Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bí quyết để con lắng nghe khi nói chuyện với chúng và học làm vợ làm chồng để tương lai hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546 KB, 30 trang )

Bí quyết để trẻ lắng
nghe khi nói chuyện
với con.
Bạn cố gắng nói chuyện với con mình về những quy
tắc nhất định, hoặc bữa tối, hoặc bất kì điều gì và bọn trẻ giả
vờ như không nghe thấy.
Chúng bắt đầu cãi cọ với bạn, mở loa thật to và không rời
mắt khỏi màn hình máy tính. Chúng ngầm chế giễu những
lời nói, những “chỉ đạo” của cha mẹ. Không có sự giao tiếp
bằng ánh mắt, không có xác nhận và hoàn toàn không có
chút thiện chí: “Vâng, con đã hiểu những điều mẹ nói”.
Giao tiếp với trẻ khó vì đâu?
Hãy nhìn xem, sự thách thức cùng những hành vi gây phiền
nhiễu là điều không tránh khỏi trong quá trình bạn nuôi dạy
con cái ở độ tuổi thiếu niên. Đó là khi con cái đẩy bạn ra
ngoài cuộc sống của chúng, từ chối nói chuyện một cách rõ
ràng trong toàn bộ cuộc đối thoại.
Bạn có biết lý do vì sao lứa tuổi thiếu niên thường có hành vi
này? Chúng làm điều đó bởi vì chúng CÓ THỂ.
Cần hiểu rằng bạn phải loại bỏ ngay việc mang đến cho con
cảm giác quyền lực.
Ảnh minh họa
Như James và Janet Lehman nói với các bậc cha mẹ, "Con
bạn xem bạn như công cụ cho cuộc sống của chúng. Nói
cách khác, chúng biết những gì ảnh hướng tới hành động của
bạn.
Những đứa trẻ đẩy bạn ra ngoài bởi chúng có thể, chúng làm
điều đó bởi vì bạn không thể buộc chúng phải lắng nghe.
Chìa khóa dành cho các bậc phụ huynh trong trường hợp này
không phải là tham gia vào những trận chiến mà đứa trẻ gây
nên. Bạn càng cố gắng làm cho con cư xử theo cách bạn


muốn, đứa trẻ sẽ càng chống lại điều đó.
Nếu bạn và con tranh cãi về sự thờ ơ của chúng chứ không
phải về vấn đề khác, ví dụ như việc quy định giờ “giới
nghiêm”, con bạn sẽ thắng. Điều này là bởi đứa trẻ đã biết
cách đưa cha mẹ mình ra khỏi vấn đề giới nghiêm (nơi
chúng không có bất kì chút quyền lực nào) và đưa bạn đến
nơi mà chúng có quyền lực hơn: chúng chọn cách bỏ qua
bạn.
Nói cách khác, nếu con bạn có thể thu hút sự chú ý của bạn
vào một “cuộc chiến quyền lực”, chúng sẽ không phải ngán
ngẩm nghe bạn nói về các quy tắc.
Nếu cô con gái giữa không xuất hiện để lắng nghe những gì
bố mẹ nói, sau đó cô bé hoàn toàn có thể bao biện bằng việc
không biết tới những quy tắc đó. Và nếu bọn trẻ không lắng
nghe bạn, làm thế nào để chúng chịu trách nhiệm với những
hành động của mình?
Chúng cũng có thể bịt tai lại, nhắm nghiền mắt rồi nói “La la
la la la Con không nghe thấy gì cả”.
Giả vờ thờ ơ và từ chối tham gia vào các cuộc trò chuyện
lịch sự là điển hình của trẻ trong tuổi thiếu niên, làm thế nào
bạn có thể giao tiếp hiệu quả với trẻ em để chúng sẽ nghe
bạn?
Đây là một cách để giải quyết việc con bạn thiếu kĩ năng
nghe: vẫn hành động như thể chúng đang nghe bạn. Gỉa định
như chúng đang nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt con và nói
rõ ràng những quy tắc: “Nếu muốn có chiếc xe vào buổi
sáng, con phải trở về nhà trước 9 giờ tối nay. Bố mẹ biết con
muốn lái xe, nên hãy chắc chắn con đem xe về trước 9 giờ”.
Nếu con bạn tuyên bố không nghe thấy những gì bạn nói và
vẫn ở ngoài khi đã 10h05’, thay vì tranh luận với con, hãy

nói rằng: “Con biết các quy tắc, nhưng con vẫn không làm
theo. Vì vậy, con sẽ không được lái xe vào buổi sáng, con có
thể thử lại vào tối mai. Nếu về trước 9 giờ, con sẽ có xe vào
ngày hôm sau”.
Đừng để bị kéo vào cuộc đấu tranh quyền lực với con cái.
Nếu chúng cố gắng kéo bạn vào, hãy quay ra và rời khỏi
phòng.
Hãy tập trung vào những gì bạn muốn nói và cung cấp
những ý muốn của bạn cho con nghe một cách rõ ràng và
trực tiếp nhất, ngay cả khi con tỏ ra mất tập trung như nhìn
chằm chằm vào điện thoại di động.
Sau đó làm cho trẻ chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình.
Không tranh luận về việc chúng có hay không nghe bạn bởi
đó chỉ là cuộc trò chuyện đường vòng, sẽ không đưa bạn đến
đích.
Nếu con bạn vẫn quả quyết: “Nhưng con không nghe thấy gì
cả!”, hãy tạo ra một cuộc thảo luận ngắn gọn về cách giữ sự
chú ý và lắng nghe người khác nói. Giữ thái độ mềm mỏng
và tập trung cao độ, bạn hoàn toàn có thể dạy dỗ trẻ.
Giữ được sự tập trung và không tranh luận
Để chắc chắn thông điệp của bạn được truyền tải rõ ràng và
mạch lạc, hãy chú ý những điểm sau:
Giữ cho đôi mắt được tập trung: Mục tiêu của bạn là gì? Bạn
cần nói với con điều gì? Hãy nêu thông tin một cách rõ ràng
nhất và không cho phép con bạn kéo bạn ra khỏi cuộc nói
chuyện.
Không quá đề cao cái tôi cá nhân: Khi con bạn hét lên hoặc
giả vờ không nghe thấy, hãy nhớ rằng chúng chỉ muốn cố
gắng để cảm thấy mạnh mẽ hơn. Tự nhắc mình rằng một
cuộc đấu tranh hay cãi vã sẽ chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ.

Hãy giữ bình tĩnh và nêu những thông tin chính. Nếu bọn trẻ
cố gắng kéo bạn vào cuộc chiến, hãy quay lại và bỏ đi.
Không tranh luận về những quy tắc của bạn: Nếu thấy con
bạn đang bắt đầu một cuộc tranh cãi, hãy tập trung vào
những điều bạn muốn nói chứ không phải ý tưởng của trẻ về
sự công bằng.
Sự thật là, nếu bạn tranh luận về quy tắc với con bạn, chúng
sẽ tin rằng các quy tắc cần phải thay đổi. Thay vào đó, hãy
nói: "Bố mẹ biết con không đồng ý với các quy tắc, và con
không muốn lắng nghe. Nhưng con không cần phải thích các
quy tắc-con chỉ cần làm theo chúng thôi”.
Nuôi dạy con trong thời đại của những tin nhắn văn bản:
Một số cha mẹ thậm chí có cả cuộc nói chuyện với con cái
họ về những quy tắc và kì vọng của họ thông qua văn bản.
Bạn cảm thấy như thế nào nếu không có văn bản, bạn sẽ
không có bất kì tiếp xúc nào với trẻ cả.
Tuy tin nhắn văn bản có thể là một cách tốt để giữ liên lạc
với con bạn, tôi vẫn khuyên bạn nên có cuộc nói chuyện trực
tiếp với con. Hãy trình bày quy tắc, hậu quả và hành vi mong
đợi khi bạn và con bạn đang ở trong cùng một phòng.
Cố gắng gắn bó với chiếc điện thoại để khuyế khích và nhắc
nhở một cách nhanh chóng.
Ví dụ, tin nhắn: "Bố mẹ biết con muốn chiếc xe vào buổi
sáng, vì vậy hãy nhớ về nhà trước 9 giờ tối” là phương pháp
tốt hơn một lập luận lằng nhằng về việc tại sao con gái của
bạn cần phải được về nhà sớm, hoặc cố gắng để con gái bạn
tham gia vào các cuộc đối thoại về những vấn đề khác.
Hãy sử dụng tin nhắn văn bản để nhắc nhở các mong đợi của
bạn, chứ không phải là cách để thảo luận về mong đợi của
bạn.

Những gì bạn có thể kiểm soát: phản ứng riêng của mình:
Khi trẻ hét lên hoặc cãi vã với bạn, hãy nói rằng: "Đừng nói
chuyện với bố mẹ như thế. Bố mẹ không thích nó. Các quy
tắc không thay đổi chỉ vì con hét vào mặt bố mẹ về chúng".
Không nên trở thành
bạn của con mình.
Sự thật là, nếu việc trở thành bạn của con
đủ để nuôi dạy con thành công, tất cả các bậc
cha mẹ có thể sẽ làm theo cách đó.
Nhưng thực ra công việc của cha mẹ còn phức tạp hơn như
thế. Những đứa trẻ thực sự khao khát ranh giới, giới hạn,
đồng thời chúng cần một vài sự phân biệt về sức khỏe khi đi
qua tuổi vị thành niên và phát triển thành người lớn.
Không chia sẻ điều quá khó khăn với con
Vai trò của cha mẹ là giảng dạy, huấn luyện và đưa ra những
hậu quả, hình phạt phù hợp khi con mình mắc lỗi. Nếu cha
mẹ rơi vào vai trò của một người bạn, chúng ta sẽ không thể
thiết lập được giới hạn và quy định về những hành vi không
phù hợp cho con mình.
Cha mẹ không nên chia sẻ điều quá khó khăn với con cái.
Nhiều người đã nhận thấy rằng rất nhiều phụ huynh đang cố
gắng để trở thành bạn bè của con, có nhiều nhượng bộ cho
đứa trẻ, bởi vì họ muốn trở thành phụ huynh “dễ chịu”, mềm
mỏng với con cái mình.
Đôi khi đó đơn giản là vì các bậc cha mẹ đã kiệt sức vì công
việc, trong việc chăm lo cho gia đình hay cố gắng để nuôi
dạy con mình một cách tốt nhất có thể.
Làm một người bạn sẽ dễ dàng và thoải mái hơn làm một
người mẹ. Tuy nhiên cần hiểu rằng nếu điều đó cứ tiếp tục,
nó sẽ tạo ra vấn đề nghiêm trọng. Một ranh giới mong manh

được tạo ra và khó khăn sẽ đến với con bạn trong mối quan
hệ với những người lớn khác.
Đôi khi, việc coi con cái mình như người bạn sẽ khiến bạn
đối xử với chúng một cách đồng đẳng, chứ không phải một
đứa trẻ. Kết quả là mức độ tôn trọng bạn và những người lớn
khác của đứa trẻ sẽ giảm đáng kể.
Điều này thực sự không công bằng với trẻ em. Khi lớn lên,
chúng cần học cách nhận biết vị trí của mình trong thế giới
này, và chúng ta cần cho trẻ thời gian để chúng phát triển
tuần tự theo từng giai đoạn. Việc đối xử với con cái mình
như người bạn sẽ không cho phép chúng là những đứa trẻ
trong thời gian dài.
Với tư cách một người bạn của con mình, đôi khi bạn chia sẻ
“vượt giới hạn” với con về mọi thứ, bao gồm cả những câu
chuyện về khó khăn của người lớn hay những vấn đề phức
tạp. Điều này rất nguy hiểm bởi nó khiến con bạn có cảm
giác bạn là người dễ tổn thương và cần chúng để trở lên
mạnh mẽ.
Chia sẻ với trẻ những điều phức tạp là không công bằng bởi
sẽ là quá khó khăn để chúng giải quyết những vấn đề đó.
Thay vào đó, cha mẹ có thể giúp con cái mình giải quyết
những khó khăn của chúng để trẻ thấy rằng chúng ta ở đây
như một người lớn, có bản lĩnh và trách nhiệm.
Cần hiểu rằng bạn có thể làm mất đi sự tôn trọng của con
nếu cứ mãi chia sẻ những điểm yếu của mình hoặc tỏ ra
không thể xử lí những vấn đề của bạn.
"Tôi rất hiểu điều này bởi trước đây, mẹ tôi cũng từng chia
sẻ quá nhiều. Bà lo lắng về việc để mất tình cảm của cha tôi,
và tâm sự tất cả những nỗi sợ hãi của mình về mối quan hệ
đó với tôi. Từ khi còn nhỏ, tôi đã biết bà thật yếu đuối và tôi

trở thành người chăm sóc cho bà" tác giả chia sẻ kinh
nghiệm.
Sự thật là trẻ em không nên biết những vấn đề khó khăn của
cha mẹ. Nếu con cái vô tình nghe được những cuộc cãi vã
của bạn, hãy nói rằng: “Bố mẹ xin lỗi, điều này không dành
cho con. Bố mẹ đảm bảo rằng sẽ không để chuyện này xảy
ra lần nữa”.
Nếu bạn đang trải qua những khó khăn về tài chính, bạn có
thể nói: “Bố mẹ không muốn con gánh nặng về điều này, bố
mẹ đang làm những gì tốt nhất trong gia đình của chúng ta”.
Chấm dứt việc chia sẻ vượt giới hạn bằng cách nào?
Nếu đã chia sẻ quá nhiều điều với con bạn, hãy nói: “Lẽ ra
bố mẹ không nên nói những điều đó với con, bố mẹ đã đặt
quá nhiều vào con và giờ sẽ không làm thế nữa”. Bằng việc
thiết lập những giới hạn cần thiết, bạn bắt đầu thay đổi mối
quan hệ với con.
Khi con cái bạn trải qua các giai đoạn phát triển, chúng cần
được tách biệt với cha mẹ để phát triển theo cá tính của
mình
Có thể lúc đầu con bạn không thích điều đó, thậm chí chúng
có thể chống lại trong một thời gian, nhưng cuối cùng, đó
chính là điều tốt nhất dành cho trẻ. Về lâu dài, trẻ sẽ đánh giá
cao những gì bạn nói.
Cha mẹ phải là người hướng dẫn-không phải bạn bè.
Khi đối xử với con như một người bạn, nói với con rằng sức
mạnh của cả hai là ngang nhau, điều này sẽ làm bạn giảm
khả năng chịu trách nhiệm với con, bạn cũng không thể thiết
lập giới hạn và hậu quả khi đứa trẻ có hành vi xấu.
Liệu bạn sẽ làm gì nếu chúng nói rằng chúng đã gây ra hậu
quả nghiêm trọng và chúng không mong đợi “người bạn”

của mình sẽ là một huấn luyện viên điều chỉnh lại hành vi
hoặc thiết lập giới hạn cho chúng?
Điểm mấu chốt là nếu bạn hành động như người bạn của con
mình, bọn trẻ sẽ không cho đó là nghiêm túc.
Tầm quan trọng của sự phân hoạch và tách biệt. Thực tế khi
con cái bạn trải qua các giai đoạn phát triển, chúng cần được
tách biệt với cha mẹ để phát triển theo cá tính của mình.
Điều cần làm là hãy đẩy trẻ ra xa một chút để chúng trưởng
thành và phát triển ý thức riêng về tất cả những gì xung
quanh.
Là cha mẹ, chúng ta phải chấp nhận rằng những đứa trẻ của
họ đang phấn đấu để trở thành những cá thể riêng biệt. Nếu
cha mẹ và con có một tình bạn nhiều hơn là mối quan hệ
cha-con, chúng sẽ khó thực hiện điều này.
Điều đó có nghĩa chúng ta không nên đi chơi cùng bọn trẻ?
Tất nhiên, dành thời gian với con cái và vui chơi cùng nhau
là điều nên làm. Hãy cố gắng dành những cử chỉ và hành
động thân thiện đối với trẻ bởi trên thực tế, việc tạo ra những
khoảnh khắc yêu thương là vô cùng quan trọng.
Học làm vợ,
làm chồng
Về sống với nhau, nhiều bạn trẻ mới vỡ ra
rằng, yêu chưa đủ, muốn sống với nhau hạnh
phúc cần phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ
năng để làm vợ, làm chồng.
Các bạn trẻ tại buổi học làm vợ, làm chồng.
19 giờ tối, các bạn trẻ hối hả đến lớp học tiền hôn nhân học
làm vợ làm chồng ở phố Kim Mã do Trung tâm đào tạo phát
triển cộng đồng CTD tổ chức. Trong bài học tìm hiểu về tâm
lý hai giới, thạc sĩ Phan Bích Thủy phát cho mỗi người một

tờ giấy, yêu cầu các bạn trẻ kể ra những tính xấu hay những
câu nói của chồng/vợ, hay người yêu khiến họ cảm thấy bị
tổn thương nhất. Một số bạn trẻ viết ra không chỉ một mà
nhiều câu nói khiến mình bị tổn thương.
Được sự động viên của người dẫn dắt Phan Bích Thủy, bạn
Nguyễn Hoài Thu (sinh năm 1988) bộc bạch: “Bạn trai em
rất tốt nhưng anh ấy có điểm yếu là nóng tính. Mỗi lần cãi
nhau, anh ấy buông lời lẽ nặng nề khiến em thấy bị xúc
phạm. Mặc dù, sau đó anh ấy tỏ ra ân hận, xin lỗi nhưng mỗi
lần như thế em cảm thấy rất buồn”. Bạn Nguyễn Đức Quân,
chia sẻ, vợ mình mang tính nói nhiều, nhiều lúc thấy đau
đầu.
Theo thạc sĩ Thủy, giao tiếp là một trong những vấn đề mà
các cặp đôi gặp nhiều nhất trong cuộc sống hiện đại. Nhiều
người ra ngoài ăn nói nhẹ nhàng nhưng về nhà hay nặng lời
với vợ con. Có người thể hiện bằng ngôn ngữ không lời tiêu
cực như: Ánh mắt coi thường, cái nhếch mép khinh bỉ, nhăn
trán, cau mày, thở dài, không nhìn vào mắt nhau. Những
hành động đó có thể gây ra cho đối phương một loạt các
phản ứng sinh học tiêu cực như tăng nhịp tim, tăng huyết áp,
stress, trầm cảm.
Sau khi được chuyên gia giảng giải, bạn trẻ hiểu rằng mỗi
người đều mang trong mình tính xấu nên cần phải có sự cảm
thông cho nhau. Thạc sĩ Thủy cho rằng, sở dĩ phụ nữ nói
nhiều bởi thích được quan tâm, chiều chuộng. Ngược lại, đàn
ông tuy là phái mạnh nhưng luôn muốn nhận được những cử
chỉ yêu thương, ngọt ngào từ vợ.
Mang bụng bầu đã 6 tháng nhưng hàng ngày chị Nguyễn
Thùy Giang (sinh năm 1987) và chồng vẫn tích cực đến lớp
học tiền hôn nhân. Lý giải thắc mắc của nhiều người, Giang

chia sẻ, thời gian mang bầu tâm lý Giang có nhiều thay đổi,
dễ nổi cáu, hay giận hờn và mau nước mắt. Sự thay đổi của
Giang khiến cuộc sống gia đình nhỏ xáo trộn. “Nhiều lúc
chồng không chiều nổi, vùng vằng bỏ đi. Mình cũng không
lý giải nổi tính khí mình khác trước thế này”, Giang chia sẻ.
Tham gia lớp học, qua các bài tập trải nghiệm và sự tư vấn
của các chuyên gia tâm lý, Giang và chồng mới vỡ ra nhiều
điều. “Hóa ra, hầu hết phụ nữ khi mang bầu tâm tính đều
thay đổi chứ không riêng gì vợ mình. Hiểu ra, mới thấy
thương vợ và cảm thông cho vợ nhiều hơn”, anh Quân,
chồng chị Giang chia sẻ.
Để hạnh phúc bền lâu
Trên 10 năm kinh nghiệm làm tư vấn về tâm lý, tình yêu,
hôn nhân, các chuyên gia tâm lý của Cty Cổ phần Tham vấn,
Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống (SHARE) nhận thấy
rất nhiều bạn trẻ rơi vào trạng “khủng hoảng tiền hôn nhân”
hay “khủng hoảng hậu đám cưới”, tức cảm thấy căng thẳng,
bế tắc, mất phương hướng ngay tại thời điểm chuẩn bị kết
hôn và ngay sau khi tuần trăng mật vừa kết thúc.
“Không ít đôi đã không vượt qua được cơn khủng hoảng đó,
họ đã chia tay ngay trước thềm đám cưới, hoặc bắt đầu phải
đối diện với những rạn nứt ngay sau thời điểm kết hôn.
Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn trẻ chưa chuẩn bị một
cách đầy đủ về tâm lý, cũng như thông tin, kiến thức và các
kỹ năng chung sống trước khi kết hôn”, chị Đoàn Hương,
giám đốc SHARE chia sẻ.
Theo chị Hương, trước khi kết hôn, đa số bạn trẻ đều ảo
tưởng, đặt nhiều kỳ vọng về người bạn đời, về cuộc sống
hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. “Sau
cưới, người đàn ông thường có tâm ký trông đợi, đòi hỏi ở

người vợ sự chu toàn, đảm đang, chăm sóc gia đình, đối nội,
đối ngoại. Trong khi đó, người bạn gái phải làm quen với
nhiều vai trò mới làm vợ, làm dâu, làm mẹ khiến họ dễ rơi
vào trạng thái căng thẳng, áp lực”, chị Hương cho hay.
Theo các chuyên gia tâm lý, hôn nhân 5 năm đầu thường có
những cú sốc nho nhỏ, có khi chỉ là những thói quen hằng
ngày của người bạn đời, chồng ngủ ngáy, quần áo vứt bừa
bãi, hay vợ ăn mặc lôi thôi không biết làm đẹp như trước.
Khi có con, thường mâu thuẫn về chăm sóc, nuôi dạy con
cái, chia sẻ công việc gia đình.
“Những mâu thuẫn nho nhỏ kể trên nếu vợ chồng không
cùng lắng nghe, chia sẻ với nhau rất dễ gây ra xung đột. Đó
là con sóng ngầm “đe dọa” hạnh phúc gia đình bên cạnh
những xung đột lớn như, ngoại tình, mâu thuẫn kinh tế…”,
chị Hương nói.
Nhằm trang bị kỹ năng, kiến thức cho bạn trẻ bước vào cuộc
sống hôn nhân, SHARE đã tổ chức được 7 lớp học tiền hôn
nhân, đầu tháng 10 này tổ chức lớp thứ 8. Mỗi khóa học
thường diễn ra trong 6 buổi với các nội dung: Vượt qua ảo
tưởng hôn nhân; Những trở ngại cần vượt qua; Chuẩn bị cho
sự ra đời của em bé; Tình dục trong hôn nhân.
Theo thống kê từ tòa án, năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn
nhưng đến năm 2010 con số này đã lên tới 126.325 vụ. Hơn
thế nữa, thống kê từ tòa án nhân dân TPHCM cho biết 60%
các vụ ly hôn diễn ra ở những cặp vợ chồng trẻ, trong độ tuổi
20 – 30 tuổi. Nghiên cứu quốc gia và gia đình cho thấy, 3
nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn là: mâu thuẫn về lối sống,
tài chính và những xung đột liên quan đến tài chính. Một số
nghiên cứu khác chỉ ra 4 nguyên nhân phổ biến là: Mâu
thuẫn về lối sống, ngoại tình, kinh tế, bạo lực gia đình. Trong

đó, phổ biến nhất là mâu thuẫn lối sống và ngoại tình.
Tâm sự buồn của
một bà mẹ đơn thân
9X.
Ở độ tuổi đôi mươi, gặp được người đàn ông
khiến trái tim rung động, cô gái trẻ đã không do
dự yêu bằng tất cả trái tim.
Đó là một câu chuyện khá buồn mà Thủy (quê Thanh Hóa),
cô gái sinh năm 90 đã từng bảo rằng em không muốn nhớ lại
nữa.
“Bởi vì, đó là khoảng thời gian khủng hoảng vô cùng. Người
ấy bỏ em mà đi. Gia đình em không chấp nhận. Còn những
lời đàm tiếu, đồn đại thì cứ vang khắp làng trên xóm dưới.
Vì thế, trước khi sinh, em mặc cảm với xã hội nhiều. Em
không dám về nhà với bố mẹ mà về ở với bà ngoại đã 80
tuổi cho đến khi gần sinh.
Sau đó, đến ngày sinh, cũng chỉ có mẹ dẫn em đi sinh. Sinh
con xong, 2 mẹ con ôm nhau lủi thủi, nên em càng cảm thấy
tủi thân và mặc cảm.
Hạnh phúc ngập tràn khi nhìn con lớn lên từng ngày.
Thế nhưng, nhìn con lớn lên mỗi ngày, và trộm vía con
ngoan nên càng ngày em càng cảm nhận được niềm hạnh
phúc tràn ngập khi có cháu bên cạnh. Vì thế, em quyết định
bỏ ngoài tai tất cả những lời đàm tiếu, đạp lên dư luận để tập
trung nuôi dạy con cho tốt. Vì em nghĩ, xã hội bây giờ,
những người mẹ đơn thân một mình nuôi con như em không
phải là hiếm gặp. Hơn nữa, không ai có thể nói mình suốt cả
đời. Tuy nhiên, bố mẹ em thì vẫn không thể chấp nhận, nên
sau khi sinh con xong, em lại ôm con về nhà bà ngoại để ở”.
“Đến giờ, cháu đã được 8 tháng, nặng 8kg, em bắt đầu cho

cháu ăn sữa ngoài. Em cũng đang tính chuyện xin việc làm
để kiếm tiền nuôi con” – Thủy kể bằng cái giọng hân hoan
hạnh phúc.
Thế nhưng, khi hỏi về người đàn ông – cha của đứa trẻ thì
giọng Thủy trầm hẳn xuống.
Em kể: “Đó là một người đàn ông hơn em 7 tuổi. Chúng em
yêu nhau được hơn một năm thì em phát hiện mình có bầu.
Thế nhưng, khi bàn đến chuyện cưới xin thì mẹ anh ấy
không đồng ý. Anh ấy bảo em bỏ thai.
Em sợ hãi và suy nghĩ rất nhiều. Sau một lần tưởng sẩy thai,
em đã nghĩ đây là định mệnh nên quyết giữ lại đứa con bằng
mọi giá. Dù biết rằng, ở độ tuổi này, nếu em giữ lại đứa con
thì hạnh phúc tương lai coi như dập tắt. Nhưng bỏ con thì em
sẽ là người thất đức đến ngàn đời. Vì thế, em đã không đồng
ý đi theo anh đến bệnh viện.
Khuyên không được nên khi em mang bầu đến tháng thứ 4
thì anh bỏ đi không một lời từ biệt. Em gọi điện, nhắn tin rất
nhiều nhưng cũng không có hồi âm
Không còn cách nào khác, em đành phải trở về nhận lỗi với
gia đình. Tuy nhiên, không được gia đình chấp nhận nên em
về ở với bà ngoại.
Mặc dù bị gia đình phản đối, Thủy vẫn
quyết định làm mẹ đơn thân khi tuổi đời
còn rất trẻ.
Đến khi em sinh, người đàn ông đó cũng có về hỏi thăm em
vài ba lần, nhưng sau đó lại mất hút. Lúc đầu, nhất là lúc còn
đang mang thai, em hận người đàn ông đó. Nhưng rồi, em
nghĩ oán trách hay thù hận thì cuối cùng người đau vẫn là
em. Nên em đã cố quên, và không còn nhắc tới người đàn
ông đó nữa.

Em nghĩ, sau này, khi con lớn lên, em cũng không kể cho
con nghe về người bố đó nữa. Em coi như người đó đã chết
rồi.
Bây giờ em chỉ nghĩ đến con, nghĩ đến công việc làm sắp tới
để kiếm tiền nuôi con vì từ khi sinh con đến giờ, số tiền em
dành dụm được từ tiền đi bán quần áo trước đó, tiền bà con
đến cho lúc em sinh, và tiền mừng tuổi Tết của con, em đã
mua bỉm và sữa cho con gần hết rồi”.
“Còn lại, em không hề nghĩ đến bất cứ chuyện gì khác, em
cũng không có ý định lấy chồng nữa vì em sợ, nếu em chọn
lầm người một lần nữa thì con em sẽ khổ. Hơn nữa, bao giờ
khác máu thì cũng tanh lòng, sẽ khó có người nào có thể
chấp nhận yêu thương cả 2 mẹ con em. Thế nên, em quyết
tâm một mình nuôi con cho đến khi nào cháu lớn thì mới
tính đến chuyện khác” – Thủy khẳng định.
Đi tình nguyện - học cách
cho đi để nhận nhiều hơn.
Hè đến cũng là lúc sinh viên trong cả nước lại háo
hức với các hoạt động tình nguyện. Mỗi chuyến đi không chỉ
là đi và đến mà là bài học về cho đi và nhận lại.
Đi là để cho mình
Ngày nay, người ta nói nhiều đến toàn cầu hóa, đến mạng xã
hội, đến internet; chỉ cần ngồi nhà với một cú click chuột là
có thể kết nối với tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới.
Không phủ nhận thế giới ảo đang tạo điều kiện cho mỗi
người được giao lưu, chia sẻ và tìm kiếm thông tin nhanh
chóng. Nhưng cũng phải khẳng định chỉ có đứng lên và đi
người ta mới có thể trải nghiệm hết cuộc sống muôn màu
này.
Xách ba lô lên và đi, không phải là những chuyến du lịch

bụi, không phải là cuộc phiêu lưu mạo hiểm khám phá
những vùng đất mới, mà đi và đến những nơi đang cần sự sẻ
chia, giúp đỡ.
Đi tình nguyện chính là hoạt động đi và đến mang thông
điệp ý nghĩa trên. Qua mỗi chuyến đi, ta nhận ra rằng những
gì chúng ta cho đi dường như không là gì so với những gì
chúng ta nhận được. Bài học về cho và nhận sẽ giúp mỗi
người tự hoàn thiện mình hơn.

×