Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.52 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN – HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HỒNG DIỄM ĐỖ THỊ KIM TUYẾN
Mã số SV: 4053675
Lớp: Kế toán-kiểm toán khoá 31
Cần Thơ - 2009
i
MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. không gian 2
1.3.2. Thời gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1. Một số vấn đề về phân tích hoạt động kinh doanh 3
2.1.1.1. Khái niệm 3
2.1.1.2. Ý nghĩa 3


2.1.1.3. Nội dung 4
2.1.1.4. Nhiệm vụ 4
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 5
2.1.2.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 5
2.1.3. Hoạt động huy động vốn 5
2.1.4. Hoạt động cho vay 6
2.1.5. Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác 7
2.1.6. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân h àng thương mại 8
2.1.6.1. Thu nhập 8
2.1.6.2. Chi phí 9
2.1.6.3. Lợi nhuận 9
2.1.6.4. Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 10
2.1.6.5. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
ii
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 12
2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá 12
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI
GÒN – HÀ NỘI 13
3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 13
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 13
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 13
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI 14
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 14
3.2.2. Tầm nhìn và chiến lược 16
3.2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 16
3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức 16
3.2.3.2. Chức năng các phòng ban 17
3.2.3.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng 19
3.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHB.19

3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN H ÀNG 20
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
SHB 21
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 21
4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn 21
4.1.2. Tình hình huy động vốn 23
4.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 26
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY 27
4.2.1. Doanh số cho vay 29
4.2.2. Doanh số thu nợ 29
4.2.3. Dư nợ 31
4.2.4. Nợ quá hạn 32
4.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 34
4.2.5.1. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 34
4.5.2.2. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 35
4.5.2.3. Vòng quay vốn tín dụng 35
4.5.2.4. Hệ số thu nợ 36
iii
4.5.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 36
4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 37
4.4.1. Thu nhập 37
4.4.1.1. Thu nhập từ lãi cho vay 39
4.4.1.2. Thu từ phí dịch vụ 41
4.4.2.3. Thu nhập hoạt động khác 42
4.4.2. Chi phí 43
4.4.2.1. Chi phí trả lãi vốn huy động 45
4.4.2.2. Chi phí dịch vụ 47
4.4.2.3. Chi hoạt động khác 47
4.4.3. Lợi nhuận 48
4.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 50

4.4.4.1. Hệ số lãi ròng 50
4.4.4.2. Suất sinh lời của tài sản (ROA) 51
4.4.4.3. Thu nhập lãi trên chi phí lãi 51
4.4.4.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 53
4.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro 52
4.4.5.1. Rủi ro tín dụng 52
4.4.5.2. Rủi ro lãi suất 52
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHB 54
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 54
5.1.1. Những thuận lợi 54
5.1.2. Những khó khăn 55
5.2. CÁC GIẢI PHÁP 55
5.2.1. Giải pháp làm tăng thu nhập 55
5.2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 56
5.2.2.2. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn 57
5.2.2. Giải pháp làm giảm chi phí. 58
5.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 58
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
6.1. KẾT LUẬN 60
iv
6.2. KIẾN NGHỊ 61
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương 61
6.2.2. Đối với hội sở chính 61
6.2.3. Đối với các chi nhánh của SHB 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
v
DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức SHB chi nhánh CầnThơ 17
Hình 2: Tình hình tổng nguồn vốn năm 2006 – 2008 22
Hình 3: Tình hình huy động vốn tại SHB Cần Thơ 2006 -2008 24
Hình 4: Tình hình cho vay theo thời hạn 2006 – 2008 28
Hình 5 : Tình hình thu nợ tại SHB 2006-2008 30
Hình 6 : Tình hình dư nợ tai SHB 2006 – 2008 31
Hình 7: Tình hình nợ quá hạn tại SHB 2006-2008 33
Hình 8: Tình hình tổng thu nhập SHB 2006-2008 39
Hình 9: Tình hình tổng chi phí của SHB 2006-2008 45
vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang
Bảng 1: KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH SHB QUA 3 NĂM 19
Bảng 2 : TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NH NĂM 2006-2008 21
Bảng 3 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI SHB QUA 3 NĂM 24
Bảng 4: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 26
Bảng 5 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY 26
Bảng 6 : TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA SHB 27
Bảng 7 : TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN 29
Bảng 8 : TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN 31
Bảng 9 : TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN 32
Bảng 10 : CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 34
Bảng 11 : PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA NH NĂM 2006-2008 38
Bảng 12 : PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 44
Bảng 13 : LỢI NHUẬN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN 49
Bảng 14 :CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HĐKD 50
Bảng 15: TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT 53
Bảng 16 : HỆ SỐ NHẠY CẢM LÃI SUẤT 53
vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

NH: ngân hàng
NHTM: ngân hàng thương mại
TMCP: thương mại cổ phần
SHB: ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
NHNN: ngân hàng Nhà nước
HĐV: huy động vốn
VHĐ: vốn huy động
DSCV: doanh số cho vay
HĐKD: hoạt động kinh doanh
ĐVT: đơn vị tính
TSNC: tài sản nhạy cảm
NVNC: nguồn vốn nhạy cảm
TCTD: tổ chức tín dụng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 1 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Có thể nói năm 2008 là một năm đặc biệt, không chỉ với nền kinh tế n ước
ta mà cả nền kinh tế toàn cầu, với những biến động phức tạp, khó l ường, thậm
chí vận động trái chiều do đó rất khó để có thể dự đoán một cách chính xác về
nền kinh tế trong tương lai. Vấn đề nổi bật nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận
thấy đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào tháng 9 năm 2008.
Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nền kinh tế Việt Nam
nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Triển vọng kinh tế năm 2009
còn khó khăn hơn năm 2008, đó là nhận xét của các chuyên gia kinh tế. Theo
nhận định của phái đoàn IMF, những căng thẳng trong hệ thống ngân h àng Việt
Nam đã tăng lên trong năm 2008 và có thể sẽ tăng hơn nữa trong những năm tới,

do hoạt động kinh tế chậm lại. Năm vừa qua, thị trường ngân hàng trong nước đã
trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá Đây cũng là một năm
đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng, khi phải trải qua những khó khăn
không nhỏ. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội cũng không phải là
trường hợp ngoại lệ. Cùng nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại do đó ngân
hàng Sài Gòn – Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các diễn biến của nền
kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam. Trong vài năm tới, nền kinh tế sẽ còn
nhiều biến động và khó khăn hơn vì vậy việc đưa ra những phương hướng, nhiệm
vụ trong tương lai hay là để nhận thấy được những thuận lợi khó khăn của ngân
hàng trong thời gian tới tất cả đều phải dựa vào việc phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng để có thể đưa ra những ý kiến đánh giá chính xác nhất.
Từ đó, có thể đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,
tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động hay là các biện pháp
khắc phục, phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng, đồng thời cũng đề
ra những biện pháp kinh doanh thích hợp nhằm giúp ngân hàng phát triển bền
vững và tăng cường khả năng cạnh trạnh với các đối thủ trong tình hình khó khăn
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 2 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh gay gắt như của Việt Nam hiện nay.
Chính vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân h àng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân h àng thương mại cổ
phần Sài Gòn – Hà Nội từ những kết quả hoạt động của ba năm tr ước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu tình hình hoạt động của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội.
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân h àng trong ba năm

2006, 2007, 2008.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Không gian
Số liệu được thu thập từ hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn – Hà nội.
1.3.2. Thời gian
Nghiên cứu tình hình hoạt động của ngân hàng qua các năm 2006, 2007,
2008.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh v à bảng cân đối kế toán.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 3 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm l àm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tìm năng cần được khai thác, trên cơ
sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp. Trước đây trong điều kiện sản xuất kinh doanh đ ơn
giản với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức
tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong
công tác hoạch toán. Khi sản xuất kinh doanh c àng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi
thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động

kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng
nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh l à quá trình nhận thức và cải tạo
hoạt động kinh doanh, một cách tự giác v à có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ
thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khác quan, nhằm đem lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn.
2.1.1.2. Ý nghĩa
- Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm t àng trong hoạt động kinh
doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- Cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức
mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của m ình. Chính trên cơ sở
này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh
doanh có hiệu quả.
- Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 4 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở
doanh nghiệp.
- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
2.1.1.3. Nội dung
Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng
đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và
được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá
biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ ti êu kinh tế mà còn đi sâu
xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của các chỉ ti êu.
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ
tiêu là biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh (đối t ượng của phân tích) và các
nhân tố ở những trị số xác định cùng với độ biến động xác định. Vậy muốn phân
tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế,

cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác độn g đến chỉ
tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính
phức tạp đa dạng của nội dung phân tích.
2.1.1.4. Nhiệm vụ
Để trở thành một công cụ quan trọng trong quá trình nhận thức, hoạt động
kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng
đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ như sau:
+ Nhiệm vụ kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua
các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
+ Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa
kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức,… đã đặt ra để
khẳng định tính đúng đắn và khao học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ
yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài quá trình đánh giá trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình
chấp hành các quy định thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà
nước ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây
nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 5 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm n ăng và khắc phục những tồn
tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét dự báo, dự toán có thể đạt đ ược
trong tương lai rất thích hợp với các chức năng hoạch định các mục tiêu kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị tr ường.
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (ngân hàng trung gian) là tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với

trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu và làm phương tiện thanh toán.
2.1.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
- Là trung gian tín dụng.
- Làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Tạo ra tiền bút tệ.
2.1.3. Hoạt động huy động vốn
Trong các hoạt động dịch vụ của NHTM, dịch vụ có tầm quan trọng đặc
biệt đối với tất cả dân cư trong nước thuộc các khu vực của nền kinh tế l à bằng
cách đáp ứng những điều kiện và các công cụ thuận lợi cho việc chuyển và rút
tiền một cách dễ dàng. Qua đó tạo cho người gửi tiền có được khoản thu nhập
danh nghĩa thông qua lãi suất với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao.
NHTM được huy động vốn dưới các hình thức:
 Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn v à các loại tiền gửi khác.
 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong v à ngoài nước.
 Vay vốn của tổ chức tín dụng khác hoạt động tai Việt Nam v à của các tổ
chức tín dụng nước ngoài.
 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước.
 Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 6 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
2.1.4. Hoạt động cho vay
NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân d ưới các hình thức cho
vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính
và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt
động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Cho vay: Khoản tài sản lớn nhất của ngân hàng là các loại tín dụng cho

vay, thông thường chiếm từ một nửa đến ba phần tư tổng tất cả các tài sản của
ngân hàng. Phần lớn thu nhập của ngân hàng tạo ra từ phần tín dụng cho vay này.
NHTM được cho vay dưới các hình thức:
 Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và đời sống.
 Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
- Bảo lãnh: Là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh), nếu khi
đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.
NHTM được bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy
tín và khả năng tài chính của mình đối vơi ngừoi nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh
đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại
không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM.
- Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
ngắn hạn khác đối với tổ chức, các nhân v à có thể tái chiết khấu các thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng
phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập tổ chức họat động
của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo nghị định của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
2.1.5. Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác
* Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh ngh iệp thông
qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 7 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
Để thực hiện thanh toán giữa các ngân h àng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà
nước, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đặt

trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngo ài
ra, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh
toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:
 Cung cấp các phương tiện tiện thanh toán.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
 Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN
 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi đ ược NHNN cho phép.
 Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.
 Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.
* Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụ ng và
cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số
hoạt động khác, bao gồm:
 Góp vốn và mua cổ phần – NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ
để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp v à các tổ chức tín dụng khác
trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn,
mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên
doanh.
 Tham gia thị trường tiền tệ - NHTM được tham gia thị trường tiền tệ theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ
của thị trường tiền tệ.
 Kinh doanh ngoại hối – NHTM được phép trực tiếp kinh doanh ngoại hối
và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
 Ủy thác và nhận ủy thác – NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý
trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động NH, kể cả việc quản lý tài sản, vốn
đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp 8 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
 Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm,
được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo
quy định của pháp luật.
 Tư vấn tài chính – NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính,
tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư
vấn trực thuộc ngân hàng.
 Bảo quản vật quý giá – NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật
quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo
quy định của pháp luật.
2.1.6. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân h àng thương mại
2.1.6.1. Thu nhập
Thu nhập là những khoản thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh.
NHTM thường có những khoản thu nhập sau đây:
- Thu về hoạt động kinh doanh:
+ Thu lãi cho vay.
+ Thu lãi tiền gửi.
+ Thu lãi hùng vốn, mua cổ phần.
+ Thu về kinh doanh vàng bạc, đá quý.
+ Thu về kinh doanh ngoại tệ.
+ Thu về đầu tư chứng khoán.
+ Thu về dịch vụ ngân hàng.
- Thu khác về hoạt động kinh doanh như: thanh lý tài sản, tài sản thừa chờ
xử lý trong kinh doanh, các khoản tiền phạt theo quy chế,…
2.1.6.2. Chi phí
Chi phí là các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí
của NHTM bao gồm các khoản sau:
+ Chi trả lãi tiền gửi.
+ Chi trả lãi tiền vay.
+ Trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

+ Chi phí về hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.
+ Chi phí về mua bán chứng khoán.
+ Chi khác về hoạt động kinh doanh,
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 9 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
2.1.6.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của
NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,… và vô hình như uy tín của
ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần chiếm được.
Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đối đầu với
những khó khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn những yêu cầu
về lợi nhuận của hội đồng quản trị ngân hàng, của các cổ đông, của khách hàng
ký thác lẫn khách hàng đi vay,… mặt khác họ phải đối phó với những quy định,
chính sách của NHNN về tiền tệ ngân hàng,… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề
là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp
nhất và vẫn đảm bảo chấp nhận đúng các quy định của NHNN v à thực hiện được
kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên, các nhà quản trị
buộc phải phân tích lợi nhuận của ngân h àng một cách chặt chẽ và khoa học.
Thông qua phân tích tỷ suất lợi nhuận và rủi ro, các nhà phân tích có thể theo dõi,
kiểm soát, đánh giá lại chính sách tiền gửi v à cho vay của mình, xem xét các kế
hoạch mở rộng và tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời, qua phân tích lợi
nhuận, nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả
đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận
của ngân hàng.
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
2.1.6.4. Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận.
a) Hệ số lãi ròng
Lãi ròng là lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng
thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý của ngân h àng. Cụ thể là nếu chỉ
số này cao chứng tỏ ngân hàng đã tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu

nhập của ngân hàng.
Lãi ròng
Hệ số lãi ròng =
Thu nhập
L
ã
i
r
ò
n
g
H

s

l
ã
i
r
ò
n
g
=
T
h
u
n
h

p

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 10 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
b) Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ số này cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của ngân hàng
trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích
xác định được hiệu quả kinh doanh của một đồng t ài sản, ROA lớn chứng tỏ hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, ngân
hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến
động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn nh à phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn
song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể
rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng.
Lãi ròng
ROA =
Tổng tài sản
c) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Nó cho
biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của
mình. Nếu ROE quá nhỏ so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân h àng chiếm tỷ
lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ
an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
Lãi ròng
ROE =
Vốn tự có
d) Thu nhập lãi trên chi phí lãi
Tỷ số này thể hiện một đồng chi phí trả lãi tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập từ lãi. Do đó nếu tỷ số này càng cao thì càng tốt.
Thu nhập lãi
Thu nhập lãi trên chi phí lãi =
Chi phí lãi
2.1.6.5. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro.

a) Rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Hay nói
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 11 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố bấ t thường
không lường trước được nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng
không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ
đó có thể tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.
Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả
nặng nề nhất. Thông thường, ở các nước nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu
nhập cho ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhiều ngân h àng
vẫn có nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm m ột tỷ trọng rất lớn trong
tổng thu nhập của ngân hàng… Tín dụng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn
nhiều rủi ro do tác động bởi nhiều yếu tố của môi tr ường kinh doanh ngân hàng.
Nợ xấu
Rủi ro tín dụng =
Tổng dư nợ
Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, chỉ số này càng
thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao.
b) Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro do lãi suất biến động cụ thể là khi ngân hàng cho
vay với lãi suất cố định nhưng lãi suất thị trường lại tăng.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Rủi ro lãi suất =
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Ta có: Độ lệch GAP = Tài sản nhạy cảm – Nguồn vốn nhạy cảm
Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về
lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí về

lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi l ãi suất thay đổi.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà
Nội qua: các bảng báo cáo tài chính và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Đây là số liệu kinh doanh trong quá khứ.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 12 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
- Các số liệu thu thập và tham khảo từ sách, báo, tạp chí, internet, các năn
bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá
- Phương pháp so sánh: là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi
trong tất cả các công đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh nhằm xem xét tốc
độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
+Số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu
kỳ gốc.
+ Số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ
tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so với chỉ tiêu kỳ gốc.
- Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để phân tích các số liệu.
- Dùng đồ thị để biểu diễn biến động các số liệu .
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 13 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI
3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một
mạng lưới sông ngòi kênh rạch. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An

Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp
Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long.
Cần Thơ gồm 5 quận và 4 huyện: Quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận
Cái Răng, quận Ô Môn, quận Thốt Nốt, huyện Phong Điền, huyện Cờ Đỏ, huyện
Thới Lai, huyện Vĩnh Thạnh.
Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, cách Thành phố Hồ
Chí Minh 169 km về phía tây nam. Diện tích nội thành 53 km². Thành phố Cần
Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1,112 triệu.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn
phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng. Từ xa xưa Cần Thơ đã được coi là
trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, hiện nay l à một trong những nơi sản
xuất và xuất khẩu gạo chính của cả nước.
Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các
loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt
và chăn nuôi: lợn, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng
(nhà máy điện Trà Nóc, 33.000 kw); kỹ thuật điện, điện tử, hoá chất, may, da v à
chế biến nông sản, thủy sản là thế mạnh của tỉnh.
Về nông nghiệp, cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa
tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản
lượng không đáng kể. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng. Về công
nghiệp thì công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 14 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp
tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Bên cạnh đó, thì ngành thương mại với
nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Maximart,
Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua
sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái
Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải

trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới H ưng Phú,
dịch vụ cũng rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển
mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội, Hiện có rất nhiều chi
nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại thành phố Cần Thơ như
Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân
hàng Quân đội, SHB,
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
– HÀ NỘI
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân
hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái đư ợc thành lập theo giấy phép số 0041/NH
/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và
chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế
đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang c ơ chế thị trường có sự
quản lý cuả Nhà nước và theo chủ trương cuả Chính Phủ, đây là giai đoạn đổi
mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và Công ty tài chính, vốn điều
lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng, thời gian đầu mới thành lập mạng lưới hoạt
động cuả Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc
2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện
Phong Điền Thành Phố Cần Thơ với điạ bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc
huyện Châu Thành.
Sau gần 15 năm hoạt động, ngày 20/01/2006, Thống đốc ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/2006QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho
SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và đến nay SHB đã có vốn điều lệ
2000 tỷ đồng. Đại hội đồng cổ đông lần thứ 16 (tháng 03/2008) đ ã quyết định
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 15 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
tăng vốn điều lệ lên 4500 tỷ trong năm 2008. Hiện tại, SHB có mạng l ưới hoạt
động kinh doanh rộng khắp trên nhiều tỉnh thành là những trung tâm kinh tế lớn

của cả nước. Theo kế hoạch phát triển, SHB sẽ mở rộng mạng l ưới hoạt động
trên toàn quốc với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng và một tập
đoàn tài chính vào năm 2015.Trong hoạt động kinh doanh xét trên phương diện
an toàn vốn, SHB là một ngân hàng bền vững với cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm
bảo SHB tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới, với cơ sở vốn vững mạnh
và tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với văn hoá tín dụng thận trọng, chính sách v à quy
trình hợp lý đảm bảo chất lượng tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín
dụng khả quan. Các kết quả hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm qu a
năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch
đề ra. SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách h àng các dịch
vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất
với mong muốn trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng
đầu và là Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng tại Việt Nam. SHB cam kết sẽ phục
vụ khách hàng một cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổ đông và các đối tác
của mình với uy tín và chất lượng cao.
Ngày 9/9/2008, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức chuyển
trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội. Trụ sở mới của ngân hàng này đặt tại 77 Trần
Hưng Đạo, thuộc tài sản sở hữu và đầu tư theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông
sau khi chuyển đổi thành ngân hàng đô thị (năm 2006).
Theo SHB, việc đặt trụ sở chính tại Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho
ngân hàng tiếp cận với các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của mình, khi đây
là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị của cả nước và là nơi hội tụ nhiều tổ chức
kinh tế, tài chính hàng đầu trong và ngoài nước.
Cùng với việc khai trương trụ sở mới, SHB cũng công bố kế hoạch th ành
lập 5 chi nhánh mới, theo sự chấp thuận của Ngân h àng Nhà nước, tại các tỉnh
Nghệ An, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Gia Lai và Đồng Nai. Đến cuối năm 2008,
ngân hàng này đã có khoảng 70 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 16 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
3.2.2. Tầm nhìn và chiến lược

SHB hướng đến mục tiêu trở thành một trong mười ngân hàng bán lẻ đa
năng hiện đại hàng đầu Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 trở th ành một Tập
đoàn tài chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị tr ường có lựa
chọn, hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, minh bạch, phát triển bền vững, áp
dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa
dạng và thông thoáng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng
cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
SHB từng bước áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác
điều hành, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa
dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín thương hiệu qua chất lượng
phục vụ khách hàng, đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân
viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng với thành tích
và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện. Với kế họach phát triển
kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trình hành động, lộ trình hội nhập của
ngành ngân hàng Việt Nam cùng với tiềm lực tài chính mạnh của các cổ đông
tiềm năng, với bộ máy Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều h ành là
những người có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân h àng và
có tâm huyết với Ngân hàng sẽ là những nhân tố tích cực trong giai đoạn phát
triển mới và sẽ đưa SHB phát triển một cách bền vững trong thời gian tới.
3.2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Để hoạt động có hiệu quả thì vai trò của bộ máy tổ chức quản lý là rất
quan trọng. Cơ cấu tổ chức phải được tổ chức thật gọn gàng và phù hợp thì hoạt
động của doanh nghiệp mới ngày càng phát triển. Nhằm đảm bảo thực hiện tốt
vai trò điều hành công việc của mình, hiện tại ngân hàng SHB chi nhánh Cần
Thơ có cơ cấu tổ chức như sau:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp 17 SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức SHB chi nhánh CầnThơ
3.2.3.2. Chức năng các phòng ban
 Ban Giám Đốc
Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của các phòng ban theo nhiệm vụ,
chức năng và phạm vi hoạt động.
Bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân
viên, ký quyết định cho cán bộ công nhân đi học bồi d ưỡng nâng cao nghiệp vụ.
 Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
Phòng Dịch Vụ Khách Hàng có nhiệm vụ giới thiệu, cung cấp các dịch vụ
của ngân hàng tới khách hàng. Và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
 Phòng Hành Chính Quản Trị
Phòng Hành Chính Quản Trị thực hiện các chức năng quản lý công nhân
viên chức, biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của
đơn vị. Và quản lý việc bảo vệ tài sản của đơn vị.
Lập thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám Đốc ra quyết định nâng lương
hoặc thi hành kỷ luật, thực hiện việc tuyển nhân viên.
 Phòng Tín Dụng
Hướng dẫn cho khách hàng các quy định về cho vay và lập hồ sơ vay vốn.
Phòng
Dịch
Vụ
Khách
Hàng
Phòng
Hành
Chính
Quản
Trị
Phòng
Tín

Dụng
Phòng
Kế
Toán
Tổng
Hợp
Phòng
Ngân
Quỹ
Phòng
Kiểm
Toán
Nội
Bộ
Phòng
Công
Nghệ
Thông
Tin
SHB CN Cần Thơ
Ban Giám Đốc
Các Phòng Giao Dịch

×