Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.43 KB, 99 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
CS: Cộng sự
ĐC: Đối chứng
HU: Chỉ số Haugh
NLTĐ: Năng lượng trao đổi
TĂ: Thức ăn
TN: Thí nghiệm
Vit: Vitamin
VCK: Vật chất khô
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
IU 24
2,000 24
mg 24
1,000 24
mg 24
2,000 24
mg 24
5,000 24
mg 24
1,000 24
mg 24
2 24
mg 24
20,000 24
mg 24
4,800 24
mg 24


15,000 24
mg 24
250 24
kg 24
1 24
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta chiếm vị trí rất quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm cho con người. Hiện nay, việc tiếp cận, áp dụng những thành
tựu khoa học tiên tiến vào chăn nuôi đã và đang tạo ra một lượng thực phẩm
lớn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thịt, trứng của người dân. Trong
chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
(Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg) dự kiến đến năm 2015 nước ta sẽ sản xuất
được khoảng 11 tỷ quả trứng và 700 ngàn tấn thịt gia cầm; đến năm 2020 là
14 tỷ quả trứng và trên 1 triệu tấn thịt.
Bên cạnh việc phấn đấu để đảm bảo cung cấp đủ số lượng trứng, người
tiêu dùng nước ta còn có yêu cầu rất cao về chất lượng trứng, nhất là màu sắc
của lòng đỏ, sản phẩm trứng phải có màu thật tươi, thơm ngon thậm chí người
tiêu dùng chấp nhận mua trứng này với giá cao. Chính vì thế, trên thị trường
các loại trứng gà Ri, gà Ai Cập tuy có khối lượng nhỏ hơn trứng gà công
nghiệp nhưng giá bán lại đắt gấp đôi mà vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Để màu sắc lòng đỏ có độ Roche cao, nhiều hãng đã đưa vào thức ăn cho gà
đẻ các chất tạo màu nhân tạo mà không kiểm soát được chất lượng của chúng
và trong nhiều trường hợp, chính các chất này gây ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ người tiêu dùng.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, cần áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật mới. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và
sản xuất các loại chế phẩm bổ sung vitamin, khoáng vi lượng cho vật nuôi.
Các loại chế phẩm này có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng,

tăng khả năng sản xuất của gia cầm, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, ổn
định hệ vi sinh vật có lợi, đồng thời ức chế sinh trưởng, phát triển của một số
loại vi sinh vật có hại cho gia cầm.
1
Egg Stimulant và Selvie - WD là những chế phẩm như vậy. Với việc bổ
sung chế phẩm vào khẩu phần ăn, nước uống của gà, Egg Stimulant và Selvie
- WD giúp giảm tỷ lệ chết, tăng sức đề kháng, kéo dài chu kỳ đẻ của gà, tăng
sản lượng trứng, tăng độ đậm màu của lòng đỏ trứng, cải thiện tỷ lệ ấp nở và
cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có kết quả nghiên cứu tổng thể nào về mức độ ảnh hưởng của các chế phẩm
trên đến năng suất và chất lượng trứng gà. Chính vì vậy để có cơ sở khoa học
đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm này trong lĩnh vực chăn nuôi gà sinh
sản, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
 !"#$$%
&'()&*+,-,./01
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm Egg Stimulant và Selvie -
WD đến năng suất, chất lượng trứng của gà thương phẩm Isa Shaver.
- Đưa ra khuyến cáo đối với người chăn nuôi và người tiêu dùng khi sử
dụng chế phẩm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
23435678
Đóng góp những số liệu khoa học về hiệu quả của chế phẩm Egg
Stimulant và Selvie - WD khi bổ sung vào khẩu phần của gà Isa Shaver nuôi
tại Thái Nguyên.
Kết quả của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị để phục vụ cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường.
239356:;"<
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để khẳng định hiệu quả của việc bổ sung
chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WD cho gà Isa Shaver thương phẩm.

Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng chế phẩm
Egg Stimulant và Selvie - WD có hiệu quả trong sản xuất.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
434343=(78<7#>
1.1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm
* Cơ quan sinh dục cái của gia cầm
Gồm một buồng và ống dẫn trứng. Buồng trứng có chức năng tạo lòng
đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng,
màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại
trong ống dẫn trứng từ 20 – 24 giờ.
+ Buồng trứng:
Buồng trứng nằm ở phía trái xoang bụng, thấp hơn thận trái, kích thước
và hình dạng buồng trứng khác nhau tuỳ theo tuổi gia cầm. Gà con 10 ngày
tuổi buồng trứng có hình phiến mỏng, kích thước từ 1 – 2mm, khối lượng
0,03g đến 4 tháng tuổi buồng trứng có dạng hình thoi, khối lượng 2,66g, đến
thời kỳ đẻ trứng thì buồng trứng giống như chùm nho với khối lượng 55g, ở
thời kỳ gà nghỉ đẻ thay lông thì khối lượng buồng trứng giảm xuống 5g. Theo
Nguyễn Duy Hoan và cs, (1998) [11] xác định ở giai đoạn phôi thai, hai phía
phải và trái của gà mái đều có buồng trứng phát triển nhưng sau khi nở thì
buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại buồng trứng bên trái.
Sự phát triển của mỗi tế bào trứng gồm 3 giai đoạn:
Thời kỳ tăng sinh của các tế bào trứng bắt đầu xảy ra ngay trong thời kỳ
phát triển phôi thai và kết thúc ở giai đoạn gà con nở ra.
Thời kỳ sinh trưởng gồm có:
Thời kỳ sinh trưởng nhỏ: Từ khi gia cầm nở ra đến khi thành thục về
sinh dục.
3

Thời kỳ sinh trưởng lớn: Chỉ từ 4 – 13 ngày, đây là thời kỳ tích luỹ lớn
nhất 90% - 95% khối lượng trứng được tích luỹ trong giai đoạn này. Vào thời
kỳ đẻ đường kính của tế bào trứng 35 - 45mm
Số lượng tế bào trứng ở gà mái có thể đến hàng triệu. Frege. H.A. (1978)
xác định số lượng trứng lúc gà bắt đầu đẻ từ 900-3600 nhưng chỉ có một số
lượng hạn chế trứng chín và rụng (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu, 2002 [27]).
Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng
tế bào không có liên kết với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này phát triển trở
thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi
là follicun. Bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy dịch, bên ngoài
follicun giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chín dần
làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như chùm nho. Sau thời kỳ
đẻ trứng, buồng trứng trở về hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quả
trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống
dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục, đó là quá
trình đi ra của tế bào trứng chín. Từ buồng trứng, bình thường sự rụng trứng
chỉ xảy ra một lần trong một ngày, có những trường hợp đặc biệt có thể hai
hoặc ba tế bào cùng rụng một lúc, trường hợp quả trứng của ngày hôm trước
đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới xảy ra quá trình rụng
trứng. Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như: điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm.
Song điều chung nhất là sự rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của thân
kinh và thể dịch, (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [11]).
+ Ống dẫn trứng: Là một ống dài có nhiều khúc cuộn, tại đây xảy ra quá
trình thụ tinh và hình thành trứng của gia cầm. Tuỳ thuộc vào hình dạng và
chức năng của ống dẫn trứng mà người ta chia thành các loại khác nhau. Kích
thước và hình dạng ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và các hoạt động của
cơ quan sinh dục. Trước khi đẻ quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng dài ra, khối
4
lượng tăng lên rất nhiều và nó chia thành từng phần khác nhau: Ở gà không

đẻ trứng (trưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 1-18cm. Ở gà đẻ trứng (lúc
trưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 55-68cm. Ở thời kỳ thay lông chiều
dài ống dẫn trứng chỉ còn khoảng 7cm.
Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý ống dẫn trứng chia thành 5
phần: loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.
- Loa kèn: Bề mặt niêm mạc của loa kèn thì không có ống tuyến chỉ phần
cổ phễu có ống tuyến tiết ra một phần lòng trắng đặc và hình thành dây chằng
lòng đỏ. Tại đây trứng được thụ tinh nếu gặp tinh trùng, trứng chỉ dừng ở đây
từ 15-20 phút.
- Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời kỳ gia
cầm đẻ với tỷ lệ cao, chúng có thể dài tới 20 - 30cm, niêm mạc phần này có nhiều
tuyến hình ống giống như cổ phễu để tiết ra lòng trắng đặc hình thành dây chằng
lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng, trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ.
- Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm, các
tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và tiết ra một chất hạt hình thành nên
tấm màng dưới vỏ gồm 2 lớp, 2 lớp này tách nhau tại đầu lớn của vỏ trứng
hình thành nên buồng khí. Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua màng
này đi vào lòng trắng. Trứng dừng ở đây 60 – 70 phút.
- Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, là phần mở to ra tạo
thành tử cung dài 8 – 12cm, tuyến vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng,
chất dịch thẩm thấu qua màng vỏ đi vào trong lòng trắng làm cho tăng khối
lượng lòng trắng, mặt khác một số tuyến ở tử cung tiết ra một chất dịch hình
thành nên vỏ cứng, quá trình hình thành của vỏ diễn ra chập chạp. Trứng
dừng lại ở đây khá lâu từ 18-20 giờ.
- Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra
ngoài cơ thể. Giữa âm đạo và tử cung có một van cơ dài 17-20cm, niêm mạc
nhăn nhưng không có các tuyến hình ống. Tại chính mép biểu mô của âm đạo
5
tiết ra một chất dịch tham gia hình thành lớp màng keo ở trên vỏ. Trứng đi
qua phần âm đạo rất nhanh.

* Những trường hợp trứng dị hình:
- Trứng không có lòng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rơi vào
loa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt được vì vậy vẫn có quá trình tạo
trứng và hình thành trứng nhỏ.
- Trứng 2 lòng đỏ: Do 2 trứng cùng rụng một thời điểm hoặc cách nhau
không quá 20 phút vì vậy hình thành nên quả trứng rất to.
- Trứng trong trứng: Thường ít gặp, do bị kích động đột ngột một quả
trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây ra nhu động ngược lên phía trên
gặp tế bào trứng mới rụng, sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên ngoài
được bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng.
Ngoài ra còn có trứng méo mó, không vỏ do thiếu khoáng, vitamin D, do
co bóp của ống dẫn trứng…
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ
bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm.
Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng
sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn với gà hướng thịt (cũng như gà
hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự
nhân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Từ đó, nó quyết định
tới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm. Con người chú
trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quan
đến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con người mới có số lượng
đông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng trứng và thịt. Sinh sản
là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống nói chung và công tác
giống gia cầm nói riêng. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản
cũng khác nhau rõ rệt.
6
Để đánh giá khả năng sản xuất trứng của gia cầm người ta thường
dùng các chỉ tiêu sau:
* Tuổi đẻ đầu

Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình
sinh sản. Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả
trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng.
Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm
tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi
dưỡng các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan
đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống
có khối lượng cơ thể nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn những
gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được
chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu
sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình
nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi
thành thục sinh dục muộn.
* Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầm
mái đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan
trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.
Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản
xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng được đánh giá qua sự
phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
* Tỷ lệ đẻ
Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ
đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo
7
dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại. Gà chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ
thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở
những tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Năng suất trứng trên năm

của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng
đạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ.
* Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời
gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có
liên quan tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cường
độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong
chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi
ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở
các giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau.
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về
cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí
hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn.
* Khối lượng trứng
Là chỉ tiêu đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của một cá thể, một đàn
hay một giống gia cầm. Nó là tính trạng có hệ số di truyền cao. Do đó người
ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú
ý tới chỉ số trung bình chung. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ
thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng
trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức
sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống.
8
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [11] trong cùng một độ tuổi thì khối
lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị
năng lượng giảm dần. Giữa khối lượng trứng ấp và khối lượng gà con khi nở
thường bằng 62 % - 78 % khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của
các loại giống khác nhau thì khác nhau.
1.1.1.3. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
* Đặc điểm hình thái:

- Hình dạng quả trứng: là một đặc trưng của từng cá thể, vì vậy nó được
quy định di truyền rõ rệt. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của quả trứng là
một chỉ số ổn định 1: 0,75. Hình dạng của quá trứng tương đối ổn định, sự
biến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn. Nói chung, hình dạng quả
trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt.
- Vỏ trứng: vỏ trứng là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời tạo ra
màu sắc bên ngoài quả trứng. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào giống, lá tai và
từng loại gia cầm khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, thị hiếu người tiêu dùng
ưu thích màu trứng gà Ri: màu trắng, hồng nhạt. Nói chung đây là thói quen
của người dân thích các màu sáng với ý niệm một màu sạch và sự quen dùng
trứng gà Ri là loại trứng gà nội có chất lượng cao, thơm ngon. Độ dày của vỏ
trứng có ảnh hướng tới việc bảo quản trứng, sự phát triển của phôi. Thời gian,
độ ẩm trong quá trình ấp cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố dày của vỏ trứng.
Do đó, độ dày vỏ là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng quan trọng. Nó
chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Ở mỗi loại gia cầm
khác nhau vỏ trứng có độ dày khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhau, môi
trường khác nhau vỏ trứng cũng có độ dày khác nhau. Trong thực tế ta có thể
thấy hiện tượng vỏ trứng mỏng khi khẩu phần thức ăn của gia cầm thiếu can xi.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, (1998) [11] thì chất lượng vỏ trứng
không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố như can xi (70 % can xi cần cho
9
hình thành vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), phốt pho, vitamin D
3
, vitamin
K, các nguyên tố vi lượng… Độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ,
khi nhiệt độ tăng từ 20 – 30
0
C thì độ dày vỏ trứng giảm 6 – 10 %, dẫn đến
trứng không có vỏ hoặc bị biến dạng.
- Lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm của

ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là Albumin giúp cho việc cung cấp nước
và chất khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở
giai đoạn phôi. Chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và
đơn vị Haugh. Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao. Awang (1987) cho
biết khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86)
khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48) (dẫn theo Trần Huê
Viên, 2000 [40]).
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số lòng trắng, Orlov. M.V
(1974) cho rằng: chỉ số lòng trắng ở mùa đông cao hơn mùa xuân và mùa hè.
Trứng gà mái tơ và gà mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ
tuổi sinh sản. Trứng bảo quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất
lượng lòng trắng còn kém đi khi cho gà ăn thiếu Protein cần thiết và vitamin
nhóm B.
Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta quan tâm đến chỉ số lòng
trắng. Nó được tính bằng tỷ lệ chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng
đường kính nhỏ và đường kính lớn của lòng trắng trứng. Chỉ số lòng trắng
chịu ảnh hưởng của giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng. Kết quả nghiên cứu trên
gà lương Phượng của nhóm tác giả Trần Công Xuân và cs, (2002) [41] cho
biết chỉ số lòng trắng của trứng gà Lương Phượng đạt 0,09 ở cả hai dòng M1
và M2; Chỉ số lòng trắng của gà Lương Phượng tại 38 tuần tuổi là 0,12 – 0,13
(Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [5]); của con lai Lương Phượng x Ri là 0,09 –
10
0,11 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [6]); của gà Isa Brown là 0,09 – 0,11
(Nguyễn Nhật Xuân Dung và cs, 2011 [3]).
- Lòng đỏ: Là tế bào trứng có dạng hình cầu đường kính 35 – 40mm và
được bao bọc bởi màng lòng đỏ có tính đàn hồi nhưng sự đàn hồi này giảm
theo thời gian bảo quản, ở giữa có hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy chất dinh
dưỡng từ nguyên sinh chất để cung cấp cho phôi phát triển. Lòng đỏ có độ
đậm đặc cao nằm ở giữa lòng trắng đặc, được giữ ổn định nhờ dây chằng là
những sợi Protein quy tụ ở hai đầu lòng đỏ, phía trên lòng đỏ là mầm phôi.

Lòng đỏ cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho phôi.
Thông qua nguồn năng lượng dư cho phôi mà người ta có thể đánh giá
được chất lượng lòng đỏ. Chất lượng lòng đỏ được đánh giá dựa trên chỉ số
lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ được tính bằng tỷ lệ số giữa chiều cao lòng đỏ so với
đường kính của nó.
Lòng đỏ bao gồm: nước, protein, lipit, các axit amin không thay thế, các
loại vitamin…Chỉ số lòng đỏ của con lai Ri Lương Phượng và Lương Phượng
Ri từ 0,39 - 0,44 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [6]).
Màu lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố màu và Caroten có trong thức ăn. Màu
lòng đỏ ổn định suốt trong thời gian đẻ trứng, nó thay đổi khi khẩu phần ăn
của gà mái thay đổi trước vài tuần. Hàm lượng sắc tố và caroten trong thức ăn
tăng lên thì hàm lượng sắc tố trong trứng cũng tăng lên. Màu của sắc tố
caroten chính là độ dài bước sóng của nó, độ dài bước sóng của caroten dùng
để tạo màu lòng đỏ trứng rơi vào khoảng 400 - 600mm, trong phổ màu từ
vàng đến đỏ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Sự hình thành màu trong
lòng đỏ trứng gia cầm diễn ra theo hai pha, pha bão hòa và pha màu.
Ở pha bão hòa có sự tích lũy caroten vàng để tạo nền vàng. Một khi nền
vàng đã được thiết lập thì khi thêm caroten đỏ sẽ làm màu biến đổi sang đỏ-da
cam trong pha màu. Đáp ứng màu theo liều lượng caroten đỏ bổ sung vào thì
11
mạnh hơn là caroten vàng. Do vậy, để tạo màu lòng đỏ trứng có hiệu quả về
chi phí cần kết hợp cả hai loại caroten vàng và đỏ. Màu lòng đỏ tuy không
biểu hiện giá trị dinh dưỡng của trứng nhưng nó có giá trị thương phẩm lớn.
* Chỉ số Haugh (HU)
Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua khối lượng trứng
và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số HU càng cao thì chất lượng trứng càng cao,
trứng đạt chất lượng tốt. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: thời gian
bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ, sự thay lông, giống, dòng.
* Hình dạng và chất lượng trứng
Hình dạng trứng: được quyết định bởi phần sau của ống dẫn trứng.

Nó mang đặc điểm của từng cá thể, do nguyên nhân di truyền ở một mức
độ rõ rệt. Trứng gia cầm có hình ô van, dễ phân biệt được đầu tù và đầu nhọn,
đường cong từ đầu tù đến đầu nhọn phải đều, không bị sần sùi. Hình dạng
trứng không biến đổi theo mùa song quả trứng đầu của chu kỳ đẻ thường dài
và nhỏ hơn những quả trứng sau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994) [13]
hình dạng trứng không phụ thuộc vào khối lượng gà mái mà phụ thuộc vào
đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng, ống dẫn trứng càng dài,
càng to thì trứng đẻ ra càng to. Hình dạng trứng là căn cứ để đánh giá chất
lượng trứng.
Trứng của mỗi loài gia cầm đều có chỉ số hình thái riêng. Nguyễn Mạnh
Hùng và cs, (1994) [13] cho biết khoảng biến thiên của chỉ số hình thái trứng gà
là 1,34 - 1,36. Chỉ số hình dạng của trứng gà lai Ri Lương Phượng và Lương
Phượng Ri từ 1,33 –1,38; của gà Lương Phượng dòng M1 và M2 là 1,34 - 1,35
(Trần Công Xuân và cs, 2002 [41]). Chỉ số này ở gà Leghom là 1,38, gà
Goldline là 1,32 - 1,36 (dẫn theo Trương Thúy Hường, 2005 [15]). Những quả
trứng có chỉ số hình dạng cao, tỷ lệ lòng trắng loãng ít hơn, chỉ số lòng đỏ và
đơn vị Haugh cao hơn.
12
Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vận
chuyển bảo quản mà còn liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Ngô Giản Luyện (1994)
[18] cho biết chỉ số hình dạng ảnh hưởng đến vị trí của đĩa phôi khi ấp.
Những quả trứng quá tròn hay quá dài đều có tỷ lệ ấp nở thấp. Vì vậy chỉ số
hình dạng là căn cứ để đánh giá chất lượng bên trong của trứng.
* Độ dày vỏ trứng
Độ dày vỏ trứng ảnh hưởng đến độ bền của trứng và có ý nghĩa trong
việc vận chuyển, quá trình trao đổi chất, là nguồn cung cấp can xi cho phôi.
Một số nghiên cứu cho rằng độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di
truyền. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ chuồng cao, tuổi
gà già, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém và tác nhân stress khác đều
làm giảm độ dày và sức bền vỏ trứng.

* Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ (%) số con nở ra so với
số trứng có phôi. Đây là tính trạng đầu tiên biểu hiện sức sống ở đời con, tỷ lệ
nở của trứng không những chứng minh cho đặc tính di truyền về sinh lực của
giống mà còn là một xác minh về sự liên quan đến tỷ lệ nở với cấu tạo của
trứng. Nguyễn Quý Khiêm và cs, (1999) [17] cho rằng: Khối lượng trứng, sự
cân đối giữa các thành phần cấu tạo và cấu trúc vỏ trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ
ấp nở. Những quả trứng quá lớn hoặc quá nhỏ đều có khả năng nở kém hơn
những quả trứng có kích thước trung bình. Khi khối lượng trứng từ 45 – 64g
thì khả năng nở là 87 %, khối lượng trứng nhỏ hơn 45g thì khả năng nở giảm
xuống còn 80 % còn trứng có khối lượng vượt 64g thì khả năng nở là 71 %.
1.1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức sinh sản của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh hưởng
bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài.
13
- Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể
giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 – 270 trứng/năm. Sản lượng trứng,
những dòng chọn lọc kỹ thường đạt cao hơn những dòng chưa được chọn lọc
kỹ khoảng 15 – 30 %
- Tuổi gia cầm: Có liên quan chặt chẽ tới sức đẻ trứng của nó. Như một
quy luật ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm
15-20 % so với năm thứ nhất.
- Tuổi thành thục sinh dục: Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó là
đặc điểm di truyền cá thể. Sản lượng trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên tương quan
thuận với sản lượng trứng cả năm. Người ta cho rằng ít nhất cũng hai gen chính
tham gia vào yếu tố này: một gen là E (gen liên kết với giới tính) và gen e, còn
cặp thứ hai là Ee. Gen trội E chịu trách nhiệm về tính thành thục sinh dục. Tuổi
thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm là đặc điểm di
truyền cá thể. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên. Đối với đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi thành thục sinh dục

là thời điểm tại đó gà đẻ đạt tỷ lệ 5 %. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay
muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ ấp nở, khối lượng và
chất lượng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất, quyết định đến tuổi thành thục sớm hay muộn là vấn đề hạn chế thức
ăn trong giai đoạn nuôi hậu bị. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn đều
có ảnh hưởng không tốt tới sức sản xuất trứng của gia cầm. Gà đẻ sớm làm
tăng số lượng trứng nhỏ, giảm số lượng trứng giống, giảm số lượng gà
con/mái, tăng chi phí thức ăn/10 quả trứng giống
- Thời gian nghỉ đẻ: Ở gà, thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời
gian, có thể kéo dài trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí
kéo dài 1 - 2 tháng. Thời gian nghỉ đẻ thường vào mùa đông, nó có ảnh hưởng
trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gia cầm thường thay lông vào mùa
14
đông nên thời gian này gà nghỉ đẻ. Trong điều kiện bình thường, lúc thay lông
đầu tiên là vào thời điểm quan trọng để đánh giá gà đẻ tốt hay xấu. Những
đàn gà thay lông sớm, thời gian bắt đầu thay lông từ tháng 6 - 7 và quá trình
thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 - 4 tháng là những đàn gà đẻ kém. Ngược
lại, có những đàn gà thay lông muộn, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10
-11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở một số đàn
gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 - 5 tuần và lại đẻ ngay khi chưa hình thành
xong bộ lông mới. Có con gà đẻ ngay trong thời kỳ thay lông.
- Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: Chu kỳ đẻ trứng sinh học
liên quan đến thời vụ nở của gia cầm non. Tuỳ thuộc vào thời gian nở mà sự
bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian
khác nhau trong năm. Thường ở gà, chu kỳ đẻ trứng kéo dài 1 năm; ở gà tây,
vịt, ngỗng chu kỳ này ngắn hơn và theo mùa. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có
mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền
đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng. Giữa tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ
đẻ trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt.
- Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng: Đây là phản xạ không điều

kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp bóng
giúp gia cầm duy trì nòi giống. Bản năng đòi ấp rất khác nhau giữa các giống
và các dòng. Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơn
các dòng nặng cân, gà Leghorn và gà Goldline hầu như không còn bản năng
đòi ấp. Bản năng đòi ấp là một đặc điểm di truyền của gia cầm, nó là một
phản xạ nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản. Song với thành công trong lĩnh
vực ấp trứng nhân tạo, để nâng cao sản lượng trứng của gia cầm cần rút ngắn
và làm mất hoàn toàn bản năng ấp trứng. Bởi vì bản năng ấp trứng là một yếu
tố ảnh hưởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng.
15
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: Liên quan mật thiết đến sản lượng
trứng. ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là
14 - 22
0
C. Nếu nhiệt độ dưới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng
chống rét. Nếu nhiệt độ quá cao, khả năng thu nhận thức ăn của gà giảm, nhiều
gà bị chết do stress nhiệt dẫn đến năng suất trứng bị giảm.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm: Nó được xác
định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời
gian chiếu sáng 12-16h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng
nhân tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3-3,5w/m
2
.
- Mùa vụ: Ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt. ở nước ta, mùa hè sức đẻ
trứng giảm xuống rất nhiều so với mùa xuân, đến mùa thu lại tăng lên. Ảnh
hưởng của mùa vụ đến năng suất trứng có hai yếu tố đó là: ảnh hưởng của thời
gian chiếu sáng ngày và ảnh hưởng của nhiệt độ, trong đó ảnh hưởng của thời
gian chiếu sáng là chủ yếu. Bởi vì thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát dục của gia cầm. Mùa vụ với thời tiết, khí hậu, độ dài ngày
chiếu sáng và nguồn thức ăn tự nhiên giữ một vai trò quan trọng, nó chi phối

và ảnh hưởng lớn sức đẻ trứng của gia cầm, đặc biệt đối với gia cầm nuôi theo
phương thức quảng canh hoặc bán thâm canh.
- Độ đồng đều của đàn gia cầm sinh sản: Năng suất trứng tỷ lệ thuận với
độ đồng đều của quần thể gà, yêu cầu khi gà chuẩn bị lên đẻ độ đồng đều của
đàn gà phải đạt trên 80 %. Điều này cần đặc biệt chú ý khi nuôi gà hậu bị
giống. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã ứng
dụng đạt kết quả tốt là phải nuôi gà hậu bị giống bằng chế độ cho ăn hạn chế,
chỉ cho ăn 70 – 80 % lượng thức ăn theo định mức hàng ngày.
Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng độ đồng đều của đàn gà (khi cho ăn
hạn chế) như: Rải thức ăn nhanh, tăng số máng ăn để đảm bảo mỗi gà đều có
chỗ đứng để ăn, phân loại gà theo khối lượng cơ thể lúc 7 và 16 tuần tuổi để
16
điều chỉnh lượng thức ăn, cân cá thể hàng tuần 10 - 20 % số gà có mặt để
điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Cường độ đẻ trứng: Liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu cường
độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại. Yếu tố này do 2 cặp gen
R và r phối hợp cộng lại để điều hành.
- Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên
đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt đầu
từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông
lần thứ hai. Cứ như thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ
đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng
khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành
thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tố
này do hai gen P và p điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo
dài chu kỳ đẻ trứng.
- Thay lông: Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng gia cầm nghỉ đẻ và thay lông, ở điều
kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để đánh giá
gia cầm đẻ tốt hay xấu. Ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh thời gian
nghỉ đẻ dưới hai tháng, đặc biệt là đàn cao sản thời gian nghỉ đẻ chỉ 4-5 tuần và

đẻ lại ngay sau khi chưa hình thành bộ lông mới, có con đẻ ngay cả trong thời
gian thay lông, yếu tố này do các gen M và m điều khiển. Ngoài ra gia cầm đẻ
trứng còn chịu sự chi phối trực tiếp của khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn, chăm sóc
quản lý, tính ấp bóng
1.2. Giới thiệu về chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WD
439343?@-A< !
Chế phẩm Selvie - WD được sản xuất bởi Công ty sản xuất thuốc thú y
INTERCORP – India và được phân phối bởi Công ty Dược phẩm xanh Việt Nam.
Chế phẩm được sản xuất dưới dạng bột, màu trắng, được khuyến cáo sử dụng với
tất cả các loài vật nuôi. Chế phẩm có thành phần là vitamin E và Selenium.
17
Trong mỗi gram chế phẩm Selvie - WD cung cấp:
Vitamin E 100 mg.
Selenium 200 mg.
* Vitamin E (
α
- Tocopherol)
Năm 1963, người ta đã tách được từ dầu của mầm lúa mì và dầu của
bông 3 loại dẫn xuất của benzopiran và đặt tên là vitamin E. Các dẫn xuất trên
có tên tương ứng là α, β, δ tocopherol. Năm 1938 đã tiến hành tổng hợp được
α tocopherol.
Có 7 loại tocopherol đã biết nhưng chỉ có 3 loại α, β, δ tocopherol có
hoạt tính sinh học cao còn 4 loại còn lại có hoạt lực thấp.
Tocopherol là chất lỏng không màu, hòa tan rất tốt trong dầu thực vật,
trong rượu etylic và ete dầu hỏa, α-tocopherol thiên nhiên có thể kết tinh
chậm trong metylic nếu giữ ở nhiệt độ thấp tới -35
0
C, khi đó sẽ thu được tinh
thể hình kim có độ nóng chảy -2,5 đến -3,5
0

C. Tocopherol bền với nhiệt độ
(170
0
C chưa bị phân hủy) nhưng bị tia tử ngoại phá hủy nhanh chóng
Hoạt tính sinh học của α-tocopherol là 100 thì của β, γ, δ lần lượt là 45,
13 và 0,4. 1IU vitamin E = 1mg α-tocopherol acetate
- Vai trò của vitamin E
Vitamin E có vi trò tham gia nhiều vào quá trình oxy hóa khử (trao đổi
chất), là thành phần trực tiếp các loại men hệ hô hấp.
Giúp phục hồi chức năng tế bào cơ, tùy xương, mạch máu và mô mỡ.
Vitamin E điều tiết hoạt động các tuyến dưới thuộc hệ sinh sản và tăng
năng suất vật nuôi.
Vitamin E còn là chất chống oxy hóa của β - caroten, vitamin A và
axit linoleic.
Vitamin E loại bỏ quá trình hình thành chất độc trong cơ thể và đào thải
chúng ra khỏi cơ thể, giúp cho lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi và cân bằng tích
lũy vitamin A trong trứng, gan…
18
Vitamin E tham gia chuyển hóa gluxit, lipit, axit nucleic, tổng hợp
vitamin C, chuyển hóa các axit amin chứa lưu huỳnh.
Vitamin E trực tiếp điều chỉnh quá trình tổng hợp ADN trong cơ và tủy
xương, tham gia trực tiếp cấu tạo các axit nucleic để tổng hợp nên các axit
amin rất cần cho mọi giai đoạn phát triển của cơ thể: Tăng trọng đối với gia
súc non, tăng năng suất và chất lượng đối với gia súc chửa đẻ… tăng khả
năng kháng bệnh, chống mệt mỏi, giải độc cho cơ thể…
Thiếu vitamin E rất hay gặp trong chăn nuôi gà tập trung với các biểu
hiện điển hình như: thần kinh (co giật, đi vòng quanh, ngoẹo đầu), phù nề
phần cổ, giảm sức đề kháng, gà con chậm lớn, gà đẻ không đều, giảm sản
lượng trứng, tỷ lệ ấp, nở thấp, gà con nở ra yếu.
- Nguyên nhân thiếu vitamin E

Tỷ lệ vitamin A và E mất cân đối trong khẩu phần.
Do bổ sung vitamin E thiếu trong khẩu phần ăn hoặc khi pha trộn
không đều.
Do trong thức ăn bổ sung quá nhiều bột cá, dầu động thực vật làm ngăn
cản quá trình hấp thu vitamin E.
Do một số chất bảo quản thức ăn như: axit Propionic phá hủy vitamin
E, một số axit amin không thay thế khác như: Methionin, lyzin trong đó có
chứa lưu huỳnh buộc vitamin E phải tham gia trực tiếp tổng hợp nên các axit
amin từ đó dẫn đến thiếu vitamin E.
Do trong thức ăn có quá nhiều độc tố mà vitamin E phải trực tiếp tham
gia giải độc…
- Triệu chứng bệnh thiếu vitamin E
Đối với gà con và gà thịt: Chậm lớn, tích nước vùng cổ đầu. Đầu bị
ngoẹo. Rối loạn vận động, khi xua đuổi có con đi giật lùi, hoặc khuỵu chân
19
đầu gối chúi xuống đất, các ngón co quắp lại. Gà còi, thiếu máu, xơ xác, dễ
mắc các bệnh truyền nhiễm.
Đối với gà đẻ: Khả năng kháng bệnh giảm, năng suất giảm, gà đẻ
không đều, lòng đỏ nhạt, trứng ấp bị chết phôi vào ngày thứ tư, thứ sáu.
- Nhu cầu vitamin E
Theo tác giả Vũ Duy Giảng, (1998) [9], nhu cầu vitamin E cho gia cầm
như sau:
Gà con (0 – 8 tuần tuổi): 10mg/kg thức ăn.
Gà hậu bị (8 – 18 tuần tuổi): 5mg/kg thức ăn.
Gà đẻ trứng thương phẩm: 10mg/kg thức ăn.
Gà đẻ giống thịt, trứng: 12mg/kg thức ăn.
Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin E cho gia cầm nuôi thịt
từ 10 – 20 mg/kg thức ăn.
- Nguồn cung cấp vitamin E
Vitamin E có nhiều trong các loại chế phẩm, trong thức ăn thực vật,

đặc biệt là trong các loại hạt nảy mầm như: Mầm lúa mì, cám gạo, cao
lương, ngô hạt…
* Selenium
Theo từ điển hóa học Anh - Việt (2000)[39] định nghĩa về selen: Selen
là nguyên tố phi kim rất độc trong nhóm VI, nguyên tử số 34, màu sáng thép,
tan trong Cacbondisunfua, không tan trong nước và cồn, dùng trong phân tích,
luyện kim và các pin quang điện và như chất ổn định dầu bôi trơn và hóa chất
trung gian.
Selenium là một muối của Selen. Selen được phát hiện vào năm 1817,
do các nhà hóa học người Thụy Điển Jons Jakop Berzelius, ông tìm thấy
nguyên tố này gắn liền với (trái đất). Selen theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mặt
20
trăng. Một thế kỷ sau, vai trò quan trọng của nó được xác định bởi Schwars và
Foltz. Hai nhà khoa học đã phát hiện và chứng minh rằng selen ở liều lượng
400µg tính ra cho một kg thức ăn có tác dụng mạnh hơn Vit E 500 lần, hơn
các axit amin chứa lưu huỳnh 25000 lần. Selen trở lên một yếu tố quan trọng
của dinh dưỡng người và thực vật.
Những công trình nghiên cứu cơ bản về vai trò của selen trong hóa sinh
học ở động vật và con người. Selen đã được xác định là một nguyên tố vi
lượng không thể thiếu được cho sự sống. Selen có trong thành phần của đạm
thực vật và động vật, đặc biệt là nhóm – S – SeH được coi là nhóm hoạt động
của rất nhiều men trong cơ thể.
Jean Paul Cortay và cs (2003) [16] chỉ ra rằng: Phát hiện ra vai trò của
Selen trong quá trình chống lại các gốc tự do, biến nó trở thành ngôi sao mới
của nhu cầu bổ sung muối khoáng.
Trong thiên nhiên rất hiếm thấy selen ở dạng nguyên tố khoáng vật của
nó, thường ở chung với quặng sunfua và được điều chế từ bùn Anot (Lê Mậu
Quyền, 2004) [23].
- Vai trò của Selen
Selen có khả năng liên kết với các kim loại nặng như: Hg, Cu, Co,

As… và đào thải chúng ra nước tiểu. Selen cũng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại
của Cadimi, Chì, Bạc, Platin. Ngoài ra bằng cách hợp tác với Glutathion
Peroxydaza, Selen góp phần giải độc tính của nhiều chất khác.
Selen xúc tác quá trình tổng hợp các glubulin miễn dịch, làm tăng chức
năng tiêu hóa lipit của tụy, tham gia điều khiển sự vận chuyển ion qua màng
tế bào và có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại các hiện tượng oxy hóa. Nó
ngăn cản sự hình thành các lipopeoxyt do đó làm chậm quá trình lão hóa,
chống sự tổn hại ở hệ tim mạch.
21
Selen tham gia trong hệ vận chuyển điện tử trong hô hấp tế bào và có
tác dụng đệm oxy hóa khử trong tế bào. Thiếu selen cơ thể không tổng hợp
được vitamin C.
Phạm Thiệp và cs, (2008) [26] trích dẫn: Selen là một nguyên tố vô cơ
vi lượng chủ yếu. Selen chính là Coenzym của Glutathion peroxydaza, là một
chất chống oxy hóa, giữ vai trò chủ chốt bảo vệ cơ thể, chống lại tác hại của
các gốc oxy tự do.
Theo Jeal Paul Cortay và cs (2003) [16] sự tham gia của selen vào hoạt
động của men Glutathion Peroxydaza khiến nó trở lên có vai trò sáng chói:
2GSH + H
2
O
2

GPX
GSSG + 2H
2
O
Như vậy, enzym này trung hòa nước oxy già trước khi tạo thành các
gốc tự do có hại. Nó cũng là một enzym duy nhất có khả năng tái sử dụng axit
béo hư hỏng do các gốc tự do. Đặc biệt ở mặt ngoài màng tế bào.

Từ các axit béo bị oxy hóa này mà các chất trung gian của viêm, dị ứng
được tạo thành. Do đó, selen cũng có vai trò trong hoạt động thay đổi thể dịch
của máu và các đáp ứng miễn dịch. Trong những chức năng chống viêm, nó
có tác dụng hiệp đồng với Glutathion, vitamin E và các axit béo không no.
- Nhu cầu selen của gia súc, gia cầm.
Hàm lượng selen trong cơ thể vật nuôi không ổn định, nhưng nó chỉ
dao động trong một giới hạn nhỏ và có thể thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào
khẩu phần selen. Đối với vật nuôi hàm lượng này có thể từ 0,1 – 1 mg/kg, còn
đối với động vật hoang rã, thì hàm lượng này có thể cao hơn một chút.
Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó phải kể đến
có công trình nghiên cứu của Arnold (1972) trên gà, của Tilop (1969) trên
lợn, của Pirop và Tilop (1969) trên bò, của Allsop và Millar (1972) trên chuột
cống trắng.
22

×