Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

15 đề ôn đh12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.57 KB, 8 trang )

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU 12
ĐỀ 1
“Trong gần ¾ thời gian của năm 2021, đại dịch đã khiến việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người
gặp khó khăn. Giãn cách xã hội buộc nhiều cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện phải tạm đóng cửa. Trong
bối cảnh đó, phần lớn các giao tiếp đã được đưa lên môi trường số. Chuyển đổi số trong năm 2021 đã phát huy
hiệu quả vai trị của mình khơng chỉ trong phịng chống dịch, mà còn là nền tảng giúp kinh tế, xã hội vận hành,
tạo tiền đề để phục hồi và phát triển trong tương lai.
Trong cơng tác phịng chống dịch, các nền tảng số, dù còn gây bối rối ở giai đoạn đầu triển khai, đã dần
thể hiện được giá trị của mình khi đi vào cuộc sống. Dữ liệu về người dân, tình hình dịch bệnh được số hóa. Các
quy trình về khai báo y tế, khai báo di chuyển, tiêm chủng, được triển khai trên nền tảng số. Năm nay, học trực
tuyến khơng cịn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến
trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.[...]
Chuyển đổi số cũng giúp tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới, tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn
lao động. Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền cho biết các lao động trong lĩnh vực công nghệ số đã tăng hơn
60.000, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng thêm 5.600 so với năm 2020. Ngành công nghiệp cơng nghệ
số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.”
(Dẫn theo vnexpreess.net, Những dấu ấn khoa học công nghệ nổi bật 2021, ngày 20/12/2021)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngơn ngữ chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, hiệu quả chuyển đổi số trong năm 2021 được đánh giá như thế nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về “bối rối” của việc sử dụng các nền tảng số mà văn bản đã đề cập đến?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Năm nay, học trực tuyến khơng cịn là giải pháp tạm thời, mà
được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.” Được
nêu trong văn bản khơng? Vì sao?
ĐỀ 2
“Thanh xn là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong đời, cũng là những năm tháng then chốt có thể quyết
định tương lai của một người. Nếu bạn lựa chọn an nhàn trong 10 năm, tương lai sẽ buộc bạn phải vất vả trong 50
năm để bù đắp lại. Nếu bạn bươn chải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là 50 năm hạnh phúc.
Điều quý giá nhất không phải là tiền bạc. Thế nên, bạn à, đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ.
Tháng 11 năm 2015, Jack Ma - tỉ phú thích đi giày vải đã nói rằng: "Tơi nguyện dùng tồn bộ tài sản của
mình để đổi lấy thanh xn."
Điều q giá nhất khơng phải là tiền bạc mà là thời gian. Đừng lựa chọn an nhàn trong những năm tháng


cần sự phấn đấu. Nhân khi còn ở độ tuổi thanh xuân, với sự nhiệt huyết, năng động và những bài học thất bại, hãy
bước đều về phía trước, dựng xây một cuộc đời khác biệt.
Trên hành trình đi đến trưởng thành, mỗi người trẻ đều phải trải qua những tháng ngày trầm luân, vất vả.
Những tháng ngày đó có thể là một năm, cũng có thể là ba năm, năm năm. Xét cho cùng, muốn một đời không khổ
nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời.”
(Theo Đừng chọn an nhàn khi còn trẻ, Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2021, tr. 11, 12,13)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính, phong cách ngơn ngữ được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 2. Theo tác giả, nếu bạn bươn trải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là gì ?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: M
" uốn một đời khơng khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một
thời"?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: "Điều đáng nói nhất khơng phải là tiền bạc mà là thời gian"khơng ? Vì
sao?
ĐỀ 3
“Trẻ thơ thì xinh như những trái đào,
Có tiếng hát à ơi mới đi vào giấc ngủ.
Em thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím.
Trẻ thơ thì hay trốn bà bỏ giấc ngủ trưa
Trẻ em thì trăm em đều đẹp như nhau,
Thương lảnh lót tiếng dế ngâm ngồi bụi cỏ.
Thấy một vũng nước mưa cũng xếp giấy thả thuyền Tuổi thơ là tuổi đất trời yêu thương
ra biển.
Nên tháng tám ông trăng cũng tròn để trẻ thơ phá cỗ [...]”
Trẻ thơ thì thích ăn q và nghe kể chuyện đời xưa
(Nói chuyện với trẻ thơ, Viễn Phương, Tuyển tập Văn thơ Viễn Phương, NXB Văn hóa – Nghệ thuật, tr.349)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính, phong cách ngơn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Tìm và chỉ ra những từ ngữ trong đoạn thơ nêu lên đặc điểm của trẻ thơ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Trẻ thơ thì xinh như những trái đào,
Em thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím.”

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Tuổi thơ là tuổi đất trời u thương.”
khơng? Vì sao?
ĐỀ 4


“Trong cuộc sống, rất may hầu hết chúng ta được quyền lựa chọn theo ý mình, và chính sự chọn lựa của ta
mới mang đến những kết quả ý nghĩa. Có thể khơng phải lúc nào chúng ta cũng hành động đúng, đơi khi chúng ta
có thể cảm thấy là mình khơng cịn sự lựa chọn nào khác...chúng ta buộc phải hành động như thế và chỉ có cách
ấy.
Nhưng thường thì chúng ta có quyền lựa chọn. Khi nhận ra hầu hết những điều mình làm đều do lựa chọn,
lúc đó chúng ta mới có thể kiểm sốt được cuộc sống của chính mình.
Bạn hãy thử trải nghiệm những điều sau đây xem sao. Trong 48 giờ kế tiếp, hãy loại bỏ các từ “tôi phải”
ra khỏi vốn từ của bạn và thay thế bằng “tơi sẽ”. Đừng nói: “Tối nay tơi phải làm việc khuya”, thay vào đó, hãy
nói: “Tôi sẽ làm việc khuya”. Khi bạn chọn làm một điều gì đó tức là bạn đang kiểm sốt được cuộc sống của
mình. Thay vì nói: “Tơi phải ở nhà”, hãy nói: “Tơi muốn ở nhà”. Sử dụng thời gian có ý nghĩa chính mình là lựa
chọn khơn khéo. Bạn là người chịu trách nhiệm. Bạn nắm quyền kiểm soát cuộc đời mình – khơng ai khác ngồi
bạn.
Trong cuộc sống những điều mà chúng ta buộc phải làm thật ra không nhiều. Bạn và tôi chọn làm một số
việc bởi vì chúng ta tin rằng đó là điều tốt nhất. Khi loại bỏ cụm từ “tôi phải” khỏi kho từ vựng của mình, chúng ta
đã nắm được quyền kiểm sốt nhiều hơn.”
(Sự lựa chọn của bạn, Steve Goodier, Sự mầu nhiệm của lòng quan tâm, NXB Phụ nữ, 2010, tr. 73- 74)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngơn ngữ chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích khi nào thì chúng ta có thể kiểm sốt được cuộc sống của chính mình ?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào là “quyền lựa chọn” được nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Khi loại bỏ cụm từ “tơi phải” khỏi kho từ vựng của mình, chúng ta
đã nắm được quyền kiểm sốt nhiều hơn” khơng? Vì sao?
ĐỀ 5
“Đêm đọc sách soi mình vào câu chữ
Đêm đọc sách biết mình cịn sống
Học hỏi thêm được rất nhiều điều

Dầu già đi từng sát na buồn
Hiểu đa dạng nhiều chiều thế sự
Từng trang sách là khổ công lao động
Học uyên thâm của tri thức loài người
Của bao người của tác giả của ngàn phương
Đêm đọc sách gặp lại thầy lại bạn
Hiểu rõ ra mình dốt nát vơ cùng
Cịn ngu muội u mê chưa sáng
Biết cố lên hướng thượng đến muôn trùng

Đêm đọc sách tâm vơ cùng hạnh phúc
Đắm mình trong thế giới của ngôn từ
Học lắng nghe học những điều nhẫn nhục
Biết yêu thương thông cảm hốt nhiên cười

(Đêm đọc sách, Trần Minh Hiền, thơ tình, NXB Văn học, 2002)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, việc đọc sách đã đem lại cho bản thân những hiệu quả gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về những dịng thơ sau:
“Từng trang sách là khổ công lao động
Của bao người của tác giả của ngàn phương”
Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản là gì?
ĐỀ 6
Nơi anh đứng trời xanh và gió lộng
Giữa mênh mơng sóng nước đại dương
Lắm gian nguy mà dạ vẫn kiên cường
Chắc tay súng mà bền gan vững trí.
Anh đứng gác ngày đêm khơng ngơi nghỉ
Lịng kiên trung bảo vệ lấy biển khơi
Bóng anh in lồng lộng giữa mây trời

Bên tiếng sóng anh lắng nghe biển hát.
Anh đứng đó giữa trời xanh bát ngát
Giữ bình n cho tổ quốc quê nhà

Đông lạnh lùng hay nắng cháy thịt da
Anh vẫn thế, tuần tra khơng mệt mỏi
Nơi anh đứng có biển xa vời vợi
Một lá thư cũng gợi nhớ quê nhà
Nơi xóm làng có bóng dáng mẹ cha
Và cơ gái anh vừa trao hẹn ước
Anh lính đảo ra đi vì đất nước
Rộng chí trai cho thỏa những khát khao
Cả quê hương ca khúc hát tự hào
Yêu anh lắm, hỡi anh người lính đảo!
(Người lính đảo, Nguyễn Lan Hương)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngơn ngữ chính của văn bản.
Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã miêu tả khơng gian đứng gác của người lính đảo như thế nào?


Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong văn bản.
Câu 4. Anh/Chị suy nghĩ gì về hình tượng người lính đảo được thể hiện trong văn bản?
ĐỀ 7
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà người ta kêu ca. Khi người ta kêu ca, đó chính là cơ hội của
bạn. Hãy giải quyết vấn đề và những lời than vãn đó đi, bạn sẽ nắm bắt được cơ hội.
Chúng ta nên từ những thất bại mà người khác mắc phải, không cần thiết học từ những câu
chuyện thành công của họ. Rất nhiều trường MBA hiện nay tập trung vào những câu chuyện thành
cơng. Chúng ta có nhiều lý do để thành cơng nhưng chỉ có một lý do thất bại. Hãy học hỏi từ lý do
thất bại của người khác.
Trong 18 năm qua, cùng với đội ngũ của mình, chủng tơi thu nhập những câu chuyện thất bại của

người khác đế nghiên cứu, học hỏi và cố gắng tránh nó.
Nếu muốn làm gì đó, các bạn phải có ý tưởng và ước mơ. Ý tưởng là điều bạn có thể làm khi
người khác khơng thể, điều bạn có thể làm tốt hơn những người khác, điều bạn có thể làm khác với số
đơng. Khi tất cả đều nói phải thế này, các bạn hãy nghĩ sao không phải thế kia. Khi người ta nói phải
thế kia, các bạn hãy nghĩ sao khơng phải là thế này. Các bạn cần phải khác biệt. Nếu các bạn cũng
như những người khác thì làm sao có cơ hội?
Tơi được biết ở Việt Nam có một số cuốn sách về tơi, về Alibaba. Có vẻ câu chuyện rất nổi tiếng.
Tơi khơng đọc chúng bởi vì trong tương lai, tôi muốn tự viết một cuốn sách về Alibaba - 1.001 sai
lầm.
Nếu bạn học hỏi được từ những sai lầm, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, bạn sẽ thực tế hơn. Khi nhìn
thấy tất cả những thất bại, khi vẫn muốn chiến đấu cho tương lai, bạn sẽ có cơ hội.
Khơng ai là siêu nhân. Nếu muốn thành công, bạn phải thực tế, phải tập trung, phải làm việc theo
nhóm, phải lạc quan vào tương lai. Đó là tất cả những gì tơi muốn chia sẻ với các bạn và tôi sẵn sàng
trả lời mọi câu hỏi...
(Bài phát biểu của tỉ phú Jack Ma tại Hà Nội ngày 06/11/2017 - vnexpress.net)
* MBA:là tên viết tắt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên?
Câu 2: Theo anh/ chị, vì sao tác giả lại khẳng định: Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà người ta kêu
ca?
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc cú pháp trong hai câu văn: “Khi tất cả đều nói
phải thế này, các bạn hãy nghĩ sao không phải thế kia. Khi người ta nói phải thế kia, các bạn hãy
nghĩ sao không phải là thế này.”
Câu 4: Hãy rút ra những bài học thiết thực nhất cho anh/ chị từ nội dung văn bản trên?
ĐỀ 8
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Khi đứng giảng trong các lớp truyền thơng cho các độ tuổi và trình độ khác nhau, một trong
những câu hỏi tôi hay đưa ra là: “Bạn không lo lắng khi mọi thông tin cá nhân và những điều thầm
kín đều viết, chia sẻ hoặc lưu trữ trên tài khoản cá nhân trên mạng xã hội sao?”
Tại sao tôi hay hỏi câu này? ...Bởi vì chúng ta cỏ thể bị bán đứng vì bất kì ai hay bên liên quan
nào. Mọi thơng tin chúng ta để trong tài khoản trên mạng xã hội giống như tài sản để trong một ngôi

nhà mở toang cửa. Kể cả khi trang cá nhân của bạn không được cài ở chế độ “cơng khai” thì nhà
cung cấp dịch vụ vẫn có thể sử dụng thơng tin của bạn cho một bên thứ ba kiếm lợi. Thực tế, họ đã và
đang âm thầm thu thập mọi thông tin của bạn.
Trong “Bản Tuyên bố về quyền của người dùng”, Facebook cho biết: “Bạn sở hữu tất cả nội
dung và thông tin bạn đăng lên Facebook, và bạn có thể kiểm sốt cách thơng tin được chia sẻ thơng
qua các cài đặt riêng tư và ứng dụng của mình”. Nhưng hãy nhìn vụ bê bối vừa rồi: 50 triệu thơng tin
cá nhân từ Facebook đã được giao cho bên thứ ba sử dụng phục vụ cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ.
... Chúng ta hồn nhiên khi tham gia mạng xã hội và ném vào đại dương dữ liệu lớn mọi thơng tin
cá nhân. Ai cũng có thể tìm theo dấu tích số của chúng ta trên Internet. Nó khơng chỉ là những thứ
thông tin được viết ra, hay bức ảnh được chủ động đăng tải: với nhu cầu gây dựng dữ liệu, các nhà
cung cấp theo dõi nhất cử nhất động của bạn, từ vị trí, các thói quen đọc, những từ khóa bạn tìm
kiếm, những người bạn hay tương tác... mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở
thành hàng hóa.
... Liệu những nút report (báo cáo) nội dung bị xâm hại cá nhân của các nhà cung cấp là đủ?
Liệu khung pháp lý đã đủ để trấn an người dùng về an toàn mạng? Trước khi mọi thứ được kiểm sốt
thì có thế hậu quả đã xảy ra như một nữ sinh ở Nghệ An mới tự tử vì bạn trai đưa clip hôn nhau lên
mạng. Diên viên, nhà văn Steven Wright từng nói: “Internet giống như miền Tây hoang dã vậy.
Chẳng có luật lệ”
Vấn đề hôm nay không phải là giá cổ phiếu của Facebook sụt bao nhiêu hay Mark Zuckerberg
mất mấy tỷ USD, mà là sự cẩn trọng của chính bạn khi tham gia môi trường mạng đang ra sao. Thế


hệ tơi, 8x đời đầu, may thay vẫn có được một tuổi thơ không Internet. Tôi đang nghĩ về những thế hệ
lớn lên trong thời đại số. Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục Internet đầy đủ, biết ý thức khai
thác mặt tốt của Internet và biết tự bảo vệ mình?...
(Đời tư là hàng hóa - Phạm Hải Chung - vnexpress.net 22/03/2018).
Câu 1: Xác định phong cách ngơn ngữ chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên?
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét: “Internet giống như miền Tây hoang dã vậy. Chẳng có
luật lệ.’?
Câu 3: Tại sao tác giả lại cho rằng “Mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở thành

hàng hóa”.
Câu 4: Hãy nêu ra một số biện pháp thiết thực theo quan điểm cá nhân của anh/chị để trả lời câu hỏi:
“Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục Internet đầy đủ, biết ý thức khai thác mặt tốt của
Internet và biết tự bảo vệ mình?”.
ĐỀ 9
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Người ta gọi ông là “Hiệp khùng”. Ơng có một chuỗi phịng trọ ở cổng viện Nhi TW - và chỉ
thu 15.000 đồng/người/ngày. Nhà trọ của ơng Hiệp dành cho những gia đình bệnh nhi khó khăn,
những đồng bào dân tộc hay người từ quê lên phải điều trị dài ngày. Nếu có ai khó khăn quá, ông sẽ
miễn luôn cả tiền trọ, rồi tự đi chạy vạy quyên góp để giúp đỡ các cháu điều trị. Mà ông Hiệp vẫn tự
hào, rằng dù chỉ thu 15.000 đồng, nhưng nhà trọ của ông không thiếu thứ gì, có quạt điện, wifi, nước
lạnh, bếp đun... người ở chỉ cịn phải mua mỗi xà phịng.
(2) ...Có một điểm đặc biệt ở ông Hiệp: người chủ nhà trọ thừa nhận rằng mình đang kinh doanh.
Cịn chỉnh những người ở trọ nghèo khó cũng nói về ơng như một nhà từ thiện. Nhưng khơng, ơng có
một bài tốn kinh doanh rất rạch rịi.
(3) Ơng vừa dùng nhà mình, vừa đi thuê nhà khác làm phòng trọ, mướn người làm, một tháng hết
80 triệu. Nhưng ơng tính, nếu lúc nào phịng cũng kín, thì một tháng ơng thu về hơn 80 triệu một
chút...Dư ra một chút để ông Hiệp tự sống trong căn phịng 6 mét vng ơng dành lại cho bản
thân...Đó là một bài tốn kinh doanh rất thực tế. Nó chỉ khác những bài tốn kinh doanh phổ biến
khác, ở một điểm, là chủ doanh nghiệp không đặt lợi nhuận lên trước. Ơng đặt lợi ích của “khách
hàng” - tức là những bệnh nhi có hồn cảnh khó khăn - lên đầu. Ơng gần như khơng lấy lãi.
(4) Mười lăm nghìn đồng ấy, nằm chênh vênh giữa ranh giới của một cuộc kinh doanh và một sự
giúp đỡ. Mười lăm nghìn đồng ấy, nằm giữa đường biên của một thương nhân lão luyện và một nhà
hoạt động xã hội.
(5) Tơi khơng nói với ơng, nhưng cái ơng đang làm, là một mơ hình doanh nghiệp xã hội mẫu
mực. Đó là một mơ hình phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển, nhưng vẫn còn rất hiếm ở nước ta:
những cuộc từ thiện thường chỉ trông vào nguồn tài trợ mà khơng thể tự ni sống được mình lâu
dài; cịn những cuộc kinh doanh, thì hay rơi vào cảnh cực đoan chạy theo lợi nhuận.
(6) Trong sự nghiệp của mình, chúng ta sẽ rất nhiều lần gặp một “điểm cân bằng” như 15 nghìn
đồng của ơng Hiệp. Đó là lúc ta sẽ lựa chọn giữa lợi ích tuyệt đối của bản thân, và việc san sẻ lợi ích

với cộng đồng.
Đức Hồng (vnexpress.net 03/05/2017)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy giải thích thế nào là “doanh nghiệp xã hội”?
Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao nhân vật chính được nói đến trong đoạn văn bản lại có biệt danh là
“Hiệp khùng”?
Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn đưa ra khi nói tới số tiền mười lăm nghìn đồng trong đoạn văn
(4) là gì?
ĐỀ 10
Đọc đoạn trích:
Người con gái than phiền với cha về cuộc sống, rằng mọi thứ thật là khó khăn với cơ ấy. Cơ khơng
biết làm sao để tạo dựng sự nghiệp và rồi cô muốn từ bỏ. Cơ đã mệt mỏi vì phải vật lộn với cuộc
sống. Dường như ngay sau khi một vấn đề được giải quyết xong thì một vấn đề mới lại nảy sinh...
Cha cơ ấy là một đầu bếp trưởng. Ơng dắt cô vào bếp, đổ đầy ba ấm nước và đặt chúng vào ba bếp
lửa đang cháy. Khơng lâu sau đó, những ấm nước bắt đầu sơi. Ơng bỏ những củ cà rốt vào một ấm,
vài quả trứng vào ấm thứ hai và một nhúm bột cà phê vào ấm còn lại. Ơng để cho chúng tiếp tục sơi
mà khơng nói một lời nào.
Người con gái cắn răng và chờ đợi một cách thiếu kiên nhẫn. Cô đang tự hỏi không biết cha mình
đang làm gì? Khoảng 20 phút sau, ơng tắt các bếp lửa. Ông lấy những củ cà rốt ra và đặt chúng vào
một cái bát. Rồi ông vớt những quả trứng ra và đặt chúng vào một cái bát khác. Cuối cùng ơng rót cà
phê ra một cái bát khác nữa. Thế rồi ông quay sang cô con gái và hỏi:


- Con đã thấy những gì?
Cơ con gái đáp:
- Thưa cha, đó là những củ cà rốt, mấy quả trứng và bột cà phê.
Ông kéo con gái lại gần hơn và bảo cô chạm vào những củ cà rốt. Cô sờ vào những củ cà rốt và nhận
thấy rằng nó mềm. Rồi ông bảo cô ấy cầm một quả trứng và đập vỡ nó. Sau khi lột sạch lớp vỏ, cơ
thấy quả trứng chín và cứng.
Cuối cùng, người cha u cầu cô con gái nếm nước cà phê. Cô ấy đã mỉm cười khi nếm cà phê đậm

đà hương vị.
Thế rồi cơ hỏi:
- Cha muốn nói với con điều gì đây?
Người cha chậm rãi giải thích. Mỗi một vật trên đều đã tiếp xúc với cùng một hoàn cảnh bất lợi là
nước sôi, nhưng chúng đã phản ứng theo những cách khác nhau. Cà rốt vốn cứng chắc, nhưng sau khi
bỏ vào trong nước sơi thì nó mềm hẳn đi. Quả trứng vốn dễ vỡ, chỉ có lớp vỏ mỏng manh bên ngoài
để bảo vệ cho chất lỏng bên trong của nó. Nhưng sau khi bỏ vào nước sơi, phần bên trong lại trở nên
cứng hơn. Bột cà phê thật kỳ diệu, sau khi cho vào nước sôi đã làm cho nước thay đổi hẳn.
Người cha hỏi con gái:
- Con là thứ nào trong số đó? Khi nghịch cảnh gõ cửa, con sẽ phản ứng thế nào? Con trở nên mềm
yếu như cà rốt, trở nên cứng rắn ở bên trong như quả trứng, hay con làm thay đổi những hoàn cảnh ấy,
như bột cà phê?”
(Cà rốt, trứng, cà phê và câu chuyện vượt qua nghịch cảnh để thành công, Phương
Thảo, dẫn theo )
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2. Người cha đã cho những gì vào trong ba nồi nước sơi. Vì sao ơng lại chọn những thứ đó?
Câu 3. Qua giải thích của người cha, hãy gọi tên ba kiểu người đại diện cho ba sự vật sau khi trải qua
nước sôi?
Câu 4. Theo anh/ chị, người cha muốn gửi gắm điều gì đến con gái mình?
ĐỀ 11
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi bông cỏ may như mũi kim nhỏ dệt đan tấm vải ký ức, nhắc một việc nhân hậu trong quá khứ,
nhắc một cái quàng vai ấm áp, nhắc một lời động viên đúng lúc đúng người... Nên người cho dẫu đi
xa nhưng vẫn như sống cùng ngày mới, cùng vui buồn đang tới, cùng những mạnh mẽ vụng dại của
người đang sống.
Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến
cho dù chủ nhân có khơng cịn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về
họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương.
Khi không gian thông tin càng mở rộng, con người có xu hướng cảm thấy ngạt thở trước dịng thác

cuồn cuộn rác rến, tin tức tiêu cực. Những điều đó cộng hưởng thành chất xúc tác góp vào quá trình
xây đắp những định kiến, những nghi kỵ, những mất lịng tin. Tất thảy cuối cùng làm xói mịn tất cả.
(1) Khiến người lầm lũi đi qua nhau. Khiến bố lấm lũi tránh khi giữa đường gặp chuyện bất bằng.
Khiến mẹ tự biết “bé cái mồm” khi khựng lại trước những gì chướng tai gai mắt. Khiến em nghĩ và
tin rằng khơng cịn ai tin vào nước mắt. Khiến anh biết sai quấy mà vẫn cho qua. Khiến chị vô cảm đi
về mỗi ngày, chừng nào những đau đớn chưa chạm đến người thân ruột thịt cận kề.
Khơng cịn tin có điều tốt trên đời là trạng thái cịn đáng sợ hơn cái chết. Khơng cịn tin có người
tốt trên đời là cảm xúc của trước ngày tận thế. Trạng thái thiếu vắng niềm tin sẽ xói mịn, sẽ ăn mòn
tâm hồn con người mỗi ngày còn hơn cả những bệnh tật thể chất, còn hơn cả những axit mạnh nhất.
Nhất là đến một ngày khơng cịn ai nghĩ đến gieo hạt nữa, bởi trong tâm đã thiếu vắng niềm tin về
mùa màng đơm hoa kết trái.
(Chỉ là những bông cỏ may, Hà Nhân, dẫn theo )


Câu 1. Nêu ngắn gọn chủ đề của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì ăn mịn tâm hồn con người. Hậu quả của điều đó?
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của phép liên kết hình thức sử dụng trong đoạn văn bản (1) được in
nghiêng.
Câu 4. Anh/ Chị có đồng ý với quan điểm: “Khơng cịn tin có điều tốt trên đời là trạng thái cịn đáng
sợ hơn cái chết”.
ĐỀ 12
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hẳn em cũng biết thừa rằng, nhiều khi khoảng trống chẳng phải là vơ nghĩa. [...] Khoảng trống
cũng góp cho đời những giá trị, nếu em chịu khó “trị chuyện” cùng nó.
Khoảng trống của hàng cây cho em biết nâng niu bóng mát.
Khoảng trống của nấm đất nhắc nhở sự hữu hạn của phận người.
Khoảng trống trong thành quách, đền đài cho em ký ức quá khứ.
Khoảng trống trên chiếc ngai vàng cho em cảm phục ý chí của bước chân người, mải miết và mải
miết đi đi, cho đến tận cùng ánh sáng dân chủ, cộng hoà.
Khoảng trống trong nồi cơm gợi nỗi ám ảnh về ngày giáp hạt.

Khoảng trống trong khơng gian cho người ta nhìn thấu lên tận các vì sao.
Khoảng trống trên trận địa được viết lên mỗi mét vuông đất hai chữ quý và giá. Quý là hương hỏa.
Giá là máu xương.
Khoảng trống trong mắt bạn cảnh báo em đã làm điều gì dại dột.
Khoảng trống một chỗ ngồi trong lớp học cho em thương cảm về một giọt mực đã lặng lẽ rơi bên
ngoài cửa lớp.
Khoảng trống của chiếc răng cửa trên “hàng tiền đạo” nhắc em ngày em đi qua thời mẫu giáo và trở
thành nàng “sinh viên” lớp một.
Khoảng trống sinh học nhắc nhủ em về một giá trị thiêng liêng chẳng dễ gì bù đắp nổi.
Và hơm nay khoảng trống sân trường có cho em tiếc nuối năm học đã qua cùng bao dự định, khi
những chiếc lá vàng ngồi cô đơn trên ghế đã mơ về một ngày trời đất sang thu?
(Giá trị của khoảng trống, Đồn Cơng Lê Huy, dẫn theo )
Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức lập luận nào? Nêu câu chủ đề của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liên kết hình thức được tác giả sử dụng nhiều nhất trong văn
bàn?
Câu 3. Vì sao tác giả nói: "khoảng trống chẳng phải là vơ nghĩa". Em có đồng ý với quan điểm đó
khơng?
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu: "Khoảng trống một chỗ ngồi trong lớp học cho em thương cảm về một
giọt mực đã lặng lẽ rơi bên ngoài cửa lớp".
ĐỀ 13
Đọc văn bản:
Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân
Góp với đơ thành, đơ thành nổi dậy
Nếu trái đất là trái tim vĩ đại
Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam
Bạn thấy khơng cả nước đã lên đường
Tôi yêu quá những ngả đường gặp gỡ
Những đội ngũ. Những đường lên cửa mở
Những giá trị định hình trong sức gió ta đi.
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giải Phóng, 1974)

Trả lời các câu hỏi:


Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Nêu ý hiểu của anh/ chị về câu thơ: "Nếu trái đất là trái tim vĩ đại/ Tim sẽ đập vì bước chân
Việt Nam".
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: "Xin trút một đời vào sức nặng bàn
chân”.
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/ chị về khí thế lên đường chiến đấu được truyền tải trong đoạn trích.
ĐỀ 14
Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lịng với mình
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ
[...]
(Hy vọng, Nguyễn Khoa Điềm, dẫn theo )
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Tác giả đã đưa ra những khái niệm đối lập nào? Sự đối lập đó có ý nghĩa gì?
Câu 3. Anh/ Chị hiểu thế nào về “sự bình tâm” mà tác giả nhắc đến?
Câu 4. Từ văn bản, nêu thơng điệp có ý nghĩa nhất với anh/ chị.
ĐỀ 15
(1) Khi con ra đời
Cha gọi con là nụ hoa
Cha gọi con là ngọn gió
Cha gọi con là mặt trời
Cha gọi con bằng tất cả
Những từ ngữ đẹp nhất trên đời.

[...]
(2) Khi ấy
phía sau vừng sáng của con là bóng mẹ
rất âm thầm
Mẹ khơng làm thơ không viết văn
nên chỉ gọi con bằng con của mẹ.
Đôi mắt mẹ thâm quầng thiếu ngủ
bao nhiêu đêm con khó nhọc trong người
mẹ gầy đi, mẹ nhỏ nhoi
đi đứng, vào ra như chiếc bóng
để dành cho cha niềm hạnh phúc
cho cha chạy nhảy trong nhà
cho cha đích thực được làm cha
mẹ tiêu hao quá nhiều sinh lực
cha chỉ thức vài hơm
Mẹ có mấy khi được ngủ
nằm xuống, ngồi lên đêm hóa thành ngày
dịng sữa dành cho con


mẹ nổi gân tay
Đã có bài thơ nào cho mẹ của con đây
Cha không nhớ ra một điều đơn giản nhất
nụ hoa nào có thể ra đời
thiếu sự cưu mang của đất.
(Hoa và đất, Đỗ Trung Quân, dẫn theo )
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nhan đề của tác phẩm là “Hoa và đất”. Hãy giải thích hình tượng hoa và đất trong bài thơ.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ trong khổ (1) của bài thơ?

Câu 4. Trong những thông điệp rút ra từ văn bản, anh/ chị ấn tượng nhất với thông điệp nào?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×