CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HĨA HỌC
I) Định nghĩa
Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng
nghịch.
dD + eE
Xét phản ứng: aA + bB
Hằng số cân bằng Kc =
[ D]d .[ E ]e
[ A]a .[ B]b
Kc phụ thuộc vào nhiệt độ.
II) Sự chuyển dịch cân bằng hóa học
Sự chuyển dịch cân bằng là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động
của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng
III) Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
1) Ảnh hưởng của nồng độ
Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm
giảm tác động của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó.
H ,t 0
CH3COOC2H5 + H2O
Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH
Khi tăng nồng độ của CH3COOH thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (trái sang phải).
Khi giảm nồng độ của C2H5OH cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (phải sang trái).
Khi tăng nồng độ của CH3COOC2H5 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Khi tách H2O ra thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Lưu ý: khi thêm hoặc bớt chất rắn trong phản ứng thì cân bằng khơng chuyển dịch.
2CO (k)
Ví dụ: C (r) + CO2 (k)
Khi thêm hoặc bớt lượng C thì cân bằng khơng chuyển dịch
2) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt còn khi giảm nhiệt độ, cân bằng
chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt.
Lưu ý: ∆H < 0: tỏa nhiệt còn ∆H > 0: thu nhiệt
2NO2 (k)
Ví dụ 1: N2O4 (k)
∆H = 58kJ
Vì ∆H > 0 nên chiều thuận là thu nhiệt, chiều nghịch là tỏa nhiệt. Do đó, khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển
dịch theo chiều thu nhiệt (chiều thuận).
2SO3
Ví dụ 2: 2SO2 (k) + O2 (k)
∆H < 0
Vì ∆H < 0 nên chiều thuận là tỏa nhiệt, chiều nghịch là thu nhiệt. Cho nên, khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển
dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).
3) Ảnh hưởng của áp suất
Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm
tác động của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.
Lưu ý: Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (chiều có số mol khí ít hơn). Khi
giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất (chiều có số mol khí nhiều hơn).
2CO (k)
Ví dụ 1: C (r) + CO2 (k)
Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (do 1 < 2).
2NH3 (k)
Ví dụ 2: N2 (k) + 3H2 (k)
Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (do 2 < 1 + 3).
Lưu ý : Nếu phản ứng có số mol khí ở 2 vế bằng nhau hoặc phản ứng khơng có chất khí tham gia thì áp suất
khơng ảnh hưởng đến cân bằng, tức là cân bằng không chuyển dịch.
2HI (k); Fe2O3 (r) + 3CO (k)
2Fe (r) + 3CO2 (k)
Ví dụ: H2 (k) + I2 (k)
4) Xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng chứ không làm cân bằng chuyển dịch.
1)
2)
TRẮC NGHIỆM
CaO (r ) + CO2 (k) ∆H = 178KJ
Khi đun nóng, đá vơi phân hủy theo phương trình: CaCO3 (r )
Để thu được nhiều CaO, ta phải:
A. Hạ thấp nhiệt độ nung
B. Tăng nhiệt độ khi nung
C. Quạt lò đốt để đuổi bớt CO2
D. Cả B và C đúng
Hướng dẫn giải
∆H > 0 Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt còn phản ứng nghịch là tỏa nhiệt.
Để thu được nhiều CaO tức là làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Có thể tăng nhiệt độ, lấy bớt CO2 Chọn D
Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào diễn đạt đúng hằng số cân bằng của phản ứng:
2NO (k)
N2 (k) + O2 (k)
A. Kc = [N2].[O2]/[NO]2
C. Kc = [NO]2/([N2].[O2])
3)
4)
5)
6)
7)
8)
Chọn C
Hằng số cân bằng Kc của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ
B. Nhiệt độ
C. Áp suất
D. Chất xúc tác
Hướng dẫn giải
Chọn B
Để làm thay đổi giá trị hằng số cân bằng thì ta có thể
A. Thay đổi nhiệt độ
B. Thay đổi áp suất khí
C. Thay đổi nồng độ các chất D. Thay thế các chất xúc tác
Hướng dẫn giải
Chọn A
PCl3 (k) + Cl2 (k) ∆H > 0
Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl5 (k)
Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCl3 trong cân bằng?
A. Lấy bớt PCl5 ra
B. Thêm Cl2 vào
C. Giảm nhiệt độ
D. Tăng nhiệt độ
Hướng dẫn giải
Muốn tăng PCl3 phải làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận Tăng nhiệt độ vì khi tăng nhiệt
độ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt Chọn D
2SO3 (k) ∆H < 0
Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: 2SO2 (k) + O2 (k)
Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?
A. Biến đổi nhiệt độ
B. Biến đổi áp suất
C. Sự có mặt chất xúc tác
D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng
Hướng dẫn giải
Nồng độ các chất trong hệ cân bằng không biến đổi tức là cân bằng khơng chuyển dịch
Chọn C vì xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là
A. nồng độ
B. nhiệt độ
C. áp suất
D. cả A, B, C
Hướng dẫn giải
Chọn D
2NO (k) có ∆H > 0. Để thu được nhiều NO ta có thể dùng phương
Cho phản ứng: N2 (k) + O2 (k)
pháp nào?
A. Tăng áp suất
9)
B. Kc = [NO]2/([2N].[2O])
D. Kc = [NO]2/([NO].[O2])
Hướng dẫn giải
B. Tăng nhiệt độ
C. Giảm áp suất
D. Giảm nhiệt độ
Hướng dẫn giải
Trong phản ứng trên khơng thể dùng áp suất vì số mol khí 2 vế bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng
đến cân bằng hóa học.
Để thu được nhiều NO ta phải làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận bằng cách tăng nhiệt độ vì
chiều thuận là chiều của phản ứng thu nhiệt Chọn B
Nếu ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ chuyển dịch về bên phải nếu ta tăng áp suất:
2HCl ↑
2H2O ↑
A. H2 ↑ + Cl2 ↑
B. 2H2 ↑ + O2 ↑
2CO ↑ + O2↑
C. 2CO2 ↑
2HF↑
D. H2 ↑ + F2 ↑
Hướng dẫn giải
A và D khơng chuyển dịch vì số mol khí ở 2 vế bằng nhau.
Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí Chọn B
10) Cho 8 mol khí HCl vào bình chứa có thể tích 2 lit ở 25oC, xảy ra phản ứng:
H2 (k) + Cl2 (k). Nồng độ sau cùng của khí Cl2 là 1,5M. Hằng số cân bằng Kc có giá trị là
2HCl (k)
A. 1,5
B. 1,75
C. 2,25
D. 2,5
Hướng dẫn giải
Nồng độ ban đầu của HCl là 4M
H2 (k) + Cl2
2HCl (k)
4
3
0
0 ban đầu
1,5
1,5 phản ứng
[ H 2 ].[Cl2 ] 1,5.1,5
2, 25 Chọn C
Kc =
[ HCl ]2
12
2SO3 (k) là phản ứng tỏa nhiệt. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng trên
11) Cho phản ứng: 2SO2 (k)+ O2 (k)
chuyển dịch theo chiều nào?
A. Chiều thuận
B. Chiều nghịch
C. Không chuyển dịch
D. Cả A và B đúng
Hướng dẫn giải
Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt
Chiều thuận Chọn A
2NO2 (k). Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng là
12) Cho phản ứng: N2O4 (k)
A. Kc = [NO2]2/[N2O4]
C. Kc = 2[NO2]/[N2O4]
B. Kc = [NO2]/[N2O4]
D. Kc = [N2O4]/[NO2]2
Hướng dẫn giải
Chọn A
Na2CO3 (r ) + CO2 (k) + H2O (k) có ∆H = 129KJ.
13) Cho phản ứng thuận nghịch sau: 2NaHCO3 (r)
Có thể dùng những biện pháp nào sau đây để chuyển hóa nhanh và hồn tồn NaHCO3 thành Na2CO3?
A. Đun nóng
B. Giảm áp suất
C. Cả A và B
D. Thêm Na2CO3 vào
Hướng dẫn giải
Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt (chiều thuận); khi giảm áp suất
làm cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí (chiều thuận); chất rắn khơng ảnh hưởng đến
cân bằng hóa học nên khi thêm Na2CO3 thì cân bằng không chuyển dịch.
Chọn C
2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng
14) Cho cân bằng hố học: N2 (k) + 3H2 (k)
hố học khơng bị chuyển dịch khi:
A. Thay đổi áp suất của hệ
C. Thay đổi nhiệt độ
B. Thay đổi nồng độ N2
D. Thêm chất xúc tác Fe
Hướng dẫn giải
Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng Chọn D
2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu
15) Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k)
đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3
Hướng dẫn giải
A sai vì khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt (chiều nghịch).
C sai vì khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí (chiều nghịch).
D sai vì khi giảm nồng độ SO3, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
Chọn B
N2O4 (k)
16) Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k)
(màu nâu đỏ)
(khơng màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt B. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt D. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt
Hướng dẫn giải
Màu nâu đỏ nhạt dần Cân bằng đã chuyển dịch theo chiều thuận (1)
Mà hạ nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt (2)
Từ (1), (2) Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt Chọn D
17) Một bình phản ứng có dung tích khơng đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và
0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu
được. Hằng số cân bằng Kc ở toC của phản ứng có giá trị là
A. 0,5
B. 0,609
C. 2,5
D. 3,125
Hướng dẫn giải
2NH3 (k)
N2 (k) + 3H2 (k)
0,3M
0,7M
0
ban đầu
x
3x
2x
phản ứng
(0,3 – x) (0,7 – 3x)
2x
cân bằng
H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được 0,7 – 3x = 2x + 0,3 – x x = 0,1
[ NH 3 ]2
(2.0,1) 2
3,125 Chọn D
Kc =
[ N 2 ].[ H 2 ]3 (0,3 0,1).(0, 7 3.0,1) 3
CO2 (k) + H2 (k) có ∆H < 0. Trong các yếu tố:
18) Cho cân bằng sau trong bình kín: CO (k) + H2O (k)
(1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5)
dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là
A. 1, 4, 5
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 4
Hướng dẫn giải
Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch; thêm hơi nước vào làm cân bằng chuyển dịch
theo chiều thuận; thêm H2 vào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch; tăng áp suất và dùng chất xúc
tác không làm chuyển dịch cân bằng. Chọn B
19) Cho các cân bằng sau:
2SO3 (k)
2NH3 (k)
(1) 2SO2 (k) + O2 (k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k)
CO (k) + H2O (k) (4) 2HI (k)
H2 (k) + I2 (k)
(3) CO2 (k) + H2 (k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là:
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 3, 4
D. 2, 4
Hướng dẫn giải
Khi thay đổi áp suất, cân bằng hóa học khơng bị chuyển dịch khi số mol khí ở 2 vế bằng nhau hoặc phản
ứng khơng có chất khí Chọn C
2SO3 (k) là phản ứng toả nhiệt. Chọn phát biểu đúng nhất.
20) Phản ứng 2SO2 (k) + O2 (k)
A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận.
B. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch.
C. Khi tăng hoặc giảm nhiệt độ không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng, cân bằng không chuyển dịch
về phía nào cả.
D. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch; khi giảm nhiệt độ, cân bằng
chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận.
Hướng dẫn giải
A sai vì khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt (chiều nghịch).
B sai vì khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt (chiều thuận).
Chọn D
2SO3 (k). Chọn phát biểu đúng nhất:
21) Cho cân bằng phản ứng hoá học 2SO2(k) + O2 (k)
A. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng nghịch.
B. Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng thuận.
C. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng thuận; còn khi giảm áp suất, cân bằng
chuyển dịch sang chiều phản ứng nghịch.
D. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng nghịch; còn khi giảm áp suất, cân bằng
chuyển dịch sang chiều phản ứng thuận.
Hướng dẫn giải
A sai vì khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều làm giảm số mol khí Chiều thuận.
B sai vì khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều làm tăng số mol khí Chiều nghịch.
Vậy chọn C
2NH3 (k) là phản ứng tỏa nhiệt. Chọn phát biểu đúng nhất.
22) Phản ứng N2 (k) + 3H2 (k)
A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng thuận.
B. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng nghịch.
C. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng nghịch; khi giảm nhiệt độ, cân bằng
chuyển dịch sang chiều phản ứng thuận.
D. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng thuận; khi giảm nhiệt độ cân bằng chyển
dịch sang chiều phản ứng nghịch.
Hướng dẫn giải
Chọn C
N2O4 (k). Cho biết NO2 là khí màu nâu, N2O4 là khí
23) Cho cân bằng phản ứng hố học: 2NO2 (k)
khơng màu. Khi ngâm bình chứa NO2 trong nước đá, thấy màu nâu của bính nhạt dần. Phản ứng thuận là
phản ứng:
A. Toả nhiệt
B. Thu nhiệt C. Không thu nhiệt, không toả nhiệt D. Vừa thu nhiệt, vừa toả nhiệt
Hướng dẫn giải
Màu nâu nhạt dần Cân bằng đã chuyển dịch theo chiều thuận (1)
Mà khi ngâm vào nước đá, tức hạ nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt (2)
Từ (1), (2) Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt Chọn A
HSO3- + H+. Nếu thêm vài giọt dung dịch NaOH thì
24) Cho cân bằng phản ứng hố học: SO2 + H2O
cân bằng chuyển dịch theo chiều
A. thuận B. nghịch
C. khơng thay đổi
D. có thể nghịch, có thể thuận
Hướng dẫn giải
Khi thêm NaOH vào thì NaOH phản ứng với H+ làm giảm nồng độ H+ Cân bằng chuyển dịch theo
chiều thuận Chọn A
HSO3- + H+. Nếu thêm vài giọt dung dịch H2SO4 thì
25) Cho cân bằng phản ứng hoá học: SO2 + H2O
cân bằng chuyển dịch theo chiều
A. thuận B. nghịch
C. không thay đổi
D. có thể nghịch, có thể thuận
Hướng dẫn giải
Khi thêm H2SO4 vào, nồng độ ion H+ sẽ tăng lên làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Chọn B
26) Cho các cân bằng phản ứng hoá học sau:
2HBr
2NO2
2NO2
a) H2 + Br2
b) 2NO + O2
c) N2O4
Sự tăng áp suất ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của các phản ứng trên như sau:
A. a) Không đổi
b) chuyển dịch sang phải
c) chuyển dịch sang trái
B. a) Không đổi
b) chuyển dịch sang trái
c) chuyển dịch sang phải
C. a) Không đổi
b) chuyển dịch sang trái
c) chuyển dịch sang trái
D. a) Không đổi
b) chuyển dịch sang phải
c) chuyển dịch sang phải
Hướng dẫn giải
Chọn A
27) Xét các phản ứng tổng hợp CaO, NH3, HI và CH3COOC2H5
CaO (r) + CO2 (k)
(1) CaCO3 (r)
∆H > 0 (thu nhiệt)
2NH3 (k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k)
2HI (k)
(3) H2 (k) + I2 (k)
∆H < 0 (toả nhiệt)
∆H < 0 (toả nhiệt)
CH3COOC2H5 (l) + H2O(l)
(4) CH3COOH (l) + C2H5OH (l)
∆H ≈ 0
Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Có thể tăng hiệu suất phản ứng (1) bằng cách tăng nồng độ đá vơi.
B. Có thể tăng hiệu suất phản ứng (2) bằng cách giảm nhiệt độ của phản ứng.
C. Có thể tăng hiệu suất phản ứng (3) bằng cách tăng áp suất.
D. Có thể tăng hiệu suất phản ứng (4) bằng cách dùng chất xúc tác.
Hướng dẫn giải
A sai vì chất rắn khơng ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
C sai vì số mol khí ở 2 vế bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
D sai vì xúc tác khơng ảnh hưởng đến cân bằng.
Chọn B
H2 (k) + CO2 (k)
28) Xét phản ứng sau: H2O (k) + CO (k)
Ở 7000C phản ứng này có hằng số cân bằng K = 1,873. Tính nồng độ H2O ở trạng thái cân bằng, biết rằng
hỗn hợp ban đầu gồm 0,3000 mol H2O và 0,3000 mol CO trong bình 10 lit ở 7000C.
A. 0,0173M
B. 0,0127M
C. 0,1733M
D. 0,1267M
Hướng dẫn giải
Nồng độ mol ban đầu của H2O và CO đều là 0,03M
H2 (k) + CO2 (k)
H2O (k) + CO (k)
0,03
0,03
0
0
ban đầu
x
x
x
x
phản ứng
(0,03 – x) (0,03 – x)
x
x
cân bằng
2
x
K=
1,873 x 0, 0173 [H2O] = 0,03 – 0,0173 = 0,0127M Chọn B
(0, 03 x)2
29) Giải pháp nào dưới đây không làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp SO3 theo phương trình phản ứng:
1
SO3 (k) (∆H = -192,5kJ, phản ứng toả nhiệt):
SO2 (k) + O2 (k)
2
A. Tăng áp suất
B. Hạ nhiệt độ
C. Dùng xúc tác V2O5
D. Giảm nồng độ SO3
Hướng dẫn giải
A, B, D đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nên hiệu suất sẽ tăng. Nhưng chất xúc tác không
làm cân bằng chuyển dịch Chọn C
2SO3 (k); ∆H < 0. Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận
30) Cho phản ứng sau: 2SO2 (k) + O2 (k)
thì: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng xúc tác là V2O5, (5) giảm nồng độ SO3.
Biện pháp đúng là
A. 1, 2, 5
B. 2, 3, 5
C. 1, 2, 3, 4, 5
D. 2, 3, 4, 5
Hướng dẫn giải
Chọn B
2HI (k); ∆H > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi
31) Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k)
A. giảm nồng độ HI
C. tăng nhiệt độ của hệ
B. tăng nồng độ H2
D. giảm áp suất chung của hệ
Hướng dẫn giải
A, B, C đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận Chọn D
32) Cho 5,6g CO và 5,4g H2O vào một bình kín dung tích khơng đổi 10 lit. Nung nóng bình một thời gian ở
CO2 (k) + H2 (k)
830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng: CO (k) + H2O (k)
(hằng số cân bằng Kc = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là
A. 0,08M và 0,18M
B. 0,018M và 0,008M
C. 0,012M và 0,024M
D. 0,008M và 0,018M
Hướng dẫn giải
nCO = 0,2; nH2O = 0,3 Nồng độ mol ban đầu của CO là 0,02M; của H2O là 0,03M
H2 (k) + CO2 (k)
H2O (k) + CO (k)
0,03
x
(0,03 – x)
0,02
0
0
ban đầu
x
x
x
phản ứng
(0,02 – x)
x
x
cân bằng
2
x
1 x 0, 012
K=
(0, 03 x)(0, 02 x)
[CO] = 0,02 – 0,012 = 0,008M và [H2O] = 0,03 – 0,012 = 0,018 Chọn D
33) Cho các cân bằng sau trong bình kín (giữ ngun nhiệt độ và số mol các chất):
H2 (k) + I2 (k)
2NH3 (k)
(I) 2HI (k)
(II) N2 (k) + 3H2 (k)
PCl3 (k) + Cl2 (k)
(III) PCl5 (k)
CaO (r) + CO2 (k)
(IV) CaCO3 (r)
SO2 (k) + Cl2 (k) (VI) N2O4 (k)
2NO2 (k)
(V) SO2Cl2 (k)
Khi tăng áp suất của hệ thì số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hướng dẫn giải
Khi tăng áp suất thì (I) khơng chuyển dịch; (II) bị chuyển dịch theo chiều thuận; (III), (IV), (V), (VI) bị
chuyển dịch theo chiều nghịch Chọn C
34) Cho các cân bằng sau:
PCl5 (r)
CO2 (k) + H2 (k)
(1) PCl3 (r) + Cl2 (k)
(2) CO (k) + H2O (k)
2HI (k)
2NH3 (k)
(3) H2 (k) + I2 (k)
(4) N2 (k) + 3H2 (k)
Các cân bằng không bị chuyển dịch khi chỉ thay đổi áp suất là
A. (1), (3)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (2), (3)
D. (2), (4)
Hướng dẫn giải
Phản ứng có số mol khí ở 2 vế bằng nhau hoặc phản ứng khơng có chất khí thì áp suất khơng ảnh hưởng
đến cân bằng Chọn C
2NH3 (k) ∆H < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận
35) Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k)
khi
A. Tăng áp suất của hệ phản ứng
B. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
C. Giảm áp suất của hệ phản ứng
D. Thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng
Hướng dẫn giải
A làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận; B làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch; C làm cân
bằng chuyển dịch theo chiều nghịch; D không làm cân bằng chuyển dịch Chọn A
2NH3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí thu được so với
36) Cho cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k)
H2 giảm. Phát biểu đúng về cân bằng này là
A. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Hướng dẫn giải
m
Tỉ khối giảm M giảm mà M nhưng m không đổi n tăng Cân bằng chuyển dịch theo chiều
n
nghịch Chiều nghịch là chiều thu nhiệt (hay chiều thuận là chiều tỏa nhiệt) Chọn D
2NH3 (k) đạt trạng thái cân bằng
37) Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N2 (k) + 3H2 (k)
khi nồng độ của các chất như sau: [H2] = 2M; [N2] = 0,01M; [NH3] = 0,4M. Nồng độ ban đầu của N2 và
H2 là
A. 0,21M và 2,6M
B. 0,2M và 2,6M
C. 0,21M và 2,4M
D. 0,2M và 2,2M
Hướng dẫn giải
2NH3 (k)
N2 (k) + 3H2 (k)
0,2M
0,6M
0,4M
phản ứng
0,01M
2M
0,4M
cân bằng
0,21M
2,6M
ban đầu
Chọn A
2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa
38) Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k)
học không bị chuyển dịch khi
A. Thay đổi áp suất của hệ
C. Thay đổi nhiệt độ
Chọn D
39) Cho các cân bằng hóa học:
2NH3 (k) (1)
N2 (k) + 3H2 (k)
SO3 (k) (3)
2SO2 (k) + O2 (k)
B. Thay đổi nồng độ N2
D. Thêm chất xúc tác Fe
Hướng dẫn giải
2HI (k)
H2 (k) + I2 (k)
N2O4 (k)
2NO2 (k)
(2)
(4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (3), (4)
Hướng dẫn giải
Chọn D
40) Cho các cân bằng sau:
H2 (k) + I2 (k)
CaO (r) + CO2 (k)
(I) 2HI (k)
(II) CaCO3 (r)
Fe (r) + CO2 (k) (IV) 2SO2 (k) + O2 (k)
2SO3 (k)
(III) FeO (r) + CO (k)
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Hướng dẫn giải
(I), (III) không chuyển dịch; (II) chuyển dịch theo chiều thuận; (IV) chuyển dịch theo chiều nghịch
Chọn D
41) Cho 2 hệ cân bằng sau trong bình kín:
CO (k) + H2 (k); ∆H = 131 kJ
C (r) + H2O (k)
(phản ứng *)
CO2 (k) + H2 (k); ∆H = - 41 kJ (phản ứng **)
CO (k) + H2O (k)
Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên dịch chuyển ngược chiều nhau?
(1) Tăng nhiệt độ
(2) Thêm lượng hơi nước vào
(3) Thêm khí H2 vào
(4) Tăng áp suất
(5) Dùng chất xúc tác
(6) Thêm lượng CO vào
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Hướng dẫn giải
Khi tăng nhiệt độ, * chuyển dịch theo chiều thuận, ** chuyển dịch theo chiều nghịch.
Khi thêm hơi nước vào, * và ** đều chuyển dịch theo chiều thuận.
Khi thêm H2 vào, * và ** đều chuyển dịch theo chiều nghịch.
Khi tăng áp suất, * chuyển dịch theo chiều nghịch, ** không chuyển dịch.
Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.
Khi thêm CO vào thì * chuyển dịch theo chiều nghịch, ** chuyển dịch theo chiều thuận.
(1), (6) làm các cân bằng trên dịch chuyển ngược chiều nhau Chọn D
TRẮC NGHIỆM TRÍCH TỪ ĐỀ THI TUYỂN SINH
Câu 2: Cho các phương trình hóa học:
2NH3 (k) (1)
2HI (k) (2)
N2 (k) + 3H2 (k)
H2 (k) + I2 (k)
2SO3 (k) (3)
N2O4 (k) (4)
2SO2 (k) + O2 (k)
2NO2 (k)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. (2), (3), (4) B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (2), (3)
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2008)
Hướng dẫn giải
2NH3 (k) (1)
2HI (k) (2)
N2 (k) + 3H2 (k)
H2 (k) + I2 (k)
2SO3 (k) (3)
N2O4 (k) (4)
2SO2 (k) + O2 (k)
2NO2 (k)
Khi thay đổi áp suất, những cân bằng có số mol khí ở 2 vế phương trình bằng nhau sẽ khơng bị chuyển dịch;
cịn số mol khí ở 2 vế khác nhau sẽ bị chuyển dịch
Các cân bằng bị chuyển dịch gồm (1), (3) và (4) Chọn B
Câu 3: Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào
A. chất xúc tác B. nhiệt độ
C. nồng độ
D. áp suất
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2008)
Hướng dẫn giải
Hằng số cân bằng KC của 1 phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
Chọn B
2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát
Câu 4: Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k)
biểu đúng là
A. Cân bằng duyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
B. Cân bằng duyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
C. Cân bằng duyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
D. Cân bằng duyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2008)
Hướng dẫn giải
A sai vì khi giảm nồng độ SO3, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
B sai vì khi giảm áp suất hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí (chiều
nghịch)
D sai vì khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt (chiều nghịch)
Chọn C
2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng
Câu 5: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2
hóa học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi nồng độ N2
B. thêm chất xúc tác Fe
C. thay đổi áp suất của hệ
D. thay đổi nhiệt độ
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2008)
Hướng dẫn giải
2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt
N2 (k) + 3H2
Do chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch Chọn B
Câu 6: Cho các cân bằng sau:
xt ,t o
2SO3 (k)
(1) 2SO2 (k) + O2 (k)
xt ,t
2NH3 (k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k)
o
t
CO (k) + H2O (k)
(3) CO2 (k) + H2 (k)
o
t
H2 (k) + I2 (k)
(4) 2HI (k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (2)
B. (1) và (3)
C. (3) và (4)
D. (2) và (4)
o
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2009)
Hướng dẫn giải
Khi thay đổi áp suất mà cân bằng không chuyển dịch Các phản ứng đó có số mol khí ở 2 vế phương trình
bằng nhau Chọn C
Câu 7: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0
CO (k) + H2O (k)
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất
chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là
A. (1), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4)
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2009)
Hướng dẫn giải
CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0
CO (k) + H2O (k)
(1) Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt (chiều nghịch)
(2) Thêm hơi nước vào, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
(3) Thêm H2 vào, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
(4) Tăng áp suất chung của hệ, cân bằng không chuyển dịch do số mol khí ở 2 vế phương trình bằng nhau
(5) Chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch
Chọn B
N2O4 (khí khơng màu)
Câu 8: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (khí màu nâu đỏ)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có
A. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
B. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt
C. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt
D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2009)
Hướng dẫn giải
N2O4 (khí khơng màu)
2NO2 (khí màu nâu đỏ)
Khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần, chứng tỏ cân bằng đã chuyển dịch sang chiều thuận
Mà khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt
Chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt và có ΔH < 0 Chọn A
Câu 9: Một bình phản ứng có dung tích khơng đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M
và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu
được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là
A. 3,125
B. 0,500
C. 0,609
D. 2,500
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2009)
Hướng dẫn giải
to
2 NH 3
N2 3H2
p , xt
0,3
0,7
0 (ban đầu)
x
3x
2x (phản ứng)
(0,3-x) (0,7-3x) 2x (cân bằng)
Do khi cân bằng H2 chiếm 50% thể tích 0,7 – 3x = 0,3 – x + 2x x = 0,1
[ NH 3 ]2
(2.0,1) 2
KC
3,125
[ N 2 ].[ H 2 ]3 (0,3 0,1)(0, 7 3.0,1)3
Chọn A
PCl3 (k) + Cl2 (l); ∆H > 0
Câu 11: Cho cân bằng hóa học: PCl5 (k)
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất của hệ phản ứng B. thêm Cl2 vào hệ phản ứng
C. thêm PCl3 vào hệ phản ứng
D. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2010)
Hướng dẫn giải
PCl3 (k) + Cl2 (l); ∆H > 0
PCl5 (k)
Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí (chiều nghịch)
Thêm Cl2 vào hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Thêm PCl3 vào hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (chiều thuận)
Chọn D
2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với
Câu 13: Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k)
H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là
A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
B. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
C. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2010)
Hướng dẫn giải
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi M khí giảm. Mà khối lượng khí khơng đổi
nkhí tăng Cân bằng đã chuyển dịch theo chiều nghịch Chiều nghịch là phản ứng thu nhiệt, tức chiều thuận
tỏa nhiệt Chọn A
2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới
Câu 14: Xét cân bằng: N2O4 (k)
nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. tăng 9 lần
B. giảm 3 lần
C. tăng 4,5 lần D. tăng 3 lần
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2010)
Hướng dẫn giải
Ở 1 nhiệt độ nhất định thì Kcb = const
[ NO2 ]2
Mà K cb
Khi [N2O4] tăng 9 lần thì [NO2]2 tăng 9 lần
[ N 2O4 ]
[NO2] tăng 3 lần Chọn D
Câu 15: Cho các cân bằng sau:
H2 (k) + I2 (k)
(I) 2HI (k)
CaO (r) + CO2 (k)
(II) CaCO3 (r)
Fe (r) + CO2 (k)
(III) FeO (r) + CO (k)
2SO3 (k)
(IV) 2SO2 (k) + O2 (k)
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2010)
Hướng dẫn giải
Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí
Chỉ có phản ứng (IV) mà chiều nghịch làm tăng số mol khí Chọn A
2NH3 (k) ΔH < 0
Câu 16: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k)
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. tăng áp suất của hệ phản ứng B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
C. giảm áp suất của hệ phản ứng D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2011)
Hướng dẫn giải
2NH3 (k) ΔH < 0
N2 (k) + 3H2 (k)
Khi tăng áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí (chiều thuận)
Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt(chiều nghịch)
Khi giảm áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí (chiều nghịch)
Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng
Chọn A
2HI (k)
Câu 17: Cho phản ưng: H2 (k) + I2 (k)
Ở nhiệt độ 430oC, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung dịch không
đổi 10 lit chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430oC, nồng độ của HI là
A. 0,275M
B. 0,320M
C. 0,225M
D. 0,151M
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2011)
Hướng dẫn giải
Ta có nH2 = 4/2 = 2 mol; nI2 = 406,4/254 = 1,6 mol
[H2]bđ = 2/10 = 0,2M; [I2]bđ = 1,6/10 = 0,16M
2HI (k)
H2 (k) + I2 (k)
Bđ
0,2
0,16
0
Pư
x
x
2x
Cbằng (0,2 – x) (0,16 – x)
2x
2
[ HI ]
(2 x) 2
K
53,96
x 0,1375
Mà C
[ H 2 ].[ I 2 ]
(0, 2 x)(0,16 x)
[HI] = 2x = 0,275M Chọn A
2HI (k); H 0
Câu 18: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k)
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. tăng nhiệt độ của hệ
B. giảm nồng độ HI
C. giảm áp suất chung của hệ
D. tăng nồng độ H2
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2011)
Hướng dẫn giải
2HI (k); H 0
H2 (k) + I2 (k)
Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt (chiều thuận)
Giảm nồng độ HI, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Giảm áp suất chung của hệ, cân bằng khơng bị chuyển dịch vì số mol khí ở 2 vế phương trình bằng nhau
Tăng nồng độ H2, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Chọn C
2SO3 (k); ΔH < 0.
Câu 19: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k)
Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất
xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân
bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5)
B. (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4), (6)
D. (1), (2), (4)
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2011)
Hướng dẫn giải
2SO2 (k) + O2 (k)
2SO3 (k); ΔH < 0.
(1) Tăng nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (chiều nghịch)
(2) Tăng áp suất làm cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí (chiều thuận)
(3) Hạ nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt (chiều thuận)
(4) Chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch
(5) Giảm nồng độ SO3 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
(6) Giảm áp suất chung của hệ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí (chiều nghịch)
Các phản ứng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là (2), (3) và (5)
Chọn B
Câu 20: Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích khơng đổi 10 lit. Nung nóng bình một
CO2 (k) + H2 (k) (hằng số cân bằng
thời gian ở 830oC để đạt đến trạng thái cân bằng: CO (k) + H2O (k)
KC = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là
A. 0,08M và 0,18M
B. 0,018M và 0,008M
C. 0,012M và 0,024M
D. 0,008M và 0,018M
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2011)
Hướng dẫn giải
Ta có nCO = 0,2 mol; nH2O = 0,3 mol
[CO] = 0,2/10 = 0,02M; [H2O] = 0,3/10 = 0,03M
CO2 + H2
CO + H2O
Bđ 0,02
0,03
0
0
Pư x
x
x
x
Cb (0,02 – x) (0,03 –x)
x
x
[CO2 ].[ H 2 ]
x.x
1
Mà K C
x = 0,012
[CO ].[ H 2O ]
(0, 02 x)(0, 03 x)
[CO]cb = 0,02 – 0,012 = 0,008M; [H2O]cb = 0,03 – 0,012 = 0,018M
Chọn D
CaO (rắn) + CO2 (khí)
Câu 21: Cho cân bằng hóa học: CaCO3 (rắn)
Biết phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. Tác động nào sau đây vào hệ cân bằng để cân bằng đã cho chuyển
dịch theo chiều thuận?
A. Tăng nồng độ khí CO2
B. Tăng áp suất
C. Giảm nhiệt độ
D. Tăng nhiệt độ
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2012)
Hướng dẫn giải
CaO (rắn) + CO2 (khí)
CaCO3 (rắn)
Tăng nồng độ khí CO2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Tăng áp suất làm cân bằng chuyển dịch theo chiểu giảm số mol khí (chiều nghịch)
Giảm nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiểu của phản ứng tỏa nhiệt (chiều nhịch)
Tăng nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiểu của phản ứng thu nhiệt (chiều thuận)
Chọn D
2NH3 (k); H 92kJ . Hai biện pháp đều làm cân bằng
Câu 24: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k)
chuyển dịch theo chiều thuận là
A. tăng nhiệt độ và giảm áp suất
B. giảm nhiệt độ và giảm áp suất
C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất
D. tăng nhiệt độ và tăng áp suất
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2012)
Hướng dẫn giải
2NH3 (k); H 92kJ .
N2 (k) + 3H2 (k)
Do H 0 Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt
Khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt
Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí tức chiều thuận (4 mol khí
chuyển thành 2 mol khí)
Chọn C
Câu 25: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:
CO ( k ) H 2O ( k ) ; ΔH > 0
CO2 (k ) H 2 (k )
Xét các tác động sau đến cân bằng:
(a) tăng nhiệt độ
(b) thêm một lượng hơi nước
(c) giảm áp suất chung của hệ
(d) dùng chất xúc tác
(e) thêm một lượng CO2
Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. (a) và (e)
B. (b), (c) và (d) C. (d) và (e)
D. (a), (c) và (e)
(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2013)
Hướng dẫn giải
CO (k ) H 2O (k ) ; ΔH > 0
CO2 (k ) H 2 (k )
(a) tăng nhiệt độ, cân bằng duyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (chiều thuận)
(b) thêm một lượng hơi nước vào, cân bằng duyển dịch theo chiều nghịch
(c) giảm áp suất chung của hệ, cân bằng khơng duyển dịch vì số mol khí ở 2 vế phương trình bằng nhau
(d) chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch
(e) thêm một lượng CO2, cân bằng duyển dịch theo chiều thuận
Tác động (a) và (e) làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận Chọn A
Câu 26: Cho các cân bằng hóa học sau:
2HI (k)
(a) H2 (k) + I2 (k)
N2O4 (k)
(b) 2NO2 (k)
2NH3 (k)
2SO3 (k)
(c) 3H2 (k) + N2 (k)
(d) 2SO2 (k) + O2 (k)
Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên khơng bị
chuyển dịch?
A. (b)
B. (a)
C. (c)
D. (d)
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2013)
Hướng dẫn giải
Khi thay đổi áp suất mà cân bằng không bị chuyển dịch là do số phân tử khí ở 2 vế phương trình bằng nhau
Chọn B
2HI (k)
H2 (k) + I2 (k)
N2O4 (k)
Câu 27: Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2 (k)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 >
T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm
B. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt
C. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt
D. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2013)
Hướng dẫn giải
N2O4 (k)
2NO2 (k)
Ta có M 2 M 1 Khi giảm nhiệt độ xuống T2 thì cân bằng bị chuyển dịch sang chiều tạo ra N2O4
Mà giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt
Chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt Chọn C
Câu 28: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
CO2 (k) + H2 (k); ΔH < 0
CO (k) + H2O (k)
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất chung của hệ.
B. cho chất xúc tác vào hệ
C. thêm khí H2 vào hệ.
D. giảm nhiệt độ của hệ.
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2014)
Hướng dẫn giải
Khi tăng áp suất, cân bằng trên không chuyển dịch vì số mol khí ở 2 vế bằng nhau.
Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng chứ khơng làm chuyển dịch cân bằng.
Thêm khí H2 vào, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt, tức chiều thuận Chọn D