BLS Bột lá sắn
Cs Cộng sự
ĐC Đối chứng
g Gram
HCN Axit cianuahidric
kg Ki lô gram
TN Thí nghiệm
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
VCK Vật chất khô
VNĐ Việt Nam đồng
i
ii
iii
!" #$%& '!(!)*+
Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm trên 70 % giá thành sản phẩm, do vậy
nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi luôn được các nhà khoa học
quan tâm. Việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, thủy sản làm nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi là một hướng đi đúng và cấp thiết, các chương
trình dự án Quốc tế như SARECK, NUFU đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Một khía cạnh khác, việc lợi dụng kháng sinh, chất kích thích tăng
trưởng, chất tạo màu thực phẩm đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra
bao tác hại khôn lường. Codex đã đưa ra hàng loạt loại thuốc kháng sinh cấm
sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2005. Do vậy việc chăn nuôi hữu cơ, sử dụng
nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, thảo dược là việc làm cần thiết.
Đã có một số công trình nghiên cứu về bổ sung bột lá keo dậu, bột lá
cây trichathera, bột lá cây so đũa, đặc biệt là bột lá sắn trong khẩu phần nuôi
gà đẻ và gà thịt. Kết quả cho thấy gà được ăn khẩu phần ăn có bổ sung bột lá
thực vật thì khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt, trứng cao hơn so với
khẩu phần ăn không có bột lá thực vật. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu
cơ bản áp dụng việc bổ sung bột lá và trong thức ăn, chưa quan tâm đến thay
thế vào trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Trong khi việc thay thế nguyên
liệu vào trong thức ăn đã được phối trộn cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ
dễ dàng hơn nhiều so với việc tự phối trộn từ nhiều nguyên liệu, đặc biệt là
trong chăn nuôi nông hộ, một loại hình chăn nuôi phổ biến ở nước ta. Xuất
phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử dụng bột lá
sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt Lương Phượng”
,- !)+%& '!
Xác định được tỷ lệ sử dụng bột lá sắn thích hợp trong khẩu phần thức
ăn nuôi gà Lương Phượng lấy thịt.
1
Khuyến cáo người chăn nuôi tận dụng nguồn lá sắn tại địa phương
trong chăn nuôi gà thịt góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
./(0$12$34'5(0$ 6 !7#$%& '!
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức ăn
và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng bột lá sắn
trong chăn nuôi gà thịt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc sử dụng bột lá sắn làm thức ăn cho gia cầm không những làm cho
giá thành thức ăn hỗn hợp giảm mà còn nâng cao chất lượng thịt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa thúc đẩy nghề trồng sắn
thu lá cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn tạo nên sự phát triển
nông nghiệp bền vững giữa trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương.
89(%:((:;<!#$%& '!
Đề tài đã đưa ra được tỷ lệ phối trộn bột lá sắn thích hợp cho gà thịt là
từ 2- 6 % và bước đầu mở ra hướng mới sử dụng bột lá sắn cho gia cầm.
Đề tài đã chỉ ra hình thức bổ sung bột lá sắn vào thức ăn tự phối trộn là
phù hợp và hiệu quả hơn thay thế vào thức ăn hoàn chỉnh.
2
=>(
?@ABC
D%!E;F! G=H(4'9(I"+ JK=H( <!1KL(F!
G=H(#$(!$M;
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng
Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các
đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng
là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo tài liệu của Chambers (1990) [41], thì tác giả MoZan (1977) đã
đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ
sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác.
Trần Đình Miên và Hoàng Kim Đường (1992) [23], đã khái quát như sau:
“Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể
con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”.
Sinh trưởng của gia súc luôn gắn với phát dục, đó là quá trình thay đổi
chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng hoạt động
của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên
sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ thể gia
súc tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
- Ảnh hưởng của dòng giống:
Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [13], sự khác nhau
về khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng suất thịt cao
hơn giống gà hướng trứng từ 500 – 700 g/con (13- 30 %).
3
Theo tài liệu của Chanbers (1990) [41], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự
phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh
hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông:
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể còn do
yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
con mái.
Theo Phùng Đức Tiến (1997) [31], thì Hayers (1979) đã xác định biến
dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và
Dumington (1978) [69], thì: những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù
hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà
mái mọc lông nhanh hơn gà trống.
Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm
có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính
trạng di truyền liên kết với giới tính (Biichell và Brandch, 1978) [1].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia
cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ
giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả
năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời
gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chambers (1990) [41], thì tương quan giữa tăng trọng của gà và
hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh
trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng thức ăn theo
nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lượng. Do
vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia
cầm và đây là một trong những vấn đề cơ bản.
4
- Ảnh hưởng của môi trường:
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng
của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của
gia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường
không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh
hưởng đến sức khỏe của gia cầm.
Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại
kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu
nhiệt đới (Wesh Bunr K.W.ET - AT, 1992) [71].
Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà
rất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần
quan tâm. Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố
khác nhau như: ẩm độ, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của
mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
NOPQ +(R
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn
cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Quá trình sinh
trưởng phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống, tốc độ mọc lông, chế độ dinh
dưỡng, điều kiện môi trường, để quá trình sinh trưởng được tốt cần phải có
tác động phù hợp cho vật nuôi.
,D%!E; !)+:$#$(!$M;
Quá trình tiêu hoá ở gia cầm diễn ra nhanh hơn động vật khác. Ở gia
cầm non thức ăn đi qua đường tiêu hoá 4 – 5h, ở gia cầm trưởng thành mất 7 –
8h, thức ăn ở dạng hạt nguyên hoặc nghiền nhỏ được giữ lại lâu hơn, thức ăn
dạng bột đi qua đường tiêu hoá khá nhanh (đặc điểm này được tính đến khi chế
biến thức ăn hỗn hợp).
5
Gia cầm hàng ngày cần phải được cung cấp nước, protein, lipit, gluxit,
chất khoáng. Giữa mức độ năng lượng và protein có mối tương quan với
nhau. Khi thiếu năng lượng trao đổi, có thể sử dụng protein vào mục đích tạo
nguồn năng lượng, vì vậy tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên.
Nếu thừa năng lượng trao đổi, có thể sẽ tăng cường tích luỹ mỡ. Việc thừa
năng lượng trong thức ăn đặc biệt có hại đối với gia cầm dò và gia cầm mái
hướng trứng, gây béo nhanh, làm giảm sản lượng trứng.
Khả năng tiêu hoá xơ và nghiền nhỏ thức ăn của gia cầm kém hơn so
với lợn và trâu bò. Gà tiêu hoá xơ của các loại thức ăn khác nhau từ 0 đến 20-
25 %. Các dẫn xuất về đạm ít xơ (5 %) gà tiêu hoá được 80-90 %. Nếu xơ
trong thức ăn chiếm 25-30 % thì gia cầm chỉ tiêu hoá được 5-10 %.
NOPQ +(R
Quá trình tiêu hóa ở gia cầm diễn ra nhanh, khả năng tiêu hóa xơ kém,
trong quá trình chế biến thức ăn cần làm nhỏ, cân đối giữa năng lượng và
protein để gia cầm hấp thu chất dinh dưỡng đạt mức tối đa.
.$! GS#$T!T=U((!$M;
Thức ăn cho gia cầm là thức ăn hỗn hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác
nhau. Trong đó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh
trưởng, phát triển và khả năng sản xuất của gia cầm, đem lại hiệu quả kinh tế
cao: protein, năng lượng, vitamin, các axit amin và các chất khoáng Các chất
khác nhau có vai trò khác nhau đối với sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
1.3.1. Vai trò của protit trong cơ thể gia cầm và
trong việc sản xuất ra sản phẩm
Protit là thành phần cơ bản của protein thô trong thức ăn, protein tham
gia cấu tạo nên tế bào sống là chất xúc tác sinh học, hầu hết các quá trình
trao đổi chất đối với cơ thể sống đều tiến hành dưới tác dụng xúc tác bởi
những chất có hoạt tính sinh học đặc biệt, đó là các enzym, nó có bản chất
6
là protit, điều hoà chuyển hoá các quá trình trao đổi chất. Một số protit có
khả năng tăng cường hoặc kìm hãm sự hoạt động của các enzym. Điều hoà
phản ứng hoá học trong cơ thể.
Vì vậy, trong khẩu phần ăn của gia cầm cần đảm bảo đầy đủ các axit
amin, vì bản chất của protit là các axit amin và sự cân bằng giữa protit và các
axit amin phải có tỷ lệ hợp lý.
Sự tổng hợp protein trong cơ thể gia cầm cũng như trong cơ thể các loại
động vật khác chỉ tiến hành sau khi đã nhận được những thành phần cấu trúc
cơ bản của protein, đó là các axit amin thiết yếu, vì cơ thể động vật không thể
tự tổng hợp được các axit amin này.
1.3.2. Vai trò của axit amin
Axit amin là những nguyên liệu cơ bản để xây dựng nên phân tử protit
phức tạp, bởi vậy nó có vai trò cực kỳ quan trọng. Hiện nay, đã phát hiện trong
tự nhiên có trên 200 loại axit amin khác nhau và được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm axit amin không thay thế và axit amin thay thế. Trong axit amin
không thay thế gồm những axit amin mà cơ thể động vật không thể tự tổng
hợp được mà phải đưa vào cơ thể từ thức ăn, nó có vai trò hết sức quan trọng.
Với gia cầm các axit amin nhóm này đã được xác định gồm 10 axit
amin sau:
Methionin, leucin, triptophan, treonin, valin, izoleucin, lyzin, argrinin,
phenilalanin, histidin. Qua các nghiên cứu về axit amin đối với gia cầm ta
thấy nó phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, vấn đề cần lưu ý nhất là sự cân
bằng giữa chúng. Bởi nếu trong khẩu phần ăn dù có đủ hàm lượng protein
nhưng không cân bằng về axit amin thì hiệu quả sử dụng khẩu phần đó kém
hiệu quả.
Trong các axit amin thiết yếu thì lyzin và methionin là 2 axit amin quan
trọng nhất. Lyzin có tác dụng làm tăng tốc đố sinh trưởng, tăng sức sản xuất,
7
cần thiết cho tổng hợp nucleo protein, hồng cầu, cho sự trao đổi bình thường
của azot, tạo sắc tố melanin của lông da. Thiếu lyzin làm đình trệ sự phát
triển, giảm năng suất thịt, trứng ở gia cầm, làm giảm lượng hồng cầu, huyết
sắc tố và tốc độ chuyển hoá canxi photpho, gây còi xương, thoái hoá cơ, làm
rối loạn hoạt động sinh dục. Yêu cầu lyzin trong thức ăn cho gia cầm phụ
thuộc vào giống, tuổi, tính năng sản xuất của gia cầm. Gà thịt yêu cầu 1,1-
1,2 %, gà đẻ yêu cầu 0,75-0,85 %, vịt thịt yêu cầu 1,0-1,1 %, vịt đẻ yêu cầu
0,8 % (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995) [20]. Methionine là axit amin
có chứa lưu huỳnh, có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gia cầm, đến
chức năng của gan và tuyến tuỵ, có tác dụng điều hoà trao đổi lipit, chống
mỡ hoá gan, tham gia tạo nên serin, cholin và systin cần thiết cho sự sinh
sản của tế bào, tham gia tích cực vào quá trình đồng hoá và dị hoá chất trong
cơ thể. Nếu thiếu methionin làm mất tính thèm ăn, thoái hoá cơ, thiếu máu,
nhiễm mỡ gan, làm giảm quá trình phân giải chất độc thải ra ngoài trong quá
trình trao đổi chất, hạn chế sự tổng hợp các nucleotit hemoglobin.
Yêu cầu của methionin trong thức ăn hỗn hợp phụ thuộc vào giống tuổi,
tính năng sản xuất của gia cầm. Gà con nhỏ hơn 2 tuần tuổi có 0,38 - 0,49 %.
Gà 3- 7 tuần tuổi 0,35 % gà đẻ 0,38-0,4 %, vịt thịt 0,5 %, vịt đẻ 0,4 %, ngỗng
thịt 0,5 % (Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân, 1998 [10]).
Trong cơ thể gia cầm một số axit amin có thể thay thế cho nhau như
methionin thay thế được 50 % bằng systin còn phenilalanin được thay thế bởi
thyrosin. Ngoài ra các axit amin khác cũng đều có vai trò hết sức quan trọng
đối với cơ thể gia cầm. Do vậy cần cung cấp thức ăn cho gia cầm đầy đủ dinh
dưỡng và cân đối đầy đủ các axit amin đối với từng giai đoạn phát triển của gia
cầm, nhằm đạt năng suất cao.
1.3.3. Vai trò gluxit đối với gia cầm
Gluxit là một hợp chất rất phổ biến trong tự nhiên và trong cơ thể sinh
vật. Đặc biệt trong thức ăn gia cầm, gluxit chiếm một khối lượng nhiều nhất
8
trong các chất hữu cơ. Gluxit có nhiều trong các loại hạt mà hạt là thức ăn
chính cho tất cả các loại gia cầm. Trong cơ thể động vật gluxit có ít. Chúng
đóng vai trò cung cấp năng lượng (glycogen của gan và gluco của máu).
Gluxit đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ
thể. Trong quá trình trao đổi chất, gia cầm sẽ sử dụng gluxit theo điều kiện
thích hợp của mình để khai thác số năng lượng cần thiết cho hoạt động sống
và tạo ra sản phẩm. Gluxit
là thành phần cấu tạo nên nhóm chất quan trọng
của cơ thể gia cầm cũng như mọi sinh vật là axit nucleic.
1.3.4.Vai trò của lipit với cơ thể gia cầm
Lipit là một nhóm hợp chất hữu cơ được đặc trưng bởi sự có mặt trong
phân tử của chúng một chức este của axit béo có khối lượng phân tử lớn.
Lipit có vai trò là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho cơ thể sống.
Đồng thời lipit là dung môi hoà tan một số vitamin quan trọng như A, K, D, E
vì thế khẩu phần cần có lipit cân đối để chống thiếu các vitamin này.
Lipit có chức năng sinh học đặc biệt là chức năng cấu tạo. Người ta tìm
thấy ở trong tế bào chất, màng tế bào, những liên kết đặc biệt giữa lipit và
protit là lipoprotit. Nhóm này là cơ sở của mọi cấu tạo màng tế bào cũng như
của tiểu khí quan (Ty lạp thể, lưới nội bào ) trong tế bào chất. Lipit còn có
thể kết hợp với chất đơn giản khác thành những phức hợp với tính chất lipit
cholesterin, là nguyên liệu để cấu tạo nên những hormon có bản chất lipit
cholesteron trong khẩu phần làm tăng tính ngon miệng, tăng thu nhận thức
ăn, tăng sinh trưởng và sức sản xuất của gia cầm, lipit được bổ sung theo tỷ
lệ 3-6 % trong khẩu phần.
1.3.5. Vai trò của vitamin đối với gia cầm
Vitamin là hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử bé, có cấu tạo hoá
học rất khác nhau và đều có hoạt tính sinh học nhằm đảm bảo các quá trình
sinh lý sinh hoá trong cơ thể được tiến hành bình thường và do đó ảnh hưởng
9
tốt đến quá trình trao đổi chất. Đa số các vitamin được tổng hợp từ thực vật và
động vật, thu nhận được trong khẩu phần ăn hàng ngày, do đó nếu khẩu phần
thiếu vitamin sẽ gây rối loạn trao đổi chất.
Gia cầm rất nhạy cảm với sự thiếu vitamin, thậm chí thiếu một ít cũng
làm giảm sức sản xuất. Với những lượng nhỏ vitamin giúp cho sinh vật
phát triển bình thường và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, vitamin tham
gia cấu tạo enzym đóng vai trò xúc tác các phản ứng như: phản ứng oxy
hoá khử, phản ứng carboxyl, phản ứng chuyển amin giúp chuyển hoá tế
bào trong sinh vật.
Thiếu vitamin hệ enzym tương ứng không hình thành, chuyển hoá rối
loạn và gia cầm bị bệnh. Hầu hết các vitamin là nguyên liệu để tạo nên
enzym. Khi không có hoặc thiếu vitamin gây rối loạn quá trình đồng hoá, dị
hoá. Các quá trình hấp thụ vitamin tốt liên quan rất lớn đến tốc độ tăng khối
lượng của gà. Một số vitamin kích thích tăng khối lượng hay thiếu phổ biến
là A, D, B1, B2.
Vitamin A và tiền vitamin của nó có vai trò rất quan trọng. Vitamin A
tham gia vào quá trình trao đổi lipit, gluxit, protit. Ảnh hưởng đến các tuyến
nội tiết, hệ thần kinh có vai trò trong tạo tế bào tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến
trên thận, niêm mạc mắt và niêm mạc các cơ quan sinh dục, bài tiết, tiêu hoá.
Chống sừng hoá da, còi xương và stress vitamin. Đặc biệt ảnh hưởng đến gia
cầm non và đẻ trứng, đến ấp nở trứng. Vitamin A kết hợp với protein tạo ra
rodopsin là hợp chất chịu trách nhiệm điều khiển thị giác.
Vitamin D rất quan trọng với gia cầm đặc biệt là D3. Vitamin D chống
còi xương làm tăng hấp thụ Ca, P ở ruột non, do vitamin D gắn liền với ion
cafein
++
, cần thiết cho sự tổng hợp protein, thiếu vitamin D và ánh sáng làm
gia cầm chậm lớn, gây còi xương, rối loạn hệ thần kinh trung ương, giảm
lượng hồng cầu và huyết sắc tố, phá huỷ trao đổi Ca, P, protit, gluxit. Tuy
10
vậy, nếu thừa vitamin D3 lại làm tích tụ Ca, P trong động mạch. Khi trời
nóng gia cầm hấp thụ Ca, P trong động mạch. Khi trời nóng gia cầm hấp
thụ Ca, P kém, vì vậy cần phải bổ sung vitamin D3. Trong chăn nuôi gà
chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt gia cầm thường thiếu ánh sáng nên
cần bổ sung đủ, dư chút ít vitamin D3.
Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong trao đổi gluxit, tăng tính thèm ăn,
tăng men tiêu hoá thức ăn, tăng hấp thu đường ở ruột, vitamin B1 duy trì hoạt
động của hệ thần kinh
Vitamin B2 là thành phần quan trọng của enzym trong hợp chất của axit
adenozin phosphoric, nó đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất, là một
chất vận chuyển hydro. Do đó, nó thúc đẩy sự lớn lên và đẻ trứng. Vitamin
B2 còn có khả năng bình thường hóa chức năng hệ thống thần kinh, chống
đông máu, chảy máu và chống nhiễm trùng, điều phối hoạt động của tuyến
tuỵ, tuyến thượng thận, có khả năng tái sinh máu.
Vitamin E có vai trò quan trọng làm tăng khả năng thụ thai của tế bào
trứng, tăng hoạt lực của tinh trùng ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ cơ và
mô liên kết. Vai trò quan trọng nhất của vitamin E là chống oxy hoá vitamin
A và mỡ.
Mỗi loại vitamin đều có chức năng quan trọng, nó liên quan chặt chẽ đến
sức sản xuất của gia cầm. Do đó, để đạt được năng suất cao thì việc đảm bảo
đầy đủ và cân bằng các vitamin trong khẩu phần ăn cho gia cầm có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
1.3.6. Vai trò của các chất khoáng
Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu trên, để tồn tại cơ thể sinh vật cần có
một nhóm chất quan trọng khác, đó là chất khoáng. Chất khoáng chiếm trên
dưới 3 % khối lượng cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40 nguyên tố khoáng. Đến
nay 16 nguyên tố khoáng đã được phát hiện và cũng là những nguyên tố
11
khoáng cần thiết cho chúng. Chất khoáng có vai trò quan trọng đối với cơ thể
gia cầm, nó tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất, tạo ra sự phát triển
bình thường của cơ thể, điều chỉnh áp suất thẩm thấu ở màng tế bào. Nếu thiếu
hoặc thừa một số nguyên tố khoáng nào đó sẽ dẫn đến việc sử dụng dinh dưỡng
kém hiệu qủa và sinh ra bệnh tật.
Những nguyên tố khoáng là nguyên liệu xây dựng nên bộ xương, tham
gia cấu tạo tế bào cơ thể, là thành phần của nhiều enzym, vitamin, ở dịch tế
bào nó ở dạng hoà tan và làm cân bằng nội mô.
Chất khoáng gồm 3 nhóm: Nhóm đa lượng và nhóm vi lượng.
- Nhóm đa lượng gồm các nguyên tố: Na, K, Ca, P, Mg, S.
- Nhóm vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn, I, Zn
- Nhóm khoáng siêu vi lượng: Bo, Mo
Vì chất khoáng có vai trò quan trọng với cơ thể gia cầm, nên phải đảm
bảo đầy đủ và cân đối các chất khoáng đa, vi lượng phù hợp cho từng giai
đoạn phát triển của chúng trong khẩu phần ăn như: bổ sung canxi chống còi
xương, mềm xương, điều hoà tính thẩm thấu của mô tế bào và hoạt động thần
kinh cần thiết cho co bóp của tim, sự đông máu, hoặc NaCl để tăng tính ngon
miệng, cung cấp Na
+
, Cl
-
cho cơ thể nhưng bổ sung không quá 0,4 % đối với
gà con và không quá 0,5 % với gà lớn và phải cung cấp đủ nước uống.
Khoáng vi lượng tuy cần một lượng rất nhỏ nhưng có chức năng rất lớn
đối với cơ thể chẳng hạn như Fe tham gia vào cấu tạo hồng cầu, huyết sắc tố,
sắc tố cơ, các sắc tố hô hấp mô bào, nguyên liệu xây dựng nên cơ, da. Đồng
có vai trò làm tăng hấp thu sắt để tạo Hb hồng cầu, tham gia tạo thành các
enzym oxy hoá trong tế bào. Kẽm tham gia chuyển hoá thức ăn, chuyển hoá
đồng và tham gia quá trình tổng hợp protein, trao đổi mỡ, hydrat cacbon, các
chức năng sinh sản và tạo máu.
12
1.3.7. Vai trò của nước đối với gia cầm
Nước tuy không phải là nguồn cung cấp năng lượng hay vật liệu để xây
dựng cơ thể. Song lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tất cả các chất cần
thiết cho sự sống, vì tất cả các quá trình sống đều liên quan đến nước. Mất
15 % nước trong cơ thể có thể làm con vật chết, nhưng chỉ cần thiếu nước
trong cơ thể cũng làm ảnh hưởng ngay đến sức sản xuất của gia cầm.
Tất cả các quá trình tiêu hoá phụ thuộc vào sự có mặt của nước. Sự phân
giải các chất dinh dưỡng, là một quá trình sinh học của sự thuỷ phân, các sản
phẩm của sự phân giải đó được hấp thu vào thành ruột dưới dạng dung dịch.
Nước là dung môi hoà tan một số vitamin, vận chuyển chất dinh dưỡng đồng
thời vận chuyển chất khí, chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Nước tham gia các phản ứng sinh lý, sinh hoá và các phản ứng có quan
hệ mật thiết với sự sống cơ thể. Phản ứng trao đổi chất, giữ hình thể con vật,
đàn hồi, làm giảm sự ma sát giữa các khớp xương.
NOPQ +(R
Để gia cầm sinh trưởng phát triển tốt, cần phải hiểu được vài trò của
các chất dinh dưỡng đối với gia cầm từ đó cung cấp cho gia cầm đầy đủ, cân
đối các chất dinh dưỡng.
8 D%!E;F!3#$VIFW
1.4.1. Phân loại thực vật, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học
Cây sắn thuộc giới Plantae, bộ Malpighiales, họ Euphorbiaceae, phân
họ Crtonoideae, tông Manihoteae, chi Manihot, loài M. Esculenta, có tên
khoa học là Manihot Esculenta Crantz, sắn còn có một số tên gọi khác là
cassava, manioc, tapioca, maniva cassava, Ở Việt Nam cây sắn còn được
gọi là cây khoai mì, cây củ mì, sắn tầu,
Sắn là cây lương thực đứng thứ 3 ở Việt nam, sau cây lúa và ngô. Năm
2009 diện tích trồng sắn của cả nước là 496.000 ha, đồng thời nước ta trở thành
nước xuất khẩu sắn đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
13
Cây sắn được bắt nguồn từ 4 trung tâm lớn, đó là: (1) Guatemala, (2)
Mexico, (3) Đông Brazil và Bolivia, (4) Tây Bắc Argentina và dọc theo bờ
biển vùng Sarana của miền Tây Bắc Nam Mỹ (Jalaludin, 1997) [52].
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz,
1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát
sinh cây sắn được giả thiết tại vùng Đông Bắc của nước Brazil thuộc lưu vực
sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (theo Reiche
Dolmatoff 1957, 1965; Rouse và Crusent, 1963 ), {trích Trần Ngọc Ngoạn [27]}.
Ngày nay sắn được trồng hầu hết ở các nước có vĩ độ từ 30
0
N đến 30
0
S và
tập trung chủ yếu ở 106 nước thuộc Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á Thái Bình
Dương (Silvestre và Arraudeau, 1990 [29]; Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [28]).
Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, Hoàng Kim và
cs (2010) [16] hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên.
Ở Việt Nam, cây sắn là một cây hoa màu truyền thống và quan trọng của
nhân dân ta, nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Quá trình trồng thích nghi và chọn lọc tự nhiên đã hình thành lên nhiều
giống sắn địa phương có đặc điểm hình thái, năng suất và chất lượng khác
nhau, phù hợp với từng vùng khí hậu, sinh thái khác nhau trong cả nước. Do
đó, các giống sắn của nước ta rất đa dạng và phong phú, gồm trên 30 giống
sắn đang được trồng phổ biến ở các vùng khác nhau trong cả nước (Trần Thế
Hanh, 1984 [5]; Howeler, 1992 [50]; Đinh Văn Lữ, 1972 [21], Gomez và
Valdivieso, 1985 [47]).
* Đặc điểm thực vật học
Củ sắn: Là tổ chức dự trữ dinh dưỡng chính của cây sắn. Khi trồng bằng
hạt thì cây sắn có 1 rễ cọc phát triển và cắm thẳng đứng xuống đất như cây 2
lá mầm và các rễ phụ lúc đầu phát triển ngang, sau đó phát triển theo phương
thẳng đứng thành rễ cái. Sắn trồng bằng hom thì chỉ có rễ phụ mọc ra từ vết
14
cắt của hom và phát triển tương tự như rễ phụ của sắn trồng bằng hạt. Tất cả
các loại rễ này đều phát triển thành củ sắn (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [28].
Một số rễ không phát triển và chỉ có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng,
còn rễ phát triển thành củ thì chức năng này không đáng kể.
Thân sắn: Là loại cây thân gỗ, hình trụ, có chia đốt và có lóng, sinh trưởng
lâu năm, cây cao từ 1-5 m. Thân và cành già đã hóa gỗ có màu trắng bạc, xám,
nâu hoặc hơi vàng. Thân được cấu tạo gồm 4 lớp (trong cùng là lớp lõi xốp, tế
bào rất to; tiếp đến là tầng gỗ; mô mềm của vỏ và cuối cùng là tầng bần).
Lá sắn: Là loại lá đơn mọc xen kẽ, thẳng hàng trên thân cây. Lá gồm
2 phần: cuống và phiến lá. Lá có thùy sâu, dạng chân vịt, thùy thường có
cấu tạo số lẻ từ 5-7 thùy (Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [28]). Lá gần cụm hoa có
số thùy giảm dần và thậm chí không chia thùy, lá phía trên thường có biểu
bì bóng như sáp. Cuống lá dài từ 5-30 cm (một số giống cuống dài 40 cm)
và có các màu sắc khác nhau phụ thuộc vào giống sắn và chủ yếu là màu
hồng, vàng, xanh vàng, đỏ tươi. Theo Claiz (1979); Herchey (1988) (trích
Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [32]) thì một trong những đặc điểm của cây sắn khác với
cây ngũ cốc khác là sản phẩm quang hợp được chia cho sự phát triển của cả lá
và củ. Điều này cho thấy nếu cây có điều kiện để phát triển diện tích lá tối ưu
thì sự phát triển củ cũng đạt đến mức tối ưu.
Hoa sắn: Hoa thuộc loại hoa chùm, đơn tính có cuống dài mọc ra từ chỗ
phân cành, ngọn thân. Những cụm hoa gồm một trục dài 2-10 cm và nhiều trục
bên hợp thành nên gọi là chùy. Hoa cái thường nở trước hoa đực từ 5-7 ngày.
Quả sắn: Có kích thước từ 1-1,5 cm, 1 quả thường có 3 hạt. Màu quả đa
dạng phụ thuộc vào giống. Hạt sắn hình trứng tiết diện hơi giống hình tam
giác. Quả sắn thành thục sau khi thụ phấn 75-90 ngày. Hạt sắn nặng từ 95-136
mg, màu nâu đen, trơn nhẵn, có đường gân màu nâu. Hạt sắn nảy mầm ngay
sau khi được thu hoạch, quá trình này mầm mất khoảng 16 ngày (Ghosh và
cs, 1988) [46].
15
* Giới thiệu vài nét về giống sắn KM 94
Nguồn gốc: Tên gốc KU 50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ
CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và
giới thiệu. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận
giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc (Hoàng Kim, 2010 [16]). Hiện nay,
giống sắn KM 94 là giống chủ lực của nước ta với diện tích trồng hàng năm là
trên 350.000 ha. Giống KM 94 có hình dạng: Thân xanh, hơi cong, ngọn tím,
không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 33,0 tấn/ha, tỷ lệ vật chất khô đạt
35,1 - 39,0 %, năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn. Thời gian thu hoạch củ từ 9-11
tháng. Giống sắn này bản lá to và dầy nên diện tích mặt lá nhiều, mỗi lá có
khoảng từ 5-7 thùy, đường kính mỗi thùy từ 3-3,5 cm, chiều dài từ 15-20 cm.
NOPQ +(R
Sắn có tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz và nhiều tên địa
phương khác, có thể trồng ở hầu hết các nước có vĩ độ từ 30
0
N đến 30
0
S và ở
vùng có lượng mưa từ 500 đến 5000 mm/năm. Lá sắn làm thức ăn cho người,
gia súc và gia cầm.
1.4.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn
Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và
vitamin. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các axit amin cần thiết, giàu lyzin
nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài các chất dinh dưỡng còn có một
lượng độc tố HCN đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/ 1kg lá
tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/ 1kg lá tươi.
Lá sắn ngọt giàu đạm có thể dùng làm rau xanh cho người và để
nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn
dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê Ngoài ra lá sắn còn được phơi khô
16
nghiền thành bột để bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm.
Sản phẩm chính của cây sắn là củ và lá sắn. Củ và lá sắn từ lâu đã được
sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, nhất là ở khu vực trung du và miền núi.
Theo Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin, 1992 [30]; Nguyễn Nghi và cs, 1984
[25]; Hoài Vũ, 1980 [36]; Bùi Văn Chính, 1995 [2]; Ravindran, 1984 [67] lá
sắn có hàm lượng protein cao, ngoài ra còn chứa nhiều loại muối khoáng và
vitamin. Cũng theo các tác giả trên thì trong lá sắn tươi trung bình có 6,59 -
7,00 protein thô, mỡ thô 2,50 - 2,55 %, xơ thô 2,84 - 3,82 %, DXKĐ từ 10,80
- 11,15 %, khoáng tổng số từ 1,60 - 2,51 %, trong protein của lá sắn có khá
đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu. Trong lá sắn còn chứa độc tố HCN.
Tuy nhiên, lá sắn nếu qua chế biến có thể sử dụng với tỷ lệ cao trong khẩu
phần, tuỳ theo từng loài giống gia súc và mục đích nuôi.
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992)
[30], Từ Quang Hiển (1982) [6], Phạm Văn Biên và cs (2002) [65] cho biết:
thành phần hóa học của lá sắn tươi giống như một số loại rau xanh khác, đặc
biệt ở trong lá sắn hàm lượng protein và caroten chiếm tỷ lệ rất cao, cho nên
lá sắn đã được coi là một nguồn rau xanh cho người và gia súc. Theo Bùi Văn
Chính và Lê Viết Ly (2001) [3] thì trong ngọn lá sắn tỷ lệ VCK chiếm 25,5 %,
năng lượng trao đổi đối với gia cầm là 2549 kcal/kg VCK, còn theo tài liệu
của Viện chăn nuôi (2001) [35] thì bột lá sắn có 89,60 % VCK, 1966 kcal/kg,
tương ứng với 2194 kcal/kg VCK.
Theo các tác giả trên và một số tác giả khác như Dương Thanh Liêm
(1999) [19]; Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [22] hàm lượng protein thô trong
VCK của lá sắn tương đối cao, dao động từ 20-34,7 %. Còn theo Alhasan và cs
(1982) (trích Nguyễn Nghi và cs, 1984 [25]) thì lá sắn giàu protein hơn so với
củ sắn, hàm lượng protein trong lá sắn từ 23-32 % trong vật chất khô. Từ
17
Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [8] cho biết protein trong lá của các giống
sắn bản địa của Việt Nam dao động từ 24,06 % đến 29,80 % trong vật chất
khô. Lá của các giống sắn trong nước có hàm lượng protein cao là Xanh Vĩnh
Phú, sắn Dù, Chuối trắng, KM 60, Chuối đỏ, 205. Liu và Zhuang (2000) [57]
cho biết bột lá sắn có hàm lượng protein là 27,50 %, còn chế biến sắn cả cuống
thì hàm lượng protein giảm xuống còn 20,30 %. Tuy nhiên, giống sắn và thời
điểm thu lá khác nhau thì hàm lượng protein là khác nhau. Tác giả cũng cho
biết protein trong lá sắn cao hơn hẳn các loại cây thức ăn khác (hàm lượng
protein trong VCK của cỏ hòa thảo là 12,60 %; ngô 11,90 %) nhưng thấp hơn
so với đỗ tương (45,70 %).
Adrian và Peyrot (1970) (trích theo Job, 1975 [53]) khi so sánh thành
phần amino axit trong lá sắn với thành phần amino axit trong trứng gà, thấy:
Hàm lượng amino axit thiết yếu trong lá sắn tương đối đầy đủ và cân đối. Tuy
nhiên, methionin vẫn là yếu tố hạn chế trong protein của lá sắn, hàm lượng
methionin chỉ đạt 1,2 g % trong protein, chỉ bằng 67 % hàm lượng methionin
trong protein của trứng gà (3,65 g %). Vì vậy, không nên sử dụng bột lá sắn
khi khẩu phần nghèo methionin. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [32], Chavez và
cs (2000) [42] thì hàm lượng amino axit trong lá cao hơn trong củ sắn và cân
đối so với trứng gà. Tuy nhiên, hàm lượng methionin và histidin trong lá cũng
thấp, tương ứng là 1,99 % và 1,14 %. Hàm lượng lyzin trong protein của lá
sắn tương đối cao (5,68 %) đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia súc
gia cầm. Hoài Vũ (1980) [36] kết luận rằng protein của lá sắn có đầy đủ và
cân đối các amino axit thiết yếu hơn hẳn các các loại rau tươi khác. Ví dụ:
Hàm lượng lyzin, methionin của lá sắn tươi là 0,34; 0,14 (g/100g), trong khi
đó, rau muống là 0,14; 0,07; rau ngót là 0,16; 0,13; bột cỏ là 0,102; 0,186;
ngô là 0,48; 0,12. Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [44] thì thành phần
amino axit của bột lá sắn cũng tương tự như của bột cỏ alfalfa.
18
Adrian và cs (1970) (trích theo Nguyễn Nghi và cs, 1984 [25]),
Eruvbetine và cs (2003) [45] cho biết methionin thường là yếu tố hạn chế của
bột lá sắn, trong khi đó hàm lượng lyzin và arginin trong protein của lá sắn lại
tương đối cao, tương ứng 4,45 và 4,35 g/100g, nếu được bổ sung methionin sẽ
làm cân đối hàm lượng amino axit trong hỗn hợp và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa
của thức ăn. Trong lá sắn hàm lượng amino axit cao hơn và cân đối hơn so
với củ sắn. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế vẫn là methionin và histidin, tương ứng
là 1,99 và 1,14 %, so với thang giá trị hóa học chỉ đạt - 47,6 và - 50,4 % (Từ
Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp, 1998 [8]).
Theo kết quả nghiên cứu của Ravidran và cherry, 1983 [68] Nguyễn
Nghi và cs, 1984 [25]; Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin, 1992 [30]; Từ
Quang Hiển, 1982 [6] thì lá sắn có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Mặc dù hàm
lượng tinh bột rất ít (từ 1,8 đến 3,2 %), hàm lượng DXKĐ của lá có từ 3,7 -
6,4 %. Năng lượng trao đổi trong lá sắn tính theo 1kg vật chất khô cũng chỉ
có 2400 Kcal. Nhưng từ lâu, lá sắn đã được coi là một nguồn thức ăn rau
xanh cho người và gia súc.
Eggum (1971) đã nghiên cứu phối hợp protein bột cá với protein lá
sắn theo tỷ lệ 2/1 thấy: Giá trị sinh học của protein bột cá là 78 %, bột lá sắn
là 63 % nhưng giá trị sinh học của protein hỗn hợp đạt tới 73 %. Tác giả
cũng cho biết: Nếu bổ sung methionin vào bột lá sắn thì giá trị sinh học của
protein của hỗn hợp có thể đạt tới 80,4 %. Điều này có thể giải quyết được
kiến nghị của Adrian và Peyrot (1970) đã nêu khi sử dụng bột lá sắn. Hàm
lượng lysin và arginin trong protein của lá sắn lại tương đối cao, tương ứng
4,45 % và 4,35 mg% (Nguyễn Nghi và cs, 1984) [25].
Theo công bố của Hoài Vũ (1980) [36] thì về mặt chất lượng, trong
protein của lá sắn có khá nhiều và đầy đủ các axit amin cần thiết. So với các
loại rau tươi khác thì chất lượng protein của lá sắn hơn hẳn. Ví dụ: Hàm
lượng lyzin, methionin và triptophan của lá sắn tươi là 0,34; 0,14; 0,11
19
(g/100g). Trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; 0,04. Rau ngót là 0,16; 0,13;
0,05. Rau cải là 0,07; 0,03; 0,02.
Hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao. Theo Maner 1987 [58]; Từ
Quang Hiển, 1983 [7], trong bột lá sắn khô có chứa tới 66,7 mg%
caroten/100g VCK. Còn theo Hoài Vũ, 1980 [36]; hàm lượng caroten trong
lá sắn tươi là 3,00 mg%, vitamin B1 là 0,25 mg%, B2 là 0,66 mg%, PP là
0,66 mg%. Đặc biệt, vitamin C trong lá sắn khá cao (295 mg%). Theo
Dương Thanh Liêm và cs (1998) [44] cho biết tỷ lệ caroten trong bột lá sắn
phụ thuộc quá trình chế biến, sấy ở nhiệt độ 100
0
C giữ được caroten cao nhất
là 351 mg/kg.
Thành phần khoáng đa lượng và vi lượng của lá sắn nói chung cao hơn
so với củ. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [32] thì hàm lượng khoáng tổng số của
các loại sắn Xanh Vĩnh Phú, Xanh Hà Bắc, Chuối vỏ đỏ, Chuối vỏ trắng,
KM 60, Sắn dù, 205 thường từ 6,60 đến 7,80 % trong VCK. Còn các giống
sắn H34, 202 hàm lượng khoáng tổng số lần lượt là 5,62 % và 5,80 %. Trong
đó, hàm lượng Ca dao động từ 0,74-1,13 %; P từ 0,25 đến 0,38 %; K từ 1,52
đến 1,71 %. Trong lá sắn hàm lượng Fe và Mn rất cao, tương ứng là 344,0
mg và 655,2 mg trong 1 kg vật chất khô (Nguyễn Khắc Khôi, 1982 [15];
Nguyễn Nghi và cs,1984 [25]; Muchnick và Vinck, 1984 [61]).
1.4.3. Sắc tố trong thực vật
1.4.3.1. Sắc tố trong thực vật
Thực vật tươi là nguồn rất tốt để cung cấp chất chống oxy hóa như
vitamin, carotenoid, flavonoid và các phenolic phức tạp khác. Người ta đã
biết chlorophyll là sắc tố quan trọng nhất đối với thực vật. Chlorophyll và
carotenoid là những chất quan trọng cho chức năng quang hợp. Một vài sắc tố
quan trọng khác là flavonoid có vai trò chủ yếu trong tương tác giữa thực vật
và động vật như tín hiệu để thụ phấn và phát tán hạt.
1.4.3.2. Tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi
20
Người tiêu dùng thường có thói quen lựa chọn màu sắc của thực phẩm, do
đó màu sắc quyết định sự lựa chọn hay loại bỏ một loại thực phẩm nào đó. Ở
một số nước và một số dân tộc, người tiêu dùng quan tâm đặc biệt tới màu sắc
của da, thịt và lòng đỏ trứng (Hencken, 1992 [49]; Williams, 1992 [72]). Chính
sở thích này đã khiến cho các nhà nghiên cứu và người chăn nuôi bổ sung sắc
tố vào khẩu phần của gà thịt cũng như gà trứng để làm tăng độ đậm của da,
lòng đỏ trứng gia cầm và làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm (Hencken, 1992
[49]; Vũ Duy Giảng, 2007 [4]). Sắc tố dùng để làm thức ăn bổ sung hầu hết
thuộc nhóm carotenoid.
Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt
buộc phải được cung cấp từ thức ăn. Đối với khẩu phần ăn thông thường thì
nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu da và lòng đỏ trứng gia cầm là
xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô, gluten ngô và bột lá thực vật (Latscha,
1990 [56]). Khi cho gia cầm ăn thức ăn giàu xanthophyll thì có thể tìm thấy
xanthophyll ở trong máu, cơ, gan, chất béo, da, lông của chúng (Goodwin, 1986
[48]). Ở gà thịt, sắc tố apocarotenoic acid ethyl ester là một carophyll có màu
vàng khi bổ sung có tác dụng tăng màu sắc của da gà (Latscha, 1990 [56]).
Khi các carotenoid tích lũy đầy đủ thì hương vị của thịt tăng, do đó làm tăng
chất lượng của thịt gà (Josephson, 1987 [54]), cải thiện độ vàng da ngực và
thành phần axit béo của thịt.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và cải thiện độ vàng
của lòng đỏ trứng, da, thịt, đồng thời làm tăng hương vị thịt của gia cầm,
người ta đã bổ sung sắc tố tổng hợp hoặc bột thực vật giàu sắc tố vào thức ăn
nhưng sắc tố tổng hợp không cải thiện được hương vị thịt, bên cạnh đó một số
sắc tố tổng hợp còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy, người ta
hướng tới việc sản xuất bột lá thực vật giàu sắc tố hoặc chiết suất sắc tố từ thực
vật, nấm bổ sung vào thức ăn của gia cầm. Các loại bột lá cây thức ăn xanh
21
thường được sản xuất là bột hoa cúc, bột lá keo giậu, bột cỏ alfalfa, bột cỏ
stylo, bột cỏ medicago, bột cỏ mục túc, bột lá sắn,… Ở Việt Nam, sắn là một
cây trồng có tiềm năng cho việc sản xuất bột lá thực vật, có thể thu được trên
dưới 5 - 10 tấn bột lá/ha/năm. Lá sắn dễ phơi khô, bột lá sắn giàu carotenoid,
xanthophyll và protein. Vì vậy, nó không chỉ là nguồn bổ sung sắc tố mà còn
là nguồn cung cấp protein cho gia súc, gia cầm và thủy hải sản.
1.4.4. Độc tố HCN trong sản phẩm sắn và phương pháp khử độc tố
1.4.4.1. Độc tố trong sắn
Một trong những yếu tố quan trọng gây hạn chế sử dụng các sản phẩm
từ củ và lá sắn làm lương thực cho con người và thức ăn cho gia súc là trong
sắn có chứa cyanogenic glucosid. Đó là linamarin (linamarosid) và
lotaustralin (lotostralosid) (Nartey, 1978 [62]). Linamarin tồn tại trong không
bào của tế bào sắn (McMahon và cs, 1995 [59]). Quá trình tổng hợp linamarin
từ valin còn lotaustralin được tổng hợp từ izoleuxin. Hai chất này khi thuỷ
phân đều tạo ra aceton và axit cyanhydric nhờ men nội sinh linamarase xuất
hiện khi tế bào sắn bị phá hủy (Bruijn 1973 [39]; Nartey, 1978 [62]).
Axit cyanhydric có cấu tạo tinh thể, hình kim, không màu, không hòa tan
trong cồn, ete, tan ít trong aceton nhưng dễ bay hơi và dễ hòa tan trong nước.
Lượng HCN trong sắn rất khác nhau tùy thuộc vào giống sắn, HCN tập
trung chủ yếu ở phần củ sắn. Căn cứ vào hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn
mà người ta đã phân làm 2 loại: Sắn ngọt và sắn đắng. Theo Sinha và Nair
(1968) {trích Silvestre và Arraudeau (1990) [29]} người ta phân loại sắn như
sau: Nhóm sắn ngọt là những giống sắn có hàm lượng HCN < 80 ppm trong
chất tươi. Nhóm sắn đắng là những giống sắn có hàm lượng HCN từ 80 ppm
trở lên.
Trong cây sắn, lượng độc tố phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở bộ
phận dưới mặt đất. Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [32] sự phân bố HCN trong
các bộ phận của cây sắn được chia ra như sau:
22