Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật tạo và đánh giá tính an toàn của viên nang có chứa đông trùng hạ thảo (cordyceps militaris)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ
TÍNH AN TỒN CỦA VIÊN NANG CĨ CHỨA
ĐƠNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris)

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ NGÀNH: 8420201

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. HÀ VĂN HUÂN
2. TS. LÊ QUANG THẢO

Hà Nội, 2021


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
đã công bố, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2021
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thương


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành trong chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa
26B của Trường Đại học Lâm nghiệp.
Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, em nhận được sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của Quý Thầy Cô cùng những lời chia sẻ, giúp đỡ, động
viên của các bạn. Nhân dịp này, cho phép em xin được gửi những lời tri ân đến:
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần
Dược thảo Thiên Phúc đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu này. Luận văn được tiến hành dưới sự hỗ trợ kinh phí của Dự
án thuộc Quỹ đổi mới Cơng nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học & Cơng nghệ:
“Hồn thiện, nâng cấp quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm bảo vệ sức
khỏe có chứa Cordyceps militaris”, do PGS. TS. Lê Minh Sắt, Công ty Cổ
phần Dược thảo Thiên Phúc làm chủ nhiệm.
Tiếp theo, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS. Hà Văn
Huân, giảng viên Bộ môn Công nghệ gen, Cô TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm
giảng viên Bộ môn Công nghệ tế bào - Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp,
Trường Đại học Lâm nghiệp và Thầy TS. Lê Quang Thảo - Viện Kiểm
nghiệm thuốc Trung ương đã tận tình hướng dẫn em nghiên cứu để hoàn
thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn Tập thể Cán bộ Trung tâm dược lý lâm sàng và

Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội, đặc biệt là PGS. TS. Phạm Thị
Vân Anh đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn luôn khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập
và nghiên cứu khoa học.
Tuy đã cố gắng để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này, song kiến thức,
kinh nghiệm của em còn hạn chế, vì vậy bản luận văn tốt nghiệp này không
tránh khỏi những sai sót và tồn tại, kính mong quý Thầy Cô đóng góp ý kiến
đánh giá, để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Thương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 2
1.1. Giới thiệu về thực phẩm chức năng ........................................................ 2
1.1.1. Khái niệm và phân loại thực phẩm chức năng ................................. 2
1.1.2. Phân biệt thực phẩm chức năng ....................................................... 4
1.1.3. Các dạng thực phẩm chức năng ....................................................... 6
1.2. Công nghệ bào chế viên nang cứng ........................................................ 9
1.2.1. Định nghĩa ........................................................................................ 9

1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của viên nang cứng ................................... 9
1.2.3. Thành phần viên nang .................................................................... 10
1.2.4. Quy trình chung bào chế viên nang cứng....................................... 11
1.3. Tổng quan về Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ........................ 14
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu về Cordyceps militaris .................................... 14
1.3.2. Phân loại học .................................................................................. 14
1.3.3. Đặc điểm và phân bố của Cordyceps militairs .............................. 15
1.3.4. Giá trị dược liệu của nấm Cordyceps militaris .............................. 16
1.4. Một số sản phẩm dạng viên chứa đông trùng hạ thảo trên thị trường
hiện nay ........................................................................................................ 19
1.4.1. Viên đông trùng hạ thảo Do-cordy................................................. 19
1.4.2. Viên đông trùng hạ thảo Hector ..................................................... 19
1.4.3. Viên Đông Trùng Hạ Thảo KGS Korean Cordyceps Militaris Pill
Gold........................................................................................................... 20


iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
2.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 22
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 22
2.4. Nguyên vật liệu, thiết bị ........................................................................ 23
2.4.1. Nguyên vật liệu ............................................................................... 23
2.4.2. Thiết bị nghiên cứu ......................................................................... 23
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
2.5.1. Nghiên cứu xây dựng cơng thức tạo viên thực phẩm chức năng có
chứa đơng trùng hạ thảo........................................................................... 24
2.5.2. Nghiên cứu đánh giá tính an tồn của viên nang có chứa đơng
trùng hạ thảo............................................................................................. 28

2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Kết quả xây dựng công thức tạo viên nang thực phẩm chức năng có
chứa Đông trùng hạ thảo .............................................................................. 31
3.1.1. Kết quả nghiên cứu cơng thức bào chế viên nang có chứa đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris ............................................................ 31
3.1.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế ......................................... 35
3.1.3. Đề xuất quy trình sản xuất viên nang cứng đơng trùng hạ thảo .... 36
3.2. Đánh giá tính an toàn của viên nang thực phẩm chức năng có chứa Đông
trùng hạ thảo ................................................................................................. 39
3.2.1. Kết quả đánh giá nghiên cứu độc tính cấp của viên nang có chứa
Đơng trùng hạ thảo Cordyceps militaris .................................................. 40
3.2.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của viên nang chứa Đông
trùng hạ thảo............................................................................................. 40
3.3. Nhận xét và bàn luận ............................................................................ 62


v
3.3.1. Độc tính cấp của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo ............. 62
3.3.2. Ảnh hưởng của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo lên tình
trạng chung và các chỉ số huyết học......................................................... 63
3.3.3. Ảnh hưởng của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo Cordyceps
militaris lên tình trạng chung và các chỉ số huyết học............................. 64
3.3.4. Ảnh hưởng của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo Cordyceps
militaris lên chức năng gan chuột cống thực nghiệm .............................. 65
3.3.5. Ảnh hưởng của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo Cordyceps
militaris lên chức năng thận chuột cống thực nghiệm ............................. 65
3.3.6. Ảnh hưởng của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo Cordyceps
militaris lên hình thái và cấu trúc vi thể gan, thận của chuột cống thực
nghiệm....................................................................................................... 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 67
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

AST

Aspartate transaminase

2

ALT

Alanine Aminotransferase

3

ĐTHT

Đông trùng hạ thảo

4


VSV

Vi sinh vật

5

TPCN

Thực phẩm chức năng

6

TP

Thực phẩm

7

SX

Sản xuất


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nghiên cứu xây dựng công thức viên nang đông trùng hạ thảo..... 25
Bảng 2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy và thời gian sấy .............. 26
Bảng 2.3. Nghiên cứu khảo sát thời gian nhào trộn nguyên liệu .................... 28
Bảng 3.1. Kết quả phân tích adenosine và cordycepin ................................... 31

Bảng 3.2. Nghiên cứu xây dựng công thức viên nang cứng đông trùng hạ thảo 34
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thành phần các công
thức viên nang cứng đông trùng hạ thảo ......................................................... 34
Bảng 3.4. Nghiên cứu khảo sát thời gian nhào trộn ........................................ 35
Bảng 3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy và thời gian sấy .............. 36
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của bột công thức V6................. 40
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của viên nang có chứa ĐTHT đến trọng lượng chuột..... 41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
đến số lượng hồng cầu..................................................................................... 42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo đến số lượng
huyết sắc tố ...................................................................................................... 43
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo đến hematocrit.... 43
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của viên nang Đơng trùng hạ thảo đến thể tích trung
bình hồng cầu .................................................................................................. 44
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo đến số lượng bạch
cầu ................................................................................................................... 45
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo đến công thức bạch
cầu ................................................................................................................... 45
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo đến số lượng tiểu
cầu ................................................................................................................... 46
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của Viên nang Đông trùng hạ thảo đến hoạt độ AST 48
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo đến hoạt độ ALT 48


viii
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của viên nang ĐTHT Cordyceps militaris đến nồng độ
bilirubin toàn phần .......................................................................................... 49
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của viên nang cứng Đông trùng hạ thảo đến nồng độ
albumin ............................................................................................................ 50
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của viên nang có chứa ĐTHT đến nồng độ cholesterol

toàn phần ......................................................................................................... 51
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo đến nồng
độ creatinin ...................................................................................................... 52


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình bào chế viên nang cứng ......................................... 12
Hình 1.2. Đơng trùng hạ thảo .......................................................................... 15
Hình 1.3. Viên ĐTHT Do-Cordy .................................................................... 19
Hình 1.4. Viên nang ĐTHT Hector................................................................. 20
Hình 1.5. Viên Đơng trùng hạ thảo KGS Korean Cordyceps militaris Pill Gold . 21
Hình 2.1. Phương pháp xác định góc nghỉ của khối bột ................................. 27
Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu nhào trộn .................................................................. 27
Hình 3.1. Kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu .................................................. 32
Hình 3.2. Khối bột trong viên nang ................................................................ 37
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình sản xuất viên nang có chứa Đơng trùng hạ thảo ... 39
Hình 3.4. Hình thái vi thể gan ở chuột lơ chứng (chuột số 1) ........................ 53
Hình 3.5. Hình thái vi thể gan ở chuột lơ chứng ............................................. 53
Hình 3.6. Hình thái vi thể gan chuột lơ chứng (Chuột số 8) (HE x 400) ....... 54
Hình 3.7. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử......... 54
Hình 3.8. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử ......... 55
Hình 3.9. Hình thái vi thể gan chuột lơ trị1 sau 4 tuần uống thuốc thử .......... 55
Hình 3.10. Hình thái vi thể gan chuột lơ trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử ....... 56
Hình 3.11. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử ....... 56
Hình 3.12. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử ....... 57
Hình 3.13. Hình thái vi thể thận chuột lơ chứng ............................................. 57
Hình 3.14. Hình thái vi thể thận chuột lơ chứng ............................................. 58
Hình 3.15. Hình thái vi thể thận chuột lơ chứng ............................................. 58
Hình 3.16. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử ..... 59

Hình 3.17. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử ..... 59
Hình 3.18. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử ..... 60
Hình 3.19. Hình thái vi thể thận chuột lơ trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử ..... 60
Hình 3.20. Hình thái vi thể thận chuột lơ trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử ..... 61
Hình 3.21. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử ..... 61


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, hiện có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử
dụng y học cổ truyền hoặc các thuốc từ thảo dược để chữa bệnh. Ở Việt Nam,
văn hóa dùng thảo dược chữa bệnh đã có lịch sử hàng nghìn năm nay.
Cùng với xu hướng dùng thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên đang
ngày một tăng lên là thành cơng của q trình nghiên cứu tìm ra những cây
thuốc hay lồi nấm chứa các hoạt chất dược liệu tốt và quy trình cơng nghệ
bào chế tạo ra các sản phẩm chức năng thuận tiện cho việc sử dụng. Thay thế
cho hình thức sử dụng thủ công như nước sắc, hãm không thuận tiện và khơng
có hiệu quả kinh tế, dạng bào chế hiện đại có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu
của thị trường, tiện lợi và dễ sử dụng, một trong số đó là dạng bào chế viên
nang cứng.
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý, rất tốt cho sức khỏe con
người. Giống nấm Cordyceps militaris đã và đang được các nhà khoa học
trong và ngoài nước quan tâm. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại,
các thành phần trong C.militaris được xác định là các hoạt chất sinh học như:
Cordycepin có tác dụng ức chế sự phân hạch và trì hỗn sự lây lan của các tế
bào ung thư, Adenosine có tác dụng điều hịa miễn dịch, bảo vệ tim mạch,
manitol làm tăng độ thẩm thấu của huyết tương và dịch trong ống thận, gây lợi
niệu thẩm thấu và làm tăng lưu lượng máu thận… [22], [25], [31], [36], [37].
ĐTHT là dược liệu có nhiều giá trị và công dụng đặc biệt [25],[31].
Tuy nhiên các chế phẩm từ ĐTHT trên thị trường chưa có nhiều, chủ yếu là

ngun phẩm. Vì vậy, chúng tơi nhận thấy việc nghiên cứu tạo ra các chế
phẩm từ ĐTHT là rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần
bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển nguồn dược liệu quý, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật tạo và đánh giá tính an tồn của viên
nang có chứa Đơng trùng hạ thảo (Cordyceps militaris)”.


2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về thực phẩm chức năng
1.1.1. Khái niệm và phân loại thực phẩm chức năng
Khái niệm thực phẩm chức năng (Functional foods) được người Nhật
sử dụng đầu tiên từ những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có
chứa những thành phần giúp nâng cao sức khỏe cho người sử dụng.
Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science
Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay
nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khỏe và làm giảm
nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại".
Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần
của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn giá trị dinh
dưỡng cơ bản.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Thực phẩm chức năng là loại thực
phẩm “không chỉ cung cấp cho cơ thể con người những chất dinh dưỡng cơ
bản, mà về một mặt nào đó, nó còn có thể phòng ngừa một số bệnh tật và giúp
tăng cường sức khỏe”.
Ở Việt Nam, thực phẩm chức năng được Bộ Y tế định nghĩa như sau: là
thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có
tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng
và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Tùy theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực
phẩm chức năng cịn có các tên gọi như: thực phẩm bổ sung vi chất dinh
dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng
y học. Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm khơng chỉ cung cấp dinh
dưỡng cơ bản mà cịn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức


3

khỏe nhờ các chất chống ơxy hóa (beta-caroten, lyconpen, lutein, vitamin C,
vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.
Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm
mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là
nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở
dạng dễ sử dụng [3]. Cho đến nay, có các loại thực phẩm chức năng như sau:
- Nhóm bổ sung vitamin và khóang chất;
- Nhóm bổ sung chất xơ;
- Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa;
- Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác;
- Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần;
- Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt;
- Thực phẩm chức năng giúp giảm cân.
Tuy nhiên, cũng có thể phân loại thực phẩm chức năng thành các nhóm:
- Thực phẩm chức năng;
- Thực phẩm bổ sung (khóang chất - vitamin) - Food Supplement,
Dietary Supplement;
- Sản phẩm bảo vệ sức khỏe - Health Produce;
- Thực phẩm đặc biệt - Food for Special Use;
- Sản phẩm dinh dưỡng Y học - Medical Food;
- Thực phẩm thuốc - Food - Drug.

Thực phẩm chức năng có các đặc điểm chung như sau:
- Sản xuất, chế biến dựa theo công thức (công thức được xây dựng từ
quá trình nghiên cứu trước đó và đã được đánh giá hiệu quả);
- Bổ sung chất có lợi và loại bỏ chất bất lợi (có thể);
- Có tác dụng tới một (hay nhiều) chức năng của cơ thể;
- Có lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản;
- Có nguồn gốc từ tự nhiên như: động vật, thực vật, nấm, khóang vật;


4
- Được đánh giá đầy đủ về: tính chất lượng, tính an tồn, tính hiệu quả;
- Sử dụng được thường xun, liên tục, khơng có tai biến cũng như tác
dụng phụ;
- Nhãn sản phẩm được ghi theo quy định ghi nhãn.
1.1.2. Phân biệt thực phẩm chức năng
* Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống
Thực phẩm chức năng được hiểu như là khoảng giao thoa giữa thực
phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực phẩm thuốc (Food - Drug).
Nguồn gốc của thực phẩm chức năng: từ sản phẩm cây cỏ, nấm và sản
phẩm động vật tự nhiên, do đó có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền
dân tộc. Đối với các nước khơng có nền Y học cổ truyền thì tất cả các dạng
sản phẩm Y học cổ truyền được sản xuất hiện đại hơn và có tên là thực phẩm
chức năng. Sản phẩm chức năng với hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp
xỉ nhu cầu của cơ thể hàng ngày [3].
Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí so
sánh cụ thể như sau:
TT

Tiêu chí


Thực phẩm
truyền thống

Thực phẩm chức năng

Chức năng

- Cung cấp các chất dinh dưỡng
- Cung cấp các chất
- Chức năng cảm quan
dinh dưỡng
- Thỏa mãn về nhu cầu - Lợi ích vượt trội về sức khỏe (giảm
cholesterol, giảm HA, chống táo bón,
cảm quan
cải thiện hệ VSV đường ruột…)

2

Chế biến

Chế biến theo công thức tinh (bổ sung
Chế biến theo cơng
thành phần có lợi, loại bỏ thành phần
thức thô (không loại bỏ
bất lợi) được chứng minh khoa học và
được chất bất lợi)
cho phép của cơ quan có thẩm quyền

3


Tác dụng tạo
năng lượng

4
5

1

Tạo ra năng lượng cao

Ít tạo ra năng lượng

Liều dùng

Số lượng lớn

Số lượng rất nhỏ

Đối tượng
sử dụng

Mọi đối tượng

Mọi đối tượng; Có định hướng cho
các đối tượng: người già, trẻ em, phụ
nữ mãn kinh…


5


TT

Thực phẩm
truyền thống

Tiêu chí

Thực phẩm chức năng

6

Nguồn gốc
nguyên liệu

Nguyên liệu thô từ
thực vật, động vật (rau,
Hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động
củ, quả, thịt, cá,
vật (nguồn gốc tự nhiên)
trứng…) có nguồn gốc
tự nhiên

7

Thời gian &
phương thức
dùng

Thường xuyên, suốt
đời; khó sử dụng cho Thường xuyên, suốt đời; có sản phẩm

người ốm, già, bệnh lý cho các đối tượng đặc biệt
đặc biệt

* Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Hiệp hội Thực phẩm chức
năng Việt Nam cũng đã có những so sánh hết sức cụ thể giữa thực phẩm chức
năng và thuốc như sau:
TT

Tiêu chí

Thực phẩm chức năng

Thuốc

1

Là sản phẩm dùng để hỗ trợ
(phục hồi, tăng cường và
duy trì) các chức năng của
các bộ phận trong cơ thể, có
Định nghĩa tác dụng dinh dưỡng, tạo
cho cơ thể tình trạng thoải
mái, tăng cường đề kháng
và giảm bớt nguy cơ bệnh
tật

Là chất hoặc hỗn hợp chất
dùng cho người nhằm mục
đích phòng bệnh, chữa

bệnh, chuẩn đoán bệnh
hoặc điều chỉnh chức năng
sinh lý cơ thể, bao gồm
thuốc thành phẩm, nguyên
liệu làm thuốc, vaccine,
sinh phẩm y tế trừ TPCN

2

Công bố
trên nhãn Là TPCN
của nhà SX

Là thuốc

3

Hàm lượng
Không quá 3 lần mức nhu
chất, hoạt
Cao
cầu hàng ngày của cơ thể
chất

4

Ghi nhãn

- Là TPCN
- Là thuốc

- Hỗ trợ các chức năng của - Có chỉ định, liều dùng,
các bộ phận cơ thể
chống chỉ định

5

Điều kiện
sử dụng

Người tiêu dùng tự mua ở Phải có chỉ định, kê đơn
chợ, siêu thị
của bác sĩ


6

Thực phẩm chức năng

TT

Tiêu chí

6

Đối tượng
dùng

- Người bệnh
- Người khỏe


7

Điều kiện
phân phối

Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, - Tại hiệu thuốc có dược sĩ
đa cấp
- Cấm bán hàng đa cấp

8

Cách dùng

- Thường xuyên, liên tục.
- Từng đợt
- Không biến chứng, không - Nguy cơ biến chứng, tai
hạn chế
biến

9

Nguồn gốc,
Nguồn gốc tự nhiên
nguyên liệu

10

Tác dụng

Thuốc

- Người bệnh

- Nguồn gốc tự nhiên
- Nguồn gốc tổng hợp

Tác dụng lan tỏa, hiệu quả Tác dụng chữa 1 chứng
tỏa lan, khơng có tác dụng bệnh, bệnh cụ thể, có tác
âm tính
dụng âm tính

1.1.3. Các dạng thực phẩm chức năng
Hiện nay, trên thị trường thực phẩm chức năng tồn tại ở rất nhiều dạng
bào chế và chủ yếu là ở 4 dạng [1], [2] sau:
1.1.3.1. Dạng viên
Viên là dạng bào chế phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Đây là
dạng bào chế rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để nhai, uống,
ngậm, đặt hoặc hịa vào nước để uống… Dạng viên có hai loại chính: Viên
nén và viên trịn (viên hồn).
Viên nén là dạng thuốc rắn được điều chế bằng cách nén một hay nhiều
loại dược chất có thêm hoặc khơng thêm các tá dược như tá dược độn dính, tá
dược rã, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao… có hình trụ dẹt, hình thn
hoặc các hình dạng khác.
Viên trịn là dạng rắn hình cầu được bào chế từ bột hoạt chất, dược liệu
hoặc chiết xuất dược liệu và tá dược theo khối lượng nhất định, dùng để uống.
Dạng viên trịn thường gặp nhiều nhất trong bào chế thuốc đơng y hoặc thực
phẩm chức năng từ dược liệu, còn được gọi là viên hoàn.


7
Ngoài các ưu điểm chung của dạng viên rắn như hoạt chất ổn định, ít bị

biến chất, có thể phối hợp nhiều loại hoạt chất, thể tích gọn nhẹ dễ vận
chuyển và bảo quản, viên tròn cũng có thể áp dụng các công nghệ bao giúp
che giấu mùi vị hoạt chất, bảo vệ hoạt chất hoặc khu trú tác dụng. Viên trịn
cịn có một số ưu điểm như: kĩ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi các
trang thiết bị phức tạp, dễ sản xuất.
Về nhược điểm, khó tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng là điểm yếu
chính của dạng này do biến thiên khối lượng khá lớn. Đặc biệt thuốc hoàn
dược liệu được bào chế từ các thảo dược chưa biết rõ hoạt chất, việc đánh giá
chất lượng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, viên hoàn bào chế ở quy mơ nhỏ sẽ
khó đảm bảo vệ sinh.
1.1.3.2. Dạng cốm và bột
Dạng bột là dạng bào chế rắn khô tơi, được bào chế từ một hoặc nhiều
loại bột (hoạt chất hoặc chiết xuất thảo dược) có kích thước xác định bằng cách
trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất, dùng để uống hoặc dùng ngồi. Ưu điểm
chính của dạng này là kỹ thuật đơn giản, không đòi hỏi phức tạp. Dạng rắn nên
dễ đóng gói và vận chuyển. Ít tương tác, tương kỵ hơn so với các dạng lỏng
nên có thể phối hợp nhiều loại hoạt chất khác nhau trong cùng cơng thức.
Q trình báo chế khơng chịu tác động của nhiệt, ẩm, lực nén; tương
đối bền trong bảo quản; tuổi thọ kéo dài; thích hợp với các hoạt chất dễ bị
thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ bị biến chất trong q trình sản xuất. Ngồi ra,
do diện tích tiếp xúc lớn, không chịu tác ảnh hưởng của lực nén và tá dược
dính nên dễ hịa tan và giải phóng hoạt chất nên sinh khả dụng cao hơn các
dạng thuốc rắn khác. Tuy nhiên, chính diện tích tiếp xúc lớn nên dễ hút ẩm,
do đó bao bì cần có khả năng kháng ẩm tốt, một số hoạt chất nhạy cảm cần
đóng trong các loại bao bì hút chân khơng hạn chế sự tiếp xúc của hoạt chất
với không khí và hơi nước.


8
Dạng cốm là dạng bào chế rắn, thường được bào chế từ bột hoạt chất và

tá dược dính để tạo thành hạt nhỏ xốp đường kính 1 - 2 cm. Thuốc cốm là
dạng đặc biệt thích hợp cho trẻ em. Dạng cốm có các ưu điểm tương tự dạng
thuốc bột, tuy nhiên kỹ thuật bào chế phức tạp hơn và trong q trình bào chế
các hoạt chất có thể bị tác động của các yếu tố như nhiệt và ẩm ở một số giai
đoạn nhất định.
1.1.3.3. Dạng nang
Nang là dạng bào chế phân liều gồm 2 phần: vỏ nang và một đơn vị
phân liều của hoạt chất đã bào chế dưới dạng thích hợp. Vỏ nang rỗng được
gắn liền với thuốc và đưa vào cơ thể cùng thuốc, sau khi giải phóng thuốc, vỏ
nang được tiêu hóa trong cơ thể. Hoạt chất có thể được bào chế ở dạng dung
dịch, hỗn dịch, bột, cốm, thậm chí là viên nén…
Viên nang được chia thành hai loại: Nang cứng (vỏ nang cứng bao gồm
2 phần thân và nắp lồng khít với nhau) và nang mềm (vỏ nang là một khối
thống nhất, mềm dẻo dai).
Về mặt sử dụng, dạng nang có ưu điểm là dễ nuốt do hình dạng thn,
bề mặt vỏ nang bóng; tiện dùng và dễ bảo quản, vận chuyển vì đã được phân
liều đóng gói gọn giống như viên nén. Về mặt sản xuất, viên nang dễ áp dụng
cho sản xuất lớn, năng suất cao. Tính sinh khả dụng cao do công thức bào chế
thường đơn giản ít tá dược và ít tác động của các kỹ thuật bào chế so với viên
nén; vỏ nang thường dễ tan rã để giải phóng dược chất.
Tuy nhiên, với các hoạt chất kích ứng đường tiêu hóa thì khơng nên
đóng nang vì sau khi vỏ nang vỡ sẽ giải phóng ồ ạt dẫn đến tập trung nồng độ
hoạt chất cao tại nơi giải phóng hoạt chất gây kích ứng mạnh tại điểm đó.
1.1.3.4. Dạng dung dịch
Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng cách hòa
tan một hoặc nhiều hoạt chất trong dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. Dung
dịch thuốc có thể dùng để uống hoặc dùng ngồi. Dung dịch thuốc được chia


9

thành nhiều loại như: dung dịch nước, siro, elixir… Trong đó, dung dịch nước
và siro là dạng phổ biến được sử dụng trong thực phẩm chức năng.
Dung dịch nước là dạng bào chế hòa tan một hoặc nhiều hoạt chất hoặc
chiết xuất thảo dược trong dung môi là nước. Do thực phẩm chức năng sử
dụng đường uống nên trong dung dịch nước thường sử dụng thêm các tá dược
tạo ngọt và tạo mùi để tạo mùi vị thơm ngon dễ uống cho sản phẩm.
Siro cũng có bản chất tương tự, tuy nhiên siro thường lỏng và sánh hơn
dung dịch thuốc do trong siro chưa một tỷ lệ đường cao khoảng 56 - 64%,
được điều chế bằng cách hòa tan hoạt chất vào siro đơn (dung dịch có hàm
lượng đường cao 165 g đường/100 g nước và chưa có hoạt chất) hoặc hòa tan
đường vào dung dịch dược chất.
Dung dịch có ưu điểm là hoạt chất đã được hòa tan sẵn trong sản phẩm
do đó hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn. Việc sử dụng dạng dung
dịch cũng rất thuận tiện, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già, người khó nuốt.
Tuy vậy, dạng dung dịch thường có độ ổn định kém, do các phản ứng thủy
phân, racemic hóa, tạo phức, tương kỵ, sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc
xảy ra nhanh và dễ dàng hơn, dẫn đến phân hủy dược chất, phá hỏng sản phẩm.
1.2. Công nghệ bào chế viên nang cứng
1.2.1. Định nghĩa
Viên nang cứng được biết đến bằng tên viên con nhộng. Vỏ nang được
sản xuất từ gelatin tinh khiết có độ ẩm từ 10 - 15%, có thể thêm các chất phụ
gia khác không gây độc hại cho cơ thể người. Với khả năng hấp thụ nước và
tan nhanh chóng trong cơ thể, viên nang cứng giúp người uống thuốc cảm
thấy dễ dàng hơn so với việc uống trực tiếp. Đồng thời các nhà sản xuất thuốc
cũng cảm thấy thuận tiện trong việc làm tá dược cho viên thuốc. Viên nang
cứng được sử dụng để chứa các loại thuốc hay TPCN dạng hạt hay dạng bột
nghiền nhỏ [1], [ 2].
1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của viên nang cứng
a) Ưu điểm



10
- Viên nang là dạng dễ uống, dễ nuốt hơn viên nén.
- Dược chất đóng vào nang có thể tồn tại ở nhiều dạng như: bộ, cốm, vi
hạt, vi nang, viên nang nhỏ, viên nén hoặc phối trộn các dạng trên trong cùng
1 vỏ nang (sự phối hợp này giúp cách ly các thành phần tương kỵ hoặc điều
chế viên nang phóng thích dược chất ở nhiều thời điểm và vị trí khác nhau
trong hệ tiêu hóa dễ dàng).
- So với viên nén, viên nang là dạng thuốc tương đối dễ nghiên cứu để
xây dựng công thức, dễ triển khai sản xuất ở các quy mô khác nhau.
- Viên nang là dạng viên ít gặp các vấn đề sinh khả dụng do khối lượng
thuốc trong nang không bị nén chặt nên dễ rã hơn viên nén.
- Bảo vệ dược chất tránh các điều kiện bất lợi của môi trường như ánh
sáng, độ ẩm.
b) Nhược điểm
- Vỏ nang dễ hỏng do nhiệt độ, độ ẩm nên khó bảo quản.
- Giá thành cao.
- Dễ bị giả mạo hoặc thay đổi dược chất bên trong.
1.2.3. Thành phần viên nang
1.2.3.1. Vỏ nang
Vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu chính là gelatin, các chất tạo màu,
chất tạo độ đục như titan dyoxid và các chất phụ gia khác.
Vỏ nang cũng có thể chế tạo từ chất dẫn cellulose, tuy nhiên loại vỏ
này ít được sử dụng vì độ tan kém, giá thành cao.
1.2.3.2. Thành phần dược chất trong viên nang
Khối thuốc (hạt, bột) đóng vào trong viên nang phải có hai tính chất cơ
bản là độ chơn chảy và tính chịu nén. Các thuộc tính này có thể thay đổi phụ
thuộc vào thiết bị đóng thuốc vào nang.
Cần lưu ý là các dược chất có tính hút ẩm cao làm mềm vỏ nang, các
hoạt chất có tính kiềm hoặc acid cao có thể làm hỏng vỏ nang.



11
Để tăng lưu tính và khả năng chịu nén của khối thuốc, có thể áp dụng
phương pháp xát hạt khơ hoặc xát hạt ướt.
Kích thước của hạt nên đồng đều để đảm bảo hạt chảy đề vào nang,
đồng thời hạn chế sai số khối lượng thuốc trong nang.
* Các tá dược thông thường dùng để điều chế khối bột
Tá dược độn: Các loại tá dược độn dùng trong viên nén như tinh bột,
lactose, dicalci phosphat đều có thể dùng được trong viên nang. Các loại tinh
bột dập thẳng như tinh bột tiền gelatin hóa, tinh bột phun sấy có thể được
dùng để gia tăng lưu tính và tính chịu nén của khối hạt.
Tá dược trơn: Tá dược trơn giúp cho hạt chảy đều. Sự trơn chảy của
khối hạt hoặc bột cần thiết cho tất cả các loại máy đóng nang khác nhau.
Độ trơn chảy đặc biệt cần thiết trong trường hợp đóng thuốc theo nguyên
tắc đĩa phân liều. Các tá dược trơn thường dùng là: magie stearate, talc, tinh
bột bắp...
Tá dược chống dính: Tá dược chống dính vừa có tác dụng tăng tính lưu
của khối bột (hạt), vừa tánh sự kết dính của bột thuốc lên bề mặt kim loại.
Tá dược rã: Tá dược rã có thể khơng cần thiết khi đóng thuốc khơng
nén vào nang. Trong trường hợp có xát hạt hoặc có nén ép (máy có đĩa phân
liều hoặc vít phân liều) thì nên có tá dược rã để thuốc phóng thích nhanh hơn.
Nên sử dụng loại tá dược siêu rã để chọn được kiểu nang nhỏ.
1.2.4. Quy trình chung bào chế viên nang cứng
- Xác định nguồn gốc nguyên liệu: Nhiều công ty dành một khu trang
trại thật lớn để trồng tất cả các loại thảo dược, vì các trang trại của các cơng ty
khơng dùng thuốc trừ sâu, khơng dùng phân bón hóa học, dùng giun để làm
mềm đất. Nhưng cũng có nhiều công ty thu mua các loại thảo dược từ châu Á,
châu Âu, châu Mỹ, chủ yếu từ Nam Mỹ… Các loại thảo dược này được chia
làm 2 nhóm, thảo dược tự nhiên và do con người gieo trồng.

- Kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu: Là khâu quan trọng của nhà sản
xuất để đảm bảo khi bạn sử dụng thực phẩm chức năng bạn sẽ không bị bất


12
kỳ tác dụng phụ nào và đương nhiên nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sự
trong sạch của sản phẩm, có phù hợp với tiêu chuẩn của liên hiệp hay không?
Yêu cầu của bước này là 100% lô nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn. Nếu đạt,
nguyên vật liệu mới được chuyển tiếp sang xưởng sản xuất. Nếu không đạt,
quy trình sẽ dừng lại ngay. Sau những thử nghiệm hiện đại nhất, nguyên liệu
được đưa vào giai đoạn tiếp theo, giai đoạn nghiền.

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình bào chế viên nang cứng
Nghiền nhỏ và ướp lạnh, nhiệt độ trong quá trình nghiền là âm 1960C,
để giữ lại các tính năng của thảo dược, đây là một trong những cách sản xuất


13
vơ trùng tốt nhất. Bởi vì, ngay sau khi thảo dược được nghiền nhỏ, nó khơng
cịn là thảo dược mà là nguyên liệu sinh học và có sứ mệnh bồi bổ sức khỏe.
Trong quá trình nghiền, nhà sản xuất cũng tách bỏ những chất có hại và bổ
sung những chất có lợi cho sức khỏe con người.
- Điều chế khối thuốc: Thảo dược được ở dạng cao sẽ được phun sấy
tạo cốm. Tuy nhiên, cũng có một số loại sẽ đóng thành những viên con
nhộng. Bởi vì tùy vào đặc tính của một số loại thảo dược bào chế ra TPCN có
tác dụng định trước, thì sau khi pha trộn những hợp chất đó không thể để lâu
mà phải được bảo quản trong điều kiện nhất định.
- Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm:
Việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng viên nang để cơng bố phù hợp
với quy định an tồn thực phẩm hoặc kiểm nghiệm định kỳ phải tuân thủ các

quy định tại thông tư số 19/2012/TT-BYT- hướng dẫn việc cơng bố phù hợp
quy định an tồn thực phẩm ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012 bao gồm
các vấn đề sau đây:
(1) Các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm,
mà các đơn vị trong nước kiểm nghiệm được phải định lượng hoạt chất chính
trong sản phẩm;
(2) Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có
phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì u cầu
cơng bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ cơng bố.
Dựa vào thành phần chính cấu tạo nên sản phẩm, giúp ta xác định các
hoạt chất chính cấu thành nên công dụng sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu kiểm
nghiệm cho phù hợp. Một số chỉ tiêu bắt buộc đối với thực phẩm chức năng như:
+ Chỉ tiêu cảm quan: trạng thái, màu sắc, mùi...;
+ Chỉ tiêu lý hóa: độ ẩm/nước, thời gian rã...;
+ Chỉ tiêu vi sinh vật: coliforms, E. Coli...;
+ Chỉ tiêu kim loại nặng: chì, cadimi...;


14
+ Hàm lượng hóa chất khơng mong muốn;
+ Sai số khối lượng viên.
1.3. Tổng quan về Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu về Cordyceps militaris
Nấm đông trùng hạ thảo được xem là rất quý hiếm. Những câu truyện
mang tính thần thoại và truyền thuyết liên quan đến loài nấm này được lưu
truyền trong nhiều thiên niên kỷ. Hiện nay, các ghi nhận về thời gian phát
hiện đầu tiên loài nấm này chưa được thống nhất. Theo Das (2009) thì nấm
đơng trùng hạ thảo Cordyceps được biết đến từ những năm 2000 trước công
nguyên. Nhưng theo Holliday và cộng sự (cs) (2004) tổng hợp từ nhiều nguồn
tài liệu ghi nhận đầu tiên về nấm đông trùng hạ thảo được thực hiện tại Trung

Quốc vào năm 620 sau công nguyên, vào triều đại nhà Đường (618 - 907 sau
công nguyên). Sự ghi nhận này đã làm rõ bản chất sinh học từ những câu
truyện huyền thoại và truyền thuyết về đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo là một sinh vật tồn tại hàng năm được chuyển một
cách thần bí từ động vật sang thực vật vào mùa hè và sau đó lại từ thực vật
chuyển sang động vật vào mùa đông. Tiếp sau đó có nhiều công trình được
xuất bản với nội dung về lồi nấm đơng trùng hạ thảo này của các học giả xứ
Tây Tạng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, trong đó có cơng trình đầu tiên được cho
là có cơ sở khoa học tin cậy nhất mô tả về nấm đông trùng hạ thảo của WuYiluo năm 1757, trong cuốn sách Dược điển, dưới triều đại Thanh. Theo sau
các học giả xứ Tây Tạng, việc phát hiện ra giá trị của đơng trùng hạ thảo
thuộc về những người chăn bị trên núi Hymalaya ở Tây Tạng cũ và Nepal, họ
thấy rằng những chú bị gặm cỏ ăn phải cây nấm đơng trùng hạ thảo vào mùa
xuân đã trở nên cuồng nhiệt, bò đực ln tìm và theo sát bị cái [11].
1.3.2. Phân loại học
Chi nấm Cordyceps đã được thu mẫu và định loại trên 400 loài khác nhau.
Theo hệ thống phân loại truyền thống, chi Cordyceps thuộc giới Nấm, ngành
Ascomycota, lớp Sordariomycetes, bộ Hypocreales, họ Clavicipitaceae [27].


15
Phân loại nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris:
- Giới: Fungi
- Ngành: Ascomycota
- Phân ngành: Ascomycotina
- Lớp: Sordariomycetes
- Bộ: Hypocreales
- Họ: Clavicipataceae
- Chi: Cordyceps
- Lồi: Cordyceps militaris


Hình 1.2. Đơng trùng hạ thảo
1.3.3. Đặc điểm và phân bố của Cordyceps militairs
Nấm Đơng trùng hạ thảo là các lồi nấm ký sinh trên sâu non hoặc
nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số lồi cơn trùng, lớp nhện. Vào mùa
Đơng nấm xâm nhiễm, ký sinh vào cơ thể côn trùng và làm cho côn trùng
chết và nấm tồn tại trong cơ thể côn trùng dạng hệ sợi và là giai đoạn vô tính.
Đến mùa Hè, nhiệt độ và ẩm độ khơng khí cao, hợi sợi nấm vơ tính tiến hành
giao phối và chuyển giai đoạn hữu tính, hình thành cây nấm (chất đệm) là cơ
quan chứa bào tử vơ tính và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào
thân sâu. Chính vì vậy, mà nấm có tên gọi Đơng trùng hạ thảo [15].


×