Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Cạnh tranh đối với khu vực công kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.93 KB, 22 trang )



Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm
quốc tế và những vấn đề của Việt Nam

Vũ Thanh Sơn

Trường Đại học Kinh tế
Luận án TS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62 31 01 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Luận giải cơ sở lý luận cạnh tranh đối với khu vực công, làm rõ những đặc
trưng, hình thức kỹ thuật thúc đẩy cạnh tranh đối với khu vực công, kinh nghiệm vận
dụng cạnh tranh đối với khu vực công ở một số nước. Đánh giá thực trạng cạnh tranh đối
với khu vực công ở Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó chỉ rõ các vấn đề cần giải
quyết. Đồng thời xây dựng các nguyên tắc vận dụng cạnh tranh đối với khu vực công và
đề xuất hệ thống giải pháp thiết thực thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực này ở Việt Nam

Keywords: Cạnh tranh; Khu vực công; Kinh tế chính trị


Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực công (KVC) là tập hợp những cơ cấu tổ chức nhà nước hoạt động nhằm phục vụ
lợi ích chung của tập thể cộng đồng và toàn xã hội. Hoạt động của khu vực công (KVC) có ảnh
hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ việc xác nhận sinh, tử cho tới việc cung ứng
hàng hóa và dịch vụ bảo đảm sự tồn tại và phát triển của cuộc sống con người.


Song, hoạt động của KVC thường bị coi là kém hiệu quả vì thiếu môi trường cạnh tranh
và vấp phải những thất bại nhà nước. Từ đó, nguồn lực công không được sử dụng một cách hiệu
quả. Nhiều công trình nghiên cứu đã kiến nghị các chính phủ nên vận dụng cơ chế cạnh tranh
như là một trong các phương cách khắc phục những hạn chế trên.
Ở Việt Nam, hoạt động của KVC còn nhiều bất cập, nguồn lực quốc gia bị chi tiêu lãng
phí, hiệu quả cung cấp hàng hoá và dịch vụ công thấp, đa số các hoạt động này mang nặng tính
độc quyền nhà nước. Nhưng cho tới nay, chưa nhiều công trình nghiên cứu công phu nào bàn về
chủ đề này ở Việt Nam.


Trong khi đó, các công trình khoa học ở nước ngoài chứng minh rằng việc vận dụng cạnh
tranh đối với KVC đã đem lại những lợi ích trong việc cải thiện hiệu quả KVC ở nhiều nước. Vì
vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước để rút ra bài học hữu ích là cần thiết cho Việt Nam
trong công cuộc cải cách KVC hiện nay.
Trên cơ sở những lý do thiết thực như trên, Tác giả luận án quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của Việt
Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
Tình hình triển khai nghiên cứu ở nước ngoài
Luận án đã khảo sát một số lượng lớn các công trình khoa học nước ngoài liên quan tới
nội dung cạnh tranh đối với KVC. Từng công trình này chỉ bàn tới một vài khía cạnh riêng của
từng quốc gia.
Trong tác phẩm “Market failure, government failure, leadership and public policy”,
Wallis và Dollery chỉ rõ rằng sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế gây ra một số thất bại
nhà nước như “thất bại lập pháp”, “thất bại hành chính”, “thất bại tư pháp”, “thất bại hành pháp”,
“thất bại chính trị”. Mặt khác, KVC thường thiếu vắng áp lực cạnh tranh. Chính những thất bại
đó làm cho KVC vận hành không hiệu quả.
Trong tác phẩm “Market or Government: choosing between imperfect alternatives”, Wolf
đã lập luận rằng việc vận dụng cơ chế thị trường vào KVC làm cho hoạt động của khu vực này
trở nên linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng hơn.

Osborne và Gaebler, trong tác phẩm “Sáng tạo lại chính phủ: tinh thần kinh doanh sẽ làm
biến đổi khu vực công ra sao?”, đã kiến nghị thị trường hoá hoạt động công cộng để nâng cao
hiệu qủa của chúng. Hai tác giả đã đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm đưa tinh thần kinh doanh
theo phong cách tư nhân vào khu vực công.
“Báo cáo phát triển thế giới 1997” của Ngân hàng thế giới đề xuất việc hoàn thiện quy
trình cung ứng hàng hoá và dịch vụ công thông qua cơ chế thị trường và sự tham gia của tư
nhân.
Tác phẩm “Phục vụ và duy trì: giới thiệu hành chính công trong một thế giới cạnh
tranh”, đã giới thiệu cơ chế cạnh tranh trong mua sắm công và những tiêu chí đánh giá kết quả
hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ công.
Jan-Erik Lane đã đánh giá những kinh nghiệm cải cách khu vực công ở nhiều quốc gia
trong tác phẩm của mình “Public Sector Reform: rationale, trends and problems”. Một ý tưởng
quan trọng được phát hiện trong tác phẩm này là các cuộc cải cách KVC đều theo hướng mở
rộng môi trường cạnh tranh trong khu vực này ở các nước như Australia, New Zealand,
Germany, Canada, Anh và nhiều nước phát triển khác.
Nhiều công trình khác cũng đã tổng kết kinh nghiệm vận dụng cạnh tranh vào KVC ở các
nước như Trung Quốc, Singapore. Chẳng hạn, Janet Tay đã khảo cứu tiến trình và kết quả thực
hiện cải cách khu vực công ở Singapore trong thập kỷ vừa qua một số tác phẩm như “Public
service reforms in Singaporre”. Kai Hong Phua tập trung vào đánh giá những kinh nghiệm của
Singapore trong lĩnh vực y tế trong công trình khoa học “Health care financing options: lessons
and innovations from the Singapore system”, v.v.
Xu Songtao đã giới thiệu những tiếp cận mới mà Chính phủ Trung Hoa vận dụng vào cải
cách KVC trong môi trường cạnh tranh của thế giới trong tác phẩm “China's Public


Administration Reform: New Approaches”. Mok, K.H công bố công trình “Merging of the Public
and Private Boundary: Education and the Market place in China” để phân tích cạnh tranh công-
tư trong lĩnh vực giáo dục.
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu nước ngoài này, điều dễ nhận thấy rằng cho tới
thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài bàn về cạnh tranh đối

với KVC ở Việt Nam. Như vậy, chủ đề nghiên cứu này vẫn còn rất mới lạ, cần phải đầu tư
nghiên cứu nhiều.
Tình hình triển khai nghiên cứu trong Việt Nam
Ở Việt Nam, gần như chưa có công trình nghiên cứu công phu và toàn diện về cạnh tranh
đối với KVC. Điều này được kiểm chứng cứ thông qua quá trình sưu tầm tư liệu cho Luận án.
Cho tới nay, chưa có một công trình nào trực tiếp bàn về cạnh tranh đối với KVC hay liên quan
tới đề tài này được lưu trữ trong các trung tâm đào tạo và viện nghiên cứu lớn trong cả nước như
Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, Viện quản lý kinh tế Trung ương, Trường
đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện chính trị và hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Viện kinh tế Việt Nam, v.v.
Tuy nhiên, Viện quản lý kinh tế Trung ương đã công bố kết quả dự án VIE 01/025:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia” (2003). Trọng tâm của công trình này là năng lực
cạnh tranh Quốc gia. Song, một số thông tin trong công trình này có ích cho luận giải một số
khía cạnh về cạnh tranh đối với KVC. Chẳng hạn, việc đánh giá tình trạng độc quyền nhà nước
trong một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng là những thông tin cần thiết cho luận án này.
Trong một số năm gần đây, trên diễn đàn khoa học đã xuất hiện một số công trình đề cấp
tới một số khía cạnh liên quan tới cạnh tranh trong các lĩnh vực công. Trong “Báo cáo phát triển
Việt Nam 2005” của Ngân hàng thế giới và UNDP, khi bàn về giải pháp nâng cao việc sử dụng
hiệu quả các nguồn chi tiêu công cộng, các tác giả có kiến nghị mở rộng việc cạnh tranh đối với
khu vực này để các chủ thể công và tư nhân có thể cạnh tranh vì hiệu quả cao, chất lượng hàng
hóa công phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đó cũng là gợi ý phù hợp với ý tưởng mà Luận án
đang theo đuổi giải quyết. Riêng Tác giả luận án đã công bố vài công trình trên các tạp chí liên
quan tới nội dung cạnh tranh đối với KVC
Tóm lại, còn quá ít công trình nghiên cứu sâu rộng về cạnh tranh đối với KVC ở Việt
Nam thời gian qua. Ở nước ngoài, nhiều công trình bàn tới khả năng vận dụng cạnh tranh vào
KVC, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam. Trong
phạm vi quốc gia, các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm chưa thỏa đáng tới những ý tưởng vận
dụng cạnh tranh vào khu vực công nên còn rất hiếm các công trình khoa học hay đề tài nghiên
cứu về nội dung này. Vì thế, có thể khẳng định rằng vấn đề cạnh tranh đối với khu vực công ở
Việt Nam còn nhiều cơ hội bỏ ngỏ cho nghiên cứu chuyên sâu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của Luận án là phác họa bức tranh cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam
và luận giải hệ thống giải pháp thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực này. Để đạt được mục tiêu cơ
bản này, Luận án đặt ra 4 nhiệm vụ quan trọng sau đây: (i) luận giải cơ sở lý luận cạnh tranh đối
với khu vực công; (ii) giới thiệu những kinh nghiệm cần thiết về cạnh tranh đối với KVC ở một
số nước trên thế giới như cơ sở tham khảo cho Việt Nam; (iii) phân tích thực trạng cạnh tranh
đối với KVC ở Việt Nam; (iv) đề xuất hệ thống giải pháp thúc đẩy cạnh tranh đối với KVC ở
Việt Nam trong thời gian tới


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trọng tâm nghiên cứu của Luận án là “cạnh tranh đối với KVC”
trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ công (gọi tắt là HHC) và một số loại hàng hóa và dịch
vụ tư (gọi tắt là HHT). Nội hàm “cạnh tranh đối với KVC” thể hiện ý tưởng chủ đạo rằng sự
cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các chủ thể thuộc KVC với nhau mà còn diễn ra giữa các chủ
thể công với chủ thể tư, chủ thể liên doanh công tư và các chủ thể kinh tế khác.
Bằng phương pháp định tính là chủ yếu, Luận án chỉ tập trung xem xét sự cạnh tranh của
các chủ thể công với nhau, giữa chủ thể công với chủ thể tư và chủ thể hỗn hợp công tư trong
việc cung ứng HHC và một số HHT. Những số liệu hay trường hợp minh họa cho nghiên cứu
trong Luận án được giới hạn trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng công ích (điện lực, bưu chính
viễn thông, giao thông) và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục). Đây là những lĩnh vực cơ bản có tác
động rộng lớn tới đời sống tất cả thành viên xã hội và hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Giới hạn không gian: Luận án tập trung chính vào giải quyết những vấn đề đã lựa chọn
diễn ra ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án lựa chọn giới thiệu những kinh nghiệm quan trọng của
một số quốc gia tiêu biểu về cạnh tranh đối với KVC như Anh, Australia, New Zealand, Trung
Quốc và Singapore.
Giới hạn thời gian: Giai đoạn mà Luận án tập trung nghiên cứu là giai đoạn sau khi có
chính sách đổi mới ở Việt Nam. Tất nhiên, để nghiên cứu có hệ thống, một số khía cạnh liên
quan trong quá trình luận giải vấn đề chính có thể thuộc về giai đoạn trước 1986. Đối với phân
tích kinh nghiệm quốc tế, phạm vi thời gian nghiên cứu bao hàm giai đoạn thời gian rộng hơn, từ

những năm đầu của thập kỷ 1980s trở lại đây.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Luận án kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu. Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận cần thiết cho phân tích
và luận giải bản chất và quá trình vận động và phát triển của các hiện tượng, sự vật. Nghiên cứu
KVC cùng không thể không vận dụng phương pháp luận này. Hơn nữa, Luận án còn sử dụng
nhiều phương pháp khoa học cụ thể như Phân tích, Tổng hợp, So sánh,Thống kê, v.v.
6. Đóng góp khoa học của Luận án
Với những kết quả nghiên cứu, Luận án hy vọng sẽ đóng góp những ý tưởng mới và thúc
đẩy công tác nghiên cứu KVC ở Việt Nam theo chiều rộng và chiều sâu của vấn đề:
i. Hệ thống hóa lý luận cạnh tranh đối với KVC, làm rõ những đặc trưng, hình thức và kỹ thuật
thúc đẩy cạnh tranh đối với KVC;
ii. Làm rõ thực trạng cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam thời gian qua trên cơ sở đó chỉ rõ các
vấn đề cần giải quyết.
iii. Xây dựng các nguyên tắc vận dụng cạnh tranh đối với KVC và thiết kế hệ thống giải pháp
thiết thực thúc đẩy cạnh tranh ở Việt Nam.
Những đóng góp khoa học này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của KVC, đặc biệt trong quan chức và những người hoạch định chính sách để
nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này.
7. Kết cấu Luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án được bố cục thành 4 chương
gồm 16 mục và 45 tiết.


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG
1.1. KHU VỰC CÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khu vực công trong nền kinh tế

Việc phân tích dẫn tới sự khái quát về KVC như sau: KVC là tập hợp nhiều cơ quan và tổ
chức tập thể nhằm phục vụ lợi ích chung của mọi thành viên xã hội, gồm các đặc trưng: (i)
những cơ quan và tổ chức này do nhà nước thành lập nhằm phục vụ lợi ích nhà nước và thông
qua đó phục vụ công dân; (ii) mục tiêu và quy chế hoạt động của chúng là do nhà nước quyết
định thông qua quy trình chính trị và hành chính; (iii) nguồn ngân sách đảm bảo hoạt động của
các tổ chức này được phân bổ từ nguồn thu nhập thuế quốc gia và địa phương và chịu sự giám
sát của nhà nước; (iv) nhà nước chịu trách nhiệm về những giao ước pháp lý cho các thực thể
hợp phần của mình và nắm quyền kiểm soát pháp lý về những hoạt động của chúng.
1.1.2. Quan niệm về hàng hoá công
Việc phân định hàng hóa và dịch vụ công (HHC) và hàng hóa và dịch vụ tư (HHT) dựa
vào hai tiêu chí: (i) tính loại trừ; (ii) tính tranh giành.
Tính loại trừ hàm ý trả lời câu hỏi: „có thể ngăn cản mọi người sử dụng hàng hoá
không?‟. Những hàng hoá không có tính loại trừ là những hàng hoá mà mọi người đều có thể tiếp
cận sử dụng nó mà không thể ngăn cản, và ngược lại.
Tính tranh giành hàm nghĩa trả lời câu hỏi: „việc sử dụng hàng hoá của người này có làm
giảm khả năng tiêu dùng hàng hoá đó của người khác không?‟. Hàng hoá không tranh giành là
những hàng hoá mà việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đồng
thời của người khác đối với hàng hóa đó, và ngược lại.
Những hàng hoá mang tính loại trừ và tính tranh giành gọi là HHT thuần tuý. Ngược lại,
những hàng hoá có hội tụ đầy đủ cả hai thuộc tính không loại trừ và không tranh giành gọi là
HHC thuần tuý. Trong thực tế, ranh giới giữa HHT với HHC chỉ là tương đối. Trong khoảng
giữa hai cực HHT thuần tuý và HHC thuần tuý, tồn tại một số loại hàng hóa được gọi là HHC
không thuần tuý và/hay HHT không thuần tuý, tức là có thể hội tụ không đủ hai tiêu chí nói trên
hoặc sự kết hợp hai tiêu chí ở giới hạn nhất định.
Việc phân loại HHC mang ý nghĩa tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận
thức về mức độ “công”, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện thị trường, quy định pháp lý và tình trạng
công nghệ. Tuy nhiên, việc phân định HHC rất cần thiết để hiểu rõ những vấn đề cần giải quyết
khi đưa ra quyết định liên quan tới KVC.
Xuất phát từ đặc điểm của HHC như vậy, có thể rút ra kết luận rằng về cơ bản nhà nước
thực hiện cung ứng HHC hiệu quả hơn thị trường tư nhân. Do HHC không có tính loại trừ, nên

người hưởng lợi không phải trả tiền khi sử dụng. Thị trường không thể cung cấp miễn phí như
vậy. Hơn nữa, vấn đề „kẻ ăn không‟ không thể giải quyết trên thị trường tư nhân. Do đó, nhà
nước cần phải giải quyết vấn đề này bằng cách thực hiện cung ứng HHC thông qua tài trợ bằng
thuế vì lợi ích hưởng lợi đồng đều cho mọi người.
Bảng 1.2: Chức năng của nhà nƣớc hiện nay
Chức
năng
Khắc phục khuyết tật thị
trƣờng
Cải thiện công
bằng xã hội


Các
chức
năng
tối
thiểu
Cung cấp hàng hoá công thuần
tuý:
Quốc phòng
Luật pháp và trật tự
Quyền sở hữu tài sản
Quản lý kinh tế vĩ mô
Y tế cộng đồng
Bảo vệ ngƣời
nghèo:
Chương trình
chống đói
nghèo

Trợ cấp thiên
tai
Các
chức
năng
trung
gian
Khắc
phục
ngoại
ứng:
Giáo dục
phổ
thông
Bảo vệ
môi
trường
Điều tiết
độc
quyền:
Điều tiết
sử dụng
hạ tầng,
Chính
sách
chống
độc
quyền
Khắc
phục rủi

ro:
Bảo hiểm
(nhân
thọ, hưu
trí)
Điều tiết
tài chính
Bảo vệ
người
tiêu dùng
Cung cấp bảo
hiểm xã hội:
Phân bổ lại
lương hưu
Trợ cấp gia
đình
Bảo hiểm thất
nghiệp

Các
chức
năng
tích
cực
Điều phối hoạt động tƣ nhân:
Phát triển thị trường
Tập hợp sáng kiến
Phân phối lại:
Phân phối lại tài
sản

1.1.3. Vai trò của nhà nƣớc trong điều tiết kinh tế
Sau khi phân tích chi tiết về hoạt động điều tiết kinh tế của nhà nước, Luận án rút ra kết
luận rằng sứ mệnh của sự can thiệp nhà nước vào kinh tế nhằm khắc phục khuyết tật thị trường
và cải thiện công bằng xã hội. Các chức năng căn bản của chính phủ được tập hợp trong Bảng
1.2.
1.2. SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG
Cạnh tranh được coi là một trong những phương cách khắc phục những thất bại nhà nước
và tạo môi trường ganh đua trong KVC, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của khu vực này.
1.2.1. Các thất bại nhà nƣớc
Nhiều công trình nghiên cứu đã phân chia những thất bại nhà nước thành 3 nhóm phổ
biến sau: Thứ nhất, thất bại lập pháp thể hiện trong sự mất hiệu quả phân bổ. Thứ hai, thất bại
hành chính quan liêu làm cho việc thực hiện các chính sách không hiệu quả cho dù những chính
sách đó có lợi cho xã hội. Thứ ba, tệ nạn trục lợi phát sinh khi nhà nước thực hiện can thiệp vào
nền kinh tế. Nhiều người cũng có thể lợi dụng quyền lực công/chính sách công để phân phối lại
nguồn lực có lợi cho cá nhân.
Với những lập luận như vậy, nhà nước cũng có những thất bại trong việc bảo đảm tính
hiệu quả trong cung ứng hàng hoá. Nếu chỉ duy nhất chủ thể nhà nước thực hiện việc cung cấp
hàng hoá sẽ không tối ưu, nhiều nguồn ngân sách sẽ bị chi tiêu lãng phí.
1.2.2. Sự hạn chế về môi trƣờng cạnh tranh
Một trong các lý do dẫn tới tình trạng kém hiệu quả kinh tế của KVC là các chủ thể thuộc
KVC gần như ít bị áp lực cạnh tranh gay gắt. Các chủ thể KVC ít phải đối mặt với nguy cơ phá
sản vì được sự bảo trợ của nhà nước.
10


Tình trạng này dẫn tới hiện tượng độc quyền nhà nước. Sự độc quyền nhà nước gây ra ba
tác động tiêu cực như sau: Thứ nhất, độc quyền nhà nước làm mất cân đối trong tương quan lợi
ích giữa các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế. Thứ hai, độc quyền nhà nước ngăn cản hay hạn
chế sự cạnh tranh và gia nhập thị trường của các chủ thể kinh tế khác. Thứ ba, độc quyền nhà
nước đã gây ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và các cộng đồng xã hội.

1.2.3. Vai trò của cạnh tranh đối với khu vực công
Cạnh tranh được coi như một trong các phương cách nâng cao hiệu quả KVC, điều này
thể hiện trong 3 tác động cơ bản: (i) cạnh tranh góp phần sử dụng tối ưu các nguồn lực công; (ii)
cạnh tranh góp phần đa dạng hóa quyền lựa chọn cho người sản xuất và tiêu dùng; (iii) cạnh
tranh góp phần thay đổi hành vi ứng xử của bộ máy công quyền.
1.3. CÁC Ý TƢỞNG VẬN DỤNG CẠNH TRANH VÀO THỰC TIỄN
Xuất phát từ sự cấp thiết ở trên, ý tưởng vận cạnh tranh đối với KVC được luận giải trong
nhiều lý thuyết. Đó là những gợi ý khoa học cần phải tìm hiểu để nắm bắt phương pháp luận.
1.3.1. Ý tƣởng về tái cấu trúc nhà nƣớc
Chính phủ tạo môi trường cạnh tranh tích cực cho khu vực công và tư để nâng cao hiệu
quả và chất lượng hàng hóa cho công dân. Thực tế cho thấy ở đâu có cạnh tranh ở đó có hiệu quả
hơn, chi tiêu hợp lý hơn và cung ứng hàng hóa chu đáo hơn. Hoạt động cung cấp không chỉ do
các đơn vị nhà nước mà còn do nhiều cơ sở tư nhân đảm nhận. Tuỳ thuộc vào loại hình hàng hoá
công thuần tuý hay không thuần tuý mà các loại hình cạnh tranh được vận dụng cho phù hợp.
1.3.2. Chủ nghĩa công quản mới
Ý tưởng chính của chủ nghĩa công quản mới là đề cao vị trí của khu vực tư (KVT) trong
việc cải thiện hiệu quả KVC thông qua cơ chế cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh được khuyến
khích mở rộng theo cả trong và ngoài phạm vi của khu vực công. Bằng nhiều hình thức, như
chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp đồng, cho thuê và đấu thầu, phong cách hoạt động của khu vực
công tiến gần lại phong cách của khu vực tư nhân về phương diện hạch toán kinh tế, cách thức
phục vụ khách hàng.
1.3.3. Lý thuyết lựa chọn công
Lý thuyết lựa chọn công cho rằng lực lượng thị trường hơn là nhà nước tạo ra sự lựa chọn
tốt hơn cho xã hội. Sự đa dạng hóa quyền lựa chọn cho công dân là thiết thực trên cơ sở chuyển
nhiều hoạt động của KVC cho KVT đảm nhận trong chừng mực có thể. Cơ chế thị trường sẽ làm
cho KVC linh hoạt hơn, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
1.3.4. Lý thuyết chính yếu/đại diện
Trong KVC, thiếu động lực lợi nhuận và áp lực giải thể/cạnh tranh, nên các nhà quản lý
không tích cực hay thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực công vì lợi ích
chung xã hội. Lý thuyết này đề xuất lối thoát cho vấn đề trách nhiệm trong KVC là thiết lập cơ

sở hợp đồng với bên ngoài trong những hoạt động công có thể. Các chủ thể công buộc đẩy vào
môi trường cạnh tranh nội bộ với nhau và cạnh tranh với những chủ thể bên ngoài KVC.
1.4. THỰC CHẤT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG
1.4.1. Đặc điểm cạnh tranh đối với khu vực công
Sau khi phân tích nội hàm của nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh trong nền kinh
tế, Tác giả luận án rút ra một định nghĩa riêng về cạnh tranh đối với KVC trong lĩnh vực cung
ứng hàng hóa:


Cạnh tranh phản ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong việc tranh giành
những lợi thế cho bản thân bằng nhiều phương pháp thích hợp để cung ứng hàng hóa KVC phục
vụ mọi tầng lớp xã hội một cách hiệu quả và công bằng theo đúng mục tiêu cam kết.
Quan trọng hơn, Luận án còn làm rõ những đặc điểm cạnh tranh đối với KVC:
(i) Các chủ thể cạnh tranh: Các chủ thể kinh tế cạnh tranh trong cung ứng hàng hoá KVC
bao gồm cơ quan nhà nước và cơ quan do nhà nước uỷ quyền. Các chủ thể do nhà nước ủy quyền
có thể là cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, các chủ thể tư nhân và các chủ thể liên doanh. Điều
đặc biệt là dù rằng những chủ thể do nhà nước ủy quyền nhưng họ vẫn phải tuân thủ những quy
trình hành chính nhất định trong những hợp đồng cung ứng HHC cụ thể. Họ vẫn phải hành động
thay mặt nhà nước để phục vụ xã hội chứ không thể từ bỏ những cam kết với nhà nước để chạy
theo lợi ích cá nhân.
(ii) Đối tượng cạnh tranh: Đối tượng mà các chủ thể cạnh tranh tranh giành trong lĩnh
vực cung ứng hàng hóa KVC chủ yếu là: (i) nguồn lực công để tổ chức sản xuất hàng hoá cho
công dân; (ii) chủng loại hàng hóa cần thiết và quy trình thực hiện; (iii) số lượng người hưởng lợi
các chương trình công. Đối với các đối thủ cạnh tranh, nguồn lực cộng đồng và ngân sách nhà
nước trở thành tiền đề quan trọng bảo đảm cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ lợi ích chung các
nhóm cộng đồng hay toàn xã hội.
Trong môi trường cạnh tranh, các chủ thể phải khẳng định mình bằng những ưu thế riêng
có, chẳng hạn như chi phí hợp lý, giá cả cạnh tranh, chất lượng như cam kết.
(iii) Phạm vi cạnh tranh: phân định bộ phận KVC có thể cạnh tranh và bộ phận không thể
(hạn chế) cạnh tranh. Những bộ phận cốt lõi thường không được phép cạnh tranh vì nó liên quan

tới quyền lực quản lý nhà nước. Những bộ phận công mở rộng được phép mở cửa cho cạnh tranh
nội bộ KVC hay cạnh tranh với KVT;
(iv) Tính chất cạnh tranh: cạnh tranh có kiểm soát vì nâng cao phúc lợi công, các mục
tiêu kinh tế-xã hội đã cam kết. Bất luận chủ thể nào được quyền cung ứng loại hàng hóa này,
mục tiêu đã cam kết buộc phải tuân thủ và quá trình thực hiện mục tiêu nằm dưới sự kiểm soát
của cơ quan nhà nước. Sự kiểm soát này còn ngăn chặn những động cơ sai lệch gây thiệt hại cho
đối tượng hưởng lợi chương trình công như cắt giảm tiêu chuẩn, gian lận chất lượng hàng hóa và
dịch vụ công, trục lợi cá nhân từ nguồn lực công.
1.4.2. Các hình thức và kỹ thuật xúc tiến cạnh tranh đối với khu vực công
Luận án tổng hợp và khái quát 9 hình thức và kỹ thuật cơ bản xúc tiến cạnh tranh nội bộ
trong các lĩnh vực KVC và giữa KVC với KVT, ví như Đấu thầu cạnh tranh, Hợp đồng dịch vụ,
Hợp đồng quản lý, Nhượng quyền, Công ty hoá, So chuẩn, v.v. Đó là những thủ pháp có thể tạo
ra sự cạnh tranh trực tiếp và có thể tạo ra áp lực cạnh tranh gián tiếp giữa các chủ thể. Luận án
giải thích rõ khả năng vận dụng từng hình thức và kỹ thuật vào các lĩnh vực công cụ thể.
1.4.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động cung ứng hàng hoá trong khu vực công
Luận án làm rõ nội dung và yêu cầu của 5 tiêu chí để đánh giá hoạt động cung ứng hàng
hóa trong KVC. Cụ thể, các tiêu chí đó là: (i) tính kinh tế; (ii) tính hiệu quả; (iii) tính hiệu lực;
(iv) công bằng; (v) chất lượng.

Chƣơng 2
KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở
MỘT SỐ NƢỚC


2.1. VẬN DỤNG LÝ LUẬN CÔNG QUẢN MỚI Ở ANH
2.1.1. Sự thể nghiệm lý luận công quản mới ở Anh
Chính phủ Anh đã tiến hành nhiều chương trình cải cách trong bộ máy công quyền và hệ
thống cung ứng HHC. Đối với bộ máy công quyền, việc tách bạch chức năng hoạch định chính
sách và chức năng thực thi được xác định rõ ràng. Đối với hệ thống cung ứng HHC, quá trình phi
tập trung hóa việc cung ứng hàng hóa cho công dân được triển khai mạnh mẽ theo một số hướng;

(i) chuyển cho tư nhân cung ứng; (ii) sử dụng khu vực tự nguyện; (iii) phân cấp và ủy quyền cho
chính phủ địa phương thực hiện. Chính phủ Anh cam kết với công dân về chất lượng HHC mà
do các tổ chức ngoài nhà nước cung cấp thông qua sự kiểm soát chặt chẽ.
2.1.2. Nhận xét về tƣ nhân hoá ở Anh
Sau đánh giá những thành công và thất bại trong quá trình tư nhân hóa bằng nhiều số liệu
cụ thể, có thể rút ra một số nhận xét quan trọng như sau: Thứ nhất, phạm vi và quy mô tư nhân
hoá ở Anh bao gồm nhiều lĩnh vực cốt yếu của nền kinh tế quốc dân: kết cấu hạ tầng công ích;
dịch vụ xã hội; các ngành sản xuất-kinh doanh khác. Thứ hai, việc tư nhân hoá tài sản công tạo
ra một số lợi ích: (i) cắt giảm mạnh KVC, từ đó có thể tiết kiệm chi tiêu ngân sách; (ii) tạo ra áp
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp công còn lại với doanh nghiệp tư nhân trong cùng lĩnh vực
hoạt động. Thứ ba, tư nhân hóa gây ra một số tác động tiêu cực như việc làm, gây xung đột lợi
ích.
2.2. MỞ RỘNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở AUSTRALIA
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho cạnh tranh đối với khu vực công
Cơ sở để thúc đẩy cạnh tranh KVC là sự điều chỉnh pháp luật và quy định hiện hành; xây
dựng khuôn khổ cạnh tranh. Trên cơ sở này, cơ chế cạnh tranh được xác lập trong đó các chủ thể
được phép cạnh tranh bình đẳng, các doanh nghiệp độc quyền phải cơ cấu lại, công tác giám sát
cạnh tranh được triển khai chặt chẽ.
2.2.2. Áp dụng rộng rãi đấu thầu cạnh tranh
Bằng nhiều số liệu thống kê trong nhiều lĩnh vực công, Luận án đã ghi nhận rằng hình
thức đấu thầu cạnh tranh ở Australia được vận dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực chi tiêu
ngân sách nhà nước, được thực thi trong tất cả các cấp chính phủ từ liên bang tới tiểu bang và
lãnh thổ.
Luận án cũng đã dẫn chứng nhiều công trình đánh giá cho rằng hình thức đấu thầu cạnh
tranh góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc đầu tư, triển khai các chương
trình công một cách hiệu quả.
2.2.3. Hạn chế về áp dụng cạnh tranh đối với khu vực công
Luận án cũng phân tích một số hạn chế do việc vận dụng cạnh tranh đối với KVC. Từ đó,
cần phải điều chỉnh hợp lý để tránh những hậu quả không mong muốn.
2.3. MÔ HÌNH KHU VỰC CÔNG MỚI Ở NEW ZEALAND

2.3.1. Những nguyên tắc đổi mới khu vực công
Quá trình cải cách hệ thống KVC từ thập kỷ 1980s ở New Zealand được thực hiện dựa
trên 6 nguyên tắc cơ bản: (i) chuyển giao; (ii) công ty hóa; (iii) công khai hóa; (iv) phân định
trách nhiệm rõ ràng; (v) hiệu quả thị trường; (vi) tối ưu chi phí.
2.3.2. Công ty hoá các bộ phận sở hữu nhà nƣớc.


Công ty hóa đặt các doanh nghiệp sở hữu nhà nước vào môi trường tương tác các nhân
tố: (i) môi trường cạnh tranh, (ii) môi trường pháp lý và chính trị, (iii) các cơ chế quản lý nhà
nước khác.
Luận án làm rõ những điều kiện cần thiết cho quá trình công ty hóa các cơ quan sở hữu
nhà nước ở New Zealand.
2.3.3. Một số điểm đáng lƣu ý
Điểm nổi bật trong quá trình thiết lập mô hình KVC mới ở New Zealand là duy trì sự hài
hòa các bộ phận mở rộng cạnh tranh và bộ phận nhà nước độc quyền. Chính phủ trung ương vẫn
duy trì sở hữu những bộ phận kết cấu hạ tầng quan trọng như hệ thống nhà máy điện chính và
truyền tải cao áp, cảng biển lớn, viễn thông ; những bộ phận dịch vụ xã hội cơ bản như chăm
sóc y tế cơ sở.
2.4. CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở TRUNG QUỐC
2.4.1. Tái cơ cấu nhà nƣớc trong môi trƣờng cạnh tranh
Dựa trên nhiều công trình nghiên cứu và thông tin khoa học, Luận án chỉ rõ rằng Trung
Quốc đã tiến hành tái cơ cấu bộ máy của mình qua 4 lần theo hướng làm rõ chức năng ra chính
sách và chức năng kinh doanh, sắp xếp và tinh giảm bộ máy quan liêu, hoàn thiện công tác cung
ứng phù hợp với cơ chế thị trường XHCN. Các nhà quản trị công Trung Quốc đề xuất nhiều cách
thức khuyến khích KVT tham gia vào KVC, đề cao trách nhiệm công-tư trong các hình thức kết
hợp công tư.
2.4.2. Cạnh tranh trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội
Thông qua nhiều số liệu thống kê và nghiên cứu, Luận án đã chứng minh rằng lĩnh vực
dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục đang đối mặt với cạnh tranh giữa nhiều chủ thể nhà nước với
tư nhân trong nước và nước ngoài. Nhiều cơ sở tư nhân, liên doanh được phép cạnh tranh với

những cơ sở nhà nước về chất lượng, giá cả, đầu tư, v.v.
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn thực hiện kiểm soát rất chặt đối với nhiều lĩnh vực
công mà có thể gây tác động bất lợi tới đa số nhân dân.
2.4.3. Cạnh tranh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng công ích
Tình hình cạnh tranh đối với các lĩnh vực hạ tầng công ích ở Trung quốc có nhiều biến
đổi tích cực so với thời kỳ trước 1979, đặc biệt trong một số ngành như cung cấp nước sạch và
xử lý nước thải, viễn thông. Chủ thể tham gia cung ứng ngày càng trở nên đa dạng, bao gồm các
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc và các công ty nước ngoài. Tình
trạng độc quyền nhà nước đang được nới lỏng dần bằng cách cơ cấu lại doanh nghiệp lớn và
khuyến khích gia nhập ngành tự do hơn.
2.4.4. Một số nhận xét đáng lƣu ý
Luận án rút ra 3 nhận xét quan trọng: (i) Trung Quốc chấp nhận sự cạnh tranh đối với
KVC; (ii) nhiều khuôn khổ pháp lý và chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh đã được
thông qua; (iii) Trung Quốc cẩn trọng trong việc chuyển đổi sở hữu nhằm tạo áp lực cạnh tranh
đối với KVC trong nền kinh tế thị trường XHCN mầu sắc Trung Quốc.
2.5. CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG THEO HƢỚNG CẠNH TRANH Ở
SINGAPORE
2.5.1. Cải cách khu vực công


Chính phủ Singapore cũng đã thực hiện nhiều cải cách mang tính cấp tiến trong cơ cấu bộ
máy hành chính, trong đó đáng lưu ý tới việc hoàn thiện thiện cơ chế cung ứng hàng hoá công
cho công dân, đổi mới phong cách phục vụ của công chức đối với công dân.
2.5.2. Mở rộng cạnh tranh trong lĩnh vực y tế
Triết lý cải cách khu vực y tế của Singapore là kết hợp hài hòa cơ chế thị trường tự do
cạnh tranh và chế độ phúc lợi bình quân. Theo nhiều công trình nghiên cứu, Singapore đã công
ty hóa hầu hết các bệnh viện lớn. Các công ty bệnh viện được phép cạnh tranh trực tiếp theo giá,
chất lượng điều trị, các loại dịch vụ bổ trợ bệnh nhân.
2.6. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Luận án khái quát 6 bài học kinh nghiệm qua nghiên cứu 5 quốc gia trên: (i) các nước

đều nỗ lực xây dựng và tiếp cận với những lý luận mới về KVC; (ii) xây dựng khuôn khổ pháp lý
cho cạnh tranh đối với khu vực công; (iii) khuyến khích gia nhập ngành; (iv) xây dựng chiến
lược thực hiện; (v) giám sát và kiểm soát cạnh tranh; (vi) những bài học về kinh nghiệm thất bại.
Một số kinh nghiệm thất bại như công tác đấu thầu tiêu cực, quản lý hợp đồng kém, phân biệt đối
xử công-tư.

Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG
Ở VIỆT NAM
3.1. KHU VỰC CÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƢỜNG
3.1.1. Khu vực công và cạnh tranh trƣớc khi Đổi mới
Bằng nhiều số liệu và chứng cứ thực tế, Luận án đã chứng minh rằng trước năm 1986,
Việt Nam vướng phải tư duy sai lầm mang tính lịch sử: (i) vô thừa nhận KVT; (ii) vô thừa nhận
nền kinh tế thị trường và vai trò của nó trong phát triển kinh tế và xã hội.
Chính từ đó, yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và KVC nói riêng cũng không
được thừa nhận. Trong điều kiện lịch sử đó, thi đua XHCN thay thế cho cạnh tranh của nền kinh
tế thị trường.
3.1.2. Khu vực công sau khi Đổi mới
Bằng nhiều số liệu thống kê và những trích dẫn cụ thể từ các văn kiện chính thức của
Đảng và Nhà nước Việt Nam, Luận án chứng minh rõ ràng rằng đồng hành với sự phát triển nền
kinh tế thị trường, KVC và KVT đang có những chuyển đổi phù hợp. KVC co hẹp về quy mô và
nhiều nhiệm vụ được chuyển sang cho KVT đảm nhận. Ngược lại, KVT cũng đang củng cố và
xâm nhập vào KVC để cùng chia sẻ nguồn lực và trách nhiệm cung ứng hàng hóa thỏa mãn nhu
cầu càng cao của nhân dân. Vai trò và vị trí của hai khu vực này đang được khẳng định lại cho
phù hợp với hiện thực khách quan của nền kinh tế thị trường.

3.2 TÌNH TRẠNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG
3.2.1. Thực trạng độc quyền nhà nƣớc
Trong điều kiện kinh tế chính trị của Việt Nam, độc quyền nhà nước gắn liền với thực

tiễn kéo dài của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Sự hình thành độc quyền nhà nước
xuất phát từ ý chí chính trị của nhà nước chứ không phải vì tích tụ và tập trung sản xuất dưới tác
động của quy luật cạnh tranh trên thị trường.


Bằng nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu cùng với hơn 9 Bảng biểu và nhiều Hình vẽ, Hộp
dẫn chứng, Luận án đã chứng minh rằng phạm vi và mức độ độc quyền nhà nước trong nền kinh
tế còn rất lớn, bao trùm hầu hết các lĩnh vực. Chẳng hạn, đối với lĩnh vực điện lực, EVN độc
quyền cung ứng tới 93% tổng công suất toàn quốc, phân phối tới 79% sản lượng điện thương
phẩm. Đối với bưu chính viễn thông, VNPT chiếm tới 93,51% thị phần viễn thông và internet;
trên 90% điện thoại cố định; 70% dịch vụ di động (hai mạng Vinaphone và MobiFone); hơn 60%
dịch vụ thuê kênh. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, nhà nước nắm thị phần khống chế trong
cung ứng dịch vụ như sân bay, cảng biển, hàng không, vận tải biển và đường sắt.
3.2.2.Cạnh tranh nội bộ trong các lĩnh vực công
Việc tạo lập môi trường cạnh tranh nội bộ trong từng lĩnh vực công ở Việt Nam có thể
nói là còn hạn chế bởi lẽ rằng quá trình tái cơ cấu các công ty lớn hiện nay còn nhiều vướng mắc,
cơ hội gia nhập ngành chưa thực sự được tự do, công ty hóa các đơn vị nhà nước mới bắt đầu thử
nghiệm. Như vậy trong từng lĩnh vực công hiện tại, thị trường ít mang tính cạnh tranh do số
lượng chủ thể tham gia rất hạn chế.
Bằng chuỗi số liệu từ 1997 tới nay, Luận án đi sâu phân tích cục diện cạnh tranh nội bộ
lĩnh vực bưu chính viễn thông. Bên cạnh VNPT, hiện nay có thêm 8 đơn vị nhà nước và liên
doanh với nhà nước tham gia cạnh tranh cung ứng các dịch vụ bưu chính viễn thông. Do đó, giá
cước dịch vụ giảm đáng kể, chất lượng phục vụ hoàn thiện hơn, nhiều loại hình dịch vụ mới ra
đời đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, cạnh tranh nội bộ lĩnh vực bưu chính
viễn thông cũng chỉ mới là bước đầu vì các chủ thể cạnh tranh còn quá khác biệt nhau về năng
lực thị trường.
3.2.3. Cạnh tranh công-tƣ trong cung ứng hàng hóa
Luận án tập trung phân tích tình trạng cạnh tranh giữa các chủ thể công với chủ thể ngoài
công lập và tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, vận tải và bưu chính bằng tập hợp
nhiều tài liệu và 13 Hộp, Bảng biểu và Hình vẽ số liệu.

Trong lĩnh vực y tế, áp lực cạnh tranh công-tư tạo nhiều hình thức phối hợp như đồng đầu
tư, hợp tác chuyên môn trong chữa trị, hợp đồng cung ứng dịch vụ đi kèm. Song, nhìn chung, các
đối tác công- tư chưa có những lợi thế vượt trội rõ rệt. Điều này cũng được chứng minh trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục tư nhân chưa thực sự khẳng định được khả năng
cạnh tranh của mình trong khi đó hệ thống giáo dục công lập với cơ sở vật chất kỹ thuật hơn hẳn
nhưng lại chưa khai thác hiệu quả và cung ứng dịch vụ chất lượng thỏa mãn nhu cầu nhân dân.
Đối với lĩnh vực bưu chính, cạnh tranh công-tư có vẻ ngang bằng hơn. Thị phần các đơn
vị nhà nước cung cấp chiếm 53% và tư nhân cung cấp 47% đối với chuyển phát trong nội địa.
Trong khi đó, khu vực tư nhân thực hiện tới 70% số lượng thư và bưu phẩm ra nước ngoài, nhà
nước chỉ đảm nhận 30% dịch vụ này mà thôi.
3.2.4. Những yếu tố gây trở ngại đối với cạnh tranh
Căn cứ vào nhiều công trình nghiên cứu và những số liệu thực tiễn, Luận án làm rõ 4 hạn
chế cơ bản có thể tác động bất lợi cho môi trường cạnh tranh đối với KVC: (i) hạn chế về pháp
luật; (ii) tiêu cực trong đấu thầu; (iii) phân biệt đối xử công-tư; (iv) hạn chế về năng lực của công
chức.
3.4. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG
Trên cơ sở những phân tích ở các mục trên, Luận án rút ra 7 nhận xét tổng quát như sau:
(i) KVC ở Việt Nam đang trải qua sự chuyển đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường trong đó một


số nhiệm vụ được nhường lại cho KVT đảm nhận; (ii) Luật chơi cạnh tranh đối với KVC đã và
đang từng bước được thiết lập, song còn nhiều điều khoản và dự luật cần phải bổ sung và hoàn
thiện; (iii) mức độ độc quyền nhà nước quá cao trong nhiều lĩnh vực; (iv) sự cạnh tranh công-tư
chưa thực sự mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực lựa chọn nghiên cứu vì các chủ thể công và tư còn
nhiều hạn chế về năng lực, do vậy người tiêu dùng chưa được hưởng lợi nhiều; (v) sự vận dụng
các hình thức xúc tiến cạnh tranh đối với KVC còn hạn chế, ví như giao bán, công ty hóa các chủ
thể công còn nhiều trở ngại, tỷ trọng các dự án chỉ định thầu nhiều hơn đấu thầu mở rộng, các
hình thức hợp đồng dịch vụ và quản lý chưa được vận dụng phổ biến nên không tạo ra áp lực
cạnh tranh thực sự giữa công và tư; (vi) chưa có sự hiện diện của nhiều chủ thể cạnh tranh nước
ngoài trong việc cung ứng hàng hóa công ở Việt Nam; (vii) tồn tại nhiều tiêu cực trong cạnh

tranh, chẳng hạn tiêu cực trong đấu thấu mua sắm công.
Chƣơng 4
NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CẠNH TRANH
ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM
4.1. NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG
Đối chiếu với những điều kiện kinh tế chính trị của Việt Nam hiện tại, Luận án đã xây
dựng bốn nguyên tắc cơ bản trên cơ sở đó để tiến hành đẩy mạnh cạnh tranh đối với KVC:
(i) Cạnh tranh nhằm nâng cao phúc lợi xã hội- sử dụng hiệu quả nguồn lực công vì mục
tiêu „dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh‟;
(ii) Cạnh tranh có kiểm soát-cạnh tranh lành mạnh, có trật tự và kỷ cương trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN;
(iii) Cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể-tạo cơ hội ngang nhau cho mọi chủ thể công-tư
về tiếp cận nguồn lực công và quyền lực thị trường; và
(iv) Cạnh tranh phải phù hợp với những quy định và thông lệ quốc tế- bảo đảm sự hội nhập
và mở cửa thị trường KVC Việt Nam thành công và hiệu quả.
4.2. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN
Luận án đề xuất 8 giải pháp quan trọng liên quan hữu cơ với nhau. Hệ thống giải pháp
mang nặng tính phương pháp luận hơn là những kỹ thuật chi tiết cho từng tình huống cụ thể.
4.2.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh
Thứ nhất, tiến hành rà soát lại những văn bản pháp quy và chính sách hiện hành liên quan
tới môi trường cạnh tranh; Thứ hai, bổ sung những điều luật, quy định mới phù hợp với điều kiện
kinh tế chính trị Việt Nam và thông lệ quốc tế; Thứ ba, quy định rõ chức năng thương mại và phi
thương mại trong các cơ quan thuộc KVC.
4.2.2.Xử lý tình trạng độc quyền
Việc xử lý tình trạng độc quyền nhà nước có thể thực hiện theo ba hướng như sau: (i) tái
cơ cấu những doanh nghiệp độc quyền; (ii) thành lập những doanh nghiệp mới đủ mạnh để thúc
đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực độc quyền; (iii) khuyến khích tư nhân tham gia thông qua quá trình
xã hội hóa.
4.2.3.Tạo tiền đề cho cạnh tranh
Thứ nhất, bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa chủ thể công và tư trong sản xuất-kinh

doanh; Thứ hai, áp dụng những khuyến khích thích hợp; Thứ ba, tích cực phân cấp và uỷ quyền
trong cung cấp hàng hoá công.


4.2.4.Sử dụng các hình thức cạnh tranh với bên ngoài
Luận án đề xuất một số hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị Việt Nam: Hợp
đồng dịch vụ/quản lý với bên ngoài; Nhượng quyền; Bán khoán; Cạnh tranh gián tiếp bằng so
chuẩn.
4.2.5. Cạnh tranh trực tiếp theo giá và chất lƣợng hàng hóa
Mức giá có thể xác định theo nhiều cách khác nhau: (i) mức giá đủ thu hồi chi phí bảo
đảm sự bền vững tài chính cho doanh nghiệp cung ứng; (ii) quy định mức giá trần về các dịch vụ
công ích trên cơ sở điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát hằng năm.
4.2.6.Thiết lập cơ quan điều tiết và giám sát cạnh tranh độc lập
Thứ nhất, thiết lập cơ quan điều tiết độc lập-cơ quan điều tiết phải là một thể chế nằm
ngoài Bộ chủ quản, không liên quan lợi ích với đối tượng bị điều tiết. Tính độc lập của cơ quan
này bảo đảm cho sự điều tiết cạnh tranh công minh, không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Cơ
quan điều tiết cạnh tranh phải đủ sức mạnh quyền lực để thực thi chức năng. Thứ hai, vận dụng
tiếp cận giám sát có sự tham gia từ nhiều phía hưởng lợi liên quan. Nhà nước cùng nhân dân tăng
cường giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ công cộng. Đó là cơ sở quan trọng để
đánh giá thực chất chất lượng phục vụ và cung ứng hàng hoá KVC. Ngược lại, các cơ quan phục
vụ, các chủ thể cung ứng cũng bị áp lực từ cộng đồng nên họ buộc phải tích cực hoàn thiện
phong cách phục vụ của mình và nâng cao chất hàng hoá cho công dân với trách nhiệm cao nhất.
4.2.7.Mở cửa khu vực công cho cạnh tranh quốc tế
Để mở cửa KVC của Việt Nam cho cạnh tranh nước ngoài cần phải quán triệt một số
điểm sau: (i) Xác định cụ thể lĩnh vực và mức độ từng lĩnh vực công được phép mở cửa; (ii) Xây
dựng lộ trình mở cửa phù hợp; (iii) Tăng cường quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực này.
4.2.8.Tuyên truyền và thuyết phục
Nội dung cần tuyên truyền và thuyết phục bao gồm: (i) luật pháp và chính sách về cạnh
tranh; (ii) hành động của Chính phủ để xúc tiến cạnh tranh đối với KVC; (iii) tác động của việc
tiến hành cạnh tranh đối với KVC tới các bên lợi ích liên quan.

KẾT LUẬN
1. „Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của Việt
Nam‟ là đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết bởi lẽ Việt Nam đang nỗ lực cơ cấu lại KVC và tìm
kiếm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng, và bởi lẽ Việt Nam đang xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN trong đó cạnh tranh được coi là động lực phát triển kinh tế.
Việc tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và nhận diện những vấn đề KVC của Việt Nam là cần thiết để
tìm ra lối đi hiệu quả riêng cho mình trong tương lai.
2. KVC là tập hợp nhiều cơ quan và tổ chức tập thể do nhà nước thành lập nhằm phục vụ
những lợi ích mà nhà nước theo đuổi và thông qua đó phục vụ công dân. Sứ mệnh và trọng trách
của KVC rất lớn, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của từng thành viên xã hội. Song, hoạt
động của khu vực này lại không hiệu quả bởi vì có nhiều thất bại nhà nước. Các thất bại đó gồm:
(i) thất bại lập pháp; (ii) thất bại hành pháp; (iii) hoạt động trục lợi của công chức; (iv) thiếu
vắng môi trường cạnh tranh, độc quyền nhà nước.
3. Cạnh tranh được chứng minh là một trong những phương cách nâng cao hiệu quả hoạt
động của KVC. Cạnh tranh đem lại 3 tác động to lớn cho KVC như sau: thứ nhất, cạnh tranh góp
phần sử dụng tối ưu các nguồn lực công; thứ hai, cạnh tranh góp phần đa dạng hóa quyền lựa
chọn cho người sản xuất và tiêu dùng; thứ ba, cạnh tranh góp phần làm thay đổi hành vi ứng xử


của bộ máy công quyền. Nhiều lý thuyết đã chứng minh những tác động quan trọng này và kiến
nghị vận dụng cạnh tranh đối với KVC vào thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới.
4. Cạnh tranh đối với KVC mang một số đặc điểm riêng. Cạnh tranh đối với KVC phản
ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước (được nhà nước ủy
quyền) để cung ứng hàng hóa công đáp ứng nhu cầu mọi tầng lớp xã hội một cách hiệu quả và
công bằng theo đúng mục tiêu cam kết. Cạnh tranh đối với KVC bị chi phối với nhiều quy định
hành chính nhà nước, tức là có kiểm soát đối với các chủ thể ký kết hợp đồng cung cấp hàng hoá
công. Mục đích chính của cạnh tranh ở đây không hoàn toàn vì việc tối đa hoá lợi nhuận cá nhân
mà nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng trên cơ sở bảo đảm sự bền vững tài chính của các
chủ thể cung ứng.
5. Cạnh tranh đối với KVC không phải mới lạ mà đã được nhiều Chính phủ vận dụng

trong thời gian qua. Các kinh nghiệm thành công và thất bại là những bài học cho các nước đi
sau như Việt Nam trong việc cải cách KVC. Việc lựa chọn và vận dụng các kinh nghiệm này vào
điều kiện kinh tế chính trị của đất nước là cần thiết.
6. Sự phân tích thực trạng cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam cho phép rút ra một số
nhận xét quan trọng: (i) KVC đang có sự chuyển đổi theo hướng giảm bớt quy mô cho phù hợp
với nền kinh tế thị trường; (ii) mức độ độc quyền nhà nước còn quá cao nên làm méo mó cơ chế
cạnh tranh; (iii) sự gia nhập thị trường chưa được mở rộng nên khả năng cạnh tranh giữa nhiều
chủ thể bị giới hạn; (iv) các hình thức thúc đẩy cơ hội cạnh tranh đối với KVC chưa phong phú;
(v) hệ thống pháp luật điều tiết cạnh tranh còn hạn chế.
7. Việc thúc đẩy cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam cần phải quán triệt các nguyên tắc
cơ bản và thực thi hệ thống giải pháp đồng bộ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
4 nguyên tắc cần tuân thủ gồm: (i) cạnh tranh nhằm nâng cao phúc lợi xã hội; (ii) cạnh tranh có
kiểm soát; (iii) cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể; (iv) cạnh tranh phải phù hợp với những
quy định và thống lệ quốc tế. Hệ thống giải pháp nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho
nhau. Do vậy, tất cả các giải pháp này nên vận dụng đồng bộ và đồng thời vào thực tiễn.
8. Vấn đề cạnh tranh đối với KVC được xem xét kỹ lưỡng một cách hệ thống dưới góc độ
lý luận và khảo cứu thực tế ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế. Những đóng góp khoa của Luận
án mang ý nghĩa quan trọng về nhận thức và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam. Luận án góp phần
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cạnh tranh đối với KVC, đặc biệt trong quan chức và
những người hoạch định chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Hơn nữa,
Luận án cũng đặt ra một số gợi ý tiếp tục nghiên cứu về các chủ đề liên quan tới KVC nói chung.


References
Tiếng Việt
1. Báo điện tử Hà nội mới (2006), “nên sòng phẳng với trường ngoài công lập”, Hà Nội.
2. Báo Giao thông vận tải (2006), “Tổng công ty ĐSVN rất cần sự đầu tư của nhiều thành
phần kinh tế”, , 9/2006.
3. Báo nhân dân (2006), “Đột phá đào tạo tiến sỹ để nâng cao chất lượng đại học”,
.



4. Báo nhân dân (2006), “Chống tiêu cực trong giáo dục phải toàn diện”,
, ngày 2/9/2006.
5. Báo Sài gòn giải phóng (2006), “Đại học, cao đẳng ngoài công lập: nhiều nhà đầu tư sẳn
sàng tham gia lập trường”, .
6. Bộ bưu chính viễn thông (2006), Điều lệ hoạt động của ngành bưu chính viễn thông Việt
Nam, Hà Nội.
7. Bộ bưu chính viễn thông (2006), Cơ sở dự liệu thống kê thường niên Bộ bưu chính Viễn
thông, Hà Nội.
8. Bộ bưu chính viễn thông (2007), Số liệu thống kê Tổng cục Bưu điện, Hà Nội.
9. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Số liệu thống kê Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
10. Bộ nội vụ. (2000), Chương trình tổng thể cải cách hành chính quốc gia.
11. Bộ y tế (2006), , ngày 2/9/2006.
12. Bouin O. và Michalet Ch.A. (1993), Cân bằng lại giữa khu vực công cộng và khu vực tư
nhân: kinh nghiệm các nước đang phát triển, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương, Hà Nội.
13. “Bệnh viện như khách sạn gắn sao” (2007), .
14. “Cần phá thế độc quyền nhận bảo hiểm của y tế nhà nước” (2006),
.
15. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định 90/CP ngày 21-8-1997 của
Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hoá và thể thao, Hà Nội.
16. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), “Báo cáo khảo sát nghiên cứu về cải cách
cơ cấu hành chính Trung Quốc”, Ban tổ chức-cán bộ Chính Phủ Việt Nam. Hà nội.
17. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg, ngày
24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
18. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh
xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, ngày 18/4/2005, Hà
Nội.

19. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định 147/2006/QĐ-TTg và Quyết
định 147/2006/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6.


20. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Chiavo-Campo S. và Sundarin P.S.A. (2003), Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính
công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb CTQG, Hà Nội.
22. CIEM (2003), Dự án VIE 01/025: Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Nxb GTVT,
Hà Nội.
23. CIEM (2004), Báo cáo kết quả các nghiên cứu: Vì một sự tăng trưởng và một xã hội
công bằng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Cohen và Peterson (2002), Phân cấp quản lý hành chính: chiến lược cho các nước đang
phát triển, Nxb CTQG, Hà Nội.
25. Nguyễn Quốc Dũng (2000), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận
án tiến sỹ, Hà Nội.
26. Đài tiếng nói Việt Nam (2006), bản tin 18/7/2006, http//:www.vov.org.vn
27. Đài tiếng nói Việt Nam (2006), bản tin ngày 11/8/2006, www.vov.org.vn,
www.vovnews.vn.
28. Đảng cộng sản Việt Nam (1989), Văn kiện Hội nghị trung ương lần VI Khóa VI, Nxb
CTQG, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội tới
năm 2000, .
30. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
CTQG, Hà Nội.
31. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành trung
ương Khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
32. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
CTQG, Hà Nội.
33. Đặng Đức Đạm (2002), Phân cấp quản lý kinh tế, Nxb CTQG, Hà Nội.

34. “Đột phá chính sách kinh tế: nhà nước phải tin dân” (2006),

35. Đường sắt Việt Nam (2006), 9/2006.
36. “Hà Nội có xe buýt tư nhân” (2006), http:///
37. Nguyên Hằng (2006), “Thông tư „chọi‟ luật”, Thanh niên Online. Ngày 18/6/2006.


38. Ngô Minh Hải (2004), Quản lý đầu thầu: thực trạng ở Việt nam và kinh nghiệm quốc tế,
Nxb Vận tải, Hà Nội.
39. Nguyễn Ngọc Hải (2006), “về quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư trong
phát triển dịch vụ viễn thông cho người nghèo ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế ngày 12-
16 tháng 6 năm 2006, Hà nội.
http://
40. Khoa kinh tế chính trị (2003), Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin, Tập 1, Phân viện
Hà nội, HVCTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. Phạm Chi Lan (2007), “Hà Nội- thành phố đắt đỏ thứ 32: nghịch lý nằm ở đâu?”,

42. Phạm Chi Lan (2006), “Sự lưỡng lự giữa tự do kinh tế và kiểm soát”,

43. Mác C. và Ănggen F (1978),Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.
44. Mankiw N.G.( 2004), Những nguyên lý của kinh tế học. Tập I kinh tế học vi mô, Nxb
Lao động, Hà Nội.
45. Ngân hàng thế giới (2006), Chiến lược cơ sở hạ tầng: những vấn đề liên ngành, Hà Nội.
46. Osborne, D. và Gaebler, T. (1995), Sáng tạo lại chính phủ: tình thần kinh doanh sẽ làm
biến đổi khu vực cộng ra sao, Viện quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.
47. Nguyễn Như Phát. “Thị trường và luật cạnh tranh”.
48. Vũ Thanh Sơn (2005), “Một số cách tiếp cận mới về vai trò nhà nước trong cung cấp
hàng hoá và dịch vụ công”. T/c Nghiên cứu kinh tế, Số (7), tr.32-39.
49. Vũ Thanh Sơn (2006), “Tạo môi trường cạnh tranh trong khu vực công: một số cách tiếp
cận và kinh nghiệm quốc tế”. T/c Nghiên cứu kinh tế, Số (7), tr.3-10

50. Vũ Thanh Sơn (2003), “Giới thiệu một số nét về môn Quản trị công”. T/c Giáo dục lý
luận, Số (6), tr.54-57.
51. Vũ Thanh Sơn (2004), Nâng cao vai trò nhà nước trong cung cấp hàng hoá và dịch vụ
công nhằm khắc phục khuyết tật thị trường ở nước ta hiện nay, Đề tài nghiên cứu, Phân
viện Hà nội, Hà Nội.
52. Stiglitz J.E. (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb KH-KT, Hà Nội.
53. “Thành lập Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng” (2006), .
54. Tổng công ty viễn thông quân đội, .


55. Tổng cục hàng không Việt Nam (2006), Vietnam Airlines, 9-2006.
56. Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê việt Nam thế kỷ XX, Tập 2, Nxb Thống kê.
57. Tổng cục thống kê (2006), ,
58. Phan Văn Tường, Trần Thu Thuỷ, Đào Văn Dũng (2002), “Đánh giá chất lượng các
dịch vụ khu vực công và công - tư phối hợp trong hệ thống bệnh viện qua sự hài lòng
của bệnh nhân”, Tạp chí y học thực hành, số (2).
59. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2007), “Chung quanh vấn đề cổ phần hoá ngành điện”,
.
60. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2007), “Tổng công ty điện lực với sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá”, .
61. Tập đoàn điện lực Việt Nam. , ngày 12/9/2006.
62. Nguyễn Văn Thường (2006), “Tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và tích cực chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm đổi mới ở Việt
Nam, Hà nội.
63. Từ điển bách khoa (1995), Nxb Tư điển bách khoa, Hà Nội.
64. Truyền hình Hà Nội (2006), HanoiTV ngày 14/8/2006.
65. UNDP (2005), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2005, Hà Nội.
66. UNDP (2006), “Quan hệ đối tác giữa khu vực công cộng và tư nhân (PPPs) trong việc
cung cấp những dịch vụ hạ tầng cơ sở thiết yếu cho người nghèo ở Việt Nam”, Hội thảo

quốc tế, Hà Nội ngày 12-16 tháng 6 năm 2006, .
67. Nguyễn Viết Vượng. “Vai trò của các tổ chức công đoàn trong việc tổ chức và định
hướng phong trào thi đua yêu nước trong giai cấp công nhân Việt Nam”,

68. Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM) (2004), “Đổi mới chức năng, nhiệm vụ và
phương hướng hoạt động của nhà nước và của nền hành chính đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước, gia nhập và là thành viên WTO”. Thông tin chuyên đề. Số (2).
TiÕng Anh
69. Australia (1998), Competitive tendering and contracting by public sector agencies,
Sydney.


70. Bashir Mamdani (2006), “Privatisation and health care in China”. Indian Journal of
Medical Ethnics. No. 4-2006.
71. Business China (2002), “Water Guzzlers”, The Economist Intelligence Unit.
72. Chapman D. and Cowdell, T. (2003), New Public Sector Marketing. Pitman Publishing
Press.
73. China Business Review, November-December 2004.
74. China Daily (2002), “French Firm Enters Chinese Drinking Water Market”,

75. China‟s education and research computer internet,
www.edu.cn/20011105/3008194.shtml.
76. China‟s Government, Almanac of funding statistics in Chinese education.
77. Egger W.D (1998), “Competitive Neutrality: ensuring a level playing field in managed
competitions”, OECD working paper, Paris.
78. “Electric Competition in New Zealand: Putting Last Things First”,

79. Falconer P.K (1998), “Public Administration and the New Public Management: Lessons
from the UK Experience”, Journal of Public Admin, pp. 1-17.
80. Halligan J. "New public sector models: reform in Australia and New Zealand", trong

Jan-Erik Lane, "Public Sector reform:rationale, trends and problems". SAGE.
81. Holmes J. W. and Tom Wileman (1995), “Toward Better Governance - Public Service
Reform in New Zealand (1984-94) and its Relevance to Canada”, OECD.
82. Hughes O.E (1998), Public management & administration: an introduction, Macmillan,
Australia.
83. Jan-Erik Lane (1997), Public Sector reform:rationale, trends and problems, SAGE,
London.
84. Janet Tay (2001), “Public service reforms in Singaporre”, Singapore.
85. Johnstone Nick and Wood Libby (eds.) (2001), Private Firms and Public Water:
Realising Social and Environmental Objectives in Developing Countries, Macmillan.
86. Kai Hong Phua (2003), Health care financing options: lessons and innovations from the
Singapore system, Singapore.


87. Le Grand (1991), “The theory of government failure”, British Journal of Political
science, Vol. 21(4), Pp739-777.
88. Lin Jing (1999), Social Transformation and Private Education in China, Westport, CT:
Praeger Publishers.
89. Lipson Robert (2004), “Investing in China‟s hospitals: ways to revamp its healthcare
system”, China Business Review, No. 11.
90. Mok K.H (1998), “Merging of the Public and Private Boundary: Education and the
Market place in China”, International Journal of Educational Development, No.18 (3).
91. National Center for Education Development Research (2001), Evaluation report.
92. OECD (1991), Public management developments 1991, Paris.
93. OECD (1996), Privatisation in Asia, Europe and Latin America, Paris.
94. OECD (2003), “The UK‟s privatisation experiment: the passage of time permits a sober
assessment”, CESifo working paper No. 1126.
95. OFTEL (2002), Protecting Consumers- Oftel‟s New Price Control Proposals, ref. 08/02,
London: Office of Telecommunications.
96. Osborne David and Gaebler Ted (1992), Reinventing government: how the

entrepreneurial spirit is transforming the public sector, MA: Addison-Wesley.
97. Pitelis C.N (2003), “Privatisation, regulation and domestic competition policy” in
Ganeshan Wignaraja, competitiveness strategy in developing countries. Routledge
London.
98. “Roles for public and private capital in infrastructure development: New Zealand
experience”, Eisenhower Fellowship Conference 2000.
99. Rosen H.S (2005), Public Finance (7
th
edit). McGraw-Hill Irwin.
100. Self Peter (1993), Government by the market?, Maclillan, London.
101. Seungho Lee (2003), “Expansion of the Private Sector in the Shanghai Water Sector”,
King‟s College London Press, University of London.
102. “Sino-French Joint Venture will Improve Water Quality in Shanghai”, 11 March
2002, Xinwen Wanbao (Xinwen Evening News).
103. Spicer, B., Emmanuel, D. and Powell, M (1996), "Transforming government
enterprises: managing radical organisational change in deregulated environment",
Journal of public admin, pp.23-50.


104. Talbot, C. (2001), “UK public services and management (1979-2000)”, International
Journal of Public Sector Management, vol.14, No.4, p.288-301.
105. Vining A.R and Wiemer D.L (1991), “Government supply and production failure: a
framework based on constestability”, Journal of public policy, vol. 10(1), pp.1-22.
106. Wallis J. & Dollery B. (1999), Market failure, government failure, leadership and
public policy, ST MARTIN‟S, New York.
107. Walsh K. (1995), Public Services and Market mechanisms: Competition, Contracting
Out and the New Public Management, Macmillan, Basingstoke.
108. Wilson J. (1995), Managing Public Services: Dealing with Dogma, London, Tudor.
109. Wolf C (1989), Market or government: choosing between imperfect alternatives, MIT
Press, Cambridge.

110. World Bank (1997), World Development Report 1997: the state in the changing world,
Washington D.C.
111. Xu Songtao (2001), China's Public Administration Reform: New Approaches, EIU.
112. Yeung Yue-Man and Li Xiaojian (1999), “Bargaining with Transnational Corporation:
The Case of Shanghai”, International Journal of Urban and Regional Research, Vol.23,
Issue.3, p.517-518.
113. Yongyang Wang, Margaret Secombe (2004), “A Study of People-Run Tertiary
Education in South and West China”, International Education Journal, Vol 4, No 4.
114. Yu Zhang (2003), “Private Education in China: Issues and Prospects”, Perspectives,
Volume 4, No. 4, December.
115. Zhang X.Q, “Investment in China‟s future”, ADB và OECD, Paris.




×