Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BÀI TIỂU LUẬN_Thực tiễn việc chuẩn bị tiếng việt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép tại huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399 KB, 21 trang )

Mẫu BTL/ Tiểu luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN
DẠY HỌC LỚP GHÉP TRONG TRƯỜNG MẦM NON

TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TIỄN VIỆC CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ Ở LỚP
MẪU GIÁO GHÉP TẠI HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN
GIANG

CHỮ KÝ

HỌC VIÊN:
MÃ HV:
LỚP:
GVHD: TRẦN NGUYỄN THỊ
NHƯ MAI

ĐỒNG THÁP, THÁNG 6 NĂM 2023


2

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Giảng viên chấm 2
(ký và ghi rõ họ tên)

Đồng Tháp, ngày ……tháng …..năm
2023
Giảng viên chấm 1
(ký và ghi rõ họ tên)


3

MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Mở đầu

4

Nội dung

4

1. Khái niệm

4

2. Đặc điểm tiếng Việt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

5

3. Nguyên tắc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

5

4. Yêu cầu về chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

6

5. Phương pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

7

6. Cách thức tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp

mẫu giáo ghép

9

7. Các biện pháp bản thân đã tiến hành để chuẩn bị tiếng Việt
cho trẻ

10

Kết luận

11

Tài liệu tham khảo

12


4

I - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà giáo dục A.X.Macarenco khẳng định “ Nền tảng giáo dục chủ
yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm tới 90% chất lượng của
quá trình giáo dục, Từ sau 5 tuổi trở đi, tất nhiên vẫn phải tiến hành giáo
dục, con người sẽ trưởng thành thêm một bước để rồi đơm hoa, kết trái,
nhưng bông hoa mà bạn vun trồng, chăm sóc thực sự đã có nụ từ khi trước
5 tuổi”.
Khoa học cũng đã chứng minh giai đoạn từ 0-6 tuổi, não bộ của trẻ
có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được sinh ra để trẻ học hỏi mọi thứ xung

quanh. Đây là thời kì quan trọng nhất để trẻ bắt đầu học ngơn ngữ. Nhờ có
ngơn ngữ, con người có thể trao đổi với nhau, ghi lại lịch sử, truyền cho
nhau nghe những kinh nghiệm của mình. Đối với trẻ em, giáo dục phát
triển ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp với người lớn, nói ra mình muốn gì để tìm
kiếm sự giúp đỡ, thấu hiểu các con.
Giáo dục phát triển ngơn ngữ giúp trẻ định hình và phát triển tư duy,
đạo đức, là phương tiện để trẻ giao tiếp, kết nối, bày tỏ quan điểm thái độ
của mình. Giáo dục ngôn ngữ ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động phát
triển của trẻ, đặc biệt là trong giao tiếp, lĩnh hội tri thức phát triển tư duy,
trí tuệ và đạo đức. Khi chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo nói chung và
mẫu giáo ghép nói riêng thì tất cả các kỹ năng đều phải chú trọng và phát
triển đồng đều trên các tiết học. Trong xu hướng chung của việc đổi mới về
giáo dục Mầm non cần có sự  tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị cho trẻ vào
trường tiều học một cách vững vàng.
Chính vì hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với
chữ cái đặc biệt việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép, nên
tơi đã tìm tịi cập nhật những vấn đề mới trong việc đổi mới hình thức tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết theo cách tiếp cận  ngôn ngữ trọn


5

vẹn để áp dụng dạy trẻ ở lớp ghép có hiệu quả. Vì vậy để tiếp tục thực hiện
tốt sự nghiệp trồng người của tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:“Thực tiễn
việc chuẩn bị tiếng Việt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép tại huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang”
2. Mục đích chọn đề tài
Trong việc giáo dục trẻ mầm non thì việc nâng cao hiệu quả giảng
dạy cho trẻ là việc làm thường xuyên không thể thiếu được . Mà hoạt động
chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ là một trong những hoạt động quan trọng rất lớn

trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm, đọc
chuẩn chữ, để phát triển các giác quan và ngôn ngữ  là phương tiện góp
phần hồn thiện phát triển nhân cách của trẻ.
II - NỘI DUNG
1. Khái niệm
Lớp mẫu giáo ghép là lớp gồm các trẻ từ 3 – 5 tuổi cùng tham gia vui
chơi, học tập, sinh hoạt. Có các loại lớp mẫu giáo ghép sau: lớp ghép hai
độ tuổi (3 tuổi và 4 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi), lớp ghép 3 độ
tuổi(3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi). Trẻ trong lớp ghép có sự khác nhau rõ rệt về
thể chất ngơn ngữ tình cảm nhận thức và giao tiếp.
2. Đặc điểm tiếng Việt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
Đối với lớp mẫu giáo ghép khơng có trẻ dân tộc thiểu số. Trẻ học ở
lớp mẫu giáo ghép thường sống ở vùng sâu vùng xa, vùng sông nước; môi
trường giao lưu không thuận tiện; việc giao tiếp và sử dụng tiếng Việt ở gia
đình cịn ít được chú ý rèn luyện một cách đầy đủ nên: Trẻ có thể thiếu
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, nhất là với người lạ; Khả năng sử dụng
tiếng Việt còn hạn chế (khả năng chú ý lắng nghe, nghe hiểu và nhớ thông
tin bằng ngôn ngữ cịn hạn chế; khả năng biểu đạt chưa hồn thiện, nói
ngọng, vốn từ hạn hẹp,...); Vốn hiểu biết về thế giới xung quanh nghèo nàn
nên ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.


6

Đối với lớp ghép có trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số. Trẻ trong tập thiểu
số học ở lớp mẫu giáo ghép này thường sống ở vùng miền núi; môi trường
giao lưu hạn chế; hiểu biết về tiếng Việt của phụ huynh chưa thật tốt,
thường sử dụng tiếng mẹ để trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy: Trẻ học
tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai; Trẻ thường phát âm không
chuẩn âm tiếng Việt do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ; Trẻ ln có thói quen

sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và vui chơi, kể cả khi ở lớp; Vốn kinh
nghiệm/ hiểu biết về cuộc sống và kỹ năng ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ cịn
nghèo nàn nên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tiếng Việt; Môi trường giao
tiếp bằng tiếng Việt bị hạn chế về không gian và thời gian, chủ yếu để giao
tiếp tiếng Việt trong thời gian trẻ học ở trường/lớp mẫu giáo; Có sự khác
biệt văn hóa và điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số, nhất là trong
lớp ghép có nhiều trẻ thuộc các dân tộc khác nhau học cùng nhau (dân tộc
Kinh, dân tộc Hoa, dân dộc Khơmer,…)
3. Nguyên tắc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
Nguyên tắc 1: Nội dung chuẩn bị tiếng Việt gắn với nội dung đang
học của các độ tuổi ở lớp ghép
Nội dung chuẩn bị tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép thực hiện theo nội
dung giáo dục phát triển ngơn ngữ trong Chương trình giáo dục mầm non
với từng độ tuổi. Nội dung chuẩn bị tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép là nội
dung chuẩn bị những hiểu biết về từ và câu có trong nội dung trẻ sẽ học ở
hoạt động học trong tuần, trong buổi sau hoặc ôn luyện nội dung đã được
học. Nội dung chuẩn bị tiếng Việt phải phù hợp khả năng của trẻ theo từng
độ tuổi trong lớp ghép.
Nguyên tắc 2: Khuyến khích trẻ ở các độ tuổi sử dụng tiếng Việt để
tương tác trong mọi hoạt động
Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất sử dụng trong nhà trường. Do đó,
trẻ đến trường mầm non là học bằng tiếng Việt và học tiếng Việt (đối với


7

vùng dân tộc thiểu số). Giáo viên cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Việt
để học và giao tiếp với nhau trong các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi nhằm
giúp trẻ hoàn thiện Tiếng Việt trước khi bước vào lớp 1. Giáo viên tổ chức
các hoạt động để tăng cường khả năng nghe hiểu và nói tiếng Việt, đặc biệt

là hoạt động vui chơi mà ở đó trẻ ở các độ tuổi có thể học và chia sẻ với
nhau. Giáo viên tổ chức các hoạt động khuyến khích sự tham gia tích cực
của trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
Nguyên tắc 3: Chuẩn bị tiếng Việt cần gắn với tình huống thực tế
Trẻ học tiếng Việt để sử dụng vào học tập và giao tiếp sau này, do đó
trẻ cần học cách sử dụng đúng từ và câu nói trong các ngữ cảnh phù hợp
tương tự. Trẻ ở các độ tuổi khác nhau học cách sử dụng từ ngữ sao cho phù
hợp với trẻ (văn hóa giao tiếp của trẻ nhỏ tuổi với trẻ lớn tuổi hơn và
ngược lại), học cách chia sẻ và hợp tác...Giáo viên cần tạo các tình huống
để trẻ vận dụng những từ và câu đã học được vào việc nghe hiểu và biểu
đạt bằng tiếng Việt.
Nguyên tắc 4: Giáo viên vùng dân tộc thiểu số phải tích cực sử dụng
tiếng Việt trong mơi trường lớp học
Giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số chỉ sử dụng tiếng Việt
trong giao tiếp với trẻ ở lớp. Tiếng mẹ đẻ chỉ được sử dụng khi rất cần thiết
( những ngày đầu tiên trẻ mới đi học, những từ mới mang tính trừu
tượng...). Giáo viên tổ chức hoạt động chuẩn bị tiếng Việt thông qua các
hoạt động giáo dục, các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trong
đó có một buổi học (đọc thơ, kể chuyện, hát, rèn luyện từ và câu nói...)
Nhưng tốt nhất thông qua hoạt động chơi (chơi chung cả lớp, chơi theo
nhóm nhỏ trong các góc hoạt động). Tạo mơi trường nói tiếng Việt trong
lớp. Trong các hoạt động chơi, yêu cầu trẻ nói chuyện với nhau bằng tiếng
Việt, sao cho trẻ đến lớp mẫu giáo được "đắm mình" trong mơi trường
tiếng Việt.


8

4. Yêu cầu về chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
Về nội dung: Đảm bảo nội dung chuẩn bị tiếng Việt theo nội dung

giáo dục phát triển ngơn ngữ trong Chương trình Giáo dục mầm non; Đảm
bảo sự phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của tất cả các trẻ ở các độ
tuổi có trong lớp ghép; Đảm bảo phù hợp với điều kiện sống, đặc điểm
ngơn ngữ và truyền thống văn hóa các dân tộc ở địa phương.
Về phương pháp thực hiện:
- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học nhằm giúp trẻ (Tích cực
hoạt động ngơn ngữ; Hiểu bản chất của sự vật hiện tượng; Phát triển tư duy
ngôn ngữ, đặc biệt là ngơn ngữ biểu đạt/ trình bày)
- Phương pháp sử dụng trị chơi là phương pháp chính, bởi vui chơi
là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Giáo viên sử dụng đa dạng
các trị chơi ngơn ngữ phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở từng độ
tuổi của trẻ trong lớp.
- Phương pháp dạy học tương tác phù hợp nhất để phát triển lời nói,
trong đó giáo viên chú trọng đến sự tương tác giữa cái trẻ cùng độ tuổi khác độ tuổi trong cùng một lớp (tạo cơ hội cho trẻ học tập và chia sẻ kinh
nghiệm lẫn nhau).
- Đối với trẻ dân tộc thiểu số học tiếng Việt, giáo viên cần sử dụng
phương pháp trực quan hành động (phương pháp trực quan hành động đối
với cơ thể; phương pháp trực quan hành động đối với đồ vật; phương pháp
trực quan hành động với tranh; phương pháp trực quan hành động với
truyện kể).
Về điều kiện thực hiện:Giáo viên phải hết sức nhiệt tình và chủ động
trong tổ chức các hoạt động chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ:
+ Khai thác và sử dụng tối đa những hoạt động, trị chơi sẵn có để
tăng cường tiếng Việt cho trẻ.


9

+ Tổ chức những hoạt động, trò chơi mới đáp ứng mục tiêu chuẩn bị
tiếng Việt cho trẻ.

+ Tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, điều kiện
môi trường xung quanh gần gũi để trẻ học tiếng Việt.
+ Ở vùng dân tộc thiểu số, sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng
(cha mẹ của trẻ, các anh chị lớp trên...) để giúp trẻ học tiếng Việt. Sử dụng
các phương tiện thông tin đại chúng (loa, đài, băng đĩa,...) Trẻ có cơ hội
nghe tiếng Việt được phát ra từ các nguồn khác nhau. Mặt khác, khai thác
văn hóa dân gian của các dân tộc để trẻ có điều kiện làm quen và mở rộng
vốn hiểu biết của mình.
5. Phương pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
Giáo viên là người biết rõ các em cần học cái gì và học như thế nào.
Giáo viên cần nắm vững mức độ nhận thức, vốn kinh nghiệm cá nhân và
khả năng tiếng việt của từng trẻ trong lớp ghép để điều chỉnh số lượng từ;
loại từ; cấu trúc câu và cách thức biểu đạt phù hợp với một buổi tăng
cường tiếng việt cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thực hành nhiều, củng
cố thường xuyên trong học tập và giao tiếp.
*Đối với trẻ không phải dân tộc thiểu số:
Phương pháp sử dụng trò chơi: đây là cách thức sử dụng các trò chơi
để trẻ học những từ, câu nói mới cũng như ơn luyện cách sử dụng chúng
trong tình huống thực tế. Học qua chơi ln tạo hứng thú và đạt hiệu quả
cao, trẻ không cảm thấy bị áp lực trong học tập. Tùy vào khả năng ngơn
ngữ, giáo viên tổ chức các trị chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi âm
nhạc… gắn với phát triển vốn từ hoặc câu cho trẻ. Giáo viên nên sử dụng
các trị chơi phát triển ngơn ngữ tùy theo khả năng học tiếng việt của trẻ:
trò chơi phát triển kỹ năng nghe, trò chơi phát triển vốn từ, trị chơi rèn
luyện câu, trị chơi lời nói biểu cảm… ví dụ như:


10

Trị chơi phát triển kỹ năng nghe giúp hình thành ở trẻ kỹ năng lắng

nghe và nghe hiểu lời nói của người khác. Trị chơi ‘Đốn xem cơ nói về
ai?’: giáo viên nêu một vài đặc điểm nổi bật của một bạn trong lớp và
khuyến khích trẻ đốn xem cơ nói về ai? Bạn nào?
Phương pháp sử dụng các bài hát, văn vần, đồng dao: là cách thức
sử dụng các bài hát, văn vần, ca dao, đồng dao vào việc rèn kỹ năng nghe
và nói tiếng việt, đồng thời giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu và
nhạc điệu ngôn ngữ. Qua bài hát, bài văn vần, ca dao, đồng dao trẻ học từ
mới và luyện câu nói, luyện ngữ điệu của lời nói. Một số bài văn vần ngắn
gọn, dễ nhớ, dễ thuộc đối với trẻ như bài: Con cá vàng_giáo viên đọc bài
thơ kèm theo hành động minh họa động tác cá bơi, thể hiện được nhịp điệu
của lời văn. Hoặc bài đồng dao “con rùa”_giáo viên vừa đọc thơ vừa cho
trẻ vận động các ngón tay làm con rùa đang bò.
Phương pháp trò chuyện: trò chuyện thường xuyên qua các chủ đề
khác nhau, trong mọi tình huống trong cuộc sống là cách thức giúp trẻ mở
rộng vốn từ, tích cực hóa vốn từ và rèn luyện câu, nói đúng ngữ pháp. Giáo
viên có thể sử dụng các cách trò chuyện sau: Trò chuyện theo tranh, vật
thật; Trò chuyện theo sự kiện đang hoặc đã xảy ra; Trò chuyện theo chủ đề;
Phương pháp kể chuyện
Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc viết tiếng Việt: là cách thức tổ
chức các hoạt động để trẻ tiếp cận với chữ viết. Làm quen với đọc viết chủ
yếu đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, song cũng có thể áp dụng cho trẻ mẫu giáo
3 tuổi và 4 tuổi làm quen với chữ cái qua trò chơi, đọc/xem sách tranh
truyện...một cách phù hợp. Trẻ có thể học cùng các anh chị trong khi chơi
với nhau.
*Đối với trẻ dân tộc thiểu số:
Phương pháp trực quan hành động: đối với trẻ dân tộc thiểu số cần
phải chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vì khi đến lớp mẫu giáo, trẻ hồn tồn


11


khơng biết hoặc chỉ biết ít tiếng Việt. Do đó, ngoài những phương pháp đã
nêu ở trên, giáo viên cần sử dụng phương pháp trực quan hành động giúp
trẻ dân tộc thiểu số thuận lợi trong việc học tiếng Việt. Các phương pháp
trực quan hành động gồm: Phương pháp trực quan hành động với cơ thể;
Phương pháp trực quan hành động với đồ vật; Phương pháp trực quan hành
động với tranh ảnh; Phương pháp trực quan hành động với câu chuyện;
Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt; Phương pháp luyện
tập theo mẫu.
*Vận dụng các phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu
số vào loại hình lớp ghép 2, 3 độ tuổi
- Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép ít hiểu biết tiếng Việt
+ Với lớp ghép có trẻ dân tộc thiểu số ít hiểu biết tiếng Việt, trước
hết giáo viên sử dụng các phương pháp chủ yếu để dạy tiếng Việt là:
phương pháp trực quan hành động với cơ thể, với đồ vật; phương pháp sử
dụng tiếng mẹ đẻ; phương pháp luyện tập nói theo mẫu; phương pháp trị
chơi
+ Khi trẻ có một số vốn từ và kinh nghiệm ngôn ngữ tiếng Việt nhất
định, giáo viên sử dụng thêm các phương pháp trực quan hành động với
tranh/ ảnh và phương pháp trực quan với câu chuyện nhằm mở rộng khả
năng nghe hiểu nội dung thông tin, phát triển kỹ năng biểu đạt ý bằng các
câu nói khác nhau.
- Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép có hiểu biết tiếng Việt tốt: với lớp
ghép có trẻ dân tộc thiểu số hiểu biết tiếng Việt khá tốt, giáo viên cần sử
dụng các phương pháp chính để tăng cường tiếng Việt cho trẻ như sau:
+ Phương pháp trực quan hành động với chanh và trực quan hành
động với chuyện kể để trẻ mẫu giáo được tập nghe hiểu và thực hành lời
nói trong các tình huống của cuộc sống.



12

+ Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt cho trẻ ít được
sử dụng, chỉ khi hướng dẫn luật chơi mới mà trẻ khơng hiểu thì mới sử
dụng để giải thích những từ và câu khó hiểu đối với trẻ.
+ Phương pháp luyện tập nói theo mẫu nhằm luyện cho trẻ Trình bày
câu dài, câu phức tạp hoặc biểu đạt thông tin dài, kể câu chuyện bằng ngơn
ngữ của bản thân.
+ Phương pháp trị chơi giúp trẻ hứng thú học, gắn với học nói các
đoạn văn vần bài thơ, đồng dao,…
- Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép có hai, ba độ tuổi: với lớp ghép
có hai, ba độ tuổi khác nhau giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hết
sức linh hoạt và có sự phân hóa đối tượng khi dạy, tùy thuộc nội dung dạy
tiếng Việt: Dạy từ và câu mới, tăng cường tiếng Việt đã học
6. Cách thức tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp
mẫu giáo ghép
- Sử dụng các hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép:
Ngoài thời gian học theo quy định giáo viên cần tăng cường tiếng Việt cho
trẻ thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, miễn sao trẻ luôn hứng thú
học và thực hành nghe nói.
+ Trị chơi: giáo viên sử dụng các trị chơi ngơn ngữ nhằm phát triển
vốn từ rèn luyện câu nói đúng ngữ pháp rèn luyện nói biểu cảm. Với trẻ
vùng dân tộc thiểu số có thể sử dụng trị chơi luyện phát âm và hơi thở cho
trẻ.
+ Thơ, văn vần: giáo viên sử dụng các bài thơ, đoạn văn vần, ca dao 
đồng dao hoặc bài hát để phát triển ngôn ngữ. Nên sử dụng linh hoạt các
hình thức tổ chức: chung cả lớp - nhóm nhỏ - cá nhân - nhóm nhỏ - chung
cả lớp.
+ Trị chuyện /đàm thoại với trẻ
+ Đóng vai/ sắm vai



13

- Cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt ở lớp mẫu giáo
ghép
+ Với lớp mẫu giáo ghép khơng có trẻ dân tộc thiểu số: tổ chức các
trị chơi, đọc thơ/ văn vần hoặc hát; Tổ chức trò chuyện/ đàm thoại; Tổ
chức kể chuyện
+ Với lớp mẫu giáo ghép có trẻ dân tộc thiểu số
Với trẻ dân tộc thiểu số cần hạn chế khả năng sử dụng tiếng Việt, tùy
thuộc vào khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ để chọn hoạt động, trò chơi
phù hợp. Nếu khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ còn yếu hoặc chưa biết
tiếng Việt giáo viên sử dụng có chọn lọc các hoạt động: đầu tiên sử dụng
các trò chơi nhằm luyện phát âm và hơi thở; trò chơi mở rộng vốn từ, tiếp
đến trị chơi rèn luyện câu nói đúng ngữ pháp, cuối cùng trị chơi rèn luyện
nói biểu cảm.
Với trẻ dân tộc thiểu số đã khá tiếng Việt, giáo viên có thể sử dụng
và tổ chức tất cả các hoạt động như ở trên, trong đó chú ý việc tổ chức các
hoạt động kể lại câu chuyện, kể chuyện theo tranh, Kể chuyện theo chủ đề
hay đóng vai/sắm vai khi kể chuyện đã có vốn từ phong phú và khả năng
sử dụng thành thạo các loại câu nói. Giáo viên sử dụng trị chơi nhằm
khuyến khích mở rộng vốn từ, trị chơi luyện nói câu đúng ngữ pháp.
7. Các giải pháp bản thân đã tiến hành để chuẩn bị tiếng Việt
cho trẻ
Trẻ nhỏ đã bắt đầu học ngôn ngữ từ khi trong bụng mẹ, trong từng giai
đoạn phát triển sẽ dần dần hình thành hệ thống ngơn ngữ từ đơn giản đến
phức tạp. Sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trong 6 năm đầu đời
đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách, tư duy của trẻ.



14

Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ giao tiếp và
khả năng tư duy ngôn ngữ. Ở giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ mầm non bắt
đầu có những bước phát triển vượt bậc về từ vựng, con có thể làm chủ
được ngơn ngữ hiểu, ngơn ngữ nói và khả năng tư duy, vận dụng giao tiếp
có hiệu quả bằng vốn từ đã có. Từ đây, giáo viên có thể đưa ra những hoạt
động tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp bằng
nhiều hình thức như làm việc nhóm, tham gia góc đóng vai, góc xây dựng,
góc thiên nhiên….
Giải pháp 1. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp nhiều hơn với mọi
người
Ơng bà ta thường nói “Đi một ngày đàng học một sàng khơn”, có thể
thấy được việc tiếp xúc nhiều hơn với mọi người, với thế giới xung quanh
sẽ giúp con người ngày càng phát triển tư duy, nhận thức, tiếp thu được
nhiều điều mới mẻ thế giới quan được mở rộng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ,
việc giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển
nhanh chóng đặc biệt là ngơn ngữ, nói năng lưu loát hơn, mở rộng vốn từ
nhiều hơn, mọi người có thể điều chỉnh phát âm giúp bé,….
Khi đã có vốn từ đa dạng và phong phú, trẻ bắt đầu phát triển mạnh
mẽ khả năng tư duy ngôn ngữ, thể hiện qua việc nghe hiểu và trả lời câu
hỏi trọn vẹn ý nghĩ của mình. Ở trường học, các con được tạo điều kiện
giao tiếp với mọi người xung quanh, đây là cách dạy trẻ giao tiếp tự tin và
sử dụng ngôn từ đúng cách.


15


Tùy vào khả năng ngơn ngữ của trẻ cơ có cách trò chuyện, đặt câu sao
cho phù hợp. Với trẻ 3 tuổi, khả năng tiếng Việt còn hạn chế, giáo viên sử
dụng các câu hỏi ngắn gọn như: “Ai đây?”, “Con gì đây?”, “Đang ở đâu?”,
“Đang làm gì?”,…khuyến khích bé nói. Nếu trẻ khơng nói được, giáo viên
nói cho trẻ nhắc lại theo hoặc cho trẻ lớn nói cho trẻ bé nói theo. Đối với
trẻ 4-5 tuổi đã có chút ít vốn tiếng Việt, giáo viên hỏi trẻ bằng các câu hỏi
như: “Các con đang làm gì đấy?”, “Như thế nào?”, “Có bao nhiêu bạn?”,
“Tại sao bạn làm như vậy?”,…và khuyến khích trẻ nói theo thứ tự.
Khi trị truyện với trẻ thường xuyên, con quen tâm sự, giải bày mong
muốn với cơ. Dần dần cơ trị hiểu nhau hơn và trở thành người bạn. Quá
trình này cũng sẽ giúp giáo viên hiểu hơn những suy nghĩ của bé tạo thuận
lợi cho giáo viên trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giải pháp 2. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng tiền đọc viết
Bắt đầu từ 3 tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh ở 4 kỹ
năng: nghe – nói – đọc – viết. Ở bé 3 tuổi, con nhận biết hình ảnh kí hiệu
chữ viết và biết dùng bút sao chép, tô đồ theo cách của con; cô có thể cho
trẻ viết bằng nhiều cách trên các chất liệu khác nhau giúp trẻ ghi nhớ lâu
hơn và nắm rõ trình tự viết chữ. 


16

Từ 4 – 6 tuổi, trẻ sẽ được làm quen đọc viết theo khả năng của mình.
Con được rèn luyện kỹ năng đọc viết đầy đủ các kí tự chữ cái, tự đọc và
viết câu chữ hoàn chỉnh.
Việc rèn luyện kĩ năng tiền đọc việc giúp trẻ dễ dàng bước vào cấp
học tiếp theo, là bước đệm giúp bé có thể đọc viết nhanh chóng, có hiệu
quả khi vào lớp 1. Trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn và không cảm thấy áp lực
khi thay đổi môi trường học tập mới.
Giải pháp 3. Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm cùng nhau

Khi tham gia làm việc nhóm, trẻ có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình,
đưa ra giải pháp. Bên cạnh đó, các bé cịn học được kỹ năng thương lượng,
thuyết phục; giúp phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy ngôn ngữ.


17

Ngồi các hoạt động học tập, tham gia góc đóng vai cũng là hình thức
cho trẻ hoạt động nhóm cùng nhau. Khi đó sẽ tạo điều kiện cho bé được
giao tiếp với bạn trong các tình huống thực tế. Chẳng hạn khi con trở thành
bác sĩ, con sẽ hỏi bạn bệnh như thế nào, bạn nên chăm sóc sức khỏe ra sao,
… Điều đó khơng chỉ tạo sự thích thú cho trẻ giao tiếp mà cịn dạy cách xử
lý tình huống, biết quan tâm đến người khác cùng nhiều bài học khác.
Giải pháp 5:  Tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường
trong cơng tác giáo dục trẻ.
     Như  Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Giáo dục nhà trường
dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục của gia đình thì kết quả cũng khơng
hồn tồn” Chính vì vậy mà cơng tác phối kết hợp với phụ huynh tôi đặt
lên hàng đầu. 
   Hiểu rõ tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm học tơi đã lên kế hoạch
cho việc vận dung, sáng tạo ra các trò chơi cần đến sự giúp đỡ của phụ
huynh . Qua đợt họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi và huy động phụ
huynh thu gom các nguyên vật liệu của gia đình như: sách báo, các non
bia, các hộp sữa chua hay những vỏ hộp bìa cat tơng, các loại hộp bằng
nhựa… để tận dụng vào việc làm những đồ dùng làm trị chơi cho trẻ. Tạo
nhóm lớp trên zalo, facebook,…để gửi hình ảnh, video học tập ở lớp, đồng
thời gửi các bài thơ, bài hát, truyện,… cho ba mẹ dạy thêm cho bé ở nhà
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh đó phụ huynh được đồng
hành cùng con học tập tạo mơi trường giáo dục gia đình không chỉ riêng
giáo dục trong nhà trường.

  Song song với việc cung cấp ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ ở
lớp tôi thường xuyên  trao đổi kết hợp cùng phụ huynh hướng dẫn và  tổ
chức một số trò chơi chữ cái đơn giản tại gia đình để trẻ nhận biết phát âm,
trải nghiệm với những chữ cái đã học một cách có hiệu quả.


18

III – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
   

1. Kết luận:

    

Việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt lớp mẫu giáo

ghép là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn
ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái và đặc biệt
là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi. Việc làm này khơng chỉ có ý
nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các cơ giáo mầm non
cần sưu tầm tìm ra những biện pháp để dạy trẻ làm quen chữ cái  phù hợp
với thực tế của địa phương, của lớp mình.
 

Để đạt được kết quả cao trong hoạt động chuẩn bị tiếng Việt, bản

thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
  - Giáo viên cần hiểu và nắm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đúng độ
tuổi, nắm được có kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái.

 

- Khảo sát kỹ chất lượng trẻ đầu năm để nắm được khả năng ngôn

ngữ, cách phát âm của trẻ để có phương pháp dạy trẻ phù hợp hơn.
 

- Cần quan tâm gần gũi, khuyến khích để phát huy tính tích cực hoạt

động của trẻ.
 

- Đồ dùng dạy học luôn đa dạng và phong phú, lựa chọn  sáng tạo

thêm bớt nâng cao mức độ yêu cầu trong các trò chơi giúp trẻ cảm thấy
mới lạ, hấp dẫn phù hợp .
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn nữa trong hoạt động làm
quen chữ cái.
 - Trao đổi chặt chẽ với phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
được rèn luyện tốt chữ cái ở nhà cũng như ở trường.
          2. Đề xuất
 

Qua q trình thực hiện đề tài kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm

quán triệt sâu rộng hơn nữa để khơng cịn tình trạng trẻ đi học trước lớp 1.


19


Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc chuẩn bị tiếng
Việt .Trong q trình thực hiện cịn nhiều thiếu sót, tơi rất mong muốn 
được tiếp thu các ý kiến đóng góp của ban lãnh đạo các cấp, bạn bè đồng
nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi thành công hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục mầm non. Bộ giáo dục và Đào tạo. NXB
Giáo dục Việt Nam, 2009.
2. Chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp mẫu giáo ghép. Bộ Giáo dục và Đào
tạo, UNICEF, Dự án phát triển toàn diện trẻ thơ, tài liệu bồi dưỡng. NXB
Hà Nội,2008.
3. Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non(Dành cho
giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi vùng khó). NXB Giáo dục Việt Nam,
2011.
4. Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc
thiểu số trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non(lớp mẫu giáo
bé, nhỡ và lớn). NXB Giáo dục Việt Nam 11/2012.
5. Kế hoạch bài học chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến
trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có
hồn cảnh khó khăn. Hà Nội, 2008.



×