Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giáo trình quản lý và tổ chức y tế phần 2 – BS nguyễn miền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.5 KB, 50 trang )

Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Bài 7

ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được đinh nghĩa và nguyên tắc quản lý theo mục tiêu.
1.2. Trình bày được chức năng và quy trình quản lý.
2. Về kỹ năng:
2.1. Vẽ và giải thích được chu trình quản lý.
2.2. Áp dụng quản lý để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc bảo vệ và nâng
cao sức khỏe.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Nghiêm túc, tôn trọng và chính xác đúng đắn trong việc nhận thức cũng như
thực hiện nguyên tắc và qui trình quản lý trong lĩnh vực công tác.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Định nghĩa
Ở những góc độ khác nhau quản lý có thể được định nghĩa như sau:
- Quản lý là làm cho mọi việc cần làm phải được mọi người làm.
- Quản lý là sử dụng có hiệu quả (sử dụng tốt nhất) những nguồn tài nguyên (nhân
lực, vật lực, tài lực…) có trong tay để hồn thành nhiệm vụ nào đó.
- Quản lý là làm cho tất cả mọi người, mọi bộ phận hoạt động đều có hiệu quả
(nhấn mạnh tới nhân lực – nguồn tài nguyên quý nhất) để đạt mục tiêu nào đó.
- Quản lý là đưa ra những quyết định làm việc này, chưa làm việc kia, không làm
việc đó, việc này phải làm như thế này để đạt mức như thế này (làm được bao nhiêu),
việc này phải làm ở đâu, khi nào làm, bao giờ thì phải xong...


- Các quyết định đó được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ - vào lúc cần thiết – ai quyết định –
quyết định gì – khi nào - ở đâu.
2. Nguyên tắc quản lý
2.1. Quyết định đúng
Trong một cơ sở y tế, có rất nhiều cơng việc phải làm, người quản lý phải quyết định:
hiện tại không làm việc “a”, chưa làm việ “b”, tập trung làm việc “c” và làm được bao nhiêu,
ai làm, làm bằng những nguồn lực cụ thể nào, bao giờ xong, sản phẩm cuối cùng là gì.
Tóm lại: ra quyết định phải đúng, đúng chổ, đúng thời điểm… Do đó, cần phải đưa
ra những mục tiêu, những chỉ tiêu đúng.
2.2. Sử dụng tốt các nguồn lực
Người quản lý giỏi là sử dụng các “nguồn lực” của cơ quan tốt, để có nhiều sản
phẩm, “nhiều lãi” phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển cơ quan mình. Cần phải
phân cơng /điều hành / phối hợp hài hòa giữa các thành viên với các công việc, các nguồn
lực trong cơ quan, trong cộng đồng để hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu, các kế hoạch…
Quản lý cũng phải biết thay thế các nguồn tài nguyên. Khi các nguồn tài nguyên đang
sử dụng bị thiếu hoặc đắt, cần phải tìm nguồn tài ngun thích hợp thay thế. Kể cả nguồn tài
nguyên quí nhất là con người, cũng cần được lưu ý: đào tạo liên tục, thay thế vị trí cho thích
hợp hoặc trẻ hóa…
2.3. Ủy quyền
47


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia xẻ trách nhiệm và quyền hạn cũng như
ủy quyền khi cần thiết. Người quản lý phải chú ý bồi dưỡng các thành viên dưới quyền, nhất
là người kế cận, người thay thế. Phải tin tưởng đồng nghiệp. Khơng độc đốn, bao biện, nhất
là phải biết chia sẻ trách nhiệm và ủy quyền khi cần thiết.

3. Chức năng và quy trình quản lý
3.1. Chức năng chính của quản lý
- Lập kế hoạch;
- Thực hiện kế hoạch;
- Đánh giá kết quả thực hiện.
3.2. Qui trình cơ bản
3.2.1. Lập kế hoạch: gồm các bước:
- Thu thập những chỉ số, những thông tin cần thiết để phát hiện những vấn đề sức khỏe
cho cộng đồng;
- Chọn ưu tiên: chọn những vấn đề cần tập trung giải quyết trước.
- Đề ra mục tiêu cụ thể;
- Nêu ra những giải pháp có thể giải quyết được;
- Chọn những giải pháp thích hợp;
- Đề ra những hoạt động cụ thể;
- Thành lập các đội nhóm cơng tác, phân công công việc;
- Dự trù tiền;
- Dự trù trang thiết bị;
- Quỹ thời gian cần thiết để thực hiện kế hoạch.
3.2.2. Thực hiện kế hoạch:
- Tổ chức thực hiện và điều hành giám sát các nguồn tài nguyên.
- Xử lý kịp thời các thông tin thu thập được, giám sát, kiểm tra trong quá trình thực
hiện..
3.2.3. Đánh giá:
-Là đối chiếu kết quả đã làm so với mục tiêu: đạt, vượt, không đạt, những nguyên nhân
dẫn đến kết quả trên.
- Xem xét những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Ra quyết định điều chỉnh;
- Chuẩn bị kế hoạch tốt hơn.
4. Sơ đồ quản lý:
Mối liên quan giữa 3 chức năng


Lập kế hoạch

Thực hiện kế hoạch

Đánh giá kế hoạch
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1.
Quản lý là làm cho mọi việc…(A)… phải được …(B)…làm.
2.
Ba nguyên tắc quản lý:
48


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

A. …
B. …
C. Ủy quyền
Ba chức năng chính của quản lý :
A. …
B. …
C. Đánh giá kết quả thực hiện.
4.
Đánh giá là:
A. Là đối chiếu kết quả đã làm so với mục tiêu
B. ….

C. …
D. Chuẩn bị kế hoạch tốt hơn.
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
5. Quản lý là sử dụng có hiệu quả (sử dụng tốt nhất) những nguồn tài nguyên (nhân
lực, vật lực, tài lực…) có trong tay để hồn thành nhiệm vụ nào đó.
6. Quản lý phải biết thay thế các nguồn tài nguyên. Khi các nguồn tài nguyên đang sử
dụng bị thiếu hoặc đắt, cần phải tìm nguồn tài ngun thích hợp thay thế. Trừ
nguồn tài nguyên quí nhất là con người
7. Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia xẻ trách nhiệm và quyền hạn cũng như
ủy quyền khi cần thiết
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
8. Quản lý là:
A. Làm cho tất cả mọi người, mọi bộ phận hoạt động đều có hiệu quả
B. Đưa ra những quyết định làm việc này, chưa làm việc kia…
C. Đưa ra những quyết định đúng lúc, đúng chỗ
D. Các câu A, B, C
9. Sử dụng tốt các nguồn lực là:
A. Sử dụng tốt con người B. Sử dụng tốt trang thiết bị, cơ sở vật chất
C. Sử dụng tốt nhân lực, vật lực, tài lực D. Sử dụng tốt kinh phí
10. Bước đầu tiên trong kế hoạch
A. Thu thập những chỉ số, những thông tin cần thiết…
B. Chọn ưu tiên: chọn những vấn đề cần tập trung giải quyết trước
C. Đề ra mục tiêu cụ thể
D. Nêu ra những giải pháp có thể giải quyết được
3.

49


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền


Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Bài 8

LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Liệt kê được 5 bước của lập kế hoạch y tế.
1.2. Trình bày được cách thu thập, ý nghĩa các chỉ số y tế, để phân tích và xác định
vấn đề sức khỏe ưu tiên.
1.3. Trình bày được 5 đặt tính khi viết một mục tiêu y tế.
2. Về kỹ năng:
Viết được kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu trong chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Có ý thức thận trọng, đúng đắn, nghiêm túc trong khi tiến hành lập và thực
hiện kế hoạch y tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
Trong công việc hằng ngày, các cán bộ quản lý phải thường xuyên lập kế hoạch.
Kế hoạch là một sự sắp xếp, bố trí làm việc gì đó đã được tính tốn và cân nhắc trước.
Lập kế hoạch là xác định một kế hoạch hoạt động, hoặc xác định phân bổ nguồn
lực hiệu quả nhất, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch là chức năng cơ bản đầu
tiên và là công cụ quản lý của các nhà quản lý.
Hiện nay, trong thực tế các cán bộ quản lý y tế khi làm kế hoạch phải tính tốn,
cân nhắc để vừa thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trên giao, vừa phải đưa vào những hoạt động

nhằm giải quyết những vấn đề riêng của cộng đồng mình.
2. Các bước lập kế hoạch
Một bảng kế hoạch có khả năng thực thi và phù hợp phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Hiện nay chúng ta đang ở đâu? (phân tích tình hình thực tại)
- Chúng ta muốn đến đâu? (xây dựng mục đích, mục tiêu)
- Chúng ta đến đó bằng cách nào? (chọn giải pháp)
- Chúng ta có những nguồn lực nào ? ( nhân lực, vật lực, tài lực)
- Chúng ta đến đó như thế nào ?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, lập kế hoạch cho những hoạt động y tế phải tiến
hành qua 5 bước sau:
2.1. Bước 1: phân tích tình hình hiện tại
Muốn xác định được các vấn đề sức khỏe cần can thiệp, phải tiến hành phân tích
tình hình thực tại. Muốn làm được điều này, chúng ta phải sử dụng các thông tin và chỉ số
cần thiết cho việc phân tích, đánh giá.
2.1.1. Cách thu thập thơng tin: có 3 phương pháp chính
-Nghiên cứu sổ sách thống kê báo cáo: của trạm y tế, hay của ủy ban xã hay của y
tế cấp trên.
-Quan sát trực tiếp:
+ Dùng bảng kiểm tra để quan sát sự vật, sự việc.
50


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

+ Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hay người bệnh tiềm tàng.
+ Xét nghiệm.
-Vấn đáp với cộng đồng: có 3 cách:
+ Phỏng vấn cá nhân hộ gia đình, cán bộ y tế, cán bộ quản lý.

+ Gởi bảng câu hỏi in sẵn.
+ Thảo luận với một nhóm người.
2.1.2. Những chỉ số cần thu thập:
2.1.2.1. Chỉ số về dân số:
- Dân số trung bình
Dân số đầu năm + Dân số cuối năm
2
hay dân số ngày 1.6 hằng năm
- Tỉ lệ tử vong thô và các loại tỉ lệ tử vong khác.
- Tỉ lệ sinh thô, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên.
2.1.2.2. Chỉ số về kinh tế, văn hóa, xã hội:
- Phân bố nghề nghiệp trong xã.
- Số người đủ ăn, số người thiếu ăn.
- Thu nhập bình quân đầu người.
- Bình quân ruộng đất đầu người.
- Tỉ lệ gia đình có nghề phụ.
- Tỉ lệ người mù chữ.
- Tỉ lệ gia đình có phương tiện truyền thơng.
- Tỉ lệ gia đình cầu cúng khi có người ốm đau.
2.1.2.3. Chỉ số về sức khỏe bệnh tật và vệ sinh môi trường:
Chỉ số về sức khỏe bệnh tật:
- Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
- 10 bệnh có tỉ lệ gây tử vong cao nhất.
- Số trẻ >5 tuổi mắc từng loại bệnh trong 6 bệnh tiêm chủng.
- Số trường hợp mắc bệnh phải báo cáo lên tuyến trên.
- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
- Số trẻ sinh ra có cân nặng <2,5kg (2.500g).
- Số phụ nữ có thai khơng tăng trọng đủ 9kg.
Chỉ số về vệ sinh môi trường:
+ Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch để ăn uống, sinh hoạt.

+ Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh.
+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 cơng trình vệ sinh.
2.1.2.4. Chỉ số về dịch vụ y tế:
- Số CBYT các loại và số CBYT hành nghề y tế tư nhân.
- Trang thiết bị y tế của trạm và của y tế tư nhân.
- Kinh phí y tế cấp theo đầu dân.
- Số người đến khám và không đến khám tại trạm y tế.
- Số người được GDSK.
- Số trường hợp áp dụng các biện pháp tránh thai.
- Số thai phụ đi khám thai đủ 3 lần và tiêm phòng uốn ván.
- Số trẻ em < 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ 3 loại vaccin.
- Số sản phụ đẻ có và khơng có cán bộ chun mơn đỡ đẻ.
2.1.3. Phân tích vấn đề
51


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Sau khi đã thu thập các thông tin cần thiết, phải tiến hành phân tích các thơng tin,
từ đó để xác định ra vấn đề gì đang tồn tại ở cộng đồng.
2.2. Bước 2: xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên
2.2.1. Xác định vấn đề sức khỏe
Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số này để phán đoán và xác định các
vấn đề sức khỏe, phương pháp đơn giản nhất là sử dụng bảng điểm có 4 tiêu chuẩn:
Điểm
TT
Tiêu chuẩn để xác định
VĐ1

VĐ2
VĐ3…
1
Các chỉ số biểu hiện VĐ (vấn đề ) ấy
vượt quá mức bình thường
2
Cộng đồng đã biết tên VĐ ấy và đã có
phản ứng rõ ràng
3
Đã có dự kiến hành động của nhiều
ban, ngành, đồn thể
4
Ngồi CBYT, trong cộng đồng có một
nhóm người khá thơng thạo VĐ đó.
Tổng cộng
* Cách cho điểm:
- 3 điểm
: rất rõ ràng.
- 2 điểm
: rõ ràng.
- 1 điểm
: có thể khơng rõ.
- 0 điểm
: khơng có, khơng rõ.
* Nhận định:
- Từ 9-12 điểm
: có vấn đề sức khỏe
- > 9 điểm
: vấn đề chưa rõ.
Sau khi xác định các vấn đề sức khỏe, phải đặt ra câu hỏi “Tại sao?” để tìm

ngun nhân của vấn đề đó.
2.2.2. Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên
Sau khi xác định vấn đề sức khỏe ta có thể thấy trong cộng đồng tồn tại nhiều vấn
đề sức khỏe. Lúc này ta phải chọn lựa ưu tiên vì khơng thể coi các vấn đề như nhau cũng
như không thể giải quyết ngay mọi vấn đề một lúc nên phải lựa chọn ưu tiên, ta dùng bản
điểm 6 tiêu chuẩn sau:
T
Điểm
Tiêu chuẩn để xác định
T
VĐ1
VĐ2
VĐ3…
1
Mức độ phổ biến của VĐ (nhiều người
mắc, nhiều người liên quan)
2
Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn
hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội)
3
Ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn
(nghèo, mù chữ, vùng hẻo lánh...)
4
Đã có phương tiện, kỹ thuật giải quyết
5
Kinh phí chấp nhận được
6
Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết
Tổng cộng


52


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Cách cho điểm theo bảng tiêu chuẩn sau:
Ảnh
Mức độ
Múc độ
hưởng tới
Điểm
phổ biến
gây tác hại
người
của vấn đề
nghèo
0

Rất thấp

Khơng

Khơng

1

Thấp


Thấp

Ít

2

Trung bình

Trung bình

Tương đối

3

Có kỹ
thuật giải
quyết
Khơng thể
giải quyết
Khó khăn
Có khả
năng
Chắc chắn

Kinh phí

Quan tâm
của cộng
đồng


Khơng

Khơng

Thấp
Trung
bình
Cao

Thấp
Trung bình

Cao
Cao
Nhiều
Cao
Cách nhận định kết quả:
15 – 18 điểm:ưu tiên
12 – 14 điểm:có thể ưu tiên
Dưới 12 điểm:
xem xét lại, khơng nên ưu tiên.
2.2.3 Xác định nguyên nhân của vấn đề sức khỏe
Các nguyên nhân của một vấn đề, có thể phân lọai dựa trên các góc độ như sau:
- Từ phía nhà cung cấp dịch vụ y tế.
- Từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội (trong đó có chế độ chính trị).
- Từ nguồn sử dụng dịch vụ y tế.
Nguyên nhân cũng có thể phân thành 3 loại như:
- Do thiếu các nguồn nhân lực.
- Do thiếu tổ chức thực hiện không hợp lý, yếu kém.
- Do cộng đồng không chấp nhận được hoặc phản ứng.

Cách phân nguyên nhân làm 2 nhóm:
- Nguyên nhân trực tiếp
- Nguyên nhân gián tiếp.
Trên thực tế, nguyên nhân được thể hiện khá phức tạp, có những nguyên nhân là gốc của
nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân này là hậu quả của một chuỗi các nguyên
nhân khác
2.3. Bước 3: xác định mục tiêu
2.3.1. Định nghĩa mục tiêu
Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được của một chương trình hoặc một hoạt động.
Lý do phải xác định mục tiêu:
- Là cơ sở cho việc xây dựng một bản kế hoạch cụ thể.
- Là cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động.
2.3.2. Phương pháp viết/ xây dựng mục tiêu
Mục tiêu phải ngắn gọn, rõ ràng và phải đảm bảo được 5 đặt tính cơ bản sau:
- Đặc thù: khơng lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác.
- Đo lường được: quan sát, theo dõi, đánh giá được.
- Thích hợp, phù hợp; với vấn đề sức khỏe đã được xác định, phù hợp với chiến lược,
chính sách y tế hoặc giúp để giải quyết vấn đề cộng đồng đang muốc giải quyết.
- Có thể thực hiện được (khả thi): có thể đạt được mục tiêu với nguồn lực sẵn có
và có thể vượt qua được các khó khăn, trở ngại.
- Khoảng thời gian: phải được quy định rõ, để đạt được những điều mong muốn
trên công việc đã nêu.
2.4. Bước 4: lựa chọn giải pháp/ hoạt động
2.4.1. Chọn giải pháp
53


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm


Dựa trên cây vấn đề đã phân tích, để đề ra giải pháp thích hợp. Có thể có nhiều
giải pháp để giải quyết một nguyên nhân, cần phải chọn những giải pháp thích hợp có
khả năng thực thi.
2.4.1.1. Giải pháp là gì?
Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm để đạt được mục tiêu hay là cách thức để
giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Giải pháp là phương tiện, phương thức để đạt
tới mục tiêu.
Ví dụ 1: Khi muốn đi từ nhà tới cơ quan, ta có thể đi xe đạp, xe máy hay ô tô,
chọn giải pháp chính là phương tiện nào để sử dụng.
Ví dụ 2: Để đạt được mục tiêu là giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn, có thể bằng
nhiều giải pháp như tiêm vaccin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai, thực hiện đỡ đẻ sạch,
vận động đến đẻ tại trạm y tế xã.
2.4.1.2. Tính chất của giải pháp
Các giải pháp được chọn lựa để giải quyết các vấn đề sức khỏe phải:
- Rất rõ ràng, cụ thể
- Có hiệu quả nhất
- Có khả năng thực thi
- Giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tồn tại
- Giá thành rẻ
- Phù hợp với điều kiện tại chỗ.
2.4.1.3. Có 5 tiêu chuẩn để lựa chọn một giải pháp tối ưu
- Có nhiều khả năng thực thi, nghĩa là tính khả thi cao.
+ Có đủ 4 yếu tố: nhân lực, vật lực, tài chính, quản lý và thời gian.
+ Phù hợp với đường lối chính trị, chính sách kinh tế xã hội và y tế.
- Chấp nhận được: khơng có những trở ngại q khó khăn, có thể vượt qua về
mặt chủ quan (người tham gia thực hiện), cũng như khách quan (người sử
dụng, cộng đồng…)
- Có hiệu lực, hiệu quả cao: liên quan giữa đầu vào trong các hoạt động, các dịch
vụ và tình trạng sức khỏe được cải thiện.

- Thích hợp: một số giải pháp được coi là thích hợp, khi các biện pháp về
chun mơn, kỹ thuật cũng như về tổ chức có thể áp dụng với điều kiện hoàn
cảnh ở những nơi mà các hoạt động đã được triển khai.
- Duy trì được (tính bền vững): giải pháp triển khai vẫn tiếp tục duy trì, khi
khơng cịn sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngồi.
2.4.2. Hoạt động
Hoạt động là những việc sẽ làm, mơ tả chi tiết hơn các giải pháp.
Ví dụ: nếu ta chọn giải pháp là “tiêm vaccin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai”.
Các hoạt động để thực hiện giải pháp này có thể là:
- Lập danh sách các bà mẹ khi họ mới mang thai
- Vận động bà mẹ đi khám thai và tiêm vaccin uốn ván.
- Tổ chức các điểm tiêm vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai.
- Dự trù đủ vaccin uốn ván…
Khác với giải pháp, khi đã liệt kê đủ các hoạt động, phải lập kế hoạch để các hoạt
động đó đều thực thi. Một trong những hoạt động đã đặt ra không thực hiện được hoặc
không đảm bảo kỹ thuật, sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả của các hoạt động tiếp sau đó.
2.5. Bước 5: Lập kế hoạch hoạt động
2.5.1. Kế hoạch hành động là gì?

54


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Kế hoạch hành động đảm bảo cho mọi việc thực hiện theo trình tự và thời gian,
đạt được mục tiêu. Kế hoạch hành động cần trả lời được các câu hỏi:
- Ai?
- Cái gì?

- Khi nào?
- Ở đâu?
- Như thế nào?
- Kết quả đạt được?
2.5.2. Viết kế hoạch hành động theo mục tiêu
2.5.2.1 Thời gian, địa điểm, người thực thi, người phối hợp, người giám sát
Là những yếu tố cần cân nhắc và viết trong từng hoạt động
2.5.2.2. Nguồn kinh phí, vật tư và mức kinh phí
Tương ứng với những hoạt động, nếu cần những nguồn kinh phí và vật tư, thiết bị,
thuốc men nhất định. Trong bản kế hoạch phải nêu đầy đủ các mục này.
Nhiều khi chỉ việc lập kế hoạch chi tiết đã phát hiện ra sự thiếu hụt các nguồn
nhân lực và vì thế mà phải điều chỉnh lại mục tiêu hoặc giải pháp của bản kế hoạch.
2.5.2.3 Kết quả dự kiến
Đối với người thực hiện, kết quả dự kiến là cái đích cần đạt được một cách cụ thể.
Đối với người quản lý, đây là cơ sở để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá khi kết thúc
kế hoạch.
Kết quả dự kiến được nêu lên dưới dạng các con số cụ thể hay bằng tỷ lệ. Cũng có
thể bằng tên những sản phẩm được hồn thành. Ví dụ: lập được danh sách của tất cả phụ
nữ có thai ngay từ tháng thứ hai của thai kỳ.
Kết quả dự kiến cũng có thể được nêu lên dưới dạng các chỉ số đánh giá. Ví dụ: tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ đạt 90%, khơng cịn dịch sởi, bại liệt. 80% bà mẹ có kiến thức dinh
dưỡng.
Ví dụ bảng kế hoạch mẫu được trình bày như sau:
- Tên vấn đề cần giải quyết: “hạ thấp tỷ lệ uốn ván ở các xã miền núi”
- Mục tiêu: “hạ tỷ lệ uốn ván xuống dưới 50% tại các xã miền núi vào cuối năm
2002”
* Giải pháp 1: tiêm vaccin uốc ván cho các thai phụ.
Tên
Địa
Người Người Người Nguồn Dự kiến

Thời gian
phối
hoạt
điểm
thực
giám
lực
kết quả
Bắt
Kết
hợp
động
thực
hiện
sát
cần
đầu
thúc
hiện
thiết
Lập
01/01/2 31/12/
Tại
Nhân Nữ hộ Trạm
Không 95% các
danh
002
2002
cộng viên y
sinh

trưởng
bà mẹ
sách
đồng tế thôn A của
B
mang thai
các bà
bản
trạm
được đưa
vào danh
mẹ khi
sách
họ mới
mang
thai
Vận
01/01/2 31/12/
Tại
Nhân Nữ hộ Trạm
Không 95% các
động
002
2002
cộng viên y
sinh
trưởng
bà mẹ
các bà
đồng tế thôn A của

B
mang thai
mẹ đi
bản
trạm
được đưa
vào danh
khám
55


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

thai và
sách
tiêm
vaccin
uốn
ván
………
* Giải pháp 2: huấn luyện cho bà đỡ biết làm rốn vơ trùng.
3. Bài tập tình huống: Lập kế hoạch
Số liệu thu thập được từ xã Phú Hội – huyện Đức trọng – tỉnh Lâm Đồng năm
2002 như sau:
- Dân số trung bình trong năm 2002: 10.000 người
- Số trẻ em dưới 5 tuổi: 2000
- Số trẻ em dưới 1 tuổi: 550
- Nữ 15 – 49 tuổi: 2500

- Nữ 15 – 49 tuổi có chồng: 1500
Trong đó:
- Số chưa có con: 400
- Số có 2 con: 500
- Số có 3 con trở lên: 400
- Số con sinh sống trong năm: 300
- Số sinh con thứ 3: 75
- Số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 600
- Số hút điều hòa kinh nguyệt trong năm: 400
- Số trẻ chết dưới 1 tuổi: 20 trong đó có 1 trường hợp uốn ván rốn, và 1 trường
hợp do lao.
- Tử vong mẹ vì nhiễm trùng hậu sản: 1
- Số trẻ sinh ra cân nặng <2500 g: 36 trẻ
- Số trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng: 840
- Số trẻ em dưới 1 tuổi được tim chủng đầy đủ: 460
3.1. Hãy xác định các vấn đề sức khỏe ở xã Phú Hội dựa vào các số liệu trên và kế
hoạch của xã vào đầu năm là:
- Giảm tỷ xuất sinh thô xuống 25%o
- Giảm tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 xuống dưới 15%
- Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai lên 60%
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuooirxuoosng < 35 %
- Tăng tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tim chủng đầy đủ lên 95%
3.2. Hãy xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên ở xã Phú Hội.
3.3. Phân tích nguyên nhân của vấn đề đã chọn (cây vấn đề)
3.4. Viết mục tiêu (một mục tiêu) cho vấn đề đã chọn.
3.5. Xác định các giải pháp và hoạt động để giải quyết vấn đề (một giải pháp và
các hoạt động cho giải pháp đó).
3.6. Viết kế hoạch hành động theo mục tiêu (không lập kế hoạch về kinh phí).
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

1. Kế hoạch là một sự …(A)…làm việc gì đó đã được…(B)… trước.
2. Lập kế hoạch là chức năng …(A)…và là …(B)…của các nhà quản lý.
3. Muốn xác định được các vấn đề sức khỏe cần can thiệp, phải tiến hành phân
tích…(A)… . Muốn làm được điều này, chúng ta phải sử dụng các…(B)…
56


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

4.

Có 3 phương pháp thu thập thơng tin chính thậpđể chẩn đoán cộng đồng
A. …
B. …
C. Quan sát trực tiếp
5. Có 3 phương pháp quan sát trực tiếp để thu thập thơng tin thập trong chẩn đốn
cộng đồng
A. …
B. …
C. Xét nghiệm
6. Có 3 phương pháp vấn đáp với cộng đồng để thu thập thơng tin trong chẩn đốn
cộng đồng
A. …
B. …
C. Thảo luận với một nhóm người
7. Những chỉ số cần thu thập để chẩn đoán cộng đồng
A. … B. … C. Chỉ số về sức khỏe bệnh tậtvà vệ sinh môi trường:
D. Chỉ số về dịch vụ y tế:

8. Trong chẩn đoán cộng đồng: sau khi đã thu thập các thông tin cần thiết, phải tiến
hành …(A)…, từ đó để xác định ra …(B)…ở cộng đồng.
9. Bốn tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khỏe
A. … B. …
C. Đã có dự kiến hành động của nhiều ban, ngành, đồn thể
D. Ngồi CBYT, trong cộng đồng có một nhóm người khá thơng thạo VĐ đó.
10. Lý do phải xác định mục tiêu
A. …
B. ….
11. Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm để …(A)…hay là cách thức để giải
quyết …(B)…của vấn đề
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
12. Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số này để phán đoán và xác định
các vấn đề sức khỏe
13. Để lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên ta dùng bảng điểm 4 tiêu chuẩn sau
14. Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe được thể hiện khá phức tạp, có những
nguyên nhân là gốc của nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân này là hậu
quả của một chuỗi các nguyên nhân khác
15. Mục tiêu là kết quả phải đạt được của một chương trình hoặc một hoạt động.
16. Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm để đạt được mục tiêu hay là cách thức
để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
17. Hoạt động là phương tiện, phương thức để đạt tới mục tiêu..
18. Lập kế hoạch là xác định một kế hoạch hoạt động, hoặc xác định phân bổ nguồn
lực hiệu quả nhất, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
19. Khi làm kế hoạch phải tính tốn để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trên giao, mà
không cần thiết phải quyết những vấn đề riêng của cộng đồng mình.
20. Tỉ lệ sinh thô là chỉ số về dân số
21. Tỉ lệ tử vong thô là chỉ số về dân số
22. Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh là chỉ số về sức khỏe bệnh tật
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất

23. Một bảng kế hoạch có khả năng thực thi và phù hợp phải trả lời được câu hỏi
sau:
A. Hiện nay chúng ta đang ở đâu? (phân tích tình hình thực tại)
B. Chúng ta muốn đến đâu? (xây dựng mục đích, mục tiêu)
C. Chúng ta đến đó bằng cách nào? (chọn giải pháp) D. Các câu A,B,C
24. Các chỉ số cần thu thập để chẩn đoán cộng đồng
A. Chỉ số về dân số
B. Chỉ số về kinh tế văn hoá, xã hội
C. Chỉ số về sức khoẻ bệnh tật D. Các câu trên đều đúng
25. Chỉ số nào sau đây thuộc về sức khoẻ bệnh tật
57


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

26.
27.

28.

29.
30.
31.

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

A. Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất
B. Tỉ lệ sinh thô
C. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên
D. Tỉ lệ tử vong thô

Phương pháp để xác định vấn đề sức khỏe là dùng bảng điểm
A. Bốn tiêu chuẩn.
B. Sáu tiêu chuẩn.
C. Bốn hoặc sáu tiêu chuẩn
D. Hai tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn nào sau đây dùng để xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên
A. Chỉ số biểu hiện vấn đề ấy vược quá mức bình thường
B. Cộng đồng đã biết tên vấn đề ấy và đã có phản ứng rõ ràng
C. Kinh phí chấp nhận được D. Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành , đoàn thể
Tiêu chuẩn nào sau đây dùng để xác định vấn đề sức khoẻ
A. Mức độ phổ biến của vấn đề
B. Gây tác hại lớn
C. Cộng đồng đã biết tên vấn đề ấy và đã có phản ứng rõ ràng
D. Ảnh hưởng tới lớp người có khó khăn
Khi xây dựng mục tiêu cần phải đảm bảo được dặc tính:
A. Đặc thù. B. Đo lường được C. Phù hợp và khả thi. D. Các câu A,B,C đều đúng
Tiêu chuẩn của một giải pháp tối ưu:
A. Tính khả thi, chấp nhận được.
B. Hiệu quả, thích hợp.
C. Có tính bền vững.
D. Câu A, B.đều đúng
Kế hoạch hành động cần trả lời được các câu hỏi:
A. Ai? - Cái gì?
B. Khi nào? - Ở đâu?
C. Như thế nào? - Kết quả đạt được?
D. Các câu A,B,C đều đúng

58



Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Bài 9

THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được định nghĩa theo dõi, đánh giá hoạ t động y tế.
1.2. Trình bày được các bước lên kế hoạch theo dõi và công cụ theo dõi.
1.3. Kể được 5 tiêu chuẩn để chọn chỉ số đánh giá.
2. Về kỹ năng:
2.1. Vận dụng dược các kiến thức đã học để xây dựng được các công cụ đánh giá.
2.2. Làm và triẻn khai được kế hoạch theo dõi, đánh giá các hoạt động y tế tại
cộng đồng.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Thận trọng, tỷ mỷ, chính xãc trong khi xây dựng và triển khai việc theo dõi, đánh giá
hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Khái niệm về theo dõi và đánh giá:
Lập kế hoạch

Theo dõi và giám sát
Thực hiện

Đánh giá


Chu trình quản lý
1.1. Theo dõi: là một hoạt động thường xuyên của chu trình quản lý, nhằm liên tục cung
cấp các thông tin phản hồi về tiến độ và khiếm khuyết trong quá trình thực hiện một
chương trình/ hoạt động y tế và đưa ra những khuyến nghị về các biệp pháp khắc phục,
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2. Đánh giá: là một hoạt động định kỳ của chu trình quản lý, nhằm thu thập và phân
tích các thơng tin, tính tốn các chỉ số, để đối chiếu xem chương trình/ hoạt động có đạt
được mục tiêu kết quả có tương xứng với nguồn lực, (chi phí) bỏ ra hay khơng? Thơng
thường, đánh giá nhằm phân tích sự phù hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền
vững của chương trình/hoạt động y tế.
1.3. Tại sao phải theo dõi, đánh giá:
Theo dõi, đánh giá nhằm mục đích:
- Xem xét mục tiêu đề ra đã đạt được chưa?
- Xem xét tiến độ có phù hợp với mục tiêu đề ra không?
59


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

-

Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện chương trình hay
kế hoạch kế hoạch hoạt động.
- Hiệu quả hoạt động có tương xứng với các nguồn lực (người, tiền, thời gian,
trang bị, …) đã bỏ ra không?
- Những hoạt động nào đã đạt so với dự kiến kết quả, hoạt động nào chưa đạt, tại
sao?
- Thu thập thông tin để giúp cho lập kế hoạch hoạt động tiếp theo phù hợp hơn.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm.
Theo dõi và đánh giá là những công cụ quản lý cần thiết để cung cấp thơng tin cho
q trình ra quyết định và chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Đánh giá không thể
thay thế cho theo dõi và ngược lại. Tuy vậy, cả hai đều sử dụng các bước giống nhau để
thu thập các loại thông tin khác nhau. Thu thập các số liệu theo dõi một cách hệ thống là
rất quan trọng, giúp cho hoạt động đánh giá có thể thành cơng.
2. Các bước lên kế hoạch theo dõi và công cụ theo dõi:
2.1. Các bước lên kế hoạch theo dõi:
Khi lên kế hoạch theo dõi để lượng giá tiến độ đạt được các kết quả mong muốn
cần phải quan tâm đến những bước cơ bản sau:
- Xác định các kết quả của chương trình/ hoạt động y tế, để góp phần đạt được
kết quả đó. Cần những thơng tin gì để lượng giá các kết quả đó? Những yếu tố
nào là quan trọng nhất, cần phải theo dõi chặt chẽ? Những chỉ số nào cho biết
được tiến độ thành cơng của chương trình/ hoạt động y tế.
- Đánh giá các công cụ theo dõi hiện đang sử dụng, có cung cấp các thơng tin
cần thiết khơng? Có sự tham gia các đối tác chính khơng? Theo dõi có tập
trung những vấn đề then chốt khơng, đối với hiệu quả chương trình/hoạt động
y tế đó hay không?
- Xem xét kỹ lưỡng phạm vi và công cụ giám sát. Có cần phải bổ sung phạm vi
hoặc sử dụng công cụ giám sát cụ thể nào nữa không?
- Đưa ra cơ chế theo dõi để cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc phân tích q trình
hướng tới kết quả và hạn chế khoảng cách giữa thông tin đang có và thơng tin
cần phải có.
2.2. Cơng cụ theo dõi:
Báo cáo và phân tích
Khẳng định tính chính xác
Tham gia
Báo cáo hàng năm về Kiểm tra tại cơ sở/ thực địa Ban điều hành chương
chương trình/hoạt động y thực hiện chương trình/hoạt trình/hoạt động y tế
tế

động y tế
Báo cáo tiến độ hoặc báo Kiểm tra ngẫu nhiên
Họp các bên có liên quan
cáo theo quý
Các kế hoạch làm việc
Lượng giá/theo dõi độc lập
Thảo luận trong nhóm có
60


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

trọng tâm
Các tài liệu có liên quan Điều tra khách hàng
khác
Việc sử dụng công cụ theo dõi nào, phụ thuộc vào quyết định của người quản lý.
Khơng có một cơng cụ nào là thoả mãn được tất cả các nhu cầu, vì vậy có thể địi hỏi
phải có sự phối hợp các công cụ theo dõi khác nhau.
3. Đánh giá chương trình hoạt động y tế:
3.1. Các hình thức đánh giá:
- Đánh giá ban đầu: để biết được nhu cầu về chương trình/hoạt động y tế và hiện
trạng của điểm xuất phát, làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu với kết quả sau
khi kết thúc can thiệp.
- Đánh giá tiến độ: để điều chỉnh hoặc sửa đổi, nhằm định hướng để đạt được kết
quả mong muốn.
- Đánh giá cuối kỳ: Để xem có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không?
3.2. Các chỉ số dùng trong đánh giá:
Chỉ số là đại lượng dùng để mô tả gián tiếp về một sự vật hay hiện tượng. Đại

lượng này phải đo lường được, ước lượng được và dùng để so sánh, đối chiếu được.
3.2.1. Các loại chỉ số:
- Các chỉ số đầu vào: bao gồm các con số về nguồn lực và cũng có thể cả về nhu
cầu CSSK của cộng đồng (ví dụ: Kinh phí tính theo đầu dân/năm của cộng
đồng xác định, hoặc các tỉ suất sinh, tỉ suất tử vong, …).
- Các chỉ số về quá trình hoạt động: Bao gồm các con số nói lên việc tổ chức
một hoạt động (ví dụ: phần trăm số xã đã tổ chức ngày tiêm chủng).
- Các chỉ số đầu ra: có 3 mức độ khác nhau: Đầu ra (output) tức thì (ví dụ: Tỷ lệ
% trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng 6 loại vaccin); các chỉ số về hiệu quả
(effect) lại bao gồm chỉ số về kiến thức, thái độ, kỹ năng; các chỉ số về thành
quả tác động (impact) như tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi vì tiêu chảy, tỷ lệ bà mẹ sinh
con thứ 3 …..
3.2.2. Tiêu chuẩn của chỉ số:
- Tính hữu dụng: cần thiết và được các nhà quản lý sử dụng thường xuyên trong
việc xây dựng kế hoạch, theo dõi, đánh giá và quyết định đường hướng hoạt
động chương trình/hoạt động y tế trong việc xây dựng các chính sách y tế.
- Tính khả thi: các số liệu dùng để tính chỉ số cần phải đơn giản, dễ thu thập.
- Độ nhạy: chỉ số phải nhạy cảm với sự thay đổi của đối tượng là chỉ số cần đo
lường. Chỉ cần sự thay đổi nhỏ của đối tượng cần đo lường là chỉ số cũng thay
đổi theo.
- Độ đặc hiệu: sự thay đổi của chỉ số phản ánh đúng sự thay đổi của đối tượng là
chỉ số đo lường, chứ không phải do ảnh hưởng của các chỉ số khác.
61


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

-


Tính khách quan: it thay đổi do ảnh hưởng các yếu tố gây nhiễu và không điều
chỉnh số liệu dùng để tính chỉ số.
3.2.3. Các bước chọn chỉ số đánh giá:
Để đáp ứng được các tiêu chuẩn đã nêu trên, khi tiến hành chọn các chỉ số để
đánh giá, người ta thường thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: dựa vào mục tiêu của chương trình/hoạt động. Xác định câu hỏi cho
việc đánh giá.
- Bước 2: lựa chọn cho các chỉ số đánh giá
- Bước 3: chọn thông tin, dữ liệu cho các chỉ số, các phương pháp và nguồn thu
thập thơng tin.
Để hệ thống hóa các bước trên, có thể dùng bảng sau để xác định chỉ số đánh giá.
Mục tiêu

Các chỉ số đánh
giá

Câu hỏi đánh giá

Phương pháp và
nguồn thu thập

Tóm lại
Theo dõi, xem xét tất cả các quá trình đang thực hiện chương trình/hoạt động y tế
và cả những thay đổi xảy ra đối với nhóm cộng đồng đích hoặc đối với các tổ chức/đơn vị
do chương trình/hoạt động y tế mang lại. Theo dõi xác định các điểm mạnh/yếu của
chương trình/hoạt động y tế. Các thơng tin về hoạt động của chương trình/hoạt động y tế
thu được thơng qua theo dõi sẽ thúc đẩy q trình cải thiện bằng cách rút kinh nghiệm để
đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn. Các nhà quản lý và những người thực hiện
chương trình/hoạt động y tế đóng vai trị chính trong việc theo dõi.

Đánh giá sẽ phân tích sâu các hoạt động chương trình/hoạt động y tế theo chu kỳ.
Đánh giá dựa vào các số liệu thu thập được thông qua các hoạt động theo dõi cũng như
các thơng tin có được từ các nguồn khác (ví dụ: các nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn, …).
Các cuộc đánh giá thường được thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà đánh giá độc lập
bên ngoài.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1. Theo dõi là một hoạt động thường xuyên của chu trình quản lý, nhằm…(A)…
về…(B)… trong quá trình thực hiện
2. Đánh giá là nhằm …(A)…, tính tốn các chỉ số, để…(B)…chương trình/ hoạt
động có đạt được mục tiêu kết quả có tương xứng với nguồn lực, (chi phí) bỏ ra
hay khơng
3. Theo dõi và đánh giá là những…(A)… cần thiết để…(B)…cho quá trình ra
quyết định
4. Đánh giá ban đầu để biết được…(A)… về chương trình/hoạt động y tế và
…(B)…của điểm xuất phát
5. Chỉ số là đại lượng dùng để …(A)… về một…(B)…
62


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

6.

Chỉ số có tính hữu dụng là chỉ số…(A)…và được các nhà quản lý…(B)… trong
việc xây dựng kế hoạch, theo dõi, đánh giá và quyết định đường hướng hoạt
động
7. Chỉ số có độ nhạy là chỉ số phải nhạy cảm với sự thay đổi của đối tượng là chỉ số

cần đo lường. Chỉ cần sự …(A)…của đối tượng cần đo lường là chỉ số cũng
…(B)…
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
8. Theo dõi là xem xét mục tiêu đề ra đã đạt được chưa.
9. Đánh giá là xem xét tiến độ có phù hợp với mục tiêu đề ra không.
10. Báo cáo tiến độ hoặc báo cáo theo quý là cơng cụ theo dõi
11. Khơng có một cơng cụ theo dõi nào là thoả mãn được tất cả các nhu cầu
12. Đánh giá cuối kỳ để xem tiến độ có đạt được khơng.
13. Để đánh giá người ta dùng hai loại chỉ số dùng trong đánh giá là chỉ số đầu
vào và chỉ số đầu ra.
14. Đánh giá không thể thay thế cho theo dõi và ngược lại.
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
15. Đánh giá nhằm mục đích:
A. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong q trình thực hiện
B. Hiệu quả hoạt động có tương xứng với các nguồn lực
C. Những hoạt động nào đã đạt so với dự kiến kết quả
D. Các câu A, B, C
16. Hình thức nào sau đây là cơng cụ theo dõi
A. Kiểm tra ngẫu nhiên
B. Họp các bên có liên quan
C. Điều tra khách
hàng.
D. Các câu A, B, C
17. Các chỉ số đầu vào bao gồm các con số:
A. Về nguồn lực
B. Nói lên việc tổ chức một hoạt động
C. Về thành quả tác
động. D. Các câu A, B, C
18. Một chỉ số cần có tiêu chuẩn sau:
A. Tính hữu dụng và tính khả thi:

B.Độ nhạy và độ đặc hiệu:
C. Tính khách quan.
D. Các câu A, B, C
19. Cơng cụ theo dõi nào sau đây thuộc nhóm báo cáo và phân tích:
A. Thảo luận trong nhóm có trọng tâm.
B. Điều tra khách hàng
C. Các kế hoạch làm việc
D. Các câu A, B, C
20.

Công cụ theo dõi nào sau đây thuộc nhóm khẳng định tính chính xác :
A. Thảo luận trong nhóm có trọng tâm B. Điều tra khách hàng
C. Báo cáo hàng năm về chương trình/hoạt động y tế D. Các kế hoạch làm việc

63


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Bài 10

GIÁM SÁT
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được khái niệm và tầm quan trọng của giám sát.
1.2.. Trình bày được nguyên tắc, phương pháp, hình thức và các bước cơ bản trong giám sát.
1.3. Trình bày được nguyên tắc xây dựng bảng kiểm, dùng cho giám sát hoạt động

chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2. Về kỹ năng:
2.1. Áp dụng được các kiến thức đã học khi thực tập tại cộng đồng.
2.2. Xây dựng được bảng kiểm giám sát và triển khai thực hiện được các kỹ năng
giám sát tại cộng đồng
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Cẩn thận, chính xác, tích cực và nghiêm túc khi triển khai các hoạt động giám sát
trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Khái niệm giám sát:
1.1. Giám sát là gì?
Giám sát là một khâu quan trọng của chu trình quản lý. Giám sát là tìm ra các vấn
đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện kế hoạch hành động, để có thể
giải quyết kịp thời và có thể điều chỉnh kế hoạch các hoạt động.
Lập kế hoạch

Giám sát

Đánh giá

Thực hiện

Chu trình quản lý
1.2. Phân biệt giữa giám sát, kiểm tra, thanh tra và theo dõi:
1.2.1. Giám sát: khái niệm giám sát được hiểu là hoạt động có tính hổ trợ và cộng tác
cùng đối tượng được giám sát, để xác định ra các vấn đề tồn tại, khó khăn và phân tích
64



Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

các ngun nhân của nó, cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề đó, nhằm đạt được mục tiêu
kế hoạch đề ra.
1.2.2. Kiểm tra: là tìm hiểu tiến độ của cơng việc và được hiểu rằng đó là việc đánh giá
những gì đã làm được, những gì chưa làm được theo yêu cầu của tuyến trên, kiểm tra thường
thiếu tính chất hỗ trợ đối tượng được kiểm tra trong việc xác định và giải quyết tồn tại.
1.2.3. Thanh tra: là hoạt động kiểm tra đối tượng được thanh tra, trong việc thực thi các
yêu cầu của Pháp luật và quy định của Nhà nước về một hoạt động nào đó. Kết quả thanh
tra là kết luận về việc có vi phạm hay không, các nội quy và quy định của Pháp luật.
1.2.4. Theo dõi: là q trình thu thập thơng tin, sự kiện liên tục và viết báo cáo định kỳ
theo quy định để giúp cho các nhà quản lý biết được tiến độ, quá trình hoạt động của các
chương trình, dự án, kế hoạch trong chương trình chăm sóc sức khỏe.
2. Tầm quan trọng của giám sát:
Mục đích của giám sát là không ngừng nâng cao chất lượng thực hành của cán bộ
y tế. Giám sát nhằm đạt được 4 mục đích chính sau:
2.1. Đảm bảo các mục tiêu hoạt động phù hợp:
Giám sát là một trong những cách thích hợp để đảm bảo tính chắc chắn rằng các
mục tiêu của chương trình được thảo luận, giải thích, xác nhận và đạt được sự thống nhất,
giữa nhà quản lý, người thực hiện và người hưởng lợi về tính phù hợp của mục tiêu.
2.2. Đảm bảo giải quyết được các vấn đề khó khăn gặp phải:
Sau khi triển khai các hoạt động của chương trình y tế, giám sát sẽ là cách thích
hợp nhất để:
- Xem xét lại các cán bộ y tế được giao nhiệm vụ đã thực hiện như thế nào, có
gặp những khó khăn gì khơng? Cùng phân tích những thuận lợi khó khăn để
xác định ngun nhân của các khó khăn đó và có biện pháp giải quyết phù hợp.
- Phát hiện những thiếu sót trong kế hoạch để bổ sung kịp thời.
2.3. Giúp đỡ động viên:

Các mục tiêu của chương trình dù rất tốt đẹp cũng khơng thể tự nó đưa đến kết quả
tốt. Các mục tiêu ấy phải được chấp nhận và thông hiểu bởi các nhân viên thực hiện. Vì
thế, giám sát là cách thích hợp để:
- Tăng cường tính tự giác của các thành viên trong các hoạt động CSSKBĐ.
- Giúp nhân viên y tế hoàn thành nhiệm vụ của họ theo tinh thần thi đua.
2.4. Khuyến khích nâng cao năng lực cán bộ:
Giám sát khác thanh tra ở chỗ, giám sát đem đến sự hỗ trợ cho người được giám
sát. Sự hỗ trợ phải được có ngay khi thấy có nhu cầu, dù để hiểu rõ mục tiêu, để hồn
thành cơng việc hoặc trong quan hệ giữa con người. Vì thế giám sát thích hợp để:
- Xác định nhu cầu về thông tin của cán bộ y tế.
- Xác định các kỹ năng cần có để chăm sóc bệnh nhân, TT GDSK, quản lý, đào
tạo và giải quyết vấn đề.
- Quyết định phương pháp học cho cán bộ y tế, để họ có thể bù đắp các thiếu sót.
65


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

-

Đặt ra một chương trình giáo dục liên tục, phù hợp với nhu cầu nâng cao kỹ
thuật của người cán bộ y tế.
- Xác định nhu cầu cơ bản của họ.
- Lựa chọn và lập kế hoạch về các phương pháp quản lý thích hợp.
- Xác định bất cứ nhu cầu đặc biệt nào cho hậu cần và hỗ trợ tài chính.
- Thảo luận và đưa ra những gợi ý cho công tác quản lý.
3. Nguyên tắc cơ bản của giám sát:
- Thái độ của giám sát viên:

+ Nghiêm túc nhưng khơng căng thẳng.
+ Uốn nắn các sai sót trên tinh thần xây dựng, chứ khơng bới móc chê bai.
- Dân chủ trao đổi để rút ra bài học kinh nghiệm và những phương án phù hợp
để giải quyết các vấn đề tồn tại.
- Phải đảm bảo duy trì các hoạt động giám sát theo đúng lịch, định kỳ.
- Báo cáo giám sát phải được hoàn thành ngay, sau khi kết thúc đợt giám sát.
4. Phương pháp và hình thức giám sát:
4.1. Phương pháp giám sát:
4.1.1. Giám sát trực tiếp:
Là phương pháp mà người giám sát tiếp xúc hay làm việc cùng các đối tượng
được giám sát và người liên quan, để có thể phát hiện ra các vấn đề tồn tại. Trong phương
pháp này, giám sát viên có thể không cần nêu rõ cho đối tượng được giám sát biết là
mình đang thực hiện cơng việc giám sát. Đây là phương pháp cơ bản cần được thực hiện
trong các cuộc giám sát hoạt động CSSKBĐ.
4.1.2. Giám sát gián tiếp:
Đây là phương pháp mà người giám sát viên không tiếp xúc hoặc cùng làm với
các đối tượng được giám sát. Người giám sát thu thập các thông tin cần thiết qua các
nguồn tin khác nhau:
- Xem xét phân tích các báo cáo, sổ sách ghi chép hoặc tiếp xúc với người dân,
để nhận định về công việc và chất lượng cơng việc và tìm ra những điểm yếu
kém, tồn tại của đối tượng cần giám sát, để có biện pháp giải quyết phù hợp.
- Thơng tin có thể thu thập qua băng ghi âm, ghi hình các thao tác, quy trình và
thái độ làm việc của người được giám sát. Nói chung, phương pháp này ít được
áp dụng trên thực tế, vì điều kiện khơng cho phép.
4.2. Hình thức giám sát:
4.2.1. Giám sát định kỳ:
Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát, với những nội dung trọng tâm giám sát
khác nhau, được sắp xếp có kế hoạch cụ thể, nằm trong kế hoạch hàng năm của đơn vị.
4.2.2. Giám sát đột xuất:
Giám sát được tiến hành không nằm trong kế hoạch, được thực hiện do yêu cầu

đột xuất trước một thực tế bức xúc, ví dụ như có một vụ dịch xảy ra, cần tiến hành giám
66


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

sát và hướng dẫn thực hiện các khâu phát hiện người mắc, xử trí kịp thời người bệnh và
mơi trường lây nhiễm theo đúng các yêu cầu chuyên môn.
5. Xây dựng các công cụ giám sát:
5.1. Khái niệm bảng kiểm giám sát:
Danh mục bảng kiểm giám sát là bảng liệt kê các nội dung cuộc giám sát cần tiến
hành, để người giám sát có cơng cụ chủ động trong việc giám sát. Nó giúp cho người
giám sát tiến hành cơng việc dễ dàng, khơng bỏ sót nội dung giám sát theo mục tiêu đề ra
và là cơ sở để tổng hợp số liệu, phân tích kết quả giám sát.
5.2. Nguyên tắc xây dựng bảng kiểm:
- Thứ nhất để xây dựng một bảng kiểm, cần phải dựa vào bảng chức năng nhiệm
vụ của từng nhân viên y tế.
- Thứ hai là phải dựa vào hoạt động giám sát ưu tiên đã được chọn lựa.
- Thứ ba là cấu trúc của một bảng kiểm, bao giờ cũng có mục nội dung, mục đánh
giá và cuối bảng có phần xác định mức độ đạt hay chưa đạt yêu cầu về tiêu chuẩn của nội
dung giám sát.
5.3. Cách viết một bảng kiểm giám sát:
5.3.1. Tiêu đề của bảng kiểm:
Tiêu đề của bảng kiểm phải phù hợp với nội dung cần giám sát, ví dụ: giám sát kỹ
thuật khám thai, giám sát kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chẩm chậu trái trước.
5.3.2. Nội dung giám sát:
Nội dung giám sát được biên soạn dựa trên vấn đề giám sát được nêu và mục tiêu
cụ thể của cuộc giám sát, trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn, chỉ tiêu kế hoạch y

tế đặt ra, quy trình kỹ thuật và các thao tác chuẩn, cũng như tinh thần thái độ giao tiếp
trong CSSKBĐ …. (Mô tả công việc và yêu cầu công việc với người thực hiện)
5.3.3. Đánh giá:
Chỉ phân thành hai bậc có hoặc khơng, cho từng bước hoạt động trong bảng kiểm.
Đánh giá chỉ phân thành 2 loại, đạt hoặc không đạt:
- Đạt: khi mọi nội dung đều được đánh dấu ở mục có hoặc chỉ sai sót ở một vài
nội dung khơng quan trọng.
- Khơng đạt: khi có một nội dung quan trọng khơng đạt u cầu hoặc sai sót
nhiều nội dung.
Ví dụ: bảng kiểm giám sát kỹ năng quản lý hồ sơ
Đơn vị:
Ngày giám sát:
Người được giám sát:
Người giám sát:
STT
Nội dung giám sát (cơng việc làm)

Khơng
1 Hồ sơ được hồn tất sau 24 h nhập viện
67


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

2
3
4
5
6
7

8
9
10

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Các tiêu đề trong hồ sơ được ghi chép đầy đủ và chính xác
Cách ghi trong hồ sơ được thống nhất ở tất cả các nhân
viên, các nhân viên đều có trách nhiệm ghi chép hồ sơ
Hồ sơ được để tại nơi quy định, có tủ, giá bảo quản cẩn
thận, không rơi rớt lẫn lộn
Không được để bệnh nhân hoặc thân nhân tự ý xem hồ sơ
của mình hoặc của người khác
Kết quả cận lâm sàng được đính vào hồ sơ theo đúng thứ tự
trước sau
Hồ sơ sao chép vì lý do hỏng, rách phải có hồ sơ gốc đính
kèm để đảm bảo tính hợp pháp
Khi bệnh nhân chuyển viện, ra viện, tử vong hồ sơ được
hoàn tất thủ tục và được lưu trữ tại nơi quy định.
Hồ sơ thủ tục được hoàn tất trước khi bệnh nhân rời khoa.
Sổ hồ sơ nhập viện được ghi đầy đủ ở giấy ra viện của
bệnh nhân.
Đánh giá:

+ Đạt: ………….

+ Không đạt: ………..

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

1. Giám sát là hoạt động…(A)… và …(B)…cùng đối tượng được giám sát, để xác
định ra các vấn đề tồn tại, khó khăn và phân tích các ngun nhân của nó, cùng
tìm ra cách giải quyết vấn đề đó
2. Kiểm tra là là việc …(A)…những gì đã làm được, những gì chưa làm được theo
yêu cầu của …(B)…
3. Thanh tra là hoạt động …(A)…đối tượng được thanh tra, trong việc thực thi các
…(B)… về một hoạt động nào đó.
4. Thái độ của giám sát viên:
A. …
B.
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
5. Giám sát khác thanh tra ở chỗ, giám sát đem đến sự hỗ trợ cho người được giám
sát
6. Trong giám sát gián tiếp người giám sát viên không tiếp xúc hoặc cùng làm với
các đối tượng được giám sát.
7. Kiểm tra có tính chất hỗ trợ đối tượng được kiểm tra trong việc xác định và giải
quyết tồn tại.
8. Kết quả thanh tra là kết luận về việc có vi phạm hay không, các nội quy và quy
định của Pháp luật.
9. Mỗi bước hoạt động trong bảng kiểm được phân thành hai bậc đạt hoặc không đạt
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
10. Hoạt động tìm ra các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong q trình thực
hiện kế hoạch hành động, để có thể giải quyết kịp thời và có thể điều chỉnh kế
hoạch các hoạt động là khái niệm của:
68


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm


A. Theo dõi
B. Giám sát
C. Đánh giá
D. Kiểm tra
Giám sát nhằm đạt được mục đích chính sau:
A. Đảm bảo các mục tiêu hoạt động phù hợp
B. Đảm bảo giải quyết được các vấn đề khó khăn gặp phải
C. Giúp đỡ động viên và khuyến khích nâng cao năng lược cán bộ
D. Các câu A, B, C
12. Nguyên tắc xây dựng bảng kiểm:
A. Cần phải dựa vào bảng chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên y tế
B. Phải dựa vào hoạt động giám sát ưu tiên đã được chọn lựa.
C. Bao giờ cũng có mục nội dung, mục đánh giá .
D. Các câu A, B, C
IV. Bài tập tình huống
Khái niệm giám sát, thanh tra, kiểm tra
VD1: Chị Hoa là cán bộ của phịng Điều dưỡng bệnh viện X, hơm nay chị Hoa
đến khoa Nhi của bệnh viện với nhiệm vụ là xem xét điều dưỡng của khoa sử dụng được
lồng ấp như thế nào, vì lý do gì mà một số điều dưỡng không sử dụng được lồng ấp, chị
có trách nhiệm giúp cho các điều dưỡng của khoa giải quyết vấn đề đó.
VD2: Hơm nay là ngày bảo dưỡng lồng ấp theo định kỳ, chị Hoa lại đến khoa Nhi
xem ở đó họ có bảo dưỡng lồng ấp không và họ làm việc này như thế nào?
VD3: Chị Hương được Giám đốc phân công xuống khoa sơ sinh gặp gỡ các sản
phụ và các hộ sinh tại đây để làm rõ xem có hay khơng tình trạng một số hộ sinh đã yêu
cầu các bà mẹ thu tiền công để tắm cho những đứa trẻ của họ, theo ý kiến phản ảnh của
một số người dân.
Trả lời các câu hỏi sau:
13. Có nhất thiết phải gặp trực tiếp đối tượng cần giám sát khơng? Nếu khơng, thì
làm cách nào để có thể đạt được mục đích của giám sát?

14. Có thể có những hình thức nào, để đạt được mục tiêu của giám sát?
15. Xây dựng một bảng kiểm về giám sát: tiếp đón bệnh nhân tại phịng khám,
ni dưỡng bệnh nhân, chăm sóc bệnh nhân, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ…
16. Hãy phân biệt 3 trường hợp nêu trên trường hợp nào là giám sát, trường hợp
nào là thanh tra, trường hợp nào là kiểm tra.
17. Hãy cho biết kiểm tra, thanh tra là gì? Khác giám sát ở điểm nào?
11.

69


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

Bài 11

TRUYỀN THÔNG GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được khái niệm, mục đích của giao tiếp với đồng nghiệp.
1.2. Liệt kê được các hình thức giao tiếp, nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp.
1.3. Trình bày được các yếu tố tác động đến giao tiếp với đồng nghiệp.
2. Về kỹ năng:
2.1. Thực hành được kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp
2.2. Áp dụng được các kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp khi thực tập tại cộng đồng.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Nhiệt tình, hịa nhã, cẩn thận trong khi thực hiện kỹ năng truyền thông giao tiếp với

đồng nghiệp trong công tác hằng ngày .
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Khái niệm, mục đích của giao tiếp với đồng nghiệp.
1.1. Khái niệm:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp với mọi người xung quanh, chúng ta
thường phải trao đổi các ý kiến, suy nghĩ và thông tin với người khác đó là sự giao tiếp,
đối với đồng nghiệp ngồi giao tiếp thơng thường, cịn địi hỏi sự tơn trọng, chia sẻ kinh
nghiệm trong công việc hàng ngày, hay nói cách khác, nó thể hiện thái độ, hành vi, lương
tâm, bổn phận giữa các đồng nghiệp với nhau.
1.2. Mục đích:
Truyền thơng tin giao tiếp với đồng nghiệp nhằm hướng tới:
-Tạo ra mối quan hệ tốt giữa các đồng nghiệp với nhau.
-Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc và được tôn trọng, được tin tưởng.
-Phục vụ tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
1.3. Q trình trao đổi
Người phát tin

Thơng tin xi
(bên ngồi)

Người nhận tin

Thơng tin ngược
(bên trong)
2. Các hình thức trao đổi, giải thích.
Trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày, việc trao đổi giữa người với người, đồng
nghiệp với đồng nghiệp là tất yếu. Song, quá trình trao đổi này làm sao giữa người đưa
thông tin và người nhận thông tin hiểu được nhau, tôn trọng nhau và gây được sự cảm
thông, tin tưởng, hiểu rõ vấn đề mà hai người định nói. Q trình đó thường có 2 hình
thức.

2.1. Trao đổi bằng lời.
Trao đổi với đồng nghiệp trong công việc hàng ngày (quan hệ chuyên môn):các buổi giao
ban chuyên môn, nhận xét công việc hàng ngày, phân công công việc, hội chẩn… đòi hỏi
70


Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm

hầu hết chúng ta phải thể hiện bằng lời nói để có thể nói lên hết ý muốn truyền đạt của
chúng ta. Qua cách trao đổi hoặc giải thích này, nhằm giúp cho đồng nghiệp hiểu rõ mình
cần biết gì, làm gì và họ sẽ nói gì. Giúp họ có thêm kinh nghiệp trong q trình làm việc,
thậm chí cả trong cuộc sống. Ngồi ra, cịn giúp họ có niềm tin vào chính bản thân và tự
tin trong q trình làm việc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lời nói phải mang tính thuyết
phục, dễ hiểu, thơng tin chính xác và phải chân tình.
Trao đổi với đồng nghiệp ngồi cơng việc (quan hệ xã hội): ngồi cơng việc ra, các
đồng nghiệp thường vẫn cần trao đổi với nhau về nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực như kinh
tế, văn hóa, xã hội, gia đình… điều đó thể hiện sự quan tâm gắn bó của các đồng nghiệp
với nhau. Lúc này lời nói khơng phân biệt cấp trên cấp dưới, chức vụ. Nhằm tạo ra mối
quan hệ thân thiện, cởi mở, từ đó mới có thể hiểu thêm các thơng tin về hoàn cảnh, tư
tưởng của từng đồng nghiệp. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện để giúp đỡ nhau hồn thành
nhiệm vụ.
2.2. Trao đổi không lời (thái độ)
Thái độ trong quá trình trao đổi, giải thích là vơ cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng
khơng nhỏ tới chất lượng hoặc thành cơng của chủ đề buổi trao đổi. Thái độ đó có thể thể
hiện qua cử chỉ, ánh mắt, động tác, nét mặt…Chỉ cần một nét cau lại khi trao đổi, thì
người nghe sẽ tiếp thu khác hẳn với một nét mặt tươi cười. Hoặc trong q trình trao đổi,
người nói ln nhìn vào mặt người nghe và người nghe thì chăm chú nghe người nói…
Tất cả các hành vi đó, đều làm cho cuộc trao đổi đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng: việc trao đổi không lời (thơng qua thái độ) thường
đi đơi (xen lẫn)lời nói và biểu hiện bằng hành vi cụ thể, tác dụng tốt trong công việc hàng
ngày hoặc ngược lại.
3. Nguyên tắc trao đổi bằng lời.
3.1. Trao đổi thơng tin cần chính xác (thơng tin có thực) .
Là lượng thơng tin phản ánh đúng sự việc, mà mắt thấy, tai nghe, tay sờ vào được.
Ví dụ: tơi đã nhìn thấy bạn Lan giở tài liệu, lúc kiểm tra bài 15 phút sáng nay.
Ví dụ 2: vừa rồi trong khi đi tiêm chủng, tôi nhìn thấy em làm động tác sát trùng chưa
đúng, bây giờ em cần chú ý thận trọng hơn.
3.2. Trao đổi thông tin phải đầy đủ
Thông tin thể hiện đầy đủ bằng thơng tin ngược và xi, nhiều chiều.
Ví dụ:
-Em Hồng Anh! Sáng hôm qua em cặp nhiệt độ và do huyết ap cho bệnh nhân Lan,
thấy bệnh nhân bị sốt nhưng huyết áp bình thường. Hơm nay, em có cặp lại nhiệt độ và
đo huyết áp theo kế hoạch chăm sóc khơng?
-Thưa cơ, em đã đo huyết áp và cặp nhiệt độ vào 6 giờ sáng nay, vì hơm qua em trực,
nhưng nhiệt độ đã giảm xuống còn 37,50 C, huyết áp vẫn bình thường.
3.3. Thơng tin hồn chỉnh.
Thơng tin phản ánh tiến độ công việc, việc làm hoặc một hiện tượng, một cách hồn
chỉnh (đầy đủ).
Ví dụ: tơi đã làm xong bài tập tình huống về giáo dục sức khỏe và kết quả đã được
ghi chép trong vở .
3.4. Trao đổi thông tin giúp hổ trợ kịp thời, thực hiện được.
Ví dụ: sáng nay một số học sinh điều dưỡng không học tiết thứ 3 của môn kỹ năng
giao tiếp - giáo dục sức khỏe. Tôi trao đổi ngay với cơ giáo chủ nhiệm, để tìm hiểu
ngun nhân và kịp thời chấn chỉnh các em về ý thức học tập.
Trao đổi thông tin kịp thời những vấn đề hết sức quan trọng, giúp đồng nghiệp xử lý
kịp thời những vấn đề nảy sinh trong công việc hàng ngày, làm tăng hiệu quả chất lượng
71



×