Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Xây dựng quy trình quản lý chất lượng nguyên liệu sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ cho công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu đoàn kết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.05 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NGUYÊN LIỆU ,SẢN
PHẨM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN KẾT 1

Ngành: Chế biến lâm sản
Mã số : 101

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huy Phong
Khoá học

: 2006-2010

Hà Nội, 2010


LỜI NĨI ĐẦU
Chất lƣợng sản phẩm ln đƣợc coi là sự sống còn của bất cứ doanh
nghiệp nào.chất lƣợng của nguyên liệu,sản phẩm quyết định sự phát triển và
suy vong của mỗi một doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây , hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc nhiêu ngƣời biết
đến không chỉ trong nƣớc mà còn xuât khẩu ra các nƣớc nhƣ Nhật bản,Mỹ ,
Đức , ….đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nƣớc .cũng nhƣ thu nhập cho
ngƣời dân lao động.chính vì vậy chúng ta cần quan tâm đến chất lƣợng của
loại hàng này để chất lƣợng hang có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu xuất khẩu.vì
vậy tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣơng nguyên liệu ,sản phẩm trong


q trình sảm xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng .từ đó làm cơ sở để xây dựng
nên một quy trình quản lý chất lƣợng nguyên liệu ,sản phẩm hàng thủ cơng
mỹ nghệ nói chung và hàng thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu nói riêng. đƣợc sự
phân công của khoa chế biến lâm sản,Bộ môn khoa học gỗ,em đƣợc chọn đề
tài:
“Xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng nguyên liệu sản phẩm hàng thủ
công mỹ nghệ cho công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu đồn kết 1”.
Sau q trình khảo sát thực tế với sự nỗ lực của bản thân ,cộng với sự
hƣớng dẫn tận tình của TS.Nguyễn thị Minh Nguyệt,cán bộ cơng nhân viên
cơng ty Đồn Kết 1,nay bản luận văn của em đã hoàn thành.


CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất rất nhiều ở các địa
phƣơng khác nhau. Tập chung nhiều ở các làng nghề truyền thồng chuyên sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu nhƣ làng nghề mây tre
đan Phú vinh thuộc xã Phũ nghĩa - huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội. Do đặc tính
của nó là mặt hàng thủ cơng cần phải có bàn tay khéo léo và sự cần cù chăm
chỉ cùng với óc sáng tạo ngƣời thợ đã tạo nên nhiều sản phẩm có chất lƣợng
cao và đã đƣợc xuất khẩu đi nhiều nơi nhƣ châu Âu, châu Mỹ và một số nƣớc
nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên do tính chất của loại mặt hàng này là sản
xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát theo từng hộ gia đình, mỗi hộ gia đình có một
cách sản xuất, kỹ thuật khác nhau thƣờng khơng theo một quy trình sản xuất
cụ thể nào cả. Do vậy mà vẫn còn nhiều sản phẩm khơng đạt chất lƣợng, chất
lƣợng sản phẩm cịn thấp. Ngay cả ở những công ty lớn chuyên sản xuất và
xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ cũng chƣa có đựơc một quy trính sản xuất
hàng thủ cơng mỹ nghệ chuẩn nào cả mà vẫn sản xuất theo kinh nghiệm, theo
phƣơng pháp thử, mị mấm hỏng, vƣớng mắc ở cơng đoạn nào thì chỉnh sửa ở
cơng đoạn ấy. Chính vì vậy mà cần phải có một quy trình sản xuất hàng thủ

cơng mỹ nghệ chuẩn, có tính khoa học. Áp dụng rộng cho mọi doanh nghiệp
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Để giả quyết vấn đề trên em
tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty
TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu đồn kết 1. Từ đó đƣa ra quy trình quản lý
chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ cho công ty.

1


1.1. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
Có thế nói rằng, nửa đầu thế kỷ XX là của máy móc thiết bị kỹ thuật,
cịn nửa cuối thế kỷ XX là của chất lƣợng và nó đƣợc tiếp tục duy trì cùng với
cơng nghệ sinh học, siêu vi và kỹ thuật số trong thế kỷ XXI. Để có thể đáp
ứng đƣợc những nhu cầu và lợi ích ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Trên
thế giới ở nhiều nƣớc nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, tuy đã có nhiều tổ chức và
tiêu chuẩn nhƣ ISO – 9000, ra đời để đáp ứng chất lƣợng sản phẩm của con
ngƣời. Mặc dù vậy chúng vẫn tƣơng đối mới mẻ đối với nhiều nƣớc đặt biệt
là đối với các nƣớc có nền kinh tế cịn lạc hậu, nó sẽ ít đƣợc ƣu tiên.
Vấn đề kiểm soát chất lƣợng đã đƣợc Walter. Ashewhart – một kỹ sƣ
thuộc phịng thí nghiệm Bell Telephon tại Princeton Newjersey (Mỹ) là ngƣời
đầu tiên đề xuất việc sử dụng các biểu đồ kiểm soát vào việc quản lý các q
trình cơng nghiệp và đƣợc coi là mốc ra đời của hệ thống kiểm soát chất
lƣợng hiện đại.
Quality cotrol ra đời tại Mỹ, các phƣơng pháp này đƣợc áp dụng mạnh
mẽ trong lĩnh vực quân sự và không đƣợc các Công ty Mỹ phát huy sau chiến
tranh. Trái lại, chính ở Nhật Bản, việc kiểm sốt chất lƣợng mới đƣợc áp dụng
và phát triển. Trong thế kỷ áp dụng đầu tiên vào cuối những năm 1940 tại
Nhật Bản. Các kỹ thuật kiểm soát chất lƣợng thống kê (SQC) chỉ đƣợc áp
dụng rất hạn chế trong một số khu vực sản xuất và kiểm nghiệm.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ngay từ khi thành lập Uỷ ban khoa học nhà nƣớc năm 1959 “Quản lý
kỹ thuật”. Nội dung quản lý trong thời kỳ này bao gồm một số nội dung sau:
1. Ban hành và quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu chuẩn kỹ thuật trong
sản xuất.
2. Quản lý đo lƣờng (quản lý đo lƣờng, kiểm chuẩn, kiểm định đo
lƣờng).

2


3. Quản lý chất lƣợng sản phẩm công bố tiêu chuẩn, cơng nhận đạt tiêu
chuẩn chất lƣợng.
Sau đó đã có hàng loạt các pháp lệnh, nghị định và hội thảo về chất
lƣợng nhƣ:
- Pháp lệnh nhà nƣớc “Về chất lƣợng hàng hố” số 18/1999/PLUBTVQH10.
- Nghị định Chính phủ số 86-CP/1995/NĐ-CP “Quyết định phân công
trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hoá”.
- Diễn đàn ISO – 9000 lần I (1996), lần II (1997) tại Hà Nội; III (1998),
lần IV (1999) tại TP Hồ Chí Minh.
- Giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam đƣợc tổ chức hàng năm từ tháng 8 –
1998 đến nay là giải uy tín nhất Việt Nam về chất lƣợng.
- Hội chợ bình chọn hàng Việt Nam cao do Báo Sài Gòn tổ chức hàng
năm thu hút sự chú ý của nhà nƣớc, doanh nghiệp toàn quốc.
Qua đây ta nhận thấy rằng chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc nhà nƣớc ta
quan tâm khá sớm. Nhƣng vấn đề kiểm sốt chất lƣợng chƣa đƣợc quan tâm
thích đáng. Hiện nay đối với các doanh nghiệp chế biến lâm sản thì nó đóng
vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Trong
bối cảnh chuẩn bị cho sự hội nhập khu vực và quốc tế, vấn đề nâng cao năng
lực hoạt động, trong đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành sản

phẩm là mục tiêu hàng đầu của nhiều doanh nghiệp thì mới có thể đứng vững
trong thị trƣờng nội địa và có thị phần đáng kể trên thế giới [VI]. Song vấn đề
về kiểm soát chất lƣợng sản phảm mộc chƣa tài liệu nào nói đến, nhất là đồ
mộc mỹ nghệ cao cấp.
* Tại trường đại học Lâm nghiệp
Một vài năm gần đây, đã có một số tài liệu nói về phần hồn thiện sản
phẩm và có một số sinh viên khoa CBLS đã tiến hành làm luận văn tốt nghiệp
nghiên cứu về:

3


Tác giả Nguyễn Hoài Nam với đề tài “Xây dựng quy trình quản lý thiết
bị và cơng nghệ sấy gỗ cho công ty cổ phần lâm sản sơn tây”.
Ƣu điểm: Đã đƣa ra đƣợc quy trình quản lý thiết bị.
Nhƣợc điểm: Chƣa tìm hiểu hết nguyên nhân ảnh hƣởng tới chất lƣợng
sản phẩm.
Tác giả Nguyễn thị Hƣơng với đề tài “Xây dựng quá trình tổ chức sản
xuất sấy gỗ làm đồ mộc gỗ nghép thanh cho công ty TNHH Đông Thành” .
Ƣu điểm: Xây dựng đƣợc quá trình tổ chức sản xuất sấy gỗ
Nhƣợc điểm: Chỉ cho đồ mộc là gỗ ghép thanh, chƣa tìm hiểu hết
nguyên nhân ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm.
Tác giả Trịnh Trọng Ngữ với đề tài “Xây dựng quy trình kiểm tra chất
lƣợng sản phẩm mộc thơng dựng tại Đơng Kỵ - Đình Bảng –Bắc Ninh .
Ƣu điểm: Đƣa ra đƣợc quy trình kiểm tra, kiểm tra cho một số sản
phẩm cụ thể
Nhƣợc điểm: Chỉ kiểm tra cho một số sản phẩm, không kiểm tra
ngun liệu, chƣa xác định chính xác thơng số kỹ thuật của máy móc thiết bị.
Qua các tài liệu trên tơi nhận thấy mặc dù đã có những cơng trình
nghiên cứu về quản lý, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm nhƣng việc xây dựng hệ

thống kiểm soát chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm cho hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu vẫn chƣa đƣợc đề cập đến. Chính vì vậy, việc tìm kiếm tài
liệu tham khảo nghiên cứu để xây dựng một quy trình kiểm sốt chất lƣợng
ngun liệu, sản phẩm hàng thủ cơng mỹ nghệ là rất khó khăn. Nhƣng với
nhu cầu về chất lƣợng ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng đối với đồ thủ cơng
mỹ nghệ địi hỏi các nhà sản xuất, các nhà khoa học phải cùng nhau nghiên
cứu để đƣa ra một quy trình kiểm sốt chất lƣợng chung nhằm đáp ứng những
nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, đảm bảo đƣợc năng xuất, sức khoẻ của ngƣời
lao động.
Nhận thức đƣợc vấn đề đó, với sự chỉ dẫn tận tình của cơ giáo trực tiếp
hƣớng dẫn Nguyễn Thị Minh Nguyệt tôi đã thực hiện đề tại này.
4


1.2. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm hàng thủ
công mỹ nghệ cho công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu đồn kết 1.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm hàng thủ
công mỹ nghệ phục vụ cho việc kiểm soát chất lƣợng sản phầm nhằm nâng
cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu những đặc điểm chung của cơng ty
- Khảo sát đánh giá thực trạng quy trình sản xuất các sản phảm hàng
thủ công mỹ nghệ tại công ty.
- Đề xuất quy trình quản lý chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm hàng thủ
công mỹ nghệ tại công ty.
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát: Quan sát cụ thể trên thực tế về nguyên
liệu và sản phẩm hàng thủ cơng mỹ nghệ, quy trình thực hiện tạo ra sản phẩm

và các thông tin thu đƣợc để đánh giá thực trạng sản xuất của công ty về chất
lƣợng nguyên liệu và sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
- Phƣơng pháp Kế thừa: Kế thừa tài liệu chun mơn có liên quan.
- Phƣơng pháp chun gia: Phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc, kỹ thuật
viên, ngƣời lao động tại công ty.

5


CHƢƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1. Chất lƣợng nguyên liệu
Nguyên liệu có thể hiểu đơn giản là tất cả các yếu tố cấu thành nên sản
phẩm, nó thuộc về bản chất của sản phẩm. Sản phẩm gì thì nguyên liệu tƣơng
xứng với nó, có hai loại nguyên liệu. Nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ
cụ thể đối với hàng thủ cơng mỹ nghệ ở cơng ty TNHH Đồn Kết 1 thì đối
với mặt hàng mây song nguyên liệu chính là mây và song cịn ngun liệu
phụ là phẩm màu, Keo, săng, sơn công nghiệp, sơn dầu, dầu thông, tinh
màu…Cịn đối với mặt hàng mành trúc thì cây trúc là ngun liệu chính cịn
dây thép, dây dù, dây đay là nguyên phụ dùng để đan sâu mành từ các đoạn
trúc vào với nhau theo quy cách của sản phẩm. Chính vì vậy mà chất lƣợng
ngun liệu ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣơng của sản phẩm. Nó có mối quan
hệ mật thiết với nhau.
2.1.2. Chất lƣợng sản phẩm
Chất lƣợng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ
thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và những bên có
liên quan.
Qua khái niệm trên ta rút ra một vài đặc điểm của khái niệm chất
lƣợng:

- Chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng mà nhu
cầu đó luôn thay đổi không cố định bào giờ nên chất lƣợng cũng luôn luôn
thay đổi theo không gian, thời gian, điều kiện sử dụng.
- Chất lƣợng đƣợc đo bằng mức độ đáp ứng nhu cầu: nếu một sản phẩm
vì lý do nào đó khơng thoả mãn nhu cầu của khách hàng và những bên có liên
quan thì cũng coi là kém chất lƣợng cho dù nó đƣợc làm từ vật liệu tốt, mẫu
mã và giá cả phù hợp. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà
doanh nghiệp định ra chính sách, chiến lƣợc kinh doanh của mình.
6


- Chất lƣợng khơng phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá mà ta
vẫn thể hiện hàng ngày. Chất lƣợng có thể đáp ứng cho một hệ thống, một q
trình.
- Một sản phẩm có chất lƣợng tốt khơng chỉ đƣợc xem xét đến mọi đặc
tính có đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách quan mà nó cịn phải đáp ứng đƣợc
nhu cầu của các bên có liên quan.
- Khái niệm chất lƣợng trên đƣợc hiểu là chất lƣợng theo nghĩa hẹp. Rõ
ràng khi nói đến chất lƣợng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố dịch vụ sau
khi bán, giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn và giá cả. Đó là những yếu tố mà
khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thoả
mãn nhu cầu của họ.
Khái niệm chất lƣợng theo nghĩa rộng đƣợc biểu hiện ở tứ diện chất
lƣợng sản phẩm.
Yêu cầu
khách hàng

Thời gian, phƣơng

Giá cả (phƣơng thức trả tiền)


thức giao hàng
Dịch vụ
sau bán
hàng
Bốn đỉnh của tứ diện ứng với bốn yếu tố khác nhau nhƣng chúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau, khi xem xét tới chất lƣợng sản phẩm không
thể tách rời từng yếu tố mộc đƣợc.

7


2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm
Chất lƣợng sản phẩm do rất nhiều yếu tố quyết định. Chúng ta cần phải
xem xét chúng một cách đầy đủ, cụ thể thì mới đánh giá đƣợc những tác động
của chúng tới chất lƣợng sản phẩm. Từ đó tiến hành xây dựng hệ thống kiểm
soát chất lƣợng sản phẩm.
* Ngun liệu
Ngun liệu đóng vai trị cực kì quan trọng trong xí nghiệp ,cơng ty sản
xuất . Nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngồi
ra nó là nhân tố cơ bản quyết định đến chất lƣợng sản phẩm. Muốn có sản
phẩm chất lƣợng tốt thì việc đầu tiên là nguyên liệu phải đảm bảo yêu cầu về
chất lƣợng (D, L, bệnh tật,… phải có giới hạn).
Nguyên liệu phải đƣợc cung cấp cho xí nghiệp đúng kì hạn, đúng chất
lƣợng, đúng số lƣợng thì cơ sở đó mới ổn định thực hiện đƣợc đúng kế hoạch.
* Yếu tố kỹ thuật – Công nghệ - Máy móc thiết bị
Nếu yếu tố nguyên liệu là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lƣợng và
chất lƣợng của sản phẩm thì yếu tố kỹ thuật – cơng nghệ - thiết bị lại có tầm
quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định việc hình thành chất lƣợng sản
phẩm.

Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động những điều kiện xác định về
cơng nghệ. Nếu doanh nghiệp nào có cơng nghệ, máy móc thiết bị mang tính
tự động hố cao, dây chuyền sản xuất hàng loạt cơ cấu công nghiệp, khả năng
bố trí phối hợp máy móc thiết bị và phƣơng tiện sản xuất tốt thì sản phẩm tạo
ra sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu chất lƣợng, nếu doanh nghiệp mà cơng nghệ kém,
máy móc thiết bị lạc hậu thì khó có thể đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt chất
lƣợng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế - kỹ thuật.
Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phƣơng hƣớng
đầu tƣ phát triển sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm trên
việc tận dụng công nghệ hiện đại có với vốn đầu tƣ phù hợp luôn tạo sản
phẩm đạt chất lƣợng. Kinh nghiệm cho thấy rằng, chúng ta không thể chú
8


trọng đổi mới yếu tố kỹ thuật – công nghệ mà thiết bị máy móc cũ kỹ thì
khơng để đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt chất lƣợng theo mục tiêu đề ra, tăng
tính cạnh trang của sản phẩm trên thị trƣờng, đa dạng hoá chủng loại nhằm
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hạ.
* Con người – Môi trường:
Chúng ta muốn làm ta những sản phẩm tốt thì trƣớc hết ta phải có
những ngƣời cơng nhân tốt (Matshusita – sáng lập Cơng ty Panasonic). Nhƣ
vậy đây là yếu tố quan trọng trong q trình sản xuất, dù cho máy móc thiết bị
có hiện đại đến đâu nhƣng tay nghề kèm thì sản phẩm tạo ra không đảm bảo
chất lƣợng đặc biệt là đối với nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đối với
sản phẩm là hàng ….. mỹ nghệ cao cấp do có nhiều chi tiết cong, lƣợn…
phức tạp rất tinh vi mà máy móc thiết bị khơng thể thực hiện đƣợc thì lại địi
hỏi ngƣời cơng nhân phải có bàn tay khéo léo, giàu tính sáng tạo, có con mắt
thẩm mỹ, tinh thần trách nhiệm làm việc cao hơn.
Môi trƣờng đƣợc xem là yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp tới chất lƣợng sản
phẩm. Nó ảnh hƣởng tới sức khoẻ của ngƣời công nhân, môi trƣờng sống

xung quanh họ. Họ lại là ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm.
Đối với sản phẩm hàng thủ cơng mỹ nghệ hồn thiện sản phẩm thì yếu tố mơi
trƣờng (nhiệt độ, độ ẩm, chất lƣợng khơng khí…) lại càng ảnh hƣởng lớn tới
chất lƣợng gia công bề mặt sản phẩm.
2.1.4. Các đặt tính sản phẩm
* Đặc tính có thể hóa được (đo đếm, định cỡ được, thử nhgiệm được ngay).
- Độ ẩm: Chúng ta đã biết độ ẩm tồn tại trong nguyên liệu ở dạng lỏng
và dạng hơi, độ ẩm bên trong song ,mây, trúc có mối liên kết phức tạp với bản
thần nguyên liệu . Do vậy, nó có ảnh hƣởng lớn đến các tính chất khác nhau
của nguyên liệu, đến các liên kết trong sản phẩm, là nguyên nhân của hiện
tƣợng nứt đầu, cong vênh, Nấm mốc biến màu… Tất cả là do sự chênh lệch
độ ẩm giữa sản phẩm với môi trƣờng, giữa các phần trong cùng sản phẩm. Vì
vậy, muồn bảo quản nguyên liệu , sản phẩm đƣớc tốt thì cần phải sấy
9


khô,hun diêm sinh để chồng nấm mốc, trang sức bề mặt cách ly với mơi
trƣờng…
- Kích thƣớc: Kích thƣớc của sản phẩm đƣợc thể hiện trên các bản vẽ
kỹ thuật thiết kế đƣợc hai bên thơng qua. Khi biết kích thƣớc của sản phẩm nó
giúp nhà sản xuất chủ động đƣợc nguồn ngun liệu, kích thƣớc của phơi,
lƣợng dƣ gia cơng, ngồi ra có thể chủ động chuẩn bị đƣợc cơng nghệ, máy
móc thiết bị xem có đáp ứng đƣợc yêu cầu sản phẩm hay không?
- Khả năng lắp lẫn của sản phẩm: Nói lên tính chính xác trong gia công,
dung sai khi gia công đối với các sản phẩm có tính chất sản xuất hàng loạt
khơng những thế khả năng lắp lẫn còn thể hiện đƣợc tay nghề, kinh nghiệm
của ngƣời lao động đồng thời nó cịn lên cơng nghệ kỹ thuật máy móc thiết bị
của cơ sở sản xuất.
- Cấu tạo của sản phẩm: Là một đặc tính riêng của từng sản phẩm, mỗi
sản phẩm có cấu tạo, liên kết, nguyên liệu khác nhau tuỳ thuộc vào ý tƣởng

của ngƣời thiết kế, yêu cầu của khách hàng.đối với mặt hàng thủ cơng mỹ
nghệ thì yếu tố này thể hiện qua cách phối chộn các nguyên liêu với nhau
nhờ khả năng đan lát của các nghệ nhân,tay nghề của ngừơi thợ.
* Các đặc tính khó hay khơng thể lượng hố được
Các đặc tính này rất khó đo, đếm, định cỡ ngay đƣợc mà cần phải thử
nghiệm trong quá trình sử dụng. Khả năng lƣợng hố các tính này của sản
phẩm tuỳ thuộc vào cơng cụ kiểm tra, trình độ của ngƣời kiểm tra. Trình độ
khác nhau thì sẽ có cách nhìn và lƣợng hố khác nhau. Các đặc tính nhƣ khó
lƣợng hố nhƣ:
- Tính thẩm mỹ.
- Tinh bền vững của sản phẩm.
- Kiểu dáng của sản phẩm.
- Công dụng của sản phẩm.
* Các yêu cầu về chất lượng sản phẩm được thể hiện

10


+ Yêu cầu kỹ thuật: Đây là một yêu cầu bắt buộc của một sản phẩm nói
chung và của sản phẩm mộc nói riêng, yêu cầu này là do ngƣời thiết kế, do
phía khách hàng đƣa ra và nhà sản xuất thực hiện.
+ Yêu cầu chức năng, công dụng: Mỗi một sản phẩm đều có những
chức năng chính và những chức năng phụ cần phải thoả mãn. Đối với sản
phẩm hàng thủ cơng mỹ nghệ thì có các u cầu chức năng nhƣ: cất dựng,
ngồi, nằm, cịn có chức năng trang trí cũng rất quan trọng, tất cả điều nhằm
mục đích phục vụ cho con ngƣời khi sử dụng cảm thấy thoải mái, đảm bảo
sức khoẻ, giúp nâng cao hiệu quả công việc.
+ Độ bền vững: Đây là một yêu cầu chất lƣợng giúp cho chức năng sử
dụng đƣợc đảm bảo. Chất lƣợng độ bền vững là nói đến các mối liên kết trong
sản phẩm nhƣ: Mối ghép, các tính chất, cấu tạo của sản phẩm. Nói một cách

khác là phải chịu lực tốt đúng theo yêu cầu thiết kế, yêu cầu cần sử dụng.
+ Thẩm mỹ: Nói đến thẩm mỹ chúng ta phải nói đến kiểu dáng, cách
đan hoa văn, màu sắc thẩm mỹ của sản phẩm. Có thể nói là phần hồn của sản
phẩm. Chất lƣợng thẩm mỹ tốt làm nâng cao giá trị của sản phẩm.
+ Chất lƣợn gia cơng: Độ chính xác gia cơng nói lên trình độ tay nghề,
cơng nghệ, máy móc thiết bị của nhà sản xuất đƣợc thể hiện qua sai số dung
sai mà nhà thiết kế và khách hàng yêu cầu nhƣ là các thơng số kích thƣớc của
chi tiết sản phẩm khơng đƣợc vƣợt q dung sai cho phép, khơng có những
khuyết tật nhƣ sứt, nứt, mẻ và các yêu cầu khác.
+ Giá cả: Khi các yêu cầu chất lƣợng kỹ thuật của sản phẩm mà nhà
thiết kế và khách hàng đƣa ra đƣợc đáp ứng thì bán giá sản phẩm, phƣơng
thức trả tiền cần phải đƣợc thoả thuận và thống nhất giữa khách hàng và nhà
sản xuất sao cho đôi bên cùng có lợi, tất cả phải đƣợc thể hiện bằng văn bản
hợp đồng.
+ Thời gian giao hàng: Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh rất khốc
liệt bên cạnh các yêu cầu về kỹ thuật, giá cả đã thoả thuận thì thời gian giao
hàng, địa điểm giao hàng, phƣơng thức đóng gói vận chuyển cũng hết sức
11


quan trọng, cần phải làm đúng, làm tốt, sẽ tạo uy tín của Cơng ty ngày một
nâng cao, thị trƣờng làm ăn đƣợc mở rộng và bền vững.
+ Dịch vụ sau bán hàng: Để khẳng định chất lƣợng cuả sản phẩm, nâng
cao tính cạnh tranh thì dịch vụ bảo hành, hƣớng dẫn sử dụng sau bán hàng là
hết sức quan trọng, cần phải quan tâm và thực hiện tốt giúp cho thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm ngày một rộng lớn, niềm tin cho khách hàng khi dùng các
sản phẩm của Công ty.
2.2. Kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu , sản phẩm
2.2.1. Khái niệm
Kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm là tập hợp các hoạt động

nhƣ đo đếm, định cỡ, thử nghiệm một hay nhiều đặc tính của sản phẩm qua
từng công đoạn sản xuất khác nhau rồi so sánh nó với yêu cầu quy định nhằm
xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính.
Có thể kiểm tra bằng cảm quan, quan sát bằng mắt thƣờng.
Hoặc có thể thơng qua mẫu đối chứng, dùng các dụng đo chiều dài,
rộng nhƣ thƣớc mét, máy đo độ ẩm để đo dộ ẩm…
2.2.2. Ý nghĩa và phạm vi
Kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng
đối với bất kỳ sản phẩm nào, nhờ công tác này mà chúng ta có thể phát hiện
kịp thời những nguyên liêụ hỏng chọn nguyên liệu làm cho những sản phẩm
thích hợp nhằm sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm có
chất lƣợng tốt, đảm bảo. Từ đó loại bỏ các sản phẩm kém chất lƣợng, sản
phẩm hỏng, lỗi do nguyên liệu ngây nên. Từ đó đƣa ra các sản phẩm đúng
chất lƣợng để dễ dàng trong việc phân cấp hạng hàng hoá sản phẩm theo đúng
tiêu chuẩn và giá trị của nó. Bên cạnh ƣu điểm đó, nó cịn có nhƣợc điểm là
khi sản phẩm đã hồn thành rồi ta mới tiến hành kiểm tra chất lƣợng sản
phẩm, giống nhƣ việc xử lý “chuyện đã rồi”, nên không nâng cao chất lƣợng
sản phẩm. Do đó nó chỉ có ứng dụng trong công tác phân loại sản phẩm.

12


Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm có nhiều phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp
chuyên gia, thống kê và phƣơng pháp thống kê tốn học. Mỗi một phƣơng
pháp đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng. Song tuỳ theo từng điều kiện cụ thể
hiện có mà các doanh nghiệp tiến hành lựa chọn cho mình phƣơng pháp phù
hợp.
2.2.3. Các bƣớc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm
- Bƣớc 1: Đo đạc, định cỡ, thủ nghiệm các đặc tính.
- Bƣớc 2: So sánh với tiêu chuẩn.

- Bƣớc 3: Phân loại sản phẩm
2.3. Kiểm soát chất lƣợng sản phẩm
Kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu sản phẩm cuối cùng là chƣa đủ để kết
luận về chất lƣợng sản phẩm, chỉ có thể tin cậy đƣợc sản phẩm đƣợc sản xuất
trong những điều kiện đƣợc kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Làm tốt cơng tác
kiểm sốt chất lƣợng có thể đáp ứng đƣợc việc nâng cao năng suất, đảm bảo
chất lƣợng nguyên liệu và phẩm.
2.3.1. Khái niệm
Kiểm soát chất lƣợng sản phẩm là bao gồm các hoạt động và kỹ thuật
có tính tác nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lƣợng sản phẩm.
Để kiểm tra chất lƣợng địi hỏi chúng ta phải kiểm sốt đƣợc mọi yếu
tố ảnh hƣởng tới quá trình tạo ra chất lƣợng sản phẩm. Việc kiểm sốt này
chính là việc mà chúng ta phải kiểm soát đƣợc các yếu tố sau:
- Đào tạo.
- Máy móc thiết bị và cơng cụ cắt.
- Phƣơng pháp và q trình.
- Con ngƣời.
- Mơi trƣờng.
Qua việc kiểm sốt các yếu tố trên ta có thể đánh giá đƣợc mức độ ảnh
hƣởng của chúg tới chất lƣợng sản phẩm. Thơng qua cơng tác đó ta có thể đƣa
ra nhận xét chính xác về tác động của yếu tố đầu vào, biết đƣợc tình trạng của
13


máy móc thiết bị cơng cụ cắt, biết đƣợc bƣớc cơng việc nào, cơng đoạn nào
ảnh hƣởng đến q trình sản xuất. Từ đó dự báo các tác động của nó tới q
trình sản xuất trong tƣơng lai và có kế hoạch xử lý kịp thời, chính xác đảm
bảo yêu cầu chất lƣợng sản phẩm.
Nắm rõ kiểm soát chất lƣợng sản phẩm là đề cập đến q trình sản
xuất. Nó đảm bảo một cách chắc chắn rằng sản phẩm đƣợc xuất một cách ổn

định, đạt chất lƣợng quy định. Hay nói một cách khách, việc kiểm sốt này sẽ
ngăn ngừa việc sản xuất ra các sản phẩm khuyết tật thoả mãn nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
2.3.2. Ý nghĩa và phạm vi
Làm tốt cơng tác kiểm sốt chất lƣợng sẽ ngăn ngừa đƣợc việc sản xuất
ra sản phẩm khuyết tật, tăng uy tín thƣơng hiệu của doanh nghiệp.
Các kỹ thuật kiểm soát chất lƣợng chỉ đƣợc áp dụng hạn chế trong khu
vực sản xuất và kiểm tra. Nên nó khơng kiểm sốt đƣợc trƣớc và sau q trình
sản xuất (quá trình thiết kế, bảo quản, vận chuyển..).
2.4. Lý thuyết chung về bảo quản nguyên liệu, sản phẩm hàng thủ công
mỹ nghệ mây tre đan.
2.4.1. Một số loại sinh vật phá hoại mây, song, trúc :
+ Nấm: Nấm là các vi sinh vật khơng có chất diệt lục, sinh trƣởng và
phát triển nhờ vào các chất hữu cơ .
- Nấm mốc: Các tế bào có thể mang màu trắng, xanh xám, xanh đen,
vàng cam, hồng và xuất hiện nhƣ các đốm hoặc các băng trên bề mặt của
nguyên liệu bị nhiễm nấm mốc. Nấm mốc có thể đƣợc loại bỏ một cách dễ
dàng nhƣng cũng dễ xuất hiện trở lại nếu nguyên liệu bị ẩm hoặc ƣớt sau khi
sấy.
- Nấm biến màu: Màu xanh xám đến đen có thể thấy trên bề mặt
nguyên liệu. Vết biến màu không thể cạo bỏ đƣợc vì các thể nấm chui sâu vào
trong các tổ chức tế bào của mây.

14


- Nấm mục: Nguyên liệu bị nấm mục sẽ chuyển thành màu nâu với vết
mục hình khối và dễ vỡ vụn khi bóp nhẹ bằng các ngón tay.
+ Hong phơi
- Dựng các cây mây còn tƣơi chụm một đầu lại với nhau, hoặc dựa

đứng vào tƣờng hoặc xếp nằm ngang trên các khung kim loại.
- Với mây che và mây cây có đƣờng kính nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 6
cm), bó thành bó 20-30 sợi và treo lên để nƣớc thốt nhanh.
+ Sấy
- Chuẩn bị ngun liệu theo những kích thƣớc mong muốn và hong
phơi trƣớc.
- Xếp nguyên liệu vào trong lị sấy có thanh kê/cữ.
- Tn thủ chế độ sấy đã lập.
- Lấy nguyên liệu đã sấy khô ra và cất giữ trong kho.
+ Xơng khói
- Với các cây mây lớn, cần rửa để loại bỏ bụi bẩn.
- Với các cây mây nhỏ, cạo bỏ vòng đốt.
- Xếp vào buồng kín hoặc lều kín.
- Đốt lƣu huỳnh để xơng khói.
+ Luộc dầu
- Chuẩn bị thùng luộc. Có thể dùng một nửa cái thùng phi.
- Bó các cây mây thành từng bó. Mây có đƣờng kính lớn bó 8-10 cây
thành một bó; mây có đƣờng kính bé bó 15-20 cây thành một bó.
- Nhũng các bó mây vào thùng dầu diesel ở nhiệt độ 60oC trong thời
gian từ 10 đến 30 phút.
- Vớt mây ra khỏi thùng dầu.
- Dùng giẻ hoặc cát hoặc mùn cƣa để loại bỏ hết bụi bẩn và dầu bám
trên bề mặt. Cũng có thể dùng nƣớc cao áp để làm sạch.
- Dựng các cây mây đã xử lí vào khung gỗ để phơi khơ.
- Tháo các bó mây có đƣờng kính lớn ở một đầu và đặt vào các giá đỡ
15


nằm nghiêng.
- Treo các bó mây có đƣờng kính nhỏ lên các khung gỗ. Tiến hành

xoay lật các bó mây sau 3 ngày và sau 5 ngày để chúng khô đồng đều.
- Các cây mây đã luộc dầu khô khi thấy chúng nhẹ, bề mặt chuyển màu vàng
và có âm vang khi gõ vào bề mặt.
2.5. Lý thuyết chung về sấy .
- Sấy là một công đoạn quan trọng trong các xƣởng mộc. Khi nguyên
liệu đƣợc sấy khô đến độ ẩm theo yêu cầu trong sử dụng, nó mang lại các lợi
ích sau:
- Tạo sự ổn định kích thƣớc cho vật liệu
- Nâng cao tính chất cơ học
loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ bị nấm (độ ẩm <20%) và côn trùng (độ
ẩm <10%) phá hoại
- Thúc đẩy sức thẩm thấu thuốc bảo quản (độ ẩm <30%)
- Giảm chi phí vận chuyển
- Dễ gia công, đánh nhẵn và dán keo
- Nâng cao khả năng bám dính của các chất sơn phủ (chất nhuộm màu,
vecni, sơn, ...)
tăng khả năng cách nhiệt
- Giảm sức ăn mòn các vật kim loại tạo liên kết trong sản phẩm.
2.5.1. Phƣơng pháp sấy mây.
*Hong phơi
`````````````````````Phơi là việc* đặt mây dƣới ánh nắng mặt trời hoặc
dƣới mái che cho mây khô. Cách thông thƣờng là xếp các cây mây dựng đứng
hoặc nằm ngang vào các khung gỗ hoặc dựng chụm đầu các cây mây vào
nhau thành hình chóp nón.
Nói chung, cần 2 đến 3 tháng để phơi mây khô dƣới độ ẩm 20%. Vào
mùa mƣa thời gian phơi kéo dài hơn mùa khô và vào mùa mƣa khả năng bị
nấm mốc lớn hơn mùa khô.
16



*Sấy
Sấy là việc dùng buồng kín điều chỉnh đƣợc nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và
sự tuần hồn khơng khí. Các cây mây đƣợc xếp thành đống nằm ngang
và đƣợc làm nóng trong lị sấy để sấy khơ đến độ ẩm yêu cầu. Đây là phƣơng
pháp làm cho mây khô nhanh nhất (Natividad1995). Tuy nhiên, việc xây dựng
lị sấy có thể là khá đắt. Nhiệt cung cấp cho lò sấy có thể là cành cây, ngọn
cây và củi

17


CHƢƠNG III
NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
3.1. Tìm hiểu chung về cơng ty.
3.1.1. Q trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty là tổ sản xuất gia đình do ơng Bùi Đắc Lập làm
tổ trƣởng đƣợc thành lập vào năm 1989, với thâm niên nhiều năm chuyên sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng mây, tre, nứa, guột và nhiều loại nguyên
liệu tự nhiên khác… Sau thời gian xây dựng và trƣởng thành, ngày 20/3/2005
Công ty đƣợc chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0302000507
ngày 20/03/2005 của Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Hà Tây.
Trụ sở chính hiện nay của Cơng ty ở: Km 25, quốc lộ 6A, xã Phú
Nghĩa, huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh có tƣ cách pháp nhân, có tài
khoản tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nơng thơn. Cơng ty có con dấu riêng để làm tròn nghĩa vụ với Nhà
nƣớc.
Khi mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất hàng thủ
cơng mỹ nghệ, mục đích chính là nhằm duy trì nghề truyền thống của dân tộc,
đồng thời khơng ngừng khai thác tiềm năng sẵn có của đất nƣớc.

Cơng ty Đồn Kết 1 đã khơng ngừng nghiên cứu và đổi mới, Công ty
mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, đồng thời Công ty cũng rất chú
trọng tới việc nâng cao chất lƣợng cho sản phẩm xuất khẩu, Công ty mạnh
dạn vay vốn ngân hàng để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện tích
8.416m2 đƣợc UBND tỉnh Hà tây quyết đinh cho thuê với thời hạn sử dụng
đất. Vì là một Cơng ty sản xuất và xuất nhập khẩu, sản phẩm Công ty sản xuất
ra đƣợc cung cấp cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty
đã xuất khẩu vào các thị trƣờng:
+ Châu Á: Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
+ Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Ý.
18


+ Châu Mỹ: Mỹ
+ Châu Úc: Australia, Newzealand.
Trong thị trƣờng xuất khẩu chính là Châu Á: Trị giá xuất khẩu chiếm
50%, tiếp đến là Châu Úc với 35% trị giá xuất khẩu, còn lại Châu Âu và Châu
Mỹ chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Để thấy rõ hơn nữa về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, em xin đƣa ra một vài chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty mấy năm gần đây. Các chỉ tiêu này đƣợc thể
hiện trong bản dƣới đây:
Đvt : Vnđ
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

1. Tổng doanh thu


21.916.098.628

35.971.388.824

2. Lãi thực hiện

72.267.592

117.481.896

Qua bảng trên, ta thấy tình hình kinh doanh của Cơng ty đang ngày
càng phát triển, tổng doanh thu tăng nhanh, trong vòng hai năm xây dựng và
hoàn thiện tổng doanh thu đã tăng vọt từ 20.916.098.628 trong năm 2008 lên
35.971.388.824 trong năm 2009, theo đó lãi thực hiện đƣợc cũng tăng khoảng
62.57% so với năm 2008.
Công việc kinh doanh của Công ty đang ngày càng tiến triển rất tốt,
Công ty cũng không ngừng nghiên cứu thị trƣờng trong và ngồi nƣớc, khơng
ngừng đổi mới các mặt hàng sản xuất cả về mẫu mã và chất lƣợng sản phẩm
vì mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của thị trƣờng.
3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Cơng ty có hai xƣởng sản xuất, một xƣởng sản xuất chính tại Km 25,
quốc lộ 6A, xã phú nghĩa, Huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội ,một xƣởng phụ tại
Km 30, xã Đông sơn, Huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội. Việc bố trí phân xƣởng
sản xuất chính phù hợp với mục đích và cơ sở vật chất của Cơng ty.

19


Bên cạnh đó, để phù hợp với yêu cầu sản xuất, phân xƣởng đƣợc chia

ra thành các tổ sản xuất nhƣ: Tổ cắt gắn, tổ quét, tổ mộc, tổ hoàn thiện, tổ
đóng gói... Xƣởng sản xuất có nhiệm vụ:
+ Nhận nguyên liệu hoặc phôi (bán thành phẩm) đƣa vào xử lý: Sấy
khơ, chống mốc, mọt, nứt, sau đó giao cho các xƣởng vệ sinh để tiếp tục sản
xuất.
+ Nhận sản phẩm mộc từ các xƣởng vệ tinh về để hoàn thiện, kiểm tra
chất lƣợng sản phẩm sau đó đóng gói xuất hàng cho khách hàng hoặc nhập
kho thành phẩm.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức .
Cơng ty Đồn Kết 1 có mơ hình qn lý gọn nhẹ.
- Giám đốc: Cơng ty thực hiện chế độ một thủ trƣởng, có quyền quyết
định việc điều hành hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức; chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Các bộ phận giúp việc cho giám đốc:
* Phòng kế tốn tài chính - thống kê:
Có nhiệm vụ lập và quản lý kế hoạch tài chính, tín dụng từ thƣờng kỳ
đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế
độ quy định. Đồng thời tham gia với các bộ phận chức năng khác xây dựng
các đồ án, phƣơng án sản xuất kinh doanh… Tổ chức hạch tốn, phân tích kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo định kỳ. Quản lý hồ sơ kế tốn –tài
chính, theo dõi các khoản thu – chi, cơng nợ và thực hiện theo tháng, q,
năm….
* Phịng kỹ thuật KSC có nhiệm vụ:
Quản lý, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra các công việc về kỹ thuật trong sản
xuất kinh doanh, kiểm ra chất lƣợng hàng của Công ty. Xây dựng các quy
trình cơng nghệ sản xuất chế biến sản phẩm, các chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu

20



chất lƣợng sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu, thiết kế, chế thử mẫu và sản phẩm
mới.
*Phịng Tổ chức hành chính:
Đƣợc một phó giám đốc phụ trách phịng. Giúp Giám đốc xây dựng bộ
máy tổ chức của doanh nghiệp, sắp xếp bố trí cán bộ cơng nhân viên cho phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Quản lý việc thực hiện
các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Lập phƣơng án tiền lƣơng, tiền
thƣởng. Tổ chức quản lý bồi dƣỡng, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho
cán bộ công nhân viên, thực hiện khen thởpng hay kỷ luật đối với cán bộ công
nhân viên có thành tích hoặc vi phạm quy định chung của Cơng ty… quản lý
tồn bộ tài sản chúng của Công ty, chịu trách nhiệm mua sắm trang thiết bị
làm việc cho Cơng ty.
* Phịng xuất nhập khẩu:
Phịng đƣợc một phó giám đốc phụ trách, phịng xuất nhập khẩu giúp
giám đốc xây dựng bộ máy tổ chức hệ thống các loại chứng từ, thủ tục nhằm
phục vụ cho mục đích xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Cơng ty
ra thị trƣờng nƣớc ngồi. Thêm vào đó, phịng cịn có chức năng nhập khẩu
các thiết bị máy móc, các sản phẩm phụ khác phục vụ cho sản xuất kinh
doanh của Công ty. Theo dõi thống hoạt động kinh doanh và định kỳ lập báo
cáo các loại theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
* Các phân xưởng sản xuất:
Đƣợc tổ chức theo mơ hình: Quản đốc phân xƣởng, phó quản đốc phân
xƣởng, các nhân viên thống kê phân xƣởng và các công nhân viên. Các xƣởng
sản xuất thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế của Công ty nhƣ: Duy trì kỷ
luật ngày cơng lao động, sử dụng và bảo quản tốt máy móc thiết bị.
Trong cơng ty, các phòng ban chức năng và phân xƣởng sản xuất chế
biến có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự quản lý của Giám đốc. Từ đó
có thể hình thành nên sơ đồ quản lý của Cơng ty nhƣ sau


21


Giám đốc

Phó giám
đốc

Phịng kế
tốn ,thống


Phịng tổ
chức hành
chính

Phịng xuất
nhập khẩu

Phịng kế
hốch,kinh
doanh

Phịng kỹ
thuật KCS

Xƣởng sản xuất

Xƣởng chính


Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý

22

Xƣởng phụ


3.2. Khảo sát đánh giá thực trạng sản xuất tại cơng ty.
3.2.1. Ngun liệu.
* Thơng tin chung:
TT

chủng
loại

Lƣợng nhập
Nguồn ngốc

bình qn/ Đơn vị

Mây

An

Song

Quảng Nam ,
Đà Nẵng

Sản phẩm


Sản xuất và
500

kg

bán nguyên
liệu

Thanh hoá

2

dụng

thàng
Thái Bình, Ngệ

1

Mục đích sử

Sản xuất và
1,000,000

kg

bán ngun
liệu


Các tỉnh miền
núi phía bắc
3

Trúc

Sản xuất và

nhƣ Hồ Bình , 1,000,000,000

Cây

bán ngun
liệu

n Bái, Bắc
Cạn
4

Giang

Hồ Bình, Sơn
La, Yên Bái

Sản xuất và
100,000

Cây

bán nguyên

liệu
Sản xuất và

5

Nùng Nghệ An

100,000

Cây

bán nguyên
liệu

* Phân loại nguyên liệu:
- Phân loại theo chủng loại: Ngun liệu đƣa về cơng ty gồm có các
chủng loại nhƣ sau: Mây, Song, trúc, Nùng, Giang.
- Phân loại theo kích thƣớc: Trong q trình khảo sát tại nhà máy
nguyên liệu đƣợc phân loại theo một số kích thƣớc sau :
23


×