Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “phương tiện và luật lệ giao thông” của trẻ 5 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện quảng xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Lời cảm ơn!

LÊ THỊ THÙY

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

THEO CHỦ ĐỀ: “PHƢƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO
THƠNG” CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM
NON HUYỆN QUẢNG XƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐẠI HỌC NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

THANH HÓA, tháng 05/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

THEO CHỦ ĐỀ: “PHƢƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO
THÔNG” CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM
NON HUYỆN QUẢNG XƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CỬ NHÂN ĐẠI HỌC NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Sinh viên: Lê Thị Thùy
MSV: 1469010203
Lớp: K17D - Khoa: GDMN
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trịnh Thị Lan
Đơn vị công tác: Khoa giáo dục Mầm non

THANH HÓA, tháng 05/2018


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Phương tiện và luật lệ giao thông” là nội dung em chọn để nghiên cứu và
làm khóa luận tốt nghiêp và 4 năm học đại học chuyên ngành Giáo dục mầm non
Trường Đại học Hồng Đức.
Để hồn thành nhiệm vụ được nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp này, ngoài
sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn có sự giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi
của Ban giám hiệu, các phịng ban chức năng và ban chủ nghiệm cùng tồn thể các thầy
cô giáo trong khoa Giáo dục mầm non để em có thể nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận này, lời đầu tiên em xin chân
thành cảm ơn sâu sắc đến ThS.Trịnh Thị Lan thuộc Khoa Giáo dục Mầm non Trường
Đại học Hồng Đức. Cô đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu vừa qua.
Ngoài ra em xin bày tỏ sự biết ơn đến phòng Giáo dục huyện Quảng Xương, các
trường mầm non Thị Trấn, trường mầm non Quảng Tân và trường mầm non Quảng
Trạch đã luôn tạo điều kiện và cho em một cơ hội tốt, thuận lợi để luận văn này một
hồn chỉnh và chính xác nhất.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu xót, em rất
mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ cùng tồn thể thầy cơ giáo để khóa

luận này được hồn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cơ, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất.
Thanh Hóa, ngày

tháng 5 năm 2018.

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thùy


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ...............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. ...........................................................................................2
3.1. Khách thể nghiên cứu. ...............................................................................................................2
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................................3
7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................................4
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC. .................................................................................................5
1.1. Cơ sở pháp lí..............................................................................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận...............................................................................................................................5
1.2.1. Cơ sở lý luận về xây dựng kế hoạc tổ chức hoạt động tạo hình.........................................5
1.2.1.1. Khái niệm về kế hoạch tổ chức hoạt động. .......................................................................5
1.2.1.2. Khái niệm về xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình. .......................................6

1.2.1.3. Ý nghĩa của xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình...........................................6
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động tổ chức tạo hình trẻ mầm non. ...........................8
1.2.3. Một số nguyên tắc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ mầm non. ....9
1.2.4. Những vấn đề cơ sở về hoạt động tạo hình đối với trẻ 5 - 6 tuổi. ....................................11
1.2.4.1. Mục đích .............................................................................................................................11
1.2.4.2. Nhiệm vụ. ...........................................................................................................................11
1.2.4.3. Vai trị. .................................................................................................................................11
1.2.5. Một số yêu cầu về xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ mầm non. ..15
1.2.5.1. Những yêu cầu chung của xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình trẻ 5 - 6
tuổi. ...................................................................................................................................................15
1.2.5.2. Một số nguyên tắc của việc sắp xếp các bài học, các hoạt động trong chương trình
hoạt động tạo hình. ..........................................................................................................................17
1.3. Cơ sở thực tiễn. ........................................................................................................................17
1.3.1. Một vài nét khái quát về tình hình chính trị kinh tế, văn hóa giáo dục của huyện Quảng
Xương. ..............................................................................................................................................17
1.3.2. Một số đặc điểm chung nghành học mầm non huyện Quảng Xương. ............................19
1.3.3. Một số nét cơ bản các trường Mầm non Quảng Tân, Thị Trấn và Quảng Trạch. ..........20
1.3.3.1. Trường mầm non Quảng Tân. ...................................... Error! Bookmark not defined.


1.3.2.2. Trường mầm non Thị Trấn ...............................................................................................20
1.3.3.3. Trường mầm non Quảng Trạch ........................................................................................24
1.4. Khái quát quá trình nghiên cứu thực tiễn ở các trường mầm non huyện Quảng Xương 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH THEO CHỦ ĐỀ PHƢƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG CỦA TRẺ
5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN QUẢNG XƢƠNG. .................27
2.1. Khảo sát kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao
thông” của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non Huyện Quảng Xương. ...................................27
2.1.1. Kế hoạch giảng dạy ở 3 trường mầm non ..........................................................................27
2.1.1.1. Mục tiêu ..............................................................................................................................27

2.1.1.2. Mạng nội dung. ..................................................................................................................29
2.1.1.3. Mạng hoạt động .................................................................................................................30
2.1.2. Kế hoạch tổ chức hoạt động theo mạng hoạt động của 3 trường mầm non Quảng Tân,
Thị Trấn và Quảng Trạch................................................................................................................30
2.2. Một số nhận xét khái quát về kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương
tiện và luật lệ giao thông” cho trẻ 5 - 6 tuổi của 3 trường mầm non Huyện Quảng Xương. ...40
2.2.1. Về ưu điểm ............................................................................................................................40
2.2.2. Về hạn chế .............................................................................................................................41
2.3. Tổng hợp ý kiến của giáo viên các trường thực nghiệm . ....................................................42
2.4. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong kế hoạch. ...........................................................43
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH THEO
CHỦ ĐỀ “PHƢƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG” CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở
3 TRƢỜNG MẦM NON Ở HUYỆN QUẢNG XƢƠNG .....................................................45
3.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ
giao thơng” của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quảng Xương. ............................45
3.2. Đề xuất và nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương tiện và
luật lệ giao thông” cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Quảng Xương............46
3.3. Thực nhiệm một số nội dung kê hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương
tiện và luật lệ giao thông” của trẻ 5 - 6 tuổi ở 3 trường mầm non Xã Quảng Tân, Thị Trấn và
Quảng Trạch huyện Quảng Xương. ..............................................................................................57
3.3.1. Khái quát về quy trình thực nhiệm......................................................................................57
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................................57
3.3.1.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ................................................................57
3.3.1.3. Quy trình thực nghiệm ......................................................................................................58
3.3.2. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả. ........................................................................60
3.3.2.1. Kết quả đo đầu ...................................................................................................................60
3.3.2.2. Thực nghiệm ......................................................................................................................62
3.2.2.3. Kết quả thực nghiệm .........................................................................................................63
3.2.2.4. So sánh kết quả trước và sau khi thực nghiệm của 3 lớp thực nghiệm. .......................65



C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................................67
1. Kết luận ........................................................................................................................................67
2. Kiến nghị ......................................................................................................................................68
2.1. Về mặt lí luận ...........................................................................................................................68
2.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................................................69
2.2.1. Về phía nhà trường ...............................................................................................................69
2.2.2. Về phía gia đình ....................................................................................................................70
PHỤ LỤC........................................................................................................................................71
Phụ lục 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ..................................................................................71
Phụ lục 2: MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN .................................................................................73
Phụ lục 3: Một số tranh ảnh minh họa về các tác phẩm hoạt động tạo hình của trẻ tại các
trường thực nghiệm. ........................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................77


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 01

Tổ hợp nội dung trong hoạt động tạo hình

Bảng 02

Chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông” (trước thực nghiệm)

Bảng 03

Chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông” (thực nghiệm)


Bảng 04

Chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông” (trước khi thực nghiệm)

Bảng 05

Bảng thống kê kết quả đo đầu của 3 lớp của 3 trường thực nghiệm.

Bảng 06

Chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông” (thực nghiệm)

Bảng 07
Bảng 08

Bảng thống kê kết quả thực nghiệm theo từng mức độ của giờ hoạt động
có chủ đích ở 3 lớp thực nghiệm.
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực nghiệm.


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Khoa học đã chứng minh việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ càng sớm
càng tốt, não của trẻ từ 5 - 6 tuổi là giai đoạn hoạt động của não phải, não phải là não
của tiềm thức và hoạt động một cách vơ thức. Nó có thể tiếp nhận tốt với tốc độ rất
nhanh, chính điều này đã tạo nên sự kỳ diệu ở trẻ và là lí do để trẻ ở độ tuổi này có thể
dễ dàng tìm hiểu khám phá và tiếp thu các kiến thức một cách hiệu quả nhất. Và nhất là
đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có
một vị trí rất quan trọng. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải nắm lấy cơ hội vàng này để mở ra
cánh cửa trí tuệ, khai phá tiềm năng não bộ của trẻ, giúp trẻ thông minh hơn và tiếp cận

với các lĩnh vực khác dễ dàng hơn.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ em mẫu giáo,
nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy
trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng cảm
xúc, tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động
đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình
thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội
biết lao động tích cực, sáng tạo.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình tạo hình là một khâu cần thiết,
không thể thiếu quyết định đến mọi quá trình hoạt động tạo hình của trẻ. Một nội dung
tốt sẽ giúp trẻ hình thành được những kiến thức, kỹ năng và trên cơ sở đó phát triển
những năng lực, phẩm chất chung một cách có hệ thống đạt được những mục tiêu đề ra
trong chương trình giáo dục mầm non.
Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa, là một khu
vực trung tâm, nơi có số đơng lượng dân cư đơng đúc và phát triển mạnh mẽ. Quảng
Xương từ lâu đã được coi là trọng điểm lúa của tỉnh, cũng là một trong những huyện có
tiềm năng về thủy hải sản. Hơn nữa là huyện có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng
của tỉnh. Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố
quốc phòng. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ mọi mặt của đất
nước, huyện Quảng Xương có tốc độ phát triển tốt, ổn định về văn hóa, giáo dục, các

1


trường mầm non ở đây đã và đang được các cấp lãnh đạo quan tâm chú trọng đầu tư về
cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên, về nội dung các hoạt động chuyên môn, mặc dù đã nhiều sự cố gắng
tiếp thu đổi mới theo hướng theo hướng chung ngành giáo dục mầm non của tỉnh và đã
đạt được những kết quả nhất định. Nhưng sự thay đổi này chưa nhiều, chưa nâng cao

phát triển để đạt được hiệu quả tốt nhất trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ. Điều này
đã phản ánh những điểm yếu, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới một cách triệt để về
phương pháp dạy học mà trước tiên đấy là sự đổi mới về sự lựa chọn nội dung giáo dục
và xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động.
Quảng Xương cũng là trọng điểm của tuyến đường quốc lộ 1A, nên có nhiều các
phương tiện giao thông qua lại về các mặt đường bộ, đường thủy, đường hàng khơng.
Nhưng trong q trình xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề
“Phương tiện và luật lệ giao thơng” cịn nhiều mặt hạn chế, chưa truyền tải tới cho trẻ
những kiến thức cơ bản về giao thơng thơng qua hoạt động tạo hình, đồng thời cũng
chưa bộc lộ và phát triển một cách toàn diện cho trẻ. Mặt khác trong thực tế vấn đề này
vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đưa ra một hướng khắc phục nào.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi xin chọn đề tài: Xây dựng kế hoạch tổ chức
hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
một số trường mầm non trên địa bàn huyện Quảng Xương làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích tình hình xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ 5 - 6
tuổi theo chủ điểm phương tiện và luật lệ giao thông của giáo viên trường Mầm non
huyện Quảng Xương. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng nội dung tổ chức kế hoạch hoạt
động tạo hình mới, sáng tạo và phù hợp theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao
thông” của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quảng Xương.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này tôi chọn khách thể nghiên cứu là 3 trường mầm non trong
huyện Quảng Xương:
- Trường mầm non Quảng Tân
- Trường mầm non Thị Trấn

2



- Trường mầm non Quảng Trạch.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ 5 - 6 tuổi theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” của các giáo viên ở các
trường Mầm non huyện Quảng Xương. Gồm các giáo viên đang dạy lớp 5 - 6 tuổi, các
cán bộ phụ trách chuyên môn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương tiện
và luật lệ giao thông” ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện Quảng Xương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết để xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
- Nghiên cứu những vấn đề cơ sở về vai trò và đặc điểm cụ thể của hoạt động tạo
hình mẫu cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Tìm hiểu tình hình việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ
đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện
Quảng Xương.
- Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của một số trường Mầm non huyện Quảng Xương
nhằm đề xuất nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương
tiện và luật lệ giao thông” mẫu của trẻ 5 - 6 tuổi.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu hay
như sách giáo khoa, sách chuyên ngành, các tạp chí và trang web...
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát các giờ dạy học theo chương trình kế hoạch tổ chức hoạt động của
giáo viên.
- Quan sát kế hoạch giảng dạy của giáo viên.
- Quan sát khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia hoạt
động học tạo hình theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” ở một số trường

Mầm non huyện Quảng Xương.

3


6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp phỏng vấn bằng phiểu hỏi nhằm điều tra thực trạng kế hoạch giảng
dạy và kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo mạng hoạt động với chủ đề “Phương
tiện và luật lệ giao thông” của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quảng Xương.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hành trắc nghiệm, xử lý số liệu khách quan. Từ
đó thống kê kết quả nghiên cứu thực trạng của vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra
kết luận .
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu hệ thống các phương tiện dạy học.
Nghiên cứu hệ thống các phương tiện dạy học mà giáo viên sử dụng trong quá
trình tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ điểm cho trẻ.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm phong phú, sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về kế hoạch tổ chức hoạt
động tạo hình.
7.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài này nhằm giúp cho các giáo viên và các cán bộ chun mơn có thể xây dựng kế
hoạch tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” cho trẻ 5 - 6
tuổi một cách chính xác, hợp lý và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Giúp trẻ có thể tiếp thu và phát
triển một cách toàn diện nhân cách của trẻ cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Từ đó chỉ ra được các nguyên nhân khách quan của thực trạng và đề xuất một số
biện pháp nhằm giúp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình một cách hợp lý
và có hiệu quả hơn.

4



B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC.
Để nhanh chóng tiếp cận và làm rõ vấn đề thực trạng của việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động tạo hình của các giáo viên ở một số trường mầm
non huyện Quảng Xương. Trên cơ sở đó đề xuất xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động
tạo hình theo chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường
mầm non huyện Quảng Xương. Tôi đã nghiên cứu lại một số vấn đề cơ sở khoa học để
làm rõ hơn vấn đề của đề tài.
1.1. Cơ sở pháp lí
Căn cứ vào: Điều lệ trường mầm non (ban hành kèm theo quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
chương II điều 14,15,16,17.
- Quy định về nhiệm vụ của tổ chuyên môn.
- Quy định về nhiệm vụ của tổ văn phòng.
- Quy định về nhiệm vụ của hiệu trưởng.
- Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ.
Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động chung thực hiện theo chương trình, kế
hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác và quản lý tài sản trong nhà trường.
1.2. Cơ sở lý luận.
1.2.1. Cơ sở lý luận về xây dựng kế hoạc tổ chức hoạt động tạo hình.
1.2.1.1. Khái niệm về kế hoạch tổ chức hoạt động.
Kế hoạch tổ chức hoạt động là vạch ra một cách có hệ thống những cơng việc dự
định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành. Có
thể hiểu về xây dựng kế hoạch cho chương trình như sau:
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt độnglà quyết định trước xem phải làm gì? Làm
như thế nào? Khi nào làm? Ai làm cái đó?

Như vậy, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chính là dự kiến hệ thống những
cơng việc phải làm, những mục tiêu cần đạt và phương án để thực hiện mục tiêu.

5


1.2.1.2. Khái niệm về xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình là vạch ra một hệ thống các kế
hoạch, nội dung và những công việc dự định làm trong thời gian nhất định, với những
cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ. Nhằm phát triển một cách tồn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ cho trẻ mầm non.
1.2.1.3. Ý nghĩa của xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình.
* Đối với giáo viên:
Tổ chức hoạt động tạo hình là một phần việc quan trọng trong q trình tổ chức
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non của giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ có cơ hội tìm
hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới
xung quanh, những gì trẻ rung động mạnh mẽ và gây ra cho chúng cảm xúc, tình cảm
tích cực. Điều đó sẽ giúp trẻ hình thành được những kiến thức và kỹ năng một cách có
hệ thống, phát triển những năng lực chung và các kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ phát
triển toàn diện các mặt nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hìnhđồng nghĩa với quyết định những
việc phải làm bằng cách nào, sử dụng những phương pháp thủ thuật nào hợp lý và có
tính hiệu quả thiết thực để đạt được những kết quả tốt nhất những công việc đã được
xây dựng trong kế hoạch đầu năm học và quá trình học của trẻ, mà cụ thể là triển khai
những nội dung giáo dục theo định hướng chủ điểm năm học. Có tác dụng định hướng
cơng việc của người giáo viên và giúp họ chủ động thực hiện nhiệm vụ, tránh được
tình trạng bị động hay sự chồng chéo, lặp lại, đứt đoạn, rời rạc, không mang tính sáng
tạo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục giáo dục. Đảm bảo sự kết hợp
hài hịa cân đối linh hoạt các nội dung và hình thức giáo dục.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình giúp giáo viên rèn luyện năng lực

cá nhân, năng lực tư duy, năng lực thiết kế, sáng tạo linh hoạt trong cơng việc. Giúp
giáo viên có thêm kỹ năng trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch một cách hợp lý,
sáng tạo đầy đủ nội dung và phù hợp với độ tuổi trẻ mầm non.
Kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình của nhóm lớp cịn có ý nghĩa xây dựng tinh
thần cộng đồng trách nhiệm, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau giữa các giáo
viên cùng làm việc khi thực hiện chương trình.

6


Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình giúp giáo viên có cơ sở để đánh
giá chất lượng tổ chức thực hiện chương trình và có cơ sở để đánh giá sự phát triển, sự
tiến bộ của trẻ dưới sự tác động của chương trình. Từ đó, giáo viên có thể rút ra nhiều
bài học kinh nhiệm và có những điều chỉnh phù hợp trong cơng tác tổ chức thực hiện
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách tồn diện trong q
trình hoạt động tạo hình.
* Đối với các nhà quản lý.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tạo hình ở trường Mầm non sẽ giúp
các cán bộ quản lý có sự chỉ đạo thống nhất đối với các bộ phận, các tập thể, cá nhân
trong toàn trường, thể hiện được triết lý riêng của từng trường và những định hướng cơ
bản. Để từ đó giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung trong nhóm, lớp một
cách có hiệu quả.
Có kế hoạch rõ ràng, phù hợp theo từng năm học, từng chủ đề. Mỗi nhóm lớp
mỗi độ tuổi có những chương trình nội dung và cách thức học khác nhau, tùy vào khả
năng nhận biết ở từng độ tuổi mà xây dựng chương trình hoạt động tạo hình. Nếu
khơng phù hợp và chưa có hiệu quả thì chỉnh sửa bổ sung sao cho trẻ có thể tiếp cận
đến tạo hình một cách thuận tiện, tuy nhiên trẻ phải phát huy được tính tích cực trong
q trình tìm hiểu và khám phá.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình là cơ sở để cán bộ quản lý của
từng trường tự đánh giá kết quả thực hiện chương trình chun mơn của trường mình

và cấp trên kiểm tra đánh giá chất lượng. Từ đó mà cán bộ quản lý có cơ sở rút kinh
nhiệm trong cơng tác chỉ đạo thực hiện chương trình trong thời gian tiếp theo.
Điều đó có nghĩa việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình có ý nghĩa
rất lớp đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tạo tiền đề và có cơ sở thực tiễn
để phát triển chương trình.
* Đối với trẻ.
Hoạt động tạo hình có một vị trí vơ cùng quan trọng trong tồn bộ hệ thống các
hoạt động của trẻ lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản
để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ những năm
đầu cuộc sống.

7


Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phải dựa trên kết quả những
gì quan sát được từ trẻ, dựa trên hiểu biết về sự phát triển và q trình tiếp thu của trẻ.
Điều đó sẽ giúp trẻ hình thành được những kiến thức và kỹ năng một cách có hệ thống,
phát triển năng lực chung và các kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện
các mặt nhằm đạt những mục tiêu đề ra trong chương trình.
Giúp trẻ phát triển sự nhạy cảm, những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, có nhu cầu
làm ra cái đẹp.
Lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo
dục ở bậc học tiếp theo.
Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về giái trị của
cái đẹp trong cuộc sống. Hình thành mong muốn và khả năng thể hiện cái đẹp các sự
vật hiện thượng trong cuộc sống xung quanh mà trẻ nhìn và cảm nhận được.
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động tổ chức tạo hình trẻ mầm non.
Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động nghệ thuật thực thụ.
Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của
một nhân cách đang được hình thành. Nó khơng nhằm mục đích tạo nên sản phẩm

phục vụ xã hội, cải tạo thế giới hiện thực xung quanh. Mục đích và kết quả to lớn nhất
của quá trình hoạt động chính là sự biến đổi, phát triển của chính bản thân chủ thể hoạt
động (trẻ em).
- Một đặc điểm rõ nét trong hoạt đơng tạo hình của trẻ em là tính duy kỷ, trẻ càng
nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mỹ của người xem mà chỉ cố gắng truyền
đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những
gì được miêu tả. Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, khơng biết sợ, khơng biết tới khó khăn
trong miêu tả, bởi đối tượng miêu tả thường là cái nó thích, nó muốn chứ khơng phải
cái dễ vẽ.
- Tính khơng chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý đặc trưng tạo cho sản phẩm
hoạt động tạo hình của trẻ có hấp dẫn riêng. Trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính
cơng việc sắp xếp một cách chi tiết, các ý định miêu tả nảy sinh một cách tình cờ. Khi
bắt đầu thường vẽ một chi tiết nào đó, sau đó thêm dần các chi tiết mới, đôi khi trẻ liên
kết vào một bức tranh tới vài hành động, vài sự kiện xảy ra cùng một nhân vật và kết

8


quả là tạo nên một bố cục rất ấu trĩ. Khi vẽ tranh thường khó phân biệt sự vật, nhân vật
chính và chưa biết cách làm cho chúng nổi bật.
Tóm lại: Trong tranh vẽ tự do của trẻ, ta có thể nhận thấy chúng thể hiện ở đó
phần nhiều những gì nó nhìn thấy, nó biết, nó nghĩ theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ
chưa hẳn là giống như cái gì mà nó nhìn thấy. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý, một
điều kiện thuận lợi mà ta có thể tận dụng để đi tìm hiểu tâm lý trẻ em. Từ đó ta có thể
tìm ra những biện pháp khắc phục, những phương pháp mới sáng tạo phù hợp với tâm
sinh lý của trẻ để xây dựng lên kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình hồn thiện nhất.
Trẻ có thể làm quen khám phá và tiếp thu được những kiến thức kỹ năng từ hoạt động
tạo hình.
1.2.3. Một số nguyên tắc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình của
trẻ mầm non.

* Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.
Khi xây dựng từng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, chúng ta cần
xác định rõ mục tiêu cần đạt được đối với trẻ và phải hướng mọi hoạt động vào việc
thực hiện mực tiêu đó.
Xây dựng bất cứ một kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục nào cũng phải đảm
bảo giúp trẻ phát triển các mặt: Thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, xã hội và
thẩm mỹ, hướng vào hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ
vào lớp một.
* Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phải đảm bảo tính khoa học
và thực tiễn.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình địi hỏi giáo viênvà người cán bộ
quản lý không chỉ nắm vững chương trình mà cịn phải hiểu đầy đủ sâu sắc dặc điểm
tâm sinh lý, cũng như vốn kinh nhiệm trẻ để xây dựng nội dung, biện pháp, hình thức
tổ chức các hoạt động một cách hợp lý.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phải chính xác rõ rang, các thông
tin, mối lien hệ logic, sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động: Động - tĩnh, giữa các
hoạt động chủ đạo với các hoạt động khác nháu. Qua đó hình thành hệ thống kỹ năng
cung cấp cho trẻ những kinh nhiệm mamg tính tích hợp cần cho q trình chăm sóc,
giáo dục trẻ mầm non

9


Tuy nhiên, ở mỗi trường lại có điều kiện cụ thể khác nhau: như nguồn nhân lực, cơ
sở vật chất, nguồn tài chính. Do đó khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng trường mới mang tính khả thi.
Vậy khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phải xem xét kết quả thực hiện
năm trước, chủ đề tháng trước và các hoạt động giáo dục trước đó kết hợp tình hình
thực tiễn của thời điểm sẽ thực hiện nội dung mới này nhằm xây dựng nội dung cho
phù hợp.

* Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phải đảm bảo tính phát triển.
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình: Việc lựa chọn nơi dung, xác
định yêu cầu cần đạt, sử dụng các phương pháp giáo dục trong nội dung phửi ở mức
độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ, phải hướng vào “Vùng phát triển gần
nhất”. Khuyến khích trẻ có thái độ tích cực, tìm tịi, khám phá ham hiểu biết và đạt
được những tiến bộ mới.
Nội dung trong các kế hoạch tổ chức hoạt động phải có tính kế thừa chọn lọc, kiến
thức cung cấp cho trẻ phải được mở rộng dần, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Xác
định yêu cầu cần đạt trên vẻ bề mặt các thể chất, trí tuệ, ngơn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ ngày
càng nâng cao, trên cơ sở đánh giá đúng đắn kết quả của giái đoạn trước.
* Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phải đảm bảo tính toàn diện.
Nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phỉa thể hiện tất cả các hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm tạo nên những tác động sư phạm mang tính
tổng hợp.
Thực hiện nguyên tắc này góp phần “Đảm bảo sự cân bằng giữa chăm sóc và
giáo dục trẻ”.
* Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phải đảm bảo tính pháp lệnh
của nhà nước.
Kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình được xây dựng trên cơ sở chăm sóc giáo
dục trẻ do bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
Kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình là nội dung hoạt động của cô và trẻ trong
một thời gian. Mỗi giáo viên khơng chỉ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ
chức hoạt động tạo hình một cách sáng tạo nhằm biến kế hoạch tổ chức hoạt động tạo
hình đó thành hiện thực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ. Đồng

10


thời các cấp quản lý cũng phải có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện để giáo viên
thực hiện có hiệu quả các nội dung đã đề ra.

1.2.4. Những vấn đề cơ sở về hoạt động tạo hình đối với trẻ 5 - 6 tuổi.
1.2.4.1. Mục đích
Hoạt động tạo hình là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục
thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu cuộc sống. Và nó
có những mục đích như sau:
+ Phát triển sự nhạy cảm, những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, có nhu cầu làm ra
cái đẹp - là những điều cần thiết cho cuộc sống của trẻ trong xã hội.
+ Giúp cho trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp
thu nền giáo dục ở những bậc học tiếp theo.
+ Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lịng tự tin và khả năng cảm nhận về giá trị
của mình.
+ Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào
cộng đồng xã hội.
+ Phát triển khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
+ Hình thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật
hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, để qua đó mà biểu lộ thái độ, tình cảm của
mình.
1.2.4.2. Nhiệm vụ.
+ Hình thành ở trẻ khả năng nhận thức thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm mỹ
trước vẻ đẹp ở thế giới xung quanh.
+ Giúp trẻ có những điều kiện, những cơ hội biểu lộ thái độ, xúc cảm, tình cảm
của mình đối với những gì được thể hiện trong quá trình tạo hình.
+ Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực sáng tạo: Tập cho trẻ biết miêu tả,
biểu cảm theo ý đồ, sáng kiến của bản thân, biết phải giải quyết các vấn đề tạo hình
một cách độc lập trong sự hợp tác.
1.2.4.3. Vai trị.
* Vai trị của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ nhận thức.
- Hoạt đơng tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng.

11



- Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối
tượng miêu tả để có sự hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các
biểu tượng, hình tượng. Hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực
phát triển ở trẻ hoạt động trí tuệ như: Ĩc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
- Trong quá trình tri giác các đối tượng miêu tả, các tính chất các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng như màu sắc, hình dạng, kích thước, tỷ lệ… được trẻ tích cực ghi
nhận đối chiếu với các chuẩn mẫu cảm giác mà trẻ đã biết, để tiếp đó trẻ được phân
loại bổ sung và hình thành những biểu tượng, dần đến những hình tượng mang tính
nghệ thuật. Q trình này đồi hỏi hoạt động nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân
tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái qt, cụ thể hóa.
- Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống các chuẩn cảm giác
về hình dạng, màu sắc, kích thước và tỷ lệ của các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ
có tính chất quy luật của mọi vật trong thế giới xung quanh.
- Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu
tượng đã tích lũy để nhào nặn chế biến thành những hình tượng mới. Các điều kiện và
yêu cầu sáng tạo của hoạt động tạo hình làm cho các biểu tượng trong q trình tri giác
sẽ ln được đổi mới, bổ sung phong phú hơn. Khơng những vậy cịn giúp trẻ được
lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu như những công cụ lao động
của con người. Vốn hiểu biết ngày càng tăng lên, trở nên giàu có cả về chất lượng và
số lượng.
- Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu đánh giá đối tượng miêu tả và sản
phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, giúp cho lời nói của trẻ được
hình tượng truyền cảm hơn và phát triển ngôn ngữ mạnh lạc.
- Tham gia quan sát phân tích và thể hiện trong tạo hình, trẻ sẽ dần dần học hỏi,
nắm bắt các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ được rèn luyện khả năng độc lập tổ
chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức của mình.
- Hoạt động tạo hình hính là mơi trường thuận lợi hình thành ở trẻ các phẩm chất trí
tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính nhận thức và óc sáng tạo.

* Vai trị của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm đạo đức, kỹ năng
giao tiếp xã hội.
Hoạt động tạo hình có vai trị rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ.
Hoạt động này không chỉ đơn thuần là sự phản ánh các ấn tượng, kinh nhiệm mà trẻ

12


thu được từ thế giới xung quanh, đây con là sự biểu lộ thái độ, tình cảm của trẻ đối với
những gì mà chúng thể hiện. Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện
tiếp thu các chuẩn mực thẩm mỹ - đạo đức trong xã hội, trải nhiệm các xúc cảm tình
cảm trong giao tiếp, học hỏi các kỹ năng về xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã
hội qua các hình tượng các sự kiện hiện tượng được miêu tả.
Hoạt động tạo hình thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách
của trẻ em.
+ Sự định hướng xã hội của hoạt động tạo hình làm cho trẻ ln hướng tới những
người khác như một thành viên của cộng đồng. Coi sự thể hiện trong hoạt động tạo hình là
một phương tiện giao tiếp, đứa trẻ luôn mong muốn được người khác tiếp nhận, cảm nhận
và hiểu được ý nghĩa những hình ảnh mà do chúng tạo nên, ln chờ đón những ý kiến,
những lời động viên từ phía người khác, sẵn sàng biểu lộ thái độ tích cực đối với hoạt
động khi có được sự đồng cảm, tình cảm.
Khi tham gia hoạt động tạo hình với mục đích tạo ta thứ gì đó thật đẹp cho mình,
cho người khác (Làm đồ chơi tặng bạn, tặng cô giáo, tặng chú bộ đội, làm quà trang
trí...) trẻ sẽ được trải nhiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương, lòng mong
muốn làm những điều tốt cho người khác - đó chính là những điều kiện để hình thành
ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẻ, quan tâm chăm sóc người khác
và kỹ năng giao tiếp xã hội.
Sự tương tác, hợp tác trong các hoạt đơng tập thể có thể ảnh hưởng tích cực tới
sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, thói quen làm việc đến
nơi đến chốn, khả năng vượt khó để đạt mục đích, thói quen biết nhường nhịn, giúp đỡ

bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hịa lợi ích chung và lợi ích cá nhân.
Quá trình hoạt động tạo ra sản phẩm giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng hoạt động
thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tính tích cực có hiệu quả, hình thành ý
thức lao động, hứng thú, lịng yêu lao động và thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao
động, với người lao động.
* Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Với tư cách là một hoạt động tạo hình nghệ thuật, hoạt động tạo hình phát triển
của cảm giác, tri giác thẩm mỹ: Việc quan sát, tìm hiểu các sự vật hiện tượng giúp trẻ
nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ về hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ và sắp xếp không
gian… nhận ra được nững nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.

13


Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả là những
yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm thẩm mỹ. Từ
những xúc cảm thẩm mỹ hình thành nên những tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm,
giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật.
Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình vừa giúp trẻ có cơ
hội thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, ln được rèn luyện trong việc tìm
kiếm, tìm hiểu về cái đẹp và còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng ở chúng hứng thú với
hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Giúp trẻ có thể so sánh, đối
chiếu giữa hiện thực có thật với hiện thực được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật.
Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm đặc
trưng cho các loại hình nghệ thuật vật thể như là đường nét, hình dạng, màu sắc, bố
cục khơng gian… chính là con đường lĩnh hội các kinh nhiệm văn hóa thẩm mỹ rất phù
hợp với lứa tuổi trẻ mầm non, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mĩ sau này.
* Vai trị của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
Vai trò cảu hoạt động tạo hình có ảnh hưởng tới tinh thần và sự phát triển về thể
chất của trẻ.

Những giờ phút hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ, trong bầu không khí
thoải mái sinh động sẽ tạo niềm vui sướng cho trẻ. Chính vì sự vui vẻ, phấn khích này
tác động rất tích cực tới hoạt động của tim mạch, hệ thần kinh và tồn bộ hoạt động
của cơ thể.
Những cơng trình nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học ở các nước như: Mỹ,
Nga, Anh đã nhấn mạnh vai trị là hoạt động tạo hình như những biện pháp tâm lý trị
liệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và điều trị cho những trẻ em khuyết
tật, những trẻ em mắc một số bệnh có nguồn gốc tinh thần.
Sự tự do thoải mái trong quá trình hoạt động tạo hình giúp trẻ điều hịa các q
trình ức chế và hưng phấn lấy lại cân bằng cho trẻ.
Có thể coi hoạt động tạo hình như “Món ăn tinh thần” như một loại “Vitamin”
đặc biệt cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em.
* Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bi cho trẻ đi học ở trường
phổ thơng.
Hoạt động tạo hình chính là một mơi trường, một phương tiện để hình thành ở trẻ
những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập trong trường phổ thông.

14


Trong các hoạt động vẽ, nặn, xếp dán… trẻ được bồi dưỡng khả năng độc lập tổ
chức một quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn tạo nên các sản phẩm vật
thể: Xác định mục tiêu - lựa chọn nội dung - xây dựng kế hoạch - tìm kiếm thơng tin
phương thức tạo hình và tổ chức q trình hoạt động dự định tạo hình.
Hoạt động tạo hình góp phần khơng nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một số kiến
thức sơ đẳng tự nhiên, xã hội để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với các mơn học mới
mẻ ở trường phổ thông.
Phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn
luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay. Từ đó giúp cho việc học viết ở
trường phổ thơng đạt kết quả tốt.

Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị tâm lý cho trẻ bước vào học tập ở trường
phổ thơng: Giáo dục ở trẻ lịng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều
mới lạ, những phương thức hoạt động mới giúp trẻ hình thành thói quen học tập một
cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của thầy cô.
1.2.5. Một số yêu cầu về xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình của
trẻ mầm non.
1.2.5.1. Những yêu cầu chung của xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo
hình trẻ 5 - 6 tuổi.
- Khi lập kế hoạch cho chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non các
nhà sư phạm cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
+ Đặc điểm sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ.
+ Mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ, phát triển trẻ em thơng qua hoạt động tạo
hình.
+ Các nội dung cơ bản của chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
thơng qua hoạt động tạo hình.
+ Các giải pháp để thực hiện chương trình.
+ Trình tự logic của chương trình.
+ Tổ chức môi trường giáo dục phù hợp
- Đảm bảo tính cân đối khi xây dựng chương trình.
- Chương trình hoạt động tạo hình phải là một quá trình mang tính phát triển để
đừng bước nâng cao trình độ nhận thức thẩm mỹ của trẻ.

15


Chương trình hoạt động phải được thiết kế xây dựng nhằm đảm bảo cho mỗi trẻ
đều có đủ thời gian để suy nghĩ, cảm nhận về những trải nhiệm của mình và có nững
tìm kiếm sáng tạo trong hoạt động
- Chương trình hoạt động tạo hình phải được thiết kế bán sát mục tiêu, nhiệm vụ
của hoạt động tạo hình để phối hợp các hoạt động sau:

+ Trải nhiệm - hưởng ứng
+ Nhận biết - kiểm nhiệm
+ Thể hiện thiết kế sáng tạo - biểu cảm
+ Đánh giá thẩm mỹ - thưởng thức - chia sẻ cảm xúc
- Hoạt động tạo hình vừa là hoạt động nhận thức đặc biệt, đồng thời là con đường
giáo dục về thẩm mỹ - đạo đức cho trẻ. Sự cân đối này thể hiện ở sự phối hợp linh
hoạt, hài hòa ở các thành phần ở bảng sau:
Bảng 01: Tổ hợp nội dung trong hoạt động tạo hình.
Tổ hợp nội dung các vấn đề giáo viên

Tổ hợp nội dung từ kinh nhiệm, mong

thu nhập tìm hiểu

muốn của trẻ.

Cảm nhận bằng trực giác, xúc cảm

Nhận thức bằng tư duy, bằng sự suy nghĩ

Lĩnh hội, trải nhiệm

Thể hiện, biểu cảm

Cảm thụ các yếu tố thẩm mỹ

Nắm bắt nội dung, ý nghĩa, chức năng

Tiếp thu, ôn luyện, củng cố làm sâu sắc


Đa dạng hóa, mở rộng làm phong phú
kinh nhiệm

Thí nhiệm, thử nhiệm

Kiểm tra, đánh giá

Thao tác linh hoạt với các vật liệu, dụng

Thao tác linh hoạt với các vật liệu, dụng

cụ có kích thước lớn

cụ có kích thước nhỏ

Thể hiện trong khơng gian hai chiều

Thể hiện trong không gian ba chiều

Hoạt động cá nhân

Hoạt động hợp tác

Tập trung vào hoạt động tạo hình chun Tích cực trong lĩnh vực hoạt động tồn bộ
biệt.

chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
Trong quá trình thực hiện lập kế hoạch cho chương trình hoạt động tạo hình cần

phải xây dựng theo những yêu cầu chung của chương trình. Thực hiện từ cái dễ đến cái

khó, từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy trong quá trình trẻ thực hiện chương trình trẻ

16


sẽ tiếp thu một cách có hiệu quả, phù hợp với trẻ và phát triển một cách toàn diện khi
trẻ tiếp xúc với hoạt động tạo hình.
1.2.5.2. Một số nguyên tắc của việc sắp xếp các bài học, các hoạt động trong
chương trình hoạt động tạo hình.
- Sắp xếp từ đơn giản đén phức tạp: Nguyên tắc này liên quan đến tới cả nội dung
và hình thức giáo dục và phát triển, nội dung và hình thức của đối tượng miêu tả, đồng
thời cịn có các kỹ thuật chất liệu tạo hình.
- Đi theo con đường dẫn dắt tự nhiên: Dẫn dắt trẻ từ sự tiếp xúc trực tiếp, thao tác
thử nhiệm tới các quá trình cảm nhận tìm kiếm và vận dụng sáng tạo.
- Tổ chức lặp lại có bổ sung theo khoảng cách đều đặn để liên tục phát triển và
bồi dưỡng sự linh hoạt, thành thạo: Phối hợp giữa củng cố, ôn luyện với mở cửa rộng,
đa dạng hóa.
- Liên hệ với chương trình chung: Thơng qua mạng chủ đề mà tạo nên chuỗi hoạt
động lồng ghép nhằm hình thành hứng thú, động cơ, tình cảm đối với hoạt động và tạo
vốn kinh nhiệm, cũng như khả năng liên hệ ứng dụng.
- Thay đổi các điều kiện hoạt động: Các điều kiện này bao gồm các đối tượng
miêu tả, các kỹ thuật, chất liệu, vật dụng, các tình huống tạo hình, các loại hoạt động
tạo hình và cả thời gian, không gian môi trường hoạt động.
- Đảm bảo sự câm đối của chương trình.
- Động viên, hưởng ứng các nhu cầu, dự định hoạt dộng cá nhân trẻ: Có thể thay
đổi linh hoạt các nội dung phù hợp với khả năng hoạt động của trẻ.
Tóm lại: Từ những cơ sở lý luận về nguyên tắc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt
động tạo hình giáo dục nói chung và nguyên tắc, yêu cầu, gợi ý khi xây dựng kế hoạch
tổ chức hoạt động tạo hình nói riêng. Từ những cơ sở lý luận về đặc điểm hoạt động
tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi cũng như vai trị của nó đối với trẻ 5 - 6 tuổi đã trình bày ở

trên là cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng của đề tài.
1.3. Cơ sở thực tiễn.
1.3.1. Một vài nét khái quát về tình hình chính trị kinh tế, văn hóa giáo dục
của huyện Quảng Xƣơng.
a, Về chính trị.

17


Quảng Xương chia thành hai vùng rõ rệt: Đồng bằng và ven biển, phía đơng giáp
vinh Bắc Bộ, phía nam giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Nơng Cống, phía tây giáp hyện
Nơng Cống và huyện Đơng Sơn, phía bắc giáp TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn. Huyện
Quảng xương có diện tích tự nhiên là 198,20 kmx2 với 29 xã và 1 Thị Trấn, dân số
tổng cộng là 227.91 người.
Ngày 13 tháng 4 năm 1991, thành lập Thị Trấn Quảng Xương - trên cơ sở một
phần diện tích và dân số của các xã Quảng Tân và Quảng Phong.
Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Quảng Xương còn 171 km² và 200.000 người
với 29 xã: Quảng Bình, Quảng Chính, Quảng định, Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng
Hải, Quảng Hòa, Quảng Khê, Quảng Hợp, Quảng Lĩnh, Quảng Lợi, Quảng Lộc,
Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Ngọc, Quảng Nham, Quảng Ninh, Quảng Nhân,
Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Tân, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Trạch,
Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Vọng, Quảng Yên và Thị Trán
Quảng Xương.
b, Về kinh tế.
Quảng Xương từng được xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy thuận
lợi, lại chịu nhiều thiên tai. Song, hiện nay kinh tế của huyện đi vào diệnkhá của tỉnh,
GDP tăng liên tục qua các năm, thu nhập bình qn đầu người có mức tăng khá, đời
sống nhân dan ngày càn cải thiện. Sự thay đổi kỳ diệu đó có được là do Quảng Xương
đã đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm. Quảng Xương từ lâu đã được coi là
trọng điểm lúa của tỉnh. Quảng Xương đã từ lâu đã được coi một trong những huyện

có tiềm năng về thủy, hải sản. Hơn nữa đồng thời Quảng Xương cịn có những vị trí
trọng yếu về an ninh - quốc phịng. Đây là những điểm mạnh, những lợi thế đặc biệt
quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
c, Về y tế - giáo dục.
Quảng Xương là một huyện nằm trên các trục quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47
chạy xuyên Việt chạy qua địa giới hành chính. Trong q trình hình thành phát triển xã
hội thì ngồi việc phát triển các mặt về các lĩnh vực như kinh tế xã hội, giáo dục, y tế
và giao thông cũng là những vấn đề được quan tâm, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập ngày càng được xây dựng và hồn thiện. Hầu hết các xa đều có
cơ sở khám chữa bệnh, đáp ứng được sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân.

18


×