Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến sinh trưởng, năng suất giống dưa chuột xanh f1 (va 118) trong nhà lưới vụ xuân hè 2022 tại gia lâm, hà nội (khoán luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHỐI TRỘN
GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG
DƯA CHUỘT XANH F1 (VA.118) TRONG NHÀ LƯỚI
VỤ XUÂN HÈ 2022 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện

: Dỗn Thị Hồi Hương

Lớp

: K63RHQMC

Mã sinh viên

: 632122

Giáo viên hướng dẫn

: TS Nguyễn Văn Phú

Bộ môn

: Sinh lý thực vật

Hà Nội – 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
này là hồn toàn trung thực, khách quan được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn.
Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2022

Người viết cam đoan

Dỗn Thị Hồi Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình, chu đáo từ thầy cơ,
gia đình và bạn bè.
Tơi chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Nguyễn Văn Phú, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp q báu trong suốt q
trình thực hiện khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam,
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học, các thầy cô trong Bộ môn Sinh lý thực vật đã
hướng dẫn, giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, tạo nhiều điều kiện
tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu

nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo khơng tránh khỏi những
thiếu sót, tơi rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cơ để báo cáo
này được hồn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Sinh viên

Dỗn Thị Hồi Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................viiii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ......................................................................ix
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................3

1.2.1. Mục đích ................................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................4
2.1. Nguồn gốc và phân bố và phân loại của cây dưa chuột ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố của cây dưa chuột ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phân loại ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Rễ ........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thân .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Lá ........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Hoa ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Quả ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Hạt .......................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của cây dưa
chuột. ........................................................................................................................4
2.3.1. Nhiệt độ .................................................................................................................. 4
2.3.2. Ánh sáng ................................................................................................................. 5
2.3.3. Nước ....................................................................................................................... 6
iii


2.3.4. Đất và dinh dưỡng .................................................................................................. 7
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam ................................ 10
2.5. Những nghiên cứu về giá thể trồng rau trên thế giới và ở Việt Nam. ....................13
2.5.1. Những nghiên cứu về giá thể trồng rau trên thế giới. ..........................................13
2.5.1. Những nghiên cứu về giá thể trồng rau ở Việt Nam ............................................15
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................20
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ................................................................................20
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 20

3.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................20
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................23
3.6. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột. ........................................... 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến thời gian, sinh trưởng của giống
dưa chuột xanh F1( VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm - Hà
Nội. .........................................................................................................................25
4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao
giống dưa chuột xanh F1 (VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm Hà Nội. ................................................................................................................... 29
4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến khả năng ra hoa , đậu quả của cây
dưa chuột xanh F1 ( VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm - Hà
Nội. .........................................................................................................................32
4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái tăng số lá của dưa chuột
xanh F1 ( VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm - Hà Nội. ................. 38
4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến khối lượng chất khơ của tồn cây
và khối lượng chất khơ tích lũy. ............................................................................ 41
4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến một số chỉ tiêu về chất lượng quả
dưa chuột F1 ( VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm- Hà Nội. .......... 43
4.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến sự phát triển của quả dưa chuột F1
( VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm- Hà Nội. ................................ 44
iv


4.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến các chỉ tiêu về năng suất dưa
chuột F1 ( VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm- Hà Nội. ................. 46
4.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến tình hình sâu bệnh hại .........................47
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 50
5.1. Kết luận ....................................................................................................................50
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 51

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 55

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

NSCT

: Năng suất cá thể

TST

: Tuần sau trồng

FMCG

: Fast Moving Cosumer Goods : Ngành hàng tiêu dùng nhanh

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được ............................................ 2
Bảng 2.1. Tỷ lệ bón phân so với lượng phân bón ............................................................ 8
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới ( 2018- 2019) ............................ 11
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến thời gian sinh trưởng qua các

giai đoạn của dưa chuột .................................................................................. 26
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các tỷ lệ phối trộn giá thể. ................. 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến khả năng ra hoa đực của dưa
chuột ................................................................................................................ 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến khả năng ra hoa cái của dưa
chuột ................................................................................................................ 35
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến tỷ lệ đậu quả ............................... 37
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái tăng số lá ................... 39
Bảng 4.7. Khối lượng chất khơ tồn cây và khối lượng chất khơ tích lũy. ...................41
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến một số chỉ tiêu về quả .............. 43
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến chỉ tiêu chất lượng quả ..............44
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến năng suất dưa chuột .................46
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến tình hình nhiễm bệnh hại ........ 48

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1. Sản lượng rau tồn cầu năm 2020 theo khu vực ............................................10
Hình 2.2: Sản lượng và diện tích rau qua các năm ........................................................ 13
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây dưa chuột đối với các công thức tỷ
lệ phối trộn giá thể khác nhau .........................................................................32
Hình 4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ giá thể đến khả năng ra hoa đực của dưa chuột ............34
Hình 4.3.Ảnh hưởng của tỷ lệ giá thể đến khả năng ra hoa cái .....................................35
Hình 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến tỷ lệ hoa cái đậu quả .................. 37
Hình 4. 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến số quả trên cây .......................... 38
Hình 4.6 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái tăng số lá .....................40
Hình 4.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến các chỉ tiêu chất lượng quả ........45

viii



TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khóa luận tốt nghiệp:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến sinh trưởng, năng
suất giống dưa chuột xanh F1 (VA.188) trong nhà lưới vụ xuân hè năm
2022 tại Gia Lâm, Hà Nội.”
Mục đích nghiên cứu:
Xác định tỷ lệ phối trội giá thể phù hợp để trồng dưa chuột trong điều kiện nhà
lưới.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại nhà lưới khoa Nơng học. Thí nghiệm được
tiến hành theo kiểu CRD với 3 lần nhắc lại. Nhân tố thí nghiệm bao gồm 4 cơng
thức. Mỗi cơng thức 15 chậu, mỗi lần nhắc nhắc lại 5 chậu, tổng số chậu thí
nghiệm là 60 chậu.
CT1: 100% đất.
CT2: 50% đất + 50% trấu hun.
CT3: 70% đất + 30% trấu hun.
CT4: 80% đất + 20% trấu hun.
Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu: Thời gian sinh trưởng, một số
chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, các chỉ tiêu về chất lượng, năng suất, tình
hình sâu bệnh hại.
Phương pháp xử lý kết quả: So sánh sai khác dựa vào LSD0.05 bằng phân
tích phương sai ANOVA.
Kết luận chính:
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ phối trộn giá thể 50% đất + 50% trấu
hun có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng với số lá đạt 34,4 lá/cây,
tổng số hoa đạt 77,7 hoa/cây. Khả năng tích lũy chất khô cao, tỷ lệ đậu quả cao
nhất lần lượt là 25,23g và 64,5%. Số lượng quả đạt 6,6 quả/cây và khối lượng
quả trung bình là 154,9g/quả. Như vậy, trong điều kiện nhà lưới, tỷ lệ phối trộn

50% trấu hun + 50% đất là tỷ lệ phối trộn tốt nhất.

ix


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khi xã hội càng phát triển, chất lượng cuộc sống càng cao thì vấn đề an
toàn thực phẩm cũng được tăng cao. Bên cạnh thịt, cá, rau củ quả là nhóm thực
phẩm rất tốt cho cơ thể, bổ sung viatamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe
mạnh và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
mọi người.
Dưa chuột (tên khoa học Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến
trong họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó
được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.
Dưa chuột là loại rau ăn quả tươi, có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con
người. Dưa chuột khơng chỉ là một loại quả dinh dưỡng mà cịn có khả năng hỗ
trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Giúp cung cấp lượng nước và muối khoáng
cần thiết cho cơ thể, giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả, tốt cho xương khớp,
giúp tăng cường các mô liên kết và giúp giảm nguy cơ viêm khớp, giảm lượng
cholesterol trong máu và giúp ức chế quá trình oxy hóa động mạch vành. Ngồi
ra, dưa chuột cịn có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp ở mức ổn định và giúp
phòng ngừa một số bệnh như bệnh gout, bệnh tiêu hóa, nước ép dưa chuột cịn
có khả năng giúp đào thải cặn bã trong đường ruột, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh
sỏi thận.
Trong thành phần của dưa chuột có chứa hàm lượng cacbon rất cao
khoảng 74 - 75%, ngồi ra cịn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường
đơn). Nhờ vào khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông
máu, tăng hoạt tính hoạt động trong q trình oxi hóa năng lượng của mơ tế bào.
Bên cạnh đó, trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột cịn có nhiều axit amin

khơng thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thaianin (0,024 mg%); Pivophlavin
(0,075 mg%) và Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như Ca (23,0 mg%),
P (27,0%), Fe (1,0 mg%). Tăng cường phân giải axit uric và các muối của axit
1


uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ. Khơng những thế, dưa
chuột cịn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải
nước tiểu, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được
Chỉ tiêu

Thành phần hóa học (g%)

Calo/

Vitamin (mg%)

Loại rau

Nước Protit

Glu

Tro

100g

B1


B2

PP

C

Bầu

95,1

0,6

2,9

0,4

14

0,02

0,03

0,40

12

Dưa chuột

95,0


0,8

3,0

0,5

16

0,03

0,04

0,10

5

Bí xanh

95,5

0,6

2,4

0,5

12

0,01


0,02

0,03

16

Bí đỏ

92,0

0,3

6,2

0,8

27

0,06

0,03

0,40

8

Dưa gang

96,2


0,8

2,0

0,3

11

0,04

0,04

0,30

4

Cà chua

94,0

0,6

4,2

0,4

20

0,06


0,04

0,50

10

Mướp đắng

91,4

0,9

3,0

0,6

16

0,07

0,04

0,3

22

Xà lách

95,0


1,5

2,2

0,8

15

0,14

0,12

0,7

15

Rau dền

92,3

2,3

2,5

1,8

20

0,04


0,14

1,3

35

(Mai Thị Phương Anh, 1996)
Ngày nay, vấn đề về thực phẩm sạch ngày càng quan tâm nhiều hơn, giải
pháp cho các vấn đề về bảo vệ rau màu khỏi cơn trùng mà vẫn bảo đảm được
tính sạch sẽ cho cây trồng chính là trồng cây trên giá thể trong nhà lưới. Trồng
cây trên giá thể đang dần thay thế cho cách trồng cây trực tiếp lên môi trường
đất do giá thể có nhiều ưu điểm vượt trội: lượng nước dự trữ lại sẽ nhiều hơn;
nhiệt độ được giữ, duy trì ở mức độ ổn định và quản lý được dinh dưỡng.Nhờ
vậy mà đất có được độ ẩm phù hợp, đảm bảo ln tơi xốp, thống khí và giúp bộ
rễ của cây hô hấp tốt nhất. So với môi trường đất, giá thể hấp thụ được nguồn
dinh dưỡng dồi dào hơn. Đây cũng là lý do vì sao cây trồng trên giá thể phát
triển tốt hơn so với cây trồng trên đất. Nhờ cây được trồng trên giá thể sinh
trưởng, phát triển tốt nên năng suất cây trồng cũng cao hơn. Môi trường giá thể
luôn đảm bảo độ thông thoáng nên thời gian cây bén rễ rất nhanh. Đặc biệt bộ rễ
2


phát triển cũng là tiền đề để cây trồng có thể nhận được nguồn dưỡng chất tốt
nhất. Đa phần những loại giá thể được ứng dụng vào nông nghiệp đều đã tiệt
trùng, loại bỏ được nấm mốc, sâu bệnh. Nhờ vậy, cây trồng sinh trưởng khỏe
mạnh, tránh nhiễm bệnh, tránh bị vi sinh vật xâm hại. Vì giá thể được sản xuất
từ những thành phần có nguồn gốc hữu cơ sạch, đã cân bằng độ pH và bổ sung
dinh dưỡng thiết yếu nên phù hợp với mọi loại cây trồng.
Hiện nay có rất nhiều vật liệu có thể lựa chọn để làm giá thể trồng rau vì
thế, cần nghiên cứu ra tỷ lệ phối trộn giá thể phù hợp cho cây rau nói chung và

cây dưa chuột nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
tỷ lệ phối trộn giá thể đến sinh trưởng, năng suất giống dưa chuột xanh
F1( VA.118) trong nhà lưới vụ hè 2022 tại Gia Lâm, Hà Nội” để tìm ra tỷ lệ
giá thể tốt nhất, có thể tăng năng suất , chất lượng, hạn chế được sâu bệnh hại.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định tỷ lệ phối trộn giá thể phù hợp để trồng dưa chuột trong nhà lưới.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể với đất đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của giống dưa chuột xanh F1 (VA.118): chiều cao cây, thời gian
sinh trưởng, động thái tăng số lá.
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể với đất đến một số chỉ tiêu
sinh lý của giống dưa chuột xanh F1 (VA.118): khối lượng chất khô.
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể với đất đến một số chỉ tiêu
phát triển của giống dưa chuột xanh F1 (VA.118): số lượng hoa cái, số lượng
hoa đực, tỷ lệ đậu quả.
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể với đất đến một số yếu tố
cấu thành năng suất của giống dưa chuột xanh F1 (VA.118) trong nhà lưới.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của cây
dưa chuột.
Theo Tarakanov G. & cs. (1975), điều kiện môi trường tác động đến sinh
trưởng của cây bao gồm khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm), thổ nhưỡng, yếu tố
sinh vật và tác động của con người. Về mặt sinh lý học, cây dưa chuột phản ứng
rất mạnh với tác động của điều kiện ngoại cảnh.

2.1.1. Nhiệt độ
Cây dưa chuột rất mẫn cảm với sương giá, đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới
0°C, có tuyết và nhiệt độ ban đêm khoảng 3- 4°C. Nhiệt độ tối thiểu để hạt nảy
mầm 15-18°C, ở giai đoạn sinh trưởng, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là 2530°C, dưa chuột phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trên 20°C. Nhiệt độ trên 40°C, bộ
lá lớn, bị héo khó hồi phục, cây ngừng sinh trưởng và không xuất hiện hoa cái.
Ở 12°C cây sinh trưởng chậm, tình trạng nhiệt độ thấp kéo dài dẫn đến một số
biểu hiện như đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực vàng úa. Ở 5°C, hầu hết các giống dưa
chuột có nguy cơ chết rét.
Ở nhiệt độ dưới 15°C, cây mất cân bằng giữa q trình đồng hóa và dị hóa.
Do nhiệt độ thấp làm phá vỡ q trình trao đổi chất thơng thường và một số q
trình sinh hóa bị ngưng trệ, tồn bộ chu trình sống bị đảo lộn làm cho cây tích
lũy các độc tố. Trong trường hợp bị lạnh kéo dài, số lượng độc tố làm chết các tế
bào (Trần Khắc Thi, 1985).
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hpa
mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ tinh, thụ phấn.
Theo Yoshihari Ono, hoa bắt đầu nở ở 15°C (sáng sớm) và bao phấn nở ở nhiệt
độ 17°C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn từ 17- 24°C, nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn, dẫn đến giảm
năng suất của giống.

4


Qua nghiên cứu ở Việt Nam trong điều kiện làm lạnh nhân tạo ở nhiệt độ
5-10°C trong vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc có
sức chịu lạnh cao hơn các giống Châu Âu và Châu Mỹ (Trần Khắc Thi, 1985).
2.1.2. Ánh sáng
Ánh sáng có tác động trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây trồng nói
chung và dưa chuột nói riêng. Dưa chuột là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới,
thuộc nhóm cây ngày ngắn ưa sáng, độ dài chiếu sáng thích hợp cho sinh trưởng

phát dục là 10-12 giờ/ngày. Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng
thân lá, hoa cái xuất hiện muộn.
Phản ứng của dưa chuột đối với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời
vụ gieo trồng. Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát
triển, giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và
rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng 15000- 17000 lux (Mai Thị Phương
Anh & cs., 1996).
Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, cây sinh trưởng phát triển yếu và
thậm chí rất khó phục hồi mặc dù sau đã được cung cấp đầy đủ ánh sáng. Trong
điều kiện thiếu ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển kém, ra hoa cái muộn,
màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ rụng, năng suất quả thấp, chất lượng quả
giảm, hương vị kém (Tạ Thu Cúc, 2007). Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao
(t > 30 °C) sẽ thúc đẩy phát triển thân lá, hoa cái xuất hiện muộn.
Nghiên cứu về phản ứng ánh sáng của dưa chuột với độ dài ngày (Trần
Khắc Thi, 1985) đã xếp giống địa phương Quế Võ - Việt Nam là giống phản
ứng ngày ngắn điển hình. Khi chiếu 16 giờ liên tục trong thí nghiệm, cây giống
này khơng có khả năng hình thành hoa cái, hoa đực xuất hiện rất muộn.
Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu sáng trong quá trình phát
sinh cá thể cũng khác nhau. Qua thí nghiệm đã kết luận rằng cây dưa chuột ở độ
tuổi sau nảy mầm từ 20-25 ngày có phản ứng thuận với độ dài chiếu sáng dưới
12 giờ (Trần Khắc Thi & Vũ Tuyên Hoàng, 1979).
5


2.1.3. Nước
Dưa chuột có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt ven rừng, do đất đai ở nơi nguyên
sản màu mỡ nên bộ rễ kém phát triển hơn các cây khác như bí ngơ, dưa hấu, dưa
bở, do đó, dưa chuột vừa là cây kém chịu hạn, lại kém chịu úng, bộ rễ phát triển
kém, hệ rễ phân bố chủ yếu trên tầng đất mặt. Hai yếu tố ngoại cảnh là lượng
mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ là nguyên nhân phát sinh các vết bệnh trên lá và

thân cành (Tạ Thu Cúc & cs., 2007).
Trong thân cây, nước chiếm 91,3%, trong quả có chứa tới 93-95% nước,
tuy nhiên, lượng tỷ lệ này vẫn chưa phải là cao so với với lượng nước mà cây
bốc hơi. Độ ẩm đất thích hợp cho cây dưa chuột là 85- 90%, độ ẩm khơng khí là
90- 95% (Trần Khắc Thi, 1985). Đất khơ hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng
kém, đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, tích lũy chất
cucurbitacin, gây đắng trong quả, gây nhiễm bệnh virus.
Nhu cầu về nước thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng. Thời kỳ cây con
do thân lá chưa phát triển nên yêu cầu ít nước, cây cần nhiều nước vào thời kỳ ra
hoa và tạo quả. Thời kỳ nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt.
Trong điều kiện ngập nước, rễ cây bị thiếu oxy dẫn đến héo rũ, có thể chết
cả ruộng. Hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời kỳ
thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu tiên cần độ ẩm đất 70 - 80%. Thời
kỳ rộ và giai đoạn quả phát triển yêu cầu độ ẩm trên 80 - 90%. Sự thiếu nước
thường làm giảm sự phát triển sinh dưỡng và sinh thực, quang hợp, hô hấp, hấp
thụ ion và trao đổi chất, ngồi ra có thể làm cho cây bị mẫn cảm với côn trùng
và bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý thừa nước sẽ làm rễ bị hư thối, cây sẽ bị vàng,
còi cọc.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột cần lượng nước
khá lớn, vì vậy cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, đặc biệt là giai đoạn cây con
và giai đoạn ra hoa hình thành quả.

6


2.1.4. Đất và dinh dưỡng
Cây dưa chuột ưa đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, đất có
thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích hợp từ 5,5-6,8,
tốt nhất từ 6,0- 6,5 cho năng suất cao, chất lượng quả tốt (Tạ Thu Cúc và cs,
2007).

Dưa chuột yêu cầu độ pH trong đất cao. Dinh dưỡng khống khơng đủ sẽ
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bón phân chuồng và
phân khống một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường trong quả. Ở thời kỳ
đầu sinh trưởng, cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng, cây khơng cần
nhiều đạm, nếu giảm bón đạm thì sẽ làm tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Cây
dưa chuột lấy dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với cây rau khác như cà chua,
bắp cải.
Khi nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng trên cây dưa chuột thấy
rằng: Trong ba yếu tố NPK, dưa chuột sử dụng kali cao nhất, sau đó đến đạm, sử
dụng ít nhất là lân. Khi bón 60N: 60P2O5: 60K2O thì dưa chuột sử dụng khoảng
92% đạm, 33% lân, 100% kali. Dưa chuột không chịu được nồng độ cao nhưng
lại nhanh chóng phải ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ, đặc
biệt là phân chuồng có tác dụng rõ rệt làm tăng năng suất ruộng dưa chuột (Mai
Thị Phương Anh và cs, 1996). Kali và lân có vai trị quan trọng trong việc tạo
quả có chất lượng, cịn đạm làm màu quả đẹp.
Tùy theo trình độ thâm canh, mức phân vơ cơ bón có thể dao động rất lớn
( Tạ Thu Cúc & cs., 2007).
Loại phân bón

Đơn vị

Lượng bón trên 1 ha

N

Kg

90-

200


P2O5

Kg

60-

120

K2O

Kg

100- 200

Phương pháp bón cho cây dưa chuột:
7


Bón lót trước khi trồng, bón 1/2 tổng lượng phân lân, phần cịn lại để bón
thúc. Khi lượng phân bón khơng cao có thể bón lót 1/2 tổng lượng đạm và kali.
Bón thúc lần 1 khi cây có 4- 5 lá.
Sử dụng 2/5 tổng lượng phân đạm, 2/5 tổng lượng phân kali để bón cho cây. Có
thể bón 1/4 tổng lượng phân đạm và kali nếu đã lót 1/2 tổng lượng đạm và kali
khi trồng, bón 1/4 tổng lượng phân lân nếu chưa bón lót tồn bộ lân.
Bón thúc lần 2, khi cây ra hoa cái đầu tiên
Sử dụng 1/5 tổng lượng đạm, 1/5 tổng lượng kali. Có thể bón 1/4 tổng lượng lân
(nếu còn) vào thời kỳ này.
Sau mỗi lần thu, nếu có nước phân pha lỗng tưới cho cây sẽ kéo dài thời gian
thu hoạch quả.

Bảng 2.1. Tỷ lệ bón phân so với lượng phân bón
Tỷ lệ bón so với tổng lượng
phân bón ( %)

Thời gian bón
N

P2O5

K2O

50-100

25-50

25-40

0-25

25-40

Bón thúc 2 (cây có hoa cái đầu)

20

0-25

20

Bón thúc 3 (sau thu lứa quả đầu)


20

0

20

Bót lót
Bón thúc 1 (cây có 4- 5 lá)

25-

50

Bên cạnh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai trị
hết sức quan trọng. Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung dịch phân đa
lượng bón cho cây sẽ thu được quả có chất lượng cao, đặc biệt trộn hạt dưa
chuột với phân vi lượng trước khi gieo sẽ làm năng suất từ 50-60 tạ/ha (Nguyễn
Như Hà, 2006).
Biểu hiện của sự thiếu hụt dinh dưỡng ở dưa chuột đã được nghiên cứu và
kết quả thu được:

8


- Thiếu đạm cây bắt đầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có
màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong.
- Thiếu kali cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện những
đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục.
- Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ màu xanh đậm sang màu

ghi làm lá khô và chết.
- Thiếu magie: Cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, rải rác những đốm lá chết
trên phiến lá. Sau những đốm lá chết đó lan rộng và kết hợp với nhau làm lá khô,
cuối cùng chết cả lá.
- Thiếu canxi: Cây sinh trưởng bình thường, lá ít màu xanh( ít diệp lục),
mép lá xoăn, khơ cứng.
- Thiếu lưu huỳnh: Lá cuối cùng có màu xanh nhạt, những lá dưới có màu
xanh bình thường.
- Thiếu bo: Cây sinh trưởng chậm, lá trở nên dày, xanh đậm, đỉnh ngọn
khô héo, những lá gốc chuyển màu nâu và xoăn mép lá lại.
Cây dưa chuột là cây trồng rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, việc
nghiên cứu mối quan hệ này giúp nhà chọn giống điều chỉnh các yếu tố nhiệt độ,
ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng phù hợp với từng mục tiêu chọn tạo giống chất
lượng cao, chống chịu sâu, bệnh và điều kiện bất thuận.

9


2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Rau là cây trồng ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao.
Rau tươi là nguồn vitamin và khoáng chất quan trọng cung cấp cho bữa ăn hàng
ngày của chúng ta. Đa phần các loại rau đều ít chất béo và calo, có tác dụng tạo
cảm giác no bụng. Rau được sản xuất ở hầu hết các nước trên thế giới.
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), thế
giới sản xuất 1,837 triệu tấn rau quả trong năm 2019, tăng 0,8% so với năm
trước nhưng ít hơn một chút so với hai năm trước, cho thấy sản xuất đã ổn định.

( M. Shahbandeh, 2022)
Hình 2.1. Sản lượng rau toàn cầu năm 2020 theo khu vực

Biểu đồ này cho thấy sản lượng rau toàn cầu vào năm 2020, được sắp xếp
theo khu vực. Trong năm đó, khoảng 85,15 triệu tấn rau đã được trồng ở châu
Phi. Phần lớn sản lượng rau trên toàn thế giới diễn ra ở các nước Châu Á với
898,15 triệu tấn. Sản lượng trồng rau thấp nhất là khu vực Châu Đại Dương với
sản lượng chỉ đạt 3,17 triệu tấn.

10


Theo số liệu chính thức trong 5 năm qua, sản lượng rau quả tươi trên thế giới
khơng có nhiều thay đổi. Năm 2015, sản lượng lên tới 1,8 tỷ tấn. Nó đã tăng lên
1,824 triệu tấn vào năm 2016 và lên 1,852 triệu tấn vào năm 2017. Năm 2018 có
mức giảm nhẹ 1,7%.
Theo thống kê của M. Shahbandeh (Chuyên gia nghiên cứu về nông nghiệp
& FMCG), trong năm 2020, Trung Quốc là nước sản xuất hàng đầu với sản
lượng gần 594 triệu tấn, tiếp theo là Ấn Độ với khoảng 141,2 triệu tấn rau tươi.
Dưa chuột là loài cây phổ biến, được sử dụng rộng rãi, loại cây trồng quan
trọng thứ tư sau cà chua, bắp cải và hành tây. Chính vì thế diện tích trồng dưa
chuột ln tăng qua các năm.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới ( 2018- 2019)
Quốc
gia

Năm 2018

Năm 2019

Sản lượng

Diện tích


Năng

Sản lượng

Diện tích

Năng

(tấn)

(ha)

suất

(tấn)

(ha)

suất

(tấn/ha)
Thế
giới
Trung
Quốc
Iran

(tấn/ha)


84.832.296 2.153.254

394,0

87.805.086 2.231.402

393,5

67.601.863 1.239.950

545,2

70.338.971 1.258.370

559,0

697.426

23.595

295,6

871.692

29.402

296,5

1.848.273


37.543

492,3

1.916.645

38.486

498,0

Nga

1.604.346

42.830

374,6

1.626.360

40.851

398,1

Mexico

1.072.048

19.597


547,0

826.485

16.115

512,9

700.820

44.880

156,2

677.880

40.793

166,2

Thổ
Nhỹ Kỳ

Mỹ

(Nguồn Faostat –2021)
11


Năm 2019, sản lượng dưa chuột của thế giới đã vượt mức 87 triệu tấn, với

diện tích hơn 2 triệu ha, năng suất gần 400 nghìn tấn/ha. Nhìn chung, về diện
tích, sản lượng, năng suất trồng dưa chuột của các nước đều tăng lên. Năm 2018,
đứng đầu về sản xuất dưa chuột là Trung Quốc với sản lượng hơn 67 triệu tấn,
đến năm 2019, sản lượng vẫn tiếp tục dẫn đầu và sản lượng đã tăng lên hơn 70
triệu tấn.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam.
Theo Bộ NN và PTNT, năm 2012 diện tích trồng rau của nước ta đạt
823.728 ha, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 800 triệu USD. Việt Nam đã xuất
khẩu rau quả sang gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các vùng có diện tích trồng
rau lớn trên cả nước là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Đông
Nam bộ và Bắc Trung bộ. Những tỉnh như Lâm Đồng, Hải Dương, Thái Bình,
Trà Vinh… có năng suất đạt trên 200 tạ rau/ha.
Năm 2009, Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết diện tích trồng dưa chuột
của cả nước là 31.570 ha (2009), sản lượng đạt 577.218 tấn/năm (2009). Các
vùng trồng chủ yếu của nước ta bao gồm Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần
Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Lý Nhân (Hà Nam), Nam Định, Bắc Giang, Thanh
Hoá…
Sản lượng và diện tích rau của Việt Nam có xu hướng tăng đều qua các
năm. Cụ thể, cùng với việc mở rộng diện tích trồng, sản lượng rau của Việt Nam
của Việt Nam tăng từ 15 triệu tấn năm 2015 lên đến xấp xỉ 18 triệu tấn năm
2018 với mức tăng trưởng trung bình 5%/năm.

12


Hình 2.2: Sản lượng và diện tích rau qua các năm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, cả nước trồng
khoảng 995.000 ha rau các loại, năng suất 186 tạ/ha, sản lượng 18,5 triệu tấn. Từ
đầu năm 2021 đến nay, sản lượng rau các loại đạt khoảng 12,5 triệu tấn, tăng
2,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng khu vực phía Nam, sản lượng ước đạt 7,2

triệu tấn.
2.3. Những nghiên cứu về giá thể trồng rau trên thế giới và ở Việt Nam.
2.3.1. Những nghiên cứu về giá thể trồng rau trên thế giới.
Ở Anh, vào những năm 1930, Lawrence và Newell đã tiêu chuẩn hóa chất
trồng có tên là “John Innes” (hỗn hợp đất mùn, cát và than bùn theo tỷ lệ 7: 3: 2
tương ứng) cho mục đích thương mại..
Trong suốt những năm 1950, ở Hoa Kỳ các nhà nghiên cứu và thực hành
đã xác định vỏ cây và than bùn là những thành phần không chứa đất hiệu quả
nhất để sản xuất cây trồng trong bầu. Sau đó, vào những năm 1970, than bùn đã

13


được khám phá thành công như một chất thay thế cho đất mùn để làm cho chi
phí vận chuyển hiệu quả.
Sản xuất và ứng dụng than sinh học vào đất có thể là một lựa chọn hiệu
quả để hấp thụ cacbon (C), giảm phát thải khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O)
(Pratiwi & Shinogi, 2016 , Juriga & cs., 2018 , Oni & cs., 2020 ), giảm sinh khả
dụng của kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ (Ahmad và cs, 2014 ,Ajayi
& Horn, 2017 ) và kiểm sốt sự rửa trơi chất dinh dưỡng và chất ơ nhiễm từ đất
( Liu & cs., 2017c, Oni & cs., 2020).
Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á (AVRCD) (1992) đã giới
thiệu cách pha trộn giá thể gồm: đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ tương ứng
5:3:1:1. Bầu có thể sử dụng lá chuối hoặc bầu nilon có đường kính 5-7 cm, chiều
cao 10 cm. Cây trồng có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngồi đồng, bộ rễ được bảo
tồn khơng bị đứt nên hạn chế sự chột của cây sau khi chuyển ra trồng ngồi
ruộng. Cây ươm trong bầu có thể vận chuyển đi xa mà vẫn tỷ lệ sống cao
(Nguyễn Thành Chung, 2003).
Tại các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn
có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp cho mục đích thay thế đất. Thực tế, mơi

trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu được dùng trộn hôn hợp bầu cây trong
vườn ươm. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều cơng thức phối
trộn, dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu và theo tỷ lệ 1:1:1 có các
cơng thức sau: cát rây + đất vườn + phân hữu cơ; đất vườn + bột xơ dừa + phân
hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa. Những vùng sản xuất chuyên
canh, sản xuất cây con tròn khay đã góp phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm, nó đã
trở thành một nghề kinh doanh, một số nông hộ sản xuất cây con với quy mô lớn
để bán cho hộ khác (Vũ Công Hậu, 1999).
Trấu , xác gỗ, vỏ hạt, phân và tàn dư cây trồng được coi là chất thải nông
nghiệp, nhưng gần đây những chất thải rắn như vậy đã được chuyển hóa thành
than sinh học với mục đích hấp thụ cacbon.
14


Than sinh học thường được định nghĩa là than vật chất hữu cơ, được sản
xuất với mục đích được thêm vào đất để cải thiện các đặc tính nơng học của nó.
Trung bình, một tấn sinh khối khơ có thể tạo ra 400 kg than sinh học chứa 80
đến 90% cacbon nguyên chất (Lehmann & cs., 2009) ở 300 đến 700 ºC, dưới
mức thấp (tốt nhất là không) nồng độ oxy.
Vỏ trấu cacbon hóa bao gồm một loại rất nhẹ, vật liệu có cấu trúc vi xốp
và khối lượng lớn, mật độ khoảng 0,150g cm3 (Haefele &., 2009).
Quá trình cacbon hóa cũng cải thiện khả năng giữ nước của trấu (Oshio &
cs.,1981). Ngồi ra, thói quen cũ phổ biến của đốt rơm rạ trên ruộng chỉ ra rằng
màu đen cacbon từ gạo được đốt cháy khơng hồn tồn (tức là đã cacbon hóa)
bã có thể là một nguồn chất hữu cơ quan trọng trong đất lúa, như đã được trình
bày trước đây cho một loạt các các loại đất khác (Schmidt và Noavk, 2000).
Tác động của việc bổ sung than sinh học có thể khác nhau tùy theo đất.
Tuy nhiên, những hiệu ứng sau đây đã được nhìn thấy trong các thí nghiệm:
- Than trấu làm tăng pH đất, do đó làm tăng lượng phốt pho (P) sẵn có.
- Thơng khí được cải thiện trong vùng rễ cây trồng.

- Cải thiện khả năng giữ nước của đất.
- Tăng khả năng trao đổi của kali (K) và magiê (Mg) (FFTC, 2001).
Trấu hun tạo ra sự kết tụ của đất, dẫn đến tăng độ xốp của đất và khả năng
giữ nước, đồng thời làm giảm mật độ khối của đất và khả năng chống xâm nhập
của đất.
2.3.2. Những nghiên cứu về giá thể trồng rau ở Việt Nam
Nguồn đất đai sẽ ít đi, khí hậu diễn biến ngày một phức tạp, nhu cầu của
con người trở nên bức thiết trong tương lai. Tuy việc trồng rau trên thế giá thể
tại nước ta chưa rộng rãi những nghĩ đến chuyện áp dụng trồng rau trên các giá
thể khác nhau thay thế cho đất lúc này là thời điểm thích hợp (Hồ Hữu An & cs.,
2000).

15


×