Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã vinh tiền, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ XÃ VINH TIỀN,
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
NGÀNH

: CÔNG TÁC XÃ HỘI

MÃ SỐ

: 7760101

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Bùi Thị Ngọc Thoa

Sinh viên thực hiện

: Triệu Văn Điệp

Mã sinh viên

: 1654060509

Lớp

: 61 - CTXH


Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2022


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một cột mốc đánh dấu sự đột phá của mỗi sinh
viên trên con đường rèn luyện và học tập bốn năm học tại Đại học Lâm nghiệp.
Trong q trình thực hiện khóa luận em ln nhận được sự giúp đỡ từ phía nhà
trường, thầy cô và bạn bè.
Qua đây, Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại
học Lâm nghiệp, các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã
nhiệt tình giảng daỵ tạo điều kiện tốt nhất để em hồn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Bùi Thị Ngọc Thoa người đã tận
tình động viên, hướng dẫn cho em những kiến thức, phương pháp khai thác vấn
đề trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong q trình viết khóa luận để có được các số liệu cụ thể và chi tiết,
em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức chuyên
trách Uỷ bân nhân dân xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã quan
tâm, tạo điều kiện cung cấp tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến để em hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong q trình nghiên cứu, do một số hạn chế nhất định nên bài khóa
luận của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến, nhận xét, giúp đỡ của q thầy cơ giáo để bài khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2022
Sinh viên


Triệu Văn Điêp

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ
NỮ ..................................................................................................................... 6
1.1. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 6
1.1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ .............................. 10
1.2. Chính sách của Nhà nước về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ................ 15
1.2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ .................. 15
1.2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phòng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ ......................................................................................... 16
1.2.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phịng,
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ............................................................ 20
1.3.

Các lý thuyết áp dụng ......................................................................... 22

1.3.1 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow .......................................................... 22
1.3.2. Lý thuyết lấy thân chủ làm trọng tâm Carl Rogers ............................... 23
1.3.3. Lý thuyết nhận thức của Albert Ellis .................................................... 25

1.4. Một số quy đinh của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình ........... 25
1.5. Vai trị và nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong phịng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ trên địa bàn xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
......................................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ XÃ
VINH TIỀN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ .................................... 29
2.1. Đặc điểm chung về xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. .......... 29
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 29
ii


2.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 30
2.2. Đặc điểm phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .............. 31
2.2.1. Đặc điểm phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ........... 31
2.2.2. Đặc điểm phụ nữ bị bạo hành xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
......................................................................................................................... 32
2.3 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ. ................................................................................................... 35
2.3.1 Thực trạng số lượng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. ................................................................................... 35
2.3.2 Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ
nữ xã Vinh Tiền............................................................................................... 37
2.3.3 Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. ........................................................................ 40
Các yếu tố ảnh hưởng đến phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã
Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. ...................................................... 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢM THIỂU BẠO LỰC
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VINH TIỀN, HUYỆN
TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ .......................................................................... 46

3.1. Đánh giá chung về bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn xã Vinh
Tiền.................................................................................................................. 46
3.1.1 Đánh giá chung ...................................................................................... 46
3.1.2 Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn xã Vinh
Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. ............................................................... 47
3.2 Một số giải góp phần giảm thiểu bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh
Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................ 49
3.2.1 Công tác quản lý..................................................................................... 49
3.2.2 Công tác phịng chống bạo lực gia đình ................................................. 50
3.2.3 Năng lực của người phụ nữ .................................................................... 51
iii


3.3. Giải pháp của nhân viên CTXH trong phòng chống BLGĐ đói với phụ nữ
trên xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. .......................................... 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 56

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG


1

BĐG

Bình đẳng giới

2

BLGĐ

Bạo lực gia đình

3

CEDAW

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

LHQ

Liên hợp quốc

6


HLHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

7

HNGĐ

Hơn nhân gia đình

8

HPN

Hội phụ nữ

9

PCBLGĐ

Phịng chống bạo lực gia đình

10

PN

Phụ nữ

11


UBND

Ủy ban nhân dân

Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm phụ nữ xã Vinh Tiền ....................................................... 31
Bảng 2.2 Số lượng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền ................. 35
Bảng 2.3: Bảng số liệu về nguyên nhân và số vụ bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ..................................................................................................................... 38
Bảng 2.4: Thực trạng tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ xã Vinh
Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................ 41
Bảng 2.5: Sự quan tâm của người dân đối với vấn đề PCBLGĐ đối với phụ nữ
......................................................................................................................... 43
Bảng 2.5 Những yếu tố ảnh hưởng trong công tác PCBLGĐ đối với phụ nữ tại
xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................................. 44

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thực trạng tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối với phụ
nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................. 41
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp của nội dung tuyên truyền... 42
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ đánh giá mưc độ áp dụng các hình thức tuyên truyền qua
loa phát thanh, qua họp dân, qua khẩu hiệu .................................................... 42
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân đối với vấn đề
PCBLGĐ đối với phụ nữ ................................................................................ 43


vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản
xuất mang tính xã hội hố ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều
rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học- kỹ thuật. Sự phát triển đó
đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con
người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm
gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào
việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái
đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hồn tồn bình đẳng, chị
em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn
bị áp bức, bóc lột nặng nề. Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện,
triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ.
Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.
Phurie đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển
của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay
từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp
theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh địi quyền
bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của
nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và
đang diễn ra mang tính tồn cầu, trong đó Việt Nam khơng phải là ngoại lệ.
Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn
tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối
với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao
hàng ngày số ra ngày 25/12/2008). Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho
phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không những đối với xã

hội mà nó cịn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình
ở xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng. Gia đình là tế bào của
xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển. Chính vì vậy, muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được vị trí, vai
1


trị của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu tố
trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình. Trong đó bạo lực gia đình đối
với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủ nghĩa xã hội cần quan tâm nghiên
cứu. Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề
này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để tận
gốc rễ sâu xa của nó. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở
đây ngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn cịn thấp và phát triển
khơng đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “trọng nam
khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất
lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với
phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong địa bàn xã. Với những lý do nêu trên, em
đã chọn đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận của nghiên cứu
Về mặt lý luận, đề tài hệ thống cơ sở lý luận về bạo lực gia đình đối với
phụ nữ. Bên cạnh đó, thể hiện các vai trị của cơng tác xã hội với phụ nữ. Góp
phần hồn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện hoạt động công tác xã hội
với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần đánh giá bạo lực gia đình đối với phụ
nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Từ đó giúp cho cơ quan quản

lý nhận diện rõ nét hơn thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội và có
những điều chỉnh phù hợp về chính sách an sinh xã hội với phụ nữ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh
Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần giảm
thiểu bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2


3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bạo lực gia đình đối với phụ nữ;
Nghiên cứu thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn xã
Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
Đề xuất một số giải pháp góp phần giảm thiểu bạo lực gia đình đối với
phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là bạo lực gia đình đối với phụ nữ
xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi: xã Vinh Tiền, huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập tại địa phương qua các năm 2019,
2020, 2021 và khảo sát 4 tháng kể từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 6 năm 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
5.1.1 Đối với các số liệu, tài liệu thứ cấp
Kế thừa cơ sở dữ liệu tại các cơ quan quản lý trên địa bàn xã Vinh Tiền,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Kế thừa các báo cáo, tổng kết của xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến phụ nữ tại xã Vinh Tiền,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
5.1.2 Đối với các số liệu, tài liệu sơ cấp
Khảo sát thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thông qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị trước. Đối
tượng phỏng vấn là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại các thôm trong xã Vinh Tiền,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3


5.2 Phương pháp xử lý số liệu
5.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp thống kê kinh tế bao gồm: thống kê mơ tả, thống kê so
sánh, phân tích thống kê... để phân tích kết quả thực trạng tổ dân phố của xã
Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Phương pháp này được dùng để phân
loại, so sánh, phân tích mức độ, động thái của các thơng tin, các chỉ tiêu kinh
tế như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tỷ trọng, tốc độ phát triển của
các số liệu sử dụng trong KLTN.
5.2.2 Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các nguyên nhân, yếu tố
ảnh hưởng tới bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ.
5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thơng tin dựa trên q trình giao tiếp bằng lời
nói để hướng đến mục đích đặt ra, trong cuộc phỏng vấn người phỏng vấn sẽ
hỏi theo một chương trình được định sẵn, phỏng vấn nhằm tìm hiểu thực trạng
bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ,
các kết quả giúp người đọc hiểu rõ hơn, là minh chứng hoạt động cụ thể của

nghiên cứu.
Phỏng vấn trực diện dựa trên gợi ý phỏng vấn sâu, dùng băng ghi âm
sau đó phân tích. Với 1 số trường hợp nhạy cảm ta có thể ghi chép nhanh, sử
dụng các kí tự khi ghi chép, chú trọng các thơng tin mang tính nóng, đặc trưng,
tiêu biểu của khách thể.
Đối tượng phỏng vấn sâu gồm: Lãnh đạo thôn, lãnh đạo xã, cán bộ quản
lý về phụ nữ, gia đình các hộ tại xã.
5.4 Phương pháp quan sát
Là một phương pháp thu thập thông tin của xã hội học thực hiện qua
các hoạt động cá nhân của bản thân, nghe, nhìn... để thu nhận các thơng tin thực
tế mà mình quan sát thấy được, nghe được để nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên
4


cứu của đề tài. Thực hiện quan sát cuộc sống, sức khỏe của phụ nữ trên địa bàn
phường nhằm thu thập thêm dữ liệu phục vụ xây dựng phiếu khảo sát.
6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Vinh Tiền,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần giảm thiểu bạo lực gia đình đối
với phụ nữ trên địa bàn xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

1.1. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào xã hội. Khơng giống
bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm
lý, văn hóa…những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha
mẹvà con, ơng bà và cháu, những mối liên hệ khác: cơ, dì, chú, bác với cháu, cha
mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể…Mối quan hệ gia đình được thể hiện
ở khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo
ra của cái vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã hội.
Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa
trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát. Theo đó gia đình được
định nghĩa “là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội thu nhỏ mà các
thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ con người bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm đạo đức
với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của thành viên cũng như để thể hiện tính
tất yếu của xã hội về phát triển sản xuất con người”.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa
vụ vàquyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2000). Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều
cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người
cùng có tên trong sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống
với nhau dưới một mái nhà…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia tách thành
nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống, gia đình
hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ.
6



1.1.1.2 Khái niệm bạo lực gia đình
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức,
lấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt
độngchính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành
xử trong quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất phức tạp
nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau,
tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn thấy
được; bạo lực với trẻ em…
Còn theo chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các
nhóm chính trị- xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau,
kể cả sự tác động bằng vũ trang, đối với giai cấp (các nhóm chính trị- xã hội)
khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính
trị những quyền hay đặc quyền khác nhau”. Bạo lực gia đình là một dạng thức
của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc đe dọa gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật
Phịng, chống bạo lực gia đình). Nói cách khác, đó là việc “các thành viên trong
gia đình vân dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”.
Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993
được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi.
Theo đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ
sở một giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể,
tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có
những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự
do, dù xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư
1.1.1.3 Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ, ngày
20/12/1993, đã định nghĩa: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động bạo
lực nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn
hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những
7



lời đe doạ hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong
đời sống riêng tư”. Theo định nghĩa trên, bạo lực gia đình đối với phụ nữ bao
gồm: các hành vi bạo lực trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu
quả, làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục và tâm lý
xảy ra trong gia đình. Bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình: Quan hệ giới
trong gia đình là một trong những quan hệ cơ bản tạo nên sự tồn tại của một gia
đình. Về thực chất nó là mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong gia đình
mà trung tâm là mốiquan hệ vợ chồng. Trong mối quan hệ về giới, mặc dù thủ
phạm của hành vi bạo lực gia đình có thể bao gồm cả phụ nữ và nạn nhân của
nó có thể bao gồm cả đàn ông.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này cho phép kết luận rằng, bạo lực
gia đình về cơ bản là bạo lực chống lại phụ nữ và thủ phạm cơ bản là đàn ông.
Phần lớn bạo lực chống lại phụ nữ xảy ra trong gia đình và người gây ra bạo
lực gần như luôn luôn là nam giới, thường là chồng, người tình, hoặc chồng cũ,
người tình cũ, hay những người đàn ơng quen biết của phụ nữ."Bạo lực trên cơ
sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó phụ nữ thường là nạn nhân
và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa nam
giới và phụ nữ. Bạo lực thường nhằm vào phụ nữ vì họ là phái yếu hoặc ảnh
hưởng lớn đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm những tổn hại về thân
thể, tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự đe doạ, gây đau khổ, cưỡng bức, hoặc
tước đoạt sự tự do xảy ra trong gia đình hoặc trong cộng đồng, nhưng nó khơng
hạn chế chỉ ở những dạng này. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do
Nhà nước gây ra hoặc bỏ qua ".
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ngồi những đặc điểm của bạo lực gia
đình nói chung cịn mang một đặc điểm rất quan trọng để chúng ta nhận biết và
phân biệt với bạo lực gia đình nói chung, đó là, nạn nhân của bạo lực gia đình
đối vớiphụ nữ chỉ là nữ giới (nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là tất cả đối
tượng: nữ giới, nam giới, trẻ em, người già, người tàn tật...). Chủ thể thực hiện

hành vi bạolực gia đình đối với phụ nữ thường là nam giới và thường là người
chồng trong hơnnhân, chồng cũ hay bạn tình.
8


1.1.1.4 Khái niệm phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là việc thực hiện các biện
pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, giúp
cho người phụ nữ tránh được bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người và
có cuộc sống hạnh phúc. Phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một
cơng việc khó khăn và lâu dài. Để bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ quyền và vị trí
của người phụ nữ trong xã hội, việc phịng chống bạo lực gia đình đối với người
phụ nữ cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc PCBLGĐ đối với
người phụ nữ chỉ đạt được hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật
và phù hợp với pháp luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về
PCBLGĐ đặc biệt, lần đầu tiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã ra đời.
Đây chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người trong đó có người phụ nữ trước
bạo hành gia đình. Chính phủ Việt Nam đã tham gia rất mạnh mẽ phong trào
quốc tế trong việc bảo vệ người phụ nữ và đẩy lùi bạo lực gia đình. Việt Nam
đã phê chuẩn Cơng ước về Xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ
nữ (CEDAW) năm 1981 và cam kết với kế hoạch hành động của Hội nghị quốc
tế về Dân số và Phát triển tại Cai-rô năm 1994 và Cương lĩnh hành động của
Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995. Với tư cách là quốc gia
thành viên của công ước CEDAW, Việt Nam đã có những tiếp cận theo đúng
cách tiếp cận của cơng ước đối với bình đẳngvà bình đẳng giới. Điều này được
thể hiện trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, từ đạo luật gốc là Hiến pháp
đến các đạo luật và các văn bản pháp luật khác đều khẳng định một ngun tắc
bình đẳng nam nữ và khơng có bất kỳ sự phân biệt nào trên cơ sở giới trên mọi
lĩnh vực.

Từ những phân tích trên, phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
được hiểu là phịng ngừa những hành vi trái pháp luật phịng, chống bạo lựcgia
đình, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ trong lĩnh vực PCBLGĐ mà nạn nhân
9


của bạo hành gia đình là người phụ nữ. Như vậy, PCBLGĐ đối với phụ nữ là
phòng ngừa các hành vi bạo hành gia đình đối với phụ nữ mà trong đó nạn nhân
là người phụ nữ, người gây ra bạo hành chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên, cũng
cần phải thấy rằng, trong xu thế gia đình ở Việt Nam là gia đình mở, người phụ
nữ khơng chỉ bị bạo hành từ phía người chồng mà cịn bị bạo hành từ phía gia
đình nhà chồng, bố, mẹ chồng, anh em của chồng. Mặt khác, trong thực tế cũng
có nhiều người chồng cũng phải chịu bạo lực gia đình như phụ nữ.
1.1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.1.2.1. Bạo lực thể xác
Người phụ nữ đã phải chịu đựng nhiều hình thức bạo lực gia đình. Bạo
lực thân thể là hình thức khá phổ biến trong các dạng bạo lực gia đình trên thế
giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực thể chất là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tích cho phụ nữ. Người phụ nữ là nạn
nhân của bạo hành gia đình dưới hình thức bạo lực thân thể, họ phải chịu sự
đánh đập của người chồng, người bạn tình ở nhiều mức độ khác nhau, có trường
hợp người chồng đấm, đá, tát, xơ ngã vợ; có trường hợp dùng cả vũ khí để hành
hung vợ để lại những hậu quả nghiêm trọng như để lại thương tích trên thân
thể, xảy thai,thậm chí tử vong...Theo luật mẫu của Liên hợp quốc bạo lực thể
xác bao gồm bất cứ hành vi nào gây ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn
thương thân thể ở bất kỳ mức độ nào.Theo tài liệu của Viện Khoa học xã hội:
Bạo lực thể xác là hành vi cưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích
cho nạn nhân hoặc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cũng như ngăn ngừa họ không đượctiếp cận các nhu cầu vật chất thiết yếu như:

ăn uống, nghĩ ngơi,...Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt
Nam cũng đã nêu: Hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý
khác xâm hại đến sứckhỏe, tính mạng” được xem là hành vi bạo lực gia đình
về mặt thể xác.Những hành vi bạo lực về thể xác thường sử dụng sức mạnh cơ
bắp hoặccơng cụ (thậm chí cả vũ khí ) để gây ra sự đau đớn về thân thể đối với
nạn nhân và mức độ có thể từ nhẹ tới nặng: thờ ơ; đánh đau, gây thương tích ở
10


khu vựckhó phát hiện; đấm đá; gây thương tích nặng khơng cho nạn nhân đi
chữa trị; dùng phương tiện có dự định( dao, súng...)...;giết.
Phụ nữ bị tát, xô, đẩy (không có những hành vi nghiêm trọng hơn) được
xếp vào nhóm bị bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm đá kéo lê hoặc
đe dọa dùng vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng. Thường thì
phụ nữ phải gánh chịu nhiều hành vi bạo lực thể xác chứ không phải đơn thuần
một hành vi.
Trên thực tế khơng chỉ có những người trình độ văn hóa thấp mà cả
những người có trình độ văn hóa tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng là
nạn nhân của bạo lực trong gia đình. Trong đó bạo lực thể xác đối với người
phụ nữ là rõ nhất. Mặt khác, bạo lực về thể xác đối với phụ nữ ở nông thôn cao
hơn so với thành thị và phần lớn là tập trung vào các gia đình có chồng trình độ
học vấn thấp, làm nơng nghiệp. Bạo lực thể xác để lại hậu quả rất nghiêm trọng,
nó khơng chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ mà
còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ con trong gia đình. Gia
đình khơng hịa thuận, cha mẹ đánh đập nhau sẽ tác động không không tốt đến
tư tưởng, làm mất niềm tin của con trẻ vào cha mẹ của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng bạo lực thể xác là một trong những ngun
nhân chính của tình trạng ly hơn hiện nay, đẩy nhiều gia đình đến bờ vực khủng
hoảng và tan vỡ, trẻ em thì xa vào con đường tội phạm
1.1.2.2. Bạo lực tinh thần

Bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là loại hình bạo lực không sử dụng
đến vũ lực để tác động lên thể xác của nạn nhân mà chỉ tác động lên tinh thần
của nạn nhân như: chì chiết, mắng chửi, lăng mạ, xỉ nhục, tỏ thái độ lạnh lùng,
khơng nói chuyện, khơng quan tâm. Cùng với bạo lực về thân thể, bạo lực về
tinh thần đối với phụ nữ là hình thức bạo lực đối với phụ nữ ngày càng phổ biến
ở nước ta. Những vết thương về thân thể của người phụ nữ, với thời gian có thể
lành lại nhưng những vết thương về tinh thần do bạo lực gia đình gây ra cho
người phụ nữ sẽ rất khó lành. Bạo lực về tinh thần đã gây cho người phụ nữ
11


những chấn động mạnh và lâu dài về tâm lý, họ phải chịu đựng những chấn
thương tâm lý mà không dễ gì chữa khỏi. Nạn nhân bị bạo lực tinh thần thường
tự dằn vặt mình, trầm cảm và sợ sệt, ăn khơng ngon, ngủ khơng n, nóng giận
vơ cớ, ln bị ám ảnh về bạo lực, có trường hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tâm lý, thần kinh suốt đời, có trường hợp thì tự tử. Bạo lực về tinh thần
cũng là một loại hình bạo lực khơng kém phần nghiêm trọng so với bạo lực về
thể xác, số động phụ nữ đếu cho rằng: ảnh hưởng của bạo lực tinh thần thường
nặng nề hơn bạo lực thể xác.
Liên quan đến vấn đề này thì Luật Phịng, chống bạo lực gia đình có nêu
lên một số hành vi bạo lực tinh thần như: “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực
thường xuyên về tâm lý và gây hậu quả nghiêm trọng; lăng mạ hoặc hành vi cố
ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm...”
Một số những hành vi bạo lực tinh thần:
- Dùng lời nói để mắng nhiếc nạn nhân
- Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết;
- Xúc phạm nhân phẩm, hạ thấp uy tín (tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm
ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác...).
- Cấm đoán (quyền được chăm sóc con cái, người thân, dược làm việc,
được tham gia vào công tác xã hội, quyền được giao tiếp, quyền được quyết

định...)
- Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây
hậuquả nghiêm trọng
- Buộc tội, nghi ngờ, theo dõi
- Phớt lờ cảm xúc của người khác, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt
- Chê bai, chế nhạo, hạ thấp giá trị trước mặt người khác…
Với bạo lực thể xác, nỗi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người phụ
nữ nhưng với bạo lực về tinh thần thì vết thương ấy nơng sâu như thế nào khơng
ai có thể đo đếm được. Bạo lực tinh thần từng ngày từng giờ gặm nhấm ý chí,
tâm can của người phụ nữ khiến những nạn nhân này ln trong tình trạng căng
12


thẳng dẫn đến “stress”, tâm thần ở thể nhẹ hoặc thần kinh và hậu quả đau
lòngnhất là nhiều người do quá bế tắc đã phải tìm đến cái chết để giải tỏa. Bạo
lực tinh thần đối với phụ nữ đang dần làm mai một đi bản chất tốt đẹpvốn có
của mỗi một thành viên trong gia đình, gây tan vỡ hạnh phúc lứa đôi củacác
cặp vợ chồng, gây đỗ vỡ cuộc sống gia đình. Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ
trong gia đình là hình thức bạo lực khơng nhìn thấy được. Trong nhiều trường
hợp, nó là ngun nhân trực tiếp cướp đi sinh mạng của người phụ nữ. Rất
nhiều phụ nữ không chịu nổi bạo hành tinh thần đã tìm đến với cái chết.
Một trường hợp vi phạm pháp luật phịng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ dưới hình thức bạo hành tinh thần đăng trên báoVnExpress ngày
23/10/2008 đã nói lên nỗi đau của mà người phụ nữ phải chịu đựng khi bị bạo
lực tinh thần: Một người chồng đã không đánh đập vợ khi bắt gặp vợ ngoại tình
và chỉ xin 10 nghìn của người tình vợ, sau đó, cứ mỗi lần đến bữa ăn, người
chồng lại đặt 10 nghìn lên mâm cơm và giải thích với con đó là số tiền mà mẹ
khó nhọc kiếm được. Ba tháng sau, không chịu nổi áp lực về mặt tâm lý, người
vợ đã tự vẫn chết.
Có rất nhiều lý do dẫn đến bạo lực tinh thần đối với phụ nữ, một trong

những lý do khá nổi bật là ngoại tình. Phần lớn những người chồng khi
ngoạitình về thường bỏ rơi, chửi mắng, ngược đãi vợ con. Cùng với sự tra tấn
dã man đó là mục đích mong cho vợ chết mịn, chết dần. Trong những hồn
cảnh như vậy, người phụ nữ thật đau khổ và nhiều khi họ đã khơng làm chủ
được bản thân mình nữa, mắc phải những sang chấn tâm lý ám ảnh suốt cuộc
đời họ.
1.1.2.3. Bạo lực tình dục
Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ nữ hiện nay làm
ảnhhưởng rất lớn đến tâm lý của người phụ nữ là bạo lực tình dục. Hình thức
bạo lực này rất khó phát hiện bởi tất cả các nạn nhân rất ít khi nói ra. Theo Tổ
chức Y tế thế giới, bạo lực tình dục được xem là vấn đề ưu tiên trong các vấn
đề sức khoẻ cộng đồng và quyền con người bởi vì vấn đề này tồn tại ở nhiều
13


nước trên thế giới và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ. Cưỡng bức tình dục
trong hơn nhân là một hình thức bạo lực đối với phụ nữ, là hành vi vi phạm
pháp luật phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, đây là điều mà bấy lâu
nay nhiều người không nhận thức được. Ở nước ta, theo quan niệm truyền
thống, việc người vợ đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng là việc bình thường
như là một bổn phận của người vợ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhiều người
chồng coi đó là trách nhiệm đương nhiên của người vợ, người vợ khơng có
quyền kháng cự và đã có rất nhiều người được hỏi đã khẳng định rằng đây
không phải là việc bạo hành vợ, vì thế khơng phải là vi phạm pháp luật. Chính
vì vậy mà hình thức bạo lực này bị xem nhẹ. Điều này dẫn đến tình trạng bạo
lực tình dục trong gia đình đối với vợ cịn xảy ra nhiều với con số khá cao mà
trong thực tế, con số đó cịn nhiều hơn rất nhiều.
Quan hệ tình dục giữa vợ và chồng là quan hệ tình dục đồng thuận, nhưng
khơng phải lúc nào cũng là quan hệ tình dục được mong muốn. Vì vậy,
khơngphải cứ là vợ chồng thì đương nhiên chồng được quan hệ và vợ phải chiều

chồng, mà cần có sự mong muốn và đồng thuận của đơi bên. Hành vi ép
buộctình dục có thể xảy ra trong hôn nhân giữa vợ và chồng, kể cả khi ly thân,
ly hơn và ngay cả trong tình u giữa bạn tình với nhau. Bạo lực tình dục được
định nghĩa là: hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng bức hoặc chấn áp về tâm lý nhằm
ép buộc một người phụ nữ quan hệ tình dục ngồi ý muốn cho dù có đạt mục
đích hay khơng. Bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm,quấy rối tình dục và các
hình thức bạo lực tình dục khác trong hơn nhân mà đối tượng gây ra là các
thành viên trong gia đình, người quen, cưỡng ép kết hôn,cưỡng ép làm nghề
mại dâm, chủ thể của hành vi bạo lực tình dục thường xửdụng vũ lực để ép
buộc người kia có quan hệ tình dục, hoặc hành vi cố lơi kéohọ vào hoạt động
tình dục ngay cả khi họ khơng có khả năng tử chối bởi các lýdo như: sức khỏe,
bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực để hiểu biết về hậu quả của
quan hệ tình dục đó, hoặc sự hăm doa, quấy rối tình dục.Trong Luật Phịng,
chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam cũng có nêu rõ “...cưỡng ép

14


quan hệ tình dục” cũng là một trong những hành vi bạo lựcgia đình. Chúng ta
có thể xác định bạo lực tinh dục qua một số hành vi cụ thể sau:
- Đùa cợt về phụ nữ và về tình dục trước mặt nạn nhân.
- Xem phụ nữ như một đồ vật để thỏa mãn.
- Làm mất cảm xúc và nhu cầu sinh lý của nạn nhân.
- Sờ mó bộ phận sinh dục của nạn nhân khi nạn nhân không đồng ý.
- Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn.
- Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý.
- Cưỡng ép thực hiện hành vi khiêu dâm, các thuốc kích dục.
- Ép buộc quan hệ tình để làm nhục, gây đau.
- Buộc cởi bỏ y phục trước mặt con cái, cơng chúng.
1.1.2.4 Bạo lực về tài chính

Chiếm đoạt, huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác
trong GĐ hoặc tài sản chung của các thành viên GĐ. Cưỡng ép thành viên GĐ
lao động quá sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ. Kiểm sốt thu nhập
của thành viên GĐ nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. Có hành vi
trái pháp luật buộc thành viên GĐ ra khỏi chỗ ở.
1.2. Chính sách của Nhà nước về bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Ngun tắc phịng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Khoản 1,
Điều 3 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, gồm:
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ, lấy phịng ngừa là chính, chú trọng cơng tác tun truyền,
giáo dục về gia đình, tư vấn, hồ giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong
tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời
theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
15


4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ
quan, tổ chức trong phịng, chống bạo lực gia đình.
Ngồi quy định các ngun tắc nêu trên, còn quy định thêm một số các
nguyên tắc: Đảm bảo các nguyên tắc bình đẳng giới và quyền con người trong
phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Phối hợp liên ngành để tổ chức
thực hiện các biện pháp có hiệu quả trong phịng, chống bạo lực gia đìnhđối với
phụ nữ và bảo vệ hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia
đình với nhiều người; có hành vi bạo lực với phụ nữ đang mang thai, người tàn
tật, người cao tuổi; có hành vi bạo lực trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia được

xác định là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình và Người làm cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình trong các
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cơng an, Tịa án, Kiểm sát phải được đào
tạo bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tâm lý, gia đình và nhạy cảm giới.
1.2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phòng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ
1.2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại
Điều 5 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, bao gồm:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính
mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) u cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn,
bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông
tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thơng tin liên
quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi
có yêu cầu.
16


Nạn nhân bạo lực gia đình, những người bị chính người thân của mình
gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và
xã hội. Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia
đình vì những mối quan hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có
sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khốt cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đó, nạn nhân
cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ, sức khỏe,

tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc quy định đây
là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện là
hoàn tồn đúng đắn.
Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình cần sự giúp
đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có thể chữa
lành bằng sự chăm sóc y tế, nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không
dễ dàng vượt qua được.Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng…có thể theo
họ một thời gian dài, khiến họ không lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ
rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết
rằng họ không có lỗi trong việc để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng
dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần
biết những quy định của pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo
vệ trong những trường hợp tương tự.
Ngoài ra, nạn nhân cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời gian cách li
nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này có tác dụng làm cho cả
hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn.
Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, khơng có
điểm dừng thì nơi tạm lánh này là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ nạn nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vậy, nạn nhân bạo lực gia đình
cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là: cung cấp thơng tin liên quan đến
bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có u cầu. Do
tính chất nhạy cảm của tội phạm, cũng như mối quan hệ đặc biệt của các chủ
thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phòng chống bạo
17


lực gia đình hay tố giác người có hành vi bạo lực – điều này hoàn toàn hợp lý.
Vậy tại sao lại quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của nạn nhân? Bởi vì bạo
lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển chung của
tồn xã hội, do đó cần phải được xử lý kịp thời; nạn nhân cả bạo lực cần được

bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệ mình trong giới hạn nhất định, và đó có
thể coi là trách nhiệm của họ với cộng đồng, xã hội.
1.2.2.2 Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình
- Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Tại Điều 4
Luật Phịng, chống bạo lực gia đình quy định rõ nghĩa vụ của họ, bao gồm:
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành
vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực
gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và
theo quy định của háp luật.
Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành
vi bạo lực gia đình phải tơn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm
dứt ngay hành vi bạo lực. Tôn trọng sự can thiệp có nghĩa là người có hành vi
bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của
cộng đồng, khơng được có thái độ hung hãn, chống đối hay có ý định trả thù sự
can thiệp đó. Quy định này tưởng chừng như chung chung nhưng lại rất cụ thể
và sâu sắc. Người có hành vi bạo lực gia đình khơng chỉ thực hiện nghĩa vụ
theo u cầu của cộng đồng mà cịn phải tơn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản
thân họ phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như
phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp.
Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa
vụ của người có hành vi bạo lực. Trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình,
18


×