Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Bài tiểu luận (bài tập) bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên dạy môn lịch sử và địa lí thcs , bài tập phần lịch sử thế giới cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.78 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Giảng viên:

Học và tên:
Sinh ngày:
Lớp: Bồi dưỡng cho GV THCS dạy mơn Lịch sử và Địa lí
Đơn vị cơng tác: Trường THCS

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

1


ĐỀ BÀI
Câu 1 (2 điểm): Trình bày những đặc điểm của các cuộc cách mạng tư sản
thời cận đại? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2 (2 điểm): Đánh giá tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp
lần 1, 2 đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 3 (2 điểm): Phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc. Tại sao
mỗi nước đế quốc lại có đặc điểm riêng?
Câu 4 (2 điểm): Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc được thể hiện như thế
nào vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Anh (chị) có nhận xét gì về
ngun nhân bùng nổ, kết cục và tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 - 1918)?
Câu 5 (2 điểm): Tại sao châu Á, châu Phi lại trở thành mục tiêu xâm lược
quan trọng của các nước đế quốc phương Tây? Anh (chị) hãy khái quát
phong trào đấu tranh chống thực dân của các nước châu Á cuối thế XIX –


đầu thế kỉ XX.

2


Câu 1 (2 điểm): Trình bày những đặc điểm của các cuộc cách mạng tư
sản thời cận đại? Cho ví dụ minh họa.
Bài làm
1. Bối cảnh lịch sử - nguyên nhân của ba cuộc cách mạng tư sản đầu
thời cận đại
Cách mạng tư sản Anh
- Đến thế kỉ XII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với
nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm sứ, len dạ,... trong đó, Ln
đơn trở thành trung tâm cơng nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất
nước Anh.
- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo
con đường tư bản, bằng cách "rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất chiếm
được thành những đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để lấy lông cung cấp
cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, cịn nơng dân mất đất thì
nghèo khổ.
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Sau khi Cơ-lơm-bơ tìm ra châu Mĩ, người Anh đến bắc mĩ ngày một
nhiều. Đến thế kỉ XII, họ đã thiết lập 13 thuộc địa và tiến hành chế độ cai
trị, bóc lột nhân dân bản địa (người indian).
- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển
mạnh, nhưng thực dân Anh lại tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng
thuế, độc quyền bn bán trong và ngồi nước ... vì vậy, mâu thuẫn giữa
tồn thể nhân dân, giai cấp tư sản, chủ nô Bắc Mĩ với thực dân anh trở nên
gay gắt.
- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân bắc Mĩ đã đứng

lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường
cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Cách mạng tư sản Pháp
Nguyên nhân sâu xa
3


- Tình hình kinh tế, xã hội
+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, cụng cụ và phương
thức canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn
mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực.
+ Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát
triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ
lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
+ Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i
XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại 3 đẳng cấp là tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ
ba mâu thuẫn với nhau rất gay gắt.
+ Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, khơng phải đóng
thuế. Trong khi đó, đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nơng dân và dân nghèo
thành thị khơng có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế. Nơng dân
chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
+ Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân pháp hăng hái tham gia
cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
- Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
+ Cuộc đấu trên lĩnh vực tư tưởng là bước dọn đường cho cách mạng bùng
nổ.
+ Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng Pháp là Mông-te-xkiơ, Vôn-te, Rut-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố
cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i xvi.
+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng
nổ.

Nguyên nhân trực tiếp
- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livơrơ (tính đến
năm 1789). số tiền nợ này nhà vua khơng có khả năng trả nên đã tìm cách
liên tiếp tăng thuế. mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế
càng trở nên sâu sắc.
- Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để tăng
thuế nhưng đại diện của đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp
4


hội đồng dân tộc, tuyên bố quốc hội lập hiến, tự soạn thảo hiến pháp, thông
qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân
đội để uy hiếp.
2.

Nét chính về diễn biến

Cách mạng tư sản Anh
Cách mạng tư sản Anh được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (1642 – 1648)
+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội Anh (quốc hội gồm phần lớn
là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đốn
của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và
Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại quốc hội.
+ Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà
vua nhưng từ khi Ơ-li-vơ crơm-oen lên làm chỉ huy qn đội quốc hội, xây
dựng đội quân có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua, Sác-lơ
I bị bắt.
- Giai đoạn 2: (1649 – 1688)
+ Ngày 30/1/1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua Sác-lơ I đã

bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh
cao, tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi,
vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.
+ Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại
thoả hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem ô-ran-giơ (quốc trưởng hà lan và là
con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, cách
mạng tư sản Anh kết thúc.
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
-Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh
để phản đối chế độ thu thuế, đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa
cảng.
- Năm 1774, các đại biểu thuộc địa đã họp hội nghị lục địa Phi-la-đen-phia, yêu cầu vua Anh phải xố bỏ các luật cấm vơ lí, nhưng không đạt kết
quả.
5


- Tháng 4-1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của
Gioóc-giơ oa-sinh-tơn, quân 13 thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi
quan trọng.
-Ngày 4 – 7 – 1776, bản tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền
của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa, nhưng thực dân Anh vẫn
không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
- Tháng 10 – 1777, quân thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm
cho quân Anh suy yếu. Năm 1883, thực dân Anh phải kí hiệp ước véc-xai,
cơng nhận nền độc lập của 13 thuộc địa, cuộc chiến tranh kết thúc.
Cách mạng tư sản Pháp
* Cách mạng bùng nổ. Thời kì thống trị của phái đại tư sản tài chính
- Ngày 14 – 7 – 1789, dưới sự lãnh đạo của phái lập hiến, tầng lớp đại tư
sản tài chính, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài –
nhà ngục Ba-xti, họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các

cơ quan quan trọng của thành phố.
- Sau khi giành thắng lợi, phái lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được
hai việc quan trọng đối với cách mạng :
+ Thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nêu cao khẩu hiệu "tự
do – bình đẳng – bác ái" (8 – 1789).
+ Ban hành hiến pháp (tháng 9/1791), xác lập chế độ qn chủ lập hiến,
theo đó, vua khơng
được nắm thực quyền mà là quốc hội, vì vậy, Lu-i XVI đã liên kết với lực
lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu thế lực phong kiến bên ngồi
để giành lại chính quyền.
- Tháng 4 – 1792, liên minh hai nước Áo – Phổ cùng bọn phản động ở Pháp
chống phá cách mạng, phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất
nước trở nên lâm nguy.
* Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập
- Ngày 10 – 8 – 1792, phái Gi-rông-đanh, tầng lớp tư sản công thương
đứng lên lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái lập hiến và
xoá bỏ chế độ phong kiến.
6


- Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rôngđanh bầu ra quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 – 1 – 1793, vua
Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
- Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu
Âu tấn công nước Pháp, bọn phản động trong nước ở nhiều nơi cũng nổi
dậy tấn cơng cách mạng, làm cho tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, phái Gi-rơng-đanh khơng lo chống ngoại xâm và nội phản,
chỉ lo củng cố chính quyền.
- Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là
Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rơng-đanh.
*

Nền chun chính dân chủ Gia-cô-banh. Đỉnh
cách mạng.

cao của

- Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của
nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rơbe-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp
quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của
nhân dân như xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia
ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,...
- Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân
cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại ngoại xâm và nội phản.
- Vì nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Giacô-banh không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên phái tư
sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rơ-be-spie và tiến hành xử
tử vào ngày 27-7-1794.
* Thời kì thối trào
- Sau cuộc đảo chính ngày 27 - 7 -1794, cách mạng bước vào thời kì thoái
trào do nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu. Giai cấp tư sản đã đưa NaPô-lê-ông lên nắm nắm chính quyền tháng 11-1799. Cách mạng tư sản kết
thúc.
3. Tính chất-kết quả-ý nghĩa.
a) Cách mạng tư sản Anh
- Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến.
7


+ Do quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Anh phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa.
+ Được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng khơng triệt để vì :

+ Vẫn cịn ngơi vua (chế độ qn chủ lập hiến được thiết lập).
+ Do quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và q tộc
mới, cịn nhân dân khơng được hưởng gì.
b)

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng
dân tộc:
+ Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc
địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời (năm 1787, Mĩ ban hành hiến pháp,
quy định Mĩ là nước Cộng hoà liên bang, đứng đầu là tổng thống nắm
quyền hành pháp, quốc hội nắm quyền lập Pháp)
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh và mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển.
- Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để :
+ Sau cách mạng chỉ có giai cấp tư sản, chủ nơ được hưởng quyền lợi, cịn
nhân dân lao động nói chung khơng được hưởng gì.
+ Lãnh đạo là tư sản liên minh với chủ nô.
c) Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XIII
- Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh cách mạng
và nội chiến.
+ Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm
quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
8


+ Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh

cao (nền chun chính Gia-cơ-banh).
- Cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách
mạng tư sản triệt để
- + Chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho
nhân dân
+ Khơng hồn tồn xố bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, chỉ có giai
cấp tư sản là được hưởng lợi.

Câu 2 (2 điểm): Đánh giá tác động của các cuộc cách mạng công
nghiệp lần 1, 2 đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Bài làm
*Cách mạng công nghiệp lần 1 đánh dấu một giai đoạn phát triển vào nửa
sau của thế kỷ 18 đã biến đổi phần lớn các xã hội nông thôn, nông nghiệp ở
châu Âu và châu Mỹ thành các xã hội đơ thị, cơng nghiệp hóa.
Lịch sử hình thành cuộc cách mạng công nghiệp lần 1
9


Cách mạng công nghiệp lần 1, trong lịch sử hiện đại, là quá trình thay đổi
từ một nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp sang một nền kinh tế do
công nghiệp và chế tạo máy thống trị. Những thay đổi công nghệ này đã
giới thiệu những cách làm việc và sinh hoạt mới lạ và làm thay đổi cơ bản
xã hội. Quá trình này bắt đầu ở Anh vào thế kỷ 18 và từ đó lan rộng ra các
khu vực khác trên thế giới. Mặc dù được các nhà văn Pháp sử dụng sớm
hơn, thuật ngữ Cách mạng Công nghiệp lần đầu tiên được phổ biến bởi nhà
sử học kinh tế người Anh Arnold Toynbee (1852–83) để mô tả sự phát triển
kinh tế của Anh từ năm 1760 đến năm 1840. Kể từ thời Toynbee, thuật ngữ
này đã được áp dụng rộng rãi hơn như một quá trình chuyển đổi kinh tế so
với một khoảng thời gian trong một bối cảnh cụ thể. Điều này giải thích tại
sao một số khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, không bắt đầu

các cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của họ cho đến thế kỷ 20, trong
khi những khu vực khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Tây Âu, bắt đầu trải
qua các cuộc cách mạng công nghiệp “thứ hai” vào cuối thế kỷ 19.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Anh quốc: nơi ra đời của cuộc cách mạng cơng nghiệp
Một phần nhờ vào khí hậu ẩm ướt, lý tưởng cho việc chăn nuôi cừu, nước
Anh đã có lịch sử lâu đời trong việc sản xuất hàng dệt may như len, lanh và
bông. Nhưng trước Cách mạng Công nghiệp, ngành kinh doanh dệt may
10


của Anh là một “ngành công nghiệp tiểu thủ công” thực sự, với công việc
được thực hiện trong các xưởng nhỏ hoặc thậm chí tại nhà của các thợ kéo
sợi, thợ dệt và thợ nhuộm.
Bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, những cải tiến như tàu con thoi bay, máy quay
sợi, khung nước và máy dệt điện đã giúp việc dệt vải và kéo sợi và chỉ trở
nên dễ dàng hơn nhiều. Sản xuất vải trở nên nhanh hơn và địi hỏi ít thời
gian hơn và ít lao động của con người hơn.

Cách mạng công nghiệp ở Anh
Sản xuất được cơ giới hóa hiệu quả hơn có nghĩa là các nhà máy dệt mới
của Anh có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vải cả trong và ngoài
nước, nơi nhiều thuộc địa ở nước ngoài của quốc gia này cung cấp một thị
trường cố định cho hàng hóa của họ. Ngồi dệt may, ngành cơng nghiệp sắt
của Anh cũng áp dụng những cải tiến mới.
Đứng đầu trong số các kỹ thuật mới là nấu chảy quặng sắt bằng than cốc
(một vật liệu được tạo ra bằng cách đốt nóng than) thay vì than củi truyền
thống. Phương pháp này vừa rẻ hơn vừa tạo ra vật liệu chất lượng cao hơn,
cho phép sản xuất sắt và thép của Anh mở rộng để đáp ứng nhu cầu do

Chiến tranh Napoléon tạo ra (1803-15) và sự phát triển sau này của ngành
đường sắt.
Tác động của động cơ hơi nước
11


Một biểu tượng của Cách mạng công nghiệp đã xuất hiện vào đầu những
năm 1700, khi Thomas Newcomen thiết kế nguyên mẫu cho động cơ hơi
nước hiện đại đầu tiên. Được gọi là “động cơ hơi nước trong khí quyển”,
phát minh của Newcomen ban đầu được áp dụng để cung cấp năng lượng
cho các máy dùng để bơm nước ra khỏi các trục mỏ.
Vào những năm 1760, kỹ sư người Scotland James Watt bắt đầu mày mò
chế tạo một trong những mơ hình của Newcomen, bổ sung một bộ ngưng tụ
nước riêng biệt giúp nó hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Watt sau đó đã hợp
tác với Matthew Boulton để phát minh ra động cơ hơi nước có chuyển động
quay, một cải tiến quan trọng cho phép năng lượng hơi nước lan rộng khắp
các ngành công nghiệp của Anh, bao gồm nhà máy bột mì, giấy và bơng,
cơng trình sắt, nhà máy chưng cất, cơng trình nước và kênh đào.

Động cơ hơi nước
Cũng giống như động cơ hơi nước cần than, năng lượng hơi nước cho phép
các thợ mỏ đi sâu hơn và khai thác nhiều hơn nguồn năng lượng tương đối
rẻ này. Nhu cầu về than tăng vọt trong suốt cuộc Cách mạng công nghiệp
lần 1 và hơn thế nữa, vì nó khơng chỉ cần thiết để vận hành các nhà máy
12


được sử dụng để sản xuất hàng hóa sản xuất, mà còn cả các tuyến đường
sắt và tàu hơi nước được sử dụng để vận chuyển chúng.
Những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi
Cuộc cách mạng cơng nghiệp đã tạo ra sự gia tăng cơ hội việc làm. Mức
lương tại các nhà máy cao hơn mức lương của các cá nhân khi cịn là nơng
dân. Khi các nhà máy trở nên phổ biến, các nhà quản lý và nhân viên bổ
sung được yêu cầu để vận hành chúng, làm tăng nguồn cung việc làm và
mức lương tổng thể.
Do hầu hết các nhà máy và công ty lớn đều nằm gần các thành phố, nên
dân số di cư đến các khu vực thành thị để tìm kiếm việc làm, thường áp đảo
nguồn cung nhà ở sẵn có. Điều này dẫn đến những cải tiến đáng kể trong
quy hoạch thành phố.
Sự đổi mới gia tăng cũng dẫn đến mức độ động lực và giáo dục cao hơn,
dẫn đến một số phát minh đột phá vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Những phát minh này bao gồm máy khâu, tia X, bóng đèn, máy tính và
thuốc gây mê.
Do những tiến bộ của Cách mạng công nghiệp lần 1, quốc gia này đã
chứng kiến động cơ dễ cháy đầu tiên, bóng đèn sợi đốt và dây chuyền lắp
ráp hiện đại được sử dụng trong sản xuất. Cách mạng Công nghiệp đã thay
đổi cách mọi người làm việc, các cơng nghệ có sẵn cho họ và thường là nơi
họ sống. Nó làm cho cuộc sống của nhiều người thoải mái mặc dù điều kiện
sống của người lao động vẫn còn tồi tệ, điều này cuối cùng đã thúc đẩy sự
gia tăng của các liên đoàn lao động dẫn đến cải thiện điều kiện làm việc và
mức lương cơng bằng.
Khó khăn
Mặc dù có rất nhiều tiến bộ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần 1,
nhưng sự tiến bộ nhanh chóng đã gây ra nhiều vấn đề. Khi công nhân rời
trang trại của họ để làm việc trong các nhà máy với mức lương cao hơn, nó
dẫn đến tình trạng thiếu lương thực được sản xuất.
13



Sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng các nhà máy dẫn đến sự gia tăng ơ
nhiễm đơ thị. Ơ nhiễm khơng chỉ có trong các nhà máy; khi mọi người đổ
xô đến các thành phố, điều kiện sống trở nên tồi tệ vì các nguồn tài ngun
đơ thị bị quá tải.
Nước thải chảy tràn trên đường phố ở một số thành phố trong khi các nhà
sản xuất đổ chất thải từ các nhà máy xuống sông. Nguồn cung cấp nước
không được kiểm tra và bảo vệ như ngày nay. Kết quả là, các quy định và
luật đã được ban hành để bảo vệ người dân.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 đã tạo động lực để tăng lợi nhuận, và
kết quả là điều kiện làm việc trong các nhà máy trở nên xấu đi. Giờ làm
việc dài, thù lao không tương xứng và thời gian nghỉ tối thiểu đã trở thành
tiêu chuẩn.
*Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến
khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này
là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất
hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra
khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc
biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp
2.0 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công
nghiệp ở mức cao hơn nữa.

14


Cuộc cách mạng công nghiệp này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển
100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí
và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định
của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và
sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên
cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc

biệt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng
loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cơng
nghiệp hóa thậm chí cịn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy
Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu
Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra
những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
* Các phát minh của cuộc cách mạng công nghiệp lần hai
Nhiều sáng chế đã được cải thiện trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ
hai, bao gồm cả in ấn và động cơ hơi nước.
15


1 Truyền thông
Trong thời gian này, một trong những phát minh cốt yếu nhất của việc
truyền bá các ý tưởng kỹ thuật là in ấn tang quay dẫn động bằng năng
lượng hơi nước, một phát minh từ nhiều thập kỷ trước. Kỹ thuật này được
phát triển là kết quả của phát minh máy sản xuất giấy cuộn từ đầu của thế
kỷ 19.

Cách mạng công nghiệp lần hai cũng chứng kiến xuất hiện của kỹ thuật
in Linotype và Monotype. Quy trình làm giấy từ bột gỗ thay thế nguyên
liệu là bông và lanh vốn là những nguồn hạn chế. Sự truyền bá kiến thức ở
nước Anh, ít nhất, cũng là kết quả của việc xóa bỏ thuế giấy trong thập kỷ
1870 khuyến khích sự phát triển của báo chí và các tạp chí kỹ thuật nhờ
làm rẻ chi phí in ấn.
Các sáng chế và các ứng dụng được truyền bá nhiều hơn nữa trong cuộc
Cách mạng này (hoặc giai đoạn thứ hai này của Cách mạng Công nghiệp).
Trong thời gian này đã thấy sự tăng trưởng của máy công cụ tại Mỹ có khả
năng chế tạo các thiết bị chính xác trong các máy khác. Nó cũng là thời

gian ra đời sản xuất dây chuyền hàng tiêu dùng.
16


2 Động cơ
Động cơ hơi nước đã được phát triển và áp dụng ở Anh trong thế kỷ 18, và
được xuất khẩu chậm chạp sang châu Âu và phần còn lại của thế giới trong
thế kỷ 19, cùng với các cách mạng công nghiệp.

Trong thực tế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, sự phát triển động
cơ đốt trong ở một số nước công nghiệp phát triển và trao đổi ý tưởng đã
được nhanh hơn nhiều. Một ví dụ, động cơ đốt trong chạy trên khí than đá
đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có
một số thành cơng hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ.
Động cơ đốt trong đã được thử nghiệm là một động lực cho xe ô tô sơ khai
ở Pháp trong thập kỷ 1870, nhưng nó khơng bao giờ được sản xuất với số
lượng đáng kể. Chính Gottlieb Daimler của Đức là tạo ra đột phát chỉ vài
năm sau bằng việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu xe ô tô thay cho khí
than.
17


Sau đó, Henry Ford chế tạo hàng loạt ơ tơ với động cơ đốt trong, tạo nên
tác động to lớn với xã hội. Động cơ xăng hai kỳ, ban đầu được phát minh
bởi kỹ sư người Anh Joseph Day ở thành phố Bath. Ông chuyển giao phát
minh cho các doanh nhân Mỹ và từ đây nó mau chóng trở thành “nguồn
năng lượng của người nghèo“, dẫn động máy móc nhỏ như xe máy,
xuồng có động cơ và máy bơm. Nó cũng là nguồn năng lượng tin cậy của
các cơ sở sản xuất nhỏ trước khi điện được phổ biến rộng rãi.


18


Câu 3 (2 điểm): Phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc. Tại
sao mỗi nước đế quốc lại có đặc điểm riêng?
Bài làm
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do sự phát triển của lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cso sự cải biến: Chủ nghĩa đế quốc giai
đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của chủ nghĩa tư bản ra đời. Sự ra đời
của nó là nguyên nhân kinh tế của sự xuất hiện chủ nghĩa cơ hội dưới mọi
màu sắc. Những thứ lý thuyết đủ loại đó, ngay từ đầu, đã ra sức bào chữa,
tô vẽ cho chủ nghĩa đế quốc, lớn tiếng ủng hộ những chính sách phản động
của nó. Những nọc độc của nó khơng phải khơng ảnh hưởng đến phong
trào cách mạng có thể làm lạc hướng đấu tranh của giai cấp công nhân và
các dân tộc bị áp bức bóc lột chống chủ nghĩa đế quốc.
Thực tế lịch sử đó địi hỏi phải có sự phân tích hết sức khoa học về chủ
nghĩa đế quốc để từ đó đề ra chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn.
Là nhà hoạt động thực tiển kiệt xuất và là nhà lý luận thiên tài, V.I.Lênin
đã dầy công nghiên cứu, sáng tạo nên học thuyết về chủ nghĩa đế quốc, về
cách mạng vơ sản, cách mạng giải phóng dân tộc, đáp ứng yêu cầu nóng
bỏng của thời đại.
Theo Lênin, Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư
bản. Giai đoạn này bao gồm 5 đặc điểm kinh tế cơ bản:
1. Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc qyền
2. Tu bản tài chính và đầu cơ tài chính
3. Xuất khẩu tư bản
4. Sự phân chia Thế giới về kinh tế
5. Sự phân chia Thế giới về lãnh thổ.
19



Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
Trong tình hình mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa
đế quốc mà còn thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại.
1. Sự tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền
Lênin chỉ ra quy luật chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, túc chủ nghĩa đế quốc. Đó là sự tích tụ
sản xuất đã đạt mức nhất định vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Tích tụ sản xuất có nghĩa là: tập trung sản xuất vào những xí nghiệp lớn,
nhưng khơng phải chỉ là kết quả của tập trung tư bản mà là kết quả của cả
hai q trình, tích tụ và tập trung tư bản. Các xí nghiệp cá biệt đã qua q
trình tích tụ tư bản, nay lại diễn ra q trình tập trung thành những xí
nghiệp khổng lồ, và dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tê tư bản
chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX: đó là sự hình thành các tổ chức độc quyền.
Nguyên nhân cụ thể:
Đầu thế kỉ XX trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra hết sức gây gắt
dẫn đến:
Một số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kỹ thuật chiến thắng và thơn tính
các xí nghiệp nhỏ.
Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần. Các công ty này xuất hiện
từ thế kỉ XVII nhưng đến thế kỉ XIX mới trở thành phổ biến. Do những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật.
Đầu thế kỉ XX do khoa học kỹ thuật phát triển nên đòi hỏi vốn lớn để ứng
dụng được và sản xuất
Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn mới có đủ khả năng để
tồn tại
Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất.
20




×