Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

File triết học phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào hoạt động học tập, rèn luyện của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.68 KB, 9 trang )

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CƠNG NGHỆ HÀ NỘI

.......................

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN
Đềtài: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào hoạt động học tập, rèn luyện
của bản thân.

Họ



tên …………………………………………..

:
MSSV

…………………………………………..

:
Lớp

…………………………………………..

:

1



Hà Nội, 2022

MỤC LỤC
A. Lời mở đầu
B. Nội Dung
“Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào
hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân.”
I. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ vật chất và
ý thức
1. Định nghĩa vật chất và ý thức
1.1. Vật chất là gì?
1.2. Ý thức là gì?
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là gì ?
3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
3.1. Vai trò của vật chất đối với ý thức
3.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất
3.3.Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn
II. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức
III. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào hoạt động
học tập , rèn luyện của bản thân

C. Kết luận
Lời cảm ơn!

2



A. Lời mở đầu
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới
khoa học Mác-Lênin. Đây là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy
vật, là hệ thống quan điểm lý luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo
quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học.
Trong đó, bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng tác động
qua lại lẫn nhau giữa vật chất và ý thức. Khẳng định vật chất luôn mang
tính thứ nhất, tính quyết định; ý thức ln mang tính thứ hai, bị chi phối, bị
quyết định. Song ý thức lại có tác động trở lại vơ cùng quan trọng đối với
vật chất. Nó có thể làm vật chất phát triển, biến đổi theo nhu cầu, ý muốn,
nhưng đồng thời nó cũng có thể làm cho vật chất khơng phát triển, bị kìm
hãm.
Khi chúng ta làm rõ mỗi quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,hiểu
được ý nghĩa và vận dụng chúng vào thực tiễn. Đó sẽ là cơ sở để chúng ta
phản ứng với thực tại vật chất thơng qua những nhận thức cụ thể. Có những
thứ tồn tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự cải tạo của chúng ta mới
có ích cho nhiều việc, đặc biệt đối với hoạt động học tập, rèn luyện bản thân.
Do vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận và vận dụng vào hoạt động học tập, rèn luyện của bản
thân” cho bài tiểu luận của mình.

B. Nội Dung
I. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ vật chất và
ý thức
1. Định nghĩa vật chất và ý thức
1.1. Vật chất là gì?
Theo quan điểm của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”.

Hai vấn đề cơ bản của vật chất là:

3


 Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với với tư cách là một phạm trù triết học, nó
chỉ ra tất cả những gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện
tượng.
 Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại bên ngồi khơng phụ thuộc vào cảm
giác, ý thức của con người.

I.2.

Ý thức là gì?

-Theo quan điểm của Mác: “Ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế
giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan”.
- Nguồn gốc của ý thức:



Nguồn gốc tự nhiên: bao gồm 2 yếu tố khơng thể tách rời là bộ óc của con
người và sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc của con người.
Nguồn gốc xã hội: Điều kiện quan trọng nhất và trực tiếp ảnh hưởng đến sự ra
đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội: lao động và ngơn ngữ.

- Tính sáng tạo của ý thức vô cùng phong phú. Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có
thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì khơng có trong
thực tế.

Ý thức có thể dự đốn, đốn trước được tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng,
hoang đường, những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng và có tính khái
qt cao.
Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ
cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.
Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng khơng thụ
động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại
và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
Đặc điểm của vật chất:
 Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thơng qua vận động.
 Khơng có vận động ngồi vật chất và khơng có vật chất khơng có vận động;
 Vật chất vận động trong khơng gian và thời gian;

4


Khơng gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể
và là hình thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội.
Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh
tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động
thực tiễn.



3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
3.1. Vai trò của vật chất đối với ý thức:Vật chất quyết định ý thức
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có
sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo hai ý
sau đây:
* Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau:
Ý thức là ý thức của con người, khơng tách rời con người, nhưng sự ra đời của con
người cũng có giới hạn cịn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vơ hạn. Do đó có thể khẳng
định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý
thức.
Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới
vật chất vĩ mơ hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó quan điểm về thế giới vật
chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách quan,
chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán
được điểm kết thúc của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải
có trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và có con người
rồi mới có ý thức.
Vì vậy, vai trị của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có trước, ý thức
là cái có sau.
* Vật chất là nguồn gốc của ý thức:
Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan
cùng với quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng.
Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngơn ngữ.
Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật chất
có tổ chức cao, chứa đựng trong nó hàng tỷ noron thần kinh có khả năng sao lại, chụp lại,
chép lại và phản ánh thế giới khách quan bằng một cách năng động, sáng tạo. Như vậy, yếu
tố tạo nên ý thức là bộ não người là một dạng vật chất.
Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật chất. Bản chất của ý thức chỉ là sự phản
ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nếu khơng có thế

giới khách quan, bộ óc con người sẽ khơng có đối tượng để phản ánh và do đó chắc chắn
khơng có ý thức.

5


Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế giới
khách quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động qua đó
phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã hội.
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Ngơn ngữ chính
là lớp vỏ vật chất của tư duy.
- Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức.

3.2.Vai trị của ý thức đối với vật chất:thơng qua các hoạt động thực tiễn ý
thức tác động trở lại vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động
ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người..
Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trị của ý thức chính là
nói đến vai trị của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ
điều gì trong hiện thực khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trị của ý thức
khơng phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con
người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục
tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp,
công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất theo 2 hướng: tích cực, tiêu cực
- tích cực: khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực thì con
người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan.
- tiêu cực: khi con người khơng có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách mạng sẽ

nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật.

Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết
định hành động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại …

3.3.Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn
Ví dụ 1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt động ý
thức cũng bị rối loạn. ( vật chất có trước ý thức có sau)
Ví dụ 2: Ý thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thơng tin cịn rất
yếu. Ngun nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng nếu
đáp ứng được vấn đề hạ tầng ( công nghệ máy tính mới) thì trình độ tin học của học
sinh sẽ cải thiện tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy
thì ý thức cũng như vậy.

6


Ví dụ 3. Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C,
người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ khơng phải
bằng phương pháp thủ công cổ xưa. (nâng cao sáng tạo ý thức, tác động vào hoạt động
thực tiễn tạo ra vật chất)
Ví dụ 4 . Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội VI, đảng
ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, để sau gần 30
năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.

II. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức
- Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thơng qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các
hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó
phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.
Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện
thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể
thành cơng.
Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không
nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải ln chủ động,
phát huy khả năng của mình và ln tìm tịi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải
thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.
Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào
lười suy nghĩ, lười lao động.

III. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào hoạt động
học tập , rèn luyện của bản thân
Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày nói chung và hoạt động học tập nói riêng , vì vật chất quyết định ý thức nên cần
phải ý thức được những vật chất cịn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách
quan.
Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động học tập ,rèn luyện. Kết
cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri
thức của bản thân.
Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và khơng chủ quan trong mọi tình
huống.
Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố
khách quan và điều kiện khách quan.

7



C.Kết luận
Từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức đã tìm hiểu trên, chúng ta đã hiểu được cơ bản về vật chất, ý thức; mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức. Với nguyên tắc luận cơ bản là: trong mọi hoạt động thực tiễn đòi con người
phải tơn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của ý thức. Đặc biệt
cần vận dụng , chọn lọc quan điểm tích cực về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất vào động
học tập, rèn luyện của bản thân chúng ta:
Tôn trọng khách quan của vật chất, tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội…, đồng thời
phải phát huy tính năng động chủ quan của mình. Có nghĩa là khi xem xét sự vật, hiện tượng
cần đảm bảo tính khách quan của sự vật, hiện tượng đó. Rèn luyện đạo đức cá nhân khơng
xun tạc, bóp méo sự thật.
Cần xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt
động nhận thức và thực tiễn của mình. Khơng được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính
sách, khơng được lấy tình cảm làm điểm xuất phát . Mọi nhận định cần có dẫn chứng khách
quan để kết luận, không phán xét khi chưa thực sự hiểu thực tế vấn đề..
Biết phát huy tối đa vai trị tích cực của ý thức, vai trị tích cực của nhân tố con người,
nhận thức đúng quy luật khách quan.Nâng cao hiểu biết thơng qua tiếp thu có chọn lọc tri
thức, tạo ra những hiệu quả vật chất có ích.
Biết dựa trên quy luật khách quan để xác định mục tiêu, kế hoạch; biết tìm ra và vận
dụng các phương pháp học tập, rèn luyện hiệu quả để đạt được mục tiêu để ra một cách tối ưu
nhất . Chúng ta cũng cần khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí (chỉ xuất phát từ ý muốn chủ
quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực); bệnh bảo thủ trì trệ,
thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ......đặc biệt là trong quá trình đổi mới về mọi mặt
của thực tiễn hiện nay.

8



Lời cảm ơn
Đầu tiên để có thể hồn thành bài tiểu luận này một cách hoàn chỉnh, ngoài
sự nỗ lực của bản thân em, còn là sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên trong
suốt q trình học tập.
Với lịng biết ơn chân thành nhất cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc tới tâm huyết giảng dạy của Cô.( thầy).........và tất cả các cá nhân tạo đã
điều kiện cho em trong học tập, nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này.
Hi vọng thông qua những điều em tìm hiểu được sẽ giúp mọi người hiểu rõ
hơn về quan điểm của chủ nghiac duy vật biện chứng về vật chất, ý thức, mối
quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất. Biết vận dụng vào thực tiễn nói
chung và hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân nói riêng.
Cuối cùng, mơn học có nội dung sâu sắc qua quá trình dài nghiên cứu của hệ
thống lý luận triết học Mác-Lênin. Vậy nên, qua những gì em tìm hiểu và
nghiên cứu nếu có thiếu sót mong quý thầy cô thông cảm và giúp đỡ để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 3 tháng 11 năm
2022
Sinh viên thực hiện
Thư
Nguyễn Thị Anh Thư

9



×