Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Văn học Nga tài liệu luyện thi và tài liệu ôn thi cho sinh viên, tư liệu quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.98 KB, 25 trang )

VĂN HỌC NGA
1. Phân tích, bình luận, chứng minh tiểu thuyết Anna karenina
Từ chủ nghĩa hiện thực đến tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX
        1.1.   Chủ nghĩa hiện thực
Trong Từ điển giản yếu về văn học nước ngoài, Abrams đã chỉ ra chủ nghĩa hiện thực bao gồm
hai tầng ý:
h  Chỉ trào lưu văn học thế kỉ XIX, đặc biệt là chỉ trào lưu văn nghệ trong tiểu thuyết (lấy Balzac
của nước Pháp, George Eliot của Anh làm chủ soái)
h  Chỉ thủ pháp miêu tả hiện thực cuộc sống xuất hiện trong mọi thời đại, điển hình là những tác
phẩm trong trào lưu lịch sử này”. 
Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử  (đồng chủ biên) đã định nghĩa chủ nghĩa hiện thực
ở hai nghĩa:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực được dùng để xác định quan hệ giữa
tác phẩm văn học với hiện thực, bất kể tác phẩm đó của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh
hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với
khái niệm sự thật đời sống, bởi tác phẩm nào cũng phản ánh hiện thực. Từ việc định nghĩa đó,
có thể nói khi tìm về hiện thực cũng như chủ nghĩa hiện thực của các nhà văn thì sẽ nhấn mạnh
vấn đề các tác phẩm đó gần gũi, gắn bó với cuộc sống, mang tính chân thực sâu sắc. Cách hiểu
như thế hiện nay khơng cịn lưu hành nữa vì nó khơng mang lại hiệu quả gì cho nghiên cứu văn
học. Bởi lẽ, chủ nghĩa hiện thực không chỉ đơn thuần là gần gũi với hiện thực, là chân thực
khách quan, mà nó phải có một nguyên tắc thẩm mĩ nào đó để mọi người có thể khám phá và đi
sâu vào những cái đẹp.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa hiện thực là một khái niệm chỉ một phương pháp nghệ thuật
hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, xác định trên cơ các nguyên
tắc mĩ học sau: Mô tả cuộc sống bằng hình tượng tương ứng với bản chất những hiện tượng của
cuộc sống và bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời sống. Nguyên tắc mĩ học tiếp theo là
thừa nhận sự tác động qua lại giữa con người và mơi trường sống, giữa tính cách và hồn cảnh,
các hình tượng nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa hướng tới cái thiện, cái chân thực của các mối
quan hệ khác của con người và hoàn cảnh. Đồng thời, cùng với sự điển hình hóa nghệ thuật, coi
trọng những chi tiết cụ thể và độ chính xác của chúng trong việc miêu tả con người và cuộc sống,
coi trọng việc khách quan hóa những điều được mơ tả, làm cho chúng “tự” nói lên được tiếng nói


của mình. Đây là nguyên tắc thẩm mĩ cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực.
Như vậy, chủ nghĩa hiện thực nảy sinh như sự thừa kế đồng thời như sự đối trọng với chủ nghĩa
lãng mạn. Trái với chủ nghĩa lãng mạn luôn hướng đến vẻ đẹp của trí tưởng tượng và cảm xúc
bay bổng, cái đẹp là cái vượt lên bề mặt chật hẹp của cuộc sống thường nhật, thì chủ nghĩa hiện
thực yêu cầu người nghệ sĩ nhập thế trở lại, viết về cuộc sống và con người như nó vốn có dưới
một hình thức mạch lạc, rõ ràng, khơng tơ điểm cầu kì. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự hình
thành và phát triển mâu thuẫn giữa các giai cấp xã hội. Quay về nhìn thẳng vào sự thật, các nhà
văn chân chính đã kiến giải một cách tường minh rằng: nội dung cơ bản của những quan hệ xã
hội là vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Để có cái nhìn trực tiếp, đa diện, và bản chất nhất
đối với chuyển biến xã hội, mà được đánh dấu là bước trưởng thành trong thế giới quan so với
chủ nghĩa lãng mạn, nhà văn hiện thực còn được cung cấp vốn hiểu biết, tri thức nhất định do sự
kết tinh từ thành tựu của khoa học. Tất cả những đặc điểm về tình trạng xã hội và những thành
tựu khoa học chính là cơ sở, tiền đề cho nhận thức của các nhà văn về quy luật sinh tồn và sự vận
động của xã hội.


 Tiểu thuyết hiện thực Nga
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng tiểu thuyết đã dần vươn lên vị trí hàng đầu trong nền văn học
Nga, trở thành bách khoa thư nghệ thuật của thời đại. Sự mở rộng về mặt nội dung kéo theo sự
thay đổi về cơ bản hình thức: với bản chất tự sự, tiểu thuyết đồng thời thu vào mình thêm cả
những đặc tính vốn thuộc thi ca và kịch. Tính chất tổng hợp chính là đặc trưng nổi bật của tiểu
thuyết Nga thế kỷ XIX và cũng là ngun nhân quan trọng giúp nó chiếm vị trí trung tâm trong
văn học Nga và văn học thế giới.
Thời đại tiểu thuyết hiện thực Nga mở ra trên ngưỡng cửa thập niên 30 với tiểu thuyết bằng thơ
của Pushkin: Evgeny Onegin. Đó là tiểu thuyết “khởi đầu của mọi sự khởi đầu” tạo nên những
nhân vật điển hình của thời đại, với những phương thức nghệ thuật trở thành khuôn mẫu cho
những thế hệ tiểu thuyết Nga về sau.
Lermontov và Gogol là hai nhà văn kế tục sự nghiệp “khởi đầu” của Pushkin. Tác phẩmNhân vật
của thời đại chúng ta của Lermontov là tiểu thuyết Nga đầu tiên đi vào khám phá lịch sử tâm
hồn con người cá nhân. Còn Linh hồn chết của Gogol lại mở đầu cho khuynh hướng hiện thực

phê phán. Như vậy, có thể nói, Evgeny Onegin, Nhân vật của thời đại chúng ta,Những linh hồn
chết tạo nên ba chân kiềng vững chắc cho sự phát triển của tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX,
và ba tác phẩm này nhiều khi trong phê bình văn học Nga cịn được gọi là “tiểu thuyết hiện thực
cổ điển”.
Sự xuất hiện của Dostoevsky và Lev Tolstoy đánh dấu bước phát triển cao nhất của tiểu thuyết
hiện thực Nga thế kỷ XIX. Từ những năm 80 trở đi, tiểu thuyết hiện thực Nga bắt đầu đi xuống,
nhường vị thế thống lĩnh của mình trên văn đàn cho những thể loại khác, đặc biệt là truyện ngắn.
Các tiểu thuyết Nga mỗi tác phẩm mỗi khác, các nhà văn mỗi người một phong cách riêng,
nhưng họ có một điểm chung, đấy là tất cả đều quan tâm đến vận mệnh nước Nga, đến các vấn
đề xã hội thời đại, đồng thời, họ đều là những nhà nhân văn lớn, nhà tư tưởng lớn. Tiểu thuyết
hiện thực thế kỷ XIX là di sản quý báu mà văn học Nga đã góp vào nền văn học thế giới. Dẫu
cho các tiểu thuyết hiện thực Nga đã ra đời cách đây hàng thế kỷ, song chúng luôn luôn “trẻ”,
bởi hậu thế vẫn có thể phát hiện rất nhiều bài học nghệ thuật từ đó.
2. Anna Karenina trong dịng chảy của tiểu thuyết hiện thực Nga
Anna Karenina là một tiểu thuyết quan trọng không chỉ với tác giả của nó là Tolstoy, mà cịn là
tác phẩm có giá trị của văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX nói riêng cũng như văn học thế giới
nói chung. Tên tuổi của văn hào Tolstoy – đặc biệt là sau thành cơng của Chiến tranh và hồ
bình, tuy khơng quyết định tất cả, song nếu nhìn từ một giác độ nào đó, đã trở thành một yếu tố
đảm bảo chất lượng cho cuốn tiểu thuyết. Song sức sống nội tại lâu bền của tác phẩm cũng đã tác
động ngược trở lại, trở thành một minh chứng rõ ràng cho tài năng và dấu ấn văn chương của
một trong những nhà văn lớn nhất mọi thời đại. Trong dịng chảy của tiểu thuyết hiện thực
Nga, Anna Karenina đã tìm được cho mình một vị thế xứng đáng. Và người sáng tạo nên nó,
cũng đã đạt đến đỉnh cao tuyệt với của nghệ thuật sáng tác.
2.1.Sự bảo chứng từ tên tuổi của Lev Tolstoy
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Lev Tolstoy
Nikolayevich LevTolstoy là một trong những đại biểu lớn nhất và xuất sắc nhất của văn học hiện
thực Nga và thế giới thế kỷ XIX. Qua gần 60 năm hoạt động văn học không mệt mỏi, ông đã để
lại một di sản văn học đồ sộ và quý báu gồm: 3 bộ tiểu thuyết lớn, hàng chục truyện vừa, hàng
trăm truyện ngắn và một số vở kịch, nhiều bài văn chính luận và thư từ, nhật ký…
Ơng sinh ngày 9.9.1828 trong một gia đình quý tộc trại ấp ở làng Iaxnaia Poliana. Chỉ mới hai

tuổi, mồ côi mẹ, lên chín tuổi, mồ cơi cha, anh em Tolstoy sống với bà cô ruột. Năm 16 tuổi,


Tolstoy thi vào Trường Đại học Kazan. Mùa xuân 1847. Tolstoy bỏ học trở về trại ấp Iasnaia
Poliana nhận gia tài, điền trang và nông nô theo luật thừa kế. Tolstoy tích cực lo cải thiện đời
sống cho nơng nơ và tá điền.
Bốn năm sau, Tolstoy đi du lịch vùng Kapkaz sống gần những người Kozak. Ít lâu sau, ơng xin
nhập ngũ. Tolstoy ưa đọc sách của các nhà văn Rousseau, Schiller, Dickens, Gogol. Tác phẩm
đầu tay Thời thơ ấu đăng báo đã giành ngay được cảm tình của độc giả. Nhà văn trẻ phấn khởi
viết tiếp Thời niên thiếu (1854) và Thời thanh niên (1857). Cuối năm 1855, Tolstoy trở về. Vì
cịn nặng tư tưởng q tộc, ơng ít gần gũi với những người dân chủ cách mạng. Ông đề ra một số
tư tưởng cải cách xã hội để giải phóng nơng nơ ở trại ấp của mình. Triệu tập nơng nơ để hợp bàn
nhưng không thành, ông tiếp tục viết truyện ngắn.
Cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình viết từ năm 1863 -1869 đã làm cho tên tuổi của
Tolstoy rạng rỡ khắp nước Nga và thế giới, khiến ông trở thành “con sư  tử của văn học Nga”.
Từ 1873-1877, ông viết xong cuốn tiểu thuyết Anna Karenina nêu lên nhiều vấn đề xã hội cấp
bách.
Những năm 1880, ông viết những bài chính luận phê phán hệ tư tưởng quý tộc với tất cả cảm xúc
chán ghét. Tháng 10.1881, nhà văn đã già nhưng rất khỏe, tự nguyện sống kham khổ và ham lao
động chân tay, cưỡi ngựa và đi bộ xa. Ông tiếp tục viết truyện và kịch miêu tả cảnh khổ của nông
dân, truyền bá học thuyết “Thuyết tu thiện, bất bạo động”.
Tác phẩm vĩ đại nhất những năm 90 của Tolstoy là tiểu thuyết Phục sinh (1889-1899). Đây là
bản án đanh thép tố cáo chế độ nông nô chuyên chế và giáo hội Nga là kẻ đẩy quần chúng vào
cảnh khốn cùng. Giáo hội Nga tuyên bố khai trừ nhà văn vào năm 1901, và mỗi năm, các nhà thờ
ở Nga dành một ngày chủ nhật để nguyền rủa bá tước Tolstoy là “tên dị giáo và phản Chúa”.
Trong những năm cuối đời, Tolstoy lâm vào tình trạng khủng hoảng lý tưởng. Mộng ước của ơng
là xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất, xóa bỏ mọi bất công và thực hiện lý tưởng tự do nguyên thủy,
về con người chí thiện mà ơng đã truyền bá suốt đời mình, rút cuộc vẫn chưa thực hiện được. Sự
bất hịa giữa ơng với vợ con lại làm cho bi kịch đó thêm nặng nề. Rạng sáng ngày 28.10.1910,
Tolstoy cùng bác sĩ riêng bỏ nhà ra đi. Dọc đường ông bị cảm lạnh, phải ghé lại nghỉ ở nhà ga

Astapovo (ngày nay mang tên ga Tolstoy). Đến ngày 7.11.1910, Tolstoy hấp hối và qua đời tại
nhà ga hẻo lánh đó.
            Với một sự nghiệp văn học đồ sộ, phong cách sáng tác độc đáo, và một cuộc đời trăn trở
trong những lý tưởng cải biến xã hội, Lev Tolstoy đã cùng Dostoevsky đưa tiểu thuyết hiện thực
Nga lên đến đỉnh cao nhất của nó. Đây là thời kỳ mà ánh hào quang của tiểu thuyết dường như
bao trùm toàn bộ đời sống văn học Nga. Mặc dù tiểu thuyết giai đoạn này phát triển mạnh mẽ về
cả lượng lẫn chất, song Tolstoy vẫn xác lập được cho mình một phong cách riêng, và thành công
rực rỡ từ tiểu thuyết trước đó là Chiến tranh và hồ bình đã phần nào trở thành sự bảo chứng cho
giá trị của Anna Karenina.
2.2. Anna Karenina và sức sống tự thân của nó
Giới thiệu vài nét về tác phẩm:
Trong hồi ký của Sonya, vợ Tolstoy có ghi lại chuyện một bà tên Anna bì tình nhân ruồng bỏ để
lấy một cô trẻ hơn, bà ta  đã lao đầu vào xe lửa tự tử trên đường rầy tại nhà ga Lassenki. Anna ở
gần sát gia trang Tolstoy và  có quen biết gia đình ơng. Tác giả  đã chứng kiến thể xác tan nát
của nạn nhân khi có mặt trong lúc khám nghiệm tử thi, rất xúc động, ơng nói sẽ viết một cuốn
tiểu thuyết về sự sa đoạ của các bà mệnh phu nhân, giới quí tộc tại kinh thành Petersburg. Trong
tác phẩm ông chỉ kể chuyện cuộc đời người đàn bà sa ngã nhưng không kết án nàng
(He told me that he wanted to write a novel about the fall of the society woman in the highest
Petersburg circles, and the task he set himself was to tell the story of the woman and her fall


without condemning her – Morris Philipson, The Count Who Wished He Were A Peasant, A
Life of Leo Tolstoy, trang 79).
Tolstoy bắt đầu viết tiểu thuyết này vào năm 1873, ông bỏ một thời gian, sau viết lại, với rất
nhiều bản khác nhau qua 12 lần chỉnh sửa. Ban đầu, Tolstoy đặt tên tác phẩm là Một bà trẻ
trung. Từ bản thứ ba, khi đưa thêm Levin vào trong tác phẩm, ông đổi tên thành Hai đám
cưới.Từ bản thứ tư, tác phẩm mới có tên Anna Karenina. Ông cho đăng làm nhiều kỳ trên tờ đặc
sanRousky Vestnik (Người thơng tín viên Nga). Về sau, do đụng chạm với chủ bút Mikhail
Katkov về nội dung trong kỳ đăng cuối cùng nên tác phẩm đã xuất hiện toàn bộ đầy đủ lần đầu
dưới hình thức sách. Nhân vật chính Anna Karenina được gợi hứng một phần từ Maria Hartung

(1832-1919) – con gái của nhà thơ Alexander Pushkin, Tolstoy găp cô trong một bữa tiệc, sau đó
Tolstoy đọc văn của Pushkin và lấy được một số các tính cách để xây dựng nhân vật của mình.
Tóm tắt tác phẩm:
Bố cục: gồm 8 phần, mỗi phần có chương ít nhiều khác nhau. Phần II nhiều chương nhất 35
chương, phần VIII (kết thúc) ít chương nhất 18 chương.
Trong một lần Anna về thăm gia đình Oblonsky (ơng Oblonsky làm chánh án một tịa án ở
Moxcva anh ruột của Anna Karenina) cùng lúc xảy ra chuyện vợ (Dolly) Oblonsky biết được
chồng ngoại tình với cơ ni dạy trẻ, Oblonsky nhờ Anna hịa giải chuyện nhà mình. Cũng ở đó
Anna đã gặp Vronsky và cũng từ đó bắt đầu sự tan vỡ của chính gia đình nàng. Anna lấy Karenin
khơng phải vì tình u, mà do sự sắp đặt của bà cô.
Karenin yêu chiều vợ theo thói quen vợ chồng, nhưng tâm hồn căn cỗi, tình cảm khơ khan, lối
sống tẻ nhạt khn sáo, tất cả tạo cho Anna cuộc sống gia đình yên ổn nhưng buồn tẻ, sang trọng
nhưng u uất. Trước khi Anna về lại Peterbourg, Vronsky đã tỏ tình với nàng trên xe lửa đã làm
trái tim Anna rung động, suy nghĩ rất nhiều về  lựa chọn ở hay đi. Cuối cùng nàng đã đi theo
tiếng gọi của tình yêu bất chấp dư luận xã hội bất chấp lễ giáo phong kiến và đứa con trai nàng
phải đứt ruột mà để lại. Ra nước ngồi sống với Vronsky, đắm say với tình yêu mà nàng nghĩ là
chân thực là xứng đáng với sự hy sinh của nàng. Lối sống thượng lưu đã ăn sâu, thích du lịch
trau chuốt vẻ ngồi để vui lịng người tình, tình u khơng nền tảng vững chắc, nỗi dằn vặt giữa
người tình và đứa con nàng chỉ được chọn một, áp lực từ Karenin và Vronsky đôi khi cũng
không hiểu hết được nàng. Dần dần Anna tuyệt vọng khơng tìm thấy lối thốt, nàng đã nhảy khỏi
tàu khi đang chạy.
Trong tiểu thuyết ta còn thấy câu chuyện lục đục của gia đình Oblonsky, mối tình sau nhiều trắc
trở nhưng hạnh phúc của Levin và Kitty, mối quan hệ phức tạp trong đời sống tình cảm các nhân
vật Betxi Tverxcaia, Xapho Stond, Lida Mercalova. Levin với những quan tâm về nông dân và ý
muốn cải thiện đời sống của họ, ở nhân vật này ta sẽ thấy những tư tưởng đạo đức sâu sắc. Tất cả
đã tạo nên một hiện thực sống động về xã hội Nga thế kỉ XIX, tình cảm cá nhân, quyền được lựa
chọn cuộc sống cho mình, khơng cịn là vấn đề của mỗi gia đình mỗi người mà là vấn đề chung
đặt ra cho xã hội.
Nếu như tác phẩm được biết đến nhiều từ tên tuổi của Lev Tolstoy, thì sau khi được tiếp nhận
trong một q trình hồn chỉnh, tác phẩm đã có một đời sống và sự vận động của riêng mình. Kết

cấu đặc biệt, những chi tiết được quan sát, lựa chọn tỉ mỉ để đưa vào tác phẩm, đặc biệt là khả
năng khám phá tâm hồn con người của Lev Tolstoy đã được vận dụng sâu sắc trong tác phẩm,
khiến tác phẩm trở thành đỉnh cao của văn chương hiện thực Nga. Giá trị của tác phẩm không chỉ
nằm ở tên tuổi của người khai sinh ra nó, mà cịn được chứng minh thơng qua sức sống nội tại
của mình, cuốn tiểu thuyết như là một bản thể nghệ thuật đã vươn đến đỉnh cao trong quá trình
phát triển của nó.


3. Từ sự phản ánh hiện thực trong tiểu thuyết Anna Karenina đến mạch ngầm tư tưởng của
Lev Tolstoy
3.1.  Sự phản ánh hiện thực trong tiểu thuyết Anna Karenina
3.1.1. Từ hiện thực xã hội Nga…
Tolstoy thơng qua tác phẩm của mình, ln tìm cách thể hiện hiện thực xã hội Nga mà ông đang
sống. Matthew Arnold đã bình luận rằng: “Tác phẩm của Tolstoy khơng chỉ là nghệ thuật, mà là
một phần cuộc sống”. Tương tự với ý kiến này, Isaak Babel đã nói: “Nếu thế giới có thể tự thể
hiện mình dưới ngịi bút, nó sẽ giống với tác phẩm của Tolstoy”. Hiện thực trong sáng tác của
Tolstoy luôn sống động, tươi mới, bởi đó cũng chính là cuộc sống thực tại được phản chiếu vào
tác phẩm của ông. Anna Karenina – tác phẩm hiện thực xuất sắc của Tolstoy, đã phơi bày bộ mặt
xã hội Nga với tất cả những gì đang diễn ra trong nó. Nước Nga trong những năm sau cải cách
hiện ra trong tác phẩm với đầy đủ những quan hệ cơ bản và phức tạp. Tolstoy bày ra trước mắt
chúng ta những nhân vật đại diện cho các lực lượng xã hội tiêu biểu: quý tộc quan lại đang tư sản
hoá, quý tộc thất thế, quý tộc tự do chủ nghĩa, quý tộc bảo thủ, những con buôn, thực lợi, những
người trí thức tư sản và tầng lớp nhân dân chủ yếu là nông dân. Về cơ bản, nhà văn đã phản ánh
đúng q trình suy tàn khơng tránh khỏi của tầng lớp quý tộc: người thì bước vào con đường tư
sản hoá, người  thất thế ăn chơi xa hoa, người thì ra sức học mót từ thế giới tư sản Tây Âu, người
căm giận trật tự xã hội mới và nuối tiếc nước Nga trước cải cách. Đồng thời với sự lung lay của
tầng lớp này là sự lên ngôi, thắng thế của giai cấp tư sản.
Tàn dư chế độ nơng nơ đã nhường bước cho thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản.
Sức mạnh đồng tiền đã phá hỏng nhân phẩm, quan hệ giữa người và người. Khi đọc đến đoạn
hoàng thân Oblonsky - người nối dõi dòng họ Rurits, ngồi đợi hai giờ liền tại phòng chờ của tên

tư sản Do thái Bongarinov để ngửa tay xin việc, ta thấy rõ rằng ông ta đã chôn vùi chút sĩ diện
quý tộc cuối cùng để cúi đầu trước sức mạnh đồng tiền. “Trong gia đình Oblonsky, mọi việc đều
rối bét”. Mọi gia đình khác của Trerbaxki, Karenin, Levin... và cả nông thôn gia trưởng nước
Nga cũng đều trong tình trạng hỗn loạn, vùng vẫy chống chọi lại sự lấn át mạnh mẽ của chủ
nghĩa tư bản, giáng xuống đầu họ như một tai vạ không thể tránh thốt. Quận cơng phu nhân
Trerbaxki lo cho tương lai Kitty; Dolly lo cho gia đình sa sút; Lidia Ivanovna tin vào trị bói
tốn,... Mọi người đều lo sợ, hoang mang trước hiện tại bấp bênh, tương lai mù mịt. Khơng ai
dám nhìn thẳng sự thật, cố tìm qn lãng trong rượu chè, lạc thú, cờ bạc, bói tốn...
Qua hệ thống nhân vật trong Anna Karenina, Lev Tolstoy đã mô tả gần như hồn chỉnh những
thói tật của xã hội thượng lưu Nga lúc bấy giờ. Những trò tiêu khiển xa hoa, vơ vị và có phần
man rợ (như cuộc đua ngựa mà tại đó, con Lao Xao của Vronsky đã gãy xương sống và bỏ
mạng) hay những buổi tiệc hào nhoáng của giới quý tộc mà chủ đề duy nhất để có thể duy trì
cuộc nói chuyện giữa các phu nhân là nói xấu người khác,… Những cuộc ngoại tình, lối sống
đạo đức giả của giới thượng lưu. Những Betxi Tverxcaia, Xapho Stond, Lida Mercalova không
hề hổ thẹn trong nếp sống quen dối trá, mà ngang nhiên đi lại với tình nhân ở ngay giữa nhà
chồng, lấy đó làm thú vui chơi cho cuộc sống rỗng tuếch, bê tha. Lidia Ivanovna bề ngồi có vẻ
trái ngược với lối sống bê tha của Betxi Tverxcaia, nhưng thực chất cuộc sống bên trong bà ta
cũng đầy rẫy những thèm muốn xấu xa, đeo mặt nạ đạo đức, đứng ra gìn giữ phong tục, tín
ngưỡng, biến chúng thành thứ tiết hạnh giả dối, mê tín dị đoan. Vronxki với lối sống địa chủ lai
căng, xa lạ với dân tộc. Chàng là người Nga sống trên đất nước Nga, nhưng chung quanh toàn là
người và vật từ nước ngồi đem vào. Từ máy móc làm ruộng, đồ đạc, sách báo đến cả đồ chơi trẻ
con cũng đều mua ở nước ngoài. Nào ngựa giống Anh, hầu phòng người Pháp, quản lý người
Đức, nhà thương kiểu Mỹ, nói chuyện bằng tiếng Pháp, ăn chơi theo lối Anh. Những người như
Karenin – dạng người quan liêu kiểu mẫu trong cả việc cơng lẫn việc tư, suy tính máy móc và xử


sự bất nhân. Đây là con đẻ của nước Nga chuyên chế, xa rời đời sống, đối địch với nhân dân.
Tuy bề ngồi có vẻ Karenin có quan hệ với rất nhiều người trong giới quý tộc, nhưng kỳ thực
Karenin khơng có lấy một người bạn thân. Ơng sống lẻ loi, co lại, nghi ngờ, khinh bạch. Ông sẵn
sàng làm ngơ trước mối tình của Anna và Vronsky, với điều kiện dễ dàng chỉ cần vợ giữ cho kín

đáo và đừng địi ly dị, miễn sao bề ngồi gìn giữ được danh giá cho ơng, gìn giữ được nếp nhà và
luật lệ nhà vua cùng lời răn tôn giáo. Như vậy, xã hội và những con người trong xã hội đó đã
giúp cho những kẻ bịp bợm như Lăngđơ có đất sống. Tên thầy bói và những trị bói tốn ngớ
ngẩn, dị đoan này lại là những nhân tố quyết định những vấn đề quan trọng (như việc gạt bỏ việc
xin ly hôn của Anna trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Điều này đã đẩy nàng đến gần với cái chết
hơn).
3.1.2.…đến hiện thực tâm hồn
Với chủ đề gia đình và tình yêu cá nhân - cùng những bi kịch của nó, Tolstoy đã phát huy tối đa
khả năng quan sát thế giới nội tâm nhân vật. Lev Tolstoy nghiên cứu rất kỹ và nắm chắc mọi quy
luật phát triển tâm lý nhân vật. Để làm nổi bật tính cách các nhân vật một cách khách quan, nhà
văn thường dùng phép so sánh và đối chiếu. Ví dụ, ơng khơng vạch thẳng thói xấu Vronsky mà
đem vị hồng thân nước ngồi ra đối chiếu để làm hiển lộ những thói xấu đó. Tính cách vui vẻ
u đời của Kitty khi đặt cạnh bên vẻ cằn cỗi, đơn điệu của Varenca làm nổi bật sự tương phản
và khắc họa sâu hơn tính cách riêng của mỗi người. Trái ngược với Levin thuần khiết là cả một
loạt người đủ màu vẻ: Oblonsky với thói quen hưởng thụ lạc thú, Pet'rixki thích bừa bãi và rất
nhiều người khác nữa, những kẻ sống trụy lạc ở thành phố, tất cả họp lại thành cái nền trên đó
nổi bật phẩm chất đạo đức của Levin với lối sống lành mạnh, giản dị ở thôn quê.
Lev Tolstoy khám phá nhân vật này trong sự soi chiếu và cảm nhận của nhân vật khác. Tính cách
của Karenin hiện lên thơng qua cảm nhận của Anna: “Lịng háo danh, mong ước được thành đạt
trong tâm hồn ông ta chỉ có thế, cịn như những quan niệm cao thượng, lịng u học vấn, tơn
giáo, tất cả những cái đó, chỉ là phương tiện giúp sao cho thành đạt”. Đời sống của Karenin
theo lời Anna nhận xét là quen “nuôi sống bằng sự dối trá”. Sự dối trá này bộc lộ rõ nhất khi
Karenin biết được sự thật về mối quan hệ giữa Anna và Vronsky. Ông muốn che giấu tất cả, thừa
nhận sự dối trá để bảo toàn thể diện của mình. Tâm hồn Karenin được miêu tả sinh động từ nhiều
mặt, đôi lúc gợi ra một sự đáng thương. Có những lúc Karenin đã sống thành thực, đã yêu và đau
khổ đến nói nhịu và líu lưỡi. Ơng cũng có lúc vị tha, đã sống theo triết lý tha thứ cho kẻ thù.
Nhưng những giây phút lóe sáng như vậy trong tâm hồn Karenin cũng nhanh chóng tắt đi. Về
sau, chính ơng đã cảm thấy rất hổ thẹn và hối tiếc về những hành động cao thượng của mình đối
với Anna. Trong con người Karenin, có một sự giằng co giữa tiếng nói lương tri và thói quen
sinh hoạt giả dối, tàn nhẫn của xã hội thượng lưu. Tolstoy gọi đó là sự giằng co giữa sức mạnh

tinh thần tốt và sức mạnh thô bạo. Cuối cùng, sức mạnh thơ bạo đã hồn tồn chi phối hành động
và cuộc sống của Karenin. Qua Karenin, ta thấy bản chất giả dối và nhẫn tâm không chỉ xuất
phát từ tự thân nhân vật, mà còn là sự hội tụ, phản chiếu và là kết quả của q trình hịa nhập của
nhân vật với xã hội của anh ta.
Diễn tiến tình yêu của Anna với Vronsky được nhà văn mô tả hợp lý và từ tốn. Thoạt đầu,
Vronsky cũng chỉ xem mối quan hệ với Anna là trò tiêu khiển đang được thịnh hành trong giới
quý phái. Nhưng sau đó, chàng đã thật lịng u, khơng nghe theo lời khun xấu xa của mẹ và
anh. Quá trình tan vỡ của mối tình Anna – Vronsky cũng diễn biến một cách thuyết phục.
Vronsky hối hận vì yêu Anna mà mất cả tự do, nhưng vẫn giấu nỗi bực mình dưới lời lẽ dịu
dàng, lịch sự. Đối với chàng, tình u cịn mang màu sắc chiến thắng và khi hư vinh đó giảm dần
thì chàng bắt đầu chán. Anna thèm muốn hạnh phúc thật sự. Nàng u tha thiết vì mong đó là
con đường thốt khỏi mọi trói buộc giả dối, độc ác của giới thượng lưu. Nhưng Vronxki không


phải là người có thể đánh giá đúng mong ước đó. Những cơn ghen tng của Anna thật vơ lý
nhưng lại hồn tồn có thể hiểu được. Chúng càng làm trầm trọng thêm mối bất hòa giữa nàng và
Vronsky. Ngay cả khi họ làm lành với nhau sau những cuộc ghen tuông giận hờn, những chi tiết
nhỏ nhặt nhà văn đưa ra cũng cho thấy dấu hiệu quan hệ của họ là vô hy vọng. Khi Anna hứa sẽ
viết thư cho chồng xin ly dị và quyết đi theo Vronsky đến Moskva để không phải phân ly với
chàng, Vronsky mỉm cười âu yếm đáp lại rằng cũng không mong muốn gì hơn là khơng phải xa
nàng, thì lúc đó “chính cái nhìn lạnh lùng, hằn học của con người bị hành tội đến phát cáu lại
long lên trong mắt chàng”. Con mắt nhận xét chăm chú và sắc sảo của nhà văn nhìn bao quát và
thấu suốt mọi sự vật, từ việc lớn mà đơi mắt bình thường khơng hiểu nổi đến cái vụn vặt một
người lơ đễnh thường bỏ qua; tất cả cái đó giúp nhà văn miêu tả tâm hồn con người với mọi vẻ
sâu sắc, cụ thể và bất ngờ nhất.
3.2. Nhà tư tưởng Lev Tolstoy
3.2.1. Tư tưởng gia đình
Tolstoy từ lâu đã quan tâm đến ý tưởng về  gia đình. Nhà  văn tin rằng “nịi giống lồi người
phát triển thơng qua gia đình”, gia đình chính là nhân tố đảm bảo sự trường tồn của loài giống
con người. Gia đình như là thành quả của và sự hiện thực hóa nối tiếp của tình u. Và cuối

cùng, gia đình như là hậu thuẫn, bệ đỡ cho sự phát triển của con người. Những quan niệm này đã
được vạch ra bằng những nét chấm phá trong Chiến tranh và hịa bình, hội tụ trong cuộc hơn
nhân của vợ chồng của Pier Bezukhov và Natasha Rostova. Tiểu thuyết  Anna Kareninachính  là
sự  tiếp tục triển khai ý tưởng về gia đình của Tolstoy. Ban đầu nhà văn đặt tên cho tác phẩm
là Hai đám cưới  (Dva braka – Hai cuộc hôn nhân). Tiểu thuyết được xây dựng trên sự phát triển
song song của hai tuyến quan hệ  tình u và hơn nhân: một là Levin  – Kitty và hai là Vronsky 
– Karenin – Anna. Chuyện tình Levin  - Kitty chiếm phần lớn tiểu thuyết. Đó là mơ hình hồn
chỉnh hơn về cuộc hơn nhân lý tưởng mà ơng đã phác họa trong Chiến tranh và hịa
bình.Konstantin Levin và Kitty Sherbatskaja trong Anna Karenina có thể được xem là những hóa
thể của hai nhân vật trên. Rõ ràng cả hai cặp nhân vật này đều khẳng định một tư tưởng tâm
huyết của tác giả: gia đình là cái đích, là bến bờ của tình yêu; tình yêu cập cái bến bờ ấy để bắt rễ
vào đất và đơm hoa kết trái, thực hiện thiên chức mn đời của mình: sinh dưỡng hậu thế, bảo
đảm sự tái sản xuất của giống nòi. Natasha Rostova từ một thiếu nữ sinh ra trong nhung lụa, có
sức hấp dẫn khỏe khoắn, tươi vui trở thành “một con cái sung sức, đẹp và mắn con”, ni con
bằng sữa của mình và hồn nhiên khoe những chiếc tã lốm đốm vết xanh vàng của chúng.
 Qua nhân vật này, Tolstoy khẳng định quan niệm của mình về sứ mệnh đích thực của người phụ
nữ. Theo ơng, người vợ tốt và người mẹ tốt và linh hồn của tổ ấm. Tư tưởng này được Tolstoy
suốt đời bảo lưu. Kitty Cherbatskaja, cũng như Natasha Rostova thấu triệt cái thiên chức ấy,
sung sướng thực hiện nó, thỏa mãn với nó và vì nó mà hy sinh những năng lực và sở thích khác
của mình, tự hạn chế mơi trường hoạt động của mình, tự đặt ranh giới cho sự phát triển con
người của mình.
Levin trước hết là một điền chủ trực tiếp canh tác đất, sống bằng đời sống của nhà nơng. Vụng
về và xa lạ trong những phịng khách quý tộc, Levin cảm thấy mình như cá trong nước giữa
ruộng đồng, bên cạnh những người mugic cày bừa, cắt cỏ, gặt lúa, và cái hạnh phúc gia đình của
chàng, sự sinh con và nuôi con được khắc vẽ với những chi tiết rất tỉ mỉ. Nếu như Vronsky nhìn
nhận về hơn nhân một cách hời hợt, Karenin xemm đó như một cơng việc, thì trái lại, Levin xem
đó là hành động nghiêm chỉnh, chung thân đại sự. Còn Anna Karenina vì theo đuổi hạnh phúc cá
nhân đã phá vỡ tổ ấm gia đình, chối bỏ nghĩa vụ người vợ và người mẹ của mình để khi thất
vọng thì tự kết liễu cuộc đời mình. Tác giả đặt ra một vịng xoay giữa các nhân vật, với khởi đầu
là sự đau khổ của Levin khi bị Kitty khước từ lời cầu hơn. Sau đó, chính Kitty lại phải hứng chịu



những đau đớn khi Vronsky – người công khai tán tỉnh nàng – rời bỏ nàng để theo đuổi Anna –
một người phụ nữ đã có chồng. Anna từ bỏ gia đình, kể cả con trai mà nàng hết mực thương yêu,
để bước vào mối tình với Vronsky. Đến điểm dừng cuối cùng, Tolstoy đã xoay chuyển câu
chuyện theo hướng ngược lại. Những đau khổ mà Levin và Kitty phải chịu đựng ban đầu, đã
được bù đắp bởi sự ra đời của đứa con trai. Cịn về phía Anna, những hạnh phúc ban đầu nàng
theo đuổi đều đã vỡ nát, nàng rơi vào cơn tuyệt vọng và tìm đến cái chết. Qua hai tuyến nhân vật
này, Lev Tolstoy một lần nữa đề cao vai trị của gia đình trong việc nâng đỡ con người.
3.2.2.Vấn đề phụ nữ
Trong Anna Karenina (phần IV chương 10), Tolstoy đã tái tạo lại khơng khí của cuộc tranh luận
về vấn đề giải phóng phụ nữ đã được giới truyền thơng đề ra trước đó. Có hai luồng ý kiến: một
chủ trương cần gắn vấn đề giải phóng phụ nữ với việc giáo dục phụ nữ, “người phụ nữ bị mất hết
quyền lợi vì khơng có học thức đầy đủ và sự thiếu học đó xuất phát từ chỗ khơng có quyền lợi”;
luồng ý kiến thứ hai phản bác lại điều này, cho rằng phụ nữ không cần trở thành luật sư, thẩm
phán... cũng như đàn ông không cần đòi hỏi quyền cho con bú. Thái độ của Tolstoy khá phức
tạp: rõ ràng nhà văn gần gũi với ý kiến thứ hai hơn. Quan điểm này của nhà văn thể hiện qua
nhân vật Natasha: trước khi lấy chồng, Natasha là một cơ gái nhỏ nhắn linh hoạt, thích làm đẹp,
thích hát, nhưng từ khi trở thành vợ của Pierre đã trở thành “một con mái khoẻ mạnh và mắn
con”, nàng tự đặt mình vào vị trí kẻ nơ lệ của chồng con. Đó chính là hình ảnh lý tưởng theo
quan niệm của Tolstoy về người phụ nữ.[1]
Anna Karenina là một nhân vật vô cùng đặc biệt của Tolstoy. Chuyện tình giữa nàng và Vronsky
là cái mới mẻ chưa từng có trong các sáng tác trước của nhà văn. Anna và những khát vọng có
tính nổi loạn mà nàng là hiện thân là một sự  bùng nổ  trong thế  giới vốn bình lặng của Tolstoy.
Chuyện tình Anna với Vronsky đi ngược lại quan niệm đạo đức của nhà văn, và Anna cũng
khơng phải là hình mẫu lý tưởng được Lev Tolstoy đề cao. Ý định đầu tiên của nhà văn là phải
phê phán nghiêm khắc người đàn bà bội bạc đã phá hoại nền móng gia đình. Nhưng vì địi hỏi
hiện thực và chống lại trật tự phong kiến, nhà văn thẳng thắn đã buộc phải thay đổi thái độ với
nhân vật chính trong q trình sáng tác: cuối cùng ơng đã bào chữa cho Anna, nạn nhân của sự
đè nén, trói buộc lạc hậu.

Cùng với Trernưsevxki ,Turghenev, Necraxov, tác giả của Anna Karenina cũng góp một cái nhìn
về vấn đề phụ nữ - những người vốn bị áp bức tàn nhẫn nhất. Trernưsevxki cho rằng việc giải
phóng phụ nữ khơng phải chỉ ở mặt tình u, mà cịn ở trên nhiều khía cạnh khác: đàn bà phải
ngang hàng với đàn ông về mọi cơng việc xã hội, có quyền lao động hữu ích, hưởng thụ vật chất
và chỉ có độc lập về kinh tế như vậy mới có tự do về tinh thần. Còn Lev Tolstoy lại đánh giá cao
vai trò người đàn bà trong gia đình. Thái độ đó được thể hiện trong Anna Karenina, với các nhân
vật Dolly, Kitty.
Qua nhân vật Anna, Lev Tolstoy cũng để chuyển tải một số vấn đề phụ nữ. Trước hết, dù Anna
là một phụ nữ danh giá, có học thức, lại xinh đẹp, quyến rũ, nhưng nàng khơng có quyền tự chủ
đối với chính bản thân nàng. Anna lấy Karenin khơng phải vì tình u, mà chỉ do sự sắp đặt của
bà cơ đã tìm được cho mình một ơng cháu rể mơn đăng hộ đối, đủ tiền tài danh vọng. Cuộc sống
hôn nhân của Anna tuy ngoài mặt yên ổn nhưng buồn tẻ, sang trọng nhưng u uất. Thực ra,
Karenin không hề đem hạnh phúc đến cho người vợ xinh đẹp, hồn hậu, thậm chí cịn chà đạp lên
sức sống tự nhiên ở nàng. Và đã đến lúc tính cách chân thực, sự cuồng nhiệt, khao khát được
yêu, được sống tự do của Anna khơng thể kìm hãm nữa và chỉ cần thống gặp Vronsky, một
người trái ngược hẳn với chồng, là nàng lập tức lao đầu vào tình yêu, như thiêu thân mê ánh lửa,
khơng tính tốn, mặc kệ cả lễ giáo và dư luận xã hội thượng lưu. Anna yêu say đắm, công khai,
như để trả thù chồng, đền bù lại tất cả đè nén tình cảm, yêu thương giả dối mà nàng phải chịu


đựng trong cuộc hôn nhân bế tắc. Tấn bi kịch cũng bắt đầu từ đấy: nàng muốn tự do và thẳng
thắn yêu, nhưng vấp phải trở ngại lớn là Karenin và xã hội thượng lưu; nàng rất ghét giả dối
nhưng rồi buộc phải giam mình vào vịng dối trá. Trong Anna Karenina, dường như chỉ có hai
lựa chọn dành cho phụ nữ: một là kết hôn và làm mẹ như Kitty, hai là từ bỏ gia đình và đi đến
kết cục bi thảm như Anna. Bởi vậy, những người phụ nữ của gia đình như nhân vật Dolly kiệt
sức vì sinh nở nhiều lần, vì hàng ngày vật lộn để lo ăn, lo mặc cho các con, bị chồng phản bội
nhưng vẫn phải nhẫn nhịn chịu đựng, cố gắng giữ cuộc hơn nhân, khơng dám phá bỏ nó.
Tình cảnh của Anna được bộc lộ bi đát dưới ngòi bút của Tolstoy. Trong tiếng Nga, “Karenina”
có nghĩa là của Karenin. Trong văn bản, tên gọi Karenina của nàng cũng chỉ xuất hiện sau khi
giữa nàng và Vronsky nảy sinh tình yêu, làm cho tình trạng của nàng càng trở nên bi kịch hơn.

Ngoài ra, Lev Tolstoy cũng gợi cho chúng ta về một sự bất bình đẳng giới. Ngồi câu chuyện
ngoại tình của Anna, cuốn tiểu thuyết còn nhắc đến những mối quan hệ ngồi hơn nhân của
Oblonsky (ngay từ chương mở đầu tác phẩm). Nhưng thái độ của xã hội đối với hai trường hợp
này là khác nhau. Trong khi Anna hy sinh rất nhiều để có được tình u, thì Oblonsky ngoại tình
vì sự ham thích hưởng lạc và thỏa mãn dục vọng. Thế nhưng cả giới thượng lưu lên án Anna, cô
lập nàng và dần đẩy nàng đến cái chết ở cuối tác phẩm, thì việc ngoại tình của Oblonsky được
nhìn nhận với thái độ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, chỉ với cơn hờn giận của Dolly và thái độ không
đồng tình của Levin.
Như đã nói ở phần Tư tưởng gia đình, Tolstoy đặc biệt xem trọng thiên chức làm mẹ của phụ nữ.
Trong các tác phẩm của mình, Tolstoy đã dành những trang mô tả ấn tượng về các cuộc vượt cạn
đầy nguy nan, lúc người phụ nữ cận kề cái chết để tạo ra sự sống mới, thông qua cái nhìn của
những người đàn ơng. Trong Anna Karenina, Vronsky tự tử khơng thành sau cơn nguy kịch vì
sinh nở của Anna. Cuộc lâm bồn của Kitty cũng tác động mạnh đến Levin, khiến chàng ln có
nhu cầu thanh minh dẫu được chính vợ an ủi rằng chàng khơng có lỗi…Đối với Tolstoy, mọi vấn
đề về phụ nữ, dù hạnh phúc hay bất hạnh, đều liên quan đến gia đình, đến hơn nhân. Vừa khơng
muốn phụ nữ bước ra ngồi xã hội đảm nhận các công việc như nam giới, nhà văn vừa cảm nhận
sự bất cơng khi họ hồn tồn bị trói buộc bởi gia đình.
Tổng kết
Lev Tolstoy là một nhà văn hiện thực vĩ đại của Nga thế kỷ XIX. Các sáng tác của ông thể hiện
một tâm hồn trăn trở của một văn hào, một nhà tư tưởng cả đời đi tìm chân lý để cải biến xã
hội. Anna Karenina là một thành công lớn của Tolstoy, và trở thành một trong những kiệt tác của
văn chương hiện thực. Trong tiểu thuyết Anna Karenina, sự quan sát sâu sắc cuộc sống đã giúp
Tolstoy thể hiện đúng đắn những bản chất của xã hội đương thời, đồng thời cũng thể hiện một
khả năng tinh tế trong việc nắm bắt những trạng thái tế vi nhất trong tâm hồn con người. Từ tiểu
thuyết này, tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề của xã hội, mà chính tác giả cũng phải khó khăn để
giải quyết. Nhà văn Đức Henric Man đã viết: “Khi Tolstoy vô song viết Anna Karenina, chính
ơng cũng chưa hiểu rằng cái xã hội được nhìn thấu suốt như thế thì khơng thể nào cịn có thể tiếp
tục lâu dài hơn được nữa”. Thông qua văn bản, tác giả cũng thể hiện tư tưởng của chính mình,
trong đó nổi bật là tư tưởng về gia đình và cái nhìn của ơng về vấn đề phụ nữ.
2. Truyện ngắn Sêkhốp

Chỉ hoạt động văn học trong ngót một phần tư thế kỷ mà lại phải chống chọi với bệnh tật trong
hàng chục năm, Antôn Paplôvich Sêkhốp (1860-1904) đã trở thành nhà cách tân nghệ thuật kịch
và bậc thầy truyện ngắn của Nga và thế giới. Hơn trăm năm qua, bạn đọc toàn cầu vẫn nồng
nhiệt đón đọc truyện ngắn của ơng. Vậy bí mật nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn lâu bền của
các truyện ngắn Sêkhốp?


Sêkhốp khơng được giới phê bình am hiểu, nhất là thời kỳ đầu. Bởi vậy năm 1888 nhà văn phàn
nàn về “sự hồn tồn thiếu vắng phê bình”. Một vài nhà phê bình trách Sêkhốp “coi thường
trường phái văn học và những mẫu mực văn học của các uy tín lớn”, “bất kỳ chi tiết nào cũng
chiếm bao nhiêu chỗ tuỳ thích”, “khơng nghiền ngẫm về hình thức các tác phẩm của mình”,
“chìm vào hàng đống cái vơ ích” trong những truyện như Thảo nguyên, Câu chuyện tẻ nhạt, bạ
đâu viết đây. Nhà phê bình nổi tiếng N. Mikhailơpxki viết: “Ông Sêkhốp (...) dạo chơi bên cuộc
đời và khi đi dạo ơng túm lấy khi thì cái này khi thì cái kia”, “bất kỳ cái gì lọt vào mắt, ơng đều
mô tả “bằng máu lạnh” như nhau”. Cũng như một số người, lúc đầu Mikhailôpxki coi Sêkhốp là
ca sĩ của “những con người cau có” (Những con người cau có là nhan đề tuyển tập truyện ngắn
của Sêkhốp in năm 1889) “nhà văn phi tư tưởng”, “lý tưởng hoá sự thiếu lý tưởng”[1]. Tuy nhiên
về sau cách đánh giá của Mikhailơpxki có khác. Ơng khen ngợi Câu chuyện tẻ nhạt “buồn nhớ lý
tưởng”, Phịng số 6 và Người trong bao.
Nói cho cơng bằng, một số nhà phê bình đã cơng nhận tầm vóc của nhà văn: “ơng Sêkhốp là tài
năng nghệ thuật lớn” (1889), “trong số các đại biểu còn sống của thể loại châm biếm ở nước ta
thì A.P.Sêkhơp là vĩ đại nhất, tài năng đẹp đẽ và mãnh liệt của ông là niềm kiêu hãnh của nước
Nga”. (1893)[2]
Nhà văn lão thành Đ.V.Grigơrơvich (1822-1899) đã hân hoan chào đón Sêkhôp trong bức thư
nồng nhiệt khiến nhà văn trẻ mới 26 tuổi vô cùng xúc động. Grigôrôvich phát hiện tài năng
Sêkhốp qua “khả năng phân tích nội tâm rất sâu, tài tả cảnh điêu luyện (...), khả năng tạo hình...”
và chân tình khuyên Sêkhốp “phải biết quý trọng tài năng” hiếm hoi của mình. Sêkhơp coi
Grigơrơvich là “người thức tỉnh”, giúp mình nghiêm chỉnh tiếp tục sự nghiệp văn chương bởi vì
“cho đến nay tơi đã coi cơng việc viết văn của mình là một việc hời hợt, qua quýt, vơ tích sự. Tơi
chưa viết một truyện ngắn nào mất quá một ngày đêm”[3]. Có thể nói năm 1886 là cột mốc quan

trọng trong đời văn Sêkhốp.
Hầu như tất cả các nhà văn đàn anh nổi tiếng đương thời đều đánh giá cao tài năng và quý mến
Sêkhốp. Đó là L.Tônxtôi, N.X.Lexcôp, V.G.Kôrôlencô. Sêkhôp gọi L.Tônxtôi là “người khổng
lồ, thần Giupite” và khẳng định “trên đời này tôi không yêu ai hơn Tơnxtơi”. Sêkhơp có dịp gặp
gỡ Tơnxtơi ở Krưm nhiều lần.
M.Gorki cho biết Tônxtôi “rất yêu Sêkhốp” và từng nói với Sêkhốp: “anh thì đặc Nga! Phải rất
Nga, rất Nga”. Điều lạ là Tơnxtơi khơng thích kịch Sêkhốp. Cịn truyện ngắn Sêkhốp thì Tơnxtơi
rất thích và đọc đi đọc lại nhiều lần (đặc biệt thích Đusesca mà ơng đã biên tập lại) chọn xuất bản
một số. Ông coi Sêkhốp là “người vơ thần hồn tồn nhưng đơn hậu”. Tơnxtơi viết trong thư
năm 1895: “Sêkhốp ở chơi nhà ta và ba thích anh ấy. Anh ấy rất có tài và trái tim anh chắc hẳn
phải đôn hậu, nhưng cho đến nay anh vẫn chưa có quan điểm xác định”. Ai nghĩ khác Tônxtôi
đều bị ông coi là tư tưởng bấp bênh như thế. Tônxtôi đánh giá rất cao cống hiến của Sêkhốp cho
văn học Nga: “Cũng như Puskin, anh đã đẩy hình thức tiến lên phía trước” (Nhật ký ngày 3
tháng 9 năm 1903. Ơng coi Sêkhơp là “nghệ sĩ – nhà thơ chân chính”[4].
Có một sự kiện tiếp nhận văn học đầy ý nghĩa: Tônxtôi coi Đusesca của Sêkhốp là “truyện ngắn
mê hồn” khiến ông rơi lệ khi đọc nhưng theo ông hiệu quả của truyện này trái ngược ý đồ của tác
giả, Sêkhốp định phê phán nữ nhân vật nhưng Tônxtôi coi đây là mẫu phụ nữ lý tưởng. Năm
1905 Tôxtôi cho in Đusesca và viết lời bạt ca ngợi.
Các nhà văn cùng thời như V.M.Garsin (1855-1888), M.Gorki cũng rất khâm phục tài năng
Sêkhốp. Garsin coi tác giả Thảo nguyên là “nhà văn mới hạng nhất”[5]. Gorki viết trong thư gửi
Sêkhốp năm 1898: “Tài năng của ông thật là vĩ đại (…) Người ta khen ông rất nhiều, thế nhưng


lại chưa đánh giá ơng đúng mức và hình như hiểu ơng rất ít”[6], “trong văn học Nga chưa có nhà
viết truyện ngắn nào giống như ơng, cịn giờ đây ở nước ta ông là gương mặt vĩ đại sáng giá
nhất. Môpatxăng rất hay và tôi rất yêu ông ấy, nhưng tơi thích ơng hơn (…) Ơng là một tài năng
mãnh liệt”[7]. Gorki ca ngợi nhiều truyện ngắn tuyệt vời của Sêkhốp, coi ông là “một con người
lớn lao, thông minh” mong muốn dùng văn chương thức tỉnh mọi người đang kéo lê cuộc sống
tồi tệ và buồn tẻ. Gorki dành riêng một bài nói về Trong khe núi của Sêkhốp mà ông coi là một
truyện ngắn hay, lời chật ý rộng. Trong bài này Gorki đã nêu nhiều nhận xét rất sắc sảo, tinh tế

về nghệ thuật truyện ngắn Sêkhốp.
Liên Xô đã in nhiều tư liệu quý về A.Sêkhốp như 3 tập Thư từ trao đổi giữa vợ chồng Sêkhốp
(1934-1936), Toàn tập 20 tập (1944-1951), Biên niên sử về cuộc đời và sáng tác (1955), Di sản
văn học Tập 68 (1960). Trong nửa đầu thế kỷ XX các nhà nghiên cứu Xô viết thiên về tiếp cận
xã hội học khi tìm hiểu sáng tác Sêkhốp. Từ nửa sau thế kỷ, tiếp cận thi pháp học mới được chú
ý. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Thi pháp Sêkhốp (1971) của A.P.Truđacốp, một cơng
trình nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc. Tuy không tán thành một số luận điểm cơ bản của
Truđacốp nhưng chúng tôi vẫn đánh giá rất cao công trình của ơng vì nguồn tư liệu q, cách đặt
vấn đề khá lý thú và sức gợi ý khoa học rất bổ ích.
Ở ta cho đến nay chưa có chun luận về sáng tác của Sêkhốp và tiếp cận thi pháp học đối với
truyện ngắn của ông cũng mới chập chững bước đầu.
Trở lại vấn đề đã nêu, đâu là cái mới trong truyện ngắn Sêkhốp?
Sêkhốp khiêm tốn nói “Tơi là nhà phê bình tồi” khơng biết diễn tả ý kiến phê phán của mình.
Thực ra Sêkhốp có những quan điểm rất sắc sảo, rành mạch về văn học. Sêkhốp từng coi các nhà
phê bình là dân ăn bám cịn phê bình là ruồi trâu quấy rầy ngựa cầy. Lại có lúc ơng cho rằng
“Thà phê bình tồi cịn hơn là khơng có…”. Theo ơng, điều quan trọng trong phê bình khơng chỉ
là “những quan điểm nhất định, xác tín, thế giới quan mà còn phải chú trọng tới phương pháp vì
phương pháp tạo ra một nửa tài năng”. Ơng trách các nhà phê bình xu nịnh, hèn nhát vì “họ sợ cả
khen lẫn chê và quay tròn ở một quãng giữa lập lờ thảm hại”. Từ năm 28 tuổi, năm 1888, Sêkhốp
đã nâng “phương pháp khoa học” trong phê bình lên thành “triết học sáng tạo”. Theo ơng, “có
thể tập hợp tất cả những gì ưu tú do các nghệ sĩ sáng tạo ra trong mọi thời đại và vận dụng
phương pháp khoa học nắm bắt cái chung làm cho chúng giống nhau và quyết định giá trị của
chúng. Cái chung đó chính là quy luật. Ở những tác phẩm mà người ta coi là bất tử có nhiều cái
chung; nếu như từ mỗi tác phẩm ta vứt bỏ cái chung đó đi thì tác phẩm mất giá trị và sự hấp dẫn.
Nghĩa là cái chung đó có tính tất yếu, tạo ra conditio sine qua non (điều kiện tiên quyết) của mỗi
tác giả, tác phẩm muốn được bất tử.”[8].
Vậy cái chung nào làm nên sự bất tử của truyện ngắn Sêkhốp?
Puskin khẳng định trong một bức thư: “Thiên tài chỉ liếc mắt là phát hiện ra sự thật, mà sự thật
mạnh hơn nhà vua, kinh thánh nói vậy”[9]. Đôxtôiepxki quả quyết: “Sự thật cao hơn Nêcraxôp,
cao hơn Puskin, cao hơn nhân dân, cao hơn nước Nga, cao hơn tất cả, bởi vậy cần phải mong

ước độc có sự thật và đi tìm nó, bất chấp tất cả những lợi lộc mà chúng ta có thể bị mất vì nó và
thậm chí bất chấp tất cả mọi truy nã và săn lùng mà chúng ta có thể phải chịu đựng vì nó.”[10]
L.Tơnxtơi tâm sự: “Nhân vật chính trong truyện của tôi, nhân vật mà tôi mến yêu với tất cả sức
mạnh tâm hồn, cố gắng dựng lại trong tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật ln ln đã đẹp, đang đẹp
và sẽ đẹp, nhân vật đó là sự thật”. (Xêvaxtôpôn tháng Năm 1855).
Ngay từ năm 27 tuổi, Sêkhốp đã ý thức rất rõ về sứ mạng ngòi bút của mình: “Văn học được coi
là có tính nghệ thuật vì nó vẽ tả cuộc sống như vốn có trong thực tế. Mục tiêu của văn học là sự


thật tuyệt đối và trung thực (…) Đối với các nhà hố học thì trên trái đất khơng có gì bẩn. Nhà
văn cũng phải khách quan như nhà hoá học; anh ta phải từ bỏ tính chủ quan trong đời và biết
rằng những đống phân trong phong cảnh cũng đóng vai trò rất đáng nể, còn các dục vọng xấu xa
cũng gần gũi cuộc sống như các dục vọng tốt lành”. Từ lúc 28 tuổi, ông đã đau đầu trước câu
hỏi: “Tơi viết cho ai và viết để làm gì?”[11].
Như vậy, Sêkhốp nối gót các nhà văn lớn chân chính dũng cảm đi theo con đường khám phá sự
thật, vươn tới cái đẹp gập ghềnh, đầy chơng gai.
Tính chân thực là nét nổi bật mà mọi người nhận thấy trong truyện Sêkhốp. Một người cùng thời
ghi lại lời Tônxtôi: “Sêkhốp và các nhà văn đương thời nói chung phát triển kỹ thuật phi thường
của chủ nghĩa hiện thực. Ở Sêkhôp tất cả đều chân thực đến độ ảo giác, các tác phẩm của anh ấy
gây ấn tượng như một kính vạn hoa”[12]. Năm 1886 N.X.Lexcôp (1831-1895) coi nhà văn trẻ
Sêkhốp là người đi theo “khuynh hướng hiện thực lành mạnh”[13] của L.Tônxtôi, “tài năng văn
học đương thời vĩ đại nhất trên tồn thế giới”. V.G.Kơrơlencơ (1853-1921) viết trong một bức
thư: “tôi nghĩ rằng phẩm chất của Sêkhốp chủ yếu là ở chỗ anh ấy nói chung biết mơ tả một cách
chân thực chứ không phải ở việc lựa chọn đề tài” (1888)[14]. M.Gorki nhận xét: “Tất cả những
con người ấy, kẻ xấu cũng như người tốt, đều sống trong câu chuyện của Sêkhốp đúng như họ
sống trong hiện thực. Trong các truyện ngắn của Sêkhốp khơng hề có một cái gì mà lại khơng có
thật trong cuộc sống. Cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng Sêkhốp chính là ở chỗ ông không
bao giờ tự tiện bịa đặt ra một cái gì, khơng bao giờ mơ tả một cái gì “khơng có trên đời này”, tuy
có thể là tốt đẹp, có thể là đáng mong ước. Ơng khơng bao giờ tơ vẽ cho con người…”[15].
Bản thân Sêkhốp từng coi “tính chủ quan là vật kinh khủng” (1883) và khẳng định rằng: “càng

khách quan ấn tượng càng mãnh liệt hơn” (1892). Ơng đề cao cộng đồng sáng tạo: “khi viết tơi
hồn tồn tin cậy vào bạn đọc vì cho rằng những yếu tố chủ quan còn thiếu, bạn đọc sẽ thêm
vào” (1890)[16].
Vậy Sêkhốp khám phá sự thật gì ở nước Nga cuối thế kỷ XIX mà ông coi là “thời buổi ốm đau”?
Đơxtơiepxki đi tìm con người trong con người, phơi bầy những ung nhọt của đại đô thị trong các
tiểu thuyết phức điệu. L.Tônxtôi nắm bắt con người bên trong qua con người hữu hình và mơ tả
sâu sắc việc chiếm hữu ruộng đất cùng quan hệ địa chủ - nông dân trong các tiểu thuyết tâm lý –
xã hội. Sêkhốp có nói đến ách áp bức tư bản (Một chuyến đi khám bệnh), cảnh nông thôn cùng
khốn (Nông dân, Trong khe núi), tìm đường giải phóng quần chúng bị ỏp bc (Ngụi nh cú cn
gỏc nh, Đời tôi) nhng trung tâm chú ý của ông không phải là quan hệ sản xuất và các vấn đề
kinh tế mà là mong muốn khám phá và mô tả thân phận nô lệ, đầu óc nơ lệ của con người biểu
hiện qua vơ vàn dạng thức. Đó là thói quỵ luỵ trước quyền uy, chức tước (Anh béo và anh gầy,
Lão quản Prisibêep, Con kỳ nhông, Các bà, Vở kịch vui, Người trong bao), thói nơ lệ đồng tiền,
của cải (Mặt nạ, Iơnưts, Vé trúng số, Xalơmơn ném tiền vào lị sưởi và Varlamơp thích tiền trong
Thảo ngun), sự tác oai tác qi của hồn cảnh vơ nhân đạo (Vanca, Nỗi nhớ, Buồn ngủ) sự
khuất phục hoàn cảnh, tâm lý bạc nhược, ngơy biện (Phịng số 6, Người tu sĩ vận đồ đen, Iơnưts).
Sêkhốp mơ tả tình u, hơn nhân và thân phận nô lệ của người phụ nữ trong rất nhiều truyện
(Người đàn bà phù phiếm, Huân chương Anna nhị đẳng, Vơlơđia lớn và Vơlơđia bé, Một chuyện
tình u, Đêm Noel, Câu chuyện của phu nhân N.N, Một chuyện đùa nho nhỏ, Que diêm Thuỵ
Điển, Varơsca, Vận xấu, Chị bếp đi lấy chồng, Người vợ chưa cưới). Nhức nhối chuyện gái điếm
trong Cơn bệnh thần kinh. Có những cơ gái trẻ bị ép dun hoặc vì tiền phải lấy chồng già.
Khơng ai có hạnh phúc: “có tất cả mọi thứ, duy chỉ có tình u là chưa đến” (Người đàn bà có
con chó nhỏ). Con người vẫn chưa được tự do trong tình u và hơn nhân.


Có thể nói thói nơ lệ ngấm sâu và đầu độc người lớn, trẻ em, đàn ơng, đàn bà, trí thức, viên chức,
quân nhân, thương gia, sinh viên, nông dân, “những con người khơng biết kính trọng cái phẩm
giá làm người của mình, đành tâm ngoan ngỗn phục tùng bạo lực, sống như những kẻ nô
lệ”[17]. Sêkhốp muốn giúp con người “chắt lọc, loại bỏ khỏi con người mình từng giọt nơ
lệ.”[18] Gorki nhận xét rất đúng về đầu óc nô lệ trong thế giới nhân vật Sêkhốp: “trước mắt ta

diễu qua cả một chuỗi dài vô tận những kẻ nơ lệ và nơ tỳ của tình u, của sự ngu dại và của thói
lười biếng, của sự tham lam đối với những lạc thú trần gian; đó là những kẻ nô lệ của một nỗi sợ
hãi tối tăm trước cuộc sống, họ quằn quại trong một nỗi lo âu mơ hồ và trút ra những lời lẽ đầu
Ngơ mình Sở về tương lai vì cảm thấy trong hiện tại khơng có chỗ cho mình đứng…”[19].
Sêkhốp thấu hiểu sự phức tạp của con người: “Đúng là thế giới “đầy rẫy bọn nam vô lại và nữ vô
lại”. Bản chất con người khơng hồn thiện, bởi vậy thật kỳ cục nếu chỉ nhìn thấy trên trái đất
những người cơng chính”[20]. Sêkhốp bị xem là ca sĩ của “những người cau có” (tên một tập
truyện ngắn của Ơng. Có người dịch là Những người u ám hoặc Những người rầu rĩ). Xuyên suốt
nhiều tác phẩm của Sêkhốp là sự đối lập quyết liệt giữa vĩ nhân, con người phi thường, siêu nhân
với con người bình thường (Người đàn bà phù phiếm, Tu s vn en, Cõu chuyn t nht, Đức
giám mục). X«lơmơn khơng hám tiền cho rằng mình “giống con người hơn” (Thảo ngun). Ơng
chủ nhà bảo cơ gia sư: “Cơ đi rồi thì khắp nhà này khơng cịn có cái mặt nào ra mặt người nữa”
(Rối ren). Ông bác sĩ già phê phán bà quý tộc: “bà không bao giờ coi những kẻ nghèo hèn là con
người cả” (Nữ hầu tước). Người vợ nhận ra người chồng bình thường mà vĩ đại của mình quá
muộn (Người đàn bà phù phiếm). Vị giáo sư nổi tiếng mong muốn người ta yêu q mình như
“một con người bình thường” chứ khơng phải vì danh tiếng, chức vị, nhãn hiệu bề ngồi (Câu
chuyện tẻ nhạt).
Năm 1888, Sêkhốp viết bài ca ngợi nhà địa chất Nga N.M.Prơgiêvanxki (1839-1888) bỏ mình tại
vùng núi Trung Á khi đi nghiên cứu khoa học: “Trong thời buổi ốm đau của chúng ta, khi mà các
xã hội châu Âu sinh ra lười biếng, sầu đời và mất lòng tin, khi mà ở khắp nơi ngự trị sự kết hợp
kỳ quặc giữa thói chán đời và nỗi sợ chết, khi mà thậm chí những người ưu tú khoanh tay, bào
chữa cho thói lười biếng và truỵ lạc của mình bằng sự thiếu vắng mục đích sống rõ ràng thì các
chiến sĩ đấu tranh quên mình cần thiết như mặt trời”. Sêkhốp ca ngợi: “những con người của
chiến công, niềm tin và mục đích được nhận thức rõ ràng” Nhà văn cho rằng: “Nếu như những
điển hình tích cực do văn học sáng tạo ra là tài liệu giáo dục quý giá thì chính những điển hình
do cuộc sống tạo ra trở thành vô giá”[21].
Nằm ở trung tâm quan niệm nghệ thuật về con người của Sêkhốp là người lao động giản dị,
trung thực, thuộc đủ ngành nghề. Nhưng cuộc sống thật phức tạp. Ông lão đánh xe Panchêlây
nhận xét: “Những bậc thánh và những người trung hậu tôi gặp cũng đã nhiều, nhưng những
người tội lỗi thì đếm khơng xuể nữa” (Thảo nguyên). Nhân vật đầy thăng trầm với một cuộc đời

vô cùng phức tạp vẫn trân trọng con người: “Số phận tôi thật may mắn biết bao nhiêu, tôi được
gặp toàn những con người tuyệt diệu (…) Trên đời này những người tốt đông hơn người xấu rất
nhiều” (Dọc đường). Anh sinh viên Vaxiliep nghĩ về các cô gái điếm và nhạc công, đầy tớ trong
các nhà chứa: “Tất cả họ đều giống loài vật hơn là loài người, nhưng họ vẫn là con người, ở họ
vẫn có tâm hồn. Cần phải hiểu, sau đó sẽ đánh giá họ” (Cơn bệnh thần kinh). Xôphia Lơvôpna,
23 tuổi, buộc phải lấy ơng chồng hơn tuổi bố mình chua xót thừa nhận: “Tôi là một đứa con gái
ngu muội, hèn hạ, thiển cận đáng bỏ đi…” nhưng vẫn ước ao “làm lại cuộc đời” để trở thành
“con người chân chính” ; “Tơi muốn được làm một người trung thực, trong trắng, không biết đến
lừa dối, sống có mục đích.” (Vơlơđia lớn và Vôlôđia bé). Được gặp nhiều người tốt, anh viên
chức trẻ nghĩ: “Trong cuộc đời, khơng có gì q hơn con người”. (Vêrơsca). Anh hoạ sĩ tâm sự


với người yêu: “Con người phải nhận thức được mình cao hơn những sư tử, hổ báo, ngôi sao, cao
hơn hết thẩy mọi cái trong thiên nhiên, thậm chí phải thấy mình cao hơn cả những điều mình
khơng hiểu và cảm thấy kỳ lạ” (Ngơi nhà có căn gác nhỏ). Nhân vật của Sêkhốp dường như luôn
bị co kéo giữa khơng gian hẹp tù túng (Phịng số 6) và khơng gian bát ngát (Thảo ngun). Nhà
văn hình dung tầm vóc lớn lao của con người: “Con người không phải chỉ cần ba thước đất,
không phải chỉ cần một trang ấp nhỏ mà là tất cả trái đất, tất cả thiên nhiên, trên cả miền đất bao
la ấy con người mới có thể bộc lộ được hết phẩm chất và đặc điểm tinh thần tự do của mình”
(Khóm phúc bồn tử).
Hàng loạt nhân vật của Sêkhốp từ anh sinh viên, thầy giáo trẻ đến vị giáo sư già, ông bác sỹ
bừng tỉnh, đốn ngộ, nhận ra cuộc sống tồi tệ, tẻ nhạt của mình và muối rời bỏ nó (Sinh viên, Ba
năm, Câu chuyện tẻ nhạt, Thày giáo dậy văn, Iônứts. Giáo sư Nicôlai Xtêpanôvich “thấy thiếu
cái mà các ông bạn hiền triết gọi là tư tưởng chủ đạo trong người…” Sêkhốp nói về kết thúc
truyện này trong một bức thư viết năm 1888: “nghiền ngẫm cuộc sống mà thiếu thế giới quan thì
đó khơng phải là cuộc sống mà là gánh nặng, nỗi khủng khiếp”[22].
Người kể chuyện trong Thảo nguyên cảm thấy cảnh vật đều thể hiện rõ “sự toàn thắng của cái
đẹp, của sù trẻ trung, của sức mạnh tràn trề và sự khát khao tha thiết đối với cuộc sống”. Các
nhân vật trong Sinh viên, Trong khe núi đều tin rằng sự thật và cái đẹp tồn tại và sẽ ngù trÞ cuéc
sèng. Sêkhốp đã vẽ chân dung những cô gái trẻ đẹp, đầy sức xuân (Hai vẻ đẹp, Vêrơsca, Iơnưtsơ)

Trong truyện ngắn Sêkhốp khơng chỉ có thời gian hiện tại xám xịt, ngưng đọng trong đó cuộc
đời các nhân vật han rỉ, mịn mỏi, tàn lơi. Càng về cuối đời ông, thời gian tương lai càng rõ nét
trong tác phẩm. Tuy phải chống chọi với bệnh tật, Sêkhốp vẫn lạc quan. Sêkhốp mong muốn
“trong con người mọi cái đều phải đẹp, cả khuôn mặt, áo quần, cả tâm hồn và ý nghĩ” (Kịch Cậu
Vania). Các nhân vật trẻ tuổi vĩnh biệt cuộc sống cũ và chào mừng cuộc sống mới trong vở kịch
nổi tiếng Vườn anh đào. Cụ Naia quyết ra đi tìm kim cuc i mi trong sáng…rộng rãi,
phóng khống” (Ngêi vỵ cha cíi). Trước cảnh đời đen tối, Sêkhốp vẫn vững tin: “Cho dù cái ác
lớn đến đâu thì đêm vẫn cứ lặng lẽ, đẹp đẽ và trên thế gian rộng lớn này sự thật vẫn tồn tại và sẽ
tồn tại cũng lặng lẽ và đẹp đẽ như thế và tất cả trên trái đất chỉ chờ đợi hoà hợp với sự thật như
ánh trăng hồ với bóng đêm” (Trong khe núi).
Tiếng cười và những tấn bi kịch trong truyện ngắn Sêkhốp nẩy sinh từ mâu thuẫn giữa đầu óc nơ
lệ và ước mơ về con người đẹp, cuộc sống tự do.
Sêkhốp đã giành được vị trí xứng đáng cho truyện ngắn trong thời buổi toả sáng tên tuổi
Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi, Turghênhep với các pho tiểu thuyết đồ sộ. Sêkhốp không thực hiện
được ý định viết tiểu thuyết. Một vài truyện khá dài của ông như Thảo nguyên, Câu chuyện tẻ
nhạt, Phòng số 6, Người tu sĩ vận đồ đen… được đánh giá cao. Tuy vậy Sêkhốp vẫn tỉnh táo và
khiêm tốn cho rằng trong Thảo nguyên “mỗi chương riêng rẽ tạo ra một truyện ngắn đặc biệt”,
toàn truyện là “bản liệt kê chi tiết các ấn tượng”, “cuốn bách khoa thư về thảo nguyên” bởi vì:
“tơi cịn chưa biết cách viết các tác phẩm lớn” (Thư 1888)[23].
Sức mạnh của Sêkhốp là do tài viết ngắn. Sêkhốp nói: “Ngắn gọn là chị em của tài năng”, “tơi
biết nói ngắn về những cái phải nói dài”, “điều kỳ quặc là giờ đây tôi mê tất cả những gì ngắn
gọn. Dù đọc gì, của mình hay của người, tôi thấy tất cả đều chưa đủ ngắn gọn”, “Chỉ một mình
tơi nổi dậy, chống những sự dài dịng”. Muốn ngắn gọn phải chọn lọc chi tiết. Sêkhốp góp ý
nhận xét truyện của các nữ văn sĩ: “chị chồng chất cả núi chi tiết và quả núi đó đã che lấp mặt
trời”, “phải hi sinh các chi tiết vì cái toàn thể”. Từ năm 28 tuổi, Sêkhốp đã tin rằng “trong các
truyện ngắn thì nói lửng hay hơn là nói đi nói lại…”[24].


Năm 1891, một người cùng thời là I.L.Sêglốp đã hạ một câu khá cực đoan: “Trong một truyện
ngắn nhỏ của Sêkhốp ta cảm nhận được nước Nga nhiều hơn trong tồn bộ tiểu thuyết của

Bơbơrưkin”. Cịn nhà văn Lexcơp khái qt: “khắp nơi là phịng số 6. Đó là nước Nga”[25].
Khi viết Câu chuyện tẻ nhạt Sêkhốp phải luyện cách “truyền đạt thoải mái tư tưởng trong hình
thức tự sự”. Ông nhắc nhở ta chớ đồng nhất nhà văn và nhân vật: “Nếu người ta đưa cà phê ra thì
Anh đừng cố tìm bia trong đó. Nếu tơi đưa tới cho Anh các tư tưởng của vị giáo sư thì hãy tin tơi
và đừng tìm trong đó các tư tưởng của Sêkhốp”[26]. Muốn tăng hiệu quả nghệ thuật của “hình
thức tự sự” ngắn Sêkhốp phải cải tiến từng yếu tố tự sự và cách kết hợp chúng. Ranh giới giữa ba
yếu tố tự sự là kể lại, mô tả và phán đốn gần như khá nhạt nhồ trong truyện ngắn Sêkhốp. Kể
xen với tả, phán đoán nhiều khi được tiềm ẩn dưới bức tranh phong cảnh hoặc chân dung. Tất cả
phải ngắn gọn. Mơ tả giữ vai trị quan trọng trong nghệ thuật tự sự, tạo hiệu quả sự có mặt, tăng
ảo giác như thật, nâng tính biểu cảm. Sêkhốp hé lộ cách viết: “Tôi biết cách viết chỉ dựa theo hồi
ức và không bao giờ tôi viết từ mẫu tự nhiên trực tiếp. Tôi phải làm thế nào để ký ức của tôi lọc
cốt truyện và để cho, cũng như trong máy lọc, trong ký ức tơi chỉ cịn đọng lại cái quan trọng
hoặc điển hình” (Thư 1897)[27]. Nhưng nhà nghiên cứu Xô viết Truđacôp nhận xét ngược hẳn
với điều nhà văn vừa nói. Theo Truđacơp, Sêkhốp tiếp nối truyền thống khơng xây dựng các điển
hình của Puskin và L.Tơnxtơi: “Nhân vật của Sêkhốp về ngun tắc khơng có tính điển
hình”[28], Sêkhốp chú trọng cái cá nhân, ngẫu nhiên. Truđacơp coi truyện Người trong bao có
xây dựng điển hình là không tiêu biểu cho thi pháp Sêkhốp. Theo ý chúng tơi Sêkhốp đã sáng tạo
nhiều điển hình bất hủ trong những truyện ngắn bao quát cả một đời người (Vận xấu, Người đàn
bà phù phiếm, Iônưts, Câu chuyện tẻ nhạt, Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Tu sĩ vận đồ
đen, Phịng số 6). Có nhiều truyện chỉ tả một khoảnh khắc, một quãng đời nhưng đã phát hiện ra
tính cách điển hình của nhân vật: sự vơ cảm trước sắc đẹp và tình yêu của anh viên chức trẻ
(Vêrơsca) sự xa lầy quá sớm vào lối sống tầm thường và sự bừng ngộ của chàng trai 26 tuổi
(Thầy giáo dậy văn).
Truđacơp cũng đối lập hồn tồn với Sêkhốp khi nói về cái ngẫu nhiên. Theo Truđacơp, trong
truyện Sêkhơp “Cái ngẫu nhiên tồn tại bên cạnh cái chủ yếu và cùng với nó như một cái độc lập,
ngang hàng. Cái ngẫu nhiên là bộ phận không tách rời trong bức tranh thế giới của Sêkhốp”[29],
cái ngẫu nhiên là cơ sở của nguyên tắc kết cấu, xây dựng cốt truyện, “nguyên tắc ngẫu nhiên của
miêu tả”[30], Truđacôp coi ngẫu nhiên là dấu hiệu đặc trưng của thi pháp Sêkhốp: “đặc điểm cơ
bản của tự sự Sêkhốp là sự mô tả thế giới xung quanh thông qua ý thức tiếp nhận cụ thể. Đặc
điểm này trực tiếp gắn với nguyên tắc ngẫu nhiên của hệ thống nghệ thuật Sêkhốp” [31].

Nhưng nhân vật của Sêkhốp nghĩ khác. Viên dự thẩm trẻ tuổi về làng quê điều tra một vụ tự tử
và suy nghĩ: “trong cuộc đời này, ngay ở nơi xa xôi, hiu quạnh này, khơng có gì là tình cờ cả, tất
cả đều có chung một ý nghĩa, tất cả đều có chung một mục tiêu thế giới bên trong và để hiểu
được điều đó, chỉ suy nghĩ, luận bàn thơi khơng đủ, mà chắc là cần phải có biệt tài đi sâu vào
nhận biết cuộc sống mà không phải ai cũng có. Và cả “con bệnh thần kinh” bất hạnh tự hại mình
như lời Xtarsencơ đã gọi, cả ơng mõ già suốt đời ngày lại ngày, đi khắp mọi nơi đều sẽ là những
sự tình cờ, những mảnh xé rời của cuộc sống đối với ai coi sự tồn tại của mình là tình cờ, nhưng
lại sẽ là những bộ phận hợp thành của một cơ cấu diệu kỳ, hợp lý đối với những ai coi cuộc đời
mình là một bộ phận của cái toàn thể và hiểu rõ điều đó” (Một chuyến cơng vụ 1898). Có thể nói
suy nghĩ của nhân vật trong truyện ngắn này rất gần với quan điểm của chính Sêkhốp: “Nói
chung hành vi của các nhân vật của Anh thường thiếu lơ gích, ấy vậy mà trong nghệ thuật cũng
như trong cuộc sống chẳng có gì tình cờ cả” (Thư gửi B.A.Xađơpxki, 1904)[32].


Sêkhốp hiểu rõ sự gần gũi và ảnh hưởng qua lại tốt đẹp giữa văn học và khoa học: “Tôi khơng
nghi ngờ gì rằng cơng việc của khoa y học đã có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động văn học của
tơi; các cơng việc đó đã mở rộng đáng kể lĩnh vực quan sát của tôi, làm cho kiến thức của tôi
phong phú, giá trị của các kiến thức đó đối với tơi ra sao, với tư cách một nhà văn, thì chỉ có
chính bác sĩ mới có thể hiểu hết được; các cơng việc đó cũng có ảnh hưởng định hướng và có lẽ,
nhờ gần gũi y học tôi đã tránh được nhiều sai lầm. Sự làm quen với các khoa học tự nhiên, với
phương pháp khoa học luôn luôn giúp tôi cảnh giác và tôi đã cố gắng ở chỗ nào có thể, lưu tâm
tới các dữ liệu khoa học, cịn ở chỗ nào khơng thể thì thà hồn tồn khơng viết gì cả cịn hơn.
Nhân tiện cũng xin lưu ý rằng điều kiện của sáng tạo nghệ thuật khơng phải bao giờ cũng phù
hợp hồn tồn với những dữ liệu khoa học. Không thể miêu tả trên sân khấu cái chết vì thuốc
độc như nó xẩy ra trên thực tế. Nhưng ta vẫn phải cảm thấy sự phù hợp với các dữ liệu khoa học
ngay trong tính ước lệ đó, nghĩa là cần phải làm thế nào để bạn đọc hoặc khán giả hiểu rõ rằng
đây chỉ là ước lệ và họ đang tiếp xúc với một nhà văn hiểu biết. Tôi không thuộc vào số các nhà
văn phủ nhận khoa học, nhưng tôi cũng không muốn thuộc vào số người dùng lý trí của mình để
thâm nhập tất cả” (Thư 1899)[33]. Như vậy nhà văn phải khéo vận dụng, kết hợp cả phương
pháp khoa học và cách sử dụng ước lệ, cả lý trí và linh cảm: “linh cảm của nghệ sĩ đơi khi có giá

trị như trÝ óc nhà bác học, cả hai đều có một mục đích, một bản chất và có lẽ với thời gian, khi
các phương pháp được hoàn thiện, chúng sẽ hoà hợp thành sức mạnh khổng lồ khủng khiếp, khó
hình dung nổi lúc này…”[34].
Giới y học, thầy thuốc, bệnh viện, bệnh tật là đối tượng quan trọng trong thế giới nghệ thuật
Sêkhốp. Ơng miêu tả tài tình diễn biến nhiều căn bệnh phức tạp như tâm thần phân liệt (Phòng số
6, Người tu sĩ vận đồ đen) Nhiều bác sĩ là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn (Người đàn bà
phù phiếm, Hai kẻ thù, Phịng số 6, Iơnưts…) Sêkhốp ln xác định chính xác tuổi của các nhân
vật và đó là cơ sở giúp bạn đọc hình dung ra tâm sinh lý nhân vật. Cách viết ngắn gọn của
Sêkhốp chắc hẳn cũng gắn với phương pháp khoa học của ông.
Sêkhốp bị coi là “ca sĩ của những cái vặt vãnh”, “ca sĩ của đời thường”. Gạt bỏ hàm ý mỉa mai,
chê trách, đó là những cảm nhận đúng, về đặc điểm tự sự Sêkhốp. Công lao của Sêkhốp trong
truyện ngắn cũng như trong kịch là ở chỗ ông đưa nghệ thuật xích gần lại cuộc sống. Ơng từng
nói: “Hãy làm sao cho trên sân khấu tất cả sẽ vừa phức tạp và cũng vừa đơn giản như trong cuộc
sống. Người ta ăn, chỉ ăn thôi, ấy vậy mà trong lúc đó hạnh phúc của họ hình thành và cuộc đời
của họ tan vỡ”[35]. Trong truyện ngắn Sêkhốp không có cuộc sống cơ đọng, căng thẳng, gấp
gáp, tất cả đều bàng bạc, rời rạc, chậm rãi, có cả chi tiết thừa thãi, tình cờ. M.Gorki đã tinh tường
nhận thấy: “Không ai hiểu được một cách rõ ràng và tinh tế cho bằng Antơn Paplơvích cái chất
bi kịch của những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống, trước anh chưa hề có ai vẽ ra được trước
mắt người đời một cách chân xác đến tàn nhẫn như vậy cái cảnh nhục nhã đáng buồn của đời họ
trong cõi hỗn mang tối tăm của cuộc sống trưởng giả hàng ngày”[36].
Sêkhốp chủ trương “cốt truyện càng đơn giản càng tốt”[37] Ơng khơng nhấn mạnh các biến cố.
Ngay ở những truyện có biến cố lớn, gay cấn, Sêkhốp cũng không dùng giọng điệu gay gắt và
mầu sắc đậm để gây ấn tượng (Hai kẻ thù, Phịng số 6, Trong khe núi). Sêkhốp khơng chú trọng
vào xung đột nổi trong truyện mà dụng công xây dựng xung đột chìm bằng cách tăng ý nghĩa
tượng trưng của từng chi tiết, tạo dòng chảy ngầm, mạch ngầm văn bản, chất trữ tình của văn tự
sự. Nhà văn A.Belưi cho rằng chủ nghĩa hiện thực của Sêkhốp gần chủ nghĩa tượng trưng và
nhận xét: “Trong các chi tiết vặt vãnh của Sêkhốp có một bí số gì đó”[38]. Câu đầu của truyện
thường đi thẳng vào việc, nêu thời gian, địa điểm. Có những câu cực ngắn: “Đêm đã khuya”
(Buồn ngủ), “Bữa tiệc kết thúc” (Vở kịch vui), “Lúc ấy đã nhọ mặt người” (Nỗi nhớ). Với câu



kết Sêkhốp muốn tập trung trong bạn đọc ấn tượng về tồn truyện và để làm được điều đó nên
nhắc lại dù là thoảng qua, đôi chút về những người trước đó đã nói tới”[39]. Có những kết thúc
nói lên sự bế tắc, thúc đẩy tìm một cuộc sống khác: “Bỏ nhà mà đi rồi treo cổ lên cành dương
nào cho xong!” (Vé trúng số), “Không, không thể sống như thế mãi được” (Người trong bao),
“Phải trốn khỏi nơi đây, trốn ngay hôm nay nếu không tôi sẽ phát điên lên mất” (Thầy giáo d¹y
văn). Có những kết thúc gợi hy vọng về một cuộc sống mới: “Cuộc sống ấy rồi sẽ ra sao?” (Thảo
nguyên), “Có cảm giác rằng chỉ một lát nữa thôi, không cần nhiều lắm, là lối thốt sẽ được tìm ra
và lúc ấy, một cuộc đời hoàn toàn mới, thật đẹp đẽ sẽ đến, nhưng cả hai người đều thấy rõ rằng,
còn xa lắm xa lắm mới đến ngày kết cục và những gì rắc rối nhất, khó khăn nhất chỉ vừa mới bắt
đầu” (Người đàn bà có con chó nhỏ) Đây là một kết thúc mở rât tiêu biểu cho truyện ngắn
Sêkhốp. Cuộc đời còn dài và đòi hỏi rất nhiều nghị lực và ý chí vươn lên của con người. Sêkhốp
cho biết: “Tơi ln luôn làm phần kết trong bản in thử” (Thư 1896)[40] và ông rất chú ý đến
nhạc điệu của phần kết.
Miêu tả nhân vật chiếm vị trí quan trọng trong truyện Sêkhốp và nghệ thuật tả người của ông rất
độc đáo: “Trong tâm lý cũng có những tiểu tiết. Cầu Chúa giúp tránh khỏi những lối nói chung
chung. Tốt hơn hết là tránh miêu tả tâm trạng các nhân vật; cần phải cố làm sao để tâm trạng đó
được hiểu qua hành động của các nhân vật. Không nên chạy theo việc có nhiều nhân vật…”[41]
Sêkhốp khơng trực tiếp miêu tả tâm lý nhân vật như Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi nhưng ông vẫn rất
quan tâm thể hiện tâm lý nhân vật theo cách riêng của mình, qua hành động, đối thoại, cảm nhận
thiên nhiên và qua cả chân dung nữa. Ông rất chú trọng dựng chân dung nhân vật và thường
không vẽ ngay một lúc. Chân dung giúp ta hình dung rõ nhân vật, nắm bắt tâm lý của nó. Nhà
văn ln đứng cao hơn nhân vât: “Chị cho rằng các nhân vật của tơi ảm đạm. Chao ơi, đó khơng
phải là lỗi của tơi! Cái đó bất giác xảy ra ở tơi và khi viết dường như tôi không viết một cách ảm
đạm. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi làm việc, tơi ln ln có tâm trạng tốt”[42] và “Khi viết
Tu sĩ vận đồ đen tơi khơng có bất kỳ ý nghĩ buồn bã nào, mà viết theo suy nghĩ lạnh lùng; Đơn
giản là tôi muốn tả bệnh vĩ cuồng”[43].
Sêkhốp là họa sĩ vẽ phong cảnh rất giỏi và độc đáo. Không rộng lớn như phong cảnh của
Turghênhep, đặc biệt là của L.Tônxtôi, phong cảnh của Sêkhốp được vẽ ra chỉ bằng vài chi tiết
rất sắc nét. Ơng chống khn sáo và mong ước sau khi đọc, bạn đọc nhắm mắt lại vẫn hình dung

được phong cảnh đó. Phương châm của ông là: “Tả thiên nhiên phải sinh động, đúng chỗ, ngắn”,
“Vẻ đẹp và tính biểu cảm trong tả thiên nhiên đạt được nhờ sự giản dị”[44]. Sêkhốp cho biết
nhiều người khen truyện Cơn bệnh thần kinh, nhưng chỉ có nhà văn lão thành Grigôrôvich “để ý
tới việc miêu tả tuyết đầu mùa”[45]. Phong cảnh trong truyện Sêkhốp thường được cảm nhận
qua tâm trạng nhân vật và thể hiện cái nhìn của người kể chuyện. Đó là một phong cảnh có hồn.
Tuy vậy vẫn có phong cảnh chỉ để tạo dựng khơng khí chân thực và cả phong cảnh thư giãn:
“Đơi khi phải cho bạn đọc nghỉ ngơi xa nhân vật và xa tác giả. Phong cảnh, cái gì đó vui nhộn,
một mở nút mới, những nhân vật mới có ích cho việc nghỉ ngơi đó”[46].
M.Gorki coi Sêkhốp là bậc thầy về ngôn ngữ: “Về phong cách, Sêkhốp là một nhà văn không ai
vượt nổi và nhà văn học sử đời sau khi nói đến sự phát triển của tiếng Nga sẽ nói rằng ngơn ngữ
này là do Puskin, Turghênhep và Sêkhốp xây dựng nên”[47]. Sêkhốp cho rằng “văn hoá càng
cao, ngôn ngữ càng phong phú”, “Ngôn ngữ phải giản dị và đẹp”, có “tình họ hàng bền chặt giữa
câu thơ Nga đậm đà và văn xi đẹp”. Ơng để nhiều công sức trau dồi ngôn ngữ: “Phải làm sao
để mỗi câu trước khi nằm trên giấy thì đã nằm trong óc mình hai ngày và trơn chu”, “chị khơng
chăm lo câu văn, phải chăm lo chứ, vì đó là nghệ thuật.”[48] Sêkhốp khuyên Gorki không nên
dùng câu phức hợp mà dùng câu ngắn. Nhà văn Xô viết A.Tônxtôi nhận ra sức mạnh của ngôn


ngữ Sêkhốp: “Tơi đã đọc lại Sêkhốp. Bí mật những từ ngữ sinh động của ông nằm ở đâu? Đằng
sau mỗi câu là một con người sinh động, hơn thế, một điển hình, hơn thế, một thời đại…”[49].
Người kể chuyện có vai trị rất quan trọng trong nghệ thuật tự sự vì nó gắn với giọng điệu, điểm
nhìn và cách dẫn chuyện. Mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm đều có kiểu người kể chuyện riêng của
mình. Là một thủ pháp nghệ thuật, người kể chuyện được xác định theo ngôi kể chuyện (ngôi thứ
nhất và ngôi thứ ba) tương quan giữa tính chủ quan và tính khách quan trong miêu tả và tương
quan giữa ba yếu tố: quan điểm nhân vật, thái độ người kể chuyện và lập trường nhà văn.
Sêkhốp có tiêu chuẩn của mình về đánh giá tác phẩm văn học: “Tôi chia tất cả các tác phẩm
thành hai loại: những tác phẩm tơi thích và những tác phẩm tơi khơng thích”[50] tuy ơng chưa
cắt nghĩa được vì sao mình thích Sêcxpia. Năm 26 tuổi, trong thư gửi anh trai, Sêkhốp nói về sáu
tiêu chuẩn tác phẩm hay: “1) Khơng tn ra những từ ngữ dài dịng về chính trị - kinh tế - xã hội;
2) Tính khách quan hồn tồn; 3) Tính chân thực trong miêu tả các nhân vật và sự vật; 4) Ngắn

gọn, cô đọng; 5) Táo bạo và độc đáo, tránh khuôn sáo; 6) Chân thành”. Trong một bức thư khác
Sêkhốp viết: “Tính độc đáo của tác giả không chỉ nằm trong phong cách mà cả trong tư duy
trong các quan điểm và những cái khác”. Có thể thấy Sêkhốp nhấn mạnh tính khách quan, tính
chân thực trong mơ tả và cách mơ tả độc đáo, ngắn gọn, chân thành, khơng khn sáo. Ơng coi
trọng cả cái tâm và cái tài của nhà văn.
Trong thời kỳ sáng tác đầu, vào nhữn năm 80 thế kỷ XIX, Sêkhốp bị chê trách là khách quan đến
lạnh lùng, thiếu thế giới quan. Nghệ thuật tự sự độc đáo của ông chưa được hiểu đúng. Đây là
quan điểm của Sêkhốp về tính khách quan chân chính, đúng đắn trong nghệ thuật: “Anh xỉ vả tơi
vì tính khách quan, coi đó là sự thờ ơ trước Thiện, Ác, thiếu lý tưởng và tư tưởng… Anh muốn
rằng khi miêu tả bọn ăn trộm ngựa tơi phải nói: trộm cắp ngựa là xấu(…) Cố nhiên thật thích thú
nếu kết hợp được nghệ thuật và thuyết giáo, nhưng đối với cá nhân tơi điều này cực kỳ khó và
hầu như khơng thể làm được do điều kiện kỹ thuật. Bởi vì để mơ tả bọn trộm ngựa trong 700
dịng, tơi ln ln phải nói và nghĩ theo giọng điệu và cảm xúc theo tinh thần của chúng, nói
một cách khác, nếu như tơi đưa thêm tính chủ quan vào thì các hình tượng sẽ mờ nhạt và truyện
ngắn sẽ không cô đọng như tất cả các truyện ngắn gọn cần phải thế. Khi viết tơi hồn tồn tin cậy
ở bạn đọc, những yếu tố chủ quan cịn thiếu trong truyện, chính họ sẽ thêm vào.” (Thư gửi
A.X.Xuvôrin năm 1890)[51] Như vậy nhà văn không được tuỳ tiện, áp đặt đối với các nhân vật
trong tác phẩm mà “ln ln phải nói và nghĩ theo giọng điệu của chúng, cảm xúc theo tinh
thần của chúng”.
Một phương diện quan trọng nữa trong nghệ thuật tự sự là lập trường của nhà văn: “Trong các
cuộc trị chuyện với anh em viết văn, tơi ln nhấn mạnh rằng công việc của nghệ sĩ không phải
là giải quyết những vấn đề chuyên môn hẹp. Đối với những vấn đề chun mơn, ở ta có các
chun gia; cơng việc của họ là xét đốn về cơng xã, về số phận của tư bản, về cái hại của nạn
nghiện rượu, về giầy dép, về bệnh tật phụ nữ… Nghệ sĩ chỉ nên xét đốn về điều gì anh ta hiểu
biết; phạm vi của anh ta cũng có hạn như phạm vi của bất kỳ chuyên gia nào (…), Anh đúng khi
địi hỏi nghệ sĩ phải có ý thức đối với công việc, nhưng Anh nhầm lẫn hai khái niệm: giải quyết
vấn đề và đặt đúng vấn đề. Chỉ có điểm sau là bắt buộc đối với nghệ sĩ. Trong Anna Karênina và
trong Ơnêghin khơng giải quyết vấn đề gì cả, nhưng chúng vẫn hồn tồn làm Anh vừa lịng chỉ
bởi vì mọi vấn đề trong đó đều đước đặt đúng. Toà án buộc phải đặt vấn đề cho đúng còn hãy để
các dự thẩm giải quyết vấn đề mỗi người theo ý riêng” (Thư gửi A.Xuvơrin, 1888)[52].

Sêkhốp cịn bày tỏ quan điểm một cách quyết liệt hơn khi bàn về câu nói của nhân vật trong
truyện Những ngọn lửa in năm 1888: “Nghệ sĩ khơng nên là quan tồ đối với các nhân vật của
mình và những điều chúng nói mà chỉ nên là người chứng kiến vơ tư (…) Sêglôp Lêônchiep


trách móc tơi đã kết thúc truyện ngắn bằng câu: “Ta chẳng hiểu quái gì trên thế gian này!” Theo
ý anh ấy thì nghệ sĩ – nhà tâm lý phải hiểu, có thế mới là nhà tâm lý. Nhưng tơi không đồng ý
với anh ấy. Những người viết, đặc biệt là các nhà văn, đã đến lúc phải thừa nhận rằng trên thế
gian này anh chả hiểu quái gì cả như có lúc Xocrat đã thừa nhận và như Vơnte đã thừa nhận.
Đám đông nghĩ rằng họ biết hết mọi thứ, hiểu hết mọi thứ; và họ càng ngu xuẩn thì dường như
tầm nhìn của họ càng rộng hơn. Nếu như nghệ sĩ mà đám đông tin tưởng quyết định tuyên bố
rằng anh ta chẳng hiểu gì về những điều nhìn thấy, thì chỉ riêng điều đó tạo ra sự hiểu biết lớn
lao trong lĩnh vực tư tưởng và là bước tiến lớn về phía trước” (Thư gửi A.Xuvơrin, 1888)[53].
Như thế là Sêkhốp hoàn toàn tán thành tư tưởng của nhân vật trong truyện Những ngọn lửa và vì
thế mà bị phê phán: “Nhưng ông tỏ ra không triệt để khi cho rằng không thể lĩnh hội bản chất các
hiện tượng”[54]. Nhưng sang thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi nghệ thuật đề cao đối thoại và
tinh thần dân chủ thì quan điểm của Sêkhốp lại tỏ ra vơ cùng sáng suốt và có tính tiên tri. Sêkhốp
khơng tuyệt đối hoá một tư tưởng nào. Từ năm 27 tuổi, Sêkhốp đã cho rằng: “Mọi cái trên thế
gian này đều tương đối và gần đúng” (Thư gửi M.B.Kixêlêva, 1887)[55]. Nhân vật trong Quyết
đấu nói: “Khơng ai biết được sự thật đích thực”. Đọc Sêkhốp cần chú ý tới sự đối thoại cởi mở
giữa quan điểm của nhân vật, thái độ người kể chuyện (nói và nghĩ theo giọng điệu nhân vật,
cảm xúc theo tinh thần nhân vật) và tư tưởng của tác giả. Sêkhốp luôn tin chắc rằng Mà trong lẽ
phải có người cã ta (Nguyễn Du). Vì thế Truđacôp đưa ra nhận xét rất đáng chú ý về “tính chất
khơng hồn tất, dao động, phi giáo điều của tư tưởng trong hệ thống nghệ thuật của Sêkhốp”[56].
Rất yêu cái đẹp, mong ước tả các điển hình tích cực, nhưng trong “Thời buổi ốm đau” khi “nhà
văn không phải là thợ làm bánh kẹo, người trang điểm, kẻ mua vui”, Sêkhốp buộc phải khuấy
bút vào “vũng bùn cuộc đời”. Tuy tả cái tiêu cực nhưng Sêkhốp tin rằng “các nhà văn hiện thực
thường có đạo đức hơn cả các đại giáo chủ” bởi vì “có những người càng làm quen với vũng bùn
cuộc đời càng trở nên trong sạch hơn” (Thư gửi A.Xuvơrin, 1888)[57].
Ngịi bút Sêkhốp ln hưóng về tương lai và có sức thức tỉnh, dự báo rất lớn: “Anh hãy nhớ rằng

các nhà văn mà chúng ta gọi là vĩnh cửu hay chỉ đơn giản là những người viết hay và những
người làm ta say mê đều có một dÊu hiệu chung rất quan trọng: họ đi đâu đó và kêu gọi Anh đi
theo và Anh cảm thấy khơng phải bằng lý trí mà bằng tồn bộ con người mình rằng họ có một
mục đích nào vậy (…) Những người ưu tú trong bọn họ có tính hiện thực và họ viết về cuộc sống
như nó vốn có nhưng vì mỗi dịng đều thấm đẫm mục đích như thấm nhựa, nên ngồi cuộc sống
như nó vốn có, Anh cịn cảm thấy cuộc sống như nó cần phải có và điều đó quyến rũ Anh” (Thư
gửi A.Xuvơrin, 1892)[58].
Sức sống của truyện ngắn Sêkhốp hàng trăm năm qua chứng tỏ cái mới của nó. Sêkhốp “đã đẩy
hình thức tiến lên phía trước” (L.Tơnxtơi). Cịn Sêkhốp có phải là nhà cách tân truyện ngắn
khơng – đó là vấn đề cịn bỏ ngỏ dành cho các đối thoại và khám phá trong tương lai.
3. Phép biện chứng tâm hồn
1. Lý thuyết về “Biện chứng tâm hồn”
Anna Karenina là một cuốn tiểu thuyết tâm lý đặc sắc. Thành công nghệ thuật nổi bật của tác
phẩm là nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy của L.Tolstoy.
Nguồn gốc xã hội và tâm lý xuyên suốt là cơ sở chủ yếu tạo nên tính cách nhân vật đầy phức tạp,
mâu thuẫn và biến đổi không ngừng trong các tác phẩm của Tolstoy. Ơng ln nhấn mạnh rằng
tính cách con người ln ln vận động, nghệ sỹ phải biết nắm bắt những khoảnh khắc điển hình
cho dịng vận động tâm lý, tính cách nhân vật.
Trong nhật ký của mình, Tolstoy đã trình bày một quan điểm nổi tiếng đó là “tính động”trong
tâm lý nhân vật.


Trong tác phẩm văn học, tính động đã được biểu hiện một cách rõ ràng và sáng sủa. Ơng
nói.“Hắn (tức nhân vật) mãi mãi là chính mình, song hắn cư xử như một tên vô lại hay như một
thiên thần; hoặc như một người thông minh hoặc một kẻ ngốc nghếch; hoặc như một người có
sức mạnh phi thường hoặc một kẻ vơ tích sự. Sẽ tốt biết bao nếu một tác phẩm văn học được kể
theo cách này”.
Trên những chặng dường quanh co, phức tạp, tính cách nhân vật biến đổi khơng ngừng, mn
hình ngàn vẻ như sự đổi hướng của những con đường.      
Xem “Những con người như những dịng sơng”, Tolstoy quan tâm đến q trình tâm lý , những

hình thức, những quy luật của nó, q trình biện chứng tâm hồn. Tính biện chứng của tâm hồn
khơng chỉ họa lại những biến chuyển này nọ, nảy sinh từ trong q trình tâm lý con người mà
cịn là sự hiểu biết cái thực chất chính xác trong tính cách con người qua sự nhận thức được
những mâu thuẫn nằm trong tính cách đó.
Tính biện chứng tâm hồn là sự diễn đạt tư tưởng, tình cảm, lịng say mê của con người trong
mối quan hệ khăng khít qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và đối lập với nhau; tóm lại là trong
tồn bộ tính phức tạp của nó, trong tính biến đổi mn màu mn vẻ của nó.  Trong nhân vật,
một tư tưởng tình cảm bất ngờ nảy ra từ ấn tượng hoặc sự việc cụ thể nào đó được nhà văn dẫn
dắt, gắn liền với kỷ niệm, ý nghĩ khác. Sợi dây chuyền liên tưởng này xe kết với nhau, quyện lại
và biến thành tư tưởng, tình cảm khác mới hơn, sâu hơn, rồi lại trở về với xúc động, tâm tư ban
đầu ở mức độ cao hơn, mạnh mẽ hơn và cứ thế nó tiếp tục thay đổi, chuyển hố, phát triển khơng
ngừng, lẫn lộn hư với thực, cảm giác với suy tưởng, hiện thực với ước vọng, quá khứ, hiện tại
với tương lai...
Phép biện chứng tâm hồn khơng chỉ bó hẹp ở chỗ nêu lên kết quả hợp lý của một chặng đường
diễn biến tâm lý, mà chính ở ngay trong từng bước trên suốt dọc đường diễn biến đó, với những
nét biểu hiện tinh vi, sâu sắc, có khi chỉ thống qua mơ hồ mà không ngừng vận động phức tạp
đối lập nhau và thống nhất với nhau, theo một tốc độ rất nhanh dưới các hình thức mn hình
mn vẻ, chằng chịt lẫn nhau.
Một trong những thủ pháp quan trọng để xây dựng tính cách nhân vật với Tolstoy đó là thủ pháp
nhập thân vào nhân vật để hiểu thấu đáo những chuyển động sâu kín ẩn náu trong ngõ ngách tâm
hồn họ mà về sau ông gọi là “sự chuyển lưu” của các tính cách con người. Ơng cho rằng nhà văn
cần có cặp mắt đại bàng để có thể thấy rõ “các hiện tượng, các quan hệ giằng xé, đan chéo lẫn
nhau, là ánh sáng và bóng tối, là cái hài, cái bi, cái xáo động cái khủng khiếp”. “Muốn được sinh
động mỗi nhân vật phải có một tâm trạng” và “các tính cách đều vận động bởi thời gian và mỗi
một trong các tính cách đều có cơ sở của nó, có hạt nhân của nó và vẫn giữ mãi trong mọi biến
dạng”. B.Burxop  đã khẳng định: “Sức mạnh nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa Tolstoy chính là sự
thâm nhập của bản chất quá trình xã hội vào quá trình tâm lý.”
2. Biện chứng tâm hồn trong  Anna Karenina
Đối với Tolstoy, không thể hiểu được con người nếu như không hiểu được bản chất tinh thần và
đạo đức của con người. Từ đó, việc thâm nhập vào đời sống tâm lý con người đã trở thành một

yêu cầu nghệ thuật không thể thiếu.
Anna là nhân vật nữ có lẽ được đầu tư nhiều tâm huyết nhất của L. Tolstoy. Bi kịch trong tâm
hồn nàng nói lên gần như trọn vẹn hơn hết thảy các nhân vật khác của L.Tolstoy về phép biện
chứng tâm hồn trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Xinh đẹp, sang trọng với một tâm hồn cao quý bí ẩn, Anna khơng bằng lịng với cuộc sống tẻ
nhạt giả dối bên người chồng khô khan giả dối gần mười năm chà đạp lên sức sống mãnh liệt ở
nàng. Bởi vậy, gặp Vronsky, chàng trai trẻ trung thẳng thắn, tính cách nồng nhiệt, nàng lao vào
yêu như thiêu thân lao vào ánh lửa, bất chấp sự ruồng rẫy của cái xã hội thương lưu đã sinh ra



×