Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 15 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ
định và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
trong hoạt động thực tiễn
Giáo viên hướng dẫn: Cao Minh Cơng
Lớp : K9E
Nhóm thực hiện: Phạm Thị Thanh Tâm
Lê Hương Giang
Lò Đức Mạnh
Nguyễn Tiến Dũng
Lê Thùy Dương
Danh Thanh Nhàn
Trịnh Đăng Hân
Nguyễn Bùi Hoàng Chiến
NĂM HỌC 2021-2022


2
Catalog

Lời mở đầu...........................................................................................................................3
Nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp luận......................4
I. Phủ định biện chứng........................................................................................................4
1. Các khái niệm.................................................................................................................4
2. Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng..............................................................4
II. NỘI DUNG QUY LUẬT................................................................................................7
a) Thế nào là một chu kỳ phủ định?....................................................................................7
b) Số lần phủ định trong 1 chu kỳ.......................................................................................7
III. Ý nghĩa phương pháp luận:........................................................................................11


1. Hoạt động nhận thức.....................................................................................................11
2. Hoạt động thực tiễn cuộc sống......................................................................................11
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................12
1. Giáo trình triết học Mác Lênin do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành......................12
2. C. Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1994.....................................12
3. V. I. .Lênin tồn tập, Nxb CTQG, H 2005...................................................................12
BIÊN BẢN HỌP NHĨM...................................................................................................13
Mơn học: Triết Học............................................................................................................13
1.Thời gian, địa điểm, thành phần...................................................................................13
2. Mục đích họp nhóm.......................................................................................................13
3. Nội dung buổi họp:........................................................................................................13
4. Kết quả buổi họp............................................................................................................13


3

Lời mở đầu
Trong đời sống hàng ngày, sau các hiện tượng mn hình mn vẻ, con người dần
dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình
thành nên khái niệm "quy luật". Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm
"quy luật" là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính
chỉnh thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính
khách quan. Con người khơng thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ nhận thức và
vận dụng nó trong thực tiễn.
Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự sáng tạo tùy ý của
con người. Các quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh các quy luật khách
quan của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy con người.
Trong sự vận động và phát triển của thế giới vật chất luôn diễn ra sự thay thế lẫn
nhau của các sự vật, hiện tượng. Sự thay thế đó diễn ra như một xu thế tất yếu và phổ biến

trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong quá trình phát triển, con đường của sự vật cũ
mất đi và được thay thế bằng sự vật mới, nội dung của nó được triết học khái quát trong
quy luật phủ định của phủ định.
Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm chúng em xin được trình bày nội dung về quy
luật phủ định của phủ định, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy
luật và vận dụng vào cuộc sống hiện nay.


4

Nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp luận
Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật;
nó chỉ ra khuynh hướng, con đường phát triển quanh co phức tạp của mọi sự vật hiện
tượng.
I. Phủ định biện chứng
1. Các khái niệm
Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát
triển
Phủ định biện chứng là sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo
của sự vật, cho cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ
bản là tính khách quan và tính kế thừa. Ví dụ như q trình nảy mầm của hạt giống.
Ví dụ:
+ Mầm ra đời từ hạt giống, sự ra đời này chính là sự phủ định biện chứng đối với
hạt, nhờ sự ra đời này thì mới có q trình tiếp tục phát triển thành cây và sinh tồn
+Q trình phát triển biến thái hồn tồn của một số động vật như từ nòng nọc- ếch,
ấu trùng- sâu ăn lá- bướm. Trong các ví dụ này thì ếch hay bướm là sự phủ định biện
chứng đối với nòng nọc và sâu ăn lá, nhờ sự ra đời của nịng nọc thì mới có q trình phát
triển thành ếch, hay nhờ có ấu trùng thì sâu ăn lá hay bướm mới tiếp tục phát triển và sinh
tồn.
Phủ định của phủ định là sự phủ định đã qua một số lần phủ định biện chứng để đưa

sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, hồn
thành một chu kì phát triển
2. Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
a. Tính khách quan
Ta thấy, quan điểm siêu hình phủ nhận tính khách quan của sự phủ định, họ hiểu
nguyên nhân của sự phủ định là từ bên ngoài, làm phá huỷ, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự
phát triển của sự vật.
Quan điểm biện chứng cho rằng, phủ định biện chứng, của cái mới thay thế cái cũ
mang tính khách quan.
Tính khách quan nghĩa là q trình tự thân phủ định, nguyên nhân của sự phủ định,
của cái mới thay thế cái cũ nằm trong bản thân sự vật.
Đây là đặc trưng bản chất nhất của sự phủ định biện chứng.


5

Q trình đó diễn ra một cách hợp quy luật khách quan, không lệ thuộc vào ý thức
con người.
+ Hợp quy luật khách quan nghĩa là:
Sự thay thế lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là do quá trình tích lũy liên tục về lượng,
đến một giới hạn nhất định tạo nên những biến đổi về chất, khi chất mới ra đời nghĩa là sự vật
mới ra đời, sự vật cũ mất đi.
+ Không lệ thuộc vào ý thức con người nghĩa là:
Phủ định biện chứng mang tính khách quan, không lệ thuộc vào ý thức con người
hoặc bất kỳ một lực lượng siêu nhiên, thân bí nào.
Ví dụ rõ ràng nhất thể tính khách quan một cách dễ hiểu:
+ Hai người đang tranh cãi về một vấn đề trong q trình giải quyết một bài tốn. Ai
cũng có ý kiến của riêng mình, cũng có những cách làm và hướng đi riêng, và đặc biệt cả
hai người này đều cho rằng phương pháp của mình là hồn hảo nhất. Phương pháp của mình
là đúng nhất và hay nhất. Nếu là người trong cuộc sẽ không đánh giá được ai hơn trong cuộc

tranh cãi này, chính vì vậy mà bạn là người ngoài cuộc bạn cần được ra những nhận xét,
đánh giá hai phương pháp kia một cách khách quan nhất, và điều quan trọng là bạn không
được thiên vị cho ai, thì ý kiến nhận xét của bạn đưa ra mang tính khách quan.
+ Sự ra đời và phát triển của phong trào Thơ mới, khi mà Thơ cũ, thơ ca trung đại
không giải quyết được vấn đề của thời cuộc, khi mà cái tôi cá nhân của mỗi thi sĩ ngày
càng phát triển nhưng phải chịu sự gị bó, khn khổ trong những khn phép, luật thơ,
giới hạn của Thơ cũ thì tất yếu Thơ mới ra đời để giải phóng cái tơi cá nhân của nhà văn,
bước lên thi đàn để nắm lấy ngòi bút để phục vụ cho mục đích chung của nền văn học.
b. Tính kế thừa
Kế thừa theo nghĩa chung nhất là giữ lại cái gì đó vốn là nhân tố của SV cũ.
Kế thừa biện chứng là giữ lại cái tích cực, cái tiến bộ hợp quy luật, thúc đẩy sự phát
triển.
Đó là sự kế thừa có sự chọn lọc, vừa khắc phục những yếu tố lạc hậu, vừa bảo tồn,
cải tạo những yếu tố đồng thuận, có lợi cho sự phát triển của cái mới.
Như vậy, quan điểm của kế thừa nói chung khác với kế thừa biện chứng, khơng phải là
sự kế thừa tất cả, mà chỉ kế thừa những cái tích cực, cái hợp quy luật. Kế thừa biện chứng tiến
bộ hơn kế thừa nói chung
Phủ định biện chứng mang tính kế thừa cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy:
Trong tự nhiên là sự di truyền của các giống loài sinh vật, các thế hệ con cái đều có
sự kế thừa những yếu tố tốt đẹp, ưu việt của bố, mẹ.


6

Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng luôn diễn ra sự kế thừa những giá trị
vật chất và tinh thần của xã hội trước đó.
Trong lĩnh vực nhận thức, các học thuyết khoa học ra đời sau bao giờ cũng phải kế thừa
những giá trị tư tưởng của các học thuyết khoa học ra đời trước đó.
Ví dụ:
+ Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm

1973, với tính to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng. Đến hiện tại rất
nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiễn rõ rệt, trở nên gọn, nhẹ hơn rất
nhiều và vẫn khơng mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện thoại đầu tiên có được, thêm
vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thế nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi
người qua Internet,…xuất hiện, giá điện thoại cũng dao động theo nhiều mức, giúp người
mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của mình nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc
điện thoại di động hiện tại là sự phủ định của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế
thừa của chiếc điện thoại đầu tiên
+ Như có người đã từng nói “Mỗi nhà văn khơng bao giờ sáng tác bằng hai bàn tay
trắng” mà họ luôn “đứng trên vai những người khổng lồ”. Sáng tác văn học tuy là sáng tác
cái mới dựa trên cái tôi của người cầm bút, cùng 1 chủ đề, tác phẩm sau ra đời sẽ là phủ
định của tác phẩm trước nhưng khơng vì thế mà xa rời những cái đã có sẵn mà chúng tiếp
tục kế thừa, tiếp biến những tri thức đã có rồi để phục vụ sáng tạo cái mới.
Như nhà thơ Hồ Xuân Hương khi viết về vẻ đẹp thiên tính nữ, khát khao hạnh phúc
của người phụ nữ thì sau này Xuân Quỳnh đã kế thừa và phát triển theo cảm quan góc
nhìn của rất riêng Xn Quỳnh.
Hay thi phẩm “Nguyệt cầm” của Xuân Diệu tuy là một bài Thơ mới nhưng Xuân
Diệu vẫn kế thừa và sử dụng những thi pháp của văn học trung đại.
Như vậy, Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, là mắt khâu trong quá
trình phát triển dẫn tới sự ra đời của sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ, có 2 đặc trưng cơ
bản là mang tính khách quan và mang tính kế thừa.
c. Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng
- Phương pháp luận
+ Trong nhận thức, cải tạo sự vật cần quán triệt và thực hiện quan điểm khách quan
và kế thừa. Coi trọng việc kế thừa cái tiến bộ, tích cực, loại bỏ cái lạc hậu khơng hợp lý,
trên cơ sở đó cải tạo cho phù hợp với sự vật mới.
+ Phê phán quan điểm PĐ sạch trơn cái cũ, kế thừa một cách nguyên xi
- Vận dụng:
+ Đảng ta: Kế thừa chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện của
cách mạng nước ta như: Quy luật thành lập ĐCSVN...



7

+ Trong hoạt động quân sự: Kế thừa truyền thống đánh giặc của cha ơng: lấy ít
địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy đoản binh chế trường trận ...
+ Cán bộ chính trị: Coi trọng kế thừa truyền thống tốt đẹp của đơn vị, nhà trường,
quân đội, dân tộc...
II. NỘI DUNG QUY LUẬT
Phát triển là quá trình cái mới phủ định cái cũ; cái mới vừa gạt bỏ cái cũ, vừa kế
thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ theo chu kỳ phủ định của phủ định; con đường tiến
lên trong q trình phát triển khơng theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”; cái mới
là cái tất thắng.
1. Sự phát triển là một q trình thơng qua chu kỳ phủ định của phủ định
a) Thế nào là một chu kỳ phủ định?
Chu kỳ của phủ định của phủ định là từ một điểm xuất phát ban đầu, trải qua một số lần
phủ định, về hình thức dường như sự vật lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
Để xác định được chu kỳ điều quan trọng là ta xác định được điểm xuất phát ban
đầu của chu kỳ.
Tính lặp lại, tính chu kỳ là đặc trưng quan trọng nhất của sự phát triển của SVHT
thông qua những lần phủ định biện chứng.
b) Số lần phủ định trong 1 chu kỳ
- Số lần phủ định trong kỳ chu kỳ có thể nhiều ít khác nhau tuỳ theo từng sự vật,
hiện tượng, quá trình cụ thể. Những sự vật, hiện tượng có kết cấu bên trong phức tạp thì số
lần phủ định nhiều hơn, nếu kết cấu đơn giản thì số lần phủ định ít hơn trong một chu kỳ
phủ định.
Phủ định lần một (phủ định cái khẳng định)
Là quá trình phủ định biện chứng nhằm chuyển hóa cái xuất phát ban đầu (cái khẳng
định) sang cái đối lập với nó (cái phủ định) để tạo ra bước trung gian trong quá trình phát
triển của sự vật.

Phủ định lần hai (phủ định cái phủ định)
Là sự phủ định nhằm chuyển hóa khâu trung gian (cái phủ định) sang cái đối lập với nó, sự
vật mới ra đời dường như lặp lại cái ban đầu (cái khẳng định), nhưng trên cơ sở cao hơn.
- Mối quan hệ giữa hai lần phủ định:
Hai lần phủ định cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một cơ chế thống nhất:
vừa phủ định, vừa kế thừa có lọc bỏ và cải tạo, phủ định lần sau bao giờ cũng phong phú hơn,
đa dạng hơn phủ định lần trước.


8

+ Phủ định lần 1 chuyển hoá cái xuất phát ban đầu (cái khẳng định) sang cái đối lập
với mình (cái phủ định), tạo ra bước trung gian trong sự phát triển của sự vật, như là sự
chuyển tiếp sang phủ định lần 2.
+ Phủ định lần 2 chuyển hoá khâu trung gian (cái phủ định) sang cái đối lập với nó,
tức là cái xuất phát ban đầu (cái khẳng định), nhưng không phải nguyên xi mà dường như
lặp lại cái ban đầu trên cơ sở cao hơn.
Ví dụ: Con gà (1)---> quả trứng (1) ---> con gà (2) -----> quả trứng(2)
quả trứng (1) phủ định con gà (1)
Con gà (2) phủ định quả trứng (1)
-----> con gà (2) là phủ định của phủ định với con gà (1).
+ Sự phát triển của cây mướp: Hạt mướp - Hạt nảy mầm - Cây mướp :
 Khi hạt nảy mầm, "hạt mướp" khơng cịn tồn tại, do đó chúng ta gọi "hạt nảy
mầm" đã phủ định sự tồn tại của hạt mướp.
 Sự xuất hiện của "cây mướp" cũng xóa bỏ sự tồn tại của "hạt nảy mầm", do đó
cây mướp là phủ định của "hạt nảy mầm".
 Nói cách khác, quá trình trên đã trải qua 2 lần phủ định. Kết quả "cây mướp"
chính là sự phủ định của phủ định hạt mướp.
Tuỳ theo từng sự vật hiện tượng cụ thể,với điều kiện hoàn cảnh cụ thể tác động mà
sự phát triển của sự vật phải trải qua nhiều lần phủ định khơng cơ bản, nhiều hình thức

trung gian, q độ mới thực hiện xong một chu kỳ.
Các hình thức phủ định khơng cơ bản nhiều hay ít, dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào:
tính chất, quy luật đặc thù và kết cấu của sự vật bị phủ định, cũng như kết cấu của sự vật
sắp ra đời
Ví dụ: Vịng đời của một con tằm: trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng :
 Sự xuất hiện của "tằm" xóa bỏ sự tồn tại của "trứng" nên tằm là phủ định của
trứng.
 "Nhộng" sinh sơi, tằm khơng cịn là tằm nên "nhộng" là sự phủ định của "tằm".
 "Ngài" phát triển từ "nhộng", xóa bỏ sự tồn tại của "nhộng" nên tằm là phủ định
của "nhộng".
 Cuối cùng, trứng mới ra đời từ ngài, bắt đầu một quá trình mới. Trứng chính là sự
phủ định của "ngài". Qúa trình phát triển của tằm đã trải qua 4 lần phủ định.
2. Con đường phát triển quanh co, phức tạp theo đường “xốy ốc”
Vì do tính chất chu kỳ phủ định của phủ định, do tính lặp lại của một số mặt, một số
yếu tố ban đầu trên cơ sở cao hơn, nên sự vận động và phát triển của sự vật trong thế giới


9

vật chất khơng diễn ra theo đường thẳng mà có những bước quanh co, phức tạp theo
đường xốy ốc.
* Hình thức “xoáy ốc”của sự phát triển
* Con đường xoáy ốc của sự phát triển là bao hàm trong đó có cả tính kế thừa, lặp
lại nhưng khơng có tính quay trở lại. Diễn tả quy luật bằng đường xoán ốc là hình thức
biểu thị rõ thống nhất các đặc trưng tính chất biện chứng của q trình phát triển: đó là
tính kế thừa, tính chu kỳ, tính tiến lên và tính vơ cùng tận của sự phát triển.
V. I. Lênin viết:“Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng
dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn, sự phát triển có thể nói là theo đường
trơn ốc chứ khơng phải theo đường thẳng”1.
+ Tính chu kỳ

+ Tính kế thừa.
+ Tính lặp lại nhưng khơng quay trở lại
+ Tính chất tiến lên
+ Tính liên tục và tính đứt đoạn
+ Tính vơ tận
+ Tính quanh co, phức tạp
Biểu hiện cụ thể rằng:
+ Tính chu kỳ: mỗi vịng xốy ốc là một biểu hiện của một chu kỳ phủ định của phủ
định.
+ Tính kế thừa: mỗi vịng xốy ốc thể hiện mối liên hệ ràng buộc khơng tách rời
nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Điểm cuối cùng của vịng xốy ốc này
ghép chặt với điểm khởi đầu của vòng khác ở trên nó. Hay nói cách khác, điểm cuối cùng
của chu kỳ này là điểm khởi đầu của một chu kỳ phát triển tiếp theo. Đồng thời, tính kế thừa
cịn thể hiện ngay trong chu kỳ, đó là sự kế tiếp nhau của các yếu tố, các mặt của sự vật
trong chu kỳ phát triển.
+ Lặp lại nhưng không quay trở lại. Mỗi vịng “xốy ốc” thể hiện sự phát triển của
sự vật dường như quay trở lại cái đã qua, dường như lặp lại vịng trước, nhưng khơng bao
giờ trùng khít lên nhau. Do đó, sự vật phát triển chỉ lặp lại một số mặt, một số yếu tố có
trước đó chứ khơng quay trở lại cái ban đầu.
+ Tính chất tiến lên: sự nối tiếp nhau của các vòng xoay ốc từ nhỏ đến lớn thể hiện tính
vơ tận và tính liên tục của sự phát triển, của sự tiến lên từ thấp đến cao.
+ Tính liên tục và đứt đoạn. Mỗi vịng “xốy ốc” thể hiện mối liên hệ rằng buộc khơng
tách rời nhau trong q trình vận động, phát triển của sự vật. Điểm cuối cùng của một vịng xốy
1


10

ốc này ghép chặt với điểm khởi đầu của một vịng khác ở trên nó. Nói cách khác, điểm cuối cùng
của một chu kỳ này cũng là điểm mở đầu của một chu kỳ tiếp theo.

Tính đứt đoạn thể hiện ở chỗ, mỗi vịng xốy mới tương ứng với sự vật mới ra đời,
khác nhau về chất so với sự vật cũ.
+ Tính vơ tận: mỗi vịng “xốy ốc” là một biểu hiện của một chu kỳ biện chứng. Sự
tiếp nối nhau của các vịng thể hiện tính vơ tận của sự phát triển, tính vơ tận của sự tiến lên
từ thấp đến cao.
+ Tính quanh co, phức tạp. Sự phát triển của sự vật là tiến lên, song không loại trừ,
mà trái lại còn bao hàm cả khả năng thụt lùi tạm thời; do cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái
khẳng định và cái phủ định.
Tính chất tiến lên trong sự phát triển của mọi SVHT.
Tính chất của sự phát triển là tiến lên, song không loại trừ, mà còn bao hàm cả khả
năng thụt lùi đi xuống tạm thời.
Về lý luận, sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà là một q trình biện
chứng có tính phức tạp và tính mâu thuẫn. Khuynh hướng chung của sự phát triển là vận
động tiến lên, nhưng những yếu tố riêng lẻ của sự vận động đó có thể khơng tiến lên, mà
thụt lùi, thối bộ. Nói cách khác, phát triển là khuynh hướng chung của mọi SVHT, nhưng
từng SVHT cụ thể thì có thể thụt lùi, đi xuống. Và ngay trong một sự vật không phải lúc
nào cũng phát triển, mà có lúc thụt lùi.
Về mặt thực tiễn, cần thấy bước lùi hợp quy luật, “lùi một bước để tiến hai bước”; vì đây
chính là cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái khẳng định và cái phủ định. Trong xã hội, cuộc
đấu tranh này diễn ra gay go, quyết liệt và phức tạp hơn trong tự nhiên.
Ví dụ: Nước Nga ký Hồ ước Brét ngày 3-3-1918 với 4 nước : Đức, áo - Hung, Bungari
và Thổ Nhĩ kỳ nhằm đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh. Đây là một bước lùi, một sự thoả hiệp,
nhưng thoả hiệp có nguyên tắc. Đến ngày 13-11-1918 nước Nga phá bỏ Hoà ước trên.
Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ký Tạm ước 16-3-1946 và
Hoà ước 14-9-1946 với Pháp, đẩy lui hơn 20 vạn quân Tưởng và quân Anh để có thời gian
chuẩn bị lực lượng cho cuộc trường kỳ kháng chiến thắng lợi.
Bản chất của quy luật nói lên xu hướng của sự phát triển. Quy luật phủ định của phủ
định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật và sự tự phủ định của nó, nhờ đó, sự phủ
định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn một số nội dung của các giai
đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới, dẫn tới phủ định của phủ định, làm cho

sự phát triển theo khuynh hướng đường “xoáy ốc”.
III. Ý nghĩa phương pháp luận:
1. Hoạt động nhận thức


11

+ Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu
hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Đó là q trình khơng diễn ra theo
đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình
khác nhau.
+ Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra
đời để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách
quan,một cách tự phát và đôi khi là ngẫu nhiên. Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên
cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con người.
2. Hoạt động thực tiễn cuộc sống
+ Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan
trong mọi hoạt động, phủ định những cái xấu, chủ động trao dồi chọn lọc những yếu tố
tích cực, hợp lí của sự vật hiện tượng cũ và ngay cả chính kẻ thù kế thừa những điểm
mạnh của chính kẻ thù, và có niềm tin vào yếu tố tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và
đấu tranh cho cái mới, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, những định kiến với sự phát
triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định
. + Phải có quan điểm biện chứng trong q trình kế thừa sự phát triển. Đơi khi chấp nhận
sự thất bại không nên bi quan chán nản, “thất bại là mẹ thành cơng”. Quan điểm đó đòi hỏi
phải khắc phục tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh trong khi kế thừa cái cũ để phát triển
cái mới,vì cái mới ra đời thường non yếu trong những hồn cảnh cụ thể,nó có thể bị lấn áp
và triệt tiêu,nhưng suy cho cùng cái hợp quy luật đều chiến thắng.
KẾT LUẬN
Mỗi quy luật của PBCDV phản ánh một phương diện cơ bản của quá trình vận động và
phát triển của TGVC. Trong thực tế, sự vân động và phát triển của bất kỳ một SVHT nào

cũng là sản phẩm tác động tổng hợp của tất cả các quy luật cơ bản mà PBCDV đã trừu
tượng hoá và khái quát hố. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần
vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật đó một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo
phù hợp với điều kiện cụ thể, để đạt được chất lượng và hiệu quả cao.
Thông qua bài tiểu luận nhóm 2 chúng em đã trình bày phân tích rõ nội dung của quy luật
phủ định của phủ định,và ý nghĩa phương pháp luận với hoạt động nhận thức và thực tiễn
trong cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác Lênin do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
2. C. Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1994


12

3. V. I. .Lênin toàn tập, Nxb CTQG, H 2005

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 3, tháng 12, năm 2021


13

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Mơn học: Triết Học
Kính gửi: Giáo viên dạy môn Triết Học - TS. Cao Minh Công
Chủ đề: phân tích nội dung quy luật “ phủ định của phủ định”. Ý nghĩa phương

pháp luận của quy luật trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
1. Thời gian, địa điểm, thành phần
- Thời gian:
+ Bắt đầu: ngày 1/12/2021
+ Hoàn thành: ngày 2/12/2021
Địa điểm: Họp online/trực tiếp tại phịng họp nhóm
Thành phần: 8/8 thành viên có mặt đầy đủ ( tất cả các lần họp nhóm)
2. Mục đích họp nhóm
- Nghiên cứu chủ đề nhóm được giao phó, mục tiêu cần đạt được,…
- Chia nhỏ chủ đề thành các vấn đề nhỏ để tiện cho nhóm nghiên cứu.
- Phân chia công việc cho các thành viên
3. Nội dung buổi họp:
- Nhóm trưởng trình bày lí do của buổi hoạt động nhóm
- Các thành viên suy nghĩ, thảo luận, đưa ra ý kiến giải quyết vấn đề nhóm
- Nhóm trưởng phân công việc cho từng thành viên
- Các thành viên trong quá trình làm việc thấy những khuất mắc gì có thể nói ra để
cùng nhau giải quyết, cách làm việc của nhóm có hạn chế gì thì cùng nhau rút kinh nghiệm
để buổi hoạt đọng sau diễn ra tốt hơn
4. Kết quả buổi họp
- Cơng việc được hồn thành
- Sau q trình làm việc, nhóm đã phân chia công việc cụ thể như sau:

TT
1

Tên thành viên
Phạm Thị Thanh Tâm

Nhiệm vụ


Ghi chú

Tìm hiểu kĩ mục chủ đề cần nghiên cứu
của chủ đề, chủ trì cuộc họp và phân
chia cơng việc cho mọi người, thực hiện
và chỉnh sửa bài tiểu luận và hồn thiện

Nhóm trưởng


14

2

Lê Hương Giang

3

Lò Đức Mạnh

4

Nguyễn Tiến Dũng

5

Lê Thùy Dương

6


7

8

Danh Thanh Nhàn

Trịnh Đăng Hân

Nguyễn Bùi Hồng Chiến

bài power point
Tìm hiểu kĩ mục cần nghiên cứu, của
chủ đề, họp nhóm và ghi biên bản
họp,góp ý chỉnh sửa bài tiểu luận, thiết
kế và tạo slide power point
Tìm hiểu kĩ mục cần nghiên cứu của
chủ đề, tìm kiếm và tổng hợp thơng tin
hồn thiện bài tiểu luận, chỉnh sửa và
góp ý các slide của bài thuyết trình,
thuyết trình

Thư ký

Tìm hiểu kĩ mục cần nghiên cứu của
chủ đề , tìm kiếm các thơng tin liên
quan đến chủ đề,chỉnh sửa và hoàn thiện
bài tiểu luận , chỉnh sửa và góp ý các
slide bài thuyết trình, thuyết trình
Tìm hiểu kĩ mục cần nghiên cứu của
chủ đề, góp ý chỉnh sửa bài tiểu luận,

thiết kế và tạo slide power point
Tìm hiểu kĩ mục cần nghiên cứu của
chủ đề tìm kiếm các thơng tin liên quan
đến chủ đề,thực hiện hồn thiện bài tiểu
luận, góp ý và chỉnh sửa bài thuyết trình
Tìm hiểu kĩ mục cần nghiên cứu của
chủ đề, tổng hợp ý chính và tìm kiếm
hình ảnh phù hợp với bài thuyết trình,
các thơng tin phù hợp với bài tiểu luận
Tìm hiểu kĩ mục cần nghiên cứu của
chủ đề tổng hợp ý chính và tìm kiếm
hình ảnh phù hợp với bài thuyết trình,
các thơng tin phù hợp với bài tiểu luận

Các thành viên đều đóng góp ý kiến, chỉnh sửa nội dung bài tập nhóm.
5. Tổng hợp kết quả làm việc:
- Các sản phẩm nhóm đã hồn thành :


15

+) 1 bản word tiểu luận
+) 1 bài powerpoint thuyết trình
+) 1 báo cáo quá trình thực hiện đề tài.
- Các thành viên đã chủ động ,sáng tạo , tự giác, góp ý tích cực chủ động các hoạt
động nội dung của chủ đề. Vận dụng bài học và áp dụng kiến thức vào bài học một
cách khoa học, đúng giờ. Song do thời gian và trình độ cịn hạn chế vì thế chắn chắn
sẽ khơng tránh được những thiếu xót mong nhận được sự đóng góp và chỉ dạy của
các thầy cơ
Biên bản kết thúc vào 02/12/2021

Thư kí

Lê Hương Giang

Nhóm trưởng

Phạm Thị Thanh Tâm



×