Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Lịch Sử Văn Hóa Vùng Đất Xuân Thiên ( Thọ Xuân, Thanh Hóa ).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
-------------------------

TRẦN DANH HẢI

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT XUÂN THIÊN
( THỌ XUÂN, THANH HÓA )

LUÂN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Thanh Hóa, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
-------------------------

TRẦN DANH HẢI

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT XUÂN THIÊN
( THỌ XUÂN, THANH HÓA )

LUÂN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Mai Văn Tùng
2. TS. Lê Thanh Thủy

Thanh Hóa, năm 2020


Danh sách Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học
Theo quyết định số: 1633 / QĐ- ĐHHĐ ngày 13 tháng 10 năm 2020 của
Hiệu trưởng Trường đại học Hồng Đức
Cơ quan công tác

Chức danh
trong hội
đồng

PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy

Trường Đại học Hồng Đức

Chủ tịch

TS. Nguyễn Thị Định

Trường Đại học Hồng Đức

Ủy viên


Học hàm, học vị,
họ và tên

phản biện 1
TS. Lê Văn Phong

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Ủy viên
phản biện 2

PGS.TS. Hồng Thanh Hải

Hội KHLS Thanh Hóa

Ủy viên

PGS.TS. Nguyễn Thị Vân

Trường Đại học Hồng Đức

UV, Thư ký

Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng ngày 31 tháng 10 năm 2020
Xác nhận của Thư ký hội đồng

Xác nhận của người hướng dẫn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lập với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình khoa học đã cơng bố.
Người cam đoan

Trần Danh Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, với tinh thần chân thành, tác giả xin
trân trọng cảm ơn:
- PGS.TS. Mai Văn Tùng
- TS. Lê Thanh Thủy
- Tập thể giảng viên Bộ môn Lịch sử, Khoa Khoa học Xã hội, trường
Đại học Hồng Đức.
- Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, Trung tâm bảo tồn di sản
Thanh Hóa.
- Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Xuân Thiên, thị trấn Lam Sơn, huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện để tơi hồn
thành luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng song do điều kiện, trình độ hiểu biết cịn hạn
chế, chắc chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong
nhận được sự góp ý và chỉ dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả

Trần Danh Hải


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và giới hạn của đề tài ....................... 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. ....................................... 4
5. Đóng góp của luận văn. ...................................................................... 6
6. Bố cục của luận văn ............................................................................ 6
Chương 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT
XUÂN THIÊN ................................................................................................. 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 8
1.2. Quá trình hình thành vùng đất Xuân Thiên ..................................... 9
1.2.1. Địa danh Xuân Thiên trong lịch sử ............................................... 9
1.2.2. Nguồn gốc dân cư và dòng họ .................................................... 15
1.3. Truyền thống lịch sử- văn hóa, nhân vật lịch sử ............................ 16
1.3.1 Truyền thống lịch sử- văn hóa ..................................................... 16
1.3.2. Nhân vật lịch sử .......................................................................... 18
Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 29
Chương 2. DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ.................................................. 30
2.1. Bia và đền thờ Lê Sao .................................................................... 31
2.2. Chùa và Bia chùa Quảng Phúc ...................................................... 33

2.3. Đình làng Quảng Thi. .................................................................... 38
2.4. Hệ thống nhà cổ ............................................................................. 39
iii


2.5. Nhà thờ giáo họ Kẻ Đầm .............................................................. 40
2.6. Các di sản khác .............................................................................. 40
2.6.1 Chùa Hà........................................................................................ 40
2.6.2. Đình làng Quảng Ích ................................................................... 41
2.7. Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản ......... 42
2.7.1. Thực trạng ................................................................................... 42
2.7.2. Giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản ................. 44
Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 45
Chương 3. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ......................................... 46
3.1. Phong tục, tập quán ........................................................................ 47
3.1.1. Phong tục vòng đời ..................................................................... 47
3.1.2. Phong tục lễ tết............................................................................ 53
3.1.3. Một số phong tục, tập quán khác ................................................ 57
3.2. Tơn giáo- tín ngưỡng ..................................................................... 59
3.2.1 Tơn giáo ....................................................................................... 59
3.2.2. Tín ngưỡng .................................................................................. 64
3.3. Lễ hội truyền thống và trị chơi dân gian ....................................... 66
3.3.1. Hội làng ....................................................................................... 67
3.3.2. Trò chơi dân gian ........................................................................ 67
3.4. Văn học dân gian............................................................................ 71
3.5. Nghề thủ công truyền thống........................................................... 75
3.5.1. Nghề làm bánh gai. ..................................................................... 75
3.5.2. Nghề làm tương........................................................................... 76
3.6. Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa .. 78
3.6.1. Thực trạng ................................................................................... 78

3.6.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ..................... 80
Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

KHXH

Khoa học xã hội

4

Nxb


Nhà xuất bản

5

P.GS

Phó giáo sư

6

Tg

Tác giả

7

TS

Tiến sĩ

8

Tr

Trang

v


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, làng xã là tế bào cơ sở có vai trị
quan trọng trong việc tập hợp cộng đồng dân cư để phát triển kinh tế, chống
giặc ngoại xâm, dựng nước và giữ nước. Đồng thời là nơi lưu giữ, bảo tồn các
giá trị truyền thống của dân tộc, đánh bại mọi âm mưu hủy hoại, đồng hóa của
ngoại bang.
Văn hóa làng cùng với sự phát triển của đất nước đã có nhiều đổi thay.
Làng xã ln là chủ đề nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, để đi sâu nghiên cứu chi tiết về một địa phương, đánh giá đúng vị trí,
vai trò của từng làng xã là vấn đề cần thiết.
1.2. Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử
văn hóa xun suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang
của dân tộc. Nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử sôi động, hào hùng
là quê hương của nhiều danh nhân, hào kiệt. Có thể khẳng định Thọ Xuân là
cái nôi linh thiêng của Xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”, có tiềm năng dồi dào,
phong phú về nhiều loại hình du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch
sinh thái và du lịch danh lam thắng cảnh.
Trên địa bàn huyện Thọ Xuân có hơn 200 di tích lớn nhỏ các loại, trong
đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Di tích lịch sử Lam Kinh (thị trấn Lam
Sơn), di tích đền thờ Lê Hồn (xã Xuân Lập), 6 di tích đã được xếp hạng cấp
quốc gia, 38 di tích xếp hạng cấp tỉnh và thắng cảnh như núi Mục Sơn, đập
Bái Thượng, có 1 di sản phi vật thể quốc gia: Trò Xuân Phả.
Thọ Xuân là nơi sinh ra người anh hùng dân tộc Lê Hoàn- người sáng lập
ra vương triều Tiền Lê (981-1009), nổi tiếng với việc “phá Tống bình Chiêm”.
Là quê hương người anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) đánh đuổi quân đô hộ nhà Minh giành lại độc
lập cho giang sơn đất nước lập nên triều đại Hậu Lê (1428 - 1788). Đây là nơi
hội tụ nhiều anh hùng nghĩa sĩ về dưới cờ đại nghĩa Lam Sơn.
1



Thọ Xuân là nơi sinh ra nhiều danh nhân như: Trình Minh, Lê Văn
Linh, Lê Văn An, Nguyễn Nhữ Lãm, Lê Khả Lãng, Lê Sao, Nguyễn Thận,
Trần Lựu...nhiều lãnh tụ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp, nhiều lão
thành cách mạng trong thời kỳ chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ
giải phóng dân tộc. Nơi đây là địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của
tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Truyền thống lịch sử văn hóa vùng đất Thọ Xuân là cơ sở để tạo nên
nhiều làng xã nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Trong đó có vùng đất Xuân Thiên.
Đây là một trong 30 xã, thị trấn của huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Vùng đất này nằm bên tả ngạn sơng Chu cách khu di tích quốc gia đặc biệt
Lam Kinh 3 km về phía đơng là nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hào kiệt
nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Lê Sao, Lê Lý, Trương Chiến, Trần
Lựu, Lê Ngân (Khai quốc công thần triều hậu Lê), là nơi nuôi dưỡng thái tử
Lê Duy Đàm (sau là vua Lê Thế Tơng). Nơi đây cịn lưu giữ được nhiều di
tích như Đình làng Quảng Thi, Đình làng Quảng Ích, Chùa và Bia chùa
Quảng Phúc, Bia và đền thờ tướng quân Lê Sao, Bia Thụy Hoa công chúa,
nhà thờ giáo họ Kẻ Đầm, hệ thống nhà cổ Phố Đầm... nhiều phong tục tập
quán, tín ngưỡng, văn học dân gian, lễ hội và trò chơi truyền thống quý giá.
Trải qua thời gian Xuân Thiên đã phát huy được lợi thế về vị trí địa lý để xây
dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế lớn, một đầu mới giao thương trọng
điểm của cả vùng và xây dựng nên những truyền thống quý giá mang bản sắc
riêng của địa phương. Với vai trò lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn, các cuộc đấu
tranh bảo vệ và giành độc lập cho quê hương, có thể khẳng định Xuân Thiên
là một địa phương có vai trị quan trọng trong lịch sử dân tộc.
Vì vậy, việc tìm hiểu về văn hóa vùng đất Xuân Thiên là điều cần thiết
sẽ góp phần bảo tồn, phát huy những di tích, di sản, những truyền thống quý
báu của địa phương. Đây cũng là cơ sở dữ liệu để bổ sung cho khu di tích
quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Khẳng định vai trò của vùng đất Xuân Thiên với
khởi nghĩa Lam Sơn, với kinh đô Lam Kinh, với vương triều Hậu Lê và lịch

2


sử dân tộc. Từ đó đề xuất những biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản vật thể, phi vật thể của địa phương với tư cách là vùng phụ cận của di
tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu “ Lịch sử văn hóa
vùng đất Xuân Thiên (Thọ Xuân, Thanh Hóa) làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về huyện Thọ Xuân,
trong đó có viết về vùng đất Xuân Thiên với những góc độ và cách tiếp cận
khác nhau.
Các bộ sử thời phong kiến như “ Đại Việt sử ký tồn thư”của Ngơ Sĩ
Liên[22],“Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú[10], “Khâm
định Việt sử thông giám cương mục”[30], Đại Việt thông sử của Lê Q Đơn
[13] là các bộ sách lớn có viết về khởi nghĩa Lam Sơn, kinh đô Lam Kinh và
một số nhân vật của vùng Xuân Thiên.
Sách “Địa chí huyện Thọ Xuân” của UBND huyện Thọ Xuân xuất bản
năm 2005 đã tổng hợp lịch sử và các thành tựu lớn của tồn huyện, trong đó
có xã Xn Thiên.[35]
Sách “lịch sử xã Xuân Thiên”xuất bản năm 2007 đã đề cập đến quá
trình hình thành các làng xã, một số danh nhân, truyền thống lịch sử, văn hóa
của xã Xuân Thiên. [37]
Lý lịch khoa học và hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh,
sách “ 35 vị khai quốc cơng thần Lam Sơn”[2], Sách Thanh Hóa thời Lê [6],
Chùa xứ Thanh, tập 1 [14]...
Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vùng đất
Xuân Thiên nhưng mới chỉ đề cập riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu có hệ
thống và đầy đủ về lịch sử văn hóa của địa phương này. Vì vậy luận văn này

đã tập trung nghiên cứu về các di tích, lễ hội văn hóa truyền thống của vùng
đất Xuân Thiên, đề ra những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị.
3


3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và giới hạn của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ hệ thống lại toàn bộ lịch sử, các di sản vật thể, phi vật thể
của vùng đất Xuân Thiên trên cơ sở hệ thống hóa các nguồn tư liệu và kết quả
nghiên cứu tại thực địa.
Xây dựng hệ thống tư liệu địa phương, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học lịch sử địa phương trong nhà trường và tuyên truyền trong cộng
đồng dân cư. Tăng cường sự hiểu biết về truyền thống và lòng tự hào dân tộc;
từng bước phát huy các giá trị di tích với vai trị là vùng phụ cận của di tích
quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu quá trình hình thành, lịch sử văn hóa và mối quan hệ giữa
vùng đất Xuân Thiên với các vùng lân cận và kinh đô Lam Kinh
- Làm nổi bật các đặc điểm riêng, đặc trưng của vùng đất Xuân Thiên
với các vùng đất khác của xứ Thanh. Từ đó đề ra được phương hướng bảo tồn
và phát huy các giá trị tiêu biểu của địa phương.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất Xuân Thiên bao gồm:
Lịch sử hình thành vùng đất, lịch sử hình thành các dịng họ, các giá trị lịch
sử, văn hóa vật thể và phi vật thể.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Quá trình hình thành, phát triển và lịch sử văn hóa của
vùng đất Xuân Thiên (Thọ Xuân, Thanh Hóa) từ khi hình thành đến nay.
- Về khơng gian: Khơng gian của đề tài được giới hạn trong địa giới hành
chính xã Xuân Thiên (gồm các làng: Quảng Thi, Quảng Ích (1 và 2), Đồng Cổ,

Hiệp Lực, Tân Thành, Thống Nhất, Cộng Lực, Đại Đồng và Hịa Bình).
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là
các tài liệu thành văn, tài liệu vật chất, tài liệu văn hóa dân gian.
4


4.1.1. Nguồn tài liệu thành văn
Nguồn tài liệu chữ Hán đã được dịch: Thời phong kiến cũng có một số
cuốn sách viết về vùng đất Thọ Xuân nói chung và vùng đất Xuân Thiên nói
riêng như: Đại Việt sử ký tồn thư, Khâm định việt sử thơng giám cương
mục, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục, Đại Việt thông sử...
Nguồn tài liệu tiếng Việt: bao gồm các cuốn sách như: Địa chí huyện
Thọ Xuân, lịch sử xã Xuân Thiên, hồ sơ xếp hạng các di tích, các sách giới
thiệu về các nhân vật lịch sử...
4.1.2. Nguồn tài liệu vật chất
Bao gồm các di tích cổ nằm trên địa bàn xã Xuân thiên như: Đền thờ
Lê Sao, Bia Lê Sao, nhà Cổ, chùa Đầm, Nhà thờ giáo họ Kẻ Đầm, đình làng
Quảng Thi...
4.1.3. Tài liệu văn hóa dân gian
Chủ yếu là các truyền thuyết, truyện kể dân gian, ca dao, tục ngữ,
phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ tục dân gian.
4.2. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn tuân thủ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin của Đảng
Cộng sản Việt Nam về sử học, văn hóa học nhằm đảm bảo tính khách quan và
trung thực trong nghiên cứu sử học.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Tác giả dựa vận dụng phương pháp luận sử học Mác xít kết hợp với các

phương pháp bộ môn, chủ yếu là:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, khu vực học. Từ kết
quả nghiên cứu của các ngành khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, địa
chất học, địa lý học để có cái nhìn tồn diện về lịch sử một vùng đất, xử lý
số liệu, chứng minh các luận điểm, bổ sung làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm
nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp để chọn lọc các tư liệu có
giá trị, chính xác liên quan đến đề tài; đánh giá sự tương quan về văn hóa
5


giữa các làng, giữa các thành tố văn hóa trong địa bàn nghiên cứu. Đối chiếu
so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn; đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy
giá trị các di sản.
5. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm q trình hình thành và phát triển của vùng đất
Xuân Thiên và những đóng góp trong lịch sử dân tộc.
- Tổng hợp các giá trị văn hóa, di sản của vùng đất. Khẳng định tầm
ảnh hưởng và vai trò của vùng đất Xuân Thiên với các vùng xung quanh và
đặc biệt là mối quan hệ với kinh đơ Lam Kinh.
- Góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất
nước, niềm tự hào dân tộc, bổ sung tư liệu cho công tác giảng dạy lịch sử
địa phương.
- Đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, di sản,
phong tục tập quán, lễ hội của địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất xuân Thiên
Chương 2. Di sản văn hóa vật thể
Chương 3. Di sản văn hóa phi vật thể.


6


Chương 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT
XUÂN THIÊN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xuân Thiên nằm ở phía tây bắc huyện Thọ Xuân, cách thị trấn Thọ
Xuân 13km, cách thành phố Thanh Hóa 48km, bên tả ngạn sơng Chu, có diện
tích 805,96ha. (Trong đó đất nơng nghiệp 515,7ha, đất phi nơng nghiệp
290,26ha), dân số trên 10.000 người.
Phía đơng bắc giáp xã Thuận Minh.
Phía đơng giáp các xã Thọ Hải, Thọ Diên, Thọ Lâm.
Phía tây nam giáp thị trấn Lam Sơn.
Phía tây bắc giáp xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc).
Xã Xuân Thiên nằm cách khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh gần
3km, cách khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hồn 7km, cách đường
Hồ Chí Minh 2,5km (đến Ngã Ba Si- huyện Ngọc Lặc), nơi đây cũng gần với
Cảng hàng không Thọ Xuân.
Xuân Thiên như một hồn đảo nhỏ do được bao bọc xung quanh bởi
sơng nước. Phía trước mặt có con sơng Chu chảy suốt theo chiều dài của địa
phương, dài 3,2km, phía sau lưng có hón Quế, hón Thiên chạy dài theo làng
ơm lấy cánh đồng rồi đổ ra sơng Chu; phía tây có con mương do thị trấn Lam
Sơn đào để tiêu nước ở hồ Chốn. Đứng trên cao nhìn xuống sẽ thấy Xn
Thiên như một bức tranh đẹp với sơng nước, xóm làng và đồng ruộng trù phú.
Xét về mặt phong thủy thì Xn Thiên có thế dựa là Đồn Dồn, Đồng
Thi; xa hơn nữa là các núi ở Đồi Nan, phía trước nhìn ra sơng Chu, có tả
thanh long là dãy núi Cị Tơ (xã Thuận Minh), hữu bạch hổ là núi Mục Sơn
(thị trấn Lam Sơn), vượng khí tốt để tụ cư, lập nghiệp và xây dựng xóm làng

phồn thịnh.
Như vậy, về vị trí địa lý thì vùng đất Xn Thiên là một xã trung du, có
diện tích lớn của huyện Thọ Xuân.
7


1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Về sơng ngịi
Sơng Chu là dịng sơng lớn thứ 2 ở Thanh Hóa, nhánh lớn nhất trong hệ
thống sông Mã. Sông Chu bắt nguồn từ cao nguyên Sầm Nưa (Lào). Phần
sông chảy qua Việt Nam dài 145km, chảy qua huyện Thọ Xuân dài 29,4km.
Lúc đầu dịng sơng chảy theo hướng Đơng Bắc- Tây Nam tới Mường Hinh thì
chuyển thành hướng Tây- Đơng chảy qua các huyện miền núi Thanh Hóa về
Bái Thượng qua thị trấn Lam Sơn đến Xuân Thiên. Có thể nói từ xưa tới nay
sơng Chu ln đóng một vai trị hết sức quan trọng về nhiều mặt đối với vùng
đất này.
Sông Chu thời nhà Lê được gọi là Lương Giang hay còn gọi là sông
Lường. Do bắt nguồn từ đồi núi cao nên lưu lượng nước nhiều quanh năm,
ngay cả vào mùa khơ lượng nước cũng cịn nhiều. Trải qua thời gian sơng
Chu đã nhiều lần thay đổi dịng, phù sa của dịng sơng đã bồi đắp nên nhiều
bờ bãi, đầm, lạch. Đây là huyết mạch giao thông những năm đầu thế kỷ XX
về trước. Theo dịng sơng Chu người dân đã vận chuyển hàng hóa từ khắp các
vùng miền về với Xuân Thiên, cũng đồng thời là con đường để đưa các hàng
hóa đặc trưng của vùng đất này đến với các khu vực khác.
- Về đất đai, thổ nhưỡng
Xuân Thiên là vùng đất bán sơn địa có địa hình bậc thang thoai thoải.
Đất ở đây chủ yếu là phù sa do dịng sơng Chu bồi đắp hàng năm và một số là
đất đỏ phát triển trên đá phiến. Đất ở ngoài đồng chủ yếu là “phần đất sét, cát
cuội hạt nhỏ có nguồn gốc sơng biển hỗn hợp” thích hợp trồng cây lúa, cây
nơng nghiệp hoặc có thể khai thác làm gạch, làm sành gốm. Đất ở các gò

Đồng Cổ, Phượng Hồng có khả năng trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp.
[37;tr9]
Tính đến năm 2005, tổng diện tích tồn xã là 830 ha, trong đó:
Diện tích canh tác: 486,7ha.
Diện tích lúa nước: 301ha.
8


Diện tích chuyên màu: 119,2ha
Diện tích 1 lúa, 1 màu: 53ha
Diện tích ao hồ: 13,5ha
- Về Khí hậu, thời tiết.
Khí hậu và thời tiết ở Xuân Thiên vô cùng khắc nghiệt và thất thường,
nhiệt độ trung bình năm 23,40C, lúc cao nhất đến 41.50C, lúc thấp nhất đã
xuống đén 50 C
Lượng mưa trung bình năm: 1.864mm
Lượng mưa nhỏ nhất trong năm: 1.321mm
Lượng mưa ngày lớn nhất đo được ngày 24 tháng 9 năm 1963 là
314.8mm.
Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 85%
Mùa hè thường xuất hiện gió đơng nam từ tháng 4 đến tháng 10 tạo nên
khí hậu ơn hịa. Từ tháng 11 đến tháng 3 có gió đơng bắc tạo nên những đợt
khơ hanh giá rét.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên ở Xuân Thiên có nhiều thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp và thương nghiệp. Những cánh đồng bằng phẳng,
những bãi bồi phù sa là nơi lý tưởng để trồng cây lương thực, hoa màu. Với
lợi thế về giao thông, nơi đây trở thành đầu mối để tập hợp những người từ
nơi khác đến giao thương, và trải qua thời gian vùng đất này trở thành “đất
lành” để an cư lập nghiệp.
1.2. Quá trình hình thành vùng đất Xuân Thiên

1.2.1. Địa danh Xuân Thiên trong lịch sử
Theo Phạm Văn Đấu trong cuốn “Phác thảo lịch sử kinh tế Thanh Hóa
(Từ nguyên thủy đến 1945)”đã viết: Trên các đồi gị thấp thuộc các xã phía
bắc sơng Chu như: Xuân Thiên, Xuân Lập, Xuân Minh các nhà khảo cổ đã
phát hiện ra một số công cụ đá mang dấu ấn văn hóa Sơn Vi. Đó là những
cơng cụ bằng đá cuội được ghè đẽo thô sơ. Các công cụ đá nguyên thủy này
được các nhà khảo cổ gọi là các cơng cụ có lưỡi dọc, cơng cụ hình mũi nhọn,
9


cơng cụ có lưỡi ngang...Ngồi ra văn hóa Đơng Sơn còn được phát hiện càng
ngày nhiều trên đất Thọ Xuân, trong đó có xã Xn Thiên. Tại đây ngồi các
di vật tiêu biểu của văn hóa Đơng Sơn như cán dao găm hình người, trống
đồng, thạp đồng, đồ trang sức, đồ gốm cịn phát hiện được một số di tích cư
trú lâu dài của chủ nhân văn hóa Đơng Sơn.[12; tr24]
Nguồn gốc hình thành dân cư, làng xã Xuân Thiên qua các tài liệu lịch
sử và lưu truyền trong dân gian có thể khẳng định mốc ra đời của đơn vị hành
chính là vào thời Đinh.
Tháng 11 năm 938 khi Ngơ Quyền kéo qn ra bắc dẹp Kiều Cơng
Tiễn thì đất Xn Thiên đã có người ở. Lúc này dịng sông Chu chảy ở khu
vực Đồng Lang nên con người theo dịng nước làm ăn sinh sống đã hình
thành một cụm dân cư. Theo quy định của triều đình lúc bấy giờ những cụm
dân cư nhỏ lẻ được gọi là Kẻ. Do ở Xuân Thiên có nhiều đầm, lạch nên gọi là
Kẻ Đầm.
Thời Đinh, người dân Xuân Thiên ở một vệt dài từ Đồng Me đến Ổ Gà
men theo sông Chu. Về sau do phù sa bồi đắp cư dân di chuyển vào khu vực
xóm 10 (Tân Thành) trải dài từ thôn Thống Nhất đến hết thôn Đại Đồng.
Theo thời gian số lượng cư dân đông hơn được gọi là Ấp Đầm, Trang Đầm,
Đàm Xá Trang, Đàm Sóc Ấp.
Thời vua Lê Đại Hành, đã khuyến khích khai hoang, mở mang ruộng

đồng, trang ấp. Bốn ông họ Đinh, họ Phạm, họ Lê, họ Trịnh đem người nhà
đến khúc sông Lấp, họ san đồi làm nương, lấp hồ cấy lúa. Bởi tốt đất nên
nhiều cò đậu, chẳng bao lâu thành Thê Ấp rồi Thê Trang. Khi đã gây được cơ
sở, họ tiến sang khu đầm sâu, mau rộng, lập thêm Sóc Ấp, sau là Đàm Trang.
Đất ở Kẻ Thê là nơi có người ở đầu tiên, hàng năm được phù sa sông
Chu bồi đắp nên mùa màng tươi tốt. Đời Trần có một bà dòng dõi quý tộc về
đây lập ấp xây dựng làng mạc trù phú được gọi là Thê Trang. Sau khi bà mất
được nhân dân lập đền thờ gọi là bà Chúa Thê Trang.
Cuối thời Trần, Thê Trang sáp nhập Đàm Trang thành Đàm Thi Sách,
thuộc hương Lam Sơn, huyện Lương Giang (Thọ Xuân), phủ Thanh Hóa.
10


Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược của nhà Hồ thất
bại, nhà Minh đã đặt ách thống trị trên đất nước ta. Với chính sách cai trị
thâm độc, tàn ác, nhân dân ta ở khắp nơi đã đứng lên khởi nghĩa. Tại vùng đất
Lam Sơn, trước khi khởi nghĩa, để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, Lê Lợi đã
cử Lê Thạch là con của Lê Học (Anh cả của Lê Lợi) sang bên khu vực huyện
Yên Định để chiêu tập quân sĩ, chuẩn bị lương thảo, sau đó Lê Thạch về địa
phận Xuân Thiên lập ra Tiếp Lộc Sách để hỗ trợ nghĩa quân (trung tâm là
thôn Hiệp Lực hiện nay). Trong khởi nghĩa Lam Sơn, vùng đất Xuân thiên đã
đóng góp nhiều vị tướng tài, nhiều nghĩa sĩ trung dũng góp một phần quan
trọng trong chiến thắng cuối cùng của cuộc khởi nghĩa.
Sau khi nhà Mạc lấy ngơi vua của nhà Lê năm 1527 thì đến năm 1533
nhà Lê Trung Hưng được thành lập đã lấy Vạn Lại, Yên Trường làm kinh đô
kháng chiến chống Mạc. Nhà Mạc luôn đem quân đánh phá. Đến thời vua Lê
Anh Tông, thái tử Lê Duy Đàm được đem nuôi dưỡng tại Đàm Xá (tức Đàm
Thi). Khi Lê Duy Đàm nối ngôi vua (Lê Thế Tông), chữ Đàm kỵ húy, tên
Đàm Thi đổi thành Quảng Thi. Ở làng Đầm hiện cịn nhiều dấu tích thời khởi
nghĩa Lam Sơn và Lê Trung Hưng: Mả Ngô (nơi chôn giặc Minh), các đồn

lũy: Đồn Rồn, đồn Chế, đồn Thị, Gò Căng (kho quân lương), thành Lũy (Lũy
đất), Cột Cờ (quân tiền tiêu)...
Năm 1778, đời vua Lê Hiển Tông (1740- 1786), niên hiệu Cảnh Hưng
làng Quảng Thi cùng với Tiếp Lộc Sách sát nhập thành xã Quảng Thi thuộc
tổng Quảng Thi huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa.
Năm Gia Long thứ 14 (1815), phủ Thiệu Thiên đổi thành phủ Thiệu
Hóa, lúc này xã Quảng Thi thuộc tổng Quảng Thi, huyện Thụy Nguyên, phủ
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Bởi lợi thế “Nhất cận thị, nhị cận giang”, chợ Đầm ra đời rất sớm và
phát triển thành 1 trong những khu chợ lớn của tỉnh Thanh Hóa.
Chợ Đầm ở phía tả ngạn sơng Chu, học giả Robequain cho biết thì
trước năm 1900, người Lào và người các huyện miền núi Thanh Hóa thường
11


xuống thẳng chợ Đầm để trao đổi và mua bán hàng hóa. Nhiều lúc, chợ Đầm
cịn đơng đúc, nhộn nhịp hơn cả chợ Thịnh Mỹ (xã Thọ Diên) và chợ Bái
Thượng (xã Xuân Bái). Đây gần như là một trung tâm tập kết luồng, gỗ lớn
nhất của cả tỉnh. Từ đây luồng, gỗ và các hàng nông lâm sản đã được vận
chuyển trên sông Chu đến các làng khác trong tỉnh và cả Bắc kỳ. Ngồi
những phiên chợ chính họp 5 ngày 1 phiên thì các ngày thường chợ Đầm, Phố
Đầm, bến Đầm vẫn cứ nườm nượp người qua lại trong khơng khí mua bán
nhộn nhịp, kho bãi ngổn ngang, quán xá tấp nập, áo nâu chen sắc chàm, tiếng
Thanh hịa giọng Bắc.
Chợ Đầm một tháng sáu phiên
Có cơ hàng xén cười duyên bán hàng.
“Người Lào và người vùng cao còn đi bằng cả ngựa để đến chợ phố
Đầm. Sắc màu quần áo sặc sỡ đủ loại của họ hòa vào không gian mua bán đã
làm cho chợ phố Đầm trở nên lung linh và sinh động đến khó tả” [35; tr92)
Chợ Thạc, chợ Sánh, Chợ Si

Trăm cơng nghìn việc cũng đi chợ Đầm.
Năm 1852, chợ Đầm dời sang địa điểm mới, hình thành phố Đầm sầm uất.
Phố Đầm bn bán phồn thịnh như một thị trấn với nhiều cửa hiệu lớn:
Hiệu thuốc tây Nam Ích Long, thuốc bắc Quảng Phát, thuốc lào Mỹ Thái,
hiệu vàng Tấn Long, hiệu nhuộm Tân Mỹ...
Thời kỳ khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp, con em làng Đầm tham
gia nghĩa quân Tống Duy Tân hoạt động từ miền xuôi lên miền núi.
Năm 1915, các làng miền núi của Quảng Thi được cắt ra tháp nhập với
tổng Ngọc Lặc, huyện Thụy Nguyên để lập ra châu Ngọc Lặc. Nửa còn lại
tháp nhập với tổng Quảng Yên thuộc huyện Lơi Dương, phủ Thọ Xn, tỉnh
Thanh Hóa. Xã Quảng Thi lúc bấy giờ có làng Quảng Ích mới được thành lập,
tách ra từ năm 1905 đời vua Thành Thái được cơng nhận là xã Quảng Ích.
Năm 1946, 6 xã đầu tổng của tổng Quảng Yên là Hướng Dương, Lam
12


Sơn, Giao Xá, Hào Lương, Quảng Thi, Quảng Ích, nhập lại thành một xã lấy
tên là xã Thuận Thiên.
Năm 1947, xã Thuận Thiên được đổi thành xã Xuân Thiên.
Năm 1954, Xuân Thiên tách ra làm 2 xã Xuân Thiên và Xn Lam. Xã
Xn Thiên có 2 thơn cũ là Quảng Thi và Quảng Ích. Đến năm 1987, phát
triển xây dựng vùng kinh tế mới, địa phương lập thêm 1 làng mới có tên là
Đồng Cổ.
Hiện nay, Xuân Thiên có 12 làng Quảng Thi, Quảng Ích (1 và 2), Đồng
Cổ, Hiệp Lực, Tân Thành, Thống Nhất, Cộng Lực, Đại Đồng và Hịa Bình.
Làng Đầm đến với cách mạng rất sớm. Ban đầu chỉ là một số hoạt động
như chấn hưng thương nghiệp (Tiên Long thương đoàn) do cụ đồ Uẩn tuyên
truyền hưởng ứng phong trào đón cụ Phan Bội Châu, phong trào truy điệu cụ
Phan Chu Trinh làm xôn xao dư luận, đồng thời bí mật trao đổi nội dung tư
tưởng “Tự do độc lập” do thầy giáo Hồ Văn Giai truyền bá.

Năm 1929, đồng chí Trịnh Quang Lịch, đồng chí Lê Văn Sĩ trong tổ
chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Yên Trường (xã Thọ Lập) đến
làng Đầm bí mật gieo mầm cách mạng qua văn thơ cách mạng.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Ngày 22 tháng 9
năm 1930, Chi bộ Đảng Thọ Xuân được thành lập.
Nhân dân Xuân Thiên đã cùng với cả huyện, cả tỉnh đóng góp vào sự
nghiệp đấu ranh giải phóng dân tộc. Phong trào có lúc dâng lên mạnh mẽ, có
lúc lắng xuống vì bị địch khủng bố. Nhưng nhân dân Xuân Thiên đã dũng
cảm vùng dậy đánh đuổi đế quốc, thực dân, phong kiến góp phần giành thắng
lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Năm giờ sáng ngày 19-81945, nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa, các lực lượng tự vệ, đồn thể, quần
chúng do ơng Trịnh Ngọc Nhuận và ông Cao Ba phụ trách tiến hành tịch thu
đồng triện lý trưởng, tuyên bố giải tán Hội đồng hương chức, thành lập chính
quyền cách mạng lâm thời xã Xuân Thiên. Từ đây Xuân Thiên tiếp tục xây
dựng cuộc sống mới với phương châm “kháng chiến, kiến quốc”.
13


Sự kiện ra đời của chi bộ Đảng Thuận Thiên ngày 20 tháng 3 năm 1947
với 5 đảng viên (trong đó Xn Thiên có 2 đồng chí) là mốc quan trọng trong
lịch sử truyền thống của Đảng bộ quê hương đánh dấu bước trưởng thành của
tổ chức cơ sở đảng và phong trào cách mạng ở địa phương. Dưới sự lãnh đạo
của chi bộ nhân dân bắt tay vào sản xuất, chi viện cho tiền tuyến, tòng quân,
giết giặc, nhường cơm, sẻ áo cho các đơn vị bộ đội, dân cơng thương binh ăn,
ở góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.
Sau khi hịa bình lập lại đất nước ta bước vào thời kỳ mới, miền bắc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc. Trong giai đoạn này ở địa phương đã tiến hành thực hiện cuộc cải cách
rộng đất, lập tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao đưa quê
hương vào con đường hợp tác hóa xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với nhân

dân toàn miền Bắc, vùng đất Xuân Thiên đã trở thành hậu phương nhỏ, vừa
chủ động sản xuất, vừa chiến đấu chống đế quốc, vừa chi viện cho chiến
trường miền Nam. Để cùng với quân và dân cả nước làm nên chiến thắng vẻ
vang của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước năm 1975.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới
phía Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào
và Campuchia, vùng đất Xuân Thiên đã đóng góp sức người và của trên mọi
mặt trận. Đã có 1.015 thanh niên Xuân Thiên tham gia bộ đội, 194 thanh niên
xung phong, gần 50 mươi đợt dân cơng với hàng nghìn lượt người tham gia
phục vụ trên các chiến dịch. Có 149 liệt sĩ, 151 thương binh, 25 bệnh binh, 7
người bị nhiễm nặng chất độc da cam.
Với những công lao và thành tích ấy, nhân dân Xuân Thiên đã được
Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- 149 bằng tổ quốc ghi công.
- 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
14


- 672 huân, huy chương các loại.
- 39 danh hiệu chiến sỹ quyết thắng, dũng sỹ diệt Mỹ, chiến sĩ thi đua
(trong đó có 17 lão thành cách mạng; 1 cán bộ tiền khởi nghĩa).
Sau chiến tranh, nhân dân Xuân Thiên đã đồng lịng, sát cánh cùng
chính quyền để xây dựng quê hương. Đặc biệt gần 30 năm sau đổi mới, Xn
Thiên đã hồn tồn đổi khác, làng xóm khang trang, cơ sở vật chất phát triển,
bình quân tăng trưởng hàng năm cao (từ 1995-2005, trung bình tăng từ 16 đến
20%/ năm). Tập trung xây dựng làng văn hóa và làng văn hóa kiểu mẫu, đến
nay đã có 4 làng được cơng nhận là làng văn hóa cấp tỉnh, 5 làng văn hóa cấp
huyện. Bắt đầu xây dựng xã văn hóa từ năm 2005.
Ngày 31 tháng 12 năm 1999, Xuân Thiên được Đảng và Nhà nước

phong tặng danh hiệu cao quý “Đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới”. Đây
là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất
Xuân Thiên.
1.2.2. Nguồn gốc dân cư và dòng họ
Vùng đất Xuân Thiên là nơi “tập trung chủ yếu của người Kinh, một số
ít là người Mán, Mường, Dao về sinh sống” [37; tr22]. Đầu thế kỷ X nơi đây
tập trung 6 dòng họ là Đinh, Lê, Lý, Trần, Phạm, Trịnh về khai hoang lập
làng. Từ năm 1430- 1800 các dịng họ cơng thần như: Ngơ Dỗn, Lê Đình, Lê
Huy, Lê Văn, Lê Bá, Trịnh Huy, Lê Đức, Trịnh Đình, Nguyễn Duy về đây cư
trú. Sau đó có thêm các dịng họ như: Mai, Trần, Tạ, Vũ, Nguyễn, Bùi đến ở
đây ngày càng đơng. Số dịng họ này đến nay đã trải qua 3 đến 4 đời.
Từ thời Nhà Nguyễn, khi chợ Đầm buôn bán sầm uất thì các dịng họ
Phạm (Nam Định), Bình Lục (Hà Nam), Lâm Thao (Phú Thọ ) và ở Thạch Hà
(Hà Tĩnh), người Thái Lan, Trung Quốc đã đến ở xung quanh chợ tạo thành
quần thể ngày một đông hơn. Hiện nay tồn bộ vùng đất Xn Thiên có 42
dịng họ chính: Lê, Lý, Nguyễn, Trần, Trịnh, Vũ, Ngô, Võ, Hà, Tào, Tiết, Bùi,
Tạ, Kiều, Đồng, Hồ, Đào, Lưu, Vi, Dỗn, Đồn, Cơng, Phan, Dương, Đàm,
Kim, Lị, Mai, Cao, Thái, An, Chu, Đặng, Trương, Biện, Tống, Quách,
Lương, Đỗ, Đinh, Phạm, Hoàng,
15


1.3. Truyền thống lịch sử- văn hóa, nhân vật lịch sử
1.3.1 Truyền thống lịch sử- văn hóa
- Truyền thống trong lao động sản xuất
Với vị trí thuận lợi và hàng năm ln được bồi đắp phù sa của dịng
sơng Chu nên sản xuất nông nghiệp là đặc trưng kinh tế của vùng đất này.
Ngay từ khi lập làng, nhân dân nơi đây đã đẩy mạnh việc trồng trọt, tích cực
canh tác, khai phá đất hoang, chú trọng sản xuất nông nghiệp. Ở khu vực đồi
cao đã tiến hành đào mương, khơi ngòi để giữ nước cho cây trồng. Trải qua

thời gian, người dân đã cải tạo thiên nhiên, đưa được nhiều giống mới vào
thâm canh, tăng vụ, gối vụ để tăng năng suất, sản lượng. Bằng sự cần cù, sáng
tạo và yêu lao động cuộc sống cư dân nơi đây khá ổn định, no đủ. Sự cần cù,
sáng tạo trong lao động không dừng lại ở canh tác nông nghiệp, với vị trí địa
lý thuận lợi về giao thương nơi đây đã phát triển mạnh thương nghiệp, thủ
công nghiệp và dịch vụ. Trong nhiều thế kỷ Phố Đầm trở thành trung tâm
buôn bán lớn, tập trung thương nhân và nhân dân nhiều vùng miền đến buôn
bán, lập nghiệp.
Trên tinh thần đồn kết, u thương nhau nhiều xóm làng, nhiều gia
đình xưa đã kết giao giúp đỡ nhau, xây dựng xóm làng, quê hương ngày
càng phát triển. Có thể khẳng định, cùng với thời gian nhân dân Xuân
Thiên đã tạo nên bản sắc riêng trong lao động sản xuất, đời nối đời chăm lo
xây dựng quê hương.
- Truyền thống trong chống ngoại xâm
Cùng với truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc trong lịch sử
dựng nước và giữ nước, các thế hệ ở vùng đất Xuân Thiên đã đóng góp nhiều
công lao lớn trọng việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo từ năm 1418 đến
năm 1427 vùng đất Xuân Thiên đã đóng góp nhiều tướng tài như Trần Lựu,
Lê Ngân, Trương Chiến, Lê Lý, Lê Sao...Nơi đây cũng đồng thời là nơi tập
hợp quân lính, luyện binh và có nhiều trận đánh ác liệt. Sau khi khởi nghĩa
16


giành thắng lợi, nhà Hậu Lê được thành lập, nhiều công thần được phong đất
ở Xuân Thiên như tổ của các dòng họ Lê Bá (cha con Lê Sao), tổ họ Lê Đức
(Lê Lọng), tổ họ Lê Đình (Lê Thạch).
Đến thời kỳ Lê Trung Hưng (1533-1788), trong chiến tranh Nam- Bắc
triều giữa nhà Lê và nhà Mạc thì Xuân Thiên là nơi đào hào đắp lũy để bảo vệ
vịng ngồi cho hành cung Vạn Lại- Yên Trường. Hiện nay ở khu Bái Giữa

còn còn lại thành đất còn gọi là Thành Lũy được xây dựng vào năm 1535.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã chiếm được hầu hết đất nước ta,
hưởng ứng phong trào Cần vương, Văn thân, tại Xuân Thiên nhân dân đã
cùng với ông Lê Thát đứng lên cùng phối hợp với nghĩa quân Tống Duy Tân
kháng Pháp. Đầu thế kỷ XX, nhân dân Xuân Thiên đã tích cực ủng hộ các
phong trào theo tư tưởng mới của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, ủng hộ
cách mạng tháng 10 Nga và các phong trào quốc tế vô sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 thì đến ngày 22-7-1930 Chi
bộ đảng huyện Thọ Xuân được thành lập, đến ngày 29-7-1930 Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa được thành lập. Từ năm 1930 đến cách mạng tháng 8- 1945, nhân
dân Xuân Thiên đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng, xây dựng và
phát triển các hình thức đấu tranh ngày càng đi vào chiều sâu, từ phạm vi nhỏ
dần mở rộng về quy mô, lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh. Thắng lợi
của cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Xuân Thiên là kết quả tập hợp của khối
đoàn kết toàn dân, tạo thành khối thống nhất trong mặt trận Việt Minh, dưới
sự lãnh đạo của đảng bộ huyện Thọ Xuân.
Trong giai đoạn 1945- 1954, nhân dân Xuân Thiên đã cùng với chi bộ
Đảng được thành lập năm 1947 đóng góp nhiều cơng lao trong sự nghiệp
kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong 9 năm kháng chiến nơi đây đã được
Nhà nước tặng thưởng:
- Bằng có cơng với nước: 4 gia đình
- 17 lão thành cách mạng
- 8 huân chương kháng chiến hạng ba
17


×