Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.53 KB, 152 trang )

1

MỞ ĐẦU
Trong đời sống chính trị hiện đại, tính tích cực chính trị của cơng dân có
vai trị to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến q trình dân chủ hố đời sống chính trị,
đến sự vận hành của thể chế chính trị pháp quyền dân chủ. Tính tích cực chính
trị của cơng dân chính là sự quan tâm đến các mục đích của q trình chính trị,
là sự tự giác, chủ động, sáng tạo của công dân tham gia và góp phần làm cho
q trình chính trị vận hành một cách có hiệu quả. Tính tích cực chính trị của
cơng dân được thể hiện trên nhiều bình diện, trong nhiều q trình chính trị như
trong q trình bầu cử nhằm hình thành nên các cơ quan quyền lực, hình thành
cơ chế ủy quyền và trao quyền, trong quá trình tham gia vào các quyết định
chính trị lớn của dân tộc, trong quá trình chấp hành luật cũng như tham gia xây
dựng, sửa đổi bổ sung Hiến pháp và các đạo luật, tham gia vào chu trình hoạch
định chính sách cơng,.. Nghiên cứu tính tích cực chính trị của cơng dân có nhiều
cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu chung lại thì tính tích cực chính trị được
nghiên cứu xem xét trong sự ảnh hưởng, tác động mang tính quyết định đến các
q trình chính trị, pháp lý, là sự tích cực tham gia vào bầu cử, tự giác chấp hành
pháp luật, lao động sáng tạo thực hiện mục tiêu chính trị, tham gia có trách
nhiệm vào các quyết sách chính trị của địa phương, dân tộc, đất nước,.. Có nghĩa
là xem xét mối quan hệ giữa tính tích cực chính trị của công dân trong mối quan
hệ giữa công dân với thể chế chính trị, trong quan hệ giữa các chủ thể của quyền
lực. Rõ ràng là, nếu không phát huy được tính tích cực chính trị của cơng dân thì
tồn bộ các q trình chính trị, pháp lý có thể vận hành lệch lạc với hậu quả tất
yếu là dẫn đến thiếu dân chủ, thiếu công bằng và minh bạch, mất ổn định chính
trị, cản trở và tạo nên các yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông dân
đã và đang là lực lượng đơng đảo nhất, có những đóng góp rất lớn trong suốt
chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là lực lượng chủ lực
trong phát triển đất nước, xây đắp nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hình



thành nên những làng quê Việt Nam với những giá trị tinh thần phong phú,..
Hiện nay, nông dân chiếm gần 70% dân số và trên 44% lực lượng lao động xã
hội [47; tr.13], đã và đang tiếp tục phát huy vai trị, vị trí quan trọng trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln coi trọng việc giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Văn kiện đại hội của Đảng qua các thời kỳ và nhiều nghị quyết của Đảng bàn về
nông nghiệp, nông dân, nông thơn đều khẳng định vai trị chính trị của nơng dân.
Năm 1953, khi Đảng chủ trương phát động nông dân triệt để giảm tơ và tiến
hành thí điểm cải cách ruộng đất ở một số xã trong vùng tự do, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ thị: “Năm nay, chúng ta phải kiên quyết thực hiện triệt để giảm tô.
Muốn vậy, phải ra sức phát động quần chúng nông dân, làm cho quần chúng tự
giác tự nguyện đứng ra đấu tranh triệt để giảm tô” [95; tr.30]. Tại Hội nghị lần
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (1-1953) Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nơng dân, vì nông dân là
tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nơng
dân, vì nơng dân là lực lượng cách mạng đơng nhất chống phong kiến, chống đế
quốc”; “Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực
hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nơng dân,
phải chia ruộng đất cho nông dân”[95; tr.31]. Đại hội lần thứ III của Đảng (91960) khẳng định: “ Muốn đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải
đi từ nông nghiệp, phải dựa vững vào lực lượng của nông dân lao động và phát
huy tính tích cực cách mạng của họ”[109; tr.537]. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5
(Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về Đ y mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn th i k 2001 - 2010” đã làm rõ hơn quan điểm của
Đảng về cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, đề cao vai trị
của nơng dân trong tổ chức thực hiện. Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy (khoá
X) của Đảng (7-2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng
định: “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,..”[45]. Đại hội lần



thứ XII của Đảng tiếp tục xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt,
xây dựng nông thôn mới là căn bản, nơng dân giữ vai trị chủ thể [47; tr.92]. Có
thể thấy, tuy khơng sử dụng khái niệm “tính tích cực chính trị”, nhưng quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị của
nơng dân trong sự nghiệp cách mạng về cơ bản chính là nói đến tính tích cực
chính trị của lực lượng xã hội này.
Kết quả sau 30 năm đổi mới của đất nước ta (từ năm 1986 đến nay) là hết
sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử, thế và lực của nước ta trên trường quốc tế được
nâng lên. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã phát huy vai trị, vị trí chiến lược
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
trong đó nơng dân là một lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh. Bên cạnh những
kết quả đạt được, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân hiện nay tuy có bước
cải thiện nhưng nhìn chung cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao (tỷ lệ hộ
nghèo cả nước năm 2010 còn 14,2%; năm 2012 còn 9,6%; năm 2015 cịn 4,5%;
trong đó chủ yếu là nơng dân), nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa. Thực trạng sản xuất của nông dân hiện nay đa số vẫn là sản xuất quy
mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, giá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp bấp bênh,
chưa thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm. Các chính
sách về thu mua tạm trữ, tiêu thụ nông sản, nhập khẩu vật tư nơng nghiệp; khai
thác khống sản, khai thác hải sản; bảo hiểm nông nghiệp chưa mang lại quyền
lợi thực sự cho nơng dân. Nơng dân khó tiếp cận các chính sách tín dụng của
Nhà nước dẫn đến thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Việc thu hồi đất nông nghiệp,
đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa phù hợp, một bộ phận nông dân
mất đất sản xuất, không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, chênh lệch
thu nhập giữa nơng thơn và thành thị cịn lớn và đang có xu hướng nới dần
khoảng cách. Dân trí khơng đồng đều giữa các vùng miền, cịn nhiều nơng dân
mù chữ, thiếu hiểu biết về pháp luật; còn hàng chục nghìn nơng dân nhập cảnh
trái phép sang Trung Quốc lao động bất hợp pháp,.. Có nhiều nguyên nhân dẫn



đến tình trạng này, trong đó, một ngun nhân quan trọng chính là người nơng
dân chưa ý thức hết hoặc chưa phát huy hết vai trị, trách nhiệm chính trị của
mình trong các quá trình kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, tính tích cực chính
trị của nơng dân chưa được nhận thức và phát huy đầy đủ, thậm chí, có nơi, có
lúc bị lợi dụng, biến dạng. Thực hiện sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay khơng thể thiếu được vai trị của
nơng dân là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân số và lao động xã hội.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hiện các cam kết của hội nhập quốc tế,
việc khắc phục những hạn chế, phát huy vai trò làm chủ của nông dân vừa là
nhiệm vụ, vừa là điều kiện để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập
quốc tế, cần được tập trung nghiên cứu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
trong đó việc bồi đắp, củng cố, nâng cao tính tích cực chính trị của nơng dân là
một trong các giải pháp trọng tâm. Đòi hỏi là như vậy, nhưng trên thực tế, các
nghiên cứu khoa học về nông dân thời gian qua còn thiếu các nghiên cứu sâu cả
về lý thuyết và thực tiễn tính tích cực chính trị của nơng dân, vì vậy chưa có đầy
đủ căn cứ khoa học để xây dựng các giải pháp thật sự hiệu quả nhằm phát huy
tính tích cực chính trị của nơng dân Việt Nam tham gia vào đời sống chính trị, xã
hội.
Vùng duyên hải Bắc Bộ (theo Quyết định số 865/QĐ-TTg, ngày
10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 5 tỉnh, thành phố là Hải Phịng,
Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với diện tích tự nhiên khoảng
12.000 km2, nằm ven vịnh Bắc Bộ; đến năm 2015, dân số gần 8 triệu người,
trong đó cư dân nơng thơn trên 5 triệu người với nhiều vùng thuần nơng ở Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình. Vùng dun hải Bắc Bộ có vị trí địa chiến lược
quan trọng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh, thành phố miền Bắc nước ta; có biên
giới trên bộ với Trung Quốc dài trên 118 km và trên 600 km biên giới trên biển,
là huyết mạch chính giao thương với Trung Quốc cả trên bộ và trên biển, là cửa
ngõ của Trung Quốc với ASEAN. Vùng duyên hải Bắc Bộ được định hướng là

vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt
với vùng Thủ đô Hà Nội và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, là một vùng trọng


điểm của chiến lược biển Việt Nam. Nông dân vùng dun hải Bắc Bộ trong thời
gian qua ln đồn kết, phát huy tiềm năng thế mạnh của Vùng trong phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện thành cơng chương trình xây dựng nơng thơn
mới, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, nông dân
vùng dun hải Bắc Bộ hiện nay cịn nhiều khó khăn, chưa nhận thức đầy đủ về
vai trị của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, chưa tích cực tham gia các q
trình chính trị, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để hội nhập quốc tế,.. trong khi đó
hội nhập với Trung Quốc đang diễn ra sơi động, nhanh chóng và quyết liệt, địi
hỏi sự vào cuộc tích cực của người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát huy tính
tích cực chính trị của trên 5 triệu nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ là nhiệm vụ
có ý nghĩa quan trọng, tạo ra nguồn lực nói chung và nguồn lực con người nói
riêng để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc chủ
quyền biển đảo và Tổ quốc Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, tôi nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu một cách
đầy đủ và sâu sắc về “Tính tích cực chính trị của nơng dân vùng duyên
hải Bắc Bộ Việt Nam hiện nay” với mục tiêu xây dựng và triển khai thực hiện
đồng bộ các giải pháp góp phần phát huy vai trị chủ thể chính trị của nông dân
vùng duyên hải Bắc Bộ, tạo động lực giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát
triển toàn diện và bền vững đời sống kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng,
cả nước nói chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Làm rõ và vận dụng cơ sở lý luận về tính tích cực chính trị của nơng dân
Việt Nam để nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao tính tích cực chính trị của nơng dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng khái niệm tính tích cực chính trị của nơng dân; làm rõ đặc
điểm, vai trị, hình thức thể hiện tính tích cực chính trị của nơng dân.
- Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến tính tích cực chính trị
của nơng dân, lấy đó làm cơ sở phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp


nâng cao tính tích cực chính trị của nơng dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt
Nam hiện nay.
- Xây dựng tiêu chí cơ bản để đánh giá tính tích cực chính trị của nơng dân.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tính tích cực chính trị của nơng
dân trong đời sống chính trị vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính tích cực chính trị
của nơng dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam
hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tính tích cực chính trị của nơng dân.
Khi nghiên cứu thực tiễn, Luận án tập trung nghiên cứu tính tích cực chính trị
của nơng dân vùng dun hải Bắc Bộ trong hoạt động bầu cử và thực hiện quy
chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Vùng duyên hải Bắc Bộ (bao gồm
các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hải Phịng .
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tính tích cực
chính trị của nơng dân vùng dun hải Bắc Bộ tại thời điểm thực hiện Luận án
(2015-2016 ; các giải pháp được đề xuất trong tầm nhìn đến 2020.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Tính tích cực chính trị của nơng dân có vai trị hết sức quan trọng trong
đời sống chính trị, nhưng để nhận thức đúng đối tượng nghiên cứu này cần xây

dựng một khung lý thuyết cụ thể (nếu xây dựng được khung lý thuyết phù hợp
trong đó làm rõ được khái niệm và tiêu chí đánh giá thì sẽ nhận thức đúng tính
tích cực chính trị của nơng dân nói chung và nơng dân vùng duyên hải Bắc Bộ
nói riêng).
- Mặc dù Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội đã có nhiều
biện pháp và bản thân người nơng dân cũng đã quan tâm đến đời sống chính trị,
nhưng trên thực tế tính tích cực chính trị của nơng dân vùng duyên hải Bắc Bộ


hiện nay vẫn chưa được nâng cao tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ
mới và đang tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
-Vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm từ phương châm, quan điểm đến những chính sách cụ thể.
Trong liên minh giai cấp ở nước ta hiện nay, giai cấp nơng dân có vị trí quan
trọng hàng đầu, là nền tảng trong quan hệ giai cấp ở nước ta, nghiên cứu về giai
cấp nông dân và tính tích cực của nơng dân nhằm lý giải logic và lập luận trên.
- Việc nâng cao tính tích cực chính trị của nơng dân vùng dun hải Bắc
Bộ hiện nay có thể và cần thiết phải xây dựng hệ thống các giải pháp toàn diện
và nếu thực hiện được điều đó thì sẽ phát huy được một cách có hiệu quả vai trị
của nơng dân trong đời sống chính trị đất nước.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nơng dân, vai
trị của nơng dân trong đời sống chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận dụng
các phương pháp chung, các phương pháp liên ngành và chuyên ngành: kết hợp
lịch sử - lơgic, phân tích, tổng hợp, thống kê, định lượng, định tính, so sánh, văn
bản học, phân tích hành vi,..

Phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic được tác giả Luận án sử dụng để khái
qt hóa q trình hình thành và phát triển của tính tích cực chính trị của nông
dân qua từng thời kỳ lịch sử. Phương pháp phân tích tổng hợp đã được tác giả
của Luận án sử dụng để phân tích những biểu hiện hành vi của tính tích cực
chính trị của người nơng dân vùng duyên hải Bắc Bộ, trên cơ sở đó, tổng hợp,
khái quát thành những đặc trưng thể hiện đặc điểm tính tích cực chính trị của
nơng dân vùng dun hải Bắc Bộ.
Phương pháp định tính, định lượng, điều tra xã hội học được tác giả Luận
án sử dụng để tiến hành điều tra xã hội học tại 5 tỉnh, thành phố vùng duyên hải
Bắc Bộ, thực hiện điều tra, khảo sát tại 10 huyện với 20 xã, tổng số 800 phiếu


(40 phiếu/ xã , nhằm bổ sung thêm tư liệu về thực trạng tính tích cực chính trị
của nơng dân.
6. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
- Góp phần xây dựng khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nơng
dân, cụ thể là: Xác lập khái niệm khoa học về tính tích cực chính trị của nơng
dân; đặc điểm, vai trị, hình thức thể hiện tính tích cực chính trị của nơng dân.
- Góp phần cung cấp bộ tiêu chí cơ bản đánh giá về tính tích cực chính trị
của nơng dân.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu, có tính khả thi, nhằm nâng cao
tính tích cực chính trị của nơng dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của
nơng dân, có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn về nông dân và giai
cấp nông dân.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu khoa học và giảng viên đào tạo các vấn đề có liên quan

trong lĩnh vực khoa học chính trị và một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn khác. Các kết quả đó cũng có thể được tham khảo trong quá trình hoạch
định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông dân, nông nghiệp và
nông thôn.
- Các giải pháp được đề xuất trong Luận án có thể được ứng dụng vào
thực tiễn nhằm góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của nơng dân vùng
dun hải Bắc Bộ ở Việt Nam hiện nay, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và
phát triển đất nước.
8. Kết cấu của Luận án
Luận án kết cấu thành 4 chương, 11 tiết, kết luận, danh mục cơng trình
cơng bố có liên quan đến Luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH
TRỊ CỦA NƠNG DÂN

Theo khảo sát của chúng tơi, hiện nay chưa có cơng trình nào trực tiếp
nghiên cứu khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nơng dân trong đó có
sử dụng khái niệm khoa học này.
Tuy nhiên, những nghiên cứu lý thuyết về tính tích cực chính trị, tính tích
cực chính trị của cơng dân nói chung thì đã được một số nhà khoa học quan tâm
và được đề cập trong một số công trình nghiên cứu trong vào ngồi nước. Trong
khn khổ Luận án này, tôi tập trung khảo sát một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu sau đây:
Ở trong nước, nghiên cứu của tác giả Chu Khắc về Tính tích cực chính
trị - xã hội trong lối sống xã hội chủ nghĩa” đã khái quát dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa, nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đông đảo quần chúng nhân

dân được tham gia vào mọi hoạt động chính trị - xã hội; sự tham gia tự giác của
quần chúng nhân dân vào các hoạt động chính trị - xã hội là đặc trưng của con
người mới, thể hiện ở sự giác ngộ chính trị, sống có lý tưởng, có tình cảm cao
đẹp và có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ,.. Đồng thời quan niệm về nội dung
tính tích cực chính trị - xã hội của mọi người trong xã hội là thi hành mọi nghĩa
vụ của công dân mà trước hết là chiến đấu bảo vệ tổ quốc, tính tích cực chính trị
- xã hội còn bao gồm sự tham gia quản lý xã hội theo nguyên tắc của chế độ làm
chủ tập thể, là việc kiểm tra của nhân dân với hoạt động của tất cả các cơ quan
nhà nước và xã hội, là thi đua chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu đã nêu rõ các yếu tố
tác động đến tính tích cực chính trị - xã hội là sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống
chính trị, là vai trị của cơng tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, là cách
mạng khoa học - kỹ thuật. Giải pháp cơ bản để nâng cao tính tích cực chính trị xã hội là: Nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục cho các công dân và phát triển chế


độ làm chủ tập thể; phát huy vai trò của thông tin đại chúng; tác dụng của giáo
dục tập thể lao động tức là thực hiện chế độ làm chủ tập thể đối với từng con
người, đồng thời phát huy vai trị của dư luận xã hội [76]. Đây có thể coi là một
trong những cơng trình xuất hiện khá sớm trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam bàn
về tính tích cực chính trị.
Luận án tiến sĩ chính trị học của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa về “Tính
tích cực chính trị của cơng dân Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện
nay” đã tổng hợp các nghiên cứu, các quan niệm về tính tích cực chính trị qua
các thời kỳ lịch sử, quan niệm của phương Đơng, phương Tây về tính tích cực
chính trị và xây dựng khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của cơng dân.
Cuốn sách “Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập
quốc tế hiện nay”, do TS. Nguyễn Thị Kim Hoa chủ biên, đã định nghĩa về tính
tích cực chính trị: “Tính tích cực chính trị là tồn bộ những biểu hiện của sự tự
giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của một cá nhân, một cộng đồng, một
giai cấp, một chính đảng, một nhà nước với tư cách là những chủ thể chính trị
khác nhau khi tham gia vào q trình chính trị trong từng thời kỳ lịch sử nhất

định, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu chính trị vì sự phát triển, tiến bộ của
cộng đồng” [62; tr.52]. Cuốn sách còn làm rõ những đòi hỏi bức thiết của thực
tiễn về tính tích cực chính trị của cơng dân để xây dựng đất nước trong xu thế
hội nhập quốc tế; góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về tính tích cực
chính trị của cơng dân; đưa ra định nghĩa về tính tích cực chính trị của cơng dân
“Tính tích cực chính trị của cơng dân là tồn bộ những biểu hiện của sự tự giác,
chủ động, sáng tạo trong hoạt động của công dân tham gia vào q trình chính
trị, trên những cơ sở, điều kiện xác định, nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính trị
tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân công dân và của cộng đồng” [62,
tr.54]; dấu hiệu bản chất để nhận biết tính tích cực chính trị của cơng dân là thể
hiện qua hành động tự giác, chủ động, sáng tạo của cơng dân; chuẩn mực chung
để đánh giá tính tích cực chính trị của cơng dân là ở mục tiêu, lý tưởng chính trị
khơng chỉ vì lợi ích cá nhân mà cịn vì sự tiến bộ của xã hội; đặc thù riêng tính


tích cực chính trị của cơng dân là khơng thể xuất hiện trong các hoạt động cô lập,
vô tổ chức của mỗi cơng dân mà chỉ được hình thành trong hoạt động chính trị
có tính liên kết cao với tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ,.. Đồng thời cuốn sách còn nêu
lên 4 giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tính tích cực chính trị của cơng dân Việt
Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay là: Thực hiện dân chủ hóa đời sống
xã hội; nâng cao văn hóa chính trị của cơng dân phù hợp với chuẩn mực chung
của quốc tế; khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần trong hoạt động chính trị
xã hội; xây dựng cơ chế thích hợp nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài.
Nội dung Luận án tiến sĩ và cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa
đã tổng hợp, khái quát những quan niệm về tính tích cực chính trị qua các giai
đoạn lịch sử, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tính tích cực chính
trị của cơng dân, đó là những nghiên cứu rất quý, là cơ sở quan trọng để tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn về tính tích cực chính trị. Tuy nhiên, trong thực tế có phải
cơng dân cứ chủ động, tự giác tham gia thật nhiều vào q trình chính trị là tốt?
Việc tham gia chủ động, tự giác nhưng thái q của cơng dân vào q trình chính

trị có lúc làm cản trở q trình chính trị, vì vậy định nghĩa về tính tích cực chính
trị của cơng dân cần có giới hạn mức độ tham gia của cơng dân thế nào cho phù
hợp. Mặt khác không chỉ các biểu hiện của sự tự giác, chủ động là sự tích cực,
mà bản thân tính chủ động, tính tự giác chính là sự tích cực. Vì vậy tính tích cực
chính trị chính là tính chủ động và tự giác của chủ thể chính trị tham gia vào q
trình chính trị,..
Báo cáo của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam về Vun trồng một tương lai no
đủ” đã đánh giá một cách sinh động công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam, trong đó đánh giá hệ thống nơng nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải, cần
phát huy tối đa các tiềm năng của nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp
sinh thái mới,.. Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu đối với người nghèo, nông
dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là việc
nâng cao tiếng nói và quyền đại diện của người dân thông qua tổ chức và sáng
kiến dựa vào cộng đồng, tạo không gian và cơ chế mới cho đối thoại trực tiếp,


tăng năng lực của người dân tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội sao
cho tiếng nói của họ được lắng nghe [105; tr.39]. Tuy không đặt trọng tâm vào
việc trình bày khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của cơng dân, nhưng
nghiên cứu của Oxfarm cung cấp những gợi mở hữu ích cho việc xây dựng
khung lý thuyết về vấn đề này.
Ngân hàng thế giới đã xây dựng Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”. Báo cáo đã đánh giá
thực trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam và định hướng mục tiêu đến 2035, trong
đó đề cao tiếng nói của người dân trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội với sự tham gia tích cực hơn của nơng dân trên các diễn đàn, trên truyền
thông, qua giới thiệu và trực tiếp dân chủ bầu cử trưởng thôn, bản. Đồng thời đề
cao trách nhiệm giải trình, minh bạch các hoạt động của Chính phủ, là yếu tố
quan trọng để giữ vững niềm tin và phát huy tính tích cực tham gia của người
dân [99, tr.92]. Tương tự như công trình của Oxfarm nói trên, khung lý thuyết
được Ngân hàng thế giới sử dụng để thực hiện nghiên cứu của họ cũng có giá trị

gợi mở rất lớn cho việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu tính tích cực chính
trị của nơng dân ở Việt Nam.
Ở nước ngồi, trong cơng trình Nền dân trị Mỹ”, Alexis De Tocqueville
cho rằng, tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng là yếu tố
quyết định tương lai của nền dân trị, “phương tiện mạnh mẽ nhất, thậm chí là
phương tiện duy nhất chúng ta cịn có trong tay để mọi người quan tâm đến Tổ
quốc mình, đó là để họ tham gia vào việc cầm quyền” và khi đó họ sẽ bảo vệ
quyền tự do cho mình và cho tất cả mọi người [62; tr.13]. Ơng cịn cho rằng:
Người Mỹ ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và theo nhiều khuynh hướng khác nhau
nhưng thường tạo ra các hiệp hội. Một trong các hiệp hội đó là các nhóm lợi ích
(nhóm lợi ích kinh doanh, nhóm nghề nghiệp, các nhóm lợi ích cơng,..). Hoạt
động của các nhóm lợi ích tham gia vào mọi loại hình và tất cả các giai đoạn của
hoạt động chính trị nhưng chủ yếu là vận động hành lang và tham gia vào hoạt
động bầu cử (các nhóm lợi ích tham gia vào các cuộc vận động bầu cử thông qua


sự giúp đỡ các đảng phái chính trị và các ứng cử viên tự do . Tham gia chính trị
của các công dân Mỹ được đo bằng nhiều biến số như ký vào đơn kiến nghị,
tham gia vào các buổi mít tinh chính trị và tham gia các cuộc diễu hành, biểu
tình, tẩy chay, tuần hành, tham gia bầu cử, đóng góp cho các chiến dịch bầu cử,
tiếp xúc với các quan chức,..[1; tr.119]. Cơng trình của Alexis De Tocqueville đã
được xuất bản từ rất lâu và chính nó đã cung cấp nhiều gợi ý lý thuyết cho
nghiên cứu tính tích cực chính trị của cơng dân nói chung, trong đó có nơng dân.
Giữa thế kỷ XX, hai nhà chính trị học người Mỹ là G.Almond và S.Verba
đã đi sâu nghiên cứu hành vi chính trị của cơng dân và cho rằng, mức độ sâu sắc
mà công dân can dự vào đời sống chính trị được đo bằng mức độ nhận thức của
cơng dân cũng như những tình cảm, quan điểm, sự phán xét của họ về đất nước,
dân tộc, lịch sử và hệ thống chính trị của mình, về q trình thực thi chính sách
của nhà nước,.. và cá nhân tự coi mình là thành viên tích cực của cả hệ thống
chính trị. G.Almond và S.Verba đã chia ra ba loại hình cơ bản của văn hóa chính

trị là: Kiểu bộ lạc, kiểu phụ thuộc và kiểu tham dự. Trong đó loại hình văn hóa
chính trị tham dự là tiêu biểu của nền chính trị dân chủ, cơng dân tin tưởng rằng
họ có thể đóng góp vào hệ thống chính quyền và bị ảnh hưởng bởi chính quyền.
Từ kết quả nghiên cứu này thì văn hóa chính trị tham dự là loại hình phát huy
được tính tích cực chính trị của cơng dân, khi đó các thành viên của xã hội định
hướng rõ ràng với hệ thống chính trị với tư cách là một chỉnh thể,.. Như vậy tính
tích cực chính trị có thể được hiểu là sự tham dự chủ động, sâu sắc của người
dân vào các hoạt động chính trị và đời sống chính trị [62; tr.14].
Cuốn sách Participation of Women in Political Life”(Sự tham gia của
phụ nữ trong đời sống chính trị) đã chỉ rõ việc tạo điều kiện cho tất cả các công
dân tham gia quản lý các vấn đề cơng cộng, phát huy tính tích cực chính trị của
cơng dân là vấn đề trung tâm của nền dân chủ. Trong đa số các quốc gia hiện nay
thì “đấu trường” chính trị phần lớn vẫn do nam giới và thậm chí là độc quyền
của nam giới thực hiện. Trong xã hội dân chủ, nam và nữ đều có quyền bình
đẳng tham gia đầy đủ trong tất cả các khía cạnh của q trình chính trị, nhưng


trong thực tế, thường khó khăn hơn cho phụ nữ thực hiện quyền này, vì vậy ở
nhiều nước đã tạo thêm những thuận lợi để phụ nữ tham gia đảng chính trị, tham
gia ứng cử,.. Các đảng chính trị là một trong những tổ chức quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự tham gia chính trị của phụ nữ. Vai trị của phụ nữ trong các đảng
chính trị là một yếu tố quyết định quan trọng về triển vọng của họ để trao quyền
chính trị, đặc biệt là ở cấp quốc gia. Bởi vì các đảng chính trị rất có ảnh hưởng
trong việc định hình triển vọng chính trị của phụ nữ, các chính phủ và tổ chức
quốc tế đang cố thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc bầu cử chính
đáng có xu hướng tập trung vào vai trị của các đảng chính trị, tổ chức phụ nữ,
cơng đồn, các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thơng đều có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia chính trị của phụ nữ [177; tr.12].
Cuốn sổ tay hướng dẫn của Osce Office for Democratic Institutions and
Human Rights (ODIHR), Handbook on promoting women’s participation in

political parties (sổ tay hướng dẫn sự tham gia tích cực của phụ nữ trong các
đảng chính trị) đã chỉ rõ bình đẳng giới, trong đó có sự tham gia bình đẳng của
phụ nữ và nam giới trong tất cả các khía cạnh của chính trị và đời sống cơng
cộng, là một nguyên tắc nền tảng mà tất cả các nước tham gia OSCE đã đăng ký.
Tác phẩm đã góp phần hướng dẫn, đào tạo phụ nữ tham gia chính trị với phương
thức và kỹ năng tham gia chính trị, tạo động lực cho phụ nữ tham gia chính trị
một cách tích cực,.. Việc tham gia chính trị của phụ nữ ngày nay đang dần tăng
lên trong khu vực OSCE, nhất là trong Quốc hội của các quốc gia trong khu vực
OSCE tăng từ 17% năm 2000 lên 24,8% năm 2013,.. [179; tr.9].
Cuốn sách “Chính sách kinh tế mới qua lăng kính của th i đại hiện nay”
của tác giả Epghênhi Ambaraxumốp đã trình bày tính tất yếu ra đời của NEP và
quan điểm về một số vấn đề trong chính sách kinh tế ở Liên Xơ, phân tích về vai
trị của nơng dân trong giai đoạn thực hiện chính sách kinh tế mới NEP. Nơng
dân có vai trị hết sức quan trọng, quyết định sự thành cơng của chính sách, đã
nhanh chóng khơi phục và phát triển mạnh kinh tế của nước Nga, là cơ sở để
thực hiện kế hoạch điện khí hóa tồn quốc. Những nội dung trực tiếp bàn về vai


trị của nơng dân như: Bàn về thuế nơng nghiệp; bn bán lúa mì,.. đã khẳng
định thực hiện chính sách kinh tế mới phải bắt đầu từ nông dân với sự vào cuộc
tích cực, tự giác của nơng dân, được thể hiện qua tiếng nói, qua việc làm của
nơng dân, tác giả nhấn mạnh “Để tiến hành Chính sách kinh tế mới và phát triển
nó, V.I.Lênin coi trọng tính độc lập của thành phần nông dân trong xã hội Xô
Viết và trong nhà nước hơn lúc trước rất nhiều” [51; tr.40].
Tóm lại, việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu cho thấy, tuy chưa có
cơng trình nghiên cứu nào trực tiếp đi sâu nghiên cứu khung lý thuyết về tính
tích cực chính trị của nơng dân, tuy nhiên, những cơng trình có liên quan thì khá
nhiều, hoặc đề cập đến những vấn đề lý thuyết về tính tích cực chính trị, tính tích
cực chính trị của cơng dân nói chung, hoặc trình bày những vấn đề lý thuyết ở
khía cạnh này hay khía cạnh khác về tính tích cực chính trị của nơng dân. Những

kết quả nghiên cứu này có thể được Luận án kế thừa, xong rõ ràng, việc xây
dựng một khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân là nhiệm vụ
khoa học cần được đặt ra và là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NƠNG DÂN

Các nghiên cứu liên quan đến tính tích cực chính trị của nơng dân Việt
Nam thời gian qua chủ yếu đề cập đến vị trí, vai trị của nơng dân và giai cấp
nơng dân nhất là vai trị chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn, cùng các điều kiện cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tác động đến
tính tích cực chính trị của nông dân; đề cập một số kinh nghiệm, mơ hình huy
động sự tham gia tích cực của nơng dân vào các q trình chính trị:
Các cuốn sách “Làng xã Việt Nam - Một vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội”,
“Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử” của tác giả Phan Đại
Dỗn; “Xã thơn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Phong; “Cơ cấu tổ chức
của làng Việt cổ Bắc Bộ” của tác giả Nguyễn Từ Chi đã khắc họa rõ đặc điểm
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam truyền thống: Vấn đề cơ
bản trong sản xuất phát triển kinh tế của nông dân nước ta từ xưa là tái sản xuất


tiểu nơng có tính chất tổng hợp trên cơ sở trồng lúa nước, trọng ruộng đất, trọng
nông nghiệp và xem nhẹ tiểu thủ cơng nghiệp, thương nghiệp. Trong đó sự tham
gia tích cực của người nơng dân vào q trình phát triển kinh tế - xã hội và quản
lý nông thôn được thể hiện qua các quan hệ xã hội trong làng và thường quay
xung quanh một trục gia đình - họ hàng - làng xóm, đan xen các quan hệ kinh tế,
văn hóa và lan tỏa làm mềm hóa quan hệ pháp luật, quan hệ nhà nước. Nhiều
hương ước quy định hình phạt rất cụ thể, khắc nghiệt đối với từng vi phạm khác
nhau và dư luận đảm bảo hiệu lực của lệ làng mà chính người nơng dân tự
nguyện thực hiện [30; tr.119]. Gia đình nơng thơn Việt Nam truyền thống là đơn
vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế, đơn vị giáo dục và là tế bào của xã hội; dịng họ là tổ

chức có tính huyết thống và xã hội thường gồm 3 yếu tố cơ bản (gia phả, từ
đường, ruộng họ hoặc quỹ họ ; gia đình và dịng họ là tổ chức đa chức năng, là
tổ chức bảo hiểm cho các thành viên khi họ gặp khó khăn về kinh tế, trở ngại về
xã hội, khuyến học, khuyến tài,.. Tục thờ cúng tổ tiên với các quy định của gia
lễ, gia huấn góp phần điều chỉnh người nơng dân vì vậy góp phần vào quản lý xã
hội, giữ gìn sự an tồn và ổn định xã hội. Kết cấu quyền lực của làng xã Việt
Nam phải kể đến tính tự trị - tự quản qua lệ làng, của hương ước, dựa vào truyền
thống được cộng đồng chấp nhận, tuân thủ. Kết cấu quyền lực mang tính tự quản
của làng phần lớn dựa trên cơ sở quyền trưởng lão, ngôi thứ trong làng được chia
ra nhiều hạng chức sắc, chức dịch, thí sinh, khóa sinh, lão hạng (từ 50 tuổi trở
lên , dân đinh (từ 13 đến 49 tuổi ,.. [32; tr.10, 20, 71].
Cuốn sách Ngư i nông dân châu thổ Bắc K ”của Pierre Gourou - Nhà
nghiên cứu địa lý học người Pháp đã khắc họa hình ảnh nơng dân vùng đồng
bằng Bắc Bộ tham gia vào đời sống chính trị - xã hội. Châu thổ Bắc Kỳ gồm
nhiều tỉnh (bao trùm hầu hết vùng duyên hải Bắc Bộ ngày nay , là vùng đồng
bằng diện tích khơng rộng nhưng đơng dân vào loại nhất trên thế giới, với
6.500000 nông dân cư trú lâu đời, mật độ dân số 450 người dân/ km2 [113;
tr.11]. Sản xuất manh mún, khép kín, chủ yếu là nơng nghiệp trồng lúa nước gắn
với hệ thống đê hàng nghìn km để ngăn nước sông và nước biển bảo vệ mùa


màng và cuộc sống của người dân,.. sự tham gia tích cực của người nơng dân
vào đời sống xã hội thể hiện qua việc thường xuyên tham gia đắp đê; đoàn kết
sống tập trung thành làng, bao quanh làng thường là lũy tre vững chắc với các
điếm canh, mọi người trong làng đều phải có trách nhiệm trồng và bảo vệ lũy tre;
tham gia vào sự sắp xếp ngôi thứ trong làng, người nơng dân rất thích trở thành
chức sắc trong làng, khi trở thành chức sắc họ rất quan tâm đến đặc ân mà mình
đáng được hưởng. Đặc biệt, trong đời sống xã hội của làng là sự kiểm sốt tuyệt
đối của cơng luận đối với đời tư của mỗi người, đòi hỏi mọi người phải thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ của người dân, nghĩa vụ tôn giáo, thực hiện đạo lý,.. nếu vi

phạm thì làng can thiệp và phạt vạ. Sự bình yên của làng phụ thuộc vào sự phục
tùng của dân làng vào lẽ phải và mỗi làng có một niềm hãnh diện riêng khiến
người dân giữ gìn tên tuổi của làng. Mặc dù đời sống khó khăn, nhưng người
nông dân vẫn tham gia hoạt động của làng, xã, tự nguyện chấp hành các quy
định của làng, xã và các phong tục, tập quán, đồng thời tích cực tố giác những
người vi phạm để làng, xã xử lý [113; tr.299, 300].
Nhà nghiên cứu nhân học Hà Lan là Jonh Keinen đã nghiên cứu rất sâu
sắc về sự vận động, biến đổi của làng Việt và sự tham gia tích cực của người
nơng dân thể hiện qua cuốn sách Làng Việt đối diện với tương lai, hồi sinh quá
khứ”. Bằng phương pháp điều tra nhân học, tác giả đã làm rõ được yếu tố bất
biến và yếu tố khả biến trong làng xã đồng bằng Bắc Bộ, những yếu tố đó có lúc
chìm đi nhưng khơng bao giờ mất hẳn mà luôn chờ cơ hội để nổi lên chiếm vị trí
chủ đạo (như quan hệ thân tộc, vai trò dòng họ đối với sự thành đạt của cá nhân,
tính tự trị và tính cố kết của làng xã,.. , làng trong thời kỳ thực dân phong kiến,
làng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, làng trong cải cách ruộng đất,.. làng
có sức mạnh bền vững, nước mất nhưng làng không mất, vẫn được phục hồi tái
lập. Đồng thời chỉ rõ nông dân Việt Nam luôn là lực lượng tham gia đông đảo
nhất và hy sinh rất lớn cho các cuộc khởi nghĩa chống chính quyền phong kiến,
cho đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc [74; tr 18, 22-25].


Tính tích cực của nơng dân Việt Nam khơng chỉ thể hiện qua đấu tranh
cách mạng, qua duy trì hoạt động của làng xã, mà còn thể hiện trong sự nghiệp
đổi mới, phát triển kinh tế. Cuốn sách Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi
mới” của tác giả Đặng Phong đã góp phần dựng lại bức tranh sinh động, phong
phú về những tìm tịi, tháo gỡ của những năm trước 1986, tạo cơ sở thực tiễn và
lý luận cho đổi mới ở Việt Nam. “Phá rào” đó là nói tới thể chế, những ngun
tắc của mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã bộc lộ nhiều nhược điểm, tạo
nên rào cản cho phát triển. Với 20 cuộc “Phá rào” trong các ngành nghề trong đó
có vai trị tự chủ, sáng tạo, nỗ lực của nơng dân. Từ quan niệm hợp tác xã là giải

pháp để giải phóng người nơng dân khỏi bần cùng, nên đã gị ép nơng dân vào
hợp tác xã, tập đồn sản xuất, tập thể hóa tư liệu sản xuất,.. dẫn đến tình trạng có
hàng chục nghìn hợp tác xã được thành lập, đã có hàng triệu nơng dân tham gia,
nhưng nơng dân vẫn không tha thiết với hợp tác xã, người nông dân làm chung,
hưởng chung, nhưng quản lý kém đã gây tham ơ, lãng phí của cơng, nơng dân
khơng gắn bó với đồng ruộng, đi làm theo lệnh của đội, theo kẻng nên làm dối,
làm ẩu, lãn công là hiện tượng phổ biến [107; tr.169]. Trước nhược điểm của mơ
hình hợp tác xã nông nghiệp, người nông dân đã chủ động tham gia cơ chế
khoán (áp dụng lén lút ở Kiến An - Hải Phịng năm 1962; cơng khai khốn đại
trà ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1966 - 1968 , tạo cơ sở cho đổi mới kinh
tế, bắt nguồn từ nơng nghiệp và nơng dân. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 100-CT/TW về Cải tiến cơng tác
khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong
hợp tác xã nơng nghiệp (gọi tắt là khốn 100 . Khoán 100 đã đem lại tác dụng
thiết thực, phân chia lại chức năng giữa kinh tế tập thể và hộ gia đình, điều chỉnh
quan hệ giữa quản lý và phân phối, dân chủ hóa kinh tế, đưa người nơng dân gắn
bó với đồng ruộng, tích cực sản xuất,.. Tuy vậy, khốn 100 chỉ có tác dụng trong
một thời gian ngắn, do cơ chế quản lý tập trung quan liêu vẫn đè nặng lên người
nơng dân, mức khốn khơng ổn định tăng dần, người nông dân được hưởng lợi


rất ít khơng bù đắp được vốn và sức lao động bỏ ra, làm triệt tiêu sự tích cực, xã
viên khơng cịn gắn bó với hợp tác xã và sản xuất suy giảm, thiếu lương thực
tiếp tục xảy ra. Ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban
hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về Đổi mới quản lý nơng nghiệp (khốn 10 ,
thừa nhận hộ nơng dân là đơn vị kinh tế tự chủ, chức năng kinh tế hộ gia đình
nơng dân được thiết lập, giao ruộng khốn cho hộ nông nghiệp, nông dân tự
quyết định trên ruộng khốn được giao,.. nhờ đó đã thực sự Cởi trói” cho nơng
dân, nơng dân phấn khởi, chủ động, tích cực đẩy mạnh sản xuất, chỉ sau 1 năm
đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trở thành nước xuất

khẩu gạo và ngày nay luôn đứng hàng nhất nhì trên thế giới,.. [107; tr.276 - 279].
Nghiên cứu sự biến đổi vị thế chính trị, xã hội của người nơng dân Việt
Nam đã được tác giả Hồng Chí Bảo khái quát trong cuốn sách Hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, với 4 lần biến đổi: Lần
thứ nhất, nông dân từ thân phận nô lệ, người dân mất nước bị đế quốc, thực dân,
phong kiến bóc lột, sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 trở thành người làm
chủ bản thân, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, được giải phóng chính trị.
Lần thứ hai, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cải cách
ruộng đất đã đem lại ruộng đất cho người nơng dân, giải phóng họ khỏi tình
trạng bóc lột, xác lập địa vị người nơng dân tự do có ruộng đất, đây là việc
xác lập vị thế cao hơn, đầy đủ hơn của nơng dân cả chính trị lẫn kinh tế.
Lần thứ ba, người nông dân từ cá thể, tư hữu nhỏ trở thành người nông dân
xã viên hợp tác xã lao động tập thể và từ người nông dân xã viên hợp tác đến
người nông dân nhận ruộng khốn, có quyền chủ động trong sản xuất kinh
doanh và quyền sử dụng đất lâu dài, thành các chủ thể trong kinh tế hộ gia
đình và kinh tế hợp tác. Lần thứ tư, từ người nông dân và hộ nông dân thuần
nông với xã hội nông thôn truyền thống bước vào nền kinh tế thị trường, là
bước phát triển mới lạ và nhiều thử thách, nông dân phải tự vượt lên bản thân
mình để phát triển, biết vượt qua ngưỡng thuần nông bằng chuyển dịch cơ cấu


kinh tế, biết vươn ra thị trường, biết vươn tới hợp tác xã kiểu mới và doanh
nghiệp, hình thành một thế hệ nơng dân mới, có học vấn, biết tổ chức sản xuất
kinh doanh và xây dựng gia đình nơng dân mới,.. [10; tr.146 - 151].
Trong 5 năm qua, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nơng thơn mới và hội nhập quốc tế,
có nhiều nghiên cứu về nơng dân và đời sống chính trị nơng thơn với những kết
quả đạt được, đồng thời nêu lên nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra và một
số giải pháp phát huy tính tích cực của nơng dân như:
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Đại về Đào tạo nghề cho

lao động nông thôn vùng đồng bằng sơng Hồng trong th i k cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa”. Luận án đã nêu lên một số kinh nghiệm đào tạo nghề của một số
nước trong khu vực và đi sâu đánh giá thực trang công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn (2006 - 2010 . Qua đó đề
xuất 8 nhóm giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong đó đề cao việc đổi mới tư duy của người nông dân với cách nghĩ mới,
quan niệm đúng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó rèn
luyện kỹ năng mới [34].
Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của tác giả Phan Thị Kim Oanh về Vai
trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” Luận án lựa
chọn tiếp cận một số nội dung liên quan trực tiếp đến vai trò của Nhà nước trong
xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách an sinh xã hội; tổ chức phối hợp
thực hiện chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh tế- xã hội khác, tổ
chức quản lý, kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập và tạo các điều kiện thực thi của
hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam,.. đồng thời đề cập sự cố
gắng, tích cực, chủ động của bản thân người nơng dân trong thực hiện các chính
sách an sinh xã hội [104].



×