Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn mùn cưa và lõi ngô làm giá thể nuôi trồng nấm kim châm vàng (flammulina velutipes)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 54 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và
tập thể.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Lê Quý Thắng Trạm thực nghiệm sản xuất nấm Văn Giang và TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm,
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã quan
tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn mùn cưa và lõi ngô làm giá thể nuôi trồng
nấm Kim châm vàng (Flammulina velutipes)”.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Viện Công
nghệ sinh học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tơi đƣợc thực hiện và hồn
thànhkhóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phòng ban và
các anh chị thuộc Trạm thực nghiệm sản xuất nấm Văn Giang đã nhiệt tình giúp
đỡ trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động
viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện và
hồn thành bản khóa luận này.
Với điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh
viên, khóa luận này khơng thể tránh đƣợc những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để tơi có điều kiện bổ sung,


nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Thao

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................. v
DANH MỤC ẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC H NH ............................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN I. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Giới thiệu về nấm Kim châm vàng ................................................................ 3
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố .......................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 4
1.1.3. Chu trình sống ............................................................................................. 5
1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị ..................................................................... 5
1.1.5. Cơng dụng ................................................................................................... 7
1.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của sợi nấm và sự hình thành
của quả thể nấm ..................................................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Kim châm vàng............................. 10
1.2.1 Trên thế giới ............................................................................................... 10
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 12
1.3. Giới thiệu chung về các loại giá thể dùng trong nghiên cứu ....................... 15

1.3.1. Mùn cƣa..................................................................................................... 15
1.3.2. Lõi ngô nghiền nhỏ ................................................................................... 15
PHẦN II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 17
2.1. Mục tiêu........................................................................................................ 17
2.1.1. Mục tiêu chung. ......................................................................................... 17
2.1.2. Mục tiêu riêng. .......................................................................................... 17
2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu. ................................................................ 17
iii


2.2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 17
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu. .................................................................................. 17
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................................... 18
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 18
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
2.5.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm:................................................................. 18
2.5.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi. ...................................................... 19
2.5.3.Kỹ thuật ni trồng và chăm sóc nấm kim châm vàng .............................. 21
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 30
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tỉ lệ thành phần mùn cƣa và lõi ngô
nghiền nhỏ trong giá thể đến sinh trƣởng của nấm Kim châm vàng. ................. 30
3.1.1. Ảnh hƣởng của giá thể đến tỷ lệ bịch sạch và sinh trƣởng của hệ sợi nấm
Kim châm vàng. .................................................................................................. 30
3.1.2. Ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng hình thành và phát triển của quả thể
nấm Kim châm vàng. .......................................................................................... 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. ................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Giải thích

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

CT

Cơng thức

ĐC

Đối chứng

F

Flammmulina

NS

Năng suất

v


DANH MỤC ẢN

Bảng 1.1. Sản lƣợng nấm của một số nƣớc trên thế giới năm 2004 ................... 11
ảng 1.2. Sản lƣợng nấm ở Việt Nam năm 2011 ............................................... 13
Bảng 1.3: Hàm lƣợng các chất có trong mùn cƣa. .............................................. 15
Bảng 1.4: Hàm lƣợng các chất có trong lõi ngơ nghiền nhỏ. ............................. 16
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm của nấm Kim châm vàng ................................................ 30
Bảng 3.2: Tốc độ phát triển sợi nấm Kim châm vàng trong giai đoạn ƣơm sợi
(mm/ngày) ........................................................................................................... 33
Bảng 3.3: Sự sinh trƣởng và đặc điểm của hệ sợi nấm Kim châm vàng ............ 35
Bảng 3.4: Khả năng ăn lan bịch nguyên liệu của nấm kim châm vàng .............. 36
Bảng 3.5: Khả năng hình thành và phát triển của quả thể nấm Kim châm vàng ở
lứa 1 ..................................................................................................................... 38
Bảng 3.6: Khả năng hình thành và phát triển của quả thể nấm Kim châm vàng ở
lứa 2 ..................................................................................................................... 38
Bảng 3.7. Đặc điểm quả thể nấm Kim châm vàng.............................................. 39
Bảng 3.8: Khối lƣợng trung bình của một cụm nấm Kim châm vàng trên một
bịch nguyên liệu nuôi trồng ở lứa 1 và lứa 2 ...................................................... 40
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của giá thể trồng đến năng suất của nấm Kim châm vàng
(kg/ 30 bịch) ........................................................................................................ 42
Bảng 3.10: Hoạch tốn chi phí cho 18 kg nguyên liệu/ 30 bịch nấm theo các
CTTN trong sản xuất nấm Kim châm vàng thực tế (đơn vị: đồng) .................... 43
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm khi sản xuất nấm Kim
châm vàng (đơn vị: đồng) ................................................................................... 44

vi


DANH MỤC H NH

Hình 1. 1.Quả thể nấm Kim châm vàng ................................................................ 5
Hình 2. 1: Nguyên liệu và phụ gia ni trống nấm kim châm vàng ................... 18

Hình 2. 2. Sơ đồ tổng qt quy trình ni trồng nấm Kim châm vàng............... 21
Hình 2. 3: Giống nấm kim châm vàng ................................................................ 22
Hình 2. 4: Một số thao tác trong quy trình ni trồng nấm kim châm vàng ...... 26
Hình 2. 5: Thu hái và đóng gói nấm kim châm vàng .......................................... 28
Hình 3. 1: Một số hình ảnh bịch nấm Kim châm vàng bị nhiễm các loại nấm
mốc khác nhau ..................................................................................................... 32
Hình 3. 2: Bịch sợi nấm Kim châm vàng sau các ngày cấy giống .................... 37
Hình 3.3: Chiều dài cuống nấm của các cơng thức thí nghiệm .......................... 40
Hình 3.4: Khối lƣợng cụm nấm của các cơng thức thí nghiệm ở lứa 1 .............. 41
Hình 3.5: Khối lƣợng cụm nấm của các cơng thức thí nghiệm ở lứa 2……… 42

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp cho đời sống của con
ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, thì nhu cầu về dinh dƣỡng cũng tăng theo. Các
sản phẩm thực phẩm không chỉ đƣợc quan tâm đến giá trị dinh dƣỡng mà còn rất
đƣợc chú ý đến vấn đề an toàn và sạch. Nấm ăn - một thực phẩm sạch và có giá
trị dinh dƣỡng cao đang đƣợc chú ý đến và sử dụng phổ biến trong các bữa ăn,
do đó nhu cầu về nấm ăn ngày càng cao. Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong
đời sống, chúng có vai trị trong nền kinh tế, khoa học và tham gia vào các chu
trình vật chất và năng lƣợng trong tự nhiên. Ngoài việc đƣợc sử dụng làm thực
phẩm giàu dinh dƣỡng thì nấm cịn là nguồn dƣợc liệu phòng chống một số bệnh
nguy hiểm nhƣ: tim mạch, béo phì, giải độc, bảo vệ tế bào gan, loãng xƣơng,… Sở
dĩ nấm đƣợc coi là nguồn thực phẩm giàu dinh dƣỡng và có tính dƣợc liệu, vì trong
nấm chứa hàm lƣợng protein, lipit khá cao, giàu các polysaccharide, hơn nữa trong
nấm còn chứa đầy đủ các axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể.
Trên thế giới nấm đã đƣợc nuôi trồng từ rất lâu và hiện nay ở nhiều nƣớc
việc nuôi trồng và sản xuất nấm đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ ở

trình độ cao và hiện đại.
Việt Nam là một nƣớc nơng nghiệp, giàu tiềm năng lâm nghiệp do đó
nguồn phế thải từ nông, lâm nghiệp (rơm rạ, mùn cƣa, bã mía, thân ngơ, lõi ngơ
nghiền nhỏ,…) rất dồi dào, đây là nguồn nguyên liệu thích hợp để trồng nấm.
Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm,…) của nƣớc ta rất phù hợp với
việc trồng nấm. Hiện nay, ở nƣớc ta việc nuôi trồng nấm đang đƣợc đẩy mạnh
trong cả nƣớc và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và vật nuôi. Hiện tại, Việt Nam đang trồng phổ biến khoảng 12 - 14
loại nấm, chủ yếu là các loại nấm nhƣ nấm sò, nấm mỡ, nấm mộc nhĩ, nấm
rơm,… Các loại nấm này đƣợc trồng theo mùa vụ thích hợp mà ít cần có sự tác
động sâu của con ngƣời. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và sự
du nhập của nhiều loại nấm mới của nƣớc ngoài vào Việt Nam,một số loại nấm
1


cao cấp với giá trị dinh dƣỡng và chất lƣợng tốt đang đƣợc nghiên cứu để nuôi
trồng. Nấm Kim châm vàng (Flammulina velutipes) cũng là một trong số loại
nấm cao cấp đang đƣợc nghiên cứu để nuôi trồng theo quy mơ cơng nghiệp.
Nấm Kim châm là loại nấm có giá trị dinh dƣỡng và dƣợc lý cao, đƣợc ngƣời
tiêu dùng trong nƣớc ƣa chuộng nhƣng lƣợng nấm Kim châm sản xuất trong
nƣớc rất ít khơng đủ đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, nấm Kim châm
trên thị trƣờng chủ yếu là nấm của Trung Quốc và Hàn Quốc nhập về, qua quá
trình vận chuyển xa nấm dễ bị hƣ hỏng, chất lƣợng nấm thấp.
Để góp phần thúc đẩy ngành nấm phát triển, đáp ứng nhu cầu của ngƣời
tiêu dùng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn mùn cưa
và lõi ngô làm giá thể nuôi trồng nấm Kim châm vàng (Flammulina
velutipes)” nhằm nâng cao kỹ thuật nuôi trồng nấm Kim châm vàng đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất và tận dụng nguồn phế thải nơng, lâm nghiệp, góp phần giải
quyết vấn đề ơ nhiễm môi trƣờng, đồng thời nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.


2


PHẦN I
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về nấm Kim châm vàng
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố
 Vị trí phân loại
Tên khoa học: Flammulina velutipes ( Fr.) Sing.
Tên tiếng anh: Winter Mushroom, Velvet Shank, lily flower mushroom.
Tên thƣơng mại: Golden Enokitake Mushroom
Tên khác: Nấm giá, nấm Kim châm vàng.
Nấm Kim châm vàng có vị trí phân loại như sau:
Giới nấm: Fungi ( Mycota)
Ngành Nấm đảm: Basidiomycota
Lớp: Agaricomycetes
Bộ: Agaricales
Họ: Tricholomotaceae
Loài: Flammunila velutipes ( Fr.) Sing
 Phân bố
Trong Chi nấm Kim châm (Flammulina

P. Karst.) thuộc Họ

Physalacriaceae với khoảng 12 loài phân bố rộng rãi ở các vùng có khí hậu ơn hịa.
Các loài trong Chi nấm Kim châm đa số là loài nấm ăn đƣợc, bao gồm:
1-Flammulina callistosporioides
2-Flammulina elastica
3-Flammulina fennae
4-Flammulina ferrugineolutea

5-Flammulina mediterranea
6-Flammulina mexicana
7-Flammulina ononidis
8-Flammulina populicola
9-Flammulina rossica
3


10-Flammulina similis
11-Flammulina stratosa
12-Flammulina velutipes
Trong đó lồi nấm Kim châm (Flammulina velutipes) đƣợc khai thác
trong tự nhiên và đƣợc trồng ở nhiều nƣớc vùng nhiệt đới và ôn đới trên khắp
thế giới.
Theo các nghiên cứu của Trung Quốc cho biết Nấm Kim châm
(Flammulina.velutipes) đƣợc trồng nhân tạo đầu tiên khoảng năm 800 sau Công
nguyên (AD), sau nấm mèo (600 AD) và trƣớc nấm Linh chi (1000 AD).
Ở Việt Nam, đƣợc trồng đầu tiên ở Đồng Nai năm 2006, nay đƣợc trồng
nhiều ở Sapa. Thƣờng đƣợc gọi là nấm mùa đông.
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Mũ nấm: Nấm Kim châm vàng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá
đậu, kích thƣớc dài từ 15 - 20 cm. Mũ nấm lúc còn non có hình cầu hay bán cầu
về sau chuyển sang dạng ô, đƣờng kính mũ nấm khoảng 0,5 - 1 cm lúc non,
cuống thẳng có màu vàng nhạt, ở nửa dƣới có màu nâu nhạt.
Cuống nấm: màu vàng đậm, phủ một lớp lông nhung, dài 8 - 15 cm, rộng
0,25 - 0,5 cm.
Bào tử đảm: dƣới kính hiển vi khơng màu, trơn nhẵn, hình bầu dục hay
hình trứng, kích thƣớc 5,5 - 6,5 ì 34 àm, bờn trong cú cha 1 - 2 giọt dầu. Nấm
Kim châm cịn có bào tử vơ tính thuộc bào tử phấn hình viên trụ hay hỡnh trng,
kớch thc 3 - 9 ì 24àm.

Si nm: mu trắng, phân nhánh nhiều, khơng có tinh bột, đƣờng kính
3,2 - 4µm.

4


a)Quả thể nấm Kim

b) Quả thể nấm Kim

c) Quả thể nấm Kim

châm vàng ni trồng

châm vàng ni trồng

châm mọc ngồi tự

(mũ nấm lúc già)

(mũ nấm lúc non)

nhiên

Hình 1.1: Qủa thể nấm kim châm vàng
1.1.3. Chu trình sống
Chu trình sống của nấm Kim châm vàng cũng bắt đầu từ các đảm bảo tử.
Bào tử nảy mầm hình thành hệ sợi sơ cấp và thứ cấp. Hệ sợi thứ cấp tích lũy đủ
dinh dƣỡng hình thành quả thể hồn chỉnh mang đảm bào tử mới.
1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị

a) Thành phần hóa học:
Nấm Kim châm vàng tƣơi có chứa 89,7 – 89,9% nƣớc. Trong 100 gam nấm
Kim châm vàng khơ có chứa 26,2 – 27% protein; 4,9 – 5 gam chất béo; 52,4 – 54
gam hydratcacbon; 8,7 – 9 gam cellulose; 7,8 – 8 gam chất khoáng; 3,01mg
vitamin B1, 2,13 – 2,2 mg B2; 18,6 – 81 mg acid nicotinic. Trong 100 gam nấm,
chất khống có 10mg Ca, 18 – 80mg P, 39 – 40 mg Na, 249 – 360mg K.
Trong nấm Kim châm vàng cịn tìm thấy nhiều hợp chất hữu cơ có giá trị
dƣợc liệu: daidzein, genistein II, azelaic acid II, dauco sterol IV, manitol V,
diethyaminohydro chlorate VI, CT1, CT2, CT2A1…
b) Giá trị dinh dưỡng
Nấm kim châm là một trong những loại nấm có giá trị dinh dƣỡng cao.
Trong 100 g nấm Kim châm khơ có hơn 31 g protid, 6 g lipid. Nó chứa nhiều
loại vitamin nhƣ

1,

2, C, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ

thể, trong đó đặc biệt nhiều lysine (hàm lƣợng cao gấp đôi so với nấm mỡ), rất
5


cần cho quá trình sinh trƣởng phát dục, cải thiện chiều cao và trí lực của trẻ em.
Vì thế, loại nấm ăn này cịn đƣợc gọi là “Tăng trí cơ” (nấm tăng cƣờng trí lực).
Ngồi ra, hàm lƣợng Zn và K trong nấm Kim châm tƣơng đối cao trong
khi nhƣng hàm lƣợng Na lại rất thấp nên đây cũng là một trong những loại thực
phẩm hữu ích cho ngƣời già và những bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Nấm Kim châm có các chất chống ơxi hóa nhƣ ergothioneine.Nghiên cứu
hiện đại cho thấy, nấm Kim châm cịn có tác dụng làm hạ mỡ máu, phòng chống
bệnh lý viêm loét đƣờng tiêu hóa và bệnh gan mật. Các nhà khoa học Nhật Bản

đã chiết xuất từ loại nấm này ra một chất có tác dụng chống ung thƣ rất hiệu
quả. Bởi vậy ở Nhật Bản, nấm Kim châm trở thành loại thực phẩm rất đƣợc ƣa
chuộng.
Nhìn chung, nấm Kim châm dùng rất tốt cho trẻ em đang tuổi phát triển,
những ngƣời suy dinh dƣỡng, thiếu máu, thể chất hƣ nhƣợc, bị bệnh tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, béo phì, tiểu đƣờng, ung thƣ... Tuy
nhiên, theo y học cổ truyền, nấm Kim châm vị ngọt, tính mát nên những ngƣời
tỳ vị hƣ nhƣợc, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, nát thì khơng nên dùng.
c) Giá trị dược liệu:
Nhiều nghiên cứu ở Nhật Bản và Trung Quốc đã xác nhận nấm Kim châm
có tác dụng ức chế sự tiến triển ung thƣ. Ngƣời ta đã chứng minh đƣợc tác dụng
chống ung thƣ trên động vật thực nghiệm của một số hợp chất (EA6, E6, EA6-P
II, Flammulin, Proflamin…). Ngƣời ta đã chiết xuất đƣợc Flammutoxin, một
protein có trọng lƣợng phân tử là 22.000, có tác dụng tăng cƣờng sức đề kháng
của cơ thể với các bệnh lây nhiễm và do cơ địa. Nhiều loại hợp chất trong nấm
Kim châm cịn có tác dụng trợ giúp tiêu hóa và làm giảm cholesterol trong máu,
làm hạ huyết áp.
Nấm kim châm có 16 loại axít amin trong đó có 8 loại cần thiết cho cơ thể
con ngƣời, trong đó có nhiều lysin và kẽm giúp trí nhớ và trí lực của trẻ phát
triển, cho nên đƣợc gọi là “nấm tăng trí nhớ của trẻ” và “nấm ích trí”. Do có
nhiều kali mà hàm lƣợng natri lại thấp nên nấm kim châm là thức ăn có lợi cho
6


ngƣời già đồng thời phù hợp với ngƣời mắc chứng tăng huyết áp, phòng chữa tai
biến mạch máu não.
Nấm kim châm còn làm giảm hàm lƣợng cholesterol và thúc đẩy nhu
động ruột và dạ dày nên chống béo phì. Thƣờng xun ăn nấm kim châm có thể
phịng và trị bệnh gan và bệnh loét dạ dày. Nấm kim châm còn có tác dụng
chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, chống khuẩn tiêu viêm, bài tiết các kim loại

nặng khỏi cơ thể...
1.1.5. Công dụng
a) Nấm Kim châm được dùng làm thực phẩm
Đây là lồi nấm có thể dùng tƣơi hoặc đóng hộp, với các chuyên gia
khuyên dùng khi nấm tƣơi với mũ cứng, màu vàng đậm ( hoặc màu trắng) và
tránh dùng nấm có thân bị dập nát.Loại nấm này theo truyền thống đƣợc sử dụng
nấu món lẩu, nhƣng cũng có thể đƣợc sử dụng cho món salad và các món ăn
khác. Có thể bảo quản bằng cách ƣớp lạnh trong khoảng một tuần.
Món ăn thích hợp từ nấm Kim châm là món xào và món nấu.
Nấm Kim châm xào: Có nhiều cách dùng nấm Kim châm, đơn giản nhất
là xào nấu đơn thuần, hoặc xào phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác, vừa là
món ăn bổ dƣỡng vừa là bài thuốc.
Nấm Kim châm nấu canh, súp: Trong các món canh Châu Á, súp Châu
Âu khi nấu với nấm Kim châm sẽ có hƣơng vị đặc biệt
Nấm Kim châm nấu lẩu: Ở Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan
món lẩu nấu với nấm Kim châm là món ăn cao cấp.
b) Nấm Kim châm được dùng làm thuốc
Theo Đông y: nấm Kim châm có vị ngọt, tính mát, những ngƣời tỳ, vị hƣ
nhƣợc, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát khơng nên dùng. Để cùng tham
khảo và có thể áp dụng, dƣới đây tơi xin giới thiệu những món ăn - thuốc từ nấm
kim châm trị liệu một số bệnh chứng.
Theo Y học hiện đại: Các nghiên cứu ở nhật Bản từ năm 1972 đến năm
1986 kết luận khả năng chống ung thƣ của nấm Kim châm là rõ rệt. Qua khảo
7


sát 174.505 ngƣời dân sống ở khu vực Nagano của Nhật Bản nơi có thói quen
trồng và tiêu thụ nhiều nấm Kim châm (F. Velutipes) tỷ lệ tử vong đạt mức 97,1
ngƣời/100.000 dân, trong khi đó tỷ lệ tử vong bình quân cả nƣớc trong thời kỳ
này là 160,1 ngƣời/100.000 dân mà nguyên nhân chủ yếu là bệnh ung thƣ. Từ

kết luận này ngƣời Nhật ngày càng dùng nhiều nấm Kim châm hơn và tuổi thọ
của ngƣời Nhật trong 3 thập niên trở lại đây tăng đáng kể.
Tiếp theo một nghiên cứu có kiểm sốt khác ở Nhật bản trong cùng một
quận ở Nagano trong thời gian 4 năm (1998-2002) đã kết luận những ngƣời có
ăn nấm Kim châm nhiều thì tỷ lệ bệnh ung thƣ dạ dày giảm đáng kể so với
những ngƣời ít ăn nấm Kim châm. Nghiên cứu cho biết thang nhiểm ung thƣ dạ
dày của những ngƣời không ăn nấm Kim châm hoặc ăn dƣới 1 lần trong tuần
đƣợc đánh giá là 1,0. Những ngƣời ăn nấm Kim châm hơn 3 lần mỗi tuần thì
thang nhiểm ung thƣ dạ dày giảm xuống chỉ còn 0,66 (giảm 44%). Trong khi
những ngƣời không ăn nấm Kim châm mà có ăn Nấm Hƣơng (Lentinus edodes)
hơn ba lần một tuần thì thang nhiểm ung thƣ dạ dày là 0,95 (chỉ giảm 5%).
Các bác sĩ Nhật Bản đánh giá cao về giá trị dinh dƣỡng và dƣợc năng của
nấm Kim châm. Họ cho biết trong nấm Kim châm cho hàm lƣợng protein cao
(31,2% chất khô) và số lƣợng lớn các thành phần protein phong phú cũng nhƣ
polysaccharides điều hòa miễn dịch và chống ung thƣ mạnh mẽ hơn.
Dịch chiết từ nấm Kim châm ức chế men tyrosinase mạnh mẽ, có tác động
chống tế bào ung thƣ rõ nét trong ống nghiệm . Trong một nghiên cứu chiết xuất
từ 38 loại nấm thực hiện bởi Đại học astyr (Trƣờng Đại Học Y tƣ nhân ở Hoa
kỳ) cho biết nấm Kim châm có mức cao nhất của hoạt động ức chế đối với hai
estrogen phụ thuộc và độc lập dòng tế bào ung thƣ vú. Trong một nghiên cứu
riêng biệt của dung dịch nƣớc chiết xuất từ 20 loại nấm và 3 loại
polysaccharides nấm cho thấy nấm Kim châm đạt mức cao nhất của hoạt động
gây độc chống lại các tế bào ung thƣ tuyến tiền liệt androgen độc lập.

8


Trong cơ thể, EA6, một protein polysaccharide ràng buộc phân lập từ thể
quả của nấm Kim châm có sự tăng cƣờng khả năng miễn dịch dịch thể, miễn
dịch tế bào, ức chế đáng kể sự tăng trƣởng của khối u ơ chuột và rắn.

Các thí nghiệm trong cơ thể động vật cũng rút ra kết luận khả năng chống
tế bào ung thƣ niêm mạc thực quản. Protein từ Nấm Kim châm (Flammunila.
velutipes) cũng cho thấy hoạt động trực tiếp chống virus, bao gồm cả hoạt động
bất hoạt ribosome và ức chế vi rút suy giảm miễn dịch ở ngƣời (HIV-1) sao chép
ngƣợc lại, beta-glucosidase và beta-glucuronidase
Tóm lại ngồi tác động chống viêm nhiểm, tác dụng chống tế bào ung thƣ
của nấm Kim châm đang đƣợc ngành Tây y nghiên cứu để trích ly ra những hoạt
chất chống ung thƣ và nấm Kim châm thực sự đƣợc chế biến thành thực phẩm
chức năng để hỗ trợ điều trị ung thƣ đang đƣợc phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc
và phƣơng Tây.Trong thực phẩm chức năng, các nhà chuyên môn khuyên rằng
nên dùng hàng ngày 3-5 g bột nấm Kim châm khô (tƣơng đƣơng 30-50 g nấm
tƣơi) có tác dụng ngăn ngừa ung thƣ và hổ trợ trong điều trị bệnh ung thƣ.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sợi nấm và sự hình
thành của quả thể nấm
 Nhiệt độ
Sợi nấm sinh trƣởng thích hợp nhất là 20 - 230C.
Nhiệt độ thích hợp nhất để quả thể mọc và phát triển là 10 -150C.
 Độ ẩm
Hàm lƣợng nƣớc trong môi trƣờng nguyên liệu là 62 - 65%.
Độ ẩm khơng khí trong giai đoạn ni sợi là 65 - 75%.
Độ ẩm khơng khí trong giai đoạn hình thành quả thể là 85 - 90%.
 Độ thơng thống
Độ thơng thống của môi trƣờng phải bảo đảm. Khi thiếu oxy sợi nấm
phát triển kém. Khi hình thành quả thể lƣợng CO2 trong mơi trƣờng khơng đƣợc
q 1%. Nếu q 3% thì cuống nấm vẫn phát triển nhƣng dài ra, trong khi mũ
nấm chịu ức chế. Nếu q 5% thì khơng thể tạo ra quả thể.
9


 Ánh sáng

Nấm Kim châm vàng không cần ánh sáng quá mạnh cho sự hình thành
quả thể. Trong chỗ tối sợi nấm vẫn phát triển bình thƣờng nhƣng khi ra quả thể
cần có một lƣợng ánh sáng tán xạ yếu (200 - 500lux). Nếu chiếu ánh sáng nhiều
quá, cuống nấm bị ngắn và mũ xòe ra sớm.
 pH nguyên liệu
Sợi nấm Kim châm vàng có thể phát triển trong phạm vi pH: 3 - 8,2; tuy
nhiên thích hợp nhất là pH: 4 - 7.
 Dinh dƣỡng
Nguồn cacbon: nấm Kim châm vàng có thể sử dụng nhiều nguồn cacbon
khác nhau từ các nguyên liệu xơ, mùn thực vật có chứa cellulose, lignin… Tinh
bột là nguồn cacbon tốt nhất với nấm Kim châm vàng, sau đó là đƣờng glcose,
maltose, saccharose. Khi chọn mơi trƣờng nên chọn loại có sự phối hợp vài
nguồn nguyên liệu khác nhau ( mùn cƣa, lõi ngô nghiền nhỏ, bã mía,..)
Nguồn nitơ: Nitơ hữu cơ thích hợp với nấm Kim châm vàng hơn là nguồn
nito vô cơ. Nguồn nito hữu cơ thƣờng dung là cám gạo, cám mỳ, bột ngơ, …
Nguồn chất khống: ngồi C, N ra nấm Kim châm vàng còn cần đƣợc
cung cấp một số nguyên tố khác nhƣ lân (P), kali (K), magie (Mg). Các muối
khoáng thƣờng dùng là MgSO4, KH2PO4, K2HPO4, super lân … Ngồi ra nấm
Kim châm vàng cũng địi hỏi có trong môi trƣờng một lƣợng rất nhỏ các nguyên
tố vi lƣợng nhƣ Fe, Zn, Mn, Cu, Co… và một và loại vitamin nhƣ 1, 2…
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Kim châm vàng
1.2.1 Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2000 lồi nấm ăn, trong đó có 80
lồi nấm ăn ngon đƣợc ni trồng và đƣợc UNESSCO cơng nhận năm 2004,
nhƣ: nấm mỡ, nấm Sị, nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hƣơng, Kim châm, đùi gà… và
nấm để làm dƣợc liệu nhƣ linh chi, đầu khỉ, nấm phục linh… Nấm đƣợc trồng ở
trên 100 quốc gia. Sản lƣợng nấm thế giới đạt trên 25 triệu tấn/năm, tăng từ 710% mỗi năm. Sản lƣợng nấm của các nƣớc sản xuất nấm hàng đầuthế giới năm
2004 nhƣ sau [8]:
10



Bảng 1.1. Sản lƣợng nấm của một số nƣớc trên thế giới năm 2004
Quốc gia

Sản lƣợng

Quốc gia

(nghìn tấn)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

Trung Quốc

2850

Ý

71

Hoa Kỳ

393,4

Canada

46

Nhật Bản


360,1

Anh

28,5

Pháp

185

Indonesia

118,8

Hà Lan

88,5

Hàn Quốc

92

Khu vực Châu Á nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…triển khai mơ
hình trang trại vừa và nhỏ. Đặc biệt ở Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi
vào từng hộ nông dân. Sản lƣợng nấm của Trung Quốc trung bình khoảng 3
triệu tấn/năm, chiếm 60% tổng sản lƣợng nấm thế giới (năm 1995). Năm 2008
Trung Quốc sản xuất đƣợc 18 triệu tấn nấm tƣơi các loại. Năm 2010 sản lƣợng
nấm Trung Quốc đạt 20,2 triệu tấn [17].
Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm

3% tổng giá trị ngành nơng nghiệp. Trong đó, nấm mộc nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà
23,3%, nấm Sò 20,2%, nấm hƣơng 19,3%, nấm mỡ 5,4%... [16].
Nấm Kim châm(Flammulina velutipes) đứng thứ 5 trên tổng sản lƣợng
trên toàn thế giới nấm ăn đƣợc vào năm 1997, tổng cộng 280.000 tấn với Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhà sản xuất hàng đầu (Chang,
1999). Về mặt lịch sử, việc nuôi trồng F. velutipes bắt đầu từ thế kỷ 8 tại Trung
Quốc (Wang, 1995, Yang, 1986).

an đầu, việc nuôi trồng đã đƣợc thực hiện

trên gỗ trịn, tuy nhiên năm 1928, nó đƣợc trồng lần đầu tiên trên mùn cƣa và
cám gạo ở Nhật Bản (Nakamura, 1981). Hiện nay, việc nuôi trồngtrên mùn cƣa
là phƣơng pháp thƣơng mại đƣợc sử dụng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan.

11


1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Kim châm vàng ở Việt Nam
Khoảng 15 năm trở lại đây, nghề trồng nấm đƣợc coi nhƣ một nghề mang
lại hiệu quả kinh tế cao ở nƣớc ta. Nấm đƣợc nuôi trồng ở khắp các tỉnh, thành
phố với khoảng 16 loại nấm.
- Nấm rơm đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam

ộ và Đồng

bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ,
Đồng Nai...) chiếm 90% sản lƣợng cả nƣớc.
- Nấm mộc nhĩ đƣợc trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam ộ (Đồng

Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc...), chiếm khoảng 70% sản lƣợng cả nƣớc.
- Nấm mỡ, nấm Sò, nấm hƣơng đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc,
sản lƣợng khoảng 3.000 tấn/năm.
- Nấm làm dƣợc liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ...) mới đƣợc phát triển,
trồng ở một số tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hƣng Yên, Vĩnh
Phúc, Ninh ình, Đồng Nai,...), sản lƣợng khoảng 300 tấn/năm.
- Một số loại nấm khác nhƣ nấm trân châu, nấm Kim châm, nấm đùi gà,
nấm chân dài, nấm ngọc châm... đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành
công tại một số cơ sở, sản lƣợng khoảng 100 tấn/ năm [4].
Các tỉnh phía ắc nhƣ Hải Dƣơng, Hà Nội, Ninh ình đã có nhiều cơ sở
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trồng nấm với sản lƣợng đạt trên 10.000
tấn/năm. Các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng nấm Rơm và Mộc nhĩ, sản lƣợng đạt
trên 100.000 tấn/năm. Giai đoạn gần đây, sản xuất nấm đã có những bƣớc tăng
trƣởng cả về sản lƣợng và chất lƣợng. Tổng sản lƣợng nấm các loại đạt tới
250.000 tấn/năm, trong đó: nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm
Sò 60.000 tấn, nấm mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác nhƣ
nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm Kim châm, nấm ngọc châm khoảng 700 tấn (số
liệu báo cáo từ "Hội nghị Nấm các tỉnh phía Nam" năm 2012). Ngoài sản phẩm
tiêu thụ nội địa, sản phẩm xuất khẩu đạt gần 90 triệu USD/năm. ƣớc đầu đã có
sự gắn liền giữa nghiên cứu và sản xuất nấm, nhiều cơ sở nghiên cứu, cơ sở ứng
12


dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công ty,... là nơi sản xuất cung cấp giống
nấm, chuyển giao, hƣớng dẫn công nghệ và trực tiếp thu mua, tiêu thụ sản phẩm
nhƣ: Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp;
Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Nam Định, Doanh nghiệp Nấm tƣ
nhân Hƣơng Nam,... Các cơ sở này kết hợp với hàng ngàn công ty, doanh
nghiệp trên toàn quốc đã tạo ra một lƣợng lớn nấm hàng hoá cho thị trƣờng [2].
Sản lƣợng một số loại nấm chính nhƣ sau

ảng 1.2. Sản lƣợng nấm ở Việt Nam năm 2011
Tên nấm

Sản lƣợng (nghìn tấn)

Nấm rơm

64,5

Nấm Sò

60

Nấm mỡ

5

Nấm mộc nhĩ

120

Nấm linh chi

0,3

Các loại nấm cao cấp

0,7

(Nguồn: Báo cáo Hội nghị nấm tại Đồ Sơn - Hải Phòng, năm 2011).

Nấm Kim châm đƣợc trồng khá nhiều ở Trung Quốc nhƣng ở Việt Nam
rất khó trồng vì nhiệt độ để chúng sống và phát triển đƣợc chỉ từ 5 -150C, yêu
cầu cao về việc đảm bảo nhiệt độ, từ khâu nuôi trồng nấm đến khâu chế biến,
bảo quản. Có nhiều ngƣời đã bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tƣ trồng nấm này xong
đành chấp nhận thất bại. Hiện nay đã có một số cơ sở, trung tâm đã dày cơng
nghiên cứu và tìm ra phƣơng pháp trồng thành công nhƣ:
- Chị Ngô Thị Thái, chủ trại nấm tại xã Tây Hòa (Trảng om)
- Trung tâm Hạt nhân TP.Hồ Chí Minh - Viện Năng lƣợng nguyên tử
Việt Nam.
- Trung tâm Công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty cổ
phần Đông Dƣơng.
- Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao (tại thôn Đốc Kính,
xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
13


- Trạm thực nghiệm sản xuất nấm Văn Giang - Viện Di truyền Nông
nghiệp Việt Nam.
1.2.2.2 Tiềm năng phát triển nghề trồng nấm Kim châm vàng ở Việt Nam.
 Tiềm năng về điều kiện nuôi trồng:
Nguồn nguyên liệu dồi dào: lƣợng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5
triệu m3, nếu chế biến sản phấm sẽ cung cấp một lƣợng mùn cƣa khổng lồ cho
trồng nấm, chƣa kể đến các phế liệu khác cũng chiếm số lƣợng rất lớn nhƣ cùi
bắp, bã mía, thân câybắp, bơng thải... Các loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu
cellulose.
Kỹ thuật trồng nấm khơng q phức tạp. Một ngƣời dân bình thƣờng có
thế tiếp thu đƣợc công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triến, nhiều giống nấm đƣợc cải tạo
nhằm tăng khả năng thích ứng với điều kiện nuôi trồng, tăng sức chống chịu,
tăng năng suất nấm.

Các công đoạn trong trồng nấm ngày càng đƣợc cơ giới hóa làm tăng hiệu
suất chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm.
 Tiềm năng về nguồn nhân lực:
Lực lƣợng lao động khá động đảo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
(chiếm trên 80% dân số cả nƣớc).
Ngƣời Việt Nam với bản tính cần cù, siêng năng, ham học hỏi có thế tiếp
thu kỹ thuật trồng nấm một cách dễ dàng, tù’ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Bên cạnh đó đội ngũ kỹ thuật đƣợc rèn luyện trong thực tế ngày càng
nhiều, sẽ là hạt nhân thúc đấy phong trào trồng nấm lan rộng.
 Tiềm năng thị trƣờng tiêu thụ:
Với điều kiện xã hội, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triền, đời sống con
ngƣời nâng cao, điều kiện kinh tế thuận lợi. Ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc
tiếp cận,hiểu rõ các giá trị mà nấm Kim châmmang lại cộng với xu hƣớng tiêu
dùng mới là sử dụng các mặt hàng có lợi cho sức khỏe nhờ vậy nhu cầu sử dụng
các sản phầm từ nấm Kim châm ngày gia tăng.
14


Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), trong tháng 11, tổng lƣợng nấm Kim châm tƣơi
nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 893 tấn. Nhƣ vậy, mỗi ngày, ƣớc tính
có gần 30 tấn nấm Trung Quốc đƣợc nhập vào thị trƣờng Việt Nam.Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn từng đặt ra mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020,
việc sản xuất và tiêu thụ nấm Kim châm tăng lên một triệu tấn/năm, tạo thêm
một triệu việc làm cho lao động nông thôn và đƣa giá trị xuất khẩu nấm lên 450
- 500 triệu USD/ năm”.
1.3. Giới thiệu chung về các loại giá thể dùng trong nghiên cứu
1.3.1. Mùn cưa
Nguồn mùn cƣa trong trồng nấm bao gồm các loại lá rộng thân mềm, có
thể sử dụng cây rừng hoặc cây vƣờn, các loại mùn cƣa gỗ mềm, khơng có tinh

dầu (cao su, bồ đề, …)
Ở Việt Nam, nguồn mùn cƣa chủ yếu dùng để trồng nấm là mùn cƣa cao
su (Hevea brasiliensis). Nguyên liệu chủ yếu là mùn cƣa cao su tƣơi, khơ, khơng
có tinh dầu và độc tố.
Bảng 1.3: Hàm lƣợng các chất có trong mùn cƣa.
Thành phần

Hàm lƣợng (%)

Protein thô

1,5

Lipid thô

1,1

Celulose và lignin

71,2

Hydrat cacbon hịa tan

25,4

Tỷ lệ C/N

492

1.3.2. Lõi ngơ nghiền nhỏ

Lõi ngơ nghiền nhỏ là phụ phẩm sinh ra từ sản xuất nông nghiệp với
lƣợng rất lớn. Do hàm lƣợng cellulose và lignin khá cao nên lõi ngơ nghiền nhỏ
rất khó phân hủy, chúng hầu nhƣ đƣợc thải ra môi trƣờng hoặc đƣợc phơi khô để
làm nhiên liệu, chất đốt phục vụ sinh hoạt của ngƣời dân, gây ô nhiễm môi
trƣờng và cịn làm lãng phí nguồn tài ngun.

15


Bảng 1.4: Hàm lƣợng các chất có trong lõi ngơ nghiền nhỏ.
Thành phần

Hàm lƣợng (%)

Cellulose

32,3 - 45,6

Hemicellulose

39,8

Lignin

6,7 - 13,9

16


PHẦN II

MỤC TIÊU, NỘI DUN

VÀ PHƢƠN

PHÁP N HIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung.
Xác định đƣợc tỷ lệ phối trộn giá thể mùn cƣa và lõi ngơ nghiền thích hợp
để nuôi trồng nấm Kim châm vàng đạt năng suất, chất lƣợng cao.
2.1.2. Mục tiêu riêng.
- Xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của tỷ lệ phối trộn giá thể nuôi trồng đến
tốc độ ăn lan sợi và khả năng ra quả thể nấm Kim châm vàng.
- Xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của tỷ lệ phối trộn giá thể nuôi trồng đến
tình hình nhiễm bệnh, năng suất, chất lƣợng của nấm Kim châm vàng.
2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu trên chủng giống nấm Kim châm
vàng kí hiệu là Ktm. Giống có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, hiện đang
lƣu giữ tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền Nông
Nghiệp.
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu.
- Giống nấm Kim châm vàng Ktm trên cơ chất hạt thóc do Trạm thực
nghiệm sản xuất Nấm Văn Giang cung cấp.
- Cơ chất trồng:
+ Mùn cƣa cao su thuần đã qua ủ mục.
+ Lõi ngô nghiền nhỏ nghiền đã qua ủ mục.
- Chất bổ sung: Bột nhẹ CaCO3, cám gạo, cám ngô, cám mỳ

17



a) Lõi ngô nghiền nhỏ

b) Mùn cƣa cao su

c) Cám gạo

e) Bột nhẹ

f) Cám mỳ

nghiền

d) Bột ngơ

Hình 2.1: Ngun liệu và phụ gia để nuôi trồng nấm kim châm vàng
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Trong nhà nuôi trồng nấm tại Trạm thực nghiệm sản xuất
Nấm Văn Giang thuộc xã Liên Nghĩa – huyện Văn Giang – tỉnh Hƣng Yên.
- Thời gian: Từ ngày 15/01/2018 - 04/05/2018.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của tỷ lệ phối trộn giá thể nuôi trồng đến sự
phát triển của hệ sợi và tỷ lệ nhiễm bệnh trong giai đoạn nuôi sợi.
- Nghiên cứu sự ảnh hƣởng tỷ lệ phối trộn giá thể đến khả năng hình thành
quả thể, năng suất và chất lƣợng cảm quan của nấm Kim châm vàng.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Nghiên cứu ảnh hƣởng riêng rẽ của tỉ lệ bổ sung lõi ngô nghiền nhỏ vào
giá thể. Bố trí thí nghiệm trong nhà ni trồng nấm bình thƣờng theo phƣơng

pháp khối ngẫu nhiên gồm 4 công thức:
18


×