Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng vào xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.67 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Khoa Lý luận chính trị

TIỂU
LUẬN
KẾT
THÚC
HỌC
Đề bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội và sự vận dụng vào xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
Tên học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhóm lớp: 31
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hải Yến
Sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Đỗ Thị Anh Thư

24A4011871

Trần Hạnh Nguyên

24A4010535

Trần Thị Ánh Nguyệt

24A4012947

Đỗ Thị Quỳnh Trang

24A4011894


Điêu Thị Giang

24A4011307

Trần Bảo Anh

24A4012683

Đỗ Thanh Hà

24A4052902

Vũ Minh Châu

23A4060071

Trần Ngọc Hân

24A4051258


Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2023

Đánh giá thành viên

STT

MSV

Họ và tên


Nhiệm vụ

Điểm

1

24A4011871

Đỗ Thị Anh Thư

Liên hệ sinh viên, phân
cơng nhiệm vụ, tổng hợp
word

9,3

(Nhóm trưởng)
2

24A4012947

Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trần Thị Ánh Nguyệt trong bối cảnh về thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội

9,3

3


24A4010535

Trần Hạnh Nguyên

Thực trạng xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay

9,2

4

24A4011894

Đỗ Thị Quỳnh Trang

Thuyết trình

9,2

5

24A4011307

Điêu Thị Giang

Powerpoint

9,2


6

24A4012683

Trần Bảo Anh

Thuyết trình

9,2

7

24A4052902

Đỗ Thanh Hà

9,2

8

23A4060071

Vũ Minh Châu

Phần lý luận, giá trị lý luận
và thực tiễn
Powerpoint

9


24A4051258

Trần Ngọc Hân

Giải pháp khắc phục

9

2

9,2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

I. Phần lý luận..................................................................................................3
1. Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH........................................................3
2. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam...............................................................................................................4
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta
trong thời kỳ quá độ......................................................................................5
4. Một số nguyên tắc, biện pháp xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ......8
II. Phần liên hệ thực tiễn...................................................................................9

1. Giá trị lý luận và thực tiễn........................................................................9
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội...........................................................................................................12
3. Thực trạng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.................18
4. Giải pháp khắc phục...............................................................................21
III. Liên hệ bản thân.........................................................................................23
1. Nhận thức của sinh viên trong việc xây dựng CNXH ở Việt Nam........23
2. Hoạt động của sinh viên thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công
cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay...............................................25
KẾT LUẬN

28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

1


MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được bắt đầu hình thành từ khi
Nguyễn Ái Quốc phát hiện ra đường lối giải phóng dân tộc, đặt cách mạng Việt
Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa xã hội. Từ đó, trong cuộc đời cách mạng phong phú vừa đấu tranh, vừa
nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, nhận thức của Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội ngày càng hoàn thiện, sáng tỏ hơn.
Con đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là trong quá trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa yêu

nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp cận chủ nghĩa
xã hội từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa dân tợc. Đó là từ lập
trường u nước và khát vọng giải phóng dân tộc; phương diện đạo đức; và, từ
truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Chính từ các cách tiếp
cận này đã tạo nên bản sắc đặc thù về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiện nay, nước ta quá độ lên CNXH trong bối cảnh cách mạng khoa học và
cơng nghệ có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mọi phương diện của đời sống
kinh tế - xã hội, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau,
Việt Nam sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý,
phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Do đó, quá độ lên CNXH
là con đường phát triển hợp quy luật khách quan, vượt qua CNTB nhất định
phải là một xã hội tốt đẹp hơn - đó là chế độ CNXH.

2


NỘI DUNG
Phần lý luận
1. Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH
Quá độ là khái niệm Triết học chỉ sự chuyển biến chuyển đổi về chất từ sự
vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác phù hợp với quy luật phát
triển của lịch sử. 
Quá độ lên CNXH là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ sự chuyển biến có tính
chất cách mạng từ các yếu tố, các tiền đề cịn mang tính chất TBCN từng bước
trở thành các yếu tố, các tiền đề mang tính chất XHCN trên tất cả lĩnh vực của
đời sống xã hội.
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kì diễn ra với giai đoạn trong thay đổi tính

chất xã hội. Cải tạo cách mạng xã hội Tư bản chủ nghĩa thành xã hội Xã hội chủ
nghĩa. Khi đó hàng hoạt các chính sách được thay đổi đáp ứng với chiến lược
đề ra. Mang đến các chuyển hóa để đi đến thành cơng trong xây dựng Chủ
nghĩa xã hội. Kết quả sau thời kỳ này là quốc gia tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ở
một số quốc gia, có thể có bước nhảy vọt lên Chủ nghĩa xã hội mà không trải
qua Tư bản chủ nghĩa. Nhưng tất cả các tính chất diễn ra trong giai đoạn này
vẫn đảm bảo cho thời kỳ quá độ được phản ánh.
Có hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là quá
độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ
cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước
tư bản chủ nghĩa phát triển còn thấp, hoặc như Lenin cho rằng, những nước có
nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của tư bản chủ nghĩa cũng
có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong
3


điều kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và được một
hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
2. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mac -Lenin và xuất phát từ đặc điểm, tình
hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định "con đường cách mạng Việt
Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hồn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.” Như vậy, quan niệm Hồ Chí
Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một
hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong
kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa
xã hội.
2.1. Tính chất của thời kỳ quá độ

Theo Hồ Chí Minh, đây là thời kỳ cải biến sâu sắc trên mọi mặt của đời sống
xã hội, là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hồn tồn
chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Đây là thời kỳ mà dân tộc ta phải thay đổi
triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng
ngàn năm; phải xố bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ
thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong
điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thốt khỏi ách thực
dân, phong kiến thì đây là cơng cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất,
thậm chí cịn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc. Vì vậy, tiến lên chủ
nghĩa xã hội khơng thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải
làm dần dần. 
2.2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ
4


Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước
ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa
xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này
chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội và là cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý
đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát
triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá
thấp kém của nước ta. Do đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu
tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.
2.3. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ
Theo Hồ Chí Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và
lâu dài. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
bao gồm hai nội dung lớn:
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền

đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho CNXH.
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng
trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt lâu
dài.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong
thời kỳ quá độ.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự nghiệp cách mạng
mang tính tồn diện, Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh
vực:
3.1. Trong lĩnh vực chính trị
5


Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trị lãnh đạo của
Đảng. Đảng phải ln luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu,
nhiệm vụ mới. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã trở
thành đảng cầm quyền. Mối quan tâm lớn nhất của Người về Đảng cầm quyền
là làm sao cho đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thối hóa, biến
chất, làm mất niềm tin của dân, có thể dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối,
cắt đứt mối quan hệ máu thịt với nhân dân và để cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở
dưới nhiều hình thức.
Đồng thời, củng cố và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng trở thành nhiệm vụ rất quan trọng.
Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nịng cốt là liên minh cơng nơng -trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo, củng cố và tăng cường sức mạnh
tồn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.
3.2. Trong lĩnh vực kinh tế 
Được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao

động trên cơ sở cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ
sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh
thổ trong thời kỳ quá độ đến việc phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu
ch.
Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp,
“lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu”, củng cố hệ thống thương nghiệp làm
cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của
nhân dân.
6


Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần và đa hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong suốt thời
kỳ quá độ lên CNXH 
Cơ cấu thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh; hợp tác xã; kinh tế của cá
nhân, nông dân và thủ công nghệ; tư bản tư nhân; tư bản của nhà nước
Đa hình thức về tư liệu sản xuất: sở hữu nhà nước tức là của toàn dân; sở
hữu của người lao động riêng lẻ; sở hữu hợp tác xã là sở hữu tập thể của nhân
dân lao động; một ít tư liệu sản xuất thuộc về nhà nước tư bản.
Theo Người, kinh tế quốc doanh lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và kinh tế
hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động nên Nhà nước
phải đảm bảo ưu tiên cho kinh tế quốc doanh phát triển và phải đặc biệt
khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác xã.
Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều
giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát
triển kinh tế miền núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và
nâng cao đời sống của đồng bào vừa bảo đảm an ninh, quốc phòng cho đất
nước.
Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ
phân phối và quản lý kinh tế. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch tốn,

đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các địn bẩy trong phát triển sản xuất. Người
chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện các nguyên tắc phân phối theo lao
động: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Gắn
liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh bước đầu đề cập vấn
đề khoán trong sản xuất, “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã
hội, nó khuyến khích người cơng nhân ln ln tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ.

7


Làm khốn là ích chúng và lại lợi riêng…, làm khốn tốt thích hợp và cơng bằng
dưới chế độ ta hiện nay”.
3.3. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới “muốn xây
dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN”.
 Đặc biệt, Hồ Chí Minh đề cao vai trị của văn hóa, giáo dục và khoa học -kỹ
thuật trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội nhất định phải có học thức, cần phải học cả văn hóa, chính trị, kỹ thuật
và chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn đưa lồi người đến hạnh phúc
vơ tận. Xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng và mấu chốt của
văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người mới xã hội
chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân
dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống
mới. Bởi lẽ mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất trong cơng cuộc xây
dựng chính là con người. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ
Chí Minh quan tâm trước hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: “Muốn có con
người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, tư tưởng xã hội chủ
nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ
nghĩa Mac - Lenin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân

tài, khẳng định vai trị to lớn của văn hóa trong đời sống xã hội. Theo Người,
“có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc
gì cũng khó”.
4. Một số ngun tắc, biện pháp xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ.
Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
đề ra một số nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:
8


Một là, quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin về xây
dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước tiên
tiến, nhưng khơng được sao chép, máy móc, giáo điều
Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ
điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân
Trong khi nhấn mạnh hai nguyên tắc trên, Hồ Chí Minh lưu ý vừa chống việc
xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin, quá tuyệt đối hóa cái
riêng, những đặc điểm của dân tộc, vừa chống máy móc, giáo điều khi áp dụng
các nguyên lý của chủ nghĩa Mac - Lenin mà khơng tính đến những điều kiện
lịch sử cụ thể của đất nước và của thời đại.
Cùng với các bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, Người đã sử dụng một số
cách làm cụ thể sau đây:
Thực hiện cải tạo xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây
dựng làm chính. Xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để
thực hiện thắng lợi kế hoạch
Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây
dựng CNXH là đem của dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết tiềm năng, nguồn lực có trong dân
để đem lại lợi ích cho dân. Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo
của Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy
động và khai thác triệt để các nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao
động.

9


0.

Phần liên hệ thực tiễn 
1. Giá trị lý luận và thực tiễn
1.1.

Giá trị lý luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở
vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mac - Lenin. Đó là các luận điểm về
bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan
của thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức,
bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên
trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều
vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù
hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.
Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Chủ nghĩa Mac - Lenin chỉ ra có hai hình thức q độ lên chủ nghĩa xã hội
với hình thức trực tiếp và gián tiếp, Hồ Chí Minh chỉ ra loại hình q độ gián

tiếp cụ thể của Việt Nam là sau khi giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân sẽ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa. Hình thức quá độ gián tiếp ở Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lenin vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, trước hết cần phải quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac Lenin và phải tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước nhưng phải tránh
giáo điều, chủ quan duy ý chí, rập khn, máy móc; Hai là, trong q trình xây
10


dựng chủ nghĩa xã hội, bước đi và biện pháp được xác định trên cơ sở xuất
phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu khách quan và khả năng
thực tiễn của nhân dân.
Bàn về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh rất sáng tạo khi
nhấn mạnh: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xơ có phong tục tập qn khác
địa lý khác... Ta có thể đi con đường khác để tiến lên nghĩa xã hội”, Người chỉ ra
biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho
dân. 
1.2.

Giá trị thực tiễn

Những nội dung tư tưởng về thời kỳ quá độ lên CNXH của Hồ Chí Minh
khơng chỉ là sự tiếp thu, kế thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ nghĩa
Mac - Lenin về thời kỳ quá độ, mà còn được bổ sung, phát triển trong điều kiện
lịch sử mới; qua đó, tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ bản chất khoa học, cách
mạng của chủ nghĩa Mac - Lenin.
Có thể nói, thực tiễn hơn 30 năm đổi mới càng làm sáng tỏ lý luận về thời
kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đó là những tiêu chí đánh giá đúng sự kiên
định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời

kỳ quá độ của Đảng ta, đồng thời là những cơ sở, điều kiện đảm bảo cho sự
nghiệp xây dựng CNXH đi tới thành công.
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính tồn
cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ giữa thập kỷ
70 và nhất là từ sau khi Liên Xơ tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ
nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do
mới” trên quy mơ tồn cầu. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc
phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn
tiếp tục diễn ra (điển hình là 2008 - 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng
11


hoảng tài chính, suy thối kinh tế bắt đầu từ Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các
trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế
giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở phương Tây đã bơm những lượng
tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công
nghiệp, …). Và ngày nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt,
cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch
COVID-19 và cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thối đã làm
phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa:
Đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia
tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu
thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc, …. 
Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản khơng thể
giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra
những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn
giữa lao động và tư bản tồn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết
kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được
khơng ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối
ưu, hợp lý.

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người,
chứ khơng phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người.
Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hịa với thiên nhiên để bảo đảm mơi
trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để
khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại mơi
trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về
nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ khơng phải chỉ cho
một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những
giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường
12


mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên
định, kiên trì theo đuổi.
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và
nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng
đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như:
đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn
trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình
qn, khơng thấy đầy đủ u cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ
quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh
tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà
nước tư sản...
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
 Khái quát: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được
thực hiện ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định đây là một tất yếu lịch sử
đối với đất nước Việt nam. Trong định hướng phát triển đất nước, Việt nam
ln mong muốn có độc lập, tự do và mang quyền lợi về cho nhân dân. Ở giai

đoạn đó, các thuận lợi và khó khăn được xác định. Công tác lãnh đạo tận dụng
các cơ hội, các kinh nghiệm để tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều
kiện nền kinh tế đất nước bấy giờ, các khó khăn và tồn tại cũng rất nhiều.
2.1. Thuận lợi
Bằng những kinh nghiệm từ thực tiễn mơ hình ở Liên Xơ cũ, nhiều quốc gia
trên thế giới đã xác định con đường chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Tuy nhiên, việc
thực hiện các đường lối, chính sách trên thực tế lại khơng hiệu quả. Do đường
lối sai lầm trên phương diện lý luận và thực tiễn đã dẫn đến sự sụp đổ của mô
13


hình xã hội chủ nghĩa ở Đơng Âu và Liên Xô cũ. Mặc dù quan điểm và lý tưởng
của các nhà cách mạng này đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí
Minh đã phân tích, tổng kết, hình dung, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về mơ
hình và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của Liên Xơ cũ. Sau đó Người đã đổi
mới, cải cách, xây dựng mơ hình Xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn của đất
nước. Tác động dẫn tới Việt Nam đã có được kinh nghiệm, tìm kiếm các bước
chiến lược phù hợp hơn trên thực tế, trránh được các sai lầm trong việc thực
hiện triển khai chiến lược trong mơ hình ở các quốc gia khác.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão
và tồn cầu hố kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc
tế trở thành tất yếu; nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế
của nước kém phát triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh
nghiệm quản lý yếu kém ... Xu hướng toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc tiếp
thu các thành tựu và kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước. Cũng như
tránh các bước đi không hiệu quả. Việc tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có
trình độ phát triển cao giúp các nước đang phát triển có được chiến lược phù
hợp. Khi các quốc gia phát triển tham gia vào hội nhập kinh tế, sẽ mang đến các
tác động lớn, các bài học sâu sắc và mang đến các tiếp xúc và mở rộng hiểu
biết, tăng thêm kinh nghiệm… Hồ Chí Minh đã hợp tác giao lưu và tìm kiếm

nguồn vốn, công nghệ và quản lý và các đối tác chiến lược, đổi mới trong hoạt
động kinh tế, tiếp cận hiệu quả hơn trong các nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
Việc này giúp cho Việt Nam nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn nhau,
đồng thời, tạo điều kiện cho việc tiếp thu các thành tựu và kinh nghiệm phát
triển của các nước đi trước, có trình độ phát triển cao. Rút ngắn thời gian
chuyển đổi mơ hình với các nước đang phát triển.
Các quốc gia trên thế giới ln tìm kiếm hiệu quả chung trong công tác bảo
vệ môi trường. Khi nền công nghiệp càng phát triển, thách thức đối với môi
14


trường càng lớn. Ở các nước Tư bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy rõ không thể
tiếp tục cách thức phát triển truyền thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người dân. Hàng loạt các vấn đề toàn cầu xảy ra
ngày càng nghiêm trọng. Đơn cử như việc biến đổi khí hậu, ơ nhiễm môi
trường,… Một quốc gia không thể mang đến hiệu quả cải thiện chất lượng cho
mơi trường sống. Điều này địi hỏi phải có sự chung sức của cộng đồng quốc tế
cùng nhau giải quyết. Một nước, thậm chí một nhóm nước hồn tồn khơng
thể giải quyết được.Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã tuân thủ các nguyên tắc, cam kết
và thể chế quốc tế; xử lý hài hịa giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và lợi ích chung
của cộng đồng quốc tế; đóng góp nhiều sáng kiến trong khn khổ hợp tác
quốc tế và khu vực; đóng vai trị tích cực và xây dựng tại các cuộc họp, tham
vấn và xem xét các quyết định trên nhiều vấn đề liên quan đến xung đột tại các
khu vực, tái thiết hậu xung đột, khủng bố quốc tế, kiểm điểm các biện pháp
trừng phạt, các hoạt động gìn giữ hịa bình; phát huy vai trị thành viên có trách
nhiệm trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Những việc làm trên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến
bộ. Nhờ đó mà có được các hợp tác, thực hiện xây dựng và phát triển các
ngành công nghiệp mới. Được tiếp cận, trực tiếp tiến hành trong các ngành
công nghiệp này. Được tiếp cận vào các hoạt động hợp tác với các quốc gia

phát triển.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là bước chuyển mình nhanh chóng nhất của
nước ta. Để tìm kiếm sự dân chủ, tiến bộ mới và hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Điều này, một mặt củng cố và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của con
đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Tin
tưởng vào sự lãnh đạo và các quyết định trong đường lối lãnh đạo của Đảng.
Ngay cả trong thời chiến hay trong hoạt động tổ chức sản xuất phát triển kinh
tế trong thời bình. Hồ Chí Minh ln xác định với lý tưởng dân chủ, trao quyền
15


và lợi ích cho người dân. Thực hiện cơng bằng, bình đẳng trong xã hội dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, Đảng lãnh đạo thống nhất quần chúng trong tư
tưởng chung. Mang đến lý tưởng, đó cịn là các điều kiện, cơ sở cho việc tiếp
tục vững bước trên con đường đã chọn. Thể hiện với sự đồng lòng, đồng sức và
quyết tâm của dân tộc ta. Việt Nam đã xây dựng được một chủ nghĩa xã hội
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng giàu tinh thần cách
mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với nhân dân, có Nhà nước
xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được củng cố vững mạnh và
khối đại đoàn kết tồn dân.
2.2.

Thách thức

Sự phức tạp và khó khăn của quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta còn do hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh ác liệt mà hậu quả
không thể khắc phục nhanh chóng. Những kế hoạch và hành động thù địch của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đang cố gắng cản trở bước tiến của
chúng ta. Trong quá trình thực hiện Cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta sẽ
tiếp tục phát triển quan hệ quốc tế với các nước tư bản và duy trì nền kinh tế

đa ngành, bao gồm cả các nhà tư bản tư nhân. Tất cả những điều đó càng làm
tăng thêm tính phức tạp của cuộc đấu tranh giữa hai con đường tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ của nước ta.
2.2.1. Đất nước còn nghèo nàn
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn đi lên chủ nghĩa xã hội và không được
thuận lợi. Liên xô cũ là một minh chứng trong bài học sâu sắc dành cho đất
nước ta. Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã
và đang gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn đó đến từ nhiều khía cạnh khác
nhau, trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới. Khi mà bản thân điều
kiện vật chất nội tại trong nó cịn nhiều hạn chế và nghèo nàn.
16


Sau khi bước ra khỏi chiến tranh, Việt nam không có đủ tiềm lực về tài
chính để phục hồi, ổn định. Nếu thực hiện các chuyển đổi chế độ, các khó khăn
này tăng lên gấp nhiều lần. Ngồi ra, cịn có sự chống phá của các thế lực trong
và ngồi nước. Các rào cản của các thế lực thù địch trong mục tiêu xây dựng
chế độ mới gặp nhiều thách thức.
Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (gồm: Mục tiêu chính trị. Mục tiêu kinh tế,
Mục tiêu văn hóa- xã hội). Nước ta đã đạt được những dấu ấn to lớn, tồn diện
và có ý nghĩa lịch sử trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm
thay đổi căn bản bộ mặt của đất nước. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu,
qua quá trình phấn đấu, chuyển đổi mơ hình, hồn thiện mơi trường thể chế,
kinh doanh, hội nhập kinh tế sâu rộng, đến nay nền kinh tế nước ta từng bước
gia tăng về quy mô; được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng
cao trên thế giới; trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
2.2.2. Thiếu lý tưởng, các suy thoái ở nhiều tầng lớp
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền

kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo
đức, lối sống. Ở nhiều tầng lớp, các suy thoái, rơi rụng về lý tưởng xảy ra. Gây
nên các khó khăn về lực lượng, về nguồn lực và tiềm năng ổn định, phát triển
trong nền kinh tế mới. Nhất là lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng
đang và từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp
trẻ.
Trong quá trình xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo đào tạo nền tảng
chính trị xã hội vững chắc trong từng lớp Đảng viên. Tìm kiếm và đào tạo đội
ngũ cán bộ, lãnh đạo có tâm, có tầm. Khi đã tiếp cận được với thị trường thế
17


giới, các cơ hội và tiềm năng mới mở ra. Cần thiết chúng ta phải vững vàng,
kiên định với lý tưởng và mục tiêu đặt ra ban đầu. Các đội ngũ này có vai trị
quan trọng trong học tập, rèn luyện và làm nên bộ mặt mới của đất nước. Đảng
đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó có Cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, với quyết tâm chính trị “ngăn chặn và đẩy lùi một bước quan
trọng tình trạng suy thối, trước hết về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của
một bộ phận cán bộ, đảng viên, củng cố sự kiên định về mục tiêu lý tưởng cách
mạng, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động; củng cố tổ chức chặt chẽ,
…từ đó củng cố, nâng cao được niềm tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước.
2.2.3. Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị:
Các quan điểm chính trị cần kiên định xuyên suốt trong thời gian dài. Việc
đi lên chủ nghĩa xã hội cũng khơng thể hồn thành nhanh chóng. Cho nên cần
có được các lý tưởng, quan điểm chính trị vững vàng. Việc tham gia và tiếp cận
với nền kinh tế hội nhập cũng mang đến thách thức cho lý tưởng riêng được
bảo tồn. Khi có nhiều cám dỗ và mơ hồ trên con đường thực hiện chuyển đổi
mơ hình chế độ.
Mặc dù quan điểm chính trị độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ luôn

được sự thống nhất và đồng ý của các quốc gia trên thế giới. Lý tưởng ấy cũng
được triển khai thực hiện rất tốt ở nước ta trong các giai đoạn trước. Tuy
nhiên, trong bối cảnh hiện nay lại đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam hơn
trong vấn đề này, địi hỏi Việt Nam phải thật khơn khéo và tế nhị trong các mối
quan hệ hợp tác. Thực hiện lý tưởng và luôn lấy mục tiêu làm bàn đạp cho các
tiếp cận và tham gia hoạt động trên thị trường. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển mơ hình Xã hội chủ nghĩa của đất nước. Trong các kỳ hội
nghị Trung ương, Hồ Chí Minh và Đảng luôn đề cao xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức, đề cao trách nhiệm nêu gương, ý
18



×