
cân đối.

- Nhận xét các sản - Nhận xét các
phẩm tạo hình.
sản phẩm tạo
hình vẽ màu sắc,
đường nét, hình
dáng.

- Nhận xét các sản
phẩn tạo hình về màu
sắc, hình dáng, bố
cục.

- Vận động theo ý

thích các bài hát,
bản nhạc quen
thuộc.

- Tự nghĩ ra các hình
thức để tạo ra âm
thanh, vận động, hát
theo các bản nhạc,
bài hát yêu thích.

- Lựa chọn và tự
thể hiện hình
thức vận động
theo bài hát, bản
nhạc.

- Tạo ra các sản - Lựa chọn dụng - Gõ đệm bằng dụng
phẩm tạo hình theo cụ để gõ đệm cụ theo tiết tấu tự
ý thích.
theo nhịp điệu, chọn.
tiết tấu bài hát
- Đặt tên cho sản - Nói lên ý tưởng - Nói lên ý tưởng và
phẩn tạo hình.
và tạo ra các sản tạo ra các sản phẩm
phẩm tạo hình tạo hình theo ý thích.
theo ý thích.
- Đặt tên cho sản - Đặt tên cho sản
phần tạo hình
phẩn tạo hình



II. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM
TRONG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ EM.
Giáo dục thẩm mỹ là một q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của
nhà giáo dục đến trẻ, nhằm giúp trẻ biết nhận ra cái đẹp, có hứng thú, yêu thích cái
đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp trong sinh hoạt và hoạt động cá nhân.
Giáo dục thẩm mỹ mà trung tâm là giáo dục cái đẹp và đưa cái đẹp vào
trong đời sống một cách sáng tạo, là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục
nhân cách phát triển tồn diện.
Tuổi thơ ln nhìn thế giới bằng cặp mắt trong sáng, tất cả đối với trẻ dường
như rực rỡ hơn, mặt trời chói lọi hơn, chị "Hằng Nga" huyền bí hơn, bơng hoa rực
rỡ, dịng sơng tung sóng, cơn giơng ập đến v.v... chúng bộc lộ xúc cảm thẩm mỹ
thật hồn nhiên và trong trẻo. Lứa tuổi này tiếp nhận và hình thành năng lực sáng
tạo thẩm mỹ ban đầu rất cần thiết cho việc hình thành tài năng sáng tạo về sau.
Để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người phát triển
toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng
bộ các mặt sau đây: Giáo dục thể chất; Giáo dục trí tuệ; Giáo dục đạo đức; Giáo
dục thẩm mĩ; Giáo dục lao động.
Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục
trí tuệ, lao động và thể chất. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng lớn đến bộ
mặt đạo đức của con người và làm cho tình cảm con người thêm cao thượng.
Những mặt giáo dục trên đây gắn bó, bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành
cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm
tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau, nên cần
phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phương pháp, biện pháp… chăm sóc và
giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát triển của từng thời kì.
Giáo dục thẩm mĩ, về bản chất là bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào
cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa xã hội – con người – tự nhiên, nâng cao năng
lực cảm thụ và sáng tạo cái đẹp ở con người, làm cho con người được phát triển
một cách hài hoà trong mọi hoạt động lao động cũng như nghỉ ngơi, trong quan hệ

gia đình cũng như xã hội.
Cũng như mọi hoạt động giáo dục khác, giáo dục thẩm mĩ là một quá trình
lâu dài, diễn ra một cách có hệ thống: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non là sự khởi đầu cho toàn bộ quá trình
giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường.
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi mầm non là một quá trình sư phạm,
nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận thức
đúng đắn cái đẹp trong đời sống sinh hoạt, xã hội, trong tự nhiên và trong nghệ


thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong
cuộc sống.
Giáo dục thẩm mĩ là một khái niệm rộng, bao gồm việc giáo dục cho trẻ thái
độ thẩm mĩ đối với thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội và đối với nghệ thuật. Từ
việc cho trẻ có được sự hiểu biết đúng đắn thế nào là đẹp, xấu đến sự hình thành
thái độ tích cực ủng hộ cái đẹp, loại trừ cái xấu, đồng thời có hành vi thích hợp với
bản thân để tạo ra cái đẹp cho bản thân và cái đẹp trong cuộc sống xung quanh là
một quá trình tác động sư phạm lâu dài của người lớn (cô giáo, cha mẹ, ông bà…).
Giáo dục thẩm mĩ là một trong những mặt quan trọng trong giáo dục để con
người phát triển tồn diện, do vậy, trong cơng tác giáo dục mầm non không thể
thiếu giáo dục thẩm mĩ.
Tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh nhất các chức năng tâm lí, là
giai đoạn hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách. Trong đó phải kể đến những cơ
sở để hình thành thị hiếu và năng khiếu thẩm mĩ sau này.
Đặc tính của cái đẹp và đặc tính của tuổi thơ rất gần nhau, nên trẻ nhỏ đến
cái đẹp như đến với những gì thân thiết, quý mến. Trẻ tích cực, vui sướng khi được
sống trong thế giới của cái đẹp: đồ dùng, đồ chơi đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc, âm
thanh của cảnh vật xung quanh hấp dẫn… Vì vậy, nếu khơng giáo dục cái đẹp cho
trẻ ngay từ khi còn nhỏ là bỏ lỡ một cơ hội trong giáo dục con người. Có thể coi đó
là một sự lãng phí đáng kể trong việc bồi bổ những năng khiếu, những phẩm chất

tất đẹp cho tâm hồn trẻ thơ.
Mặt khác, tình u cái đẹp khơng phải là cái bẩm sinh mà nó được nảy sinh
và phát triển trong q trình giáo dục. Một em bé sẽ khơng thể có được tình u cái
đẹp nếu chúng ta khơng tạo điều kiện để em bé đó tiếp xúc với nhiều cái đẹp xung
quanh, khơng làm cho những thuộc tính sinh động và phong phú của cái đẹp tràn
vào các giác quan của trẻ để ghi lại trong tâm trí nó những ấn tượng tươi mát, dễ
chịu; nếu chúng ta không biết khêu gợi ở trẻ những xúc cảm tốt lành về con người
và làm thức dậy trong trẻ những gì thân thiết, gần gũi khi tiếp xúc với cái đẹp.
Đừng nên nghĩ rằng, trẻ cịn nhỏ khơng biết thế nào là đẹp, là xấu mà chỉ
cần cho ăn no, mặc ấm là được. Tất nhiên ăn no, mặc ấm là nhu cầu không thể
thiếu, cần được thoả mãn để bảo đảm cho trẻ sống. Nhưng để lớn lên thành người,
trẻ cần được thoả mãn nhiều nhu cầu tinh thần, trong đó có nhu cầu về cái đẹp và
chính những nhu cầu ấy mới là động lực phát triển tâm lí, phát triển đời sống tinh
thần của trẻ.
Lời ru ngọt ngào, giọng nói âu yếm, âm điệu du dương của một bản nhạc;
bông hoa tươi sắc, đồ chơi nhiều dáng vẻ, màu sắc hài hoà… tất cả đều cần được
đưa đến cho trẻ. Thiếu những cái tưởng như bình thường ấy sẽ là nỗi bất hạnh cho
trẻ thơ. Sớm tiếp xúc với cái vẻ đẹp đó sẽ giúp cho việc hình thành ở trẻ những ấn
tượng tươi mát, làm nảy sinh nhu cầu về cái đẹp, làm cho trạng thái tinh thần của


trẻ được thoải mái, dễ chịu, trẻ sẽ luôn cười vui với mọi người. Nhưng ngược lại,
những tác động xấu từ bên ngồi như: những lời nói tục tĩu, những nét mặt cau có,
những hành vi thơ lỗ, nơi ăn chốn ở nhếch nhác, bẩn thỉu sẽ làm cho tính tình của
trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu hoặc nguy hại hơn là trẻ dễ thích nghi với cái xấu
ngay từ tấm bé.
Giáo dục thẩm mĩ liên quan mật thiết với các mặt giáo dục nhân cách con
người phát triển toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ. Cái đẹp
của thế giới xung quanh (gia đình, trường lớp mầm non, góc sân chơi, màu sắc,
hình dáng đồ chơi…) và cái đẹp trong nghệ thuật (hát múa, thơ truyện, tạo hình…)

khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhận thức thẩm mĩ mà cịn
tác động đến việc hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ. Những xúc cảm thẩm mĩ có
ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức của con người. Nhờ xúc cảm này mà tính cách
của trẻ trở nên cao thượng, đời sống của trẻ thêm phong phú, trẻ thêm lạc quan hơn
trong cuộc sống… Tất cả những điều đó tác động mạnh mẽ đến việc hình thành
mối quan hệ tốt đẹp của trẻ với cuộc sống và con người. Thông qua việc tiếp nhận
những tác phẩm nghệ thuật trẻ sẽ nhận thức đúng đắn về cái đẹp, cái xấu, cái bi,
cái hài trong cuộc sống… điều đó ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục các phẩm chất
đạo đức cho trẻ (như lịng nhân ái, tính cộng đồng, hành vi đẹp trong cuộc sống xã
hội…).
Qua giáo dục thẩm mĩ mà trẻ có được cảm thụ thẩm mĩ và nhận thức sâu sắc
hơn những hiện tượng của cuộc sống, nhờ đó mở rộng tầm nhìn của trẻ, làm cho
các biểu tượng về thế giới xung quanh càng thêm sâu sắc hơn, đồng thời khơi dậy
ở trẻ lòng ham hiểu biết. Chẳng hạn, những đồ dùng, đồ chơi đẹp, màu sắc hài
hoà… sẽ giúp trẻ tri giác sự vật nhanh hơn, dễ dàng hơn, do vậy mà dễ hình thành
được biểu tượng về đồ vật đó trong đầu. Mặt khác, trên cơ sở những biểu tượng
phong phú về thế giới xung quanh được hình thành sẽ giúp cho trẻ cảm thụ cái đẹp
sâu sắc hơn, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ trở nên mạnh mẽ hơn. Thật vậy, xúc cảm
thẩm mĩ không chỉ được xây dựng trên cơ sở cảm thụ cái đẹp, mà còn được dựa
trên cơ sở hiểu biết sâu sắc hơn nội dung cái đẹp.
Có thể nói, cái đẹp là dịng suối ni dưỡng lịng tốt và trí thơng minh.
Chính vì thế mà các nhà giáo dục học đã coi giáo dục thẩm mĩ là một mặt rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ mầm non. Thiếu cái đẹp,
đứa trẻ sẽ buồn rầu, già trước tuổi, thế giới tinh thần sẽ nghèo nàn, làm thui chột
năng khiếu và những phẩm chất tốt đẹp của trẻ.
Cuộc sống tinh thần trong thế giới cái đẹp khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốn làm
cho mình trở nên đẹp hơn, nhu cầu khám phá cái đẹp ở xung quanh. Đứa trẻ càng
sớm thấy được vẻ đẹp đó bao nhiêu thì sự phát triển đời sống tinh thần và thể chất
của nó càng thuận lợi bấy nhiêu.



Tóm lại, giáo dục thẩm mĩ là việc làm khơng thể thiếu được trong cơng tác
chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Giáo dục thẩm mĩ cần được tiến
hành ngay từ nhỏ với những phương tiện đa dạng, phong phú.
III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM
MỸ THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM.
1. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ
* Dạy trẻ quan sát, cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên
Thiên nhiên không chỉ mang lại cho trẻ em những thứ cần thiết để sống mà
còn hấp dẫn chúng bởi những điều kì diệu mà khơng có gì thay thế nổi. Đến với
thiên nhiên là sở thích vốn có của trẻ, nhưng không phải cứ đến với thiên nhiên,
sống trong lòng thiên nhiên là các em phát hiện và cảm thụ được vẻ đẹp của nó.
Nhiều trẻ đến với thiên nhiên là để chơi đùa cho thoả thích, nhiều khi cịn có
những hành động phá phách nữa. Do đó, người lớn cần dạy trẻ biết ngắm nhìn,
quan sát thiên nhiên với thái độ say mê, trân trọng – Thái độ thẩm mĩ đối với thiên
nhiên.
Khi còn nhỏ, trẻ được người lớn bế ra ngoài trời ngắm những màu sắc của
hoa lá trong vườn, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng con mèo kêu, chó sủa…; lớn
hơn một chút, trẻ được người lớn chỉ cho xem ông trăng sáng tỏ trên trời, bầu trời
sao lấp lánh vào buổi tối, ánh bình minh khi mặt trời mọc, con vịt bơi trên hồ nước,
con cá vàng phất phơ cái đuôi như lá cờ, con cua bị ngang, con tơm đi giật lùi…
trẻ vừa thích thú vừa cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên.
Thiên nhiên mãi mãi vẫn dành cho trẻ em những niềm vui bất ngờ và nếu
được rèn luyện óc quan sát từ thuở ấu thơ thì trẻ có khả năng phát hiện ra bao
nhiêu điều thú vị, cả trong những sự vật tưởng như là bình thường và tẻ nhạt đối
với người lớn. Thiên nhiên đẹp, tự nó đã là những chất dinh dưỡng cho tâm hồn trẻ
thơ, nếu được người lớn hướng dẫn trẻ nhìn, nghe, màu sắc, âm thanh tuyệt diệu
của nó thì cảm giác, tri giác của trẻ trở nên nhạy bén, tinh tế hơn. Do vậy, người
lớn, cô giáo mầm non cần quan tâm giáo dục, dẫn dắt trẻ đến với thiên nhiên.

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, hướng dẫn trẻ quan sát thiên
nhiên là vấn đề mang tính giáo dục lớn lao và là một trong những nội dung giáo
dục thẩm mĩ quan trọng cho trẻ. Trường mầm non cần có góc thiên nhiên, trồng
nhiều cây cảnh, hoa lá để trẻ quan sát cần có bể cá cảnh, chuồng gà, chuồng chim,
chuồng thỏ… để trẻ chiêm ngưỡng, qua đó giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
Thực tế ở nhiều địa phương, nhất là ở thành phố, nhiều trường mầm non
không có góc thiên nhiên, trẻ ít được tiếp xúc với thiên nhiên đa dạng – một thiệt
thòi lớn của tuổi thơ. Nhìn lũ trẻ chơi trên bãi cát, nó đào xới, hí hốy xúc cát ở
chỗ này đổ sang chỗ khác một cách lí thú; ngỡ ngàng, sung sướng khi phát hiện
con tơm đi giật lùi, con cua thì lại bị ngang, con cá vàng phất phơ cái đi như lá


cờ…, ta càng nhận thấy sự thiệt thòi, bất hạnh của những đứa trẻ khơng có điều
kiện tiếp xúc với các hiện tượng thiên nhiên đa dạng.
Người lớn, cô giáo mầm non tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các sự vật,
hiện tượng đa dạng, phong phú của thiên nhiên và dạy trẻ biết quan sát, cảm thụ
được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên, là đem lại hạnh phúc cho tuổi thơ.
* Giáo dục vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
Trẻ em khơng chỉ tìm thấy cái đẹp trong thiên nhiên mà cịn tìm thấy cái đẹp
trong đời sống xã hội. Đưa cái đẹp vào cuộc sống và giáo dục cái đẹp của cuộc
sống cho trẻ thơ là trách nhiệm của người lớn. Vì một óc thẩm mĩ tốt hay xấu, một
thị hiếu lành mạnh hay thấp hèn, một cách cư xử có văn hố hay thiếu văn hoá…
đều bắt nguồn từ đời sống của con người. Do vậy, giáo dục vẻ đẹp trong đời sống
sinh hoạt hằng ngày cho trẻ là một nội dung giáo dục thẩm mĩ cơ bản cho trẻ em
lứa tuổi nhà trẻ. Vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt của con người rất đa dạng, phong
phú, được thể hiện trước hết ở mối quan hệ giữa con người với con người, trong
những hành vi văn hoá – vệ sinh… Dưới đây là một số nội dung giáo dục cơ bản:
– Giáo dục vẻ đẹp trong mối quan hệ với những người thân. Đó là giáo dục
cho trẻ biết thương yêu, gắn bó, chào hỏi lễ phép với ơng bà, cha mẹ, cô giáo…,
biết thân thiện với bạn bè và biết cám ơn người khác mang lại niềm vui cho mình,

biết xin lỗi khi gây phiền hà cho người khác.
– Giáo dục cho trẻ những hành vi văn hoá – vệ sinh. Đó là việc giáo dục trẻ
những hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói đẹp đẽ thể hiện thái độ đúng đắn với mọi
người (lễ phép với người lớn, thân thiện với bạn bè…).
Giáo dục trẻ thói quen sạch sẽ, vệ sinh trong ăn uống (rửa tay trước khi ăn,
ngồi ăn ngay ngắn, khơng vừa nhai vừa nói chuyện, lau miệng, uống nước sau khi
ăn…) thói quen sạch sẽ, vệ sinh trong ăn mặc (không bôi bẩn ra quần áo, đầu tóc
gọn gàng...); giáo dục và rèn luyện cho trẻ tác phong sinh hoạt văn hoá, văn minh
(đi đứng nhanh nhẹn, khoẻ khoắn, tự tin, ăn nói gãy gọn…).
Tất cả những hành vi này cần được giáo dục và rèn luyện ngay từ nhỏ. Nếu
người lớn, cô giáo mầm non khơng có ý thức dạy dỗ, rèn luyện tỉ mỉ và chu đáo sẽ
dễ hình thành những thói quen hành vi khơng mong muốn (như nói tục, chửi bậy,
nhếch nhác, bẩn thỉu trong ăn, mặc…). Việc hình thành thói quen tốt là một việc
làm địi hỏi tính kiên trì, và việc phá vỡ thói quen xấu cũng cần địi hỏi sự kiên trì.
– Giáo dục cho trẻ vẻ đẹp trong mối quan hệ với thế giới đồ vật xung quanh
Thế giới đồ vật, đồ chơi là cái hấp dẫn trẻ mạnh mẽ. Đồ vật càng đẹp đẽ, hấp
dẫn trẻ bao nhiêu thì trẻ càng say sưa khám phá bí ẩn của đồ vật và thích chơi với
đồ vật đó bấy nhiêu. Do vậy, để giáo dục trẻ vẻ đẹp trong mối quan hệ với thế giới
đồ vật có hiệu quả, trước hết người lớn phải cung cấp cho trẻ đồ vật, đồ chơi đẹp.
Trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, người lớn cần dạy trẻ biết cách sử dụng


đồ vật theo đúng chức năng của nó, nắm được nguyên tắc sử dụng đồ vật và cảm
nhận được vẻ đẹp của nó.
Trong khi lĩnh hội được những hành động, thao tác sử dụng đồ vật, thì đồng
thời trẻ cũng lĩnh hội được quy tắc hành vi trong xã hội (chức năng xã hội của đồ
vật, nguyên tắc sử dụng nó…). Đây chính là cơ hội để dạy trẻ cách cư xử đẹp, có
văn hố đối với những đồ vật xung quanh.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật, người lớn cần tỏ thái độ
hài lòng hay khơng hài lịng với những hành vi, việc làm của trẻ khi sử dụng đồ vật

là rất cần thiết. Nhờ thái độ đó của người lớn, đứa trẻ có thể điều chỉnh hành vi của
mình để có được cách ứng xử tốt nhất đối với thế giới đồ vật. Ví dụ: Người lớn có
thể chấp nhận để trẻ tháo một vài bộ phận của chiếc ô tô đồ chơi để xem xét nó,
nhưng khơng thể bằng lịng khi nhìn thấy đứa trẻ vặt chân, tay, đầu búp bê.Khi dạy
trẻ vẻ đẹp trong mối quan hệ với thế giới đồ vật cũng cần tập cho trẻ thói quen
ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong việc sắp xếp, trang trí phịng chơi – tập, phòng
ăn, phòng ngủ của chúng. Việc làm này chính là một nội dung cơ bản của việc giáo
dục và rèn luyện hành vi văn hoá – vệ sinh thẩm mĩ cho trẻ trong đời sống sinh
hoạt hằng ngày.
* Bước đầu cho trẻ làm quen với nghệ thuật
– Bước đầu cho trẻ làm quen với âm nhạc
Thực tiễn cuộc sống và kết quả của nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy
rằng, trẻ thơ rất lí thú với nghệ thuật, nhất là âm nhạc. Những giai điệu, tiết tấu nhẹ
nhàng của âm nhạc đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách êm ái và hấp dẫn. Đối
với trẻ nhỏ, những bài hát ru có ý nghĩa cực kì to lớn: Lời ru chan chứa tình yêu
thương đằm thắm của người mẹ chính là những giai điệu đẹp đẽ đầu tiên đến với
con người, và cũng có thể nói: nền văn hố của dân tộc, của lồi người đến với mỗi
chúng ta trước tiên qua lời ru của mẹ. Đó là những âm điệu đằm thắm nhất, êm ái
nhất, có tác dụng giáo dục lịng u con người, u quê hương đất nước cho trẻ em
từ thuở còn nằm nôi. Những giai điệu mượt mà, êm dịu của lời ru tác động vào đôi
tai non nớt của trẻ, giúp cho trẻ có được đơi tai nghe nhạc tinh tế. Do vậy, người
lớn (người mẹ, giáo viên mầm non…) cần phải biết hát ru để ru trẻ ngủ, dỗ dành
khi trẻ khóc, chuyện trị với trẻ bằng những âm thanh tuyệt vời ấy. Các bà mẹ, cô
giáo mầm non khi hát ru cho trẻ nghe phải hát với cả tấm lịng mình: vừa hát vừa
nhìn vào trẻ, bế trẻ vào lịng để ơm ấp, vỗ về cầm tay trẻ để cử động theo giai điệu,
phù hợp với tình cảm của bài hát để tạo ra một cảm giác an toàn cho trẻ đi vào giấc
ngủ, thơi khóc hay chịu chơi. Người mẹ, cô giáo mầm non không biết hát ru, hoặc
hát một cách vơ cảm sẽ gặp khó khăn trong giáo dục trẻ thơ.
Khi trẻ biết nói, cần khuyến khích trẻ hát và vận động theo nhạc. Để giúp trẻ
làm quen với tiết tấu, người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ vỗ tay, gõ mõ, đánh

trống… khi hát.


Người lớn, cô giáo mầm non cần tuyển chọn những bài hát ngắn, vừa có giai
điệu đẹp, vừa có tiết tấu vui thì trẻ nhỏ nối tiếp nhận được. Tuy nhiên, không phải
lúc nào cũng cho trẻ tiếp xúc với những bài hát có tiết tấu rộn ràng, lại càng nên
tránh những bài hát có tiết tấu q sơi động đến nhức tai, nhức óc gây kích động có
hại cho thần kinh của trẻ.
* Giáo dục vẻ đẹp trong thơ ca cho trẻ
Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ sản
phẩm trí tuệ và tình cảm của biết bao thế hệ nối tiếp nhau. Thơ ca khơng chỉ gieo
vào lịng chúng ta vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mà cịn ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn
Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam.
Sớm cho trẻ tiếp xúc với thơ ca là điều rất cần thiết, vì thơ ca là nguồn dinh
dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ về nhiều mặt: giáo dục cho trẻ cái hay, cái đẹp của tiếng
nói dân tộc; làm giàu thế giới xúc cảm của trẻ thơ và ni dưỡng trí tưởng tượng
của trẻ.
Tính nhạc điệu của thơ ca giúp trẻ tiếp nhận nó một cách dễ dàng và thích
thú. Thật tuyệt vời khi bắt đầu học nói, trẻ được tiếp xúc với thơ ca, một thứ ngôn
ngữ giàu nhạc điệu, vần điệu và giàu hình tượng. Tất cả những yếu tố đó thúc đẩy
ý thức ngơn ngữ của trẻ được nảy sinh, giúp cho lời nói của trẻ được hay hơn, đẹp
hơn, thế giới xúc cảm của trẻ phong phú hơn, lành mạnh hơn, cân bằng hơn, trí
tưởng tượng của trẻ phong phú, bay bổng, đầy ước mơ.
Người lớn, cô giáo mầm non cần tuyển chọn những bài thơ ngắn, giàu nhạc
điệu, dễ nhớ, dễ thuộc đem đến cho trẻ thơ. Đồng thời cần khuyến khích, tạo điều
kiện cho tâm hồn thơ của trẻ được nảy nở khi giao tiếp với mọi người, khi tiếp xúc
với vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
* Giáo dục vẻ đẹp trong khúc hát đồng dao cho trẻ
Đồng dao là những câu vè ngắn gọn có vần điệu, nhịp điệu được trẻ thơ
thích hát trong khi chơi, trong sinh hoạt cộng đồng – Đồng dao có tác dụng giáo

dục mạnh mẽ đối với trẻ em, trước hết là giáo dục thái độ văn hoá đối với hai mối
quan hệ chủ yếu của con người: con người – thiên nhiên; con người – xã hội.
Đối với thiên nhiên, đồng dao gợi lên ở trẻ tình yêu hồn nhiên đối với con
ong, con kiến, con cò, con vạc, cỏ cây hoa lá…
Đối với con người, đồng dao gợi lên ở trẻ tình u đối với ơng bà, cha mẹ,
bà con xóm làng; đồng cảm với những người có cảnh ngộ éo le, sẵn lịng giúp đỡ
người nghèo khổ; tàn tật. Có thể nói, đồng dao là những bài học đạo đức rất nhẹ
nhàng và hấp dẫn đối với trẻ thơ.
Mặt khác, đồng dao với tính hài hước của nó đã mang lại cho trẻ những
niềm vui sướng vơ tư, nụ cười sảng khối. Hơn nữa, chính sự hài hồ, hóm hỉnh
của đồng dao đã bồi dưỡng trí tuệ của trẻ thêm thơng minh, sắc sảo.
– Giáo dục cái đẹp trong hoạt động tạo hình


Như đã trình bày trong nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ,
tạo hình rất hấp dẫn trẻ thơ. Ngay từ nhỏ, trẻ đã thích nhìn ngắm những bức tranh
màu sắc sặc sỡ, những hình khối đa dạng, nhưng chúng chưa tự nhận biết, chưa tự
phát hiện ra cái đẹp của những tác phẩm ấy. Bởi vậy, người lớn cần phải hướng
dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ được tiếp xúc với nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị như
tranh, tượng… và hướng dẫn trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của mỗi tác phẩm.
Tranh, tượng đưa đến cho trẻ em phải đẹp, rõ ràng, màu sắc tươi sáng,
đường nét hài hồ để sao cho trẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của chúng một cách
dễ dàng. Chúng ta có thể bắt đầu từ những bức tranh dân gian (gà, lợn, cá) với
những đường nét khoẻ khoắn, màu sắc tươi sáng đến những bức tranh hiện đại (của
hoạ sĩ và của tuổi thơ). Cho trẻ chơi với những con giống; những đồ chơi dân gian;
đồ chơi thường; cho trẻ xem những bức tượng đặt ở công viên, đại lộ… Trẻ rất
thích ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật này, và cũng thích thú hơn khi người
lớn hướng dẫn trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của mỗi tác phẩm.
Cùng với việc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm tạo hình khi được
xem, sờ mó nó, người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ tập cầm bút, vẽ những đường

cơ bản, cho trẻ chơi với đất nặn, tập nặn. Mặc dù trẻ vẽ nguệch ngoạc, nặn cịn thơ
kệch chưa có hình thù rõ rệt, nhưng dần dần trẻ sẽ có kĩ năng vẽ những tranh đơn
giản (vẽ quả cam, quả thị, quả táo, cái lá…), nặn theo ý định – một số cái đơn giản
(đôi đũa, cái thìa, quả cam, quả thị…).
Các hoạt động tạo hình khác như xếp hình, xé dán… cũng là những hoạt
động được trẻ ưa thích và người lớn có thể giáo dục thẩm mĩ cho trẻ qua việc tổ
chức cho trẻ tham gia những hoạt động này.
Tóm lại, tuổi thơ là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, là thời kì con người tiếp
nhận cái đẹp một cách dễ dàng, bởi vì trẻ nhỏ đến với cái đẹp một cách tự nhiên
như đến với những gì thân thiết, yêu quý. Vì vậy nếu bỏ qua tuổi thơ trong việc
giáo dục cái đẹp là bỏ lỡ một cơ hội thuận lợi trong giáo dục con người. Nội dung
giáo dục thẩm mĩ cho trẻ phải phong phú, bao gồm nhiều thể loại, đặc biệt là giáo
dục cho trẻ cái đẹp gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, để hình thành năng lực
thẩm mĩ cho trẻ. Giáo dục thẩm mĩ không thể áp đặt, gị bó, mà phải để trẻ tự
nhiên, thoải mái, giữ được tính hồn nhiên của trẻ thơ.
2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
– Phát triển tri giác, tình cảm và hình thành biểu tượng về cái đẹp cho trẻ
mẫu giáo.
Giáo dục thẩm mĩ bắt đầu từ sự phát triển năng lực tri giác cái đẹp, cảm thụ
cái đẹp, hiểu cái đẹp theo cách người ta thường nói về nghệ thuật.


Theo quan điểm của mĩ học Mác– Lê nin, sự tri giác cái đẹp được hiểu là
quá trình cảm thụ cái đẹp mà kết quả của nó là những rung cảm thẩm mĩ, những
tình cảm thẩm mĩ.
Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là sự nhận thức cảm tính, cụ thể về mặt thẩm
mĩ. Ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ đã bị lôi cuốn một cách vơ ý
thức vào tất cả những gì mới lạ, hấp dẫn như đồ vật có màu sắc sặc sỡ, những âm
thanh và nhịp điệu rộn rã, tươi vui của thế giới xung quanh. Từ “đẹp” sớm đi vào

cuộc sống của trẻ. Trẻ say sưa lắng nghe bài hát, nghe truyện cổ tích, xem tranh
ảnh. Song đó chưa phải là tình cảm thẩm mĩ mà chỉ là sự biểu hiện của hứng thú
nhận thức. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ là giúp trẻ chuyển từ tri giác tự phát
sang sự tri giác có ý thức về cái đẹp. Cơ giáo cần làm cho trẻ chú ý đến những sự
vật và hiện tượng của tự nhiên, đến những hành vi của con người, dạy cho các em
biết nhìn ra và phát triển được cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên, trong lao
động, trong hành vi và hành động của con người, dạy cho các em biết nhìn nhận về
phương diện thẩm mĩ đối với thế giới xung quanh.
Sự tri giác thẩm mĩ bao giờ cũng liên quan chặt chẽ với cảm xúc và tình cảm
thẩm mĩ. Với trẻ em, đặc điểm của tình cảm thẩm mĩ là niềm vui vô tư, là cảm xúc
trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Tình cảm thẩm mĩ giữ vai trị rất to lớn trong
việc đánh giá các sự vật và hiện tượng khác nhau, trong việc rèn luyện thị hiếu
thẩm mĩ sau này cho trẻ.
Giáo viên cịn có nhiệm vụ dẫn dắt trẻ đi từ sự tri giác cái đẹp, cảm xúc đối
với nó, đến chỗ hiểu và hình thành biểu tượng về cái đẹp, biết nhận xét và đánh giá
thế nào là đẹp, thế nào là xấu.
– Phát triển hứng thú và năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ
Năng lực sáng tạo nghệ thuật không phải là cái bẩm sinh, nó được hình
thành trong q trình giáo dục của người lớn. Mọi trẻ em bình thường đều có khả
năng sáng tạo nghệ thuật nếu được hướng dẫn đúng đắn về mặt sư phạm. Do vậy,
việc phát triển hứng thú và năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ là một nhiệm vụ
quan trọng. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, nghệ
thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng những hình tượng sinh động, cụ
thể, gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Song ở lứa
tuổi mẫu giáo, hầu hết trẻ em đều u thích các loại hình nghệ thuật và có khả
năng tiếp thu các loại hình nghệ thuật như, múa hát, kể chuyện, đọc thơ, vẽ, nặn,
xé dán,… Vì vậy, nhiệm vụ của cô giáo mầm non là phải khêu gợi hứng thú và tạo
điều kiện cho trẻ tham gia tích cực, tự giác vào các loại hình nghệ thuật đó để phát
triển năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ.
– Hình thành những cơ sở của thị hiếu thẩm mĩ

Sự thụ cảm cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp một
cách đúng đắn. Thị hiếu thẩm mĩ của con người biểu hiện ở khả năng phán đoán,


đánh giá về cái đẹp, cái xấu trong hiện thực xung quanh. Trường mẫu giáo có
nhiệm vụ hình thành cho trẻ những cơ sở của thị hiếu thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật.
Cần dạy cho các em phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch và xấu xí.
Cần giáo dục cho các em năng lực trình bày rõ lí do tại sao mình thích bài hát,
truyện cổ tích hay bức tranh này. Dĩ nhiên, trường mẫu giáo hình thành cho trẻ cơ
sở ban đầu về đánh giá, nhưng chính điều này có ý nghĩa to lớn, vì nó giáo dục trẻ
một thái độ tự giác hơn với đối tượng thẩm mĩ.
Cần dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp ở cuộc sống xung quanh và biết
bảo vệ nó. Một bơng hoa đẹp trong khóm hoa, một lớp học trang hoàng, đẹp đẽ,
ấm cúng và sạch sẽ, các đồ dùng được xếp, đặt gọn gàng, ngăn nắp v.v… đều là
những cái đẹp trong cuộc sống, phải biết bảo vệ, chăm sóc và giữ gìn. Đồng thời,
cũng cần giúp trẻ hiểu được thế nào là cái xấu xí, thơ kệch cần tránh trong cuộc
sống hằng ngày, như quần áo lơi thơi, bẩn thỉu; đầu tóc rối bù; đồ dùng, đồ chơi
vứt ngổn ngang bừa bãi…
Nghiên cứu các nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo cho
thấy, chúng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ, đồng thời
cũng thấy được quá trình giáo dục thẩm mĩ rất phức tạp nhiều hình, nhiều vẻ và địi
hỏi ở nhà giáo dục một vốn tri thức và kĩ năng văn hoá thẩm mĩ nhất định.
Có thể coi các phương pháp giáo dục thẩm mĩ và dạy nghệ thuật là những
cách thức hành động chung của giáo viên và trẻ em nhằm giúp cho trẻ nắm được
kinh nghiệm hoạt động thẩm mĩ, nhằm hình thành những phương thức hành động
và phát triển năng lực nghệ thuật ở chúng.
Các phương pháp giáo dục thẩm mĩ có mối liên hệ với các nhiệm vụ và bản
chất của giáo dục thẩm mĩ. Những phương pháp giáo dục thẩm mĩ nhằm kích thích
trẻ tích cực suy nghĩ, cảm xúc, tưởng tượng và hoạt động.
Hệ thống phương pháp phổ biến được phân loại trên cơ sở nguồn cung cấp

tri thức, bao gồm:
- Nhóm các phương pháp dùng lời: giải thích, trị chuyện, chỉ dẫn, đọc kể…
- Nhóm các phương pháp trực quan: quan sát, sử dụng các đồ dùng trực
quan.
- Nhóm các phương pháp thực hành (hay thực tiễn) luyện tập.
- Nhóm các phương pháp dùng trị chơi.
Các phương pháp này được sử dụng trong sự phối hợp thống nhất với nhau.
Trước hết, cô cần tổ chức cho trẻ quan sát vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên,
như quan sát một vườn hoa, cảnh hồng hơn đầy màu sắc, khung cảnh một ngày lễ,
hay những tác phẩm nghệ thuật (bức tranh vẽ, bức tượng gỗ…) kết hợp với ngôn
ngữ nghệ thuật trong kể chuyện, chỉ dẫn, giải thích… làm tăng khả năng cảm thụ
thẩm mĩ và làm cho trẻ nhận ra cái đẹp và yêu thích cái đẹp trong cuộc sống, trong
thiên nhiên và trong các tác phẩm nghệ thuật.


Những cảm xúc thẩm mĩ trở nên sâu sắc và giữ được lâu hơn nếu như trẻ
hiểu rõ nội dung đối tượng (một bài hát, một câu chuyện cổ tích, một bức tranh,
một bông hoa đẹp, một áng mây trôi,…). Do đó, cơ giáo cần giải thích nội dung tác
phẩm đang được tiếp thu, làm chính xác các biểu tượng của các em. Việc trình bày
một cách nghệ thuật những tác phẩm âm nhạc, những ca khúc; việc đọc các tác
phẩm văn học nghệ thuật tác động trực tiếp đến trẻ, khêu gợi tình cảm và cảm xúc
thẩm mĩ, giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung và hình thức tác phẩm.
Khi sử dụng phương pháp trò chuyện, bằng những câu hỏi của mình, cơ giáo
làm cho trẻ lưu ý, suy nghĩ về những điểm chủ yếu (ví như các tuyến hành động và
các nhân vật), tìm hiểu và tổ chức kinh nghiệm của trẻ, làm sâu sắc những cảm xúc
thẩm mĩ của trẻ. Trong khi trò chuyện, tập cho trẻ nói lên những ấn tượng của
mình, bày tỏ thái độ của mình đối với tác phẩm và các hiện tượng trong cuộc sống.
Khi trò chuyện phải dùng từ kích thích cảm xúc thẩm mĩ của trẻ đối với tác phẩm
nghệ thuật.
Khi trẻ dạy vẽ, nặn, hát, múa, cô không chỉ hướng dẫn trẻ cách làm mà cần

tổ chức cho trẻ thực hành nhằm hình thành những kỹ năng nhất định. Bởi vậy, giáo
viên cần vận dụng phương pháp luyện tập. Để trẻ hiểu biết các thao tác, cách biểu
hiện, cách sử dụng các đồ dùng học tập (bút chì, bút lơng, màu vẽ v.v…) cơ cần
dùng các biện pháp chỉ dẫn, làm mẫu…
Trong giáo dục thẩm mĩ cũng cần dùng phương pháp tập luyện hành động
có thể gọi đó là những hành động thẩm mĩ. Ở trẻ có những hành động với ý thức
muốn làm cho hoàn cảnh sống xung quanh đẹp hơn, tức là trẻ muốn biến đổi nó
theo sức mình và bằng cách đó làm cho bạn bè và người lớn vui thích. Cần giúp trẻ
tập luyện hành động thông qua các bài tập khác nhau. Tập luyện địi hỏi phải có sự
lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng khác với việc tập luyện những thói quen trong sinh
hoạt, việc tập luyện những hành động thẩm mĩ khơng theo một trình tự chặt chẽ, ví
như, trẻ có thể dùng sỏi đá, những tấm bìa nhỏ, những mảnh nhựa màu để xếp
thành một hình gì đó (một con thuyền, một ngơi nhà chẳng hạn…). Vì vậy, rất cần
giáo dục và phát triển năng lực hành động trong những hồn cảnh có vấn đề, năng
lực vận dụng những kĩ năng đã nắm được.
Trong giáo dục thẩm mĩ, hoạt động chủ yếu của trẻ là hoạt động nghệ thuật.
Điều quan trọng là cho trẻ tiếp xúc với những phương thức hoạt động nghệ thuật
khái quát nhất, điển hình nhất, tức là những phương thức cần thiết cho mọi biến thể
của các loại hình nghệ thuật. Những phương thức chung đó là: những phương thức
định hướng về âm thanh, màu sắc, hình dạng, vận động, những phương thức định
hướng trong toàn bộ những phương tiện thể hiện của mỗi loại hình nghệ thuật (cảm
giác), các phương thức tiếp xúc với nội dung tư tưởng, tình cảm của các tác phẩm
và cùng xúc cảm với các nhân vật (hình tượng nghệ thuật), sự kết hợp những
phương thức tổng thể và phân tích.


Về phương diện cảm thụ thẩm mĩ, sự khác biệt cá nhân rất lớn và bộc lộ
ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. I. P. Páplốp có nói đến hai kiểu người cơ bản, căn cứ
vào kiểu hoạt động thần kinh của họ, đó là kiểu nghệ sĩ cảm thụ thế giới bên ngoài
một cách mãnh liệt, trực tiếp và chủ yếu dựa vào hệ thống tín hiệu thứ nhất; kiểu

người trí tuệ nặng về hoạt động phân tích dựa vào hệ thống tín hiệu thứ hai, dựa
vào từ, vào sự phân tích và khái quát các hiện tượng. Bởi vậy, phương pháp giáo
dục thẩm mĩ phải được xác định tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi và cá nhân của trẻ.
Mặt khác, quan điểm tổng hợp đòi hỏi phải thiết lập mối quan hệ qua lại
giữa các phương pháp và biện pháp giáo dục thẩm mĩ, có tính đến những điều kiện
sư phạm, các nhân tố của quá trình sư phạm nhằm đem lại một kết quả tối ưu.



×