Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

môi trường kinh doanh quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.33 KB, 7 trang )

1, Cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh của một

quốc gia
. Môi trường kinh doanh quốc gia là gì?
Mơi trường kinh doanh quốc gia là tất cả các yếu tố bao quanh
và tác động đến quá trình phát triển, hoạt động và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiến hành kinh
doanh ở bất kỳ một quốc gia nào đều sẽ phải chịu ảnh hưởng từ
môi trường kinh doanh của quốc gia đó.
Thứ nhất, yếu tố chính trị- pháp luật hay mơi trường
chính trị- pháp luật.
Một là yếu tố chính trị:
Hệ thống chính trị bao gồm những cấu trúc, các quá trình và
những hoạt động mà dựa vào đó các dân tộc có quyền tự quyết.
Chẳng hạn hệ thống chính trị ở Nhật Bản có đặc trưng là thủ
tướng được bầu cử bới Quốc hội và Chính phủ được điều hành
bởi nội các bao gồm các Bộ trưởng
Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi
một quốc gia đều phải đối mặt với rủi ro chính trị – cụ thể sự
thay đổi về chính trị có ảnh hưởng xấu đến cơng việc kinh
doanh. Rủi ro chính trị có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu,
điều kiện sản xuất, hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển
lợi nhuận về trong nước.
Rủi ro chính trị phát sinh là do nhiều nguyên nhân. Bao gồm
những nguyên nhân sau:
– Sự lãnh đạo chính trị yếu kém;
– Chính quyền bị thay đổi thường xuyên;
– Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tơn giáo và
qn đội;
– Hệ thống chính trị khơng ổn định;



– Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc
thiểu số;
– Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia.
Rủi ro chính trị có thể được phân thành nhiều loại dưới các góc
độ tiếp cận khác nhau
Hai là yếu tố pháp luật:
– Các hệ thống pháp luật trên thế giới: (i) Thơng luật: Tịa án
giải quyết một trường hợp nào đó thơng qua việc làm sáng tỏ
các yếu tố lịch sử, tiền lệ và cách sử dụng. Tuy nhiên, mỗi bộ
luật được vận dụng khác nhau một chút trong mỗi tình huống.
(ii) Luật dân sự: Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ XV
trước cơng ngun, nó là bộ luật lâu đời và thông dụng nhất
trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định quy tắc bằng
văn bản. Luật dân sự ít có sự đối lập như thơng luật bởi vì
khơng cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền
lệ và cách sử dụng.
– Các vấn đề pháp luật tồn cầu: Bởi vì hệ thống pháp luật khác
nhau ở mỗi nước, cho nên các công ty thường thuê
các chuyên gia pháp luật ở những nơi mà họ kinh doanh. Điều
này có thể làm tăng chi phí. Nhưng một điều thuận lợi, hệ thống
pháp luật giữa các nước đều có chuẩn mực chung.
Mặc dù, hệ thống pháp luật quốc tế khơng được rõ ràng, nhưng
bước đầu đã có những điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến
nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc
quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và những vấn
đề thương mại nói chung. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế
khuyến khích việc áp dụng các chuẩn mực. Trong số các tổ
chức có Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD), Tổ chức về thống nhất của các luật tư nhân ở Rome

đã đưa ra các quy định cho kinh doanh quốc tế. Để tháo gỡ các
rào chắn cho các công ty hoạt động trên thị trường Tây Âu, Liên
hiệp Châu Âu cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống pháp luật của các
nước trong hiệp hội.
Thứ hai, yếu tố kinh tế hay môi trường kinh tế.


Trong nền kinh tế thị trường phần lớn các nguồn lực của quốc
gia như đất đai, nhà xưởng là thuộc sở hữu tư nhân, đó là cá
nhân hay doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định của nền kinh
tế bao gồm sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai, giá cả
ra sao được quyết định bởi sự kết hợp của hai thế lực cung và
cầu.
Để hoạt động một cách trơn tru và hoàn hảo, một nền kinh tế
thị trường địi hỏi phải có ba điều kiện: tự do lựa chọn, tự do
kinh doanh và giá cả linh hoạt.
– Tự do lựa chọn cho phép các cá nhân tiếp cận với những lựa
chọn mua tùy ý. Trong một nền kinh tế thị trường, Chính phủ
rất ít hạn chế và áp đặt lên khả năng tự quyết định mua của
người tiêu dùng và họ được tự do lựa chọn.
– Tự do kinh doanh cho phép các công ty tự quyết định sẽ sản
xuất loại hàng hóa và dịch vụ nào, cạnh tranh trên thị trường
nào. Họ được tự do gia nhập vào những ngành nghề kinh doanh
khác nhau, lựa chọn những đoạn thị trường và khách hàng mục
tiêu, thuê nhân cơng và quảng cáo sản phẩm của họ. Chính vì
thế họ được đảm bảo quyền theo đuổi và mưu cầu những
nguồn có khả năng sinh lời với họ.
– Giá cả linh hoạt: Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của
giá cả đều phản ánh sự thay đổi trong tương quan giữa hai thế
lực cung và cầu. Trong khi đó ở những nền kinh tế phi thị

trường Chính phủ thường áp đặt một mức giá nhất định. Cam
thiệp vào cơ chế định giá là vi phạm vào nguyên tắc cơ bản của
nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, yếu tố văn hóa hay mơi trường văn hóa.
Văn hóa là một pham trù dùng để chỉ tất cả các giá trị, tín
ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên. Văn
hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao
hàm rất nhiều vấn đề như: chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, cúi chào ở
Nhật Bản, mặc quần áo ở Arập – Xêút…
Nền văn hóa thiểu số thường đóng vai trị quan trọng trong việc
tạo ra hình ảnh quốc gia và định hướng chiến lược kinh doanh
mà các công ty áp dụng. Chẳng hạn khi xem xét nền văn hóa


Trung Quốc, người ta thường bỏ qua một thực tế là có hơn 50
dân tộc khác nhau đang chung sống trên lãnh thổ quốc gia này,
cũng có nghĩa là có trên 50 nền văn hóa thiểu số đang tồn tại ở
đây. Quyết định về thiết kế, đóng gói và quảng bá sản phẩm
phải xem xét đền nền văn hóa riêng biệt đặc trưng của mỗi
nhóm. Tiếp thị hướng tới dân Tây Tạng phải lưu ý niềm kiêu
hãnh dân tộc của họ.
Một nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của
các nền văn hóa khác. Ngược lại cũng có những nền văn hóa
trong đó việc thừa nhận các đặc trưng của một nền văn hóa
khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này là do
chủ nghĩa vị chủng. Những người theo chủ nghĩa này cho rằng
dân tộc họ hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng hơn các dân
tộc khác hoặc văn hóa dân tộc khác. Chính vì vậy họ ln xem
xét các nền văn hóa khác theo những khía cạnh như trong nền
văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem thường sự khách nhau về

môi trường và con người giữa các nền văn hóa.
Các hoạt động kinh doanh quốc tế thường bị cản trở bởi chủ
nghĩa vị chủng, chủ yếu do nhân viên của công ty đã sai lầm
trong cảm nhận về văn hóa. Nhiều dự án kinh doanh quốc tế đã
không đạt được kết quả như mong muốn do sự chống đối của
Chính phủ, người lao động hoặc cơng luận khi các công ty cố
thay đổi một vài yếu tố liên quan đến văn hóa trong nhà máy
hoặc văn phịng.
Q trình tồn cầu hóa địi hỏi mọi người tham gia kinh doanh
phải có một mức độ am hiểu nhất định về văn hóa, đó là sự
hiểu biết về một nền văn hóa cho phép con người sống và làm
việc trong đó. Am hiểu văn hóa địa phương giúp cơng ty gần
gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó sẽ
nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
Thứ 4, Môi trường công nghệ
Đặc điểm:
Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến
công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới.
Công nghệ và sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ
đến các doanh nghiệp.


Ảnh hưởng:
Sự tiến bộ công nghệ của một quốc gia hay sự chấp nhận công
nghệ quyết định nhiều đên sự đầu tư của công ty đa quốc gia.
Những thay đổi cơng nghệ trong ngành có cả tác động tích cực
và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Thay đổi công nghệ và
phát triển các quy trình làm việc tự động giúp tăng hiệu quả
làm việc, tuy nhiên, những thay đổi công nghệ cũng đe dọa nhu
cầu của các sản.

Cơ sở hạ tầng công nghệ của một quốc gia bao gồm 5 thành
phần sau:
* Nền tảng tri thức về khoa học công nghệ:
Tri thức khoa học công nghệ:
- Tri thức khoa học là những hiểu biết một cách hệ thống nhờ
hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Sơ đồ
* Vai trò:
- Vai trò của tri thức đối với cơng nghệ có thể thấy rõ sự khác
nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển.
- Các nước phát triển với nền tảng tri thức khoa học sâu rộng là
nguyên nhân tạo ra nền công nghệ phát triển, ngược lại với sự
yếu kém của nền công nghệ tại các nước dang phát triển là kết
quả tất yếu của nền khoa học không phát triển.
* Cơ cấu nhân lực cơng nghệ:
Sơ đồ
* Chính sách khoa học cơng nghệ
Các mục tiêu của chính sách khoa học và cơng nghệ là “thúc
đẩy” và “định hướng” cụ thể như:
- Thiết lập các tổ chức để tích lũy kiến thức và kỹ năng công
nghệ
- Cải thiện cơ cấu hạ tầng công nghệ


- Thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ
- Hỗ trợ các đề tài có tính chiến lược cơ bản đã được chọn làm
nền móng cho
các cơng nghệ mới cho tương lai.
- Xây dựng điều kiện để phát triển các công nghệ mới

Thứ 5, môi trường tự nhiên
Đặc điểm: Những yếu tố liên quan tới tự nhiên của quốc gia
như khí hậu, tài nguyên,..
Ảnh hưởng: Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu ,thời tiết
khơng những ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh cua
các cơng ty địa phương mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới cơng ty
đa quốc gia. Đó là sự ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh
doanh trong khu vực, các hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá.
Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản
xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi
khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó
cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh
doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình
vận chuyển, bảo quản, phân phối…Bên cạnh đó, việc nâng cao
nhận thức về môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng.
Các công ty đa quốc gia cần hướng tới các sản phẩm và dịch vụ
thân thiện với môi trường, các hoạt động kinh doanh không
được ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.




×