Tải bản đầy đủ (.docx) (229 trang)

Hoạt động yêu nước và cách mạng của nguyễn an ninh ở việt nam từ năm 1922 đến năm 1943

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.86 MB, 229 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, tầng lớp trí thức đã có
những đóng góp quan trọng cho đất nước, là lực lượng đi đầu, tiên phong trong việc
khởi xướng và tổ chức các trào lưu tư tưởng mới, các phong trào chính trị, văn hố,
ứng dụng khoa học kỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật,... Trước họa xâm lăng, trí thức có
mặt ở tuyến đầu chống ngoại xâm với tâm niệm “quốc gia hưng vong, thất phu hữu
trách”. Khi đất nước hịa bình, trí thức là trụ cột trong sự nghiệp “kinh bang tế thế”, xây
dựng và phát triển quốc gia. Đúng như người xưa đã viết: “Hiền tài là ngun khí quốc
gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu
rồi xuống thấp…”1. Và, thời nào cũng vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai
không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc đầu
tiên. Trong các giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc, tầng lớp trí thức thể hiện ngày
càng rõ rệt và nổi bật. Đặc biệt, nửa đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược, bình
định và thực hiện khai thác, bóc lột nhân dân Việt Nam, đội ngũ trí thức tây học được
đào tạo từ nền giáo dục Pháp - Việt, được tiếp cận với giáo dục hiện đại của phương
Tây đã có những đóng góp quan trọng, để lại dấu ấn sâu đậm trong nhân dân. Hướng tới
mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc và chuẩn bị tương lai cho một quốc gia dân tộc, họ đã dốc
lòng cho cuộc đấu tranh với nhiều phương thức khác nhau, đặt lợi ích của nhân dân và
sự tồn vong của quốc gia dân tộc lên hết thảy (như trường hợp Nguyễn An Ninh).
1.2. Nguyễn An Ninh (1900 - 1943), một nhà cách mạng kiệt xuất của lớp trí
thức tây học đầu tiên ở Việt Nam đã dũng cảm đem hết tài năng, dũng khí và tính
mạng cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thốt khỏi ách cai trị của chủ nghĩa
thực dân. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, trên vùng quê hương
cách mạng, lớn lên trong thân phận người dân mất nước, Nguyễn An Ninh sớm xác
định trách nhiệm của thanh niên trí thức trước vận mệnh vong quốc của dân tộc. Tuy
thành công trên con đường học vấn nhưng vì u nước thương dân ơng đã từ bỏ vinh
hoa để dấn thân vào cuộc mưu cầu dân tộc. Tiên phong trong các phong trào đấu tranh
đòi dân sinh dân chủ, dân tộc đầu thế kỷ XX, bằng những hình thức đấu tranh mới


mẻ, đa màu sắc, Nguyễn

1

Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 – 1442.


2

An Ninh đã thức tỉnh tinh thần dân tộc trong mỗi người dân, thơi thúc họ đồn kết đấu
tranh giành độc lập dân tộc. Sớm vận dụng linh hoạt phương pháp biện chứng duy vật
vào hoạt động thực tiễn cách mạng ở Việt Nam, Nguyễn An Ninh không chỉ tán đồng,
ủng hộ tư tưởng vơ sản, mà cịn là người bạn đường, người đồng minh của những
người cộng sản. Mặc dù tuổi đời cịn rất trẻ nhưng ơng lại là một đại trí thức có kiến
thức khá tồn diện về các lĩnh vực triết học, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội, đóng
góp khơng nhỏ cho nền móng phát triển tư duy lý luận của dân tộc.
Đánh giá về tầm vóc và những cống hiến của Nguyễn An Ninh đối với lịch sử
dân tộc, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết: “Nguyễn An Ninh là một nhà yêu
nước vĩ đại, một trí thức tầm cỡ, nếu chịu khuất phục bọn đế quốc, chắc chắn ơng sẽ
giàu có và sống vương giả. Nhưng vì u nước thương dân ơng đã đi vào quần chúng
lao khổ vận động họ chống lại đế quốc và tay sai” [59, tr. 11]. Mặc dù, có nhiều cống
hiến trong lịch sử cách mạng Việt Nam nhưng cho đến nay chưa có cơng trình sử học
nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chi tiết về những hoạt động yêu nước và cách
mạng của Nguyễn An Ninh từ năm 1922 đến năm 1943. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa một
số kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua, đồng thời tiến hành thu thập, tập hợp
nguồn tư liệu lưu trữ hải ngoại, chúng tôi mong muốn mở rộng đi sâu phát triển nhiều
nội dung mới để làm rõ hơn những cống hiến của ông đối với dân tộc. Kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho nghiên lịch sử
Việt Nam cận đại, đặc biệt là nghiên cứu về những đóng góp của trí thức Việt Nam
đầu thế kỉ XX.

1.3. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển hiện nay, việc giáo dục
truyền thống yêu nước thương nòi, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ý thức trách
nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là một vấn đề quan
trọng. Chính bởi vậy, lời kêu gọi thanh niên “sống có lý tưởng” của Nguyễn An Ninh
dù đã lùi xa một thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị cho hậu thế. Trau dồi kiến thức, rèn
luyện đạo đức, luôn sẵn sàng cống hiến sức lực và trí lực cho quê hương đất nước là
những lý tưởng, mục tiêu sống cần thiết cho thế hệ trẻ trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp và hội nhập thế giới. Vậy nên việc nghiên cứu những hoạt động yêu nước
và cách mạng của Nguyễn An Ninh đối với dân tộc sẽ là tấm gương phản chiếu hấp
dẫn cho thế hệ thanh niên, nhất là thanh niên trí thức ngày nay tiếp bước noi theo.


3

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoạt động yêu
nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh ở Việt Nam từ năm 1922 đến năm 1943” làm
luận án tiến sĩ sử học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động yêu nước và cách mạng của
Nguyễn An Ninh ở Việt Nam từ năm 1922 đến năm 1943. Qua đó luận án sẽ làm rõ
thái độ chính trị và rút ra nhận xét về vai trị, đóng góp của Nguyễn An Ninh đối với
lịch sử dân tộc.
2.2. Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu là “Hoạt động
yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh”, luận án xác định phạm vi khơng gian
nghiên cứu là tồn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, không gian Lục tỉnh Nam Kỳ được
tập trung nhiều hơn cả vì nơi đây trực tiếp diễn ra các hoạt động yêu nước và cách
mạng tiêu biểu của Nguyễn An Ninh. Ngoài ra, Nguyễn An Ninh có một thời gian
tham gia học tập và hoạt động ở nước Pháp trước năm 1922, vì vậy, không gian này

cũng được chúng tôi đề cập trong đề tài.
- Phạm vi thời gian: Đây là đề tài nghiên cứu về một nhân vật lịch sử cụ thể nên
phạm vi thời gian sẽ được đề cập toàn bộ thời gian từ khi sinh ra cho đến khi mất. Tuy
nhiên, để làm rõ trọng tâm của đề tài, phạm vi nghiên cứu được xác định cụ thể từ năm
1922 đến năm 1943, khi Nguyễn An Ninh ở Pháp trở về Nam Kỳ hoạt động cách mạng
cho đến lúc ông mất tại nhà tù Côn Đảo. Trong luận án, hoạt động của Nguyễn An
Ninh từ năm 1922 đến năm 1943 được tác giả chia thành hai giai đoạn: giai đoạn từ
1922 - 1930 và giai đoạn từ 1930 - 1943. Sở dĩ có sự phân chia như vậy bởi ở những
hồn cảnh lịch sử khác nhau, những hoạt động yêu nước và cách mạng sẽ mang sắc thái,
mức độ, mục tiêu khác nhau. Nếu trước năm 1930 hoạt động yêu nước và cách mạng
của Nguyễn An Ninh mang tính độc lập, nghiêng về xu hướng dân chủ, thì từ sau năm
1930 hoạt động cách mạng của ơng lại mang tính song hành cùng Đảng cộng sản Đông
Dương, kết hợp cùng các tổ chức, hội, nhóm cùng hành động để tiến đến mục tiêu
chung là độc lập dân tộc.
- Phạm vi nội dung: Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là
những hoạt động yêu nước và cách mạng tiêu biểu của Nguyễn An Ninh trong cuộc
vận động giải phóng dân tộc trước khi cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, bao
gồm


4

những hoạt động diễn thuyết chính; hoạt động xuất bản và viết sách, báo; thành lập
hội, vận động tranh cử, tổ chức phong trào Đông Dương Đại hội,… Trên cơ sở đó
chúng tơi sẽ đưa ra một số nhận xét về hoạt động yêu nước và cách mạng, đồng thời
đánh giá vai trị, đóng góp của ơng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam thời Cận đại.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận các nguồn tư liệu, luận án tập trung nghiên cứu về những
hoạt động yêu nước và cách mạng tiêu biểu của Nguyễn An Ninh từ năm 1922 đến

năm 1943. Từ đó đưa ra những nhận xét, làm rõ đóng góp, vai trị của ơng trong lịch
sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất: Luận án làm rõ những nhân tố nền tảng từ quê hương, gia đình, dịng
họ, thời đại hình thành nên khí phách anh hùng của nhà cách mạng ưu tú Nguyễn An
Ninh, không chịu bất công, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù.
- Thứ hai: Phân tích và rõ thái độ chính trị của Nguyễn An Ninh thơng qua các
hoạt động yêu nước và cách mạng cụ thể như: hoạt động diễn thuyết, xuất bản và viết
sách, báo, thành lập các hội, vận động tranh cử, đấu tranh nghị trường,… trong thời kỳ
lịch sử đầy biến động của dân tộc, từ năm 1922 đến năm 1943.
- Thứ ba: Trên cơ sở phân tích những hoạt động yêu nước và cách mạng của
Nguyễn An Ninh từ năm 1922 đến năm 1943, luận án sẽ làm rõ vai trị, đóng góp của
ơng đối với lịch sử dân tộc ở nửa đầu thế kỷ XX. Sự ghi nhận và tôn vinh của hậu thế
đối với những cống hiến của ông cho dân tộc cũng được làm sáng tỏ.
4. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu lưu trữ: Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ (Trung tâm Lưu trữ quốc gia
II) gồm các báo cáo của Sở An ninh các tỉnh Nam Kỳ, đặc biệt là tỉnh Gia Định gửi
Thống đốc Nam Kỳ về tình hình chính trị từ năm 1922 - 1943; Phơng Phủ Tồn quyền
Đông Dương (Lưu trữ quốc gia Hải ngoại - ANOM - Pháp) gồm các điện tín, báo cáo,
cơng văn mật của cơ quan chuyên trách ở Nam Kỳ, Thống đốc Nam Kỳ, Nha An ninh
Đông Dương gửi cấp trên về tình hình chính trị Nam Kỳ từ năm 1922 - 1943 có liên
quan trực tiếp đến đề tài. Đây là kênh thông tin quan trọng phản ánh một cách chân
thực


5

nhất, xác đáng nhất về hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh cũng

như những nhận định, đánh giá của đối phương về vai trò của Nguyễn An Ninh trong
phong trào yêu nước và cách mạng từ năm 1922 đến năm 1943.
- Tài liệu tham khảo: Các cơng trình nghiên cứu chun khảo của các nhà khoa
học trong và ngồi nước về Nguyễn An Ninh; các cơng trình nghiên cứu về trí thức
Việt Nam, trí thức Nam Kỳ; lịch sử Việt Nam cận đại; lịch sử Nam Bộ và các cơng
trình nghiên cứu về phong trào u nước chống thực dân Pháp; các cơng trình thơng sử
Việt Nam; các luân án, luận văn, tạp chí, kỉ yếu hội thảo,...
- Tài liệu được xuất bản, in ấn thời Pháp: Nguồn báo chí trước năm 1945 đăng
tải những bài có liên quan đến đề tài như báo: Đơng Dương tạp chí, Đơng Pháp thời
báo, Đơng phương, Thanh nghị,... lưu trữ trong thư viện quốc gia Việt Nam hoặc đăng
tải trên trang điện tử Baochi.nlv.gov.vn. Ngoài ra, nguồn sách, báo, tạp chí đã được số
hố trên Thư viện số Gallica thuộc Thư viện quốc gia Pháp cho phép người đọc truy
cập trực tuyến trên Internet sẽ là nguồn tài liệu quý phục vụ hiệu quả cho luận án.
- Tài liệu điền dã: Chúng tơi đã có 5 buổi trực tiếp trao đổi, phỏng vấn con gái
thứ 5 của Nguyễn An Ninh là bà Nguyễn Thị Minh 2. Qua trao đổi, chúng tôi đã thu
thập được nhiều ý kiến mới, tiếp cận được rất nhiều tài liệu tiếng Pháp, nhiều bài báo,
bài nghiên cứu qua các thời kỳ viết về Nguyễn An Ninh. Nguồn tài liệu tại nhà tưởng
niệm Nguyễn An Ninh3 và nhà thờ gia tộc Nguyễn An Ninh4 cũng là một trong những
tài liệu quan trọng góp phần vào sự thành công của luận án.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong hoạt động nghiên cứu KHXH.
- Phương pháp nghiên cứu: Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là một nhân vật
cụ thể (Nguyễn An Ninh), hoạt động trong một giai đoạn lịch sử cụ thể (1922 - 1943).
Mặt khác, việc tiếp cận nghiên cứu chủ đạo của đề tài không phải là cuộc đời và sự
nghiệp của Nguyễn An Ninh mà chỉ thơng qua đó để nghiên cứu về hoạt động yêu
nước

Hiện gia đình Bà Nguyễn Thị Minh đang cư ngụ tại số 24A, Cư xá cao cấp 357A Nguyễn Trọng Tuyển, quận

Phú Nhuận, Tp. HCM.
3
Địa chỉ tại số 133, đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM.
4
Địa chỉ tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Tp. HCM.
2


6

và cách mạng của ơng, vì vậy, để giải quyết các vấn đề đặt ra cho luận án, chúng tôi sử
dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Nhân học - Sử học và phương pháp lô-gic.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành giúp luận án phục dựng lại bức tranh một
cách chân thực, khoa học, phản ánh đúng lịch sử và quy luật vận động của quá trình
hình thành và phát huy tinh thần yêu nước, những hoạt động mang tính cách mạng của
Nguyễn An Ninh trong phong trào giải phóng dân tộc trước năm 1945.
Ngồi ra, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,… cũng
được sử dụng hỗ trợ cho nghiên cứu trong từng hoạt động cách mạng cụ thể của
Nguyễn An Ninh. Mục đích nhằm làm nổi bật ý chí, nghị lực, tài năng và những cống
hiến của ông, đồng thời chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong từng hoạt động cách
mạng cụ thể.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là cơng trình đầu tiên phục dựng toàn cảnh về hoạt động yêu nước và
cách mạng của Nguyễn An Ninh trong thời kỳ lịch sử đầy biến động từ năm 1922 đến
năm 1943.
- Luận án đã cung cấp thêm nhiều nguồn tư liệu mới nhằm làm rõ hơn tính cách
mạng trong từng hoạt động cụ thể như diễn thuyết, xuất bản và viết sách, báo, thành
lập các hội, vận động tranh cử, đấu tranh nghị trường,… của Nguyễn An Ninh từ năm
1922 đến năm 1943, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về những cống hiến to
lớn của ông đối với lịch sử dân tộc.

- Luận án đã hệ thống được nguồn tư liệu khá tin cậy về Nguyễn An Ninh và
cơng bố về hoạt động của ơng theo dịng lịch sử dân tộc và lịch sử vùng đất cực Nam
của tổ quốc. Điều này sẽ góp thêm vào nghiên cứu lịch sử phong trào đấu tranh vùng
Nam Bộ, lịch sử đấu tranh của tầng lớp trí thức Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung.
6. Bố cục luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận án được bố cục thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Những nhân tố tác động đến hoạt động yêu nước và cách mạng của
Nguyễn An Ninh.
Chương 3: Một số hoạt động yêu nước và cách mạng tiêu biểu của Nguyễn An
Ninh từ năm 1922 đến năm 1943.
Chương 4: Nhận xét về hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động của các nhân vật có ảnh hưởng tích cực và đóng góp
to lớn cho phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam giai đoạn cận đại là một trong
những trọng tâm của sử học và các ngành khoa học liên quan. Nguyễn An Ninh là
nhân vật đặc biệt có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào yêu nước và cách mạng
trong lịch sử Việt Nam giai đoạn Cận đại. Tuy không phải là đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam nhưng mọi hoạt động của ơng lại có nhiều điểm tương đồng, giao thoa với
mục đích cách mạng của Đảng. Khơng ngẫu nhiên mà chính quyền thực dân Pháp
lại liệt ơng vào nhóm “phần tử cộng sản nguy hiểm” [152]. Do vậy, cuộc đời và hoạt
động của Nguyễn An Ninh đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả trên
nhiều phương diện khác nhau, được công bố dưới các dạng bài báo khoa học, sách, đề

tài khoa học, luận án, luận văn,…
1.1.1. Một số công trình trong nước nghiên cứu về Nguyễn An Ninh
Ở mảng đề tài này đã có nhiều cơng trình được cơng bố từ những góc độ tiếp
cận khác nhau, cơ bản giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đóng góp của
Nguyễn An Ninh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Từ năm 1943 (Nguyễn An Ninh qua đời) cho đến năm 1975, nghiên cứu về
Nguyễn An Ninh chủ yếu là bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của nhân dân Nam
Bộ về những đóng góp của ơng đối với lịch sử dân tộc. Bằng nhiều cách tiếp cận khác
nhau từ nghiên cứu các hoạt động báo chí xuất bản, diễn thuyết, tư tưởng của Nguyễn
An Ninh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định, đánh giá khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau.
Đề cập đến Nguyễn An Ninh sớm nhất phải kể đến các bài đăng trên báo “Thần
chung”, “Tiếng dội Miền Nam”, “Dân quyền”. Ngày 14/3/1950, báo “Thần chung” đăng
bài Những giờ phút cuối cùng của Nguyễn An Ninh trong ngục Côn Lôn trên số 209;
bài Trong giờ hấp hối của Nguyễn Ngọc Danh (Tiếng dội Miền Nam ngày 26/8/1961)
[8]; Nguyễn An Ninh vị lãnh tụ của nhân dân miền Nam anh hùng (báo Dân quyền, số
đặc biệt ra ngày 15 và 16/8/1964). Các bài báo tập trung nói về cuộc đời và hoạt động
cách mạng kiên cường của Nguyễn An Ninh cho đến khi trút hơi thở cuối cùng tại nhà
tù Côn


8

Đảo. Tuy chỉ là những bài đăng lẻ tẻ, chủ yếu đề cập đến tài năng, đạo đức của Nguyễn
An Ninh, nhưng đây là những minh chứng đầu tiên thể hiện sự ghi nhận của người dân
đối với những cống hiến của ông cho lịch sử dân tộc. Tài liệu sẽ được chúng tôi sử dụng
làm mốc thời gian đầu tiên ghi nhận cơng lao đóng góp của Nguyễn An Ninh cho hậu thế.
Sau gần một thập kỉ, trên báo “Điện tín” số 930 ra ngày 14/8/1972 có hai bài
viết về Nguyễn An Ninh: bài Để cho điều phải nó thắng điều quấy [88] của Lý Chánh
Trung và Theo đuổi nghề báo và diễn thuyết [4] của Trường Bình. Hai bài viết đã ca

ngợi tinh thần yêu nước của Nguyễn An Ninh đối với dân tộc, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến dấu ấn của ông đối với nhân dân miền Nam khi gọi ông là “Nhà cách mạng
lừng danh của miền Nam”, “Con người đã làm cho dân tộc này hãnh diện” [4].
Tất cả những bài đăng trên các báo ở giai đoạn trước năm 1975 đều đề cập đến
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh, chủ yếu là báo chí Sài Gịn. Tuy nhiên,
do định kiến chính trị và bối cảnh lịch sử bấy giờ, các bài viết thường né tránh hoặc
nói rất sơ lược về những hoạt động của ông từ sau năm 1930 cho đến khi bị bắt lần
cuối cùng năm 1939. Chính bởi vậy, những hoạt động yêu nước và cách mạng của
Nguyễn An Ninh chưa được đánh giá đầy đủ, đóng góp trên các lĩnh vực tư tưởng, văn
hoá chưa được đề cập tới.
Ở miền Bắc, giai đoạn trước năm 1975, những bài viết về Nguyễn An Ninh hầu
như khơng có. Do thiếu nguồn tư liệu và cũng do một vài nguyên nhân khác nên khơng
có cơng trình nào viết riêng về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh. Thậm chí
trong các Văn kiện đảng hay trong tư liệu giảng dạy của các trường đại học ở miền
Bắc còn xem Nguyễn An Ninh là một tiểu tư sản cách mạng nửa vời, có tư tưởng thân
Tơ- rốt-xkít và thuộc phe “quốc gia cách mạng” [11, tr. 95]. Giai đoạn từ năm 1975 1986, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử có đăng một bài báo trên mục “Đính chính tư
liệu” viết về Nguyễn An Ninh với tựa đề Đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh trên báo
“Việt Nam hồn” được Hồ Song đăng lại trên Nghiên cứu lịch sử số 2 (267), năm 1993,
trang 66-67
[71] và Bức thư của Nguyễn An Ninh gửi Uỷ ban Điều tra được Phạm Quang Trung
đăng lại trên Nghiên cứu lịch sử số 1 (284) năm 1996, trang 64-65. Tuy chưa đưa ra
đánh giá, song đây là dầu mốc cho thấy giới sử học miền Bắc đã bước đầu đề cập về
Nguyễn An Ninh.
Năm 1961, Lê Văn Thử đã xuất bản cơng trình chun khảo đầu tiên nghiên
cứu về Nguyễn An Ninh với nhan đề Hội kín Nguyễn An Ninh [76]. Với tư cách là nhà
hoạt


9


động cùng thời với Nguyễn An Ninh, tác giả đã trình bày cụ thể quá trình hoạt động
của Nguyễn An Ninh cùng một số gương mặt khác như Võ Công Tồn, Phan Văn Hùm,
… trong phong trào Hội kín. Bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng từ những đóng góp của
Nguyễn An Ninh trong phong trào cách mạng và lịch sử tư tưởng dân tộc, tác giả đã
đưa ra nhiều nhận định khá xác đáng khi cho rằng việc lập và vận hành Hội kín do
Nguyễn An Ninh thành lập đã góp cơng lớn “mở ra một con đường khai phá đầu tiên
để cho Đảng Cộng sản Đông Dương được vào tổ chức dễ dàng ở Nam Kỳ” [76, tr. 12].
Tuy nhiên, chúng tơi khơng đồng tình với tác giả khi gọi tổ chức Thanh niên Cao vọng
là “Hội kín”. Việc nhận xét hành động viết thư gửi Thống đốc Le Fol để xin được thả
ra khỏi Khám Lớn của Nguyễn An Ninh năm 1926 là chưa chuẩn xác [76, tr. 33]. Điều
này sẽ được lí giải ở mục 3.1.4 của luận án. Nội dung bức thư Nguyễn An Ninh gửi
cho Thống đốc Le Fol cũng sẽ được làm rõ theo đúng bản chất của hành động.
Năm 1970, tác giả Phương Lan xuất bản cuốn Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh
[39]. Cuốn sách được đăng trên tờ “Nhật báo Cấp Tiến” liên tiếp từ ngày 07/6/1970
đến ngày 07/10/1970. Với mục đích tưởng niệm, ghi ân những bậc tiền bối cách mạng
trong lịch sử đấu tranh dân tộc, tác giả đã trình bày khá chi tiết về nguồn gốc gia đình,
tiểu sử cuộc đời và những hoạt động cách mạng của Nguyễn An Ninh. Dẫn chứng
Nguyễn An Ninh ở vai trò là người khởi xướng xuất bản báo LCF, “Hội kín Nguyễn An
Ninh”, Đơng Dương Đại hội, tác giả đã ví những hành động đó như tiếng chng thức
tỉnh ý thức dân tộc của đồng bào đang lầm than, mê đắm bởi chính sách mị dân của
chính quyền thực dân. Những nhận định như: “Nguyễn An Ninh là một nhà cách mạng đại
tiền phong, một anh hùng dân tộc, một triết nhơn cao cả” [39, tr. 253]; “Nguyễn An
Ninh là nhà cách mạng đem xương máu lót đường cho nền tự do dân chủ quốc gia”
[39, tr. 255] cho thấy Nguyễn An Ninh trong mắt người dân Nam Bộ là một anh hùng
của dân tộc.
Sau khi đất nước được giải phóng (1975), các nhà nghiên cứu có điều kiện tiếp
cận nhiều nguồn tư liệu lưu trữ. Do đó, những cơng bố về Nguyễn An Ninh đã được đề
cập trên nhiều lĩnh vực, nhất là về lĩnh vực tư tưởng. Trong số các cơng trình được
cơng bố, nổi bật là cuốn Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách
mạng tháng Tám [24], [25] của Trần Văn Giàu. Với nguyên tắc tôn trọng sự thật từ

nhiều nguồn tư liệu khác nhau tác giả đã luận bàn về ý thức hệ tư sản, các dạng thức,
các biểu hiện cùng sự chuyển biến của nó trong gần nửa thế kỉ để soi rọi dưới ánh sáng
của tiêu chuẩn giải phóng dân tộc. Tác giả nhấn mạnh đến nhiều đóng góp của nhân
vật Nguyễn


10

An Ninh trên lĩnh vực tư tưởng: “Kịch liệt phê phán cơng kích chế độ và chính sách
thực dân phản động, gây được căm thù sâu sắc trong nhân dân đối với kẻ xâm lược, đó
là nét nổi bật của tư tưởng Nguyễn An Ninh” [25, tr. 471]. Tuy nhiên, cơng trình chỉ
mới nêu ra một số đóng góp tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của
Nguyễn An Ninh trong tiến trình tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX [25, tr. 473-488],
chưa thấy được sự vận động của tư tưởng vô sản. Điều này sẽ được bổ sung trong luận
án từ những nguồn tài liệu gốc tin cậy mà chúng tôi tiếp cận được.
Từ năm 1986, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, nhất là đổi
mới tư duy, đổi mới cách đánh giá lịch sử, những ghi nhận về hoạt động yêu nước và
cách mạng của Nguyễn An Ninh dần được sáng tỏ. Ngày 15/9/1987, cuộc hội thảo đầu
tiên về Nguyễn An Ninh được tổ chức tại Bảo tàng Tp. HCM do Ban Tuyên huấn
Thành ủy Tp. HCM chủ trì. Tham dự hội thảo, bà Nguyễn Thị Minh đã tường thuật nội
dung cuộc tranh luận trong bài Nguyễn An Ninh, nhà cách mạng chân chính được đăng
trên Tạp chí Hồn Việt năm 2013. Hội thảo đã xuất hiện hai quan điểm đánh giá đối lập
nhau về vai trò của Nguyễn An Ninh đối với lịch sử dân tộc. Quan điểm thứ nhất cho
rằng Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước lớn của Nam Kỳ, được đồng bào tôn vinh,
nhưng vẫn xem ông là người theo chủ nghĩa quốc gia cải lương vì thế khơng nên “bơi
đỏ” ơng; Quan điểm thứ hai khẳng định Nguyễn An Ninh là nhà cách mạng chân chính
và u cầu cần phải nhìn nhận lại những đánh giá về nhân vật [50, tr. 13-14]. Ơng
Dương Đình Thảo bấy giờ là Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng ban Tuyên
huấn Thành uỷ Tp. HCM là người đầu tiên nêu lên quan điểm thứ hai này và được
nhiều nhà khoa học ủng hộ. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng tự thân Nguyễn An Ninh

đã đẹp không cần tô đỏ, chỉ cần hậu thế nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan,
nghiêm túc. Có thể nói, đây là quan điểm khoa học lịch sử đổi mới được đồng thuận
cao. Qua thu thập tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, chúng tôi rất đồng
tình với quan điểm thứ hai của các nhà nghiên cứu. Luận án sẽ được nghiên cứu và
đánh giá theo tinh thần khoa học mới này.
Sau Hội thảo đầu tiên, số lượng các bài báo, tạp chí, sách chuyên khảo về
Nguyễn An Ninh nhiều hơn trước, trong đó tập trung nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp và hoạt động yêu nước của ông. Cuốn sách Nguyễn An Ninh [58] đã tập hợp
các bài viết, bài tham luận trong hội thảo. Đây là cuốn sách mở đầu cho việc nghiên
cứu có hệ thống về nhà yêu nước và cách mạng Nguyễn An Ninh. Cơng trình đã tập
hợp được số lượng lớn


11

những bài báo, tác phẩm của Nguyễn An Ninh được đăng trên các báo LCF, La lutte,
Thần chung,…; những bài viết của nhà cách mạng cùng thời như Phan Văn Voi, Mai
Huỳnh Hoa, Nguyễn Thị Lựu,…; những bài phát biểu, tham luận của các nhà nghiên
cứu như Trần Văn Giàu, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Trân. Các tác giả đã đánh giá cao
những đóng góp của Nguyễn An Ninh trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt
Nam từ những năm 20 của thế kỷ XX cho đến năm 1943. Đồng thời đề cập đến sự
chuyển biến tư tưởng của ơng trong q trình ơng tham gia vào phong trào đấu tranh
đòi tự do dân chủ, dân tộc ở Việt Nam.
Cuốn Sự tiến hóa liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách mạng hùng biện
[17] của Hà Huy Giáp là cơng trình đề cập đến q trình diễn biến sự chuyển hóa tư
tưởng và hành động của Nguyễn An Ninh. Từ những dẫn chứng về các hoạt động yêu
nước và cách mạng, tác giả cho rằng Nguyễn An Ninh cùng Phan Văn Trường là
những người tiếp sau Nguyễn Ái Quốc có cơng gieo hạt giống u nước theo xu
hướng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, trí thức, học sinh trong buổi đầu [17, tr. 9]. Đề
cập đến nhiều yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn An

Ninh, từ đó tác giả rút ra nhận xét: Nguyễn An Ninh là một trí thức sớm có thiện cảm
với cách mạng Bơn- sê-vich Nga, thích Mác, M. Gan-đi, chủ nghĩa nhân văn nhân đạo
hơn dùng bạo lực cách mạng [17, tr. 98]. Và khẳng định, từ sau năm 1930, khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời, quan điểm cách mạng của Nguyễn An Ninh có nhiều điểm
tương với quan điểm của Đảng Cộng sản. Mặc dù cơng trình khơng đề cập đến sự
nghiệp giải phóng con người, nhưng nhiều luận cứ được đưa ra trong nghiên cứu cho
thấy sự nhạy bén, thức thời và “tiến hóa liên tục” trong tư tưởng của một trí thức Tây
học tiêu biểu Nguyễn An Ninh để đến gần với quan điểm của Đảng Cộng sản Đông
Dương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Cho rằng Nguyễn An Ninh chưa có một chỗ đứng đúng với những cống hiến
trong lịch sử dân tộc giai đoạn cận đại, trên báo Nhân Dân ra ngày 19/9/1990 Trần
Bạch Đằng viết: “Cần nói thẳng rằng trong hệ thống nghiên cứu giai đoạn lịch sử Việt
Nam cận đại của các cơ quan khoa học và giáo dục nước ta, kể cả lịch sử Đảng và học
viện Đảng cao cấp, cụ Nguyễn An Ninh chưa có được một chỗ đứng đúng với tầm vóc
của cụ. Tơi khơng tin chỉ vì thiếu tư liệu mà vì thái độ đánh giá nhân vật lịch sử của
chúng ta ít nhiều còn mang tính biệt phái” [59, tr. 23-27]. Vấn đề được đặt ra là cần
phải đánh giá lại đóng góp của Nguyễn An Ninh đối với lịch sử dân tộc. Để tiếp tục
làm rõ, hội


12

thảo lần thứ hai về Nguyễn An Ninh được tổ chức vào ngày 30/11/1990 tại Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam, có sự phối hợp của Viện Sử học. Hội thảo diễn ra ở Hà Nội là
một cơ hội để các nhà nghiên cứu miền Bắc thể hiện quan điểm của mình đối với cống
hiến của Nguyễn An Ninh trong lịch sử dân tộc. Sau bài khai mạc của nhà sử học
Dương Trung Quốc, nhiều tham luận đã được trình bày và đều có chung một nhận
định Nguyễn An Ninh là một gương mặt lớn trong pho sử cách mạng nước nhà. Trong
bài tham luận Nguyễn An Ninh dưới ánh sáng phương pháp luận sử học, Tham Đạm
đã xem Nguyễn An Ninh là một nhân vật tích cực trong lịch sử dân tộc: “Nguyễn An

Ninh thuộc nhân vật tích cực và cách mạng trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông
lưu lại ảnh hưởng cho đời sau bằng dấu ấn hành động đầy tinh thần yêu nước và quan
điểm tiến bộ cách mạng của mình” [59, tr. 63]. Đưa ra nhiều dẫn chứng về những hoạt
động cách mạng của Nguyễn An Ninh, Đinh Xuân Lâm khẳng định: “Nguyễn An
Ninh là một trí thức chân thành và yêu nước” [59, tr. 53]. Ngoài ra hội thảo cũng gợi ý
những khoảng trống lịch sử cần giải quyết, như: có phải Nguyễn An Ninh là người tiếp
cận sớm và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam không; Hệ thống tổ chức
Thanh niên Cao vọng được xây dựng như thế nào? Có chương trình và điều lệ ra sao?
Vì sao Nguyễn An Ninh khơng kiên trì phát triển tổ chức của mình mà lại trao cho
Đảng Cộng sản trong khi bản thân ông không tham gia Đảng Cộng sản; Sự thật về
cuộc đời của Nguyễn An Ninh tại Côn Đảo, tinh thần của ông thế nào?
Tuy nhiên, trong suốt ba năm sau ngày diễn ra hội thảo lần thứ hai, khơng có ấn
phẩm chính thức nào về Nguyễn An Ninh được cơng bố. Chỉ có các bài nghiên cứu
được đăng trên các báo, tạp chí như: Nguyễn An Ninh một luật sư, một nhà báo yêu
nước [34] của Nguyễn Quốc Hồng; Tơi tuy ở ngồi Đảng nhưng trái tim tơi thuộc về
Đảng [31] của Đỗ Quang Hưng; Tưởng nhớ Nguyễn An Ninh [35] của Chu Hồng;
Nguyễn An Ninh trong tiến trình tư tưởng Việt Nam [87] của Lê Sỹ Thắng; Nguyễn An
Ninh một chiến sĩ yêu nước và cách mạng [19] của Trần Văn Giàu;... Những bài viết
trên đều có chung một nhận định rằng những tư tưởng, quan điểm cách mạng của
Nguyễn An Ninh có ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp thanh niên Việt Nam những năm
20 của thế kỷ XX. Đó chính là sự tiếp nối nền tảng tư tưởng về yêu nước thương nòi
của dân tộc và sự phát triển tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngày 30/7/1993, trong một đoạn phim tài liệu thời sự của Xưởng phim Tp.
HCM có ghi lại lời phát biểu của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về những năm
tháng bị


13

giam cùng ông Nguyễn An Ninh trong Khám Lớn. Trong đó cố Thủ tướng khẳng định:

“Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, kiên
quyết đấu tranh vì Tổ quốc và dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn An Ninh có
tầm vóc một nhà lãnh đạo một cuộc cách mạng, cho nên chúng ta phải ghi nhớ những
cống hiến quan trọng của một nhân vật có tầm vóc lịch sử” 5 [59, tr. 12]. Trên báo Sài
Gịn Giải Phóng số ra ngày 14/8/1993, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đưa ra
nhận định: “Nguyễn An Ninh là một trí thức tầm cỡ, nhà yêu nước vĩ đại” 6 [59, tr. 11].
Từ những nhận định trên, kể từ nửa cuối thập niên 90 đến nay, nguồn tư liệu về
Nguyễn An Ninh được cơng bố nhiều hơn, nhiều cơng trình chun khảo được xuất
bản.
Năm 1996, cuốn Nguyễn An Ninh [75] được xuất bản. Đây là cuốn sách do con
trai Nguyễn An Ninh là Nguyễn An Tịnh biên tập. Tóm lược những nét chính trong
cuộc đời hoạt động của Nguyễn An Ninh, cuốn sách cũng đưa ra một số thông tin mới
liên quan đến quan điểm đấu tranh, những mối quan hệ của ông với Đảng Cộng sản
Đông Dương và Đảng Cộng sản Pháp,... Nội dung chính của tác phẩm khơng phải là
những nghiên cứu về Nguyễn An Ninh mà chủ yếu tập hợp các bài viết của ông trước
đây được đăng trên các tờ báo như: LCF, L’Annam, Dân chúng, Trung lập, Đuốc nhà
Nam đã được dịch ra tiếng Việt, trong đó có hai diễn thuyết “Chung đúc nền học thức
cho dân An Nam” và “Cao vọng của thanh niên An Nam”'; tuồng hát “Hai Bà Trưng”;
sách “Nước Pháp ở Đông Dương”, “Tôn giáo”, “Phê bình Phật giáo”,…
Kỉ niệm 60 năm ngày mất của Nguyễn An Ninh (14/8/1943 - 14/8/2003), Hội
khoa học lịch sử và Trung tâm nghiên cứu KHXH&NV Tp. HCM đã phối hợp tổ
chức hội thảo khoa học lần thứ ba với chủ đề “Nguyễn An Ninh - nhà trí thức cách
mạng” tại Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh. Hội thảo tập trung đánh giá công lao to
lớn của Nguyễn An Ninh với lịch sử dân tộc cũng như với lĩnh vực báo chí. Tuy có
nhiều nhận định về quan điểm lý luận của Nguyễn An Ninh nhưng tựu chung các nhà
nghiên cứu đều cơng nhận cơng lao và những đóng góp to lớn của Nguyễn An Ninh
đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Những năm sau đó, trên các tạp chí, báo có rất nhiều bài đăng về Nguyễn An
Ninh, nhất là trên các lĩnh vực triết học, tôn giáo, tư tưởng, như: Quan điểm của
Nguyễn An Ninh về tôn giáo - ý nghĩa của vấn đề [28] của Đỗ Lan Hiền; Tư tưởng và

hoạt động
Bài phát biểu được đăng lại trên Tạp chí Xưa và Nay, Nguyễn An Ninh nhà trí thức yêu nước, Nxb Tp. HCM
2001, tr.11-12.
6
Bài viết được đăng lại trên Tạp chí Xưa và Nay, Nguyễn An Ninh nhà trí thức yêu nước, Nxb Tp. HCM, 2001, tr.11.
5


14

của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh [14] của Tô Bửu Giám; Nguyễn An Ninh và tôn giáo
[30] của Đỗ Quang Hưng; Tìm hiểu sự tiếp nhận tư tưởng Mác-xít về tôn giáo của
Nguyên An Ninh qua tác phẩm “Phê bình Phật giáo” [29] của Đỗ Thị Hịa Hới,... Các
nghiên cứu đều cho rằng những đóng góp của Nguyễn An Ninh trên lĩnh vực văn hoá,
triết học, tư tưởng là rất lớn. Tiếp nhận và đánh giá tôn giáo bằng quan điểm mác-xít,
tác giả Đỗ Thị Hịa Hới đã cho rằng việc Nguyễn An Ninh dùng tôn giáo trong cuộc
đấu tranh cách mạng đã góp phần để đưa quần chúng thoát khỏi ảo mộng để tham gia
vào các phong trào đấu tranh tìm hạnh phúc ở thực tại.
Để hậu thế có cái nhìn chân xác nhất về Nguyễn An Ninh, gia đình Nguyễn An
Ninh rất tích cực sưu tầm và viết lại những kí ức. Cuốn hồi ký Cùng anh đi suốt cuộc
đời [64] của bà Trương Thị Sáu (vợ Nguyễn An Ninh) được xuất bản năm 2004. Hồi
ức lại những năm tháng hoạt động của Nguyễn An Ninh từ khi hai ông bà quen biết rồi
kết hôn cùng nhau cho đến ngày ông mất tại Côn Đảo, cuốn sách đã cho người đọc
nhiều cung bậc cảm xúc về tinh thần một lịng vì dân vì nước của Nguyễn An Ninh.
Cuốn Nguyễn An Ninh - Tơi chỉ làm cơn gió thổi [49] của Nguyễn Thị Minh xuất bản
năm 2005. Không chỉ kể lại chi tiết từ nguồn gốc gia đình, thời niên thiếu, quá trình đi
học đến những hoạt động sôi nổi của Nguyễn An Ninh từ năm 1922 đến khi ơng mất,
mà cuốn sách cịn gợi mở nhiều vấn đề rất thú vị về cuộc đời hoạt động của ông như
mối quan hệ với những nhân vật trong nhóm Ngũ Long: Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái
Quốc, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền; đưa ra một số lý do giải thích vì sao

Nguyễn An Ninh khơng gia nhập Đảng Cộng sản; về mối quan hệ và thái độ của
Nguyễn An Ninh đối với những người Tơ-rốt-xkít ở Nam Kỳ.
Năm 2009 Trung tâm nghiên cứu Quốc học đã xuất bản hai cuốn: Nguyễn An
Ninh qua hồi ức của những người thân [62] và Nguyễn An Ninh - Tác phẩm [42].
Cuốn Nguyễn An Ninh - Tác phẩm có sự đóng góp rất lớn của ông Nguyễn Sơn và bà
Nguyễn Thị Minh (con rể và con gái Nguyễn An Ninh). Đây không phải là tài liệu
nghiên cứu mà là những sưu tập các tác phẩm, bài báo, bài diễn thuyết của Nguyễn An
Ninh đăng trên các báo LCF, L'Annam, La lutte, Trung lập,… được dịch từ tiếng Pháp
sang tiếng Việt. Nhờ nguồn tư liệu quan trọng này đã giúp chúng tôi minh chứng một
cách chân xác những đáng giá về đóng góp của Nguyễn An Ninh cho cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc. Trích đoạn trong lời mở đầu của Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung
tâm nghiên cứu Quốc học cho thấy giá trị Nguyễn An Ninh để lại cho hậu thế:
“Chúng tôi xin đề


15

nghị tất cả những ai, tất cả những cơ quan có dính đến lịch sử, văn hố, giáo dục, hành
chính,… Hãy cố gắng đọc ông - dù chỉ một lần thôi cũng được - rồi cùng nhau suy
nghĩ nên làm gì để phát huy cái di sản tinh thần vĩ đại của ông” [42, tr. 11]. Những
chuyên khảo trên là nguồn tư liệu quý giá sẽ là những trích dẫn quan trọng giúp chúng
tơi hồn hiện đề tài này.
Ngày 15/9/2015, tròn 115 năm ngày sinh nhà yêu nước, nhà văn hoá vĩ đại
Nguyễn An Ninh, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và tạp chí Hồn Việt đã tổ chức hội
thảo lần thứ 4 về Nguyễn An Ninh. Cuộc hội thảo ghi nhận sự góp mặt của nhiều nhà
nghiên cứu và đại diện của gia đình Nguyễn An Ninh. Với 11 bản tham luận, các giáo
sư, nhà văn, nhà nghiên cứu đã trình bày tại hội thảo đều khẳng định vị trí quan trọng
của Nguyễn An Ninh trong cách mạng, trong văn hoá Việt Nam. Nội dung hội thảo và
nhiều bài viết được đăng liên tiếp trong nhiều tập trên tạp chí Hồn Việt [51, tr. 32-37],
[52, tr. 22-25], [53, tr. 42-45].

Bên cạnh đó, nhiều bài viết, hồi ký của các nhà cách mạng cùng hoạt động với
Nguyễn An Ninh cũng ca ngợi những đóng góp, cơng lao của Nguyễn An Ninh đối với
lịch sử dân tộc. Cuốn hồi ký Thương về Nguyễn An Ninh [45] của Huỳnh Văn Một;
Ngồi tù Khám Lớn [33] của Phan Văn Hùm; Tơi biết gì về cuộc đời Nguyễn An Ninh
của Nguyễn Văn Trân do Đài Tiếng nói Long An thu thanh tháng 11/1975. Các tài liệu
hiện đang được lưu giữ lại tại nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh. Những tư liệu chân
xác được cung cấp bởi những nhà hoạt động cách mạng cùng Nguyễn An Ninh sẽ giúp
chúng tôi kiểm chứng lại thông tin của các bài viết về hoạt động yêu nước và cách
mạng của Nguyễn An Ninh trước khi trích dẫn vào luận án.
Trong các chuyên khảo về trí thức Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, Nguyễn
An Ninh thường được nhắc đến trong vai trò đi đầu, lãnh tụ tinh thần của nhân dân
Nam Bộ trong những năm 20, 30 của thế kỉ XX, như: cơng trình Góp phần tìm hiểu
một số nhân vật lịch sử Việt Nam [81] của Chương Thâu; cuốn Trí thức Việt Nam
trong tiến trình giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) [79] của tác giả
Nguyễn Đình Thống chủ biên; cuốn Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc
[37] của tác giả Nguyễn Văn Khánh,... Đi từ lý luận đến thực tiễn về vấn đề trí thức
trong tiến trình giải phóng dân tộc, trong chương V cuốn Trí thức Việt Nam trong tiến
trình giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945), Nguyễn Đình Thống và
nhóm tác giả đã dành hẳn mục 5.6 để viết về Nguyễn An Ninh (Nguyễn An Ninh,
ngọn cờ tập hợp thanh niên trí thức ở


16

Nam Bộ). Nguyễn An Ninh được đánh giá cao trong phong trào yêu nước ở Nam Kỳ
thông qua các hoạt động diễn thuyết, xuất bản sách báo, tuyên truyên tư tưởng tiến bộ
[37, tr. 146]. Nhìn chung các tác giả đều có chung nhận xét về những đóng góp của
Nguyễn An Ninh qua các hoạt động diễn thuyết, xuất bản sách báo tố cáo tội ác của
thực dân Pháp, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, vận động và tập hợp quần chúng đấu
tranh, kêu gọi thanh niên, trí thức và mọi người dân phải dốc hết tâm trí vào mục tiêu

giải phóng giống nịi, đưa dân tộc thốt khỏi vịng nơ lệ. Nguyễn An Ninh cịn được
ghi nhận là gương mặt trí thức tiêu biểu, nhà văn hóa - tư tưởng tiến bộ trong những
năm 20 của thế kỷ XX.
Nghiên cứu những đóng góp của Nguyễn An Ninh trong lĩnh vực tư tưởng, văn
hố, tơn giáo có cuốn Nguyễn An Ninh nhà tư tưởng tiêu biểu đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ
[85] của Phạm Đào Thịnh; luận văn triết học Tư tưởng Nguyễn An Ninh về Nho giáo
và tôn giáo [13] của Phạm Thị Đoạt; luận văn Tư tưởng Nguyễn An Ninh về văn hóa,
chính trị, tơn giáo [44] của Nguyễn Thị Mận; cùng nhiều bài viết đăng trên các báo,
tạp chí: bài Nguyễn An Ninh và các vấn đề văn hố ngơn ngữ, giáo dục [83] của Bùi
Khánh Thế; bài Nguyễn An Ninh với văn hoá dân tộc [57] của Trần Viết Nghĩa; bài
Nguyễn An Ninh và tôn giáo [30] của Đỗ Quang Hưng; [6], [7], [84],… Trong bối
cảnh dân tộc bị áp đảo bởi văn hoá phương Tây, văn hoá truyền thống bị cưỡng bức,
đồng hoá; những diễn biến căng thẳng chưa thể ngã ngũ trong nhân dân, đặc biệt là
tầng lớp trí thức về việc tiếp nhận văn hố phương Tây, giữ gìn ngun bản văn hoá
truyền thống hay cách tân đã được Nguyễn An Ninh hoá giải bởi quan điểm “Văn hoá
là tâm hồn của dân tộc”. Đây là cách đánh giá của Trần Viết Nghĩa về những đóng góp
của Nguyễn An Ninh đối với sự bảo tồn và phát triển văn hoá của dân tộc. Những bài
học được Trần Viết Nghĩa rút ra từ những giá trị tư tưởng, văn hoá của Nguyễn An
Ninh cho xã hội đương thời và hiện nay sẽ được chúng tôi kế thừa trong nghiên cứu ở
chương 4 của luận án.
Bên cạnh đó, trong các bộ lịch sử Đảng bộ như: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh 1930 - 1975 [2], Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long 1930 - 2010 [3],… các
cuốn lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại: Việt Nam cận đại, những sử liệu mới, tập 2
[68], Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX [36], Đại cương lịch sử Việt
Nam, tập 2 [38], Lịch sử Việt Nam, tập 8 [86],… cũng có thể tìm thấy ít nhiều tư liệu
liên quan đến Nguyễn An Ninh. Phần lớn các nội dung được đề cập trong các cuốn
sách trên đều xem vai trò của Nguyễn An Ninh trên danh nghĩa một trí thức Tây học
đóng góp cho phong



17

trào đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc. Cơng trình Lịch sử Việt Nam,
tập 8 của tác giả Tạ Thị Thuý do Nxb KHXH xuất bản đã dành 5 trang để viết về
Nguyễn An Ninh (từ trang 447-451). Tác giả ghi nhận vai trò và sức ảnh hưởng mạnh
mẽ của Nguyễn An Ninh trong các hoạt động báo chí, viết sách, lập hội đối với giới tư
sản, tiểu tư sản trí thức và nhân dân ở Nam Kỳ: “Bằng ngòi bút sắc sảo, tác giả những
bài báo trên tờ Chuông rạn đã phê phán mạnh mẽ những luận điểm do chính quyền
thực dân đưa ra trên các báo chí cơng khai hồi bấy giờ. Giống nịi đã từng vang lên
trong tâm hồn người Việt, nay được khơi dậy nhiều lần dưới ngịi bút của Nguyễn An
Ninh, đó là niềm kiêu hãnh dân tộc và là cái tát đối với thực dân quen thói khinh miệt
dân “bản xứ” là “giống nòi dơ dáy” (sale race annamite)” [86, tr. 448]. Trong cuốn Đại
cương lịch sử Việt Nam, tập 2 do Đinh Xuân Lâm chủ biên đã xem tờ báo Chuông rạn
(La cloche fêlée) được Nguyễn An Ninh xuất bản là mốc đánh dấu bước mở đầu cho
phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ ở Nam Kỳ nhưng năm 20 của thế kỷ XX
[38, tr. 256]. Tuy nhiên, với tính chất là các cơng trình thơng sử (viết tổng quát nhiều
lĩnh vực, nhiều sự kiện…) nên việc đề cập đến vai trò, hoạt động của Nguyễn An Ninh
trong các cơng trình này chỉ dừng lại ở mức độ khái lược.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan trực tiếp đến đề
tài luận án. Trên cơ sở kế thừa nguồn tư liệu, cách tiếp cận nhân vật lịch sử cùng một
số đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu, chúng tơi sẽ có sự so sánh đối chiếu
với những tư liệu khác để thực hiện đề tài một cách hoàn thiện hất.
1.1.2. Một số cơng trình nước ngồi nghiên cứu về Nguyễn An Ninh
Cho đến nay, việc tiếp cận của tác giả luận án đối với các cơng trình nghiên cứu
chun sâu về Nguyễn An Ninh xuất bản ở nước ngoài (hoặc được dịch và xuất bản
trong nước) cịn tương đối ít ỏi vì nhiều lý do (cả khách quan lẫn chủ quan). Tuy
nhiên, vẫn có các cơng trình sau:
Cơng trình Vietnamese Anticolonialism 1885 - 1925 (Việt Nam chống thực dân
1885 - 1925) [92] của tác giả David G. Marr. Cuốn sách tập trung nghiên cứu các hoạt
động chống Pháp của một số nhà yêu nước tiêu biểu trong các phong trào Cần Vương,

Đông Du và Đơng Kinh Nghĩa Thục như: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Trần Huy Liệu, Phan Văn
Trường, Nguyễn An Ninh,... Từ đó tác giả chỉ ra những mối liên hệ và ảnh hưởng giữa
các trí thức trong phong trào yêu nước và cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược
từ cuối


18

thế kỷ XIX đến giữa những năm 20 của thế kỷ XX. Tuy nội dung cơng trình chủ yếu
tập trung nghiên cứu về phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, nhưng những
đóng góp của tầng lớp trí thức tân học cũng được nhắc đến với những sắc thái mới.
Trong chương 10 (Changing the Guard - Chuyển hướng đấu tranh), sau khi đề cập
đến tình hình chính trị của đất nước Việt Nam, tác giả đã trình bày khá súc tích và
đánh giá một cách khách quan hoạt động yêu nước và cách mạng của trí thức tân học
Việt Nam Nam trong thập niên 20 của thế kỷ XX, trong đó, vai trị của Nguyễn An
Ninh ở Sài Gịn được ghi lại một cách sống động [92, tr. 249]. Với những hoạt động
tiêu biểu như: xuất bản tờ LCF, tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ của Mông-te-xkiơ, Rút-xô, chủ nghĩa Mác cùng với tư tưởng chống Pháp, Nguyễn An Ninh được xem
là một trong số những thanh niên trẻ tuổi tiêu biểu có tư tưởng tiến bộ [92, tr. 273]. Do
phạm vi nghiên cứu của cơng trình chỉ giới hạn trong giai đoạn từ 1858 - 1925 nên
công trình chỉ mới đề cập đến những bước đầu hoạt động của Nguyễn An Ninh trước
năm 1925. Tuy vậy, những nhận định khoa học từ nguồn tư liệu tin cậy đã giúp chúng
tơi có thêm nhiều thơng tin bổ ích về bối cảnh lịch sử, hành trang của Nguyễn An Ninh
trước khi làm cách mạng để bổ sung vào chương 2 của luận án, làm cơ sở nghiên cứu
trong các giai đoạn sau.
Vẫn tiếp tục về đề tài trí thức Việt Nam, năm 1984, David G. Marr cho xuất bản
cuốn Vietnammese Tradition on Trial, 1920 - 1945 (Truyền thống Việt Nam qua thử
thách, 1920 - 1945) [93]. Cuốn sách đã cung cấp cho người đọc một sự thay đổi nhanh
chóng kỳ diệu về ý thức chính trị ở Việt Nam từ những năm 1920 đến năm 1945 bởi
những nỗ lực của tầng lớp trí thức mới. Giới thượng lưu thành thị những năm 1920 là

sản phẩm của hệ thống thuộc địa Pháp, những thanh niên chủ yếu tốt nghiệp tại các
trường Pháp và Pháp - Việt đã từ chối các giá trị Nho giáo cũ, tìm cách tiếp thu tốt sự
học hỏi văn minh tiến bộ của châu Âu. Họ nhận thức được những thành luỹ của áp bức
bất công. Vốn hiểu rõ về lịch sử và truyền thống Việt Nam giới tinh hoa đã nỗ lực kết
hợp sức mạnh truyền thống của dân tộc để hợp sức lại đưa đất nước chạm tới tự do và
hiện đại. Trong nghiên cứu, Nguyễn An Ninh được nhắc đến với tư cách là một hình
mẫu tiêu biểu của thanh niên yêu nước được trải nghiệm nền giáo dục hiện đại của
Pháp. Đóng góp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn An Ninh đã sử
dụng những kiến thức đáng kể của mình để lên án chính quyền thực dân Pháp tạo ra
một môi trường thuộc địa Đông Dương “độc nhất vơ nhị” để phơi bày bản chất bóc lột
của chính quyền thực dân và tính “hai mặt” giai cấp tư sản Việt Nam [93, tr. 161].
Cũng như nhiều


19

tác giả nước ngoài, David G. Marr coi tổ chức Thanh niên Cao vọng do Nguyễn An
Ninh là một “hội kín” có liên quan đến tơn giáo và bị đàn áp nhanh chóng do khơng có
được sự quản lý của chính phủ [93, tr. 304]. Mặc dù ln bị hấp dẫn bởi những ý
tưởng mới và thử nghiệm chúng trong các bối cảnh khác nhau, nhưng Nguyễn An
Ninh cùng các nhà trí thức Việt Nam ln có tinh thần kiên định trong các cuộc tranh
luận và mang niềm tin cùng hợp sức với những người khác để tạo ra sự thay đổi cho
đất nước. Những thông tin và nhận định trong cuốn sách đã bổ sung cho chúng tơi
cách nhìn nhận và đánh giá của học giả nước ngoài khi nghiên cứu về Nguyễn An
Ninh. So sánh và đối chiếu, tài liệu sẽ được chúng tôi sử dụng trong chương 3 và 4 của
luận án.
Là người chuyên nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ Việt Nam, năm 1983 Giáo sư Hồ
Tài Huệ Tâm cho xuất bản cuốn Radicalism and the Origins of the Vietnamese
Revolution (Chủ nghĩa cấp tiến và cội nguồn của cách mạng Việt Nam) [95]. Ban đầu,
Giáo sư Huệ Tâm dự định viết một cuốn sách riêng về Nguyễn An Ninh - một trí thức

tiêu biểu trong những năm 1920 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bà
đã thay đổi kết cấu cuốn sách, viết về Nguyễn An Ninh và thời đại của ông. Qua nội
dung cuốn sách, tác giả đã đưa người đọc đến một mơi trường chính trị Việt Nam
phong phú và một bức tranh đa chiều về những ý thức hệ chính trị ở Việt Nam những
năm 20 của thế kỷ XX, như: chủ nghĩa vơ chính phủ, chủ nghĩa Tơ-rốt-xkít, chủ nghĩa
Mác - Lênin,… Tác giả xem Nguyễn An Ninh là một trong những đại diện tiêu biểu
cho phái cấp tiến đầu thế kỷ XX và xếp Nguyễn An Ninh vào nhóm những nhà yêu
nước cách mạng theo chủ nghĩa vơ chính phủ của Pháp, tơn sùng chủ nghĩa cá nhân
dưới ảnh hưởng của học thuyết Nietzsche [95, tr. 73]. Theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và
mở rộng thành chủ nghĩa quốc tế, Nguyễn An Ninh trở thành trung tâm của sự đồn
kết và tình huynh đệ, vượt qua các rào cản về đẳng cấp và là thần tượng của thế hệ
mình khi mới bước sang tuổi hai mươi. Thật vậy, văn minh phương Tây đề cao chủ
nghĩa cá nhân, khuyến khích con người mạnh dạn khẳng định mình, phát triển bản
thân. Chúng tơi rất đồng tình với nhận định của tác giả khi cho rằng Nguyễn An Ninh
đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhưng là trên cơ sở hiện thực hóa tiềm năng cao nhất của cá
nhân với tư cách một người có đạo đức và khẳng định giá trị bản thân bằng cách giải
phóng tư tưởng theo hướng phụng sự Tổ quốc. Tuy nhiên, do bối cảnh mất nước, mục
tiêu dân tộc được đặt lên trên hết nên đây hồn tồn khơng phải là mối bận tâm của Đảng
Cộng sản Đông Dương ở giai đoạn mới thành lập, vì vậy khơng được ủng hộ. Trong
nghiên cứu tác giả cho rằng Nguyễn An Ninh sinh ngày 06/9/1900 [95, tr. 74]


20

và ông bị giam 4 lần trong tù [95, tr. 160] là chưa chính xác. Theo gia phả dịng họ
Nguyễn và trong nhiều tài liệu, kể cả các tài liệu lưu trữ của Pháp thì ngày sinh chính xác
của Nguyễn An Ninh là ngày 15/9/1900 và ông bị giam cầm trong tù tới 5 lần [16], [85],
[151]. Với cách nhìn mới, nguồn tư liệu phong phú, cuốn sách giúp chúng tôi tiếp cận
thêm nhiều kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Nguyễn An Ninh từ
năm 1922 đến năm 1943. Cách diễn đạt, khả năng tư duy cùng cách đánh giá của tác

giả sẽ là tư liệu quan trọng để chúng tôi so sánh, đối chiếu về những nhận định giữa các
nhà nghiên cứu trong nước với nước ngồi trước khi đưa ra những nhận định mới.
Cơng trình Du patriolisme au Mácisme: L’immigration Vietnamienne en
France de 1926 à 1930 (Éditions Ouvrières, 1973) của nhà Việt Nam học Daniel
Hémery viết, được Nguyễn Trọng Cổn lược dịch với nhan đề Từ chủ nghĩa yêu nước
đến chủ nghĩa Mác [9]. Thơng qua việc nghiên cứu tình hình nhập cư, cuộc sống lao
động, học tập và hoạt động yêu nước của người Việt Nam trên đất Pháp từ năm 1926
đến năm 1930, tác giả tập trung làm rõ một đặc điểm lớn nhất và bao quát nhất của
cách mạng Việt Nam giai đoạn này là sự chuyển biến và phân hóa mạnh mẽ trong
nhận thức, tư tưởng của đội ngũ trí thức Việt Nam - chuyển biến từ chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa Mác. Theo tác giả, một trong những nguyên nhân đưa đến sự
chuyển biến đó là nhờ đội ngũ trí thức tham gia vào cuộc “xuất dương yêu nước”, bởi
“họ sang Pháp để tìm kiếm cái mới,… để có thêm một chút tự do tư tưởng,… trong đó,
những người như Phan Văn Trường hay Nguyễn An Ninh có ảnh hưởng đặc biệt đối
với Nam Kỳ và họ đều là những người du học Pháp về nước” [9, tr. 55]. Cơng trình
góp thêm một góc nhìn tham chiếu bổ ích về những đóng góp của Nguyễn An Ninh ở
Pháp dưới góc nhìn của một sử gia nước ngồi. Bằng những dẫn chứng quan trọng về
vai trò của đội ngũ trí thức tân học Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nguyễn An Ninh được
đánh giá là trí thức tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ
XX.
Cuốn The Birth of Vietnamese Political Journalism: Saigon, 1916 - 1930
(Columbia University Press, 2012) [65] của tác giả Philippe M.F. Peycam được viết
trên cơ sở luận án nghiên cứu về giới trí thức Sài Gịn giai đoạn từ năm 1916 đến
1928, bảo vệ năm 2005 tại Trường Nghiên cứu Phương Đơng và Châu Phi thuộc đại
học London. Cơng trình đã tái hiện một cách chân thực về thời kỳ sơi động bởi những
hoạt động của giới trí thức Sài Gịn, đặc biệt là những đóng góp trong lĩnh vực báo chí
thập niên 10, 20 của thế kỷ XX dưới thời đô hộ của thực dân Pháp. Dịch giả Trần Đức
Tài đã chuyển




×