Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hỗ trợ của nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 80 trang )

VŨ MINH PHƢƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC M H NI

LUN VN THC S
CHUYấN NGNH: LUT KINH T

Hỗ TRợ CủA NHà NƯớC Về THUế
LUT KINH T

ĐốI VớI CáC DOANH NGHIƯP KHëI NGHIƯP
THEO PH¸P LT VIƯT NAM

VŨ MINH PHƢƠNG

2018 - 2020

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NI

LUN VN THC S

Hỗ TRợ CủA NHà NƯớC Về THUế
ĐốI VíI C¸C DOANH NGHIƯP KHëI NGHIƯP
THEO PH¸P LT VIƯT NAM
VŨ MINH PHƢƠNG


Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 8 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Vũ Minh Phương, học viên lớp Luật Kinh tế khóa 2018 - 2020 xin
cam đoan đây là cơng trình độc lập của riêng tơi mà khơng sao chép từ bất kỳ
nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong
luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ
quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả
nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu
cũng như các thông tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Minh Phƣơng



LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà
Nội và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tuyến về đề tài
luận văn: "Hỗ trợ về thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp
luật Việt Nam". Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của
Trường Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt q
trình tơi học tập, nghiên cứu tại Trường.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn
Tuyến đã tận tình hướng dẫn tơi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau
đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình học tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một
cách hồn chỉnh nhất, nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà tự bản thân khơng thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp
ý của Q thầy, cơ giáo để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln bên tơi,
động viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện luận văn, cơng trình
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Minh Phƣơng



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chƣơng 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

1.1.

6

Lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp và hỗ trợ thuế đối với
doanh nghiệp khởi nghiệp

6

1.1.1. Lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp

6

1.1.2. Khái quát về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp

20

1.2.


Những vấn đề lý luận về pháp luật hỗ trợ thuế đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp

29

1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về hỗ trợ
thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp

29

1.2.2. Nội dung pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về
hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
Chƣơng 2:

32

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
Ở VIỆT NAM

2.1.

37

Thực trạng pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp ở Việt Nam

37


2.1.1. Thực trạng quy định về ưu đãi thuế trực thu đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp
2.1.2. Thực trạng quy định về ưu đãi thuế gián thu đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp

37
43

2.1.3. Thực trạng quy định về hỗ trợ thủ tục hành chính trong lĩnh
vực quản lý thuế, hỗ trợ tư vấn thuế, hướng dẫn thực hiện
pháp luật thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
2.2.

47

Thực tiễn thực hiện pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh

nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
2.2.1. Những kết quả đạt được

49
49

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và bất cập

58


Chƣơng 3:


ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
HỖ TRỢ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở
VIỆT NAM

3.1.

62

Định hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

62

3.1.1. Bảo đảm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc
đẩy sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp

62

3.1.2. Bảo đảm tính an tồn, thuận lợi và hiệu quả trong việc gia
nhập thị trường, hoạt động và việc rút lui khỏi thị trường của
doanh nghiệp khởi nghiệp

63

3.1.3. Bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
khởi nghiệp và các chủ thể khác có liên quan
3.2.

65


Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ thuế đối với
doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

65

KẾT LUẬN

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khởi nghiệp (Startup) là thuật ngữ dùng để chỉ những công ty đang
trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), thường
được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập
nghiệp. Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một cơng nghệ mới hoặc tạo
ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới,
nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty
trên thế giới.
Khởi nghiệp là quá trình sáng tạo, tạo dựng một tổ chức kinh doanh và
người khởi nghiệp là người sáng lập nên doanh nghiệp đó. Trong các văn bản
chính thức hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp được định nghĩa
là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác
tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới”.
Nhiều năm trở lại đây, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát
triển đã và đang trở thành một ưu tiên quan trọng ở nhiều quốc gia, trong đó

có Việt Nam. Một phần lý do, xu hướng khởi nghiệp trên toàn cầu trong những
năm vừa qua với sự xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp
trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ, cho đến y học, sức khỏe, du lịch, fintech,
vận tải logictics... Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sáng tạo,
việc nắm bắt xu hướng và đón đầu những xu hướng phát triển kinh doanh của
thế giới là một trong những yếu tố rất quan trọng để đi tới thành công. Với xu
hướng phát triển của công nghệ có thể thay đổi tồn bộ mọi ngóc ngách và
các ngành cơng nghiệp, việc khơng chuẩn bị có thể mang lại thất bại cho bất
kỳ cơng ty nào. Do đó, để bắt tay cho bước đầu thành công của các doanh
nghiệp khởi nghiệp là hệ thống pháp lý hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp
được đề cập chính thức tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ
năm 2016 và vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Trên thực tế, các
quy định liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đã xuất hiện từ những
năm đầu 2010, khi Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Chính phủ (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) được ban
hành. Gần đây Chính phủ đã ban hành Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự ra
1


đời của đạo luật này có thể xem như là một chỉ dấu cho các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong q trình thực hiện chính sách hỗ trợ
khởi nghiệp, vấn đề hỗ trợ về thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp được xem
là một trong những nội dung trọng tâm, có tính cốt lõi thơng qua việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định chi tiết về đối tượng được
Nhà nước hỗ trợ về thuế, hình thức và mức độ hỗ trợ về thuế cũng như điều
kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Từ thực tế nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề: “Hỗ trợ về
thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật Việt Nam” để
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, ngõ hầu góp một tiếng nói chung cho

quá trình thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có quy định đối với hỗ
trợ nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp được Quốc hội thông qua vào năm 2017
đã chính thức tạo cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ nhóm doanh nghiệp mới,
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, đã có một số bài viết, bài nghiên cứu
liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp và pháp luật về hỗ trợ đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu đã
được công bố trong thời gian gần đây bao gồm:
- Cơng trình nghiên cứu với tiêu đề: “Xây dựng và phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp: vai trò của chính sách Chính phủ”, của tác giả Đặng Bảo
Hà, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2015).
- Cơng trình nghiên cứu có tiêu đề: “Nhà nước và khởi nghiệp: Bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam”, của tác giả Trần Lương Sơn, Chu Thái Hà (2016).
- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phát triển vườn ươm doanh nghiệp
công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị
Nguyên (bảo vệ năm 2014) tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bài viết: “Ưu đãi thuế - giải pháp tài chính hỗ trợ, phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ”, của PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền và Lý Phương
Duyên, Học viện Tài chính, bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 227,
tháng 7 năm 2012.
2


- Bài viết: “Hoàn thiện quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, của ThS. Phạm Thị Hiền Thảo, Vụ Pháp
chế (Bộ Tài chính), đăng trên Tạp chí Tài chính điện tử năm 2019.
- Bài viết: “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp:
Kinh nghiệm một số nước và gợi ý cho Việt Nam”, của tác giả Lê Minh

Hương, đăng trên Tạp chí Ngân quỹ quốc gia, số 176, tháng 2/2017;
- Bài viết: “Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: Những
vấn đề đặt ra”, của PGS.TS Lê Xuân Trường, đăng trên Tạp chí Tài chính
điện tử ngày 25/4/2018.
Có thể nhận thấy, mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập
đến vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng các nghiên cứu này đều chưa
giải quyết toàn diện vấn đề hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp từ góc
độ pháp lý. Chính vì vậy, có thể cho rằng đề tài nghiên cứu của luận văn đáp
ứng được các yêu cầu về tính mới, có ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về
hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp và pháp luật về hỗ trợ thuế đối
với doanh nghiệp khởi nghiệp; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quy
định về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay; từ
đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi
nghiệp ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp và pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện hỗ trợ thuế đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, lý thuyết về hỗ
trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp và pháp luật về hỗ trợ thuế đối với
3



doanh nghiệp khởi nghiệp; các quy định pháp luật về hỗ trợ thuế đối với
doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về phương diện lý thuyết, doanh
nghiệp khởi nghiệp có thể bao gồm cả doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, thực tế
ở Việt Nam hiện nay cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp đều
bắt đầu từ mơ hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là doanh nghiệp siêu
nhỏ, do đặc thù của nền kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam là chuyển đổi
từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế cơng nghiệp và tự động
hóa, lấy khoa học công nghệ làm nền tảng. Do vậy luận văn chỉ nghiên cứu
đến phạm vi các doanh nghiệp khởi nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, tập trung
vào các vấn đề cơ bản, cốt lõi mà đề tài đặt ra như: lý luận về hỗ trợ thuế đối
với doanh nghiệp khởi nghiệp và pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp. Các vấn đề hỗ trợ khác đối với doanh nghiệp khởi
nghiệp như hỗ trợ về đất đai, tín dụng, đầu tư… khơng thuộc phạm vi nghiên
cứu của luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
- Phân tích bình luận về chính sách hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp và pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp;
- Phương pháp đánh giá, diễn giải, đối chiếu để làm rõ thực trạng pháp
luật về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa được sử dụng để
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ thuế đối với
doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn giúp ích cho các nhà làm
luật trong việc xây dựng và ban hành chính sách phù hợp với loại hình doanh
nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.
4


Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Luận văn tập trung chỉ ra những hạn
chế, bất cập của pháp luật hiện hành về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi
nghiệp để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ thuế đối
với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp và pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ
thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.

5


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT
VỀ HỖ TRỢ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
1.1. Lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp và hỗ trợ thuế đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp

1.1.1. Lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp
Về phương diện lý luận, để làm rõ khái niệm “doanh nghiệp khởi
nghiệp” là gì, trước hết cần làm rõ các khái niệm có tính chất tiền đề, đó là
khái niệm “doanh nghiệp” và khái niệm “khởi nghiệp”.
Về khái niệm “doanh nghiệp”
Trong pháp luật thực định Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp đã được
nhà làm luật quy định rõ trong các đạo luật về doanh nghiệp được ban hành kể từ
năm 1990 cho đến nay. Chẳng hạn: Theo Luật Công ty1999 trước đây (nay đã
hết hiệu lực), doanh nghiệp được định nghĩa là “các đơn vị kinh doanh được
thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh, đó là việc
thực hiện một hay một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”1.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014,”doanh nghiệp là tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Gần đây nhất, khái niệm
doanh nghiệp tiếp tục được ghi nhận tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp
2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), theo đó: “Doanh nghiệp là tổ chức có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”2.
Trong khoa học pháp lý, khái niệm “doanh nghiệp” cũng đã từng được
đề cập đến trong các cơng trình cơng bố của các tác giả trong nước. Theo định
nghĩa của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp là “một tổ chức
kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ để bán”.
1. Xem: Luật Công ty năm 1999.
2. Xem: Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

6



Từ các định nghĩa trên đây, có thể cho rằng doanh nghiệp là một tổ chức
kinh tế, có hoặc khơng có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh
doanh theo quy định của pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của các phương thức
sản xuất. Do đó, hiểu về doanh nghiệp một cách sâu sắc là cơ sở để nghiên
cứu cơ chế hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách tồn diện hơn.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp có thể được phân
loại theo tiêu chí ngành nghề kinh doanh hoặc theo tiêu chí hình thức pháp lý
(hình thức tổ chức hoạt động).
Nếu dựa vào tiêu chí ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể
được phân chia thành 6 loại hình cơ bản gồm: Doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp - thủy sản, thương mại - dịch vụ, giao
thông vận tải, xây dựng và các doanh nghiệp khác (như tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, chứng khốn…). Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tài chính nói chung
và nghĩa vụ thuế nói riêng của doanh nghiệp. Việc phân chia các loại hình
doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh là cơ sở cho việc ước tính hệ số
bêta phản ánh mức rủi ro của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.
Nếu dựa vào tiêu chí hình thức pháp lý (hình thức tổ chức hoạt động
của doanh nghiệp), Luật doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận có các loại hình
doanh nghiệp chủ yếu gồm: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp Nhà
nước, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Cách phân
loại này chủ yếu dựa trên các đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp.
Về khái niệm “doanh nghiệp khởi nghiệp”
Trong tiếng Anh, “khởi nghiệp” là startup hoặc start-up, thuật ngữ dùng
để chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung,
nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn
lập nghiệp3. Doanh nghiệp khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm
cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Doanh nghiệp khởi nghiệp có sự liên hệ mật thiết với nguồn tài chính và thủ
tục pháp lý đăng ký doanh nghiệp khởi nghiệp.

3. Xem: Nguyên Hạnh (2016), “Không nên đánh đồng startup với khởi nghiệp”. Dẫn bởi
nguồn: />
7


Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất cho tới nay của thuật ngữ
“Start-up” là định nghĩa do Steve Blank4 - cây đại thụ trong giới khởi nghiệp
trên thế giới xây dựng: “Start-up là tổ chức được tạo thành để tìm kiếm mơ
hình kinh doanh có khả năng tái lặp và nhân rộng”. Giám đốc điều hành Dự
án Thung Lũng Silicon Việt Nam (VSV Accelerator, dự án được bảo trợ của
Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ông Hàn Ngọc Tuấn Linh cũng chia sẻ:
“Start-up theo người Mỹ là mơ hình kinh doanh repeatable và scalable.
Repeatable là có khả năng đáp ứng những nhu cầu lặp lại với tần suất cao
(Uber, Facebook) và scalable là có sức nhân rộng nhanh, liên tục (Starbucks)”.
Như vậy, có thể thấy Start-up khơng dùng để gọi những công việc
kinh doanh mới bắt đầu mà chỉ để gọi một nhóm trong những doanh nghiệp
khởi sự kinh doanh. Đó là các dự án kinh doanh bắt đầu từ số 0 nhưng gắn với
sự sáng tạo rất mạnh và tạo thành mơ hình kinh doanh cho phép nhân rộng
với tốc độ tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ. Ban đầu thuật ngữ Start-up
thường được dùng với nghĩa hẹp để chỉ các hoạt động khởi nghiệp hoặc công
ty khởi nghiệp về công nghệ. Nguyên nhân của điều này đến từ việc thành
công của một ngành công nghiệp mới - công nghệ thông tin trong giai đoạn
1990s và bởi đây là những ngành mới phát triển gắn mật thiết với sự đổi mới
và sáng tạo. Theo thời gian khái niệm này đã “phẳng hóa” dần và hiện nay
thuật ngữ Start-up được dùng chung cho các hoạt động khởi nghiệp trong tất
cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Khi du nhập vào xã hội Việt Nam, khái niệm Start-up đã nhanh chóng
trở nên phổ biến và tạo thành một phong trào khởi nghiệp. Tuy nhiên, khơng
ít người lại nhầm lẫn giữa khởi nghiệp sáng tạo với việc bắt đầu một công
việc kinh doanh, sáng lập một doanh nghiệp nhỏ thông thường.

Tại diễn đàn Doanh nghiệp bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới
về ASEAN, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đã khẳng
định: “Khái niệm Start-up như chúng ta hay nghe thấy trên toàn thế giới
tương ứng với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nghĩa là khởi nghiệp từ những ý
tưởng mới, những mơ hình mới, những kết quả khoa học cơng nghệ mới. sau
đó nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để cạnh tranh toàn cầu và
4. Steve Blank là mentor của Eric Ries và cũng là người truyền cảm hứng để Eric viết nên cuốn sách nổi
tiếng khắp thế giới - The Lean Start-up: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses.

8


được đầu tư nhanh chóng”5. Trong văn bản chính sách hiện nay ở Việt Nam,
doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMSTT được mơ tả là “loại hình doanh nghiệp có
khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ
hình kinh doanh mới.”6 nhằm phân biệt với lập nghiệp thông thường như mở
quán phở hay cửa hàng bán quần áo.7
Trong pháp luật thực định Việt Nam hiện nay, nhà làm luật chưa đưa
ra định nghĩa chính thức về doanh nghiệp khởi nghiệp mà mới chỉ có định
nghĩa về “doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”. Thật vậy, theo
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 thì
“doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa
được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng
nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”8.
Tuy nhiên, doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ có
sự khác biệt như sau: Về mặt quy mô nhân sự và quy mơ vốn ban đầu, doanh
nghiệp khởi nghiệp có thể gần giống với doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn ít,
nhân sự mỏng, chưa thể chun mơn hóa, chun nghiệp hóa). Do đó, nhiều
người cho rằng những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bao gồm
những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, bản chất

doanh nghiệp khởi nghiệp rất khác so với doanh nghiệp nhỏ và vừa thơng
thường, do đó, u cầu hỗ trợ cũng sẽ khác nhau. Một số yếu tố khác biệt đặc
trưng9 giữa hai đối tượng này như sau:
- Doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up) có rủi ro cao hơn doanh nghiệp
nhỏ và vừa (SMEs) rất nhiều về cả công nghệ lẫn thị trường, vì sản phẩm,
cơng nghệ của họ là sản phẩm, công nghệ mới gần như chưa từng có sản
phẩm, cơng nghệ tương tự trên thị trường. Do đó, họ cần đảm bảo các khâu
nghiên cứu, ứng dụng và thử nghiệm công nghệ nhiều lần trước khi đưa ra thị
5. Xem thêm: />6. Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc
gia đến năm 2025”. Định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST trên đây là kế thừa khái niệm của các loại
hình “emerging high-growth companies”, “early-stage innovative companies”, “entrepreneurs” hay “startups” trong các văn bản chính sách và các nghiên cứu trên thế giới.
7. Sự phân biệt này khơng có nghĩa là chính sách Nhà nước chỉ hỗ trợ “khởi nghiệp ĐMST”, không hỗ trợ
lập nghiệp thông thường, bởi vì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, cũng cần khích lệ tinh thần doanh thương. Sự phân
biệt này chỉ là để tìm cách hỗ trợ một cách phù hợp nhất với tính chất của từng loại hình. Ví dụ, khi thu hút
đầu tư mạo hiểm thì chỉ liên quan đến “khởi nghiệp ĐMST”.
8. Định nghĩa này được ghi nhận trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
9. Đề án Chương trình quốc gia hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2020.

9


trường. Có thể giải pháp cơng nghệ có tính sáng tạo cao nhưng lại không áp
dụng được quy mô công nghiệp, không đưa ra kết quả mong đợi sau nhiều lần
thử nghiệm, đó là rủi ro về mặt cơng nghệ. Cũng có thể cơng nghệ mới đã
giúp Start-up tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh nhưng khi đưa ra thị trường lại
khơng được người dùng tiếp nhận - đó là rủi ro về mặt thị trường.
Trong khi đó, SMEs thơng thường đưa ra những sản phẩm, dịch vụ
gần như đã có trên thị trường, do đó, họ khơng chịu cả rủi ro về mặt công
nghệ lẫn rủi ro về thị trường.
- Trong khi SMEs có thể dễ dàng đi vay vốn ngân hàng thì Start-up

lại khơng thể. Chính vì tính rủi ro cao nên việc thu hút đầu tư cho Start-up
khó hơn nhiều so với thu hút đầu tư cho SMEs bởi những nhà đầu tư chấp
nhận đầu tư cho Start-up phải là những nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro được gọi là các khoản đầu tư mạo hiểm. Họ chính là các quỹ đầu tư mạo hiểm
(VC) và các nhà đầu tư thiên thần (angel investors).
- Cũng chính những rủi ro gặp phải cao nên việc hỗ trợ khởi nghiệp
có thể yêu cầu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật và chuyên gia nhiều kỹ năng
hơn so với việc hỗ trợ SMEs.
Ví dụ, nhiều Start-up trong các lĩnh vực như điện tử, viễn thông, y tế,
nơng nghiệp,…cần có các cơ sở ươm tạo cơng nghệ với nhiều máy móc, thiết
bị chuyên dụng để có thể hỗ trợ họ hồn thiện được cơng nghệ mới của mình.
Ngồi cơ sở vật chất cụ thể, Start-up cịn cần được huấn luyện những
kỹ năng khác biệt so với SMEs thơng thường, ví dụ kỹ năng gọi vốn từ nhà
đầu tư, kỹ năng về quản trị tài sản trí tuệ,…
- Nhiều hỗ trợ dành cho SMEs sẽ khơng có nhiều ý nghĩa đối Startup. Ví dụ: hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp có thể có nhiều ý nghĩa thực
tế đối với SMEs thông thường nhưng đối với Start-up, họ có thể mất tất cả
thời gian nhiều tháng trời, một năm đến hai năm bán dịch vụ miễn phí chỉ để
thu hút lượng người dùng lớn và sau này bán lại doanh nghiệp của họ cho các
công ty lớn hơn có dịch vụ tương tư. Đó là vì chiến lược phát triển của họ là
chiến lược “xây để bán”. Đối với những Start-up như vậy, việc giảm, miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khơng có nhiều tác động đến họ trong những
năm đầu tiên khởi nghiệp, cũng chính là giai đoạn họ cần hỗ trợ nhất.
10


- Tuy yêu cầu những “chăm sóc” rất cụ thể nhưng Start-up, nếu tồn
tại được, lại có thể phát triển nhanh gấp hàng chục, hàng trăm lần so với
SMEs thông thường. Chẳng những thế mà giá trị của Facebook từ 2 tỷ đô la
Mỹ trong năm 2006 đã tăng lên 50 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010.
- Giá trị mà các Start-up mang lại cho xã hội ngoài giá trị về kinh tế
thì cịn rất lớn về giá trị xã hội khi họ đưa đến người dùng những sản phẩm

mới, mang tính tri thức cao.
Chính vì các yếu tố nêu trên, việc hỗ trợ về thuế đối với các doanh
nghiệp khởi nghiệp cần có một định hướng, chương trình cụ thể so với các
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, khái niệm doanh nghiệp khởi
nghiệp là một cộng đồng đặc biệt, với “tính chất tạo ra những sản phẩm mới,
phân khúc khách hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa
từng có, cách tiếp cận thị trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, đặc
biệt là cơng nghệ thơng tin và vì qua mạng nên khơng có tính biên giới”.
Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một cơng nghệ mới, hoặc tạo ra hình
thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới. Tức là
các doanh nghiệp khởi nghiệp phải có gì đó khác biệt khơng chỉ với các
doanh nghiệp khác ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với
các doanh nghiệp khác trên thế giới. Như vậy, về bản chất doanh nghiệp khởi
nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập bởi một cá nhân hay nhóm cá nhân
để tiến hành hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực mới mẻ,
có tính sáng tạo và gắn với khoa học cơng nghệ, tài sản trí tuệ nhưng luôn
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ các phân tích trên đây, tác giả luận văn cho rằng có
thể đưa ra khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp như sau:
Doanh nghiệp khởi nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh trên cơ sở thực hiện ý tưởng
khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng
tăng trưởng nhanh để phát triển.
Vì doanh nghiệp khởi nghiệp được thực hiện ý tưởng sáng tạo trên cơ
sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả
năng tăng trưởng nhanh (vốn, yếu tố môi trường phát triển) nên doanh nghiệp
11


khởi nghiệp có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù so với các loại hình

doanh nghiệp thơng thường khác không phải là doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.1.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp khởi nghiệp
Ở mức độ khái quát, có thể cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp có
những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Tính đột phá, sáng tạo
Khởi nghiệp địi hỏi phải đổi mới, sáng tạo. Đặc tính cơ bản của khởi
nghiệp là tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường
hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như
có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mơ hình kinh doanh mới,
hoặc một loại cơng nghệ độc đáo mới,…Ví dụ, bạn có thể tạo ra một phân
khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khỏe cá nhân),
một mơ hình kinh doanh hồn tồn mới (như AirBnb) hoặc một loại công
nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như cơng nghệ in 3D)10.
Đây chính là đặc điểm phân biệt rõ nhất khởi nghiệp với lập nghiệp
thông thường. Lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh
nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…mà vô số những doanh nghiệp, hộ
kinh doanh khác đã và đang làm cùng mơ hình kinh doanh giống bạn, chẳng
hạn như mở cửa hàng, quán ăn, quán café,.. Có thể nêu ra một minh chứng:
mơ hình chăn ni dê của anh Phạm Văn Hưng ở H.Di Linh, Lâm Đồng11
được xem là mơ hình khởi nghiệp, bởi tính sáng tạo và đột phá trong việc tìm
giống mới, chuyển giao kỹ thuật chăn ni mới… nhờ đó lợi nhuận và năng
suất trang trại của anh cao hơn cách chăn nuôi truyền thống của các hộ khác.
Ngược lại, nếu bạn chỉ mua dê về và chăn ni như các hộ cịn lại trong vùng
H.Di Linh thì chỉ có thể nói bạn đang lập nghiệp mà thơi.
Thứ hai: Tính tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng
Một doanh nghiệp khởi nghiệp, một Start-up sẽ không đặt ra giới hạn
cho sự tăng trưởng. Bởi xuất phát điểm từ sự đột phá và sáng tạo, sự thành
công của họ sẽ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn và có thể xem là người khai phá
10. Xem thêm: />11. Xem thêm: />
12



thị trường. Tuy nhiên, tính sáng tạo đảm bảo cho khởi nghiệp thành công
cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro, mạo hiểm. Nhìn chung, sự tăng trưởng
của một doanh nghiệp khởi nghiệp thường gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là khi doanh nghiệp đang cố gắng đi tìm mục tiêu và
con đường của mình, tốc độ tăng trưởng gần như bằng khơng hoặc tăng
trưởng một cách ì ạch.
- Giai đoạn hai là khi doanh nghiệp khởi nghiệp đã tìm được cách tạo
ra thứ mà nhiều người muốn và cách tiếp cận những người này, sự tăng
trưởng chóng mặt sẽ xảy ra.
- Giai đoạn ba, cuối cùng một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công
sẽ trở thành một công ty lớn mạnh. Sự tăng trưởng sẽ chậm lại, một phần bởi
những giới hạn nội bộ và một phần khác bởi vì cơng ty sẽ bắt đầu gặp phải
giới hạn của thị trường nó đang phục vụ.
Qua đó, ta nhận thấy, có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm
để doanh nghiệp khởi nghiệp có được doanh thu (dù rất nhỏ). Họ sẽ có xu
hướng tập trung vốn phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng,
nhằm có được một lượng khách hàng đơng đảo trước khi chú ý tới phát triển
hoạt động kinh doanh. Song, nếu kế hoạch thành cơng, lợi nhuận tài chính có
thể rất khổng lồ (như Uber hiện được định giá khoảng năm mươi tỉ đô la Mỹ).
Điều này cũng lý giải tại sao phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp đều phải
gọi vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần12 và Quỹ đầu tư mạo hiểm13.
Thứ ba, về chủ sở hữu doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chủ sở hữu doanh nghiệp khởi nghiệp thường là các cá nhân hoặc
nhóm cá nhân có ý tưởng sáng tạo trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng
nghệ mới hoặc mơ hình kinh doanh mới và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong
12. Nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư cào các doanh nghiệp khởi nghiệp mà khơng q chú trọng vào khả
năng sống cịn của doanh nghiệp. Họ tập trung vào việc giúp các công ty khởi nghiệp thực hiện các bước phát
triển đầu tiên của họ mà khơng phải vì lợi nhuận có thể thu về được từ doanh nghiệp. Họ vốn là những cá

nhân giàu có bơm vốn cho các cơng ty khởi nghiệp để đổi lấy vốn chủ sở hữu hoặc nợ chuyển đổi.
13. Đầu tư mạo hiểm là việc cung cấp vốn tài chính cho các cơng ty ở giai đoạn khởi động tăng trưởng ban
đầu. Quỹ đầu tư mạo hiểm thường rót tiền vào các cơng ty có một cơng nghệ mới hoặc mơ hình kinh doanh
trong ngành cơng nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn như công nghệ sinh học, CNTT, phần mềm...
Các công ty được quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn thường có lịch sử hoạt động hạn chế, quá nhỏ để huy động
vốn trên thị trường chính thống và khơng đạt đủ u cầu để họ có thể đảm bảo một khoản vay ngân hàng. Để
đổi lại với độ rủi ro cao mà nhà đầu tư mạo hiểm phải chịu khi đầu tư vào các công ty nhỏ và chưa trưởng
thành, các nhà đầu tư mạo hiểm thường có được quyền kiểm sốt đáng kể vào các quyết định cơng ty, ngồi
ra một phần đáng kể quyền sở hữu của công ty.

13


q trình khởi nghiệp. Do có bản chất là doanh nghiệp nên các doanh nghiệp
khởi nghiệp vẫn phải được thành lập theo quy trình, thủ tục đã được quy định
trong Luật Doanh nghiệp, trong đó có các thủ tục như lập hồ sơ thành lập
doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
cơng bố thơng tin về việc thành lập doanh nghiệp, khai trương hoạt động sau
khi đã được cấp phép (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Sau khi đã
hoàn thành các thủ tục pháp lý để hoạt động theo quy định, doanh nghiệp khởi
nghiệp sẽ có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia các quan hệ giao dịch trên thị
trường với tư cách là một chủ thể kinh doanh.
Thứ tư, về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Lĩnh vực hoạt động đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp là khai thác
tài ngun cơng nghệ mới, các sản phẩm trí tuệ (ví dụ: trí tuệ nhân tạo) hoặc
áp dụng các mơ hình kinh doanh mới mẻ chưa từng được sử dụng trong đời
sống thực tiễn. Về vấn đề này, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ cho rằng: “Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một cơng
nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc
thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà

với tất cả công ty trên thế giới”. Bên cạnh đó, tính đột phá và sáng tạo là một
xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh trong thời đại 4.0. Giá trị của trí
tuệ, sáng tạo là vơ cùng to lớn, góp phần tạo ra sự đột phá và quyết định khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thứ năm, về mục đích hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Mục đích hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp là nhằm tạo ra lợi
nhuận cao trên cơ sở sáng tạo và thực hiện các ý tưởng mới. Đây chính là
điểm khác biệt của doanh nghiệp khởi nghiệp so với doanh nghiệp truyền
thống, đó là việc tập trung vào mục tiêu tăng trưởng nhanh, càng nhanh càng
tốt, và tạo ra một mơ hình kinh doanh có tính tăng trưởng nhiều lĩnh vực.
Ngồi ra, doanh nghiệp khởi nghiệp thường đứng trước những khó khăn ban
đầu khi khởi nghiệp, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn khởi nghiệp cũng như
khả năng thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, bởi lẽ đa số các
doanh nghiệp loại này thường bắt đầu khởi nghiệp bằng nguồn vốn tự có của
các thành viên sáng lập, hoặc một phần vốn kêu gọi hỗ trợ từ bạn bè, người
thân hay các đồng nghiệp, hoặc vốn góp từ cộng đồng.Chính đặc điểm này đặt
14


ra yêu cầu cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về phương diện tài chính, đặc biệt
là hỗ trợ về thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.1.1.3. Phân loại doanh nghiệp khởi nghiệp
Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam bắt đầu
phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại hình doanh nghiệp. Về phương diện
lý thuyết, việc phân loại doanh nghiệp khởi nghiệp có thể dựa trên hai tiêu chí
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nếu căn cứ vào tiêu chí hình thức tổ chức kinh doanh, có thể
phân chia doanh nghiệp khởi nghiệp thành 4 loại hình cơ bản bao gồm14:
- Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship);
- Công ty hợp danh (Partnership);

- Công ty cổ phần (Joint stock company);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited liabilty Company).
Đối với loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp tư nhân,
đây là tổ chức kinh tế được thành lập bởi vốn góp của một cá nhân và do cá
nhân đó làm chủ sở hữu. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo
pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả mọi vấn đề liên quan đến
doanh nghiệp tư nhân, trong đó có hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành
mọi hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là Giám đốc điều hành. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể lựa chọn phương
thức thuê người khác làm Giám đốc điều hành thay cho mình và trả lương
hàng tháng cho người được thuê là Giám đốc doanh nghiệp. Về bản chất,
doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân
và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp đối với các chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp tư nhân có một
số ưu điểm và nhược điểm chính sau đây:
Về ưu điểm:
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết
định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật.
14Xem: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật doanh nghiệp.

15


Về nhược điểm:
a) Do khơng có tư cách pháp nhân nên khơng có sự tách bạch giữa tài
sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp, vì thế mức độ rủi ro
của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thường rất cao;

b) Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh
nghiệp bằng mọi tài sản của mình (bao gồm các tài sản đã đầu tư vào doanh
nghiệp và các tài sản khác chưa đầu tư vào doanh nghiệp). Do đó, doanh nghiệp
tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô
hạn của chủ doanh nghiệp đối với các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
Đối với loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp là cơng ty trách nhiệm
hữu hạn, đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật
thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt,
tách bạch rõ ràng không chỉ về tư cách pháp lý mà cả về phương diện tài sản,
tài chính. Trước pháp luật, cơng ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu cơng ty có thể là thể
nhân hoặc pháp nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu
công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn có khơng q 50 thành viên cùng góp
vốn thành lập và mỗi thành viên cơng ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài chính khác của cơng ty trong phạm vi phần vốn họ đã góp
vào cơng ty. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn có thể phát hành trái phiếu doanh
nghiệp nhưng không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Loại doanh nghiệp khởi nghiệp này có một số ưu điểm và nhược điểm
cơ bản sau đây:
Về ưu điểm:
a) Chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ty: Các thành viên
công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ty trong phạm vi phần
vốn góp vào cơng ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
b) Chế độ chuyển nhượng vốn được kiểm sốt chặt chẽ nên nhà đầu tư
dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập
của người lạ vào cơng ty.
Về nhược điểm:
a) Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ
trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ty đối với các nghĩa vụ tài sản của
công ty;

16


b) Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp
luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn khơng có quyền phát hành cổ phiếu
để huy động vốn.
Riêng đối với loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
đây là một loại hình đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định
của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh
nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp (vốn do chủ doanh
nghiệp trực tiếp đầu tư). Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng tồn bộ
hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Cơng ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu công ty
không được trực tiếp rút một phần hoặc tồn bộ số vốn đã góp vào cơng ty,
ngoại trừ phương thức rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được
chia lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề
kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên bao gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc.
Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là công ty cổ phần, đây là loại hình
cơng ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Công ty cổ phần phải có cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ
phần có trên mười một cổ đơng phải có Ban kiểm sốt. Các cổ đơng chỉ chịu

trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp vào cơng ty, có quyền tự do chuyển nhượng phần quyền sở hữu
cơng ty cho người khác. Loại hình doanh nghiệp này có số lượng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cơng ty cổ phần có quyền phát
hành chứng khoán (bao gồm chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu) ra ngồi cơng
chúng để huy động vốn theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
17


Loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp này có một số ưu điểm và nhược
điểm cơ bản sau đây:
Về ưu điểm:
a) Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Các cổ đông của công ty chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ
rủi ro tài chính của các cổ đơng khơng cao;
b) Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các
lĩnh vực, ngành nghề;
c) Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt, tạo điều kiện để
nhiều người cùng góp vốn vào cơng ty;
d) Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên khả năng huy
động vốn rất cao và rất linh hoạt;
đ) Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ
dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng.
Về nhược điểm:
a) Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng
các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người khơng hề quen biết nhau và thậm
chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đơng đối kháng nhau về lợi ích;
b) Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các
loại hình cơng ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp
luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và kiểm soát nội bộ.

Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là công ty hợp danh, đây là loại hình
cơng ty rất đặc thù, trong đó cơng ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên
hợp danh là chủ sở hữu chung của cơng ty và có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty, cịn thành viên hợp danh thì phải
chịu trách nhiệm vơ hạn về các khoản nợ của công ty bằng mọi tài sản của
mình. Cơng ty hợp danh cũng có tư cách pháp nhân, trong đó chỉ các thành
viên hợp danh mới có quyền quản lý cơng ty và cùng nhau chịu trách nhiệm
về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ
lệ quy định tại điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang
nhau khi quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý công ty.
18


Loại doanh nghiệp khởi nghiệp này có một số ưu điểm và nhược điểm
cơ bản sau đây:
Về ưu điểm:
a) Công ty hợp danh có sự kết hợp giữa uy tín cá nhân của nhiều
người là thành viên hợp danh. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của
các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của
các bạn hàng, đối tác kinh doanh;
b) Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số
lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, giữa các thành viên
thường có sự tin tưởng tuyệt đối với nhau nên có sự đồn kết để cùng chia sẻ
rủi ro trong kinh doanh.
Về nhược điểm:
a) Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách
nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao;
b) Loại hình cơng ty này chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định, ví dụ như cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ kiểm

toán, dịch vụ kế tốn...
Thứ hai, nếu căn cứ vào quy mơ hoạt động của doanh nghiệp khởi
nghiệp, có thể phân chia thành ba loại gồm: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa15.
Đối với cả ba loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa đều có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp này hoạt động
trong các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bình qn năm khơng quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá
3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Còn doanh nghiệp siêu
nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá
10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
15. Xem: Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ.

19


×