Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài tiểu luận (bài tập) bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên dạy môn lịch sử và địa lí thcs , bài tập phần lịch sử thế giới hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.7 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Giảng viên:

Học và tên:
Sinh ngày:
Lớp: Bồi dưỡng cho GV THCS dạy mơn Lịch sử và Địa lí
Đơn vị cơng tác: Trường THCS

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

1


ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày diễn biến của cách mạng nước Nga từ tháng 101917. Đánh giá ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga?
Câu 2: (2 điểm)
Bằng những dấu mốc lịch sử quan trọng, anh (chị) hãy chứng minh quá
trình phát triển của tổ chức ASEAN. Nhận xét?
Câu 3: (2 điểm)
Lập niên biểu về thời gian các quốc gia tuyên bố độc lập ở khu vực Đông
Nam Á?
Câu 4: (2 điểm)
Anh (chị) hãy khái quát các giai đoạn phát triển của Trung Quốc từ năm
1949 đến nay. Nhận xét, đánh giá công cuộc cải cách và mở cửa của Trung
Quốc?


Câu 5: (2 điểm)
Anh (chị) hãy khái quát phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu
Phi từ 1945-nay. Nhận xét, rút ra đặc điểm của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở châu Phi từ sau 1945?

2


Câu 1: (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày diễn biến của cách mạng nước Nga từ tháng
10-1917. Đánh giá ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga?
Bài làm
*Trình bày diễn biến của cách mạng nước Nga từ tháng 10-1917
1. Nguyên nhân xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga:
Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai
chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại
biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm
thời đã khơng giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng
đất của nơng dân, việc làm cho cơng nhân, tình trạng thiếu lương thực và
nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là
Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ
nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất
kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sỹ đã quá lớn
(tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị
thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu
phương cũng bất bình vì hy vọng có được hịa bình đã tan vỡ.
Trong hồn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bơn-sê-vích, Vladimir llyich
Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận
được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát.

Cáng ngày chính phủ lâm thời của Kerensky càng tỏ ra yếu kém, bất lực,
không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm
vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước
thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông
3


nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy
ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân
đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng
lãnh thổ của Nga. Trong hồn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất
bình với Chính phủ lâm thời.
Vào đầu tháng 10 năm 1917 khơng khí cách mạng bao trùm cả nước
Nga, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền.

2. Diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga:
– Tháng 4/1917: Lê-nin đã thơng qua Đảng Bơn-sê-vích để trình bày Luận
cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là
cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xơ
viết”.
– Ðầu tháng 7/1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào
đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị,
4


Lê nin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan).
Lê nin chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
– Đầu tháng 8/1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bơn-sê-vích họp bán cơng
khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước

và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vơ sản phải giành chính
quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang
– Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rô-grát
cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ
đô.
– Ngày 16/10/1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bơn-sê-vích đã thành lập
Trung tâm qn sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.
Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp
để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng
bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục sốt và đóng cửa các tờ báo của Đảng
Bơn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đơng,..
– Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20/10/1917 Lênin đến Cung điện
Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính
phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xơ-viết. Ngay trong đêm đó,
khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là thành phố
Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bơn-sê-vích do Lê nin đứng đầu,
quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đơ như
nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,…
– Rạng sáng 25/10/1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các
địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.
– 25/10/1917, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa đông.

5


Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng
ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn cơng thứ nhất bắt đầu. Các vịng
đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi
chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện
Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận Vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc

làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo
dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.
Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận Vệ đỏ và các
thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả
những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện.
Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào
Cung điện Mùa Đơng, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để
phịng thủ.
6 giờ chiều, đảng Bơ-sê-vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự
Pê-tơ-rô-grát buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn
công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải
dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy
định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông
tấn công.
9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công
(thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của
đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn
và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn
vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh
chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Tồn
bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
– Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi
nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3/11/1917, chính quyền Xơ viết
giành thắng lợi trên cả nước.
6


3. Kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga:
Cách mạng tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi vẻ vang, các Bộ
trưởng của Chính phủ lâm thời thì bị bắt, cịn thủ tướng Kerenski phải chạy

trốn ra nước ngồi. Cách mạng tháng 10 nga thành cơng đã lật đổ chính
quyền tư sản trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Cách mạng Tháng Mười Nga “là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân
và đội tiền phong của nó là Đảng Bơn-sê-vích lãnh đạo. Cách mạng Tháng
Mười Nga đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp
phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây
dựng một xã hội hồn tồn mới, một xã hội khơng có người bóc lột người”.
* Đánh giá ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.
Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của
thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử nước Nga nói riêng và sự
phát triển của nhân loại nói chung.
– Đối với nước Nga:
+ Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan ách áp bức, xóa bỏ các giai
cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vơ
sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội;
giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở
thành chủ nhân của đất nước. Có thể nói, Cách mạng tháng Mười đã làm
thay đổi vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga
– Đối với thế giới:
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời nhà nước xã
hội chủ nghĩa – nhà nước chun chính vơ sản đầu tiên trong lịch sử loài
người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời
7


sống chính trị thế giới. Nó báo hiệu q trình cải tạo thế giới theo chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch
sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa,

mở ra một thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính
quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của
Nga Hoàng, mở ra thời kỳ vùng dậy khơng gì ngăn cản được của các dân
tộc bị áp bức đứng lên giải phóng đất nước, giành độc lập, tự do.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu
Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Thắng lợi của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước, như: Ba
Lan, Bun-ga-ri, Cộng hịa Dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, An-ba-ni,
Mơng Cổ, Triều Tiên, Cu Ba và Việt Nam đã tạo nên những tiền đề thực tế
cho sự ra đời của một hệ thống xã hội mà trước đó chưa từng tồn tại trong
lịch sử.
– Đối với Việt Nam:
Cách mạng Tháng Mười chính là ánh sáng soi đường cho nhân dân ta đi
đến một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử dân tộc – cách mạng vô sản do
giai cấp công nhân và nhân dân lao động khởi xướng để xây dựng đất nước
theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, trải qua chặng đường hơn
90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ln kiên trì, kiên định con đường
này và luôn quán triệt, vận dụng bài học thành công từ Cách mạng Tháng
Mười đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

8


Câu 2: (2 điểm)
Bằng những dấu mốc lịch sử quan trọng, anh (chị) hãy chứng minh
quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. Nhận xét?
*Quá trình phát triển của tổ chức ASEAN:

a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:
ASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối
cảnh các nước trong khu vực:
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp
tác cùng nhau trong cùng phát triển.
- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu
vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko
tránh khỏi thất bại cuối cùng.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực:
Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên
kết với nhau.
- 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập
tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia,
Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên
nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hịa bình và ổn định
khu vực.
b. Quá trình phát triển:
+ Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa
có vị trí trên trường quốc tế
+ Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :
9


- 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân
thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
* Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):
+ Tôn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ
+ Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau;
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hịa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội.
- Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai
nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.
- Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của
ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia
( 1999)
=> ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng
Đông Nam Á thành khu vực hịa bình, ổn định để cùng phát triển.
c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
* Cơ hội:
+ Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong
khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
+ Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách
phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.
+ Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến
trên thế giới để phát triển kinh tế.
+ Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong
khu vực.
10


+ Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y
tế, thể thao với các nước trong khu vực.
* Thách thức:
+ Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ
có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.
+ Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
+ Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn

hóa của dân tộc
*Nhận xét: Mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á

11


Câu 3: (2 điểm)
Lập niên biểu về thời gian các quốc gia tuyên bố độc lập ở khu vực
Đông Nam Á?
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường
châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức
tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh
kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ
bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều
kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng,
quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.
Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hịng khơi phục địa
vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng
can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong
chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách
mạng.
12


Thời gian tuyên bố độ lập của các nước Đông Nam Á:
Thời gian

Sự kiện


17-8-1945

Inđônêxia tuên bố độc lập và thành lập nước cộng hịa
Inđơnêxia.

2-9-1945

Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời.

12-10-1945

Nước Lào tuyên bố độc lập.

4-7-1946

Philippin tuyên bố độc lập

4-1-1948

Miến điện (Mianma) tuyên bố độc lập.

31-8-1957

Malaixia (mã lai) tuyên bố nền độc lập.

3-6-1959

Xingapo tuyên bố quyền tự trị của mình.
13



1-1984

Brunây tuyên bố độc lập.

20-5-2002

Đông Timo tuyên bố độc lập.

Câu 4: (2 điểm)
Anh (chị) hãy khái quát các giai đoạn phát triển của Trung Quốc từ
năm 1949 đến nay. Nhận xét, đánh giá công cuộc cải cách và mở cửa
của Trung Quốc?
*Khái quát các giai đoạn phát triển của Trung Quốc từ năm 1949 đến
nay
Trung Quốc đứng đầu thế giới về dân số và thứ ba về diện tích .
1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng
chế độ mới (1949 – 1959).
a. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa.
-Từ 1946 – 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản:
14


-Cuối năm 1949, Đảng Quốc Dân thất bại phải bỏ chạy ra Đài Loan.
- Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
Ý nghĩa:
- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt
hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
- Xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên

CNXH.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
b. Mười năm đầu xây dựng CNXH:
* Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
* Về kinh tế:
- Thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương
nghiệp , phát triển văn hóa, giáo dục.
- 1953 – 1957: hồn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, (sản
lượng công nghiệp tăng 140% (1957 so 1952); sản lượng nông nghiệp tăng
25%.
- Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc.
- Đời sống nhân dân cải thiện .
15


* Về đối ngoại:
- Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hịa bình và thúc đẩy sự phát
triển của phong trào cách mạng thế giới.
- Ngày 18/01/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
2. Trung Quốc – những năm không ổn định (1959 – 1978)
a. Về đối nội: không ổn định về kinh tế ,chính trị xã hội :
* Kinh tế:
-Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”không đạt hiệu quả .
- Gây nên nạn đói nghiêm trọng trong cả nước, đời sống nhân dân khó
khăn, sản xuất ngừng trệ, đất nước khơng ổn định.
* Chính trị:
-Khơng ổn định.
-Nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc bất đồng gay gắt về đường lối, tranh
giành quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 –

1976), để lại những hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với nhân dân
Trung Quốc.
b. Về đối ngoại:
-Ủng hộ Việt Nam chống mỹ và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Á, Phi và Mỹ la tinh.
-Xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Xô.
16


-Từ 1972, bắt tay với Mỹ.
3. Công cuộc cải cách – mở cửa ( từ 1978 ):
- Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối đổi mới
do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
- Đến Đại hội XIII (10.1987), được nâng lên thành Đường lối chung của
Đảng:
a. Về kinh tế
- Phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm
hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung
Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Sau 20 năm kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, tăng trưởng cao, đời
sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
- Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá
cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003 phóng thành
cơng tàu “Thần Châu 5” vào khơng gian)
b. Về đối ngoại
- Có nhiều thay đổi , vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
-Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
-Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc , nhưng đến nay Trung
Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan.

17


*Nhận xét, đánh giá công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc:
Tiến trình nội dung cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 đến nay:
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
+ Tiến hành cải cách và mở cửa.
+ Chuyển nền kinn tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
Kết quả đạt được:
Về Kinh tế:
+ GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.
+ Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực kinh tế có sự thay đổi lớn:
cơ cấu công nghiệp – dịch vụ tăng cao.
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
- Về Khoa học – kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
+ Năm 1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.
+ Từ tháng 11-1999 đến tháng 3-2003: phòng 4 con tàu “Thần Châu” với
chế độ tự động.
+ Năm 2003: con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay
vào không gian vũ trụ.
- Về đối ngoại: Chính sách đối ngoại có sự điều chỉnh, vai trò và địa vị
quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
- Ý nghĩa:
+ Kinh tế phát triển nhanh, chính trị xã hội ổn định, địa vị Trung Quốc trên
trường quốc tế được nâng cao.
+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực
đối với các nước và ngược lại.

18



Câu 5: (2 điểm)
Anh (chị) hãy khái quát phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
châu Phi từ 1945-nay. Nhận xét, rút ra đặc điểm của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau 1945?
* Khái quát phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi từ
1945-nay:
1. Những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
– Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những
thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập
dân tộc tại châu Phi…
 Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia
thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi.
 Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của
Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi.
– Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã
có sự trưởng thành vượt bậc…
19


 Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất
châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp
hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu
Phi…
 Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thơng qua các chính đảng hoặc các tổ chức
chính trị của mình.

 Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều
hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực
với kẻ thù…. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ln nhận được
sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân…
-> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh
danh là “lục địa mới trỗi dậy”.
2. Những thành quả đạt được trong công cuộc đấu tranh giành độc lập
của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
a. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở
Bắc Phi : mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai
Cập (1952), lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra
nước Cộng hòa Ai Cập (18 – 6 – 1953). Tiếp theO là Libi (1952), Angiêri
(1954 – 1962).
b. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1960 : Nửa sau thập niên 50, hệ thống
thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập
như :
20



×