Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực tiễn hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

DƯƠNG KHÁNH NAM

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

DƯƠNG KHÁNH NAM

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn với đề tài “Xử lý tài sản thế chấp trong
hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại theo Pháp luật Việt Nam từ
thực tiễn hoạt động của Cơ quan thi hành án dân sự.”, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tịi học hỏi cũng
như thu thập thơng tin số liệu liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Lan Hương – người đã tận
tình hướng dẫn tơi nghiên cứu đề tài này, giúp đỡ tôi cũng như đã cung cấp
cho tôi những kiến thức sâu rộng để tơi có nền tảng nghiên cứu đề tài.Bên
cạnh đó tơi xin gửi lời cảm ơn đếntất cả các thầy cô trong Khoa Luật - Trường
Đại học Mở Hà Nội, giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan Hương, các
cán bộ trong ngành Thi hành án dân sự và gia đình đã hết sức giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập thông tin, số liệuđể phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài
qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn
khơng tránh khỏi những tồn tại. Vì vậy tơi rất mong muốn và chân thành cảm
ơn các ý kiến đóng góp của Q Thầy, Cơ.
Tác giả luận văn

Dương Khánh Nam


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu được trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Xác nhận của người hướng dẫn Khoa học

Hà Nội, Ngày

tháng

năm

Tác giả luận văn

Dương Khánh Nam


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 5
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................. 7
6. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 7
Chương 1 ....................................................................................................... 9
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ
CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI QUA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN .................................................. 9

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .............................................................................. 9
1.1. Thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ...... 9
1.1.1. Cho vay ................................................................................................ 9
1.1.2. Yêu cầu cho vay ................................................................................. 13
1.1.3. Khái niệm thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM ........ 13
1.1.4. Đặc điểm của quan hệ thế chấp ........................................................... 16
1.2. Xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương
mại ............................................................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm về xử lý tài sản thế chấp .................................................... 17
1.2.2. Nội dung của quan hệ xử lý tài sản thế chấp ....................................... 24
1.2.2.1. Chủ thể tham gia quan hệ xử lý tài sản thế chấp .............................. 24
1.2.2.2. Tài sản thế chấp .............................................................................. 26
1.2.2.3. Phương thức xử lý tài sản thế chấp .................................................. 29


1.3. Hoạt động xử lý tài sản thế chấp của Cơ quan thi hành án dân sự .......... 29
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 31
Chương 2 ..................................................................................................... 32
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN .............. 32
THẾ CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ............ 32
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ............................................................................ 32
2.1. Quy định pháp luật về xử lý tài sản thế chấp.......................................... 32
2.1.2. Căn cứ xử lý tài sản thế chấp .............................................................. 37
2.1.3. Xác định giá trị tài sản thế chấp .......................................................... 38
2.1.4. Xác định quyền của Ngân hàng trong xử lý tài sản thế chấp ............... 41
2.1.5. Phương thức xử lý tài sản thế chấp ..................................................... 46
2.2. Thực tiễn xử lý tài sản thế chấp từ hoạt động của Cơ quan thi hành án dân
sự ................................................................................................................. 54
2.2.1.Vị trí của Cơ quan thi hành án dân sự trong xử lý tài sản thế chấp ....... 54

2.2.2. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền của tổ chức thi hành án .................... 62
2.2.2.1. Xác định tài sản thế chấp ................................................................. 62
2.2.2.2. Định giá tài sản thế chấp ................................................................. 65
2.2.2.3. Bán đấu giá ..................................................................................... 73
2.2.2.4. Giao khoản nợ thu hồi cho Ngân hàng thương mại.......................... 77
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 82
Chương 3 ..................................................................................................... 83
ĐỊNH HƯỚNG, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ
CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ........................................ 83
3.1.Định hướng ............................................................................................ 83
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia xử lý
tài sản thế chấp ............................................................................................. 83


3.1.2. Hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm việc xử lý tài sản thế chấp nhanh
chóng và minh bạch...................................................................................... 84
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng thương mại ..................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 96
PHỤ LỤC .................................................................................................. 101


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

BỘ LUẬT DÂN SỰ


BLTTDS

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

THADS

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN

NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH – CHÍNH PHỦ

HĐ-TCTS

HỢP ĐỒNG – THẾ CHẤP TÀI SẢN

NHTM

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

QĐ-NHNN

QUYẾT ĐỊNH –NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

TCTD


TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THA

THI HÀNH ÁN

TAND

TỊA ÁN NHÂN DÂN

TNHH

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

TMCP

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

QĐST

QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM

HĐTD-NH

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG – NGÂN HÀNG


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã có
những bước phát triển nhanh chóng cả về quy mơ và sự đa dạng nghiệp vụ.
Một trong những nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu nhất của các tổ chức tín
dụng là nghiệp vụ cấp tín dụng. Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiền
ẩn rủi ro, khách hàng vay vốn vì nhiều lý do khơng trả được nợ (bao gồm cả
nợ gốc và nợ lãi) dẫn đến Ngân hàng phải “gồng mình” vừa bù đắp cho khoản
vay mà khách hàng khơng trả được theo Hợp đồng tín dụng đã ký, vừa phải
trả lãi tiền huy động từ tổ chức và người dân dẫn đến hoạt động của Ngân
hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cho vay vừa bảo toàn được nguồn vốn, vừa
bảo vệ được nghề nghiệp luôn là yếu tố sống cịn khơng chỉ với ngân hàng mà
cịn đối với cán bộ tín dụng tại Ngân hàng. Có vay thì phải có trả, tuy nhiên,
cũng vì nhiều lý do, hồn cảnh, mà khách hàng vay đã khơng thể trả được nợ
cho Ngân hàng dẫn đến các tranh chấp phát sinh mà không bên nào mong
muốn, nhưng khi khách hàng đã khơng cịn khả năng trả nợ thì Ngân hàng
biết trơng vào gì để thu hồi nợ từ khoản vay của khách hàng, đến đây thì mọi
việc thu nợ đều trông chờ vào tài sản bảo đảm của khách hàng, cũng có thể tài
sản bảo đảm là của bên thứ ba hoặc của chính khách hàng và chúng ta có thể
khẳng định tài sản bảo đảm được coi là cứu tinh duy nhất cho khoản vay có
nguy cơ mất vốn của khách hàng tại Ngân hàng. Một trong những biện pháp
bảo đảm mà ngân hàng thường sử dụng chính là thế chấp tài sản.
Đối với biện pháp này, pháp luật dân sự, thi hành án dân sự va các quy
định pháp luật có liên quan cũng đã quy định tương đối rõ ràng nhằm tạo cơ
sở pháp lý trong xử lý tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay cho ngân hàng.
Tuy nhiên thực tiễn áp dụng các quy định này cho thấy vẫn cịn nhiều khó
khăn vướng mắc do sự chồng chéo của quy định pháp luật và do nhiều

1


nguyên nhân khác khiến hoạt động xử lý tài sản thế chấp không đạt được hiệu

quả không như mong muốn. Thông qua nghiên cứu thực tiễn xử lý tài sản thế
chấp của cơ quan thi hành án dân sự, sẽ thấy rõ được những khó khăn, vướng
mắc trong hoạt động xử lý tài sản thế chấp, mà nguyên nhân chính được xác
định là do sự thiếu hoàn thiện của quy định pháp luật. Để có thể khắc phục
được những bất cập này, trong thời gian tới cần có những định hướng đúng
đắn, hoàn thiện các quy định pháp luật và có những giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này khi xử lý tài sản thế chấp trong
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Đó cũng chính là lý do, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương
mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Cơ quan thi hành
án dân sự”với mong muốn sẽ góp phần hồn thiện hơn nữa các quy định của
pháp luật về giao dịch xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của
Ngân hàng thương mại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu về vấn đềxử lý tài sản thế chấp trong
hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam đã
được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và gốc độ khác nhau, có
thể kể đến như:
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật dân sự(tập 1,
tập2), Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội;
- Vũ Thị Hồng Yến, (2013), “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp
theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”,Luận án tiến sĩ, Đại
học Quốc gia Hà Nội:
- Nguyễn Trung Hiếu, (2015), “Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo
pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật Đại học
Quốc gia Hà Nội: tập trung nghiên cứu làm rõ các quy định pháp luật Việt

2



Nam hiện nay về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự, có
tìm hiểu, tham khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới
và tổng kết từ thực tiễn tham gia công tác tư vấn pháp lý, xử lý tài sản thế
chấp tại các tổ chức tín dụng, qua đó đã định hướng và đề xuất được một số
giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định pháp luật về thế chấp và xử lý tài sản
thế chấp nhằm tạo ra một cơ chế phù hợp hơn cho vấn đề này trong thời gian
tới.
- Nguyền Quỳnh Thoa, (2015), “Xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ theo
pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn
đã phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến thế chấp tài sản, thế
chấp quyền sử dụng đất và xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất; Đã hệ
thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản thế chấp là
quyền sử dụng đất đặc biệt nêu và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về xử
lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những
vấn đề bất cập, hạn chế và nguyên nhân; Đã kiến nghị một số phương hướng
và đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài
sản thế chấp là quyền sử dụng đất.
- Hoàng Thị Huế, (2017), “Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam:
Luận văn đã tập trung làm rõ về cơ sở lý luận về tài sản thế chấp là quyền sử
dụng đất, các quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để đảm
bảo tiền vay ngân hàng; Thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử tại Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội để xác định được một số khó khăn, vướng mắc
trong quá trình xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để có định hướng
hồn thiện và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác xử lý tài sản thế chấp
là quyền sử dụng đất để đảm bảo tiền vay ngân hàng;
- Ngô Ngọc Tú, (2020), “Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đảm
bảo thực hiện hợp đồng tín dụng, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị”, Luận văn

3


thạc sĩ, Đại học Luật Huế: Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận
về pháp luật xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đảm bảo thực hiện hợp
đồng tín dụng, thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.
Đồng thời, qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật để đưa ra những
nhận xét, đánh giá về những quy định của pháp luật hiện hành áp dụng trên
thực tiễn. Tổng hợp các phương pháp để hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản
cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng và nâng cao
hiệu quả của việc xử lý tài sản.
- Phạm Nguyễn Đức Tài, (2014), “Xử lý tài sản có đăng ký giao dịch
bảo đảm để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng theo pháp luật Thi hành án
dân sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn này tập trung làm rõ những vấn
đề lý luận về thi hành án dân sự và hoạt động, nguyên tắc xử lý tài sản có
đăng ký giao dịch bảo đảm, phân tích thực trạng vấn đề xử lý và kiến nghị
một số nội dung hoàn thiện.
Và một số bài viết như: Đinh Duy Bằng, 2012, Những hạn chế khi tổ
chức cơ quan thi hành án dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,
/>Thùy Trang, Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tin dụng
của Ngân hàng thương mại: Một số nhận định nhìn từ gôc độ pháp lý đến
thực tiễn; Lê Thị Kim
Dung, (2019), Xử lý tài sản bảo đảm và câu chuyện ngành tư pháp, Đặc san
Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2019; Xử nợ xấu 'tắc' vì vay hàng trăm tỉ, tài
sản thế chấp chỉ hàng trăm triệu; Hoàng Quảng Lực, Bàn về thế chấp và việc xử lý tài sản trong hợp
đồng tín dụng; Khó
khăn

vướng


mắc

khi

TCTD
4

xử



tài

sản

bảo


đảm; nhiều bài viết khác.
Các cơng trình nghiên cứu trên là các tài liệu tham khảo có giá trị đối
với tác giả trong quá trình nghiên cứu về vấn đề xử lý tài sản thế chấp bảo
đảm khoản vay tại ngân hàng thương mại từ thực tiễn hoạt động của Cơ quan
thi hành án dân sự, góp phần giúp tác giả định hướng và hồn thiện luận văn
của mình.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích: Luận văn tập trung nghiên cứu khái quát về một số vấn
đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và thế chấp tài sản làm cơ sở
cho việc xây dựng các quy định pháp luật. Nghiên cứu, phân tích đánh giá các
quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản, thực tiễn áp dụng pháp

luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực
tiễn áp dụng pháp luật thế chấp tài sản để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
pháp luật.
Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề phát sinh từ thực trạng xử lý
tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại theo
pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Cơ quan thi hành án dân sự.
Qua đó, định hướng và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp
luật về thực trạng xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của Ngân
hàng thương mại từ thực tiễn hoạt động của Cơ quan thi hành án dân sự ở
Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Luận văn chỉ giới hạn nghiên về các quy định của pháp luật
hiện hành về xử lý tài sản thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay.

5


- Không gian: chỉ nghiên cứu về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động
cho vay của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt
động của Cơ quan thi hành án dân sự;
- Thời gian: giai đoạn 2016-2020.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
luận văn kết hợp chúng với một số phương pháp nghiên cứu chuyên sâu như:
- Phương pháp phân tích kết hợp với bình luận được sử dụng để làm rõ
quy định của pháp luật hiện hành về cách xử lý tài sản thế chấp trong hợp
đồng cho vay.
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát thực trạng áp dụng pháp luật
về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay để đề xuất các kiến nghị

hoàn thiện pháp luật.
- Phương pháp so sánh được áp dụng để tìm ra những nét khác biệt và
tương đồng giữa quy định của pháp luật Việt Nam với các nước khác, giữa
nội dung của pháp luật thực định qua các thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn nhằm vận dụng nhuần nhuyễn giữa
kiến thức lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu về xử
lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về thế
chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự từ đó đưa ra những kiến
nghị đề xuất hồn thiện pháp luật.
- Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về thế chấp tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự như khái niệm thế chấp tài sản, đặc điểm, đăng ký thế
6


chấp tài sản, lịch sử phát triển chế định thế chấp tài sản, vai trò của thế chấp
và đăng ký thế chấp….
Tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp
tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; thực tiễn áp dụng pháp luật thế
chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Đề xuất kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc trong q trình áp dụng,
phương hướng hồn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự tạo hành lang pháp lý an tồn bảo đảm quyền và lợi
ích của các chủ thể tham gia giao dịch.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Việc nghiên cứu về vấn đề xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho
vay của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt

động của Cơ quan thi hành án dân sự đã góp phần:
- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về thế chấp và xử lý tài sản thế
chấp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
- Đánh giá được thực trạng pháp luật xử lý tài sản thế chấp trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại thông qua nghiên cứu hoạt động
thực tiễn của Cơ quan thi hành án dân sự, một trong những chủ thể tham gia
xử lý tài sản thế chấp.
- Phát hiện được những vướng mắc bất cập mà chủ yếu là do sự thiếu
hoàn thiện của quy định pháp luật qua phần nghiên cứu thực trạng.
- Nêu được định hướng và đề xuất được một số giải pháp có tính lý
luận và thực tiễn cao.
6. Nội dung nghiên cứu
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn gồm 3 chương:

7


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại qua hoạt động của Cơ
quan Thi hành án dân sự
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về xử lý tài sản thế chấp
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại từ thực tiễn hoạt động
của Cơ quan thi hành án dân sự
Chương 3: Định hướng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho
vay của Ngân hàng thương mại của Cơ quan thi hành án dân sự

8



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ
CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI QUA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Cho vay
Cho vay là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này người cho vay
chuyển giao quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định cho người đi
vay. Khi đến hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hồn trả số tiền gốc và lãi
vay.Đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra
lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi,
chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trơi nổi, chi phí thuế
các loại và các chi phí rủi ro đầu tư1.
Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương
mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng vơ cùng đa dạng. Hầu hết các
nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã
chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn, đó là minh chứng cho
việc thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài, với sự tin tưởng dài hạn, điều này
góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ. Ngược lại ở
hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn
hơn cho vay dài hạn, bởi lẽ, tại các nước đang phát triển thì tính an tồn cho
các khoản đầu tư dài hạn là tương đối thấp. Khi một ngân hàng được thành
lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xun của nó là cho ai
vay, và đầu tư vào đâu. Ở những nước này, đối tượng cho vay là điều làm bận
tâm nhiều hơn, nếu khơng nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, Thư viện học liệu mở Việt Nam; />1

9



nước phát triển tình hình lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng
không phải vấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao khơng và an tồn khơng, luật
bảo đảm nên điều họ quan tâm là làm sao huy động được ngày càng nhiều
tiền cho các khoản đầu tư có sẵn.
Tóm lại, cho vay của ngân hàng thương mại là tín dụng ngân hàng
thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những
biến chuyển của mơi trường kinh tế. Đó là một hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có hồn
trả cả gốc và lãi.Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Như vậy, cho vay của ngân hàng thương mại có những đặc trưng cơ
bản sau:
Một là, về hình thức biểu hiện: Hoạt động cho vay của ngân hàng thể
hiện dưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực
ngành nghề kinh doanh, để tập trung lượng vốn lớn từ nhiều chủ thể cũng như
phân phối, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp thời và đầy đủ, ngân
hàng vận dụng vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình.
Hai là, về chủ thể trong quan hệ cho vay của ngân hàng: ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng đóng vai trị là chủ thể trung tâm, ngân hàng
vừa thể hiện vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy động, vừa thể hiện vai
trò là chủ thể cho vay trong khâu phân phối cho vay.
Hiện nay có rất nhiều hình thức và loại hình cho vay, được phân loại
dựa trên nhiều tiêu chí. Về cơ bản có thể phân loại cho vay theo các tiêu chí
sau:
-


Phân loại theo thời gian (thời hạn cho vay): gồm cócho vay ngắn

hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn,
10


Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở
xuống. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu
dùng của cá nhân.
Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến
5 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.
Cho vay dài hạn: là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này
thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nhgiệp, các lĩnh vực xây
dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà
ở, phương tiện vận tải…
- Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay: bao gồm cho vay sản
xuất, cho vay kinh doanh thương mại, cho vay tiêu dùng. 2
Cho vay sản xuất: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên
để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Cho vay sản xuất gồm cho vay nông
nghiệp, công nghiệp, lâm – ngư – diêm nghiệp.
Cho vay kinh doanh thương mại: Là loại cho vay mà khách hàng sử
dụng vốn vay chuyên để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay kinh doanh
thương mại gồm có cho vay thương mại (mua – bán kinh doanh hàng hóa nội
địa, kinh doanh xuất – nhập khẩu); cho vay kinh doanh dịch vụ.
Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên
để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
-


Phân loại theo tài sản đảm bảo: bao gồm cho vay có tài sản đảm

bảo và cho vay khơng có tài sản đảm bảo.
Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là loại hình cho vay mà khách hàng
phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo.
2

Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Luật Hà nội,NXB công an nhân dân 2018, Trang 155-157

11


Cho vay khơng có tài sản đảm bảo: loại tín dụng này thường được cấp
cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xun có
lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc
món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.
-

Phân loại theo tính chất hoàn trả: bao gồm cho vay hoàn trả trực

tiếp và cho vay hoàn trả gián tiếp.
Cho vay hoàn trả trực tiếp: Là loại cho vay của ngân hàng trong đó
người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng.
Cho vay hoàn trả gián tiếp: Là loại cho vay trong đó người đi vay
khơng phải là người trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách
chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị cịn thời hạn thanh tốn hoặc
thực hiện nghĩa vụ bao thanh tốn.
- Phân loại theo phương pháp hồn trả: bao gồm cho vay hồn trả
góp, cho vay hồn trả một lần và cho vay hoàn trả theo yêu cầu
Cho vay hồn trả góp: là hình thức cho vay mà vốn vay được trả làm

nhiều kỳ, được góp lại khi nào đủ nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng được
kết thúc.
Cho vay hồn trả một lần: là hình thức cho vay mà vốn vay và lãi được
trả một lần khi đến hạn thanh tốn.
Cho vay hồn trả theo yêu cầu: là hình thức cho vay mà vốn vay được
trả theo yêu cầu của bên cho cho vay hoặc bên đi vay.
-

Phân loại theo phương thức cho vay: bao gồm cho vay theo món,

cho vay theo hạn mức tín dụng và các phương thức cho vay khác.
Cho vay theo món: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách
hàng và ngân hàng đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết. Cho vay theo món
cũng gọi là cho vay từng lần vì khi có nhu cầu vốn khách hàng làm hồ sơ xin
vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể.

12


Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là loại cho vay mà doanh nghiệp chỉ
cần làm đơn xin vay lần đầu, sau đó trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp lập kế
hoạch vay và trả nợ gửi đến ngân hàng. Áp dụng cho những doanh nghiệp có
nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh. Ngân
hàng xác định hạn mức tín dụng, đồng thời mở cho doanh nghiệp một tài
khoản cho vay để theo dõi việc vay và trả nợ.
Các phương thức cho vay khác như: Cho vay ứng trước, cho vay thấu
chi, cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác. 3
1.1.2. Yêu cầu cho vay
u cầu là những địi hỏi mang tính chất buộc phải thực hiện, nếu vi
phạm thì phải chấp nhận những cách thức xử lý theo thỏa thuận hoặc theo quy

định.
Cho vay của ngân hàng thương mại là việc chuyển nhượng tạm thời
một lượng vốn từ ngân hàng thương mại (người sở hữu) sang khách hàng vay
(người sử dụng) sau một thời gian nhất định. Hay có thể hiểu cho vay của
ngân hàng thương mại là quan hệ giữa một bên là người cho vay (ngân hàng
thương mại) bằng cách chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay
(khách hàng vay) để sử dụng trong một thời gian nhất định với cam kết của
người vay là hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Cho vay là quyền của ngân
hàng thương mại. Vì vậy ngân hàng thương mại có quyền yêu cầu khách hàng
vay phải tuân thủ những điều kiện mang tính pháp lý nhằm đảm bảo việc thu
hồi khi đến hạn.Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng phải bảo đảm khoản vay
bằng tài sản của mình, trong đó hình thức đảm bảo mà ngân hàng sử dụng
nhiều nhất là thế chấp tài sản.
1.1.3. Khái niệm thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM

3

Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Luật Hà nội,NXB cơng an nhân dân 2018, Trang 155-157

13


Thế chấp trong tiếng Anh gọi là Mortgage.Thế chấp tài sản là việc bên
thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên
nhận thế chấp.Thế chấp tài sản là một loại hình giao dịch bảo đảm được sử
dụng rộng rãi trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Tài sản thế chấp có thể là tài sản hữu hình và quyền tài sản.
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài
sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài

sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên
thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế
chấp.4
Thế chấp bảo đảm tiền vay là sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân
hàng theo đó khách hàng phải dùng tài sản (bất động sản) có giá trị ngang
bằng hoặc lớn hơn thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
hồn vốn và lãi cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng.5
Với bản chất là một tổ chức đặc thù có chức năng kinh doanh tiền tệ,
ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thơng qua
các quan hệ tín dụng, từ các quan hệ này, mối quan hệ giữa ngân hàng với các
tổ chức, cá nhân được thiết lập và phát triển, gắn ngân hàng gần với các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong xã hội. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng
phát triển, các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng nhiều, rủi ro phát sinh ngày
càng cao nếu không có những thiết chế cơ bản để bảo đảm các khoản tiền đi
vay và cho vay hiệu quả, ngân hàng sẽ tự đặt mình trước những rủi ro khó
lường đối với một loại hàng hóa vốn dĩ đã chứa đựng rất nhiều rủi ro, đó là
“tiền tệ”. Vì vậy để đảm bảo lợi ích chính đáng giữa các bên thì các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự luôn được đề cao và quy định rõ ràng
trong các văn bản pháp luật. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tạo ra
4
5

Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, (2017) NXB Chính trị Quốc gia sự thật
Giáo trình Luật ngân hàng, Đại học Luật Hà nội,NXB công an nhân dân 2018;

14


tính chủ động, kịp thời của các chủ chương trong quan hệ dân sự, vừa tạo ra
hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra trong các mối quan hệ đó, đặc biệt

là các tranh chấp liên quan đến kinh tế, các tranh chấp liên quan đến ngân
hàng trong việc cho vay, giải ngân, cầm cố, thế chấp tài sản. Biện pháp thế
chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự là một trong 9 biện pháp để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm tránh những rủi ro khi tham gia vào
các quan hệ dân sự, đặc biệt là các hoạt động tín dụng, ngân hàng.Và trong số
9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài
sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp thì biện pháp thế chấp là một
trong những biện pháp được ngân hàng sử dụng nhiều hơn cả, bởi vì nó cũng
là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có lợi nhất cho
ngân hàng và phù hợp với hình thức tín dụng của ngân hàng.
Thực tiễn cho thấy việc ký kết hợp đồng tín dụng có bảo đảm là khá
phức tạp, với nhiều thủ tục rất khác biệt so với việc giao kết hợp đồng tín
dụng khơng có bảo đảm. Các bên phải quan tâm đến thỏa thuận hình thức
bảo đảm nghĩa vụ dân sự phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và lợi ích của các
bên. Chẳng hạn, nếu tài sản bảo đảm thuộc loại khơng thể di rời thì các bên
phải lựa chọn phương thức thế chấp, hoặc nếu tài sản bảo đảm khơng thuộc
quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ mà là của bên thứ ba thì các bên có thể lựa
chọn hình thức bảo đảm là thế chấp tài sản của bên thứ ba hoặc hình thức bảo
lãnh.6 .
Như vậy, thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên thế chấp cam kết dùng
tài sản của mình thơng qua việc chuyển giao tồn bộ hồ sơ pháp lý của tài
sản cho bên nhận thế chấp là Ngân hàng thương mại để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ dân sự mà không phải chuyển giao bản thân tài sản thế chấp.

6

Giáo trình Luật Ngân hàng; trang 190, 191
15



1.1.4. Đặc điểm của quan hệ thế chấp
Quan hệ thế chấp là quan hệ dân sự được thiết lập nhằm đảm bảo nghĩa
vụ của bên thế chấp hoặc một bên nào đó mà bên thế chấp muốn bảo đảm cho
họ theo qjuy định của pháp luật. Quan hệ thế chấp có các đặc điểm cơ bản
sau:
- Quan hệ thế chấp là mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp (các tổ chức
tín dụng) và bên thế chấp (bên đi vay hoặc người thứ ba thế chấp tài sản của
mình để bảo đảm thựchiệnnghĩa vụ của bên đi vay), và quan hệ thế chấp
thường phát sinh trong quá trình thực hiện mối quan hệ tín dụng.
- Quan hệ thế chấp thiết lập một quyền ưu tiên thanh tốn có tính chất
đối kháng với các chủ nợ khác. Nghĩa là, khi có phát sinh tranh chấp có liên
quan đến thế chấp để bảo đảm thì bên nhận thế chấp sẽ được quyền ưu tiên
thanh toán hơn so với các chủ nợ khác, các chủ nợ khác không thể yêu cầu xử
lý đối với tài sản thế chấp này để được thanh toán khi khơng có u cầu của
người nhận thế chấp.
- Trong quan hệ thế chấp, người nhận thế chấp có quyền truy đòi tài sản
thế chấp từ bên thứ ba mua hay nhận trao đổi tài sản thế chấp. Việc thiết lập
quan hệ thế chấp giữa các bên đã hình thành và quy định rõ quyền và nghĩa
vụ của các bên khi thực hiện thế chấp tài sản. Nếu vi phạm thì căn cứ theo
quy định mà các bên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Tài sản được sử
dụng làm đối tượng thế chấp là tài sản hợp pháp, nếu bên thế chấp có vi phạm
thì bên nhận thế chấp có quyền truy địi tài sản thế chấp theo hợp đồng đã ký
kết giữa các bên, kể cả khi bên thế chấp đó bán tài sản thế chấp hoặc trao đổi
tài sản thế chấp với một bên thứ ba thì bên nhận thế chấp vẫn có quyền truy
địi từ người thế chấp hoặc từ bên thứ 3 đã mua hay nhận trao đổi tài sản thế
chấp. Việc quy định và thực hiện quyền truy đòi này đã thể hiện rõ nhất đặc
trưng cơ bản của quan hệ thế chấp tài sản trong dân sự.

16



1.2. Xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại
1.2.1. Khái niệm về xử lý tài sản thế chấp
Thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm do đó xử lý tài sản thế
chấp cũng là một trong các hình thức xử lý tài sản bảo đảm. Vì vậy, để làm rõ
khái niệm xử lý tài sản thế chấp thì trước hết cần làm rõ xử lý tài sản bảo đảm
là gì, được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào.
Các biện pháp bảo đảm nói chung, thế chấp tài sản nói riêng đều có
mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để đáp ứng quyền của bên nhận bảo
đảm. Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến
hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm thực hiện một trong
các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà BLDS và các văn bản pháp luật
khác về giao dịch đã qui định nhằm thực hiện quyền lợi của mình trong quan
hệ nghĩa vụ được bảo đảm.7
Xử lý tài sản bảo đảm được tiến hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản
sau:8
- Chỉ được xử lý khi có một các căn cứ: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ
được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước
thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo qui định của pháp
luật; Pháp luật qui định tài sản bảo đảm phải được xử lý bên bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ khác.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận của các
bên.
7
8


Giáo trình Luật dân sự, Tập 2 NXB Cơng an nhân dân - trang 71
Giáo trình Luật dân sự, Tập 2 NXB Công an nhân dân - trang 72-74

17


×