Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.49 KB, 103 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
KHOA Y TẾ CỘNG CỘNG
---------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH
(Thời gian 25/02/2013 đến 19/05/2013)

Ninh Bình, tháng 05/2013


2

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC TẾ
1. Đặc điểm địa lý.
Ninh Bình là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng cửa ngõ miền Bắc
 Phía Bắc giáp Hịa Bình, Hà Nam;
 Phía Đơng giáp Nam Định,
 Phía Tây giáp Thanh Hóa,
 Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.
2. Đặc điểm dân cư.
Tỉnh Ninh Bình có diện tích 1400 km 2, dân số hơn 898 459 người gồm 2
nhóm dân tộc chủ yếu là Kinh và Mường, mật độ dân số 642 người/ km 2 . Tỉnh
Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, mặc dù được xếp vào khu vực
đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình chỉ có 2 huyện dun hải là n Khánh và
Kim Sơn canh tác nghề trồng lúa nước. Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới
7 huyện lỵ khác đều dưới 30 km.
3. Đặc điểm kinh tế xã hội.
 Kinh tế


Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng và may mặc gồm 7 khu công nghiệp, 22 cụm công
nghiệp với diện tích 880. Thương mại - Dịch vụ cũng một thế mạnh để phát
triển kinh tế của Ninh bình trong đo phải kết đến dịch vụ du lịch rất đa dạng.
Bên cạnh đó Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nơng nghiệp đa dạng nhiều
thành phần.
 Văn hóa
Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình
tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ
sông Hồng. Vùng đất Ninh Bình là kinh đơ của Việt Nam thế kỷ X. Có nhiều di
tích lịch sử và các đình, chùa, đền, cũng như rất nhiều các lễ hội cịn duy trì đến
ngày nay...Đạo Thiên Chúa được truyền vào Ninh Bình rất sớm, hienj nay tại


3

giáo phận Phát Diệm đặt tại Kim Sơn số giáo dân chiếm tới 60% tổng số giáo
dân tồn tỉnh.
 Xã hội.
Giao thơng: Thành phố Ninh Bình có vị trí nằm chính giữa các tuyến
giao thông thuận tiện gồm quốc lộ 1A xuyên Việt và quốc lộ 10 đi các tỉnh
duyên hải Bắc Bộ tới Quảng Ninh. Ninh Bình có trục đơ thị Tam Điệp – Ninh
Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Bên cạnh đó Ninh Bình có hệ thống
sơng hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình
với Hà Nam, Nam Định.
Về giáo dục và đào tạo: tỉnh có Trường Đại học Hoa Lư và 4 trường cao
đẳng.
 Y tế.

Bệnh viện: 2 bệnh viện quân đội là Bệnh viện Quân y 5 của Quân khu 3 và
bệnh viện Quân y 145 của Quân đoàn 1; 7 bệnh viện tuyến tỉnh đó là bệnh viện
đa khoa Ninh Bình, bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Bình (100 giường), Bệnh
viện điều dưỡng - PHCN (100 giường), bệnh viện Lao và bệnh phổi Ninh Bình
(100 giường), Bệnh viện Tâm Thần Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình (200 giường) và bệnh viện Mắt Ninh Bình (50 giường), cùng với
các bệnh viện tuyến huyện và các trạm y tế xã.
Y học dự phòng: Y tế dự phòng của tỉnh. 8 trung tâm y tế thành phố và
huyện thị, trung tâm y tế Trung tâm phịng chống HIV/AIDS, trung tâm chăm
sóc sức khỏe sinh sản, trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, chi cục an toàn
vệ sinh thực phẩm, chi cục dân số.

PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
TTYTDP TỈNH NINH BÌNH
I. Quy định chung.
Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh Ninh Bình được thành lập năm 1992 là đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y
tế, sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế, các Viện chuyên môn.


4

Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu
riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước. Hiện nay trung tâm nằm trên
đường Lê Thái Tổ phường Nam Thành thành phố Ninh Bình. Trung tâm gồm có
6 khoa và 2 phịng. Với diện tích là 3500m 2. Về cở sở vật chất trung tâm gồm 3
khối nhà 3 tầng xây dựng khang trang, có hệ thống tường rào và cơng trình phúc
lợi đầy đủ. Về phương tiện đi lại trung tâm có 3 xe ơ tơ.
II. Cơ cấu tổ chức trung tâm.
1. Lãnh đạo trung tâm:
Giám đốc: Thạc sĩ Lê Hồng Nam


Điện thọai: 01234707476

Phó GĐ:

BsCKI. Nguyễn Thị Hằng

Điện thọai: 091.4768522

Phó GĐ:

Thạc sĩ Nguyễn Huy Lợi

Điện thọai: 090.4464899

2. Các phịng chức năng gồm: (2 phòng)
- Phòng Kế hoạch - tài chính.
- Phịng Tổ chức - hành chính.
3. Các khoa chun mơn: (6 khoa)
- Khoa Kiểm sốt bệnh truyền nhiễm và vắc-xin sinh phẩm.
- Khoa Sức khỏe cộng đồng.
- Khoa Sức khỏe nghề nghiệp.
- Khoa Xét nghiêm, Sốt rét-Nội tiết.
- Khoa Dinh dưỡng cộng đồng.
4. Biên chế và định mức lao động.
Tổng số CBCCVC hiện có 55 cán bộ
- Trình độ sau đại học: 07 cán bộ, trong đó: Thạc sĩ/Bác sỹ CKI: 03; Thạc
sĩ Y tế công cộng: 03; Thạc sỹ YHDP: 01.
- Trình độ đại học: 16 cán bộ,
- Trình độ cao đẳng: 4 cán bộ,

- Trình độ trung cấp: 22 cán bộ,
- Tỷ lệ Bác sỹ/tổng số cán bộ: 18,2%;


5

III. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm.
1. Chức năng, nhiệm vụ chung.
Trung tâm YTDP tỉnh Ninh Bình thực hiện theo QĐ số 05/2006/QĐ-BYT
của Bộ Y tế ban hành chức năng nhiệm vụ của trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: phòng chống
dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế,
sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, sức khỏe nghề nghiệp, phịng chống
tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn; xét nghiệm (ATVSTP,
nước, ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh), Sốt rét – Nội tiết...
- Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động
thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các cơ sở
y tế và các trạm y tế trên địa bàn.
- Có cơng văn chỉ đạo kịp thời về tổ chức các hoạt động thuộc các chương
trình, dự án do trung tâm đame nhiệm tới các trung tâm y tế dự phòng huyện/
thị/ thành phố.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ tuyến y tế cơ sở.
- Định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động của
trung tâm y tế huyện, thị, thành phố.
- Thu thập số liệu, thông tin.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng các tiến bộ khoa học, vào triển
khai các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

- Tham gia các hoạt động y tế khác khi được lãnh đạo Sở Y tế phân công. 
2. Nhiệm vụ của các Khoa, Phịng
2.1. Phịng Kế hoạch tài chính.
a) Xây dựng kế hoạch kế hoạch trung hạn (giai đoạn 2011 – 2015), ngắn
hạn( năm, quý, tháng, tuần) và phân tích nhiệm vụ theo của trung tâm.
b) Quản lý và cấp phát kinh phí, vật tư theo kế hoạch đã được phê duyệt.


6

c) Thu thập các chứng từ liên quan đến kinh phí, vật tư từ huyện, thị, thành
phố thuộc các chương trình do các khoa phịng triển khai.
d) Thực hiện nghiên cứu khoa học, áp dung các sáng kiến cải tiến, ứng
dụng khoa học vào công việc nghiệp vụ.
e) Tham gia các hoạt động khác của cơ quan khi được yêu cầu.
2.2. Phịng Tổ chức hành chính.
a) Quản lý cơng tác tổ chức, cán bộ; thực hiện các chế độ chính sách, khen
thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị phục vụ cho hoạt
động của Trung tâm.
c) Làm đầu mối tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn, các hoạt động
thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ về y tế dự phòng.
d) Quản lý tài sản của Trung tâm.
2.3. Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động cảu khoa theo chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên
giao cụ thể:
Công tác phịng chống dịch
Chương trình tiêm chủng mở rộng
Chương trình sốt xuất huyết, viêm não Nhật bản...
Chương trình CDD...

b) Phân công cán bộ thực hiện giám sát các bệnh truyền nhiễm tại các đơn
vị điều trị (BV tỉnh, Quân y viện 5, 8 Bệnh viện huyện, thị , thành phố, các
phịng khám đa khoa khu vực)
c) Quản lý tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại địa phương
d) Khi có dịch tham mưu cho lãnh đạo ra các văn bản chỉ đạo kịp thời,
đông thời tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa
bàn.
 đ) Triển khai công tác giám sát thường xuyên các véc tơ truyền bệnh


7

 e) Triển khai thực hiện các chương trình, dự án phòng chống bệnh truyền
nhiễm do khoa đảm nhiệm, kịp thời thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ y
tế tuyến cơ sở.
g) Tổ chức định kỳ, đột xuất kiển tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa phụ trách với tuyến cơ sở.
h) Thu thập số liệu, thực hiện báo cáo kết quả tháng, quý, năm với phòng
kế hoạch tổng hợp và cấp trên.
2.4. Khoa Sức khoẻ cộng đồng.
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về sức khoẻ cộng
đồng;
b) Giám sát chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các cơng
trình vệ sinh; thực hiện kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các biện
pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt;
c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác y tế học đường; triển khai thực hiện hoạt
động phòng chống các bệnh, tật học đường, các hoạt động chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ đối với học sinh, sinh viên;
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các
quy định hiện hành về y tế đối với môi trường, chất thải, nước tại các khu vực

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;
đ) Làm đầu mối tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng phong trào làng
văn hoá sức khoẻ;
e) Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình dự án liên quan đến sức
khoẻ môi trường và sức khoẻ trường học.
2.5. Khoa Dinh dưỡng cộng đồng.
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát
các hoạt động đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
cộng đồng;
b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh
dưỡng cộng đồng trên địa bàn tỉnh; tập huấn và cấp giấy chứng nhận tập huấn
kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm do tỉnh quản lý; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa


8

vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến dưới và cán bộ liên ngành; chịu trách nhiệm
hướng dẫn tuyến dưới triển khai thực hiện các hoạt động về chuyên môn, nghiệp
vụ;
c) Tham gia phối hợp các hoạt động liên ngành, kiểm tra, thanh tra chuyên
ngành vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức giám sát và đánh giá nguy cơ suy dinh
dưỡng; thực hiện điều tra, thống kê, báo cáo và phòng chống ngộ độc thực phẩm
xảy ra trên địa bàn.
d) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực
phẩm và đăng ký quảng cáo thực phẩm để trình cấp có thẩm quyền xác nhận
theo phân cấp hoặc xác nhận giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, quảng cáo
thực phẩm nếu được uỷ quyền. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao
theo phân cấp khi được Giám đốc Sở Y tế uỷ quyền.

đ) Chủ trì tổ chức khám sức khoẻ cho người trực tiếp sản xuất, chế biến,
phục vụ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo phân
cấp quản lý.
e) Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, mơ hình điểm liên
quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng;
hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP, GHP và
HACCP.
2.6. Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp.
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về y tế lao động;
phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn thương tích của ngành y
tế và xây dựng cộng đồng an tồn.
b) Kiểm tra, giám sát mơi trường lao động, điều kiện lao động có nguy cơ
gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động; đề xuất các giải pháp cải thiện điều
kiện, môi trường lao động.
c) Tổ chức phòng khám bệnh nghề nghiệp và triển khai các hoạt động
phòng chống bệnh nghề nghiệp; theo dõi, giám sát, hướng dẫn khám sức khoẻ
định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và tham gia khám giám định bệnh nghề nghiệp
cho người lao động.


9

d) Triển khai thực hiện và giám sát các hoạt động phịng, chống tai nạn
thương tích của ngành y tế và xây dựng cộng đồng an toàn tại địa phương.
đ) Phối hợp trong việc thẩm định các hố chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
vệ sinh lao động theo danh mục quy định và hướng dẫn xử lý ban đầu khi bị
nhiễm độc.
e) Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến sức
khoẻ bệnh nghề nghiệp và phịng, chống tai nạn thương tích.

2.7. Khoa Sốt rét - Nội tiết.
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng
chống bệnh sốt rét, ký sinh trùng, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá.
b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, chỉ đạo công tác giám sát véc tơ liên
quan đến bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng.
c) Giám sát và hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phịng, chống bệnh
nội tiết và rối loạn chuyển hố.
d) Triển khai thực hiện các chương trình, dịch vụ, dự án phòng, chống bệnh
sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá.
2.8. Khoa Xét nghiệm.
a) Thực hiện các xét nghiệm phục vụ yêu cầu các hoạt động thuộc lĩnh vực
y tế dự phòng.
b) Sản xuất, pha chế mơi trường ni cấy và hố chất phục vụ công tác xét
nghiệm.
c) Thống nhất áp dụng thường quy kỹ thuật xét nghiệm theo quy định, phổ
biến kỹ thuật và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đối với tuyến huyện và các cơ
sở y tế trên địa bàn tỉnh.
d) Triển khai thực hiện các dịch vụ xét nghiệm trong lĩnh vực y tế dự
phòng theo quy định của pháp luật.
3. Các hoạt động, thành tích nổi bật và các hình thức khen thưởng của
trung tâm.
Trong những năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Bộ Y
tế, Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y Tế, cùng với sự nỗ
lực phấn đấu của trung tâm cán bộ, viên chức người lao động đặc biệt là sự


10

hưởng ứng đông đảo của tầng lớp nhân dân, trung tâm y tế dự phịng đã đạt
được nhiều thành tích đáng kể: có một trụ sở làm việc khang trang tại các khoa

phòng các trang thiết bị được đào tạo liên tục, nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội
được khống chế và loại trừ, sức khoẻ và tuổi thọ trung bình của người dân được
nâng lên, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân cũng như sựnghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm: đạt được những thành tựu rất khả
quan, khống chế không để dịch lớn xảy ra; Tuy nhiên các bệnh truyền nhiễm
vẫn xảy ra rải rác ở các huyện/thị xã/thành phố, tăng hơn so với năm 2011như:
bệnh tay chân miệng xuất hiện nhưng không bộc phát thành dịch; Bệnh cúm
A/H5N1; Bệnh liên cầu lợn: Có 03 ca mắc; Bệnh sốt xuất huyết Dengue: có 04
trường hợp, nhưng đều từ miền Nam về.
Hoạt động tiêm chủng mở rộng: Duy trì TCMR thường xuyên ở 146/146
xã, phường trong toàn tỉnh. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi đạt tỷ lệ
99,3%; Phụ nữ tiêm AT2 trở lên đạt 102,5%; Phụ nữ từ 15-35 tuổi tiêm AT2 đạt
71,2%.
Hoạt động dinh dưỡng cộng đồng: triển khai chiến dịch uống vitamin A
cho trẻ em 6-36 tháng tuổi trên toàn tỉnh và bà mẹ sau sinh; tổ chức tuần lễ dinh
dưỡng và phát triển. Điều tra dinh dưỡng, khẩu phần ăn và các vấn đề dinh
dưỡng có liên quan. Góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi năm
2012 là 16,8%.
Hoạt động sức khoẻ môi trường và sức khoẻ trường học: Duy trì hoạt động
ngày vệ sinh mơi trường trên địa bàn tồn tỉnh hàng tháng, giám sát chất lượng
nước tại 39 nhà máy cấp nước. Kết quả: đã có 65,7% hộ gia đình có hố xí hợp
vệ sinh, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011; Tỷ lệ sử dụng nước sạch trong toàn
tỉnh là 68,57%; thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về
quản lí chất thải y tế; Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác Y tế học đường
tại các trường học trên địa bàn tỉnhtrên 80% số trường được trong tỉnh được
quản lí về số lượng học sinh, thực trạng vệ sinh học đường.
Hoạt động sức khoẻ nghề nghiệp phịng chống tai nạn thương tích: thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao năng lực chẩn đoán và giám định
bệnh nghề nghiệp cho cán bộ Trung tâm Y tế và các Trạm trưởng Trạm Y tế các

xã; tổ chức tập huấn sơ cứu an toàn vệ sinh lao động, giám sát an toàn vệ sinh


11

lao động; kiểm tra môi trường lao động tại các trung tâm y tế huyện, thị xã,
thành phố. Khám và phân loại sức khoẻ cho các doanh nghiệp trong tỉnh, đồng
thời đo kiểm tra môi trường lao động. Phối hợp với các phòng khám ĐKKV
khám sức khoẻ định kỳ cho 10 doanh nghiệp với hơn 1.000 cán bộ.
Hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, nội tiết, rối loạn
chuyển hoá: thuộc tỉnh qua nhiều năm đạt được những thành tựu rất khả quan.
Trên địa bàn toàn tỉnh khơng có dịch sốt rét xảy ra, khơng có trường hợp nào sốt
rét ác tính, khơng có tử vong do sốt rét. Bệnh nhân sốt rét so với năm 2011 đã
giảm 46 bệnh nhân (năm 2011: 855 bệnh nhân; năm 2012: 809 bênh nhân).
Hoạt động xét nghiệm: thực hiện được các u cầu xét nghiệm như: xét
nghiệm vi sinh-lí hố nước, thực phẩm để xác định chất lượng nước,thực phẩm;
xét nghiệm huyết thanh (viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, sốt xuất huyết);
xét nghiệm vi khuẩn đường ruột (tả, lỵ, thương hàn); xét nghiệm ký sinh trùng
sốt rét. Hoàn thành xây dựng đề án “Tăng cường năng lực hệ thống kiểm
nghiệm an toàn thực phẩm”.
Bên cạnh những thành quả đó, TTYTDP tỉnh cũng đạt được nhiều Cờ thi
đua và Bằng khen của các cấp khen tặng.
Định hướng phát triển của trung tâm thời gian tới:
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phấn đấu đến 2015 đạt chuẩn quốc gia
Y tế Dự phòng


12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày 25 tháng 02 năm 2013
KẾ HOACH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN BSYHDP – KHĨA I TẠI TỈNH NINH BÌNH
Kính gửi: Trung tâm YTDP tỉnh Ninh Bình
Sinh viên thực tế tốt nghiệp tại Trung tâm Y tế dự phòng theo lịch dưới
đây:

Thời gian

25/2/201325/2/2013- 10/3/2013
17/3/2013 11/3/201317/3/2013

Khoa KS
dịch
bệnh và
vacxin
sinh
phẩm

Khoa
SK
cộng
đồng

N1

N2

N1


N2

Khoa DD và
ATVSTP; xét
nghiệm
DD và
Xét
ATVSTP nghiệm
N3

Khoa
SK
nghề
nghiệp
N4
N4


13

18/3/201307/4/2013
08/4/201328/4/2013
29/4/201319/5/2013

18/3/201331/3/2013
01/4/201307/4/2013
08/4/201321/4/2013
22/4/201328/4/2013
29/4/201312/5/2013

13/5/201319/5/2013

N2

N1

N2

N1

N3

N4

N3

N4

N4

N3

N4

N3

N3

N4


N3
N2

N1

N2
N1

N2

N1

DANH SÁCH PHÂN NHĨM SINH VIÊN Y HỌC DỰ PHỊNG KHÓA I
NHÓM
1
2
3
4

HỌ TÊN
Trần Thị Hằng
Nguyễn Thị Thủy Hương
Phạm Thị Nhung
Bùi Thị Minh Phương
Nguyễn Thị Chuyên
Bùi Thị Liên
Nguyễn Thị Nga
Nguyễn Thị Hằng Nga
Phạm Giang Sơn
Phạm Thị Cơng Thẩm

Đồn Văn Thương

NGÀY SINH

LỚP

26/12/1988
13/09/1989
03/11/1989
25/05/1989
06/11/1989
09/09/1989
20/08/1988
13/07/1988
08/12/1985
11/12/1989
28/12/1989

YHDP1A
YHDP1A
YHDP1A
YHDP1A
YHDP1B
YHDP1B
YHDP1B
YHDP1B
YHDP1B
YHDP1B
YHDP1B


Xác nhận của TTYT Dự phịng tỉnh

Ninh Bình , ngày 25 tháng 02 năm 2013

(Xác nhận và đóng dấu)

Nhóm trưởng

Phạm Giang Sơn


14

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ
TIÊU TẠI CÁC KHOA PHÒNG


15

PHẦN I
KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN
NHIẾM VÀ VACXIN SINH PHẨM
Mục tiêu 1.
Phân tích cơ cấu, tổ chức của khoa.
1. Tình hình nhân lực.
Khoa kiểm sốt bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm trung tâm y tế dự
phịng tỉnh Ninh Bình gồm có 08 cán bộ, trong đó có 7 cán bộ biên chức và 1
cán bộ hợp đồng.
Bác sỹ chuyên khoa I: Nguyễn Quang Xuân - Trưởng khoa.
Nhiệm vụ:Phụ trách chung và chương trình phịng chống dịch.

Thạc sĩ: Nguyễn Ngọc Phú - Phó trưởng khoa.
Nhiệm vụ: Phụ trách chương trình phịng chống sốt xuất huyết, giúp việc
trưởng khoa.
Y sỹ: Bùi Văn Thành.
Nhiệm vụ: Thư kí chương trình tiêm chủng mở rộng.
Cử nhân y tế cơng cộng: Đinh Thị Vũ Hương.
Nhiệm vụ:Tham gia nhóm chương trình tiêm chủng mở rộng và là tổ trưởng
cơng đồn khoa.
Y sỹ: Đoàn Hoàng Hà.
Nhiệm vụ :Giám sát bệnh truyền nhiễm, phụ trách chương trình CDD.
Y sỹ: Đinh Đức Thắng.
Nhiệm vụ : Giám sát bệnh truyền nhiễm.
Y sỹ: Nguyễn Văn Thọ.
Nhiệm vụ:Phụ trách buồng tiêm.
Y sỹ: Phạm Thị Quỳnh Trang.
Nhiệm vụ: Phụ trách buồng tiêm.
2. Nhận xét
Theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.


16

Về cơ cấu:
- Trưởng khoa : Bác sỹ chuyên khoa I về y học dự phịng (đạt tiêu chuẩn).
- Phó khoa là thạc sỹ y tế dự phòng: đạt tiêu chuẩn.
- Cán bộ chun mơn: Có bằng cấp đào tạo thích hợp với vị trí làm việc.

Mục tiêu 2.
Phân tích tình hình dịch bệnh lây nhiễm tại Tỉnh Ninh Bình dựa vào số liệu

sẵn có.
1. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam năm 2012.
1.1. Bệnh tay chân miệng: Năm 2012 ghi nhận 157.654 trường hợp mắc tay
chân miệng tại 63 địa phương, trong đó đã có 45 trường hợp tử vong tại 15 tỉnh,
thành phố. So với năm 2011 (113.121 trường hợp mắc, 170 trường hợp tử vong),
số mắc ứng 39,4%, so tử vong giảm 73,5% (giảm 125 trường hợp tử vong), chết/
mắc giảm (5 lần) từ 0,15% xuống còn 0,03%.


17

1.2. Bệnh Sốt xuất huyết: Năm 2012 ghi nhận 87.202 trường hợp mắc, 79
trường hợp tử vong. So với năm 2011 (69.878 trường hợp mắc, 61 trường hợp tử
vong) số mắc tăng 24,8%, tử vong tăng 18 trường hợp. So với trung bình giai
đoạn 5 năm 2006-2010, số mắc giảm 15%; tử vong giảm 24,6%.
1.3. Bệnh Cúm A (H1N1): Từ tháng 5/2009 đến tháng 7/2010 tại 63 tỉnh, thành
phố trên cả nước ghi nhận 11.214 trường hợp mắc, trong đó có 58 trường hợp tử
vong tại 11 tỉnh, thành phố. Năm 201 í, 2012 khơng ghi nhận ổ dịch cúm tại
cộng đồng.
1.4. Bệnh Cúm A (H5N1): Năm 2012 ghi nhận 04 trường hợp nhiễm cúm
A(H5) tại Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Dương, Đắk Lắk, trong đó đã có 02
trường hợp tử vong tại Kiên Giang và Sóc Trăng, số mắc cúm A (H5N1) giai
đoạn từ 2007-2011 đao động từ 4 - 8 trường hợp mắc, chủ yếu tập trung tại miền
Bắc, tỉ lệ chết/mắc trung bình giai đoạn cao 60% (15/25).
1.5. Bệnh Rubella: Năm 2012 ghi nhận 100 trường hợp mac rubella, 77 trường
hợp mắc rubella bẩm sinh, khơng có tử vong. Năm 2011 ghi nhận 43.907 trường
hợp mắc, các tỉnh có số mắc cao là Phú Thọ, Thái Bình, Yên Bái, Hà Giang,
Nghệ An, Hà Nội, Hưng Yên, Bác Ninh, Hịa Bình, Hải Dương và Hải Phịng.
1.6. Bệnh tả: Năm 2012 không ghi nhận trường hợp mắc. Năm 2007 ghi nhận
số mắc tả cao 1907 trường hợp, năm 2008 ghi nhận 886 trường hợp mắc, năm

2011 ghi nhận 2 trường hợp mắc.
1.7. Bệnh sốt rét: Năm 2012 ghi nhận 35.637 trường hợp mắc, 6 trường hợp tử
vong, so với năm 2011 (37.396 trường hợp mắc, 12 trường hợp tử vong) số mắc
giảm 4,7%, tử vong giảm 6 trường hợp. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đã
xuất hiện tại một số địa phương, đặc biệt tại Bình Phước.
1.8. Bệnh viêm não vi rút: Năm 2012 ghi nhận 822 trường hợp mắc, 18 trường
hợp tử vong tại Điện Biên (6 trường hợp), Sơn La (4 trường hợp), Hà Nội (2
trường hợp), Cần Thơ (2 trường hợp), Bạc Liêu (1 trường hợp), Lào Cai (1
trường hợp), Gia Lai (1 trường hợp), Phú Thọ (1 trường hợp). So với cùng kì
năm 2011 (1.273 trường hợp mắc, 30 trường hợp tử vong), số mắc giảm 35,4%,
tử vong giảm 40%.
1.9. Bệnh do não mô cầu: Năm 2012 ghi nhận 125 trường hợp mắc, trong đó có
05 trường hợp tử vong. So với cùng kì năm 2011( 247 trường hợp mắc, 6 trường
hợp tử vong) số mắc giảm 49,4%, tử vong giảm 1 trường hợp.


18

1.10. Thương hàn: Năm 2012 ghi nhận 617 trường hợp mắc, khơng có tử vong.
So cùng kỳ năm 2011 (873 trường hợp mắc, khơng có tử vong), số mắc giảm
29,3%.
1.11. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: Bảo
vệ thành quả thanh tốn Bại liệt, duy trì thành quả uốn ván sơ sinh, các bệnh có
vắc xin dự phịng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch
hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi) tỷ lệ mắc giảm dần hàng năm.
1.12. Bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Bệnh dại: Năm 2012 ghi nhận 92 trường hợp tử vong xảy ra tại 21 tỉnh,
thành phố. Các trường hợp tử vong do bệnh dại vẫn tập trung chủ yếu tại các
tỉnh Miền Bắc (81 trường hợp, chiếm 88%). Các tỉnh có số tử vong cao như:
Sơn La (22 trường hợp), Phú Thọ (15 trường hợp), Yên Bái (10 trường hợp), Hà

Giang (8 trường hợp), Tuyên Quang (7 trường hợp), Điện Biên (5 trường hợp),
Nghệ An (5 trường hợp), Thái Nguyên (3 trường hợp), Cao Bằng (2 trường
hợp), Lào Cai (2 trường hợp), An Giang (2 trường hợp). So với năm 2011 (110
trường hợp tử vong), số tử vong giảm 16,4%.
Bệnh than: Năm 2012 không ghi nhận trường hợp mắc, năm 2011 ghi nhận
191 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong, tập trug tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc và Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.
Bệnh liên cầu lợn ở người: Năm 2012 ghi nhận 34 trường hợp mắc, 02
trường hợp tử vong. Năm 2011 ghi nhận 52 trường hợp mắc với 5 trường hợp tử
vong.
Bệnh do vi rút Hanta: Năm 2012 ghi nhận được 1 trường hợp mắc tại thành
phố Hồ Chí Minh, khơng có trường hợp tử vong.
1.13. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Được giám sát và kiểm sốt chặt
chẽ, khơng có dịch bệnh xảy ra, số mắc giảm dần qua từng năm.
2. Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Ninh Bình năm 2012 và 4 tháng đầu năm
năm 2013.
2.1. Tay chân miệng: Trong năm 2012, tỉnh Ninh Bình ghi nhận 1083 trường
hợp mắc Tay Chân Miệng, tăng 155 trường hợp so với năm 2011. Bốn tháng
đầu năm 2013 đã có 113 ca mắc Tay Chân Miệng.


19

2.2. Bệnh sốt xuất huyết: Năm 2012 có 3 trường hợp mắc sốt xuất huyết được
ghi nhận. Bốn tháng đầu năm 2013 chưa phát hiện thêm trường hợp nào.
2.3. Bệnh tả: Trong năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013 chưa ghi nhận được
trường hợp nào mắc tả
2.4. Bệnh lỵ trực trùng: Năm 2012 ghi nhận 527 trường hợp mắc Lỵ trực
trùng. Tăng 338 trường hợp so với năm 2011. Trong 4 tháng đầu năm 2013 có
128 ca mắc.

2.5. Bênh lỵ a míp: 2012 có 550 ca mắc lỵ a míp, tăng 376 ca so với năm 2011.
Bốn tháng đầu năm 2013 ghi nhận 179 trường hợp mắc.
2.6. Tiêu chảy: Năm 2012 tỉnh Ninh Bình ghi nhận 12067 trường hợp mắc tiêu
chảy, tăng 2977 trường hợp so với năm 2011. Trong 4 tháng đầu năm 2013 có
3026 ca mắc.
2.7. Bệnh Viêm não vi rút: Năm 2012 có 1 trường hợp mắc viêm não vi rút. 4
tháng đầu năm 2013 chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào.
2.8. Bệnh viêm gan vi rút: Năm 2012 có 12 ca mắc, giảm 6 ca so với năm
2011. Trong 4 tháng đầu năm 2013 ghi nhận 05 trường hợp mắc.
2.9. Bệnh thủy đậu: Năm 2012 có 250 trường hợp mắc thủy đậu, giảm 110
trường hợp so với năm 2011. Bốn tháng đầu năm 2013 ghi nhận 99 ca mắc.
2.10. Uốn ván không phải sơ sinh: Trong năm 2012 có 7 ca mắc uốn ván, bằng
số ca mắc năm 2012. Trong 4 tháng đầu năm 2013 chưa ghi nhận trường hợp
nào mắc uốn ván.
2.11. Nghi ngờ bại liệt mềm cấp: Năm 2012 có 3 trường hợp mắc , giảm 1 ca
so với năm 2011. Bốn tháng đầu năm không ghi nhận ca bệnh nào.
2.12. Bệnh sởi: Năm 2012 có 1 trường hợp mắc sởi đc ghi nhận. 4 tháng đầu
năm 2013 chưa có trường hợp nào mắc bệnh.
2.13. Bệnh quai bị: Năm 2012 có 282 ca mắc, tăng 92 trường hợp so với năm
2011. Trong 4 tháng đầu năm 2013 ghi nhận 57 trường hợp mắc.
2.14. Bệnh cúm: Năm 2012 có 19812 ca mắc cúm, giảm2798 ca so với năm
2011. Trong 4 tháng đầu năm 2013 đã ghi nhận 6283 ca mắc cúm.


20

2.15. Bệnh rubella: Năm 2012 đã ghi nhận 23 trường hợp mắc rubella, giảm rất
nhiều so với năm 2011 có 942 ca mắc. Trong 4 tháng đầu năm 2013 đã có 32
trường hợp mắc rubella.
2.16. Bệnh cúm H5N1 và cúm H1N1: Trong năm 2012 và 4 tháng đầu năm

2013 không phát hiện ca mắc cúm H5N1 và H1N1 trên địa bàn toàn tỉnh.
2.17. Bệnh liên cầu lợn: Năm 2011 ghi nhận 2 trường hợp mắc liên cầu lợn.
Năm 2012 có 3 ca mắc thì có 2 ca tử vong. Trong 4 tháng đầu năm 2013 đã có 6
ca mắc, có một ca tử vong.
2.18. Bệnh sốt rét: Năm 2012 có 118 ca mắc, trong khi năm 2011 chỉ có 8 ca.
Bốn tháng đầu năm 2013 khơng có ca nào mắc. Các trường hợp mắc sốt rét ở
Ninh Bình chủ yếu là sốt rét lưu hành.
2.19. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: được giám sát và kiểm sốt chặt
chẽ, khơng có trường hợp bệnh nào xảy ra.



×