Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(Tự luận có đáp án) Đề thi kết thúc học phần môn Tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.21 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
Mơn: Tội phạm học
(Có hướng dẫn tham khảo)

A – TRẮC NGHIỆM.............................................................................................................................2
B – BÀI TẬP.........................................................................................................................................3
HƯỚNG DẪN.......................................................................................................................................5


A – TRẮC NGHIỆM
1. Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế và phải có trong thống kê hình
sự chính thức.
2. Nghiên cứu diễn biến của tội phạm giúp cho đánh giá được mức độ phổ biến
của tội phạm trong dân cư.
3. Thuyết “Tội phạm bẩm sinh” do Cesare Lombroso giải thích nguyên nhân
của tội phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước.
4. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là nguyên nhân của tội phạm và
phòng ngừa tội phạm.
5. Nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội bị tác động từ môi trường
sống tiêu cực.
6. Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn chính là do nạn nhân không tố giác tội
phạm.
7. Trường phái tội phạm học cổ điển đã lí giải nguyên nhân của tội phạm là do
người phạm tội đã có hành vi bắt chước người khác mà người phạm tội có dịp
quan sát.
8. Nghiên cứu về tội phạm ẩn giúp cho đánh giá được mức độ phổ biến của tội
phạm trong dân cư.
9. Tình huống ln đóng vai trị làm hình thành động cơ của người phạm tội.
10. Tội phạm học là khoa học đơn ngành nghiên cứu về tội phạm.
11. Dân số của tỉnh D năm 2018 là 315 000 người. Số vụ phạm tội giết người
xảy ra trên địa bàn tỉnh này năm 2018 là 45 vụ. Vậy chỉ số tội phạm là 44,8.


12. Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động của riêng các cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
13. Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud đã lí giải nguyên nhân của tội
phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước.
14. Nghiên cứu về chỉ số tội phạm giúp cho việc làm sáng tỏ về tội phạm ẩn.
15. Để dự báo tội phạm đạt độ chính xác cao, cần dựa vào kết quả nghiên cứu
về tình hình tội phạm.
16. Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị xử lý về hình sự và trong
mọi trường hợp phải có trong thống kê hình sự chính thức.
17. Trong cơ chế của hành vi phạm tội, tình huống cụ thể khơng ảnh hưởng đến
việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
18. Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp.
19. Thuyết tội phạm bẩm sinh của Cesare Lombroso đã dựa vào lý thuyết tâm lý
học để lý giải về nguyên nhân của tội phạm.
20. Tội phạm học là lĩnh vực chuyên sâu của luật hình sự nghiên cứu về tội
phạm và hình phạt.


B – BÀI TẬP
Câu 1: Dữ liệu về đặc điểm nghề nghiệp của người bị kết án về tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2013-2019 như sau:
+ Nông dân: 41 người;
+ Công nhân: 34 người;
+ Thất nghiệp: 213 người;
+ Lao động tự do: 70 người;
+ Cán bộ, viên chức: 12 người;
+ Học sinh, sinh viên: 9 người.
Hãy dùng biểu đồ mô tả cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh A giai
đoạn 2013-2019 theo đặc điểm nghề nghiệp và rút ra nhận xét.

Câu 2:
1) Dữ liệu về địa điểm phạm tội đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
thành phố B trong giai đoạn 2016-2021 như sau:
Địa điểm
Trung tâm Đường phố
Bến tàu,
Nhà của
Những nơi
thương
bến xe, nhà nạn nhân
khác
mại, chợ
ga
các loại
Số vụ
27
49
56
34
14
Câu hỏi: Hãy dùng biểu đồ mô tả cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
thành phố B theo địa điểm phạm tội trong giai đoạn 2016-2021 và rút ra nhận
xét.
2) Dân số của tỉnh H năm 2018 là 595.000 người. Số vụ cướp giật tài sản
trên địa bàn tỉnh này trong năm 2018 là 244 vụ. Tính chỉ số tội phạm.
Câu 3:
1) Dữ liệu về số vụ phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh C từ năm
2013 đến năm 2018 như sau:
Năm
Số vụ phạm tội

2013
110
2014
94
2015
132
2016
103
2017
148
2018
170


Câu hỏi: Hãy dùng biểu đồ mô tả diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn
tỉnh C theo số vụ phạm tội từ năm 2013 đến 2018 và rút ra nhận xét.
2) Dân số của tỉnh C năm 2021 là 293.000 người. Số vụ tham ô tài sản trên
địa bàn tỉnh này trong năm 2021 là 45 vụ. Tính chỉ số tội phạm.
Câu 4:
1) Dữ liệu về số vụ phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh D từ năm 2015
đến năm 2020 như sau:
Năm
Số vụ phạm tội
2015
47
2016
38
2017
29
2018

68
2019
77
2020
94
Câu hỏi: Hãy dùng biểu đồ mô tả diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
D theo số vụ phạm tội từ năm 2015 đến 2020 và rút ra nhận xét.
2) Dân số của tỉnh D năm 2022 là 393.000 người. Số vụ buôn lậu trên địa
bàn tỉnh này trong năm 2022 là 45 vụ. Tính chỉ số tội phạm.


HƯỚNG DẪN
(Khơng phải là đáp án, chỉ mang tính chất tham khảo)
A – TRẮC NGHIỆM
1. Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế và phải có trong thống kê
hình sự chính thức.
Sai
- Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị phát hiện, xử lý về hình sự
và có trong thống kê hình sự chính thức.
Theo đó, tội phạm rõ có 03 dấu hiệu:
 Đã xảy ra trên thực tế là dấu hiệu tiên quyết.
 Đã bị phát hiện và xử lý về hình sự là dấu hiệu quan trọng nhất, có tính chất
quyết định.
 Có trong thống kê hình sự chính thức được xem là dấu hiệu có tính phái sinh
từ dấu hiệu đã bị phát hiện và xử lý về hình sự. Tội phạm đã bị phát hiện và
xử lý về hình sự thì mới được thể hiện trong thống kê hình sự chính thức.
- Tuy nhiên, quan điểm đề bài đưa ra thiếu dấu hiệu “tội phạm bị phát hiện và xử lý
về hình sự” - dấu hiệu quan trọng nhất, có tính chất quyết định một tội phạm có
được gọi là tội phạm rõ hay khơng.
- Bên cạnh đó, trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế và bị xét xử về hình sự

nhưng vì lí do nào đó khơng có trong thống kê hình sự chính thức vẫn được coi là
tội phạm rõ (sai số thống kê).
 Vì vậy, tội phạm rõ khơng là tội phạm đã xảy ra trên thực tế và phải có trong
thống kê hình sự chính thức.
2. Nghiên cứu diễn biến của tội phạm giúp cho đánh giá được mức độ phổ
biến của tội phạm trong dân cư.
Sai
- Diễn biến tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối
của tội phạm nói chung (hoặc của nhóm tội phạm hoặc của một tội phạm cụ thể) đã
xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định.
- Để đánh giá được mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư, người nghiên cứu
cần xác bằng chỉ số tội phạm.
3. Thuyết “Tội phạm bẩm sinh” do Cesare Lombroso giải thích nguyên nhân
của tội phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước.
Sai


- Thuyết “Tội phạm bẩm sinh” do Cesare Lombroso giải thích nguyên nhân của tội
phạm bắt nguồn từ đặc điểm cơ thể. Ơng chỉ ra rằng những người có 05 đặc điểm
sau đây là người phạm tội bẩm sinh:
+ Miệng rộng và hàm răng khỏe, những đặc điểm của loài ăn thịt sống, trán dốc,
ngắn;
+ Tai dáng vểnh;
+ Mũi diều hâu, môi to dày, mắt gian giảo, lông mày rậm;
+ Khơng nhạy cảm với đau đớn (lì lợm), cánh tay dài.
- Nguyên nhân của tội phạm do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ của thế hệ
trước là nội dung thuyết “Phạm tội thừa kế” của học giả Richard Louis Dugdale.
4. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là nguyên nhân của tội phạm và
phòng ngừa tội phạm.
Sai

- Tội phạm học là khoa học xã hội liên ngành nghiên cứu về tội phạm với tính chất
là hiện tượng cá nhân và xã hội, bao gồm: tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội
phạm, phòng ngừa tội phạm, quy định của pháp luật, quy tắc của xã hội, phản ứng
của nhà nước và xã hội đối với tội phạm để kiểm soát cũng như đẩy lùi tội phạm.
- Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học rất đa dạng, bao gồm:
+ Xã hội học pháp luật;
+ Các thuyết về tội phạm;
+ Hành vi lệch lạc và tội phạm;
+ Tình hình tội phạm;
+ Nguyên nhân của tội phạm;
+ Nạn nhân học;
+ Dự báo tội phạm;
+ Phòng ngừa tội phạm
+…
 Như vậy, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học rất đa dạng, không chỉ là
nguyên nhân của tội phạm và phòng ngừa tội phạm mà còn là các đối tượng nghiên
cứu khác nữa (ví dụ: tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, dự báo tội
phạm, phòng ngừa tội phạm,…)
5. Nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội bị tác động từ môi trường
sống tiêu cực.
Sai
- Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa
chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
- Nguyên nhân của tội phạm rất đa dạng, không phải do một nguyên nhân là tác
động từ môi trường sống tiêu cực, mà có thể là các nguyên nhân khác nhau.


Ví dụ:
+ Ngun nhân bắt nguồn từ mơi trường sống: mơi trường gia đình khơng hồn
thiện, mơi trường sống tiêu cực có nhiều tệ nạn…

+ Nguyên nhân bắt nguồn từ phía người phạm tội: nguyên nhân từ sinh học, tâm
lý, xã hội - nghề nghiệp,...
6. Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn chính là do nạn nhân khơng tố giác tội
phạm.
Sai
- Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng khơng được
trình báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức)
và do vậy chưa bị xử lý hình sự, chưa thể hiện trong số liệu thống kê hình sự chính
thức.
- Ngun nhân dẫn đến tội phạm ẩn rất đa dạng, không phải do một nguyên nhân là
nạn nhân khơng tố giác tội phạm, mà có thể là các nguyên nhân khác nhau.
Ví dụ:
+ Nguyên nhân từ phía người phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm tinh vi,
xảo quyệt, hoặc người phạm tội đã đe dọa nạn nhân, người làm chứng,...
+ Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng: thái độ thiếu tinh thần trách nhiệm, cán
bộ có hành vi nhận hối lộ để khơng xử lý vụ việc,…
+ Nguyên nhân từ phía người làm chứng: người làm chứng không dám tố cáo hoặc
đứng ra làm chứng vụ việc do sợ bị trả thù, bị liên lụy,…
7. Trường phái tội phạm học cổ điển đã lí giải nguyên nhân của tội phạm là do
người phạm tội đã có hành vi bắt chước người khác mà người phạm tội có dịp
quan sát.
Sai
- Trường phái tội phạm học cổ điển mà tiêu biểu là Cesare Beccaria đã lí giải
nguyên nhân của tội phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân quyết định.
- Nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã có hành vi bắt chước người
khác mà người phạm tội có dịp quan sát là nội dung thuyết bắt chước mà tiêu biểu
là Gabriel Tarde.
8. Nghiên cứu về tội phạm ẩn giúp cho đánh giá được mức độ phổ biến của tội
phạm trong dân cư.
Sai

- Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng khơng được
trình báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện một cách chính thức
và do vậy chưa bị xử lý về hình sự, khơng có trong thống kê hình sự chính thức.


- Để đánh giá được mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư là vai trò của chỉ số
tội phạm.
9. Tình huống ln đóng vai trị làm hình thành động cơ của người phạm tội.
Sai
- Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực
hiện tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định.
- Tình huống trên thực tế rất đa dạng, khơng phải tình huống nào cũng đóng vai trị
làm hình thành động cơ của người phạm tội.
- Một số tình huống chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (đã có sẵn động
cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng. Trong trường hợp này, tình
huống khơng làm hình thành động cơ của người phạm tội, có vai trị như là cơ hội
phạm tội.
10. Tội phạm học là khoa học đơn ngành nghiên cứu về tội phạm.
Sai
- Tội phạm học là khoa học xã hội liên ngành nghiên cứu về tội phạm.
- Nó sử dụng rộng rãi thành tựu của các ngành khoa học khác như xã hội học, tâm
lý học, sinh vật học, luật học,... để nghiên cứu và giải thích về hiện tượng tội phạm.
11. Dân số của tỉnh D năm 2018 là 315 000 người. Số vụ phạm tội giết người
xảy ra trên địa bàn tỉnh này năm 2018 là 45 vụ. Vậy chỉ số tội phạm là 44,8.
Sai
- Chỉ số tội phạm được sử dụng để đánh giá mức độ phổ biến của tội phạm trong
dân cư.
- Công thức: CSTP = (số vụ phạm tội x 100,000)/số dân
- Chỉ số tội giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh D năm 2018 theo số vụ là:
(45x100,000)/315,000 = 4,28.

12. Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động của riêng các cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Sai
- Phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp khác nhau do các chủ thể phòng
ngừa tội phạm tiến hành nhằm hạn chế hoặc loại trừ nguyên nhân làm phát sinh tội
phạm, từ đó làm giảm tội phạm hoặc không để cho tội phạm xảy ra trong địa bàn
nhất định.
- Phịng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động của tồn thể xã hội, khơng
chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà còn là
trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các tổ chức, công dân.


13. Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud đã lí giải nguyên nhân của tội
phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước.
Sai
- Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud đã lí giải nguyên nhân của tội phạm là
do ở một cá nhân nào đó, phần bản năng đã trỗi dậy đến mức thái q, lấn át đến
mức khơng thể kiểm sốt được, cùng lúc đó, bản ngã (lý trí) khơng kiềm chế được
bản năng và siêu bản ngã (lương tâm) cũng không thể phát huy được vai trị của
mình, hoạt động kém hiệu quả.
- Lí giải nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ của
thế hệ trước là nội dung của thuyết phạm tội thừa kế mà tiêu biểu là Richard Louis
Dugdale.
14. Nghiên cứu về chỉ số tội phạm giúp cho việc làm sáng tỏ về tội phạm ẩn.
Sai
- Nghiên cứu về chỉ số tội phạm giúp cho việc xác định mức độ phổ biến tội phạm
trong dân cư.
- Nghiên cứu về tội phạm tự tường thuật hoặc nạn nhân của tội phạm hay một số
phương pháp khác giúp cho việc làm sáng tỏ về tội phạm ẩn.
15. Để dự báo tội phạm đạt độ chính xác cao, cần dựa vào kết quả nghiên cứu

về tình hình tội phạm.
Sai
- Dự báo tội phạm là tồn bộ các hoạt động phân tích, đánh giá nhằm phán đốn về
tình hình tội phạm xảy ra trong tương lai trên một địa bàn cụ thể và trong khoảng
thời gian xác định.
- Các căn cứ dự báo tội phạm là những cơ sở mà chủ thể dự báo tội phạm phải dựa
vào đó để đánh giá về mức độ, xu hướng vận động của tội phạm xảy ra trong tương
lai với những đặc trưng nhất định trên một địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian
xác định.
- Để dự báo tội phạm đạt độ chính xác cao, cần dựa vào các căn cứ khác nhau mà
không phải kết quả nghiên cứu về tình hình tội phạm.
Ví dụ: số liệu về tình hình tội phạm trên địa bàn, kết quả nghiên cứu về nguyên
nhân tội phạm, báo cáo về hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng,...
16. Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị xử lý về hình sự và
trong mọi trường hợp phải có trong thống kê hình sự chính thức.
Sai
- Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị phát hiện, xử lý về hình sự
và có trong thống kê hình sự chính thức.


- Tuy nhiên, tội phạm rõ không phải trong trường hợp nào cũng có trong thống kê
hình sự chính thức, trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị xử lý về hình sự
và vì lí do nào đó khơng có trong số liệu thống kê chính thức vẫn được coi là tội
phạm rõ (trường hợp này gọi là sai số thống kê).
17. Trong cơ chế của hành vi phạm tội, tình huống cụ thể khơng ảnh hưởng
đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
Sai
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực
hiện tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định.
- Tình huống trên thực tế rất đa dạng và trong một số trường hợp nhất định, tình

huống cụ thể đóng vai trị như là một nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, cụ thể
là:
+ Tình huống đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ
đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
+ Tình huống tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội đã có sẵn động cơ thực
hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng, đóng vai trị như là cơ hội phạm tội.
18. Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp.
Sai
- Phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp khác nhau do các chủ ther phòng
ngừa tội phạm tiến hành nhằm hạn chế hoặc loại trừ nguyên nhân làm phát sinh tội
phạm, từ đó làm giảm tội phạm hoặc khơng để cho tội phạm xảy ra trong địa bàn
nhất định.
- Phịng ngừa tội phạm khơng phải là trách nhiệm của riêng các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp mà là trách nhiệm của toàn thể xã hội, bao gồm các cơ quan
nhà nước, các tổ chức và cá nhân mỗi công dân.
19. Thuyết tội phạm bẩm sinh của Cesare Lombroso đã dựa trên nền tảng lý
luận của triết học để lý giải về nguyên nhân của tội phạm.
Sai
- Thuyết tội phạm bẩm sinh của Cesare Lombroso đã dựa trên nền tảng lý luận của
“thuyết sinh học quyết định” được hợp nhất bởi thuyết tiền hóa của Charles
Darwin, chủ nghĩa thực chứng của August Comte, lý thuyết về não tướng học của
Franz Joseph Gall,... để lý giải về nguyên nhân của tội phạm.
- Lý luận của triết học là nền tảng của trường phái tội phạm học cổ điển mà tiêu
biểu là Cesare Beccaria lý giải về nguyên nhân của tội phạm.


4. Tội phạm học là lĩnh vực chuyên sâu của luật hình sự nghiên cứu về tội
phạm và hình phạt.
Sai

- Tội phạm học là khoa học xã hội liên ngành nghiên cứu về tội phạm với tính chất
là hiện tượng cá nhân và xã hội, bao gồm: tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội
phạm, phòng ngừa tội phạm, quy định của pháp luật, quy tắc của xã hội, phản ứng
của nhà nước và xã hội đối với tội phạm để kiểm soát cũng như đẩy lùi tội phạm.
- Thứ nhất, tội phạm học là khoa học xã hội liên ngành nghiên cứu về tội phạm,
không phải là lĩnh vực chuyên sâu của luật hình sự.
Tội phạm học sử dụng rộng rãi thành tựu của các ngành khoa học như: xã hội học,
tâm lý học, sinh vật học, tâm thần học, lt học (trong đó có luật hình sự),... để
nghiên cứu và giải thích về hiện tượng tội phạm.
Tội phạm học là một ngành khoa học độc lập với luật hình sự nhưng có quan hệ
mật thiết với luật hình sự.
TPH
Lĩnh vực
liên ngành
khoa học xã hội

LHS
đơn ngành

Cách tiếp
cận

nguyên nhân, biện pháp phịng ngừa,... tội phạm và hình phạt và các
biện pháp liên quan đến tội
phạm và hình phạt

Bản chất

BP phịng ngừa có tính chủ động (ngăn
ngừa tội phạm khi tội phạm chưa xảy

ra)
=> Không tạo ra cơ hội cho người dân
vi phạm hoặc nếu tạo ra cơ hội thì
phạm tội rất khó khăn.

BP phịng ngừa tội phạm bị
động
(khi tội phạm xảy ra thì cơ
quan có thẩm quyền mới
được áp dụng BP trách
nhiệm hình sự đối với người
phạm tội).
=> Hậu quả khơng thể hoặc
khó khắc phục.

Đối tượng
nghiên
cứu

rất đa dạng như học thuyết giải thích
về tội phạm, tình hình về tội phạm,
ngun nhân của tội phạm, dự báo tội
phạm, phòng ngừa tội phạm, nạn
nhân,...

Quy định liên quan đến tội
phạm và hình phạt và quy
định khác có liên quan đến
tội phạm và hình phạt.



Thời gian
gian đời

ra đời vào thế kể XVIII, đánh dấu
ra đời sớm, trước tội phạm
bằng tác phẩm “Tội phạm và hình
học
phạt” (1764) của Cesare Beccaria.
=> ra đời khá muộn nên kế thừa những
thành tựu của những ngành khoa học
khác (trong đó có thành tựu của luật
hình sự).

- Thứ hai, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học rất đa dạng, như học thuyết giải
thích về tội phạm, tình hình về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, dự báo tội
phạm, phịng ngừa tội phạm, nạn nhân,...
Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của Luật hình sự là quy định liên quan đến tội
phạm, hình phạt và quy định khác có liên quan đến tội phạm và hình phạt.
- Như vậy, tội phạm học không phải là lĩnh vực chuyên sâu của luật hình sự và
khơng nghiên cứu về tội phạm và hình phạt.
B – BÀI TẬP
Câu 1: Dữ liệu về đặc điểm nghề nghiệp của người bị kết án về tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2013-2019 như sau:
+ Nông dân: 41 người;
+ Công nhân: 34 người;
+ Thất nghiệp: 213 người;
+ Lao động tự do: 70 người;
+ Cán bộ, viên chức: 12 người;
+ Học sinh, sinh viên: 9 người.

Hãy dùng biểu đồ mô tả cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh A giai
đoạn 2013-2019 theo đặc điểm nghề nghiệp và rút ra nhận xét.
Bài làm
1. Cơng thức tính cơ cấu của tội phạm
Y (bộ phận)

Y = Y (tổng thể ) x 100%
cơ cấu

2. Tính và lập bảng thống kê
Y = 41 + 34 + 213 +70 + 12 + 9 = 379 = 100%
Y = 41/379 x 100% = 10,8%
tổng thể

nông dân


Y
Y
Y
Y
Y

công nhân

= 34/379 x 100% = 9%
= 213/379 x 100%= 56,2%
= 70/379 x 100% = 18,46%
= 12/379 x 100% = 3,17%
= 9/379 x 100% = 2,37%


thất nghiệp

lao động tự do

cán bộ, viên chức

học sinh, sinh viên

ST
T

Đặc điểm nghề nghiệp của người bị kết án Số người bị kết án Tỉ lệ %

1

thất nghiệp

213

56,2%

2

lao động tự do

70

18,46%


3

nông dân

41

10,8%

4

công nhân

34

9%

5

cán bộ, viên chức

12

3,17%

6

học sinh, sinh viên

9


2,37%

3. Biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2013-2019 theo đặc điểm nghề nghiệp
3.17%2.37%
9.00%

thất nghiệp
lao động tự do
nông dân
công nhân
cán bộ, viên chức
học sinh, sinh viên

10.80%

56.20%

18.46%

4. Nhận xét


- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2013-2019 theo đặc
điểm nghề nghiệp rất đa dạng, nhưng có sự phân bố khơng đều.
- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2013-2019 theo đặc
điểm nghề nghiệp trong nhóm người thất nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, 56,2%.
Ngun nhân có thể là do:
+ Tình hình kinh tế lạm phát, các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự hay thậm chí
là đóng cửa, khiến cho việc tìm kiếm việc làm của nhiều người gặp trở ngại, rơi

vào tình trạng khó khăn về kinh tế.
+ Nhiều đối tượng lười lao động, thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật mà
thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.
+ Ý thức tự bảo vệ tài sản của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là trong việc
giữ gìn, bảo quản tài sản của mình, tạo cơ hội để những đối tượng khơng có công
ăn việc làm tranh thủ thực hiện hành vi phạm tội.
- Học sinh, sinh viên chiếm tỉ trọng thấp nhất (2,37%) trong cơ cấu cấu tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2013-2019 theo đặc điểm nghề nghiệp.
- Cơ cấu tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2013-2019 theo đặc
điểm nghề nghiệp giữa nhóm người thất nghiệp và học sinh, sinh viên có sự chênh
lệnh khá lớn, tới 53,83%.
- Vì vậy, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này, chúng ta cần thực
hiện một số biện pháp như:
+ Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú và các hoạt động dịch vụ, nhất
là tại các khu vực nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cho thuê ...
+ Quần chúng nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ tài sản, tích cực
tham gia phịng ngừa, đấu tranh tố giác các loại tội phạm nhất là tội phạm trộm cắp
tài sản. Khi phát hiện các thông tin về các đối tượng nghi vấn trộm cắp tài sản, tiêu
thụ tài sản trộm cắp, các đối tượng có biểu hiện thường xuyên lui tới, nắm tình
hình hoặc tiếp cận nhà, tài sản của người khác… kịp thời thông báo cho chính
quyền địa phương hoặc cơ quan cơng an nơi gần nhất.

Câu 2:
1) Dữ liệu về địa điểm phạm tội đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố B trong giai đoạn 2016-2021 như sau:
Địa điểm
Trung tâm Đường phố
Bến tàu,
Nhà của
Những nơi

thương mại,
bến xe, nhà
nạn nhân
khác
chợ các loại
ga
Số vụ
27
49
56
34
14
Câu hỏi: Hãy dùng biểu đồ mô tả cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố B theo địa điểm phạm tội trong giai đoạn 2016-2021 và rút ra nhận xét.


2) Dân số của tỉnh H năm 2018 là 595.000 người. Số vụ cướp giật tài sản trên
địa bàn tỉnh này trong năm 2018 là 244 vụ. Tính chỉ số tội phạm.
Bài làm
1. Công thức mô tả cơ cấu tội phạm
Y bộ phận

Y = Y tổng thể x100%
CC

2. Tính và lập bảng thống kê
Y = 27 + 49 + 56 + 34 + 14 = 180 = 100%
Y
= 27/180 x100% = 15%
Y

= 49/180 x100% = 27,2%
Y
= 56/180 x100% = 31,1%
Y
= 34/180 x100% = 18,9%
Y
= 14/180 x100% = 7,8%
tổng thể

TTTM, chợ các loại
đường phố

bến tàu, bến xe, nhà ga
nhà nạn nhân

những nơi khác

TT

Địa điểm

Số vụ phạm tội Tỉ lệ %

1

Bến tàu, bến xe, nhà ga

56

31,1%


2

Đường phố

49

27,2%

3

Nhà của nạn nhân

34

18,9%

4

Trung tâm thương mại, chợ các
loại

27

15%

5

Những nơi khác


14

7,8%

3. Biểu đồ


Biểu đồ cơ cấu tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố B theo địa điểm phạm tội trong giai đoạn 2016-2021
7.80%

15.00%

31.10%
bến tàu, bến xe, nhà ga
đường phố
nhà của nạn nhân
trung tâm thương mại, chợ các loại
những nơi khác

18.90%

27.20%

4. Nhận xét
- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố B theo địa điểm phạm tội
giai đoạn 2016-2021 có sự chênh lệch, khơng đều.
- Phân tích số liệu cho thấy bến tàu, bến xe, nhà ga là địa điểm xảy ra nhiều vụ
phạm tội trộm cắp tài sản nhất, chiếm 31,3% tổng số vụ trộm cắp tài sản; thứ hai là
đường phố với 27,2% và thứ ba là nhà của nạn nhân với 18,9%.
- Ngun nhân dẫn đến tình trạng này có thể là:

+ Bến tàu, bến xe, nhà ga là các địa điểm tập trung đông người và phương tiện đi
lại của dân cư các địa phương, thành phần rất phức tạp.
+ Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua cịn khó khăn
+ Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận người lao động khơng có
việc làm, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, chạy theo lối sống thực dụng
+ Một bộ phận cá nhân lười lao động, biến chất về đạo đức xã hội
+ Sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người dân, người quản lý, bảo vệ tài sản
trong các cơ quan, doanh nghiệp và các hộ gia đình như: khơng khóa cổ, khóa càng
xe máy, để phương tiện ở những nơi khơng có người trơng giữ,...
- Trên cơ sở đó, một số biện pháp đề xuất như sau:
+ Bản thân mỗi người dân chúng ta phải có biện pháp bảo quản tốt, đảm bảo an
tồn cho tài sản của chính mình, ln phải cảnh giác và khơng tạo sơ hở để đối
tượng trộm cắp có cơ hội ra tay,...
+ Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tiếp tục thự hiện cơng cuộc phịng
chống tội phạm trộm cắp tài sản.
2. Chỉ số tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh H năm 2018 là:


CSTP =

Số vụ phạmtội x 100 000 244 x 100 000
= 595 000 = 41,01.
Số dân

Câu 3:
1) Dữ liệu về số vụ phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh C từ năm 2013
đến năm 2018 như sau:
Năm
Số vụ phạm tội
2013

110
2014
94
2015
132
2016
103
2017
148
2018
170
Câu hỏi: Hãy dùng biểu đồ mô tả diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn
tỉnh C theo số vụ phạm tội từ năm 2013 đến 2018 và rút ra nhận xét.
2) Dân số của tỉnh C năm 2021 là 293.000 người. Số vụ tham ô tài sản trên địa
bàn tỉnh này trong năm 2021 là 45 vụ. Tính chỉ số tội phạm.
Bài làm
1. Cơng thức mô tả diễn biến của tội phạm
Y =
DB

số vụ phạm tội của năm xác định
x100%
số vụ phạmtội của năm gốc

2. Tính và lập bảng thống kê
Y = 110 = 100%
Y = 94/110 x 100% = 85,5%
Y = 132/110 x 100% = 120%
Y = 103/110 x 100% = 93,6%
Y = 148/110 x 100% = 134,5%

Y = 170/110 x 100% = 154,5%
2013
2014
2015
2016
2017
2018

STT Năm Số vụ phạm tội Tỉ lệ % (+;-) so với năm gốc
1

2013

110

2

2014

94

(-14,5%)

3

2015

132

(+20%)


4

2016

103

(-6,4%)

5

2017

148

(+34,5%)


6

2018

170

(+54,5%)

3. Biểu đồ
(Nhớ thêm tên cột “%” và “năm” vào biểu đồ)
Biểu đồ diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh C theo số vụ phạm tội từ năm 2013-2018
180


154.5

160

134.5

140

120

120

100

100

93.6

85.5

80
60
40
20
0
2013

2014


2015

2016

2017

2018

4. Nhận xét
- Biểu đồ nói trên cho thấy tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh C giai đoạn 20132018 theo số vụ phạm tội có xu hướng gia tăng.
Phân tích tình hình cho thấy số vụ phạm tội cướp giật tài sản giảm nhẹ vào năm
2016, gia tăng trở lại ở giai đoạn 2017-2018.
- Trong cả giai đoạn, có 02 năm giảm giữa các năm về số vụ án (năm 2014 giảm
14,5% và năm 2016 giảm nhẹ 6,4%).
- Xét cả giai đoạn, có 08 năm tăng số vụ phạm tội (năm 2015 tăng 20%, năm 2017
tăng 34,5%, năm 2018 tăng 54,5%).
+ Năm 2018 gia tăng ở mức đáng lo ngại và cũng là năm tăng cao nhất với 54,5%.
+ Năm tăng thấp nhất là năm 2015 với 20%.
- Qua việc làm rõ diễn biến của tình hình tội phạm về cướp giật tài sản trên địa bàn
tỉnh C trong gia đoạn 2013-2018, một số ngun nhân có thể là:
+ Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua cịn khó khăn
+ Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận người lao động khơng có
việc làm, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, chạy theo lối sống thực dụng.
+ Một bộ phận cá nhân lười lao động, biến chất về đạo đức xã hội.
+ Sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người dân, người quản lý, bảo vệ tài sản
trong các cơ quan, doanh nghiệp và các hộ gia đình như: khơng khóa cổ, khóa càng
xe máy, để phương tiện ở những nơi khơng có người trông giữ,...


+ Bên cạnh đó, có những thay đổi của pháp luật hình sự có thể đã ảnh hưởng đến

sự giảm đi của tình hình tội phạm nhưng chưa theo kịp được sự phát triển của xã
hội nên tình hình tội phạm vẫn có chiều hướng gia tăng.
- Trên cơ sở đó, một số biện pháp đề xuất như sau:
+ Bản thân mỗi người dân chúng ta phải có biện pháp bảo quản tốt, đảm bảo an
toàn cho tài sản của chính mình, ln phải cảnh giác và khơng tạo sơ hở để đối
tượng trộm cắp có cơ hội ra tay,...
+ Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tiếp tục thự hiện cơng cuộc phịng
chống tội phạm cướp giật.
+...(tự thêm)
2) Chỉ số tội phạm tham ô tài sản trên địa bàn tỉnh C năm 2021 theo số vụ là:
CSTP =

số vụ phạmtội x 100 000 45 x 100.000
= 293.000 = 15,36
số dân

Câu 4:
1) Dữ liệu về số vụ phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh D từ năm 2015 đến
năm 2020 như sau:
Năm
Số vụ phạm tội
2015
47
2016
38
2017
29
2018
68
2019

77
2020
94
Câu hỏi: Hãy dùng biểu đồ mô tả diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh D
theo số vụ phạm tội từ năm 2015 đến 2020 và rút ra nhận xét.
2) Dân số của tỉnh D năm 2022 là 393.000 người. Số vụ buôn lậu trên địa bàn
tỉnh này trong năm 2022 là 45 vụ. Tính chỉ số tội phạm.
Bài làm
1. Công thức mô tả diễn biến của tội phạm
Y = số vụ phạm tội của năm xác địnhsố vụ phạm tội của năm gốcx100%
DB

2. Tính và lập bảng thống kê
Y = 47 = 100%
Y = 38/47 x100% = 81%
Y = 29/47 x100% = 62%
Y = 68/47 x100% = 145%
Y = 77/47 x100% = 164%
2015
2016
2017
2018
2019


Y = 94/47 x100% = 200%
2020

TT Năm


Số vụ phạm
tội

Tỉ lệ % (+;-) so với năm gốc

1

2015

47

100%

2

2016

38

81% (-19%)

3

2017

29

62% (-38%)

4


2018

68

145% (+45%)

5

2019

77

164% (+64%)

6

2020

94

200% (+100%)

3. Biểu đồ
250

200
200

164

145

150

100
100

81
62

50

0
2015

2016

2017

2018

2019

2020

Biểu đồ diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh D theo số vụ phạm tội từ năm 2015-2020

4. Nhận xét
- Biểu đồ trên cho thấy tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh D giai đoạn 2015-2020 có
xu hướng gia tăng, lấy năm 2015 làm năm gốc với 47 vụ phạm tội thì đến năm

2020 có 94 vụ phạm tội (tăng 47 vụ, tương ứng với tốc độ gia tăng là 200%).
- Trong 02 năm 2015 và 2016, số vụ án có xu hướng giảm so với năm gốc; năm
tăng cao nhất là năm 2020 với 100%; năm tăng thấp nhất là năm 2018 với 45%.



×