Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa JO2 và ĐSI tại Phú Lương-Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 137 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN MINH KHÔI


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA J02 VÀ ĐS1
TẠI PHÚ LƢƠNG - THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP








THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN MINH KHÔI


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA J02 VÀ ĐS1
TẠI PHÚ LƢƠNG - THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: trồng trọt
Mã số : 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. ĐẶNG QUÝ NHÂN




THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Minh Khôi




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các
tập thể, cá nhân và gia đình.
Trƣớc tiên, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Đặng Quý Nhân đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện cũng nhƣ hoàn chỉnh luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo và cán bộ Trạm Khuyến
nông huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Toàn bộ thí nghiệm trong luận văn đƣợc thực hiện tại xã Ôn Lƣơng -
Phú Lƣơng - Thái Nguyên. Tại đây tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện của lãnh đạo xã Ôn Lƣơng cũng nhƣ sự giúp đỡ của bà con nông
dân trong xã trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn
những sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn
quan tâm, động viên khích lệ tôi.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những
sự giúp đỡ quý báu này.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn



Nguyễn Minh Khôi






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng, hình trong luận văn vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu tổng thể 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới 5
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới 12
2.2.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới 14
2.3. Tình hình sản xuất nghiên cứu lúa ở Việt Nam 15
2.3.1. Tình hình nghiên cứu phân bón ở Việt Nam 20

2.3.2. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam 24
2.3.3. Những kết quả nghiên cứu về khoảng cách cấy 27
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Nội dung nghiên cứu 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 29
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu 29
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 29
3.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
3.5.1. Thời gian sinh trƣởng, phát triển 34
3.5.2. Chiều cao của cây và khả năng chống đổ 34
3.5.3. Khả năng đẻ nhánh 35
3.5.4. Các chỉ tiêu về sâu hại 35
3.5.5. Đánh giá phẩm chất, chất lƣợng các giống lúa 38
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
4.1. Điều kiện thời tiết khí hậu 41
4.2. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa tham gia thí nghiệm 45
4.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ở từng công thức thí nghiệm 49
4.4. Chiều cao cây và khả năng chống đổ của các giống lúa thí nghiệm 60
4.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh 64
4.6. Năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm 70
4.7. Phẩm chất và chất lƣợng các giống lúa 77
4.8. Hiệu quả kinh tế của đề tài 80
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1. Kết luận 84
5.1.1. Thời gian sinh trƣởng và phát triển của lúa 84
5.1.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa trong thí nghiệm 84

5.1.3. Chiều cao cây của các giống lúa trong thí nghiệm 84
5.1.4. Đối với khả năng chống chịu sâu, bệnh hại 85
5.1.5. Năng suất thực thu của các giống lúa trong thí nghiệm 85
5.1.6. Chất lƣợng gạo của các giống lúa thí nghiệm 85
5.1.7. Hiệu quả kinh tế 85
5.2. Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 Bộ NN và PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
 CCCC : Chiều cao cuối cùng
 CV : Hệ số biến thiên - Coefficient of Variation
 ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
 FAO : Food and Agricuture Organization
 IRRI : Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế
(International Rice Research Institute)
 KL
1000
hạt : Khối lƣợng 1000 hạt
 NHH : Nhánh hữu hiệu
 NTĐ : Nhánh tối đa
 NSLT : Năng suất lý thuyết
 NSTT : Năng suất thực thu
 TGST : Thời gian sinh trƣởng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây 5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2009 6
Bảng 2.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ 16
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm
2011 ở huyện Phú Lƣơng Thái Nguyên 42
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát
triển của các giống lúa trong thí nghiệm 1 47
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp làm mạ và mật độ cấy đến thời gian
sinh trƣởng phát triển của các giống lúa trong thí nghiệm 2 48
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón đến động thái đẻ nhánh của
các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2010 50
Bảng 4.5. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa ở từng công thức thí nghiệm
vụ Xuân 2011 52
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của các giống lúa
ở từng công thức trong thí nghiệm 1 54
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp làm mạ và mật độ cấy đến khả năng
đẻ nhánh của các giống lúa trong thí nghiệm 2 58
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của phân bón đến chiều cao cây và khả năng chống đổ
của các giống lúa trong thí nghiệm 1 61
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp làm mạ và mật độ cấy đến chiều cao
cây và khả năng chống đổ của các giống lúa trong thí nghiệm 2 63
Bảng 4.10. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí
nghiệm ở các công thức phân bón khác nhau trong thí nghiệm 1 65
Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp làm mạ và mật độ cấy đến khả năng

chống chịu sâu bệnh của các giống lúa trong thí nghiệm 2 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
Bảng 4.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa
trong thí nghiệm 1 71
Bảng 4.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa
trong thí nghiệm 2 75
Bảng 4.14. Chất lƣợng gạo của các giống lúa thí nghiệm 79
Bảng 4.15. Hoạch toán kinh tế cho 1 ha trong thí nghiệm 1 81
Bảng 4.16. Hoạch toán kinh tế cho 1 ha trong thí nghiệm 2 83
Hình 4.1. Thời tiết vụ mùa năm 2010 tại Thái Nguyên 43












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá
trình phát triển của loài ngƣời. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây
trồng đƣợc gắn liền với quá trình phát triển của loài ngƣời và đã trở thành cây
lƣơng thực chính của Châu Á nói chung, ngƣời Việt Nam ta nói riêng và có
vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta.
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của ngƣời dân ngày càng
tăng vì vậy lúa chất lƣợng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn
hằng ngày của ngƣời dân trong và ngoài nƣớc.
Theo Yuan Longping (2004) dân số hiện nay của thế giới đã là hơn 6
tỷ ngƣời. Con số này sẽ đạt tới 8 tỷ vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì
diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, do đất đƣợc chuyển sang các mục đích
sử dụng khác. Áp lực của tăng dân số cùng với áp lực từ thu hẹp diện tích đất
trồng trọt nên sản xuất lƣơng thực của thế giới ngày càng tăng. Cách duy nhất
để con ngƣời giải quyết vấn đề này là ứng dụng khoa học kỹ thuật tìm cách
nâng cao năng suất các loại cây trồng [51].
Lúa là loại cây lƣơng thực chính và cung cấp lƣơng thực cho hơn một
nửa dân số thế giới. Ngƣời ta ƣớc tính đến năm 2030 sản lƣợng lúa của thế
giới phải tăng thêm 60% so với sản lƣợng năm 1995. Về mặt lý thuyết, lúa có
khả năng cho sản lƣợng cao hơn nếu điều kiện canh tác nhƣ hệ thống tƣới
tiêu, chất lƣợng đất, biện pháp thâm canh và giống đƣợc cải thiện. Trong tất
cả các yếu tố đó, cải tạo giống đóng vai trò rất quan trọng [51].
Thực tế sản xuất cho thấy năng suất và chất lƣợng của một số giống lúa
phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Giống, kỹ thuật trồng trọt, thời tiết. Trong đó
kỹ thuật trồng trọt nhƣ mật độ và phân bón có ảnh hƣởng quyết định đến năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
suất lúa. Mật độ cùng với tỷ lệ đẻ nhánh quyết định yếu tố cấu thành năng suất cơ

bản nhất đó là số bông/m
2
. Giống mới cũng chỉ phát huy đƣợc tiềm năng của mình
cho năng suất cao khi đƣợc bón đủ phân và bón phân hợp lý [21].
Ôn Lƣơng là một xã phía tây của huyện Phú Lƣơng - tỉnh Thái Nguyên
có trên 300 ha diện tích lúa/năm. Việc khai thác sử dụng đất 2 vụ trong vụ
xuân và vụ mùa hiện nay ở Ôn Lƣơng đang đƣợc thúc đẩy theo hƣớng chuyển
dịch cơ cấu sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế
góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của xã, giải quyết
vấn đề lƣơng thực nhất là gạo có chất lƣợng cao cho ngƣời dân đô thị, tận
dụng nguồn lao động nông nhàn sẵn có, ngoài ra khai thác đất 2 vụ gieo trồng
bằng các giống lúa chất lƣợng cũng góp phần làm thay đổi tập quán, phƣơng thức
sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông
dân nông thôn, đó là những mặt tích cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất
là chuyển dịch cơ cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân.
Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới là góp phần nâng cao thu nhập
cho nông dân trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ trƣơng
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ mùa, vụ xuân tiến tới khai thác cây trồng
vụ đông, xây dựng thành công mô hình những cánh đồng đạt và vƣợt 50 triệu
đồng trên một ha theo phong trào thi thi đua mà ngành nông nghiệp phát động.
Muốn làm đƣợc điều đó, trƣớc hết cần phải có những nghiên cứu thử
nghiệm ban đầu để làm mô hình khuyến cáo mở rộng.
Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa JO2
và ĐS1 tại Phú Lƣơng Thái Nguyên.”
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng thể
Nâng cao năng suất, chất lƣợng lúa cho vùng sản xuất lúa cao sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến năng suất, chất
lƣợng giống lúa J02 và ĐS1.
Xác định phƣơng pháp làm mạ và mật độ cấy thích hợp cho các giống
lúa thí nghiệm.
Xác định công thức có năng suất, chất lƣợng và đạt hiệu quả kinh tế
cao để nhân ra diện rộng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu xác định đƣợc thời gian sinh trƣởng, phát triển, khả năng
thích ứng, năng suất của các giống lúa thí nghiệm.
Là cơ sở cho việc đề xuất hƣớng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng
theo hƣớng hàng hoá.
* Ý nghĩa thực tiễn
Lựa chọn giống lúa có chất lƣợng, có hiệu quả kinh tế cao, khuyến cáo
nhân rộng mô hình với quy mô hợp lý.
Góp phần định hƣớng cho nông dân chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp
sang sản xuất hàng hoá.
Đa dạng hoá thêm bộ giống lúa chất lƣợng tại địa phƣơng.
Đề tài mang tính ứng dụng cao, đƣợc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất
góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản
xuất hàng hoá của nông dân.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Các giống lúa khác nhau có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái,
thổ nhƣỡng ở mỗi vùng khác nhau. Để xác định đƣợc giống tốt cho một vùng
sản xuất nào đó cần phải tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua
một vài vụ sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng của giống đó. Do đó việc
xác định tính thích nghi của giống nào đó trƣớc khi đƣa ra sản xuất trên diện
rộng phải tiến hành bố trí gieo trồng tại nhiều vùng có đặc điểm sinh thái khác
nhau nhằm đánh giá khả năng thích ứng, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng
chống chịu sâu, bệnh, mức độ chịu đất chua mặn, khả năng cho năng suất,
hiệu quả kinh tế của giống đó so với các giống đang gieo trồng đại trà hiện có
tại một khu vực hoặc một địa phƣơng nào đó.
Hoạt động chính của ngƣời nông dân là sản xuất nông nghiệp. Trong
lĩnh vực trồng trọt đối tƣợng cần nghiên cứu là giống cây trồng và các yếu tố
ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nó nhƣ nƣớc, phân bón, thời tiết, khí hậu…
Năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng chịu tác động của
các yếu tố tự nhiên nhƣ đất, nƣớc, dinh dƣỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó
cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội nhƣ trình độ canh
tác, biện pháp kỹ thuật, khả năng đầu tƣ, thâm canh…việc bón phân và bố trí
mật độ hợp lý nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất,
tận dụng nguồn năng lƣợng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tiền
đề cho năng suất cao. Ngoài ra, việc bố trí mật độ hợp lý còn tiết kiệm đƣợc
hạt giống công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất lúa hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về phân bón
và phƣơng pháp cấy chƣa nhiều và thiếu các nghiên cứu hệ thống vấn đề này.
Thực tế đây là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thâm canh lúa. Với


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
mỗi giống lúa, mỗi mức phân bón, mức đầu tƣ kỹ thuật trên các vùng khác
nhau thì cần có các nghiên cứu tìm ra phƣơng pháp bón phân và mật độ cấy
hợp lý, đây là một việc làm thƣờng xuyên của các nhà khoa học. Chính vì vậy
đề tài mang đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Hiện nay thế giới có trên 100 nƣớc trồng lúa ở hầu hết các châu lục.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nƣớc châu Á nơi
chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lƣợng [54].
Sau đây chúng ta thấy biến động về diện tích, năng suất và sản lƣợng
lúa trên toàn thế giới trong vài thập kỷ gần đây.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
1970
132.873
23,81
316.346
1980
144.412
27,48
396.871

1990
146.961
35,29
518.556
2000
154.056
38,91
599.355
2001
152.043
39,35
598.316
2002
147.953
38,49
569.451
2003
148.532
39,36
584.630
2004
150.549
40,37
607.795
2005
155.026
40,92
634.390
2006
155.741

41,16
641.095
2007
155.953
42,12
656.807
2008
159.251
43,07
685.875
2009
161.421
42,04
678.682
(Nguồn: FAO STAT, 2010) [54 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Bảng 2.1 cho thấy: Diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài thập kỷ
gần đây có xu hƣớng tăng. Song tăng mạnh nhất vào những thập niên 70, 90
của thế kỷ XX và có xu hƣớng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Về
năng suất của lúa cũng tăng dần qua các năm và tăng nhanh nhất vào thập
niên 70, 80. Đến thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI năng suất
lúa tăng chậm lại song nhìn chung năng suất tăng gần gấp đôi từ 23,81 tạ/ha
năm 1970 lên 42,04 tạ/ha vào năm 2009. Điều này cho thấy “cuộc Cách mạng
xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hƣởng tích cực đến sản lƣợng lúa của thế
giới nói chung và của châu Á nói riêng, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là
giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất
đã góp phần làm cho sản lƣợng lúa tăng lên đáng kể.

Châu Á gồm 8 nƣớc có sản lƣợng cao nhất đó là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản. Hiện nay
châu Á có diện tích lúa cao nhất với 143,4 triệu ha, sản lƣợng 611,7 triệu tấn [54].
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nƣớc đứng đầu thế giới
năm 2009
Tên nƣớc
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
Thế giới
161.420.743
42,044
678.688.289
Ấn Độ
44.100.000
29,767
131.274.000
Trung Quốc
29.932.292
65,901
197.257.175
Indonesia
12.883.576
49,985
64.698.890
Bangladesh
11.500.000

39,195
45.075.000
Thái Lan
10.963.126
28,698
31.462.886
Việt Nam
7.440.100
52,278
38.895.500
Philippines
4.532.300
35,889
16.266.417
Brazil
2.887.651
43,65
12.604.782
Pakistan
2.883.000
35,811
10.324.500
Nhật Bản
1.624.000
65,224
10.592.500
(Nguồn: FAO STAT, 2011) [54 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


7
Qua Bảng 2.2 cho thấy: Nƣớc có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ
với diện tích 44,1 triệu ha, sản lƣợng lúa của Ấn Độ là 131,3 triệu tấn, chiếm
19,3% tổng sản lƣợng của thế giới.
Trung Quốc là một nƣớc có dân số đông nhất thế giới, trong vài thập
niên gần đây Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa, trong đó
đặc biệt quan tâm đến sử dụng ƣu thế lai ở lúa do đó năng suất bình quân đạt
65,9 tạ/ha, sản lƣợng đạt 197,26 triệu tấn (đứng đầu về sản lƣợng lúa trên thế
giới). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích canh tác lúa của Trung
Quốc giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh bên cạnh đó
nguồn nƣớc ngọt không đủ và phân bố không đều. Đây cũng là trở ngại lớn
trong việc nâng cao năng suất và sản lƣợng lúa của Trung Quốc.
Thái Lan là nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu Thế giới. Nƣớc này cũng
đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, diện
tích canh tác lớn (chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết
thuận lợi, mƣa thuận gió hòa thích hợp cho phát triển cây lúa nƣớc. Vì vậy,
cây lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của Thái Lan với diện
tích 10,96 triệu ha, năng suất bình quân 28,7 tạ/ha, sản lƣợng 31,5 triệu tấn và
là nƣớc xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới Các trung tâm nghiên cứu giống
lúa đƣợc thành lập ở nhiều tỉnh và khu vực. Nhiệm vụ của các cơ sở này là
tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các giống lúa tốt phục vụ cho nội
tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Tiêu chí chọn giống lúa của
các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trƣởng trung
bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng đƣợc 1 vụ/năm) hạt
gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hƣơng thơm, coi trọng chất lƣợng
hơn là năng suất. . . điều này cho chúng ta thấy tại sao giá gạo xuất khẩu của
Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo hƣớng này Thái Lan đã tạo ra các
giống lúa chất lƣợng nổi tiếng Thế giới, trong đó phải kể đến các giống nhƣ:
Khao đomali, Jasmin (Hƣơng nhài) [54].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(2011) dự báo trong giai đoạn 2007 - 2017, các nƣớc sản xuất gạo ở Châu Á
sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: Bao gồm Thái
Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nƣớc Thái Lan và Việt
Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lƣợng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam
xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu. Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài
đặc biệt và gạo dính.
Dự báo, một số nƣớc khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lƣợng gạo
thế giới nhƣ: Ấn Độ, các tiểu vùng Saharan Châu Phi, Bangladesh,
Philippines, Brazil.
Ấn Độ dự báo vẫn đứng ở vị trí thứ tƣ trong số các nƣớc xuất khẩu gạo
lớn trên thế giới. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ thất thƣờng. Gạo Ấn Độ xuất
khẩu chủ yếu là gạo basmati. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lũ và hạn
hán xảy ra ở nƣớc này gây thiệt hại lớn về sản lƣợng lƣơng thực, giá lúa mỳ
tăng cao đã đẩy nhu cầu tiêu thụ gạo tăng. Chính phủ nƣớc này đang xem xét
ban hành chính sách cấm xuất khẩu các loại gạo thƣờng không phải basmati.
Theo dự báo của USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ
tăng trƣởng hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng từ 16% năm
2007/08 lên khoảng 17% đến năm 2016/17 [3].
Ngƣợc lại với 3 nƣớc xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, thị phần gạo
xuất khẩu dự báo sẽ giảm ở Hoa Kỳ, Pakistan, và Trung Quốc. Mặc dù Hoa
Kỳ dự báo vẫn là nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ tƣ thế giới trong giai đoạn
2007/08 đến 2016/17, tuy nhiên trong giai đoạn này, xuất khẩu gạo Hoa Kỳ
tăng chậm trong cả giai đoạn. Thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị
trƣờng thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007/08 xuống chỉ còn khoảng 10% vào
năm 2016/17. Lý do, tăng nhu cầu trong nƣớc và mở rộng sản xuất ở các vùng
có diện tích hẹp, năng suất tăng chậm làm ảnh hƣởng đến xuất khẩu gạo của

Hoa Kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
Ở Pakistan hiện nay là nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, và có
ít khả năng mở rộng diện tích lúa gạo. Ngoài ra, Pakistan còn đang đối mặt
với vấn đề thiếu nƣớc, các vấn đề môi trƣờng liên quan đến nông nghiệp. Nhƣ
vậy, xuất khẩu gạo Pakistan dự kiến tƣơng đối ổn định, ở mức 3 triệu tấn một
năm trong cả giai đoạn.
Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo trong giai đoạn
1998- 2003, từ đó xuất khẩu gạo của Trung Quốc tiếp tục giữ ổn định ở mức 1
triệu tấn gạo. Khối lƣợng gạo xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ năm 2004
do diện tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nƣớc hạn chế. Diện tích
sản xuất lúa đƣợc dự báo là giảm nhẹ, bù lại năng suất tăng lên. Mức tiêu
dùng giảm nhẹ bù cho dân số tăng. Trung Quốc xuất khẩu gạo chất lƣợng cao,
gạo hạt ngắn và trung bình tới thị trƣờng bắc Á và gạo chất lƣợng thấp, hạt
dài tới thị trƣờng Sahara Châu Phi và mọt số thị trƣòng có thu nhập thấp của
Châu Á [3]
Năm 2011, sản xuất lúa gạo trên thế giới nhìn chung không có thay đổi
lớn so với năm 2010 nhƣng nhóm các nƣớc tiêu dùng lớn nhƣ: Trung Quốc,
Pakistan, Indonesia, Philippines đang đẩy mạnh chiến lƣợc tự cân đối nhu cầu
trong nƣớc, do đó thị trƣờng thế giới sẽ chỉ có đột biến khi bất ổn về thiên tai
xảy ra.
Đầu năm 2011, lƣợng cung thƣơng mại gạo toàn cầu vẫn khá dồi dào,
trong khi đó, nhu cầu thế giới chƣa có dấu hiệu khan hiếm; do đó, thị trƣờng
gạo toàn cầu chỉ chịu tác động trong hai trƣờng hợp: Nếu các nƣớc vừa chịu
ảnh hƣởng nặng nề về hạn hán và lũ lụt nhƣ Trung Quốc, Pakistan, ấn Độ,
Philippines tăng lƣợng dự trữ thông qua nguồn cung trong nƣớc hoặc mua bổ
sung vào lƣợng dự trữ; hoặc thiên tai bất ngờ xảy ra tại các nƣớc sản xuất và

tiêu dùng gạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
Trong các nƣớc xuất khẩu gạo với khối lƣợng nhỏ hơn nhƣ Úc,
Achentina, các nƣớc Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ
tăng xuất khẩu trong giai đoạn tới. Úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150 nghìn
tấn năm 2007/08 lên 220 nghìn tấn vào năm 2008/09, do sự khôi phục của sản
lƣợng gạo sau hạn hán. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo Úc vấn sẽ thấp hơn mức
kỷ lục 662 nghìn tấn gạo xuất khẩu vào năm 1998/99. Xuất khẩu gạo
Achentina dự kiến sẽ tăng 3 - 4% năm trong giai đoạn 2007/08 đến 2016/17,
do sản lƣợng gạo tăng dự kiến vƣợt nhu cầu gạo nội địa. Xuất khẩu gạo của
các nƣớc Nam Mỹ (chủ yếu từ Uruguay) dự báo tăng 2 - 3% mỗi năm, do
tăng trƣởng sản lƣợng thấp hơn mức tăng tiêu dùng. Các nƣớc Úc, Achentina,
Uruguay xuất khẩu hầu hết các nông sản của họ.
Ai Cập và EU cũng xuất khẩu gạo, nhƣng dự báo xuất khẩu gạo của Ai
Cập dự báo sẽ giảm trong 10 năm tới, do tăng trƣởng tiêu dùng gạo mạnh
vƣợt mức tăng sản lƣợng. Xuất khẩu gạo Ai Cập hiện đã đạt gần tới mức kỷ
lục. Diện tích trồng lúa dự báo sẽ không tăng và năng suất lúa Ai Cập đạt mức
gần cao nhất của thế giới. Xuất khẩu gạo EU dự báo không tăng và ổn định
trong suốt giai đoạn 1008/09 đến 2016/17, sau khi tăng mạnh trong giai đoạn
đầu dự báo. EU không cạnh tranh về giá trên thị trƣờng gạo thế giới. Hầu hết
xuất khẩu gạo EU tới các thị trƣờng Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á và các
nƣớc châu Âu khác [3].
Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(2011) theo đó sản xuất gạo toàn cầu dự báo tăng theo các năm trong thập kỷ
tới, chủ yếu là nhờ tăng năng suất lúa. Năng suất trung bình dự báo sẽ tăng
khoảng gần 1% mỗi năm, xấp xỉ so với tỷ lệ tăng trƣởng năng suất bình quân
đạt đƣợc trong 10 năm trở lại đây. Mặc dù sản lƣợng bình quân hàng năm đều

tăng, song tăng trƣởng sản lƣợng dự kiến thấp hơn so với mức đạt đƣợc trong
những năm cuối thập kỷ 1960 cho đến 1980.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Tăng trƣởng năng suất bằng sự phát triển và ứng dụng các công nghệ cải
tiến sẽ là giải pháp trong dài hạn để giúp giảm thiểu tình trạng tăng giá gạo.
Cần phải có một cuộc Cách mạng xanh lần II, tăng đầu tƣ cho nghiên cứu kết
hợp với cải cách chính sách để tăng hiệu quả kinh tế từ thị trƣờng gạo sẽ giúp
bình ổn giá lúa gạo và giảm nghèo.
Châu Á đƣợc coi là cái nôi của lúa gạo do sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ
chiếm tới trên 90% tổng sản lƣợng lúa gạo của Thế giới, nơi đã diễn ra cuộc
“Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX, ở đây đã lai tạo ra nhiều giống lúa nƣớc
ngắn ngày, năng suất cao, nhờ vậy đã góp phần thành công trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ theo hƣớng sản xuất lúa hàng hóa ở
nhiều quốc gia. Sự nổi bật của khu vực này có ảnh hƣởng quyết định vào
tƣơng lai cũng nhƣ quá khứ của tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới.
Theo dự báo của Ban nghiên cứu Kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ,
trong giai đoạn 2007 - 2017, các nƣớc sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là
nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nƣớc Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm
khoảng nửa tổng lƣợng gạo xuất khẩu của thế giới. Một số nƣớc khác cũng sẽ
đóng góp giúp tăng sản lƣợng gạo thế giới nhƣ: Ấn Độ, các tiểu vùng Sahara
châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil [3].
Nhật Bản là một trong mƣời nƣớc có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế
giới. Nhật Bản cũng là nƣớc đạt năng suất cao đứng hàng đầu thế giới, tuy có
diện tích không lớn song sản lƣợng năm 2005 đạt trên 11,4 triệu tấn. Để đáp
ứng thị hiếu ngƣời tiêu dung. Nhật Bản tập trung vào công tác nghiên cứu
giống lúa ở các viện. Các nhà khoa học Nhật Bản đã lai tạo và đƣa vào sản

xuất các giống vừa có năng suất cao, chất lƣợng tốt đặc biệt là 2 giống:
Miyazaki1 và Miyazaki2. Cho đến giờ các giống này vẫn giữ đƣợc vị trí hàng
đầu về 2 chỉ tiêu quan trọng đó là hàm lƣợng Protein cao tới 13%, hàm lƣợng
Lysin cũng rất cao ( Nguyễn Hữu Hồng, 1993) [16].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới
Theo Patrich (1968), [45] và cộng sự, Kobayashi (1995), [42]: Khi
nghiên cứu khả năng cạnh tranh của 2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame
cho biết: phản ứng với điều kiện phân bón khác nhau cho thấy cây có tính thích
ứng cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và tăng số lƣợng cây con ở mỗi đối
tƣợng, trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất bại nghiêm trọng trong điều
kiện trồng trọt bình thƣờng, điều đó có nghĩa là giống khoẻ (Hokuriki 52) sẽ làm
hại nhiều cho giống yếu (Yamakogame) khi có đủ phân bón.
Theo Shi (1986) và cộng sự cho rằng: Phân bón có tác dụng thúc đẩy
hoạt động quang hợp. Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng
với phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhƣng lại
phản ứng yếu hơn khi hàm lƣợng phân bón tăng. Khi bàn về năng suất tác giả
cho biết: năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón
và biện pháp kỹ thuật. Ở vùng ôn đới, giống Japonica thƣờng cho năng suất
cao vì nó phản ứng tốt với phân bón [48].
Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989): Hiệu suất bón đạm cho
lúa rất khác nhau: 1kg N cho từ 3,1 - 23 kg thóc [47].
Các công trình nghiên cứu của De Datta (1978), [41], Koyama (1981),
[43], Sinclair (1989), [47], Vlek (1986), [49] về đặc điểm bón phân cho các
giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân cao
hơn giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali. Là cơ sở để tăng
năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây trồng,

ngƣời ta dựa vào hàm lƣợng lân tổng số, phân lân bón cho lúa có hiệu quả
đứng thứ 2 sau đạm, nhƣng trong một vài trƣờng hợp, ở những đất nghèo màu
thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên bón phân lân
cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao của phân lân. Khi cây
bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thƣờng bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm và đẻ
muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và tròn mình phân
lân có ảnh hƣởng tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lƣợng của phần trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín mức tăng của trọng
lƣợng thân cây giảm. Ở những chân đất tƣơng đối phì nhiêu, hiệu quả của
phân lân đối với năng suất lúa không lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây và
tăng khả năng chống đổ.
Theo Yang (1999) ở nhiều nƣớc trên thế giới thƣờng hay bón phân
chuồng và phân ủ cho lúa để làm tăng độ phì nhiêu cho đất nhƣ Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các nƣớc vùng Đông Nam Á. Trong thời gian
gần đây phân khoáng đã đƣợc dùng phổ biến và phân chuồng đƣợc dùng bón
lót làm tăng năng suất lúa và tăng hiệu quả của phân khoáng [52]. Thí nghiệm
của Ying (1998) cho thấy sự tích luỹ đạm, lân và kali ở các cơ quan trên mặt
đất của cây lúa không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn đƣợc tích luỹ tiếp ở các
giai đoạn tiếp theo của cây [53].
Theo Sarker (2002) khi nghiên cứu ảnh hƣởng lâu dài của lân đối
với lúa đƣợc đánh giá: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao
hơn giai đoạn cuối và lƣợng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở
các cơ quan sinh trƣởng. Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh
dƣỡng cho cây lúa” [46].
Phân bón có tác dụng rất lớn đến năng suất lúa. Muốn đạt năng suất,
sản lƣợng cao cần bón phân đúng liều lƣợng đúng cách. Ngay những thập kỷ

70, 50% sản lƣợng nông nghiệp tăng lên ở các nƣớc phát triển là nhờ sử dụng
phân bón (FAO - 1994).
Bón đạm với liều lƣợng cao thì hiệu suất cao nhất và bón vào lúc lúa đẻ
nhánh, sau đó giảm dần. Với liều lƣợng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ nhánh và
trƣớc trỗ 10 ngày có hiệu quả cao. Có hai đỉnh về hiệu suất đỉnh thứ nhất xuất
hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, đỉnh thứ hai xuất hiện ở 19 - 9 ngày trƣớc trỗ,
nếu lƣợng đạm nhiều thì không có đỉnh thứ 2.
Tác giả đã đề nghị: Nếu lƣợng đạm ít sẽ bón vào 20 ngày trƣớc trỗ.
Khi lƣợng đạm trung bình bón hai lần lúc lúa con gái và 20 ngày trƣớc trỗ
bông, khi lƣợng đạm nhiều bón vào lúc lúa con gái [19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Các nhà khoa học Trung Quốc đã kết luận:
Với cùng một mức năng suất, lúa lai hấp thu lƣợng đạm và lân thấp hơn
so với lúa thuần, ở mức năng suất 75 tạ/ha lúa lai hấp thu đạm thấp hơn lúa
thuần 4,8% hấp thu P
2
0
5
thấp hơn 18,2%. Nhƣng hấp thu K
2
0 cao hơn 30%.
Với ruộng lúa cao sản thì hấp thu N cao hơn lúa thuần 10%, hấp thu K
2
0 cao
hơn 45% còn hấp thu P
2
0

5
bằng lúa thuần [53].
2.2.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
Mật độ cấy là số khóm cấy/m
2
. Lúa cấy đƣợc tính bằng khóm, lúa gieo
đƣợc tính bằng hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì
số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không
làm giảm số hạt trên bông, nhƣng nếu vƣợt qua giới hạn đó thì số hạt trên
bông bắt đầu giảm đi do lƣợng dinh dƣỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo
tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của
mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so
với lúa thƣờng. Tuy nhiên, nếu cấy quá thƣa đối với giống có thời gian sinh
trƣởng ngắn thì khó đạt đƣợc số bông tối ƣu cần thiết theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nó phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, dinh dƣỡng, đặc điểm của giống…Khi nghiên cứu về vấn đề
này S. Yoshida (1978) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt
thì nên cấy mật độ thƣa, ngƣợc lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bông thì
cấy dày không có lợi bằng giống bông to. Vùng lạnh nên cấy dày hơn vùng
nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thƣa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy
dày hơn so với lúa gieo sớm.
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S. Yoshida (1978) đã khẳng định:
Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm
thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xẩy ra
đến mật độ 300 cây/m
2
, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh
chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


15
dảnh/m
2
. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhƣng lại giảm
số hạt/bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề tƣơng quan giữa số dảnh cấy và sự
đẻ nhánh. Thƣờng gieo cấy thƣa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dầy thì đẻ
nhánh ít [50].
Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản
ứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng
suất tăng nhƣng vƣợt qua giới hạn đó năng suất không tăng mà còn giảm
xuống. Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau
S. Yoshida (1978) cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 10 x 10 cm đến 50 x
50 cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hƣởng đến năng suất. Ông đã thấy rằng năng
suất của hạt giống IR - 154 - 451 (một giống đẻ nhánh ít) tăng lên với việc
giảm khoảng cách 10 x 10cm. Còn IR
8
(giống đẻ nhánh khỏe) năng suất đạt
cực đại ở khoảng cách cấy là 20 x 20 cm [50].
Các tác giả ngƣời Trung Quốc đã sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA
64S/9311 để nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy
thƣa (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống của Trung Quốc
(300.000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Số nhánh đẻ ở công thức cấy thƣa giảm đáng kể so với công thức cấy
dầy vào thời điểm trƣớc 10/5, nhƣng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn rất nhỏ.
+ Kích thƣớc nhánh đẻ ở công thƣc cấy thƣa lớn hơn công thức cấy dầy
6,86%, tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35% và khối lƣợng 1000 hạt cũng thấp hơn
0,86g. Năng suất của công thức cấy thƣa giảm 17 - 19% [53].

2.3. Tình hình sản xuất nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc có nền nông nghiệp với khoảng 80% dân số làm
nghề nông, chính vì vậy mà trải qua 4000 năm lịch sử cây lúa luôn gắn liền
với sự phát triển của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
Nƣớc ta thuộc vùng nhiệt đới nằm ở toạ độ 8
0
30

- 23
0
22

vĩ tuyến Bắc,
102
0
10

- 109
0
29

kinh tuyến Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với đặc
điểm khí hậu này đã phần nào khẳng định thêm Việt Nam là cái nôi hình
thành cây lúa.
Địa hình nƣớc ta trải dài từ Bắc vào Nam hình thành nên những vùng đồng
bằng rộng lớn tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của cây lúa nƣớc.

Việt Nam đã tiếp thu cuộc Cách mạng xanh rất nhanh chóng. Năm 1987
trƣớc đổi mới, sản lƣợng thóc chỉ đạt 15,1 triệu tấn. Đến năm 2007 sản lƣợng thóc
đạt 35,56 triệu tấn, gấp 2,36 lần. Một tốc độ tăng hiếm gặp cũng là cao nhất trong
khu vực và cao nhất trong những nƣớc trồng lúa trên thế giới [54].
Cụ thể tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ
Năm
Diện tích ( ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
1970
4.724.400
21,533
10.173.300
1980
5.600.200
20,798
11.647.400
1990
6.042.800
31,814
19.225.104
2000
7.666.300
42,431
32.529.500
2001
7.492.700

42,852
32.108.400
2002
7.504.300
45,903
34.447.200
2003
7.452.200
46,387
34.568.800
2004
7.445.300
48,552
36.148.900
2005
7.329.200
48,890
35.832.900
2006
7.324.800
48,942
35.849.500
2007
7.207.400
49,869
35.942.700
2008
7.414.300
52,230
38.725.100

2009
7.440.100
52,278
38.895.500
(Nguồn: FAO STAT, 2011) [54 ]

×