Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn nghị định 15 2003 nđ cp của chính phủ đối với việc thực hiện nghiệp vụ bhtnds của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại pjico

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.67 KB, 88 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đi lại từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhu cầu này
ngày càng có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội. Sự phát
triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chủng loại các phương tiện vận tải cơ
giới đã đem lại cho con người một phương thức vận chuyển nhanh gọn và
thuận tiện.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng dẫn đến tình trạng giao
thơng đường bộ ngày càng phức tạp, sự phát triển bất hợp lí giữa phương
tiện cơ giới với cơ sở hạ tầng làm cho tai nạn giao thông trở thành một
thảm họa đối với xã hội.
Nhận thức được nguy cơ tai nạn xảy ra sẽ gây ra nhiều thiệt hại đến
tính mạng, tình trạng sức khỏe, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh
doanh của người điều khiển phương tiện xe cơ giới cũng như người bị hại
ngay từ những năm đất nước mới hịa bình, độc lập, khi bảo hiểm ra đời,
các cơng ty bảo hiểm trong nước đã tiến hành triển khai nghiệp vụ
BHTNDS ( Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ) của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba.
Hiện nay, cũng như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác, PJICO
cũng đang tiến hành triển khai rầm rộ nghiệp vụ này. Qua q trình thực
tập tại cơng ty, được sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên Phòng bảo hiểm số V
và sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo Nguyễn Thị Hải Đường, em đã mạnh
dạn chọn đề tài “Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba- Kiến nghị nhằm thực hiện tốt nghiệp vụ theo
nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ tại PJICO giai đoạn 19982002” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Đề tài này ngồi lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:

1


Chương I: Một số vấn đề lí luận về BHTNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba


Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO
Chương III: Kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn nghị định
15/2003/NĐ-CP của Chính phủ đối với việc thực hiện

nghiệp vụ

BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO
Do thời gian thực tập cịn ít, nhận thức thực tiễn nghiệp vụ chưa sâu
sắc nên luận văn đề còn nhiều hạn chế. Rất mong các thầy cơ giáo và các
bạn đóng góp ý kiến. Qua đây em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô
giáo trong bộ môn bảo hiểm, đặc biệt cô giáo hạc sỹ Nguyễn Thị Hải
Đường, cùng các cán bộ nhân viên Phòng bảo hiểm khu vực V đã giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !

2


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN
SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA BHTNDS CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

1. Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ ở Việt Nam và vai trò của
BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Tốc độ gia tăng phương tiện vận tải là rất lớn, mọi thành phần kinh tế
và từng người dân đều có thể bỏ vốn đầu tư phương tiện và mua sắm phương
tiện vận tải. Với sự tăng lên đột biến về phương tiện vận tải thì tỉ lệ giao

thơng tăng lên và nó đang là thách thức của các quốc gia trên thế giới và của
Việt Nam. An tồn giao thơng là vấn đề bức xúc không chỉ ở hiện tại mà cả
trong tương lai.
Theo tổng hợp của UB ATGT, trong 7 tháng đầu năm 2000 cả nước
xảy ra 13.521 vụ tai nạn có 4.540 người chết, 14.872 người bị thương tăng
4,6% số vụ, 9,03% số người chết và 2,02% số người bị thương so với cùng kì
năm trước. Trong đó tai nạn giao thơng đường bộ xảy ra có số người chết và
bị thương là lớn nhất chiếm khoảng 96% vụ, 95% số người chết và 98% số
người bị thương. Chính vì vậy phải tập trung mọi nỗ lực, tìm các giải pháp
ngăn chặn và kiềm chế tai nạn giao thơng nói chung và tai nạn giao thơng
đường bộ nói riêng.
Nói riêng về tai nạn giao thông đường bộ - theo báo cáo của cục cảnh
sát giao thông đường bộ - đường sắt - 6 tháng đầu năm 2000, toàn quốc xảy ra
11.560 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 3.685 người, bị thương
12.999 người so với 6 tháng đầu năm 1999 tăng 7,5% về số vụ, tăng 7,2% số
người chết, tăng 5,8% số người bị thương. Đặc biệt đã xảy ra 77 vụ tai nạn
giao thông rất nghiêm trọng (tăng 54% so với cùng kỳ năm 1999) làm chết

3


179 người (tăng 21,7%), bị thương 395 người (tăng 11%). So sánh tỷ lệ tăng
của tai nạn giao thông đường bộ vẫn thấp hơn tỷ lệ gia tăng của phương tiện
giao thông cơ giới: ô tô, xe máy
Tháng 7/2000, tuy số lượng tai nạn giao thơng đường bộ giảm nhưng
tính chất nghiêm trọng tăng: Xảy ra 1.523 vụ, chết 592 người, bị thương
1.613 người. Ngày 16/7/2000 cũng tại địa bàn này xảy ra vụ xe khách
79N.0475 chở 53 người có cả lái xe phụ – bị bốc cháy làm chết 16 người, bị
thương 17 người.
Năm 2001 – cả nước xảy ra 25.040 vụ tai nạn giao thông, làm 10.477

người bị chết, 29.188 người bị thương, số người chết so với năm 2000 là
30%. Theo UB ATGTQG chỉ trong 8 tháng đầu năm 2002 cả nước xảy ra
18.876 vụ làm chết 8.604 người (36 người/ ngày), chấn thương 21.288 người,
60% liên quan đến xe máy (10 triệu xe). Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra
một cách trầm trọng như vậy là do các nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan: Cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp, số đường rải bê
tơng cịn ít, số đèo dốc nguy hiểm nhiều.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Xuất phát từ người tham gia giao thơng 4.569 vụ – 76,7% - trong đó do
chạy qúa tốc độ quy định là 2.039 vụ (34,2%), do tránh vượt sai quy định
1.600 vụ (26,8%), do người điều khiển phương tiện say rượu bia 337 vụ
(5,6%), do thiếu quan sát 425 vụ (7,1%), do người đi bộ 168 vụ (2,8%), thiết
bị khơng đảm bảo an tồn phương tiện 112 vụ ( 1,9%), do cầu đường 12 vụ
(0,2%)...và do các nguyên nhân khác 1263 vụ (21,2%).
- Số lượng đầu xe tăng nhanh do nhu cầu vận chuyển đi lại và do giá thành
phương tiện hạ làm cho số lượng đầu xe tăng lên một cách đột biến.
- Tuổi của phương tiện tham gia giao thông quá cao.
- Hệ thống cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng của nước ta chưa
có quy hoạch, tổ chức và quản lý chặt chẽ.

4


- Nhận thức và trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc duy trì tình
trạng an tồn kỷ luật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia
giao thơng cịn rất hạn chế như thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ
giới, coi thường các quy định của nhà chế tạo do thiếu hiểu biết...
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới một mặt mang
lại cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện, nhanh chóng kịp thời
và giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam. Các khu công nghệ sản

xuất xe ô tô, xe máy trên thế giới và cả trong nước phát triển rầm rộ.
Chỉ tính riêng Việt Nam trong vòng hơn 10 năm qua, các phương tiện
xe cơ giới đã có mức tăng trưởng khá cao, đặc biệt là mô tô, hiện nay số xe
máy đang lưu hành là hơn 10 triệu chiếc. Từ năm 1999 đến năm 2002 bình
quân hàng năm phương tiện xe cơ giới tăng 25,15%. Đối lập với tốc độ gia
tăng một cách đột biến về phương tiện xe cơ giới, tốc độ phát triển của cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê cho
thấy năm 1990 có 112.700 km đường bộ thì chỉ có 19,8% rải nhựa và bê tơng.
Năm 2001 có 127.000 km thì chỉ có 38% đường rải nhựa và bê tông, mặc dù
tỷ lệ đường nhựa và bê tông có tăng nhưng chất lượng kém và đang có nguy
cơ ngày càng xuống cấp trầm trọng. Chính vì sự bất hợp lý này nên tình trạng
tai nạn giao thơng nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng ngày càng gia
tăng và mức độ ngày càng trầm trọng.
Theo số liệu của cảnh sát giao thơng thì trung bình mỗi ngày xảy ra 33
vụ tai nạn xe cơ giới làm chết 20 người và bị thương 35 người chưa kể thiệt
hại về vật chất và tinh thần. Số vụ tai nạn năm sau cao hơn năm trước là
22,5%, số người chết và bị thương trong năm cao hơn năm trước là 27,7% và
30,6%. Số vụ tai nạn nghiêm trọng ngày càng tăng, trong đó tai nạn xe cơ giới
ln chiếm tỷ lệ cao nhất – chiếm 93,7% về số vụ, 94,13% về số người chết,
98,8% số người bị thương.
Với tình hình tai nạn ngày càng gia tăng một cách đáng báo động như
vậy, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp để làm giảm bớt tai nạn giao

5


thơng và mức độ nghiêm trọng của nó. Như xử lý vi phạm luật lệ giao thông,
hướng dẫn học luật an tồn giao thơng, bắt buộc đội mũ bảo hiểm...Tuy nhiên
với sự cố gắng của bản thân con người cũng như sự hỗ trợ của khoa học kỹ
thuật và công nghệ, chúng ta vẫn chưa thể loại bỏ được tai nạn giao thông xảy

ra với mức độ và nhịp độ ngày càng lớn. Khi tai nạn xảy ra không chỉ có bản
thân nạn nhân và gia đình họ bị thiệt hại về tính mạng, thu nhập, sức khoẻ mà
cả người gây ra tai nạn cũng như xã hội đều bị ảnh hưởng, bởi lẽ những người
tham gia giao thông là những người trụ cột, là người lao động chính của gia
đình, của doanh nghiệp. Luật pháp đã quy định khi xảy ra tai nạn chủ phương
tiện phải bồi thường. Tuy nhiên trên thực tế việc bồi thường cịn gặp nhiều
khó khăn, phức tạp, nhiều khi chủ phương tiện gây ra tai nạn sau đó bỏ trốn,
gây thiệt hại cho nạn nhân và ức chế cho gia đình nạn nhân. Nhiều khi lái xe
cũng bị chết nên việc bồi thường cũng phức tạp, ngồi ra nhiều khi chủ xe
khơng đủ tài chính nên việc bồi thường cho nạn nhân khơng thực hiện
được...Tất cả những điều này dẫn đến gây ra sự ức chế và mâu thuẫn giữa gia
đình nạn nhân với lái xe hoặc chủ xe, gây ra mất trật tự an toàn xã hội.
Để bù đắp những tổn thất về người và của, ổn định sản xuất kinh
doanh, tâm lý của chủ xe cũng như mọi đối tượng, bảo hiểm xe cơ giới nói
chung và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng ra
đời là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Do đó nghiệp vụ Bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời là cần thiết khách
quan. Ngay từ khi mới ra đời theo Nghị định số 30/HĐBT - đã mang tính chất
bắt buộc, Nghị định 115/1997/NĐ - CP 17/12/1997 thay nghị định cũ nhằm
nâng cao tính bắt buộc của người điều khiển xe cơ giới, nhưng số người tham
gia cịn q ít so với dân số, so với người bị nạn. Chủ xe chỉ mua bảo hiểm
khi đăng ký xe, hết hạn không thực hiện nghĩa vụ tiếp theo là tái tục. Do đó
ngày 19/02/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2003/NĐ-CP về “Quy
chế xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ” – Theo mục 3 điều
25 – Chương V của Nghị định quy định: “Phạt tiền từ 50000-100000 nghìn

6


đồng đối với người điều khiển mô tô vi phạm...không có giấy chứng nhận bảo

hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cịn hiệu lực”- Như vậy tính bắt
buộc của nghiệp vụ sẽ tăng lên.
2. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra
đời là cần thiết khách quan và nó có tác dụng rất lớn đối với cả chủ xe, cả
người thứ ba và cịn có tác dụng đối với xã hội.
2.1. Đối với chủ xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là tấm lá chắn vững
chắc và cuối cùng cho các chủ xe, tạo ra tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin cho
người điều khiển xe cũng như chủ xe. Góp phần ổn định tài chính, ổn định
sản xuất kinh doanh cho các chủ xe vì xe cơ giới là một loại tài sản có giá trị
lớn đối với mỗi chủ xe, khi không may xảy ra tai nạn, thiệt hại về người và tài
sản sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, khơng đủ tài chính bồi thường...
Tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phịng tai nạn giao thông, dựa trên
cơ sở ý thức của mỗi chủ xe.
Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe và gia đình nạn nhân
khi xảy ra tai nạn, bằng cách nhà bảo hiểm có mặt kịp thời để bồi thường và
giải quyết mâu thuẫn. Trên cơ sở đó tạo thêm niềm tin và nâng cao uy tín của
cơng ty bảo hiểm.
2.2. Đối với người thứ ba
Khi không may xảy ra tai nạn, là nạn nhân, người thứ ba sẽ được công
ty bảo hiểm đứng ra thay thế chủ xe bồi thường kịp thời, đảm bảo khả năng
tài chính kịp thời, làm giảm bớt sự lo âu, giúp người thứ ba ổn định tinh thần,
ổn định sản xuất kinh doanh.
3.3. Đối với xã hội:

7



Nghiệp vụ này ra đời cịn góp phần tăng thu Ngân sách cho Nhà nước
thơng qua thuế, để từ đó có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp và xây dựng mới
cơ sở hạ tầng giao thông, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
3. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba.
Là một nghiệp vụ trong số rất nhiều nghiệp vụ của loại hình bảo hiểm
trách nhiệm dân sự, đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba mang đặc trưng của loại hình bảo hiểm trách nhiệm
dân sự như sau:
3.1. Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng
Đối tượng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là
phần trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại, do đó rất trừu tượng.
Hơn nữa trách nhiệm là bao nhiêu cũng không xác định được ngay lúc tham
gia bảo hiểm.
Đối tượng nghiệp vụ này mang tính bắt buộc, thơng thường trách
nhiệm pháp lý phát sinh khi có đủ ba điều kiện:
- Xe phải có lỗi.
- Người thứ ba phải có thiệt hại thực tế.
- Có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người điều khiển
xe đối với người thứ ba.
Mức độ thiệt hại do trách nhiệm pháp lý phát sinh bao nhiêu là hoàn toàn
do sự phán xử của tồ án, thơng thường thiệt hại này được tính dựa trên mức
độ lỗi của người điều khiển xe cơ giới gây ra cho người thứ ba.
3.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
được thực hiện dưới hình thức bắt buộc.
Bảo hiểm trách nhiệm ngoài việc nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho
người được bảo hiểm cịn có mục đích khác là bảo vệ quyền lợi cho phía nạn
nhân, đảm bảo tính cơng bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi

8



cơng dân. Mặt khác nghiệp vụ này có quan hệ trực tiếp với một số bộ luật của
quốc gia mà luật pháp thì mọi cơng dân phải có nghĩa vụ thực hiện. Ngồi ra
thực hiện bắt buộc nhằm góp phần cùng với cơ quan chức năng quản lý tốt
các loại đầu xe cơ giới.

9


3.3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới có áp dụng giới hạn trách
nhiệm
Bởi vì thiệt hại trách nhiệm dân sự phát sinh chưa thể xác định được
ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm và thiệt hại đó có thể là rất lớn, bởi vậy
để nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm các công ty bảo hiểm
thường đưa ra giới hạn trách nhiệm, tức là các mức bồi thường tối đa của bảo
hiểm (STBH). Nói cách khác, thiệt hại trách nhiệm dân sự có thể phát sinh rất
lớn nhưng công ty bảo hiểm không bồi thường toàn bộ thiệt hại trách nhiệm
dân sự phát sinh đó mà chỉ khống chế trong phạm vi STBH.

1
0


II. NỘI DUNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE
CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
1. Khái niệm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới với người thứ ba.
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân
sự trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo qui định của pháp luật thì

một hoặc nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm một hành động
nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự
mà không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải
chịu trách nhiệm trước người bị hại và trước pháp luật. Nhìn chung trách
nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần trong đó
trách nhiệm bồi thường về vất chất và tinh thần là trách nhiệm bồi thường
những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ
dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn ngừa thiệt hại, thu
nhập thực tế bị giảm sút.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:
Là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo qui định của luật
pháp và sự phán quyết của toà án quyết định chủ xe phải gánh chịu do sự lưu
hành xe của mình gây ra.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
phải chịu chi phí cho các rủi ro, cụ thể là phải bồi thường cho các nạn nhân
gặp rủi ro trên đường phố được trả thơng qua phí bảo hiểm mà những chủ
phương tiện giao thơng của cả xã hội đóng góp.
2. Đối tượng bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay
đại diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách
nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển xe cơ giới
của người lái xe.
1
1


Như vậy đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay
lái xe cho người thứ ba do việc lưu hành xe gây tai nạn.

Người thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là
những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra nhưng loại
trừ hành khách, người trên xe, phụ xe, người làm công cho chủ xe, những
người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái...
Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc
lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với
người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người
thứ ba bao gồm:
- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba.
- Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vơ tình hay cố
ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các qui định
khác của nhà nước.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe,
lái xe với những thiệt hại của người thứ ba.
- Chủ xe, lái xe phải có lỗi.
Thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện đầu là phát sinh trách nhiệm
dân sự đối với người thứ ba của chủ xe (lái xe). Nếu thiếu một trong ba điều
kiện trên trách nhiệm dân sự của chủ xe sẽ không phát sinh, và do đó khơng
phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện cuối có thể có hoặc khơng vì
nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà khơng
hồn tồn do lỗi của chủ xe, lái xe. Ví dụ: xe đang chạy bị nổ lốp, lái xe mất
khả năng điều khiển nên gây tai nạn, trong trường hợp này trách nhiệm dân sự
vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiện đầu tiên.

1
2


3. Phạm vi bảo hiểm

Người bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường
trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Cụ
thể các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của ngưới bảo hiểm bao gồm:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá của bên thứ ba.
- Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc thu nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo
hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).
- Những thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khoẻ của những người
tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.

 Rủi ro loại trừ.
Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai
nạn, mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao
thông theo qui định của điều lệ trật tự an tồn giao thơng vận tải đường bộ.
- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an tồn giao thơng
đường bộ như:
+ Xe khơng có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và mơi trường.
+ Lái xe khơng có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu, bằngkhông hợp lệ.
+ Lái xe bị ảnh hưởng của chất kích thích như rượu bia.
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi
sửa chữa.
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm khơng đèn hoặc chỉ có đèn bên phải.

1

3


+ Xe khơng có hệ thống lái bên phải.
+ Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.
+ Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ
sản xuất kinh doanh.
+ Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, bị mất cắp trong tai nạn.
+ Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận khác.
Ngồi ra người bảo hiểm cũng khơng chịu trách nhiệm đối với tài sản
đặc biệt như vàng, bạc, đá quí, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quí hiếm, thi hài, hài
cốt,...
4. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí
4.1. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba theo số lượng đầu phương tiện của mình. mặt khác, các phương tiện khác
nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau. Do đó phí
bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện)
tuỳ theo mỗi đầu phương tiện.
Như vậy, phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải nộp cho
người bảo hiểm để hình thành quỹ tiền tệ độc lập tập trung đủ lớn để bồi
thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm và hạn
mức trách nhiệm mà người tham gia đã ký với nhà bảo hiểm trong hợp đồng
bảo hiểm.
Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba và biểu phí do bộ tài chính qui định, ngồi ra các cơng ty bảo hiểm có thể
thoả thuận với các chủ xe cơ giới theo số lượng đầu xe, các công ty bảo hiểm
trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh có thể giảm phí cho khách hàng tham gia với
số lượng lớn hoặc khách hàng thường xuyên tái tục, hoặc cũng có thể giảm


1
4


phí cho những khách hàng tham gia với giá trị lớn trong nhiều năm liên tục
nhưng không xảy ra rủi ro...
Việc xác định mức phí bảo hiểm nhìn chung là rất khó khăn, bởi vì phí
bảo hiểm là nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm nên mức phí tối
thiểu phải thoả mãn nhu cầu thanh tốn bồi thường và cơng tác đề phịng hạn
chế tổn thất đồng thời phải đảm bảo cho cơng ty có được khoản lợi nhất định.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm ngày càng có nhiều
các cơng ty bảo hiểm gia nhập làm cho thị trường ngày càng cạnh tranh gay
gắt. Chính vì vậy việc đưa ra một mức phí thích hợp là một vấn đề khơng dễ
dàng đối với các cơng ty bảo hiểm.
Phí bảo hiểm phải là một mức phí cạnh tranh, khơng q cao, khơng
q thấp so với mức phí của Bộ Tài Chính qui định, theo qui luật định giá thì
định giá cao sẽ bán được giá cao và định giá thấp sẽ bán với giá thấp, tuy
nhiên sản phẩm bảo hiểm lại vô hình nên nếu phí q cao cũng bị hạn chế số
người tham gia, mặt khác phí thấp quá cũng gây ra những tiêu cực trong
khách hàng. Do đó khi định giá phải đảm bảo được nguyên tắc số đông bù số
ít và đảm bảo được sự cân đối thu- chi trong hoạt động kinh doanh của công
ty bảo hiểm.
4.2. Phương pháp tính phí
Tính phí phải đảm bảo có cơ sở khoa học, phản ánh đầy đủ các yếu tố
ảnh hưởng có liên quan và mức phí phải phù hợp với khả năng tài chính của
các chủ phương tiện.
Cơng thức tính phí:

P=f+d

Trong đó:
P: Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f: Phí thuần
d: Phụ phí (20% - 30%) phí bảo hiểm

1
5


n

∑ Si Ti
i=1
n

Phí thuần được xác định theo cơng thức sau:
Trong đó:

f=

∑ Ci
i =1

Si: Số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe
được bảo hiểm bồi thường trong năm i.
Ti: Số tiền bồi thường bình quân một vụ tai nạn trong năm i.
Ci: Số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i.
n: Số năm thống kê, thường từ 3 – 5 năm.
i= (1, n)
Như vậy, f thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kỳ n

năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó.
Đối với các phương tiện thơng dụng, mức độ rủi ro lớn hơn như xe kéo
rơmc, xe chở hàng nặng...thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản.
Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm) thời gian
tham gia bảo hiểm được tính trịn tháng. Và phí bảo hiểm được tính như sau:
Pnăm * Số tháng xe hoạt động
Pngắn hạn =
12 tháng
Hoặc
Pngắn hạn = P năm * Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng
(Dưới 3 tháng tính 30%; từ 3 – 6 tháng 60%; từ 6 – 9 tháng tính 90%...)
Trường hợp đã đóng phí cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó
phương tiệnkhơng hoạt động nữa hoặc chuyển sở hữu mà khơng chuyển
quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hồn phí bảo hiểm tương ứng
với số thời gian cịn lại của năm (làm trịn tháng) nếu trước đó chủ phương
tiện chưa có khiếu nại và được nhà bảo hiểm bồi thường.
số tháng xe khơng hoạt động
Phồn lại = Pnăm *
12 tháng
1
6


Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tuỳ theo số
lượng phương tiện, người bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức
phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng
phương tiện tham gia bảo hiểm (tối đa giảm 20%). Nếu không thực hiện đúng
quy định sẽ bị phạt. Ví dụ:
- Chậm từ 01 ngày đến 02 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản.
- Chậm từ 02 đến 04 tháng nộp thêm 200% mức phí cơ bản.

- Chậm 04 tháng trở lên nộp thêm 300% mức phí cơ bản.
- Hoặc huỷ hợp đồng bảo hiểm.
Trong q trình tính phí bảo hiểm phải lưu ý các yếu tố làm tăng phí.
* Yếu tố làm tăng phí thuần như:
- Số phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm thấp
- Tăng số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự
- Số vụ bồi thường bình quân một vụ trong năm lớn
* Yếu tố làm tăng phụ phí như:
- Chí phí quản lý tăng
- Chi phí khai thác, giám định bồi thường tăng
- Chi phí hạn chế và đề phịng tổn thất tăng

1
7


Bảng1: Biểu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC) Đơn vị: VND

TT
1

Loại xe

Phí chưa tính thuế

VAT

Tổng


Mơtơ 2 bánh
- Từ 50cc trở xuống
- > 50 cc

2

Xe lam, môtô 3 bánh, xích lơ máy...

3

Xe ơtơ khơng kinh doanh vận tải

50.000
55.000

5.000
5.500

55.000
60.500

140.000

14.000

154.000

 Xe chở người ( phí phụ thuộc vào
số chỗ ngồi trên xe). Ví dụ:
-


< 6 chỗ

200.000

20.000

220.000

-

6-11 chỗ

400.000

40.000

440.000

-

12-24 chỗ

640.000

64.000

704.000

-


> 24 chỗ

920.000

92.000

1.012.000

 Xe chở hàng (xe tải)
-

< 3 tấn

340.000

34.000

374.000

-

3-8 tấn

670.000

67.000

737.000


-

> 8 tấn

930.000

93.000

1.023.000

470.000

47.000

517.000

 Xe vừa chở người vừa chở hàng
4

Ơ tơ kinh doanh vận tải
 Xe chở người (phí phụ thuộc vào
số chỗ ngồi trên xe). Ví dụ:
-

< 6 chỗ

350.000

35.000


385.000

-

6 chỗ

430.000

43.000

473.000

500.000

50.000

550.000

7 chỗ
................
 Xe chở hàng

5

-

< 3 tấn

380.000


38.000

418.000

-

3-8 tấn

740.000

74.000

814.000

-

> 8 tấn

1.020.000

102.000

1.122.000

Taxi:
- < 6 chỗ: Phí bảo hiểm bằng 150% phí của xe kinh doanh chở người < 6 chỗ ngồi
- > 6 chỗ: Phí bảo hiểm bằng với phí của xe kinh doanh chở người cùng số chỗ ngồi

1
8



6

Xe Buýt: Phí bảo hiểm bằng với phí của xe ôtô không kinh doanh cùng số chỗ ngồi

III. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1. Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
được ký kết giữa nhà bảo hiểm với người lái xe, chủ xe được thực hiện trên
cơ sở nhà bảo hiểm đưa ra một loại giấy tờ in sẵn các thông tin và khi ký hợp
đồng người tham gia được cấp một giấy chứng nhận bảo hiểm.
Nhìn chung giấy chứng nhận bảo hiểm là một hợp đồng rất đơn giản,
ngắn gọn và dễ hiểu, bao gồm các thông tin sau:
- Số thứ tự của giấy chúng nhận bảo hiểm.
- Tên chủ xe.
- Biển số xe và các thông tin liên quan đến xe để nhận biết.
- Trọng tải.
- Phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm.
- Mục đích sử dụng xe.
- Thời hạn bảo hiểm (12 tháng).
- Các thông tin giúp người tham gia hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ.
- Địa chỉ liên hệ khi xảy ra rủi ro, sự cố.
Về hạn mức trách nhiệm thì có nhiều mức khác nhau, mức trách nhiệm của
nhà bảo hiểm sẽ khác nhau do đó khi ký hợp đồng, nhà bảo hiểm và người
tham gia bảo hiểm thoả thuận với nhau để bảo hiểm theo mức phí và mức
trách nhiệm hợp lý nhất.
2. Hiệu lực bảo hiểm.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên giấy chứng
nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm

khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác.
3. Chuyển quyền sở hữu.

1
9


Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu
có sự chuyển quyền sở hữu xe mà chủ xe cơ giới khơng có u cầu huỷ bỏ
hợp đồng bảo hiểm thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được
bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe cơ giới mới.
4. Hủy bỏ hợp đồng.
Trường hợp có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 15 ngày. Trong
vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu doanh nghiệp bảo
hiểm khơng có ý kiến thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên bị huỷ bỏ, doanh
nghiệp bảo hiểm phải hồn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian
huỷ bỏ, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã
xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến chiếc xe có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng
bảo hiểm.
5. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm.
5.1. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ xe cơ giới
5.1.1. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới
Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung thực
những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm:
- Cứu chữa hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai
nạn, báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất để phối hợp giải quyết tai
nạn. Trừ khi có lý do chính đáng, trong vịng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn,
chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm thông báo tai nạn.

- Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý
kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để
đảm bảo an toàn cho người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền.

2
0



×