Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG SỬ DỤNG SÀN BUBBLEDECK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.19 KB, 17 trang )

Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I : SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG SỬ DỤNG SÀN
BUBBLEDECK 3
I. Giới thiệu về giải pháp công nghệ sử dụng sàn BubbleDeck 3
II. Nguyên tắc cấu tạo cơ bản 3
III. Điểm nổi bật 5
. 1 Về thiết kế 5
. 2 Về kỹ thuật 8
. 3 Về phương pháp 9
. 4 Về hiệu quả kinh tê 9
. 5 Về thân thiện với môi trường 9
IV. Thử nghiệm 10
PHẦN II : XÁC ĐỊNH HỆ CHỈ TIÊU ĐƯA VÀO SO SÁNH ĐÁNH GIÁ 11
Giải pháp kỹ thuật : Sàn BubbleDeck 11
A. Các phương pháp dùng để so sánh đánh giá 11
. I Phương pháp sử dụng một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp hệ chỉ tiêu bổ sung 11
. 1 Ý tưởng phương pháp: 11
. 2 Nội dung và trình tự của phương pháp: 11
. II Phương pháp sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo 11
. 1 Ý tưởng phương pháp: 11
. 2 Nội dung và trình tự của phương pháp: 11
. III Phương pháp sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh về giá trị - giá trị sử dụng 12
. 1 Ý tưởng phương pháp: 12
. 2 Nội dung và trình tự của phương pháp: 12
12
B. Phương hướng xác định các chỉ tiêu so sánh đánh giá 13
. 1 Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 1 13
. 2 Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 2 15


. 3 Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 3 15
KẾT LUẬN 17
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
1
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới rất nhiều công nghệ sàn, mỗi công nghệ đều có những ưu và
nhược điểm riêng. Bubbledeck là công nghệ sàn mới, rất thành công tại Châu Âu từ
những năm đầu xuất hiện. Sàn Bubbledeck được xuất phát từ Đan Mạch, do giáo sư
Breuning người Đan Mạch sáng chế, sau đó phát triển rất nhanh tại Đan Mạch và lan tỏa
khắp thế giới. Các công trình nổi tiếng thế giới từng ứng dụng công nghệ này có tòa nhà
Le coie (Anh) - Giải thưởng xây dựng Jersey 2005 (tiết kiệm được 400.000 bảng Anh khi
sử dụng 7.800 m2 sàn Bubbledeck), Tòa nhà Millenium Tower (Rotterdam - Hà Lan)…
Công nghệ này được đề cử giải Môi trường Châu Âu giành cho sự phát triển bền vững,
giải thưởng sáng tạo Jersey 2005( sản phẩm mới thiết thực nhất) và rất nhiều giải thưởng
vinh danh khác ở Châu Âu. Bubbledeck là hệ sàn phẳng duy nhất được chính thức công
nhận tại nhiều quốc gia, đã được cấp Chứng nhận Kỹ thuật Hà Lan CUR 86, có giá trị
tương đương với Chứng nhận của Tiêu chuẩn Xây dựng.
Ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ sàn BubbleDeck đã được thực hiện từ năm
2006, tuy nhiên công nghệ này đã nhanh chóng được ứng dụng và phát triển. Các công
trình ứng dụng công nghệ này có Tòa nhà 191 Bà Triệu, Tòa nhà 249 Thụy Khuê, Tòa
nhà CMC đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Tòa nhà 73 Tô Hiến Thành, Khách sạn 32
Lò Sú Hà Nội, Trường Quốc tế Thăng Long (khu Bắc Linh Đàm – Hà Nội), Dự án Khu
đô thị PG (Hải Phòng), Biệt thự EcoPark (Hưng Yên), Chung cư + Văn phòng OCEAN
VIEW MANOR 24 tầng tại Bà Rịa-Vũng Tàu … Sàn Bubbledeck là hệ kết cấu sàn không
dầm, có mức công nghiệp hóa cao và giảm mạnh trọng lượng kết cấu sàn cho nhiều nhà
cao tầng.
Mặc dầu giải pháp kỹ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam song với
những ưu điểm không thể phủ nhận, đây sẽ là hướng đi tất yếu trong quá trình phát triển
kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
2
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
PHẦN I : SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG SỬ DỤNG
SÀN BUBBLEDECK
I. Giới thiệu về giải pháp công nghệ sử dụng sàn BubbleDeck
Bubbledeck là một công nghệ sàn mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử
dụng các quả bóng nhưa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ
giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt
nhịp thêm khoảng 50%. Bản sàn Bubbledeck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ
cột, vách chịu lực có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế, cụ thể: Tạo tính linh hoạt cao
trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình; Giảm đến 35%
trọng lượng bản thân kết cấu, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng; Tăng
khoảng cách lưới cột, giảm hệ tường, vách chịu lực; Giảm thời gian thi công và các chi
phí dịch vụ kèm theo; Tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: 2,3kg nhựa tái chế thay thế
cho 230kg bê tông/m (BD280) và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải
năng lượng và khí CO2.
II. Nguyên tắc cấu tạo cơ bản
- Tấm lưới thép trên
- Bóng rỗng làm từ nhựa tái chế
- Tấm lưới thép dưới
Hệ sàn Bubbledeck dựa trên công nghệ tổng hợp đã được cấp bằng sáng chế -
phương pháp liên kết trực tiếp khối rỗng và thép. Sàn Bubbledeck là sàn rỗng làm việc hai
phương trong đó các quả bóng nhựa có vai trò giảm thiểu lượng bê tông không cần thiết
đối với kết cấu. Bằng cách phối hợp lỗ rỗng tạo ra do trái bóng và chiều rộng của lưới
thép, kết cấu bê tông có thể được tối ưu hoá và tối đa việc sử dụng đồng thời các vùng
chịu moment uốn và vùng chịu lực cắt.
Việc lắp dựng chính là kết quả của đặc tính hình học của hai chi tiết cơ bản: lưới
gia cường và bóng nhựa rỗng. Khi lưới gia cường trên và dưới được liên kết theo cách

thông thường, một phần tử Bubbledeck ổn định đã được hình thành. Lưới thép gia cường
có nhiệm vụ phân bổ và cố định các trái bóng tại những vị trí chính xác, trong khi đó, các
trái bóng định hình thể tích lỗ rỗng, giúp giữ vững định dạng của lưới thép gia cường
đồng thời ổn định vị trí của lưới bóng. Khi tiến hành đổ bê tông cho đơn vị lưới thép nêu
trên, ta có được tấm sàn rỗng theo hai phương “toàn khối”.
Ưu thế chính của các quả bóng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản
thân của sàn Bubbledeck chỉ bằng 1/3 lần tấm sàn đặc có cùng độ dày và không có ảnh
hưởng cường độ uốn và độ võng của tấm sàn.

Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
3
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
Bubbledeck Bubbledeck
Sàn đặc Cùng độ dày Cùng khả năng
chịu tải
Khả năng chịu lực
Tải trọng bản thân
Giá trị tương đối theo % của
sàn đặc
Khả năng chịu tải 25 50 25
Tải trọng bản thân 75 50 40
Tải trọng bản thân/ khả năng chịu
tải
3:1 1:1 1,5:1
Giá trị tuyệt đối theo % của sàn
đặc
Khả năng chịu tải 100 200 100
Tải trọng bản thân 100 65 50
Giá trị gia tăng sử dụng bê tông 300 200
So với tấm sàn đặc, một tấm sàn Bubbledeck có khả năng chịu lực gấp đôi với

65% lượng bê tông và có cùng khả năng chịu lực với 50% lượng bê tông.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
4
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
III. Điểm nổi bật
. 1Về thiết kế
So sánh giữa sàn bubbledeck và sàn đặc thông thường
Phương án BTCT thường có dầm Phương án sàn Bubbledeck
Ưu điểm
- Thi công đơn giản hơn
- Mác bê tông thấp hơn
- Tính toán đơn giản hơn
- Tạo được trần đẹp
- Chiều cao tầng được nâng cao bởi không
bị hạn chế dầm
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
5
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
- Độ bền công trình cao, vì mác bê tông
cao, thép cường độ cao
- Không phải làm trần
- Thi công nhanh
- Không gian sử dụng linh hoạt
Nhược điểm
- Chiều cao tầng sẽ bị hạn chế
- Đặc biệt với những phòng rộng 100-
150m2 thì chiều cao tầng 3,6m, dầm cao
70cm thì thông thuỷ chỉ còn 2,9m, thấp qúa
- Độ bền công trình không cao do có sự
xuất hiện vết nứt dẫn tới sự ăn mòn thép

nhanh
- Trần có dầm nên phải làm trần
- Thời gian thi công lâu hơn
- Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm
- Mác bê tông cao hơn
- Tính toán phức tạp hơn
Các dạng sàn :
- Tấm Bubbledeck đơn giản được cấu tạo bởi lưới thép dưới, quả bóng và lưới thép trên
sau đó sẽ được đổ bê tông tại công trường trên hệ ván khuôn truyền thống.
- Tấm Bubbledeck bán lắp ghép có phần dưới của trái bóng và lưới thép dưới được đổ bê
tông tại xưởng, phần bê tông đúc sẵn này sẽ thay thế cho ván khuôn tại công trường.
- Tấm Bubbledeck dưới dạng các tấm đúc sẵn toàn khối có thể được cung cấp để thực
hiện lắp ghép tại công trường.
Để tiện vận chuyển, tất cả các cấu kiện thường có chiều rộng dưới 3m, tuy nhiên sẽ
không gặp khó khăn khi gắn kết các cấu kiện đó tại công trường, vì thế khả năng chịu tải
tổng hợp của tấm liên kết này vẫn được duy trì không đổi.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
6
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
Các dạng sàn tiêu chuẩn: Bubbledeck được sản xuất theo 6 dạng tiêu chuẩn (nên
chú trọng các dạng gạch chân)
Độ dày tấm (mm): 170 230 280 340 390 430
Sự khác biệt giữa các toà nhà truyền thống và nhà sử dụng Bubbledeck
Nhìn từ bên ngoài
các toà nhà đều
giống nhau nhưng
việc xây dựng lại
hoàn toàn khác
80% nhà trên thế giới
tiến hành đúc sàn tại

chỗ, việc chọn biện
pháp chống tuỳ ý
nhưng bước và nhịp
thường ngắn.
20% nhà trên thế
giới sử dụng sàn
đúc sẵn, việc chọn
biện pháp chống
giới hạn ở tường và
dầm tạo nên sự gò
bó cho xây dựng
Phương pháp mới của
Jorgen Breuning: linh
hoạt theo mọi hướng,
lựa chọn biện pháp
chống đỡ tuỳ ý và
bước nhịp dài hơn
Việc sử dụng Bubbledeck giúp cho thiết kế kiến trúc linh hoạt hơn - dễ dàng lựa
chọn các hình dạng, phần mái đua và độ vượt nhịp/diện tích sàn lớn hơn với ít điểm
chống đỡ hơn – không dầm, không tường chịu tải và ít cột làm cho thiết kế nhà khả thi và
dễ thay đổi. Cũng có thể thay đổi phần thiết kế nội thất trong suốt “vòng đời” của công
trình.
Các ưu điểm chính của sàn Bubbledeck
- Vượt được nhịp lớn mà không cần hệ dầm lớn như sàn truyền thống. Qua đó tạo
được không gian kiến trúc thoáng và thẩm mỹ.
- Giảm được trọng lượng bản thân của các kết cấu công trình, nếu như trọng lượng
bản thân của dầm sàn truyền thống bằng bê tông cốt thép đặc được tính 2.500kg/m3, thì
với sàn bubbledeck trọng lượng chỉ còn 1850kg/m3, dẫn đến các kết cấu khác như cột,
móng cũng được giảm tải trọng theo và tiết diện cột, móng cũng giảm so với kết cấu
truyền thống.

- Khi thi công sàn bubbledeck, các quả bóng và lưới thép được chế tạo sẵn trong nhà
máy theo các tấm định hình rồi lắp ghép tại hiện trường sau đó đổ bê tông, do đó thời gian
thi công các sàn rất nhanh và rút ngắn được tiến độ thi công công trình so với hệ dầm sàn
truyền thống.
- Một ưu điểm không thể không nhắc tới của sàn bubbledeck là độ cách âm, cách
nhiệt và chống cháy rất cao do sàn có lớp rỗng ở giữa, đây là ưu điểm mà sàn truyền
thống bị hạn chế ở mặt này.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
7
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
- Tiết kiệm được chi phí xây dựng so với dầm sàn truyền thống.
. 2Về kỹ thuật
2.1 Khả năng chịu lực
Một tấm sàn đặc gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của
trọng lượng bản thân. BubbleDeck đã giả quyết vấn đề này khi giảm 35% lượng bê tông
trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng. Vì vậy, khi có cùng khả
năng chịu lực, 1 tấm sàn BubbleDeck chỉ cần sử dụng 50% lượng bê tông so với một tấm
sàn đặc, hoặc cùng độ dày tấm sàn BubbleDeck có khả năng chịu tải gấp đôi sàn đặc
nhưng chỉ tiêu thụ 65% lượng bê tông. BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 65%
khả năng của sàn đặc với cùng chiều cao. Trong tính toán thường sử dụng hệ số 0.6 để thể
hiện mối tương quan này. Trong những vùng chịu lực phức tạp(khu vực quanh cột, vách,
lõi), có thể bỏ bớt các quả bóng để tăng khả năng chịu lực cắt cho bản sàn.
2.2 Khả năng chịu động đất
Lực động đất tác động lên công trình có giá trị tỉ lệ với khối lượng toàn công trình
và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn. BubbleDeck, tấm sàn phẳng chịu lực theo hai
phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu
lực sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả chống động đất cho các công trình cao tầng.
2.3 Khả năng vượt nhịp
Đồ thị mô tả mối quan hệ khả năng vượt nhịp – chiều dày sàn tương ứng với khả
năng chịu mômen cho từng dạng tấm sàn. Quá trình xác định nhịp lớn nhất mà tấm sàn

BubbleDeck có thể vượt qua dựa trên tiêu chuẩn British Standard 8110 và EuroCode 2, có
bổ sung hệ số 1.5 để kể đến việc giảm nhẹ bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống. Tỉ số
giữa nhịp/chiều cao tính toán của tấm sàn L/d ≤ 30 đối với sàn đơn, L/d ≤ 39 đối với sàn
liên tục, L/d ≤ 10.5 đối với sàn ngàm một phương
2.4 Kết hợp giải pháp căng sau
Khi cần vượt nhịp lớn (trên 15m) chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp BubbleDeck ứng
lực trước, thực hiện căng sau(PT). Khi vượt nhịp lớn, tấm sàn BubbleDeck thông thường
sẽ không gặp khó khăn về khả năng chịu lực nhưng cần hạn chế về độ võng lớn, vì vậy
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
8
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
phải thực hiện giải pháp PT. BubbleDeck International vừa hoàn thành 32,000m2 sàn khu
vực phát thanh và truyền hình cho trung tâm truyền thông Đan Mạch với kết cấu sàn ứng
lực trước căng sau dày 390mm, khẩu độ vượt nhịp trên 16m. Các dây cáp ứng lực trước
đặt cách nhau 3m cũng được chôn dễ dàng vào khe hở giữa các quả bóng của tấm sàn.
Xin liên hệ với trụ sở của chúng tôi để có thêm thông tin về BubbleDeck ứng lực trước
căng sau.
. 3Về phương pháp
- Nâng cao chất lượng nhờ quá trình sản xuất công xưởng hoá
- Giảm khối lượng thi công tại công trường, không đòi hỏi nhiều công nhân tay nghề
cao
- Lắp dựng đơn giản, dễ dàng
- Không cần nhiều không gian kho bãi
- Hệ giáo lắp dựng nhẹ và ít tốn kém
- Giảm thiểu rác thải trên công trường
. 4Về hiệu quả kinh tê
- Tiết kiệm vật liệu (tấm sàn, cột vách, móng) đến 50% so với sàn bê tông thông
thường
- Tránh được việc gia công, lắp đặt cốt thép ngay tại công trình
- Giảm mạnh chi phí vận chuyển

- Lắp dựng đơn giản
- Bố trí mặt bằng linh hoạt
- Chi phí cho việc sửa chữa, thay đổi thấp
- Tuổi thọ công trình cao
. 5Về thân thiện với môi trường
- Tiết kiệm đến 50% lượng vật liệu xây dựng – 1kg nhựa thay thế hơn 100kg bê tông
- Tiêu thụ ít năng lượng - cả trong sản xuất, vận chuyển và thực hiện
- Ít khí thải trong sản xuất và vận chuyển, đặc biệt là lượng CO2.
- Không sản sinh ra chất thải – tái sử dụng 100%
- Môi trường xã hội tốt hơn: cải thiện điều kiện làm việc, thời gian xây dựng ngắn ít
ảnh hưởng tới xung quanh, ít tiếng ồn trong sản xuất, vận chuyển và lắp dựng.
- Giảm thiểu rác thải sinh ra tại công trình xây dựng
Cũng như việc tiết kiệm vật liệu, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm khí thải có thể đạt tới
50%.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
9
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
IV. Thử nghiệm
Khả năng chịu uốn và độ võng: Bubbledeck được so sánh với tấm sàn đặc theo lý
thuyết và thực tế. Kết quả trong bảng cho thấy với cùng độ dày, khả năng chịu uốn của
hai loại tấm sàn bằng nhau nhưng độ cứng của Bubbledeck nhỏ hơn của tấm sàn đặc.
Khả năng chịu cắt và ứng suất cắt do chọc thủng: Theo kết quả các thử nghiệm
thực tế, Khả năng chịu cắt phụ thuộc vào khối lượng hiệu quả của bê tông. Khả năng chịu
cắt của Bubbledeck đo được bằng 72-91% khả năng chịu cắt của tấm sàn đặc. Theo tính
toán, hệ số 0.6 được sử dụng trong khả năng chịu cắt đối với tấm sàn đặc có chiều cao xác
định. Điều này đảm bảo tạo được độ dự trữ an toàn lớn cho kết cấu. Do đó những vị trí có
tải trọng cắt lớn cần được đặc biệt chú trọng, ví dụ những vùng xung quanh cột. Có thể
giải quyết vấn đề này bằng cách bỏ bớt một số quả bóng tại các vùng tới hạn xung quanh
các cột , tạo ra vùng bêtông đặc đủ khả năng chịu cắt.
Tiếng ồn: Thực hiện so sánh giữa Bubbledeck và tấm sàn rỗng theo 1 phương có

cùng chiều cao. Bubbledeck có thể giảm ồn cao hơn tấm sàn rỗng 1 phương 1db. Tiêu chí
chủ yếu giảm ồn là trọng lượng tấm sàn nên sàn Bubbledeck sẽ không hoạt động như
những loại sàn khác có cùng trọng lượng.
Việc chế tạo Bubbledeck tuân theo những tiêu chí chung và được tính toán dựa
trên những nguyên tắc chung, Việc chế tạo này không khác so với những gì đã biết đến và
được sử dụng. Việc chế tạo cũng tương tự như chế tạo một tấm sàn đặc.
Kết quả rõ ràng: Bubbledeck hoạt động và có thể được tính toán tương tự như tấm
sàn đặc!
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
10
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
PHẦN II : XÁC ĐỊNH HỆ CHỈ TIÊU ĐƯA VÀO SO SÁNH ĐÁNH GIÁ
Giải pháp kỹ thuật : Sàn BubbleDeck
A. Các phương pháp dùng để so sánh đánh giá
. IPhương pháp sử dụng một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp hệ chỉ tiêu
bổ sung
. 1Ý tưởng phương pháp:
Ta xem tính kinh tế của giải pháp kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong việc lựa
chọn cuối cùng thông qua một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp làm cơ sở để phân tích lựa chọn
biến thiên Max là tốt nhất hoặc Min là tốt nhất. Đồng thời việc so sánh lựa chọn còn chịu
sự ràng buộc bởi hệ chỉ tiêu bổ sung (không phản ánh tính kinh tế). Sự ràng buộc của các
chỉ tiêu này là thỏa mãn một “mức ngưỡng cho trước” (được gọi là ngưỡng tối thiểu)
theo điều kiện: ≥ ngưỡng cho trước.
. 2Nội dung và trình tự của phương pháp:
- Bước 1 : Tìm hiểu, nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đang xét (đặc điểm, tính chất, yêu
cầu)
- Bước 2 : Liệt kê tất cả các chỉ tiêu để đưa vào so sánh lựa chọn (có lược bớt các chỉ
tiêu không cần thiết)
- Bước 3 : Phân loại thành 2 nhóm
+ Nhóm 1 : Các chỉ tiêu phản ánh tính kinh tế và có liên quan đến tính kinh tế (quy

mô, tuổi thọ…)
+ Nhóm 2 : Các chỉ tiêu phản ánh về giá trị sử dụng như chỉ tiêu về công năng, kỹ
thuật, xã hội, môi trường, thẩm mỹ, các giá trị văn hóa tạo ra, tiện ích….
- Bước 4 : Tiến hành so sánh nhóm chỉ tiêu phản ánh về giá trị sử dụng với ngưỡng
đặt ra (những tiêu chuẩn, định mức, yêu cầu…)
- Bước 5 : Lựa chọn chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phù hợp để đưa vào tính toán theo 1
nguyên tắc chung (theo Max hoặc theo Min)
- Bước 6 : Xác định chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rồi tiến hành so sánh lựa chọn.
. IIPhương pháp sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo
. 1Ý tưởng phương pháp:
Người ta đưa vào ảnh hưởng tất cả các chỉ tiêu khác nhau vào một chỉ tiêu tổng hợp
duy nhất (không đơn vị đo), sau đó phân tích theo biến thiên Max (hoặc Min) là tốt nhất
để lựa chọn phương án tối ưu.
. 2Nội dung và trình tự của phương pháp:
+ Bước 1 : Tiến hành nghiên cứu giải pháp để thấy rõ các yêu cầu
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
11
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
+ Bước 2 : Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để so sánh và chọn hàm mục tiêu để so
sánh (Max hoặc Min)
+ Bước 3 : Làm đồng hướng các chỉ tiêu
+ Bước 4 : Triệt tiêu đơn vị tính của các chỉ tiêu
+ Bước 5 : Xét 2 trường hợp : Phương án đơn giản và phương án phức tạp
+ Bước 6 : Xác định tầm quan trọng cho các chỉ tiêu để tiến hành dùng phương pháp
chuyên gia hoặc tiến hành so sánh trực tiếp các chỉ tiêu với nhau theo 1 quy tắc nhất định
từ đó xác định được tầm quan trọng.
+ Bước 7 : Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo và so sánh.
. IIIPhương pháp sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh về giá trị - giá trị
sử dụng
. 1Ý tưởng phương pháp:

Sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện dưới dạng giá trị tính bằng tiền và giá trị sử
dụng là chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo. Từ đó phân tích theo biến thiên Max (Min) của
chỉ tiêu tổng hợp chung để so sánh lựa chọn ra phương án tốt nhất.
. 2Nội dung và trình tự của phương pháp:
+ Bước 1 : Tiến hành nghiên cứu giải pháp để thấy rõ các yêu cầu
+ Bước 2 : Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để so sánh và chọn hàm mục tiêu để so
sánh (Max hoặc Min)
+ Bước 3 : Làm đồng hướng các chỉ tiêu giá trị sử dụng (đối với các chỉ tiêu giá trị
thì không cần chú ý).
+ Bước 4 : Triệt tiêu đơn vị tính của các chỉ tiêu
+ Bước 5 : Xác định chỉ tiêu giá trị tổng hợp
+ Bước 6 : Xác định chỉ tiêu giá trị (chi phí) cần thiết để đạt một đơn vị giá trị sử
dụng tổng hợp
+ Bước 7 : So sánh chỉ tiêu giá trị (chi phí) cần thiết để đạt một đơn vị giá trị sử
dụng tổng hợp để chọn ra phương án tối ưu.

Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
12
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
B. Phương hướng xác định các chỉ tiêu so sánh đánh giá
. 1Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 1
.1.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế (chỉ tiêu kinh tế tổng hợp)
.1.1.1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh:
+Vốn đầu tư cho 1m2 sàn : Cd  min
+Doanh thu cho 1m2 sàn : D  max
Chỉ tiêu này xác định dựa trên công suất vận hành, khai thác của công trình và các
chính sách, hình thức khai thác của Chủ đầu tư trong các năm vận hành công trình.
+ Lợi nhuận cho 1m2 sàn
Ld = Gd – Cd  max
Trong đó:

Ld : lợi nhuận tính cho 1m2 sàn
Gd : giá bán (kinh doanh) 1m2 sàn
Cd : vốn đầu tư tính cho 1m2 sàn
+Tỷ suất lợi nhuận tính cho 1 đồng vốn đầu tư : Ml  max
+Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận :T  min
+Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao : Th  min
.1.1.2. Nhóm chỉ tiêu động
+ Hiện giá hiệu số thu chi (NPV)
Tổng quát:
NPV ≥ 0, max
+ Suất thu lợi nội tại (IRR)
Đặc điểm của chỉ tiêu IRR: khi dùng làm suất chiết tính để tính NPV thì NPV = 0
Phương pháp xác định chỉ tiêu: 2 cách
Phương pháp giải phương trình
NPV = 0
Phương pháp thử dần gần đúng
Bước 1: Gán trị số IRR1 và thay vào công thức để tính NPV1, thử dần trị số gần sao
cho NPV1 là số dương càng gần 0 càng tốt.
Bước 2: Gán trị số IRR2 (IRR2 > IRR1) và thay vào công thức để tính NPV2, thử
dần trị số gán sao cho NPV2 là số âm càng gần 0 càng tốt.
Bước 3: Tính IRR của dự án bằng cách nội suy gần đúng:
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
13
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
IRR = IRR1 + (IRR2 – IRR1) ≥ r, max
+Tỷ số thu chi (B/C hay BCR) : BCR ≥ 1 max
.1.2. Nhóm chỉ tiêu bổ sung (không phản ánh tính kinh tế)
.1.2.1. Nhóm chỉ tiêu về kỹ thuật và công năng
Cách xác định: có thể hỏi ý kiến chuyên gia hoặc một vài phương pháp xác định
khác.

+ Mức cơ giới hoá
+ Mức áp dụng các loại vật liệu và kết cấu hiện đại vào thiết kế
+ Các giải pháp kiến trúc hiện đại, tạo tiền đề cho việc áp dụng các kỹ thuật thi công
hiện đại
+ Các chỉ tiêu về kích thước, diện tích và khối tích xây dựng
+ Độ phức tạp thi công
+ Cấp công trình
+ Bậc chịu lửa
+ Tuổi thọ công trình
+Độ ổn định của công trình
+Độ ổn định của cấu kiện xung quanh
+ Chất lượng công trình
+ Mức độ phổ biến của giải pháp thiết kế
+ Thời gian thi công
+ Mức độ an toàn khi thi công
.1.2.2. Nhóm chỉ tiêu có liên quan tới con người và xã hội
+ Các chỉ tiêu vi khí hậu trong nhà có liên quan tới sức khoẻ con người
+ Sự phù hợp với người sử dụng công trình
+ Mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
+ Độ an toàn, vững chắc của công trình hoàn thiện khi có động đất, thiên tai
+ Các chỉ tiêu về phòng chống cháy nổ.
+ Chỉ tiêu về thẩm mĩ trong và ngoài công trình
+ Giá trị sản phẩm gia tăng
+ Mức độ đóng góp ngân sách nhà nước.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
14
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
. 2Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 2
.2.1. Phương pháp xác định
+ Phương pháp bình điểm đơn giản (hỏi ý kiến chuyên gia)

Công thức chung: P = SixWi
Trong đó:
P :điểm số tổng cộng
Si : mức đáp ứng yêu cầu của chỉ tiêu i (theo chấm điểm của chuyên gia)
Wi : tầm quan trọng của chỉ tiêu i (theo chấm điểm của chuyên gia)
+ Phương pháp pattern
.2.2. Hệ chỉ tiêu đem ra so sánh
+ Giá vật liệu
+ Độ tiết kiệm vật liệu
+ Chi phí bảo quản, sửa chữa
+ Kích thước
+Độ ổn định của cấu kiện
+ Độ ổn định chung
+ Mức độ áp dụng cơ giới hóa
+Khả năng chống thấm và xử lý nước bề mặt
+ Tính chống ăn mòn
+ Tính chống động đất
+ Độ khó (dễ) thi công
+ Chất lượng sản phẩm
+ Thời gian thi công
+ Tính thẩm mĩ
+ Tuổi thọ công trình
+ Mức độ phổ biến
. 3Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 3
.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền
Cách xác định: Các chỉ tiêu này được tính toán dựa trên các công thức có sẵn hoặc
các căn cứ kinh nghiệm thực tế khi thực hiện phương án.
+ Chi phí đầu tư
+ Giá trị vật liệu
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng

15
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
+ Độ tiết kiệm do tận dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương
+ Chi phí vận hành máy móc
+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế do máy móc đem lại cho tổ chức xây dựng
+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong vận hành
+Thời gian tháo dỡ cốp pha
+ Thời gian thi công
+ Chi phí cho đảm bảo vi khí hậu bên trong công trình
+ Chi phí vận hành
+ Chi phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh giá trị sử dụng
+ Tính chịu lửa (xác định theo bậc quy định)
+ Tuổi thọ công trình (năm)
+ Năng lực phục vụ (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Độ ổn định (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Trọng lượng kết cấu (theo tính toán)
+ Tính chống thấm (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Tính chống ăn mòn (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Độ khó (dễ) thi công (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Mức độ ảnh hưởng tới các công trình lân cận
+Mức độ các sự cố cấu kiện
+ Phạm vi địa điểm áp dụng
+ Tính chống động đất, cháy nổ (xác định theo cấp quy định)
+ Tính thẩm mĩ (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Tính dễ cải tạo, sửa chữa theo yêu cầu (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Tính phổ biến của phương án (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Độ an toàn, tin cậy của phương án (hỏi ý kiến chuyên gia)
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
16

Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
KẾT LUẬN
Giải pháp thiết kế và công nghệ thi công công trình sử dụng sàn BubbleDeck ngày
nay khá đa dạng. Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều phương pháp phục vụ cho việc lựa
chọn, so sánh các phương án thiết kế, thi công. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân
tích, đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
17

×