Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

5 bước để nói một ngoại ngữ - transcipt by phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 121 trang )

1






5 bước để nói một
ngoại ngữ




_____________


( Phạm Quang Hƣng )

2





5 BƢỚC ĐỂ NÓI MỘT NGOẠI NGỮ MỚI
Bản quyền © 2010 thuộc về Phạm Quang Hƣng
Sách đã đƣợc đăng ký bản quyền. Không đƣợc tái bản hoặc chuyển thể bất cứ
phần nội dung nào sang bất kỳ một hình thức nào khác mà không có sự cho
phép của tác giả
Xuất bản tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bởi nhà xuất bản Cooper Cameron
Publishing Group, Oregon.


ISBN 978-0-578-06697-4

In ấn tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Tháng 8 năm 2010

3

Dành tặng cho
Thu Nguyễn, vợ và là người bạn tốt nhất của tôi
Bố mẹ tôi, những người hùng thực sự của tôi

4

Trang này được để trống có chủ ý

5


Nội dung


Chƣơng 1 Những điều cần biết trƣớc khi bắt đầu 7
Chƣơng 2 Nguyên lý Pareto và Nhóm từ vựng cốt lõi 16
Chƣơng 3 Xây dựng hệ thống thu nạp ngôn ngữ tự nhiên 24
Chƣơng 4 Lƣợng đầu vào thứ nhất – Kỹ thuật Đọc Tự Do 34
Chƣơng 5 Lƣợng đầu vào thứ hai – Kỹ thuật Tạo lập bản đồ âm thanh 55
Chƣơng 6 Viết – Một công cụ tuyệt vời 69
Chƣơng 7 Phát triển kỹ năng nói 76
Chƣơng 8 Trau chuốt kỹ năng phát âm 94
Chƣơng 9 Nhìn nhận ngữ pháp ở một khía cạnh khác 104

Chƣơng 10 Một số phƣơng pháp học thuật tăng tốc khác 111

6


Trang này được để trống có chủ ý

7






CHƢƠNG MỘT

Những điều cần biết
trƣớc khi bắt đầu

“Nếu bạn muốn tỏa sáng ngày mai, hãy long lanh ngay từ hôm nay”
PHẠM QUANG HƢNG






8

iệc nói đƣợc một ngoại ngữ là cái gì đó mà rất nhiều ngƣời thƣờng

mơ ƣớc. Họ muốn điều đó vì những lý do khác nhau. Đối với
những ngƣời đang sống ở Việt Nam nƣớc tôi thì nếu có thể nói
đƣợc tiếng anh giỏi sẽ có thể bất ngờ thay đổi cả tƣơng lai sự
nghiệp của họ. Còn đối với những đứa trẻ đƣợc sinh ra trên đất Mỹ
trong khi bố mẹ chúng lại không thể nói tiếng Anh tốt thì việc học tiếng mẹ đẻ
có thể giúp gia đình họ gần gũi nhau hơn. Một số khác thì học ngoại ngữ vì
ngƣời yêu, nhƣ bạn tôi chẳng hạn, Brian, anh chàng đang yêu say đắm một cô
gái Việt Nam. Ôi , tôi lại không có ở đây để mà nói rõ tại sao chúng ta cần phải
học một ngoại ngữ nào đó và học nhƣ thế nào. Vậy thì tại sao chúng ta không
cùng nhau bắt tay vào việc đó ngay bây giờ nhỉ ?

Mọi vận động viên đều có màn khởi động trƣớc khi bƣớc vào cuộc chơi. Chúng
ta cũng làm tƣơng tự. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ nói về một số câu chuyện hoang
đƣờng phổ biến trong việc học một ngoại ngữ mới. Bạn sẽ nhận ra rằng mặc dù
việc học một ngoại ngữ không phải là việc làm dễ nhƣng bạn hoàn toàn có thể
làm chủ đƣợc ngôn ngữ đó nếu bạn biết cách làm thế nào.

Những câu chuyện hoang đường
Tôi sinh ra không phải để học ngoại ngữ
Hầu hết mọi ngƣời tin rằng học một ngoại ngữ yêu cầu phải có tài năng nào đó.
Điều chúng ta vẫn thƣờng nghe thấy từ gia đình chúng ta là : “Con trai tôi có tài
học ngoại ngữ” hoặc là ngƣợc lại “Con trai tôi không giỏi học ngoại ngữ”. Tôi
hi vọng bạn đủ may mắn để nghe đƣợc câu thứ nhất vì nó có thể mang lại cho
bạn sự tự tin và kích thích bạn cố gắng học hỏi. Nếu bạn nghe phải câu thứ hai,
có thể bạn tin là nhƣ vậy và bỏ cuộc ngay từ những sự cố gắng đầu tiên.
Một ngoại ngữ hay còn gọi đó là một ngôn ngữ thứ hai. Để tôi hỏi bạn một câu :
Chẳng phải rằng bạn đã thành công với ngôn ngữ đầu tiên bạn có đƣợc ƣ ? Và
nếu bạn đã có thể học ngôn ngữ đầu tiên là tiếng mẹ đẻ của mình thì tại sao bạn
lại không thể học ngôn ngữ thứ hai ?
V

9

Khi mà bạn học ngôn ngữ đầu tiên, bạn đã thiếu rất nhiều công cụ hỗ trợ. Ở độ
tuổi lên hai hoặc ba, bạn đã không có từ điển, không đọc viết cũng nhƣ chẳng có
kinh nghiệm gì cả. Thế nhƣng, bạn đã có thể làm chủ đƣợc nó. Giờ đây bạn đã
có rất nhiều công cụ xung quanh để hỗ trợ cho bạn, tại sao bạn lại không thể lập
lại thành công đó một lần nữa ?
Điểm mấu chốt chính là vấn đề về niềm tin của bạn
Tôi đã quá già để học một ngôn ngữ mới
Đây là một trong hầu hết những lời phàn nàn mà tôi vẫn nghe thấy từ sinh viên
của tôi hoặc đám bạn. Nhiều ngƣời, trong đó có cả các nhà khoa học tin rằng
những đứa trẻ có thể học ngoại ngữ tốt hơn ngƣời lớn. Họ cũng tin rằng ngƣời
lớn không thể tiếp thu đƣợc một ngôn ngữ nào thêm nữa.
Đúng thật là những đứa trẻ dƣờng nhƣ có thể hấp thụ rất nhanh trong một môi
trƣờng ngôn ngữ mới. Nhiều bản báo cáo cũng hậu thuẫn cho ý kiến đó. Tuy
nhiên, bạn cũng có thể nhận ra rằng những đứa trẻ làm quen đƣợc rất nhanh với
một ngôn ngữ mới, những chỉ sau một thời gian ngắn sau đó chúng có xu hƣớng
giảm dần xuống mức độ học bình thƣờng. Tôi đã học tiếng Pháp khi tôi 11 tuổi
và tiếng Anh khi đang trong trƣờng trung học. Tiếng Anh đã là một môn học
chính của tôi trong nhiều năm qua cho tới tận khi tôi rời trƣờng Đại học. Và nó
vẫn quan trọng khi tôi khởi nghiệp. Vài năm sau, tôi vẫn không thể nói tiếng
Anh tốt đƣợc. Tuy vậy, khi trƣởng thành hơn ( đƣơng nhiên, mọi ngƣời đều
trƣởng thành hơn so với khi học trung học ) , tôi lại có thể đạt đƣợc nhiều thành
công hơn chỉ trong vài tháng chứ không nhƣ tất cả thời gian trƣớc đó.
Steve Kaufmann là một nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ ; ông có thể nói đƣợc tới 9
ngôn ngữ ( bây giờ, có thể là ông đã học thêm đƣợc vài thứ tiếng nữa rồi ). Và
ông đã bắt đầu học ngôn ngữ thứ 9 đó khi mà ông 59 tuổi.
Nhƣ vậy vấn đề không phải là bạn già cỡ nào ; mà là do bạn nghĩ rằng bạn già
tới mức nào.


Tôi nhất thiết phải đi tới một nước nơi mà người ta nói thứ
tiếng tôi muốn học.
10

Tôi đồng ý rằng việc ở bên một nƣớc nơi ngƣời ta nói tiếng bản địa, thứ tiếng
mà bạn muốn học thì sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nhƣng không phải là nhất
thiết.
Tôi đã ở bên Mỹ trong 6 tháng liền để học tiếng Anh. Và tôi đã tìm ra rằng có
rất nhiều “yếu tố môi trƣờng” tôi đã bắt gặp chúng tồn tại ở Việt Nam quê
hƣơng tôi. Tôi vẫn còn nhớ ngay những ngày đầu trên đất Mỹ; Một ngƣời bạn
Mỹ gốc Việt đã nói với tôi : “Tốt hơn là cậu nên xem ti vi hàng ngày để cải
thiện khả năng nghe tiếng Anh”. Đó là một lời khuyến cáo chân thành nhất.
Nhƣng nó lại khiến tôi sốc bởi tôi tới Mỹ với hi vọng đất nƣớc này có thể giúp
tôi đẩy mạnh kỹ năng nghe tiếng Anh, chứ không phải là xem ti vi.
Vậy nếu bạn ở nhà mà muốn cải thiện kỹ năng nghe thì tại sao không xem ti vi ?
Ở Chƣơng 10, tôi sẽ chỉ cho bạn nhiều mẹo khác để có thể có đƣợc một “môi
trƣờng nói tiếng bản địa” ngay ở nƣớc nhà.

Học một ngôn ngữ là cả một quá trình dài. Phải dành cả đời
người mới học được một mà thôi.
Nếu phải dành cả đời để học đƣợc một ngôn ngữ mới , vậy bạn nghĩ Steve
Kaufmann hoặc những ngƣời có thể nói tới bốn năm ngôn ngữ khác nhau phải
dành tới bao nhiêu đời ngƣời để học cho đƣợc ? Trong thực tế, nhiều ngƣời,
gồm cả tôi, đã và đang học một ngoại ngữ mới mà một thời gian dài chẳng động
đả gì tới nó. Cũng giống nhƣ khi bạn muốn luyện cơ bắp bằng việc nâng vật
nặng 5kg chỉ 3 lần một này. Kết quả sẽ không bao giờ có đƣợc theo cách đó.
Khi đề cập tới việc học một ngoại ngữ thì tập trung đúng hƣớng chính là chìa
khóa thành công. Nếu bạn tập trung đúng cách, bạn có thể đạt đƣợc thuận lợi
chỉ sau một thời gian ngắn.
Tôi nhất thiết phải có một giáo viên giỏi.

Một số ngƣời có xu hƣớng hay đình trệ điều gì đó. Tôi gọi họ là “ những ngƣời
trì trệ”. Họ cứ đi tìm cho mình một giáo viên giỏi mà thậm chí họ còn chẳng thể
nói đƣợc giáo viên giỏi là giáo viên phải nhƣ thế nào ? Tôi nghĩ mỗi giáo viên
11

đều có những ƣu điểm và những nhƣợc điểm riêng. Điều quan trọng là cái bạn
có thể học hỏi từ họ chứ không phải cái bạn không thể học từ họ.
Thậm chí một giáo viên bản ngữ sẽ có những nhƣợc điểm trong cách dạy ngôn
ngữ riêng của họ. Lấy ví dụ, đôi khi một giáo viên bản ngữ không thể hiểu rõ
đƣợc tại sao một từ nào đó họ rất dễ phát âm nhƣng không hề dễ đối với ngƣời
học.
Bạn không cần một giáo viên cực giỏi, nhƣng bạn cần một quá trình học tốt
Chỉ người thông minh mới có thể học những ngôn ngữ mới
Quả thực là khi bạn bắt gặp một vài ngƣời có thể nói đƣợc một hay nhiều thứ
ngoại ngữ, thì bạn cảm thấy ngƣời đó thật thông minh. Tuy nhiên nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng việc học một ngoại ngữ mới sẽ tăng cƣờng chỉ số IQ của bạn,
điều đó có nghĩa việc học ngoại ngữ làm cho bạn thông minh hơn, chứ không
phải rằng bạn phải thông minh thì mới học đƣợc ngôn ngữ mới. Phát hiện này
hết sức thú vị, đúng không? Nếu bạn vẫn còn lo lắng về mức độ thông minh của
mình thì phát hiện đó sẽ thực sự hấp dẫn bạn.
Một kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng não bộ của chúng ta chứa trên dƣới 30
tỷ nơ-ron thần kinh. Bất kỳ khi nào chúng ta tiếp thu hoặc phân tích thông tin
thì những kết nối mới đƣợc thành lập giữa những nơ-ron thần kinh ấy. Những
kết nối này có thể bị mất đi nhanh chóng hoặc đƣợc giữ lại trong thời gian dài
tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thông tin đó đối với bạn. Không phải là số
nơ ron thần kinh đánh giá mức độ thông minh của bạn, mà chính là số kết nối
bạn có. Số kết nối này còn tăng lên khi bạn còn làm việc, và suy giảm khi bạn
thôi suy nghĩ hoặc nhớ tới cái gì đó. Nếu bạn làm một phép toán để đếm số kết
nối đó, thì kết quả là một điều không tƣởng, nó hầu nhƣ là vô giới hạn.
Tony Buzan, một chuyên gia nổi tiếng về não ngƣời, đã ƣớc lƣợng đƣợc rằng

một ngƣời bình thƣờng chỉ sử dụng chỉ khoảng 3% đến 8% khả năng não bộ.
Một ngƣời bị cho rằng không thông minh thì sử dụng 2% khả năng não bộ.
Trong khi những ngƣời thông minh có thể sử dụng chỉ 10% tiềm năng não bộ.
Điều đó có nghĩa không quan trọng chỉ số IQ hiện giờ của bạn là bao nhiêu, bạn
có thể là đâu đó trong khoảng 2% tới 10% kia. Nếu bạn là vận động viên ma ra
tông, đang đứng cách vạch đích vài mét hoặc sau vạch xuất phát thì cũng không
12

có gì khác biệt nhiều. Có nhiều chỗ để cho bạn cải thiện. Nếu điều này đúng, thì
câu hỏi tiếp theo của bạn chính là làm sao để đƣợc thông minh hơn ?
Tôi thƣờng nghĩ rằng bộ não chúng ta cũng nhƣ một cái ổ cứng máy tính. Và
rằng nếu chúng ta nhồi nhét quá nhiều thông tin vào trong đó, một số thông tin
cũ sẽ bị thế chỗ bởi thông tin mới nhận vào, và thông tin cũ sẽ mất đi. Tôi đã
phát hiện rằng tôi nghĩ thế là sai. Sự thực là nếu bạn có nhiều thông tin hơn, khả
năng ghi nhớ lại càng tăng lên theo. Bạn sau đó còn có thể ghi nhớ với mức độ
nhiều hơn nhanh hơn nữa. Ngƣợc lại, nếu bạn không nghĩ suy thì khả năng tƣ
duy cũng bị mòn dần. Bộ não chúng ta có cơ chế làm việc giống nhƣ các cơ bắp
vậy. Nếu bạn thƣờng xuyên làm việc thì các cơ bắp sẽ khỏe hơn và ngƣợc lại
nếu bạn không luyện tập các cơ của bạn cũng trở nên yếu đi. Các cuộc nghiên
cứu tiết lộ một phát hiện thú vị rằng cứ khi mà chúng ta đối mặt với khó khăn
và cố tìm ra giải pháp vƣợt qua, kết nối mới đƣợc hình thành sẽ làm cho não bộ
chúng ta thông minh hơn một chút. Nếu chúng ta chọn cách dừng nghĩ suy,
chúng ta sẽ trở nên kém thông minh hơn.
Tôi có một ngƣời hàng xóm, bây giờ anh ta là tài xế tắc xi. Một lần anh ta kể tôi
nghe rằng anh ấy không yêu nghề đang làm. Và khi tôi hỏi tại sao không thay
nghề thì anh ta nhất quyết cho rằng một nhân viên dọn rác nhƣ anh ta thì không
thể học hỏi thêm đƣợc cái gì. Vào một ngày, khi chúng tôi đang thƣởng trà với
nhau tại nhà anh, đang ngồi trƣớc ti vi xem trận Cúp Bóng Đá Thế Giới bắt đầu,
thì anh ta đã thách đố tôi chơi cờ. Mà bạn có biết không, tôi không phải là một
cờ thủ tệ đâu. Tôi thƣờng hạ gục bố tôi và bạn của ông khi tôi chỉ mới 11 tuổi.

Thế mà, tôi đã thua ba ván liên tiếp chỉ trong 15 phút. Khi tôi đang viết phần
này, hình ảnh anh hàng xóm bất chợt hiện lên trong đầu, và tôi đã tự hỏi : Sao
mà một cao thủ cờ lại có thể là nhân viên dọn rác đƣợc !
Nếu đôi khi bạn nghĩ bạn không thông minh, bạn hãy nghĩ lại !

Đúng, bạn có thể học một ngôn ngữ mới
Tôi đã nghe một câu chuyện thú vị khi tôi tham gia một chuyến đi thực tế với
Brian Tracy, một ngƣời bạn đồng hành nếu bạn đang theo đuổi thành công. Đó
là về Châu Phi nơi mà ở đó có rất nhiều voi và ngƣời quản tƣợng. Ngày đó, một
nhóm khách thăm quan đã tới xem quản tƣợng huấn luyện những chú voi. Họ
13

đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy quản tƣởng dùng những sợi dây mỏng manh để
buộc chân voi vào một cái sào. Có vẻ nhƣ những chú voi kia có thể kéo đứt sợi
dây bất cứ lúc nào. Khi khách thăm quan tới hỏi quản tƣợng đang làm việc gần
đó, ông ta giải thích : Một con voi bị buộc bằng một sợi dây nhỏ ngay khi nó
mới đƣợc sinh ra. Lúc đầu nó cố gắng vùng vẫy để thoát ra. Nhƣng tất cả những
cố gắng đó chỉ mang lại cho chúng những vết thƣơng ở chân. Nó còn quá bé để
có thể kéo đứt đƣợc sợi dây. Sau vài ngày cố gắng cuối cùng nó đã từ bỏ. Thậm
chí khi sau này trƣởng thành và kích thƣớc nó lớn hơn nhiều, nó vẫn không bao
giờ có ý định thử lại việc đó”.
Bất kỳ ai trong chúng ta có thể vẫn đang chấp nhận một thất bại nào đó từ khi
chúng ta còn nhỏ. Một điểm số kém trong trƣờng học là một ví dụ. Những thất
bại này tác động mạnh tới niềm tin về khả năng của chúng ta. Chúng khiến
chúng ta nghĩ rằng mình không thể làm chắc chắn đƣợc điều gì đó. Các nhà tâm
lý học gọi đó là “Niềm tin tự giới hạn bản thân”. Cái tên đó đã nói lên tất cả, cứ
khi mà bạn nghĩ rằng không thể làm đƣợc, thì bạn không thể làm đƣợc thật. Tuy
nhiên thì đó không phải là thực tế mà chỉ là niềm tin thôi. Chỉ có điều bạn cần
phải làm là thay đổi nó. Đúng vậy, ý tôi là thay đổi niềm tin đó của bạn !
Vậy, rất khó để mà học đƣợc một ngôn ngữ mới hay sao ? Tôi không thể trả lời

câu này nhƣng tôi dám chắc rằng học một ngôn ngữ mới chỉ là một kỹ năng,
không phải là nghệ thuật gì cả. Một nghệ thuật, ví nhƣ vẽ tranh sơn dầu, có thể
là yêu cầu tài năng trình độ nào đó, chứ không phải là kỹ năng. Mọi ngƣời đều
có thể học đƣợc một kỹ năng. Lấy ví dụ, nếu bạn chƣa từng chống đẩy hít đất
thì khả năng là bạn sẽ không thể nào làm đƣợc hơn 10 lần. Nhƣng nếu bạn tập
thƣờng xuyên trong vòng một tháng thì bạn có thể làm đƣợc từ 50 tới 70 lần.
Một số ngƣời có thể làm thậm chí tới cả 100 lần. Tuy nhiên, hãy hình dung nếu
tôi không nói cho bạn điều này và nếu đột nhiên bạn nhiền thấy ai đó thực hiện
100 lần chống đẩy, bạn sẽ nghĩ anh ta phải rất là đặc biệt, đúng không ? Nhiều
ngƣời họ có nghe tôi nói tiếng giọng Mỹ cho rằng chắc tôi đã phải sống trên đất
Mỹ nhiều năm rồi. Khi tôi nói cho họ biết tôi mới chỉ học ở đó 6 tháng, họ nghĩ
rằng tôi thật là đặc biệt. Họ không hề biết rằng, rất lâu rồi trƣớc đó, tôi cũng đã
rất bình thƣờng.
Nhiều ngƣời không đạt đƣợc thành công trong việc học một ngôn ngữ mới bởi
một lý do : họ không biết về chu trình bí mật của bất kỳ mọi dự án. Chu trình bí
mật này có thể đƣợc miêu tả dƣới dạng nhƣ sau :
14



Nhƣ bạn thấy, hầu hết mọi ngƣời cho rằng sẽ không có thất bại nào hay trở ngại
nào trong hành trình của họ. Khi họ đối mặt một cái gì đó ( Ở bƣớc 2 ) thì họ lại
nản lòng, sự hăng hái ban đầu cũng nhƣ nhiệt huyết của họ nhanh chóng tiêu
tán. Vài ngƣời có làm tới bƣớc 3 tức là có chút điều chỉnh và thử lại, nhƣng họ
rời bỏ ngay khi đối mặt với trở ngại khác. Những ngƣời khác thì có làm tới
bƣớc 4 tức là có đạt đƣợc thành công nào đó. Nhƣng sau đó thì họ chỉ đơn giản
là hài lòng với những gì họ đã đạt đƣợc và ngừng, không cố gắng gì thêm nữa.
Chỉ có những ngƣời làm tới bƣớc cuối cùng sẽ đạt đƣợc cái đích của họ.
Vòng tròn này áp dụng không chỉ cho việc học ngôn ngữ mà cho hầu hết mọi
lĩnh vực. Nếu bạn thực hiện theo tất cả các bƣớc đó thì bạn hoàn toàn có thể học

đƣợc bất kỳ một ngôn ngữ nào. Và bạn có thể học thật nhanh với các công cụ và
kỹ thuật mà tôi sẽ chia sẻ với bạn trong cuốn sách này.
Bạn cần có một lý do đủ lớn
15

Đôi khi, ngƣời ta thƣờng không rõ ràng rằng tại sao họ cần học ngôn ngữ mà họ
vẫn đang hƣớng tới. Có thể, bạn học nó bởi vì bạn của bạn hoặc cha mẹ bạn nói
bạn làm nhƣ vậy. Có thể bạn chỉ muốn có thêm một ngôn ngữ nữa xuất hiện
trong hồ sơ với niềm tin là nó sẽ tạo lên một số khác biệt. Nhiều chuyên gia làm
việc tại các quốc gia khác nhau nghĩ rằng họ có thể học đƣợc ngôn ngữ địa
phƣơng. Với bất cứ lý do nêu trên thì ngoại ngữ là cái gì đó mà bạn không thể
học nổi nếu bạn không muốn nói là tệ hơn.
Cái mà tôi khuyên bạn làm ngay bây giờ là bỏ cuốn sách của bạn đó, uống một
tách cà phê ở đâu đó và tự hỏi : tại sao cần học ngoại ngữ này ? Nghĩ xa hơn
một chút về cái bạn muốn đạt đƣợc trong tƣơng lai. Nghĩ về giấc mơ của bạn,
những ƣớc muốn và kế hoạch của bạn. Ngôn ngữ này đứng ở đâu trong kế
hoạch đó? Ngôn ngữ đó phải làm gì cùng với giấc mơ của bạn ? Bạn có thực sự
cần một ngoại ngữ và những lợi ích bạn có nếu bạn có thể làm chủ đƣợc ngôn
ngữ ? Bộ não của bạn thì tuyệt vời nhƣng nó cần một lý do thật tốt thực thi đƣợc
những việc khó. Nếu bạn muốn nhanh chóng làm chủ đƣợc ngôn ngữ đang
muốn học, hãy bắt đầu một ƣớc mơ. Thời điểm bạn quyết định cho rằng ngôn
ngữ không phải là cái gì đó có thể ngăn cản bạn biến giấc mơ thành hiện thực
thì tức là bạn đã hầu hết hoàn thành đƣợc một nửa chặng đƣờng rồi đó.

16









CHƢƠNG HAI

Nguyên lý Pareto và nhóm Từ
vựng Cốt lõi

“Học mà không suy nghĩ thì hoài công vô ích, suy nghĩ mà không học thì sinh
ra đầy hiểm họa”
KHỔNG TỬ





17


ếu bạn đã và đang quyết tâm ( và tôi hi vọng là bạn vẫn đang ) thì xin
chúc mừng bạn ! Tôi chƣa từng thấy bất kỳ ai đã quyết tâm học một
ngôn ngữ nào đó mà lại thất bại cả. Trong chƣơng này, chúng ta chuẩn
bị khám phá một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định điều gì
khiến bạn có thể hoặc không thể học một ngoại ngữ mới trong thời gian ngắn.
Khi đề cập tới ngôn ngữ, hẳn mọi ngƣời sẽ đồng tình với tôi rằng từ vựng luôn
đứng đầu trong thứ tự ƣu tiên quan tâm. Không có từ vựng, bạn hoàn toàn
không thể nghe, nói hoặc là viết. Bạn vẫn có thể giao tiếp đƣợc với ngữ pháp
chuẩn hoặc cách phát âm chƣa chuẩn lắm. Nhƣng bạn chẳng thể làm đƣợc gì
nếu không có vốn từ. Ngôn ngữ đƣợc hình thành bởi các từ và cách mà các từ
đó sắp xếp với nhau theo một trật tự hợp lý.

Tuy thế mà bạn đã bao giờ hỏi : “ Tôi cần có bao nhiêu từ để nói đƣợc trơn
tru?” Chẳng có ai hỏi câu hỏi đó cả. Hầu hết mọi ngƣời cứ bắt đầu ngay mà
không thấy trƣớc đƣợc là phải đi bao xa cũng nhƣ mất bao lâu thì mới đi đến
cuối con đƣờng. Đó không phải là một cách hay cho lắm khi bạn thực hiện một
hành trình dài. Bạn sẽ chắc chắn hơn để tiến tới đích nếu bạn có trong tay tấm
bản đồ, hoặc bạn biết rõ về con đƣờng mình phải đi.
Có khoảng 600,000 từ khác nhau trong tiếng Anh. Con số này dao động trong
khoảng từ 400,000 tới 1,000,000 hoặc thậm chí là hơn nữa. Chúng ta hãy nhìn
vào một cuốn từ điển. Bạn sẽ tìm thấy một con số trung bình là khoảng từ
300,000 đến 400,000 từ khác nhau.
Bây giờ có thể là bạn đã đang học một ngoại ngữ nào đó. Tôi không biết bạn đã
có đƣợc bao nhiêu từ trong đầu, nhƣng tôi dám chắc số lƣợng từ bạn đã học sẽ
nhiều hơn rất nhiều so với số lƣợng từ bạn còn lƣu lại trong đầu mình. Nó
dƣờng nhƣ là có một “lỗ hổng” trong đầu bạn khiến cho các từ mới học cứ dần
dần đi ra ngoài. Thậm chí bạn vẫn đang cố gắng học thêm nhiều từ mới mỗi
ngày nhƣng cái mà bạn lƣu giữ lại đƣợc dƣờng nhƣ không làm cho sự cố gắng
của bạn có ý nghĩa. Với 600,000 – 800,000 từ khác nhau, thậm chí nếu chúng ta
thừa nhận rằng bạn duy trì việc học từ mới hàng ngày và lƣu giữ lại đƣợc
khoảng 20 từ mỗi ngày ( đây là một kết quả không tồi chút nào ) nó mang lại
7,300 từ sau một năm ( 365 x 20 ). Bạn hãy thử làm một phép tính.
N
18

Thật may thay, cuộc sống không phải lúc nào cũng cứng nhắc nhƣ vậy. Mọi thứ
trên thế giới này đƣợc sắp đặt bởi một nguyên lý thú vị và đƣợc gọi là nguyên lý
80/20. Nó đƣợc phát hiện ra bởi một nhà kinh tế học ngƣời Ý có tên Vilfredo
Pareto. Đó là lý do tại sao nó còn đƣợc gọi với cái tên là Nguyên lý Pareto.
Ông Pareto đã quan sát thấy rằng 80% số đất đai đƣợc sở hữu bởi 20% dân số.
Ông đã phát hiện ra rằng con số này còn đúng trong nhiều lĩnh vực khác nữa.
Lấy ví dụ :

 20 % đầu vào tạo lên 80 % kết quả
 20% công nhân sản xuất ra 80% kết quả
 20% khách hàng tạo lên 80% doanh thu
 20% số lỗi là nguyên nhân của 80% sự đổ vỡ.
 20% tính năng cung cấp cho 80% sức dùng.
 Còn nữa, còn nữa…
Trong thực tế, tỷ số 80/20 đúng ra chỉ là một biểu tƣợng hơn là một con số
chính xác. Trong nhiều trƣờng hợp, nó có thể là 90/10 hoặc 95/5

19


Nguyên lý này đã trở nên nổi tiếng bởi vì nhờ có nó mà ngƣời ta có thể quyết
định nên đặt sự cố gắng của họ vào đâu ( thời gian, tiền bạc, tài nguyên… ) để
có đƣợc hầu hết các kết quả mong muốn. Từ “đặt” đƣợc hiểu đơn giản là làm ít
hơn nhƣng hƣởng lợi nhiều hơn. Bạn không lẽ không muốn dành ít thời gian
nhƣng lại thu đƣợc nhiều kết quả trong việc học một ngoại ngữ ?
Thật tuyệt vời là Nguyên lý Pareto cũng đúng cả trong việc học ngoại ngữ.
Thậm chí tổng số các từ tiếng Anh khác nhau có thể lên tới 600,000 nhƣng chỉ
một phần nhỏ trong số đó đƣợc sử dụng trong đời sống hàng ngày của ngƣời
Mỹ. Shakespare là một tác gia nổi tiếng và ông đã sử dụng vốn từ rộng rãi cũng
nhƣ rất nhiều các cụm từ trong công việc viết lách của mình. Nếu bạn đã từng
đọc tác phẩm của ông, bạn sẽ phát hiện ra nhiều từ bạn chƣa bao giờ sử dụng tới
hay thâm chí là nghĩ về nó một lần trong đời. Thế mà, các thống kê chỉ ra rằng
ông đã sử dụng tổng số tất cả khoảng 20,000 từ khác nhau cho công việc của
mình mà thôi.
Vậy còn con số trong đời sống của chúng ta ? Ngay từ những năm 1930 George
Zipf ( 1935 ) đã có một kiến nghị lớn về việc thống kê sự xuất hiện của các từ
vựng. Ông đã nghiên cứu rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có cả tiếng
Anh. Ông tìm ra rằng mỗi từ có một tần suất xuất hiện khác nhau. Trong tiếng

Anh, từ “THE” đứng đầu trong xếp hạng tần suất với 7.5%, “OFF” theo sau đó
là 3.5%, … Đáng ngạc nhiên, chỉ khoảng 130 từ chiếm tới 50% sự xuất hiện.
20


Các nghiên cứu của chúng ta chỉ ra rằng ngƣời Mỹ sử dụng khoảng 2500 đến
3000 từ hầu hết phổ biến trong đời sống của họ. Một điều thú vị nữa là 3000 từ
phổ dụng ấy làm lên 95% nội dung các cuộc nói chuyện, điện thoại, thƣ điện tử,
hay thậm chí nhƣ sách báo.
Nói cách khác, thay vì học 600,000 từ khác nhau, bạn có thể tậm trung vào 3000
từ phổ dụng này nhƣng bạn vẫn có thể hiểu đƣợc tới 95% nội dung tất cả các
cuộc nói chuyện, thƣ điện tử, báo chí hoặc sách. Nếu bạn lấy 600,000 mà chia
cho 3000 thì kết quả là 0.5%. Những từ phổ dụng này từ nay chúng ta gọi là
nhóm từ cốt lõi. Một số nhà ngôn ngữ học tin rằng nhóm từ cốt lõi phải là 4,000
từ chứ không phải 3,000. Số khác nghĩ nó chỉ khoảng 2,000. Nhƣng tôi nghĩ con
số chính xác bao nhiêu không quá quan trọng , bởi vì bạn hoàn toàn có thể làm
chủ vấn đề giao tiếp với một ngôn ngữ mới bằng cách tập trung vào nhóm từ
vựng cốt lõi.
Một số sinh viên của tôi cảm thấy không thỏa mãn với lời khuyến cáo này, họ
muốn hiểu đƣợc đầy đủ ( 100% ) tất cả nội dung mà họ tiếp xúc. Họ không
muốn mất 5% nội dung còn lại trong khi chỉ hiểu tới 95% mà thôi. Vâng, tôi
hoàn toàn đồng ý với họ. Tôi không phải là đang bảo họ chỉ nên hiểu 95% thứ
ngôn ngữ mà họ đang học. Tôi chỉ nói rằng họ nên tập trung vào đâu trƣớc. Sau
khi làm chủ đƣợc nhóm từ vựng cốt lõi và hiểu đƣợc hầu hết ngôn ngữ đó rồi thì
chẳng ai có thể ngăn cản họ tìm hiểu thêm để làm giầu vốn từ vựng của mình.
21

Tuy nhiên nếu cứ cầu toàn nhƣ vậy ngay từ khi bắt đầu thì thời gian và công sức
của bạn bị phân tán trong một phạm vi cực rộng. Không chuyên tâm cố gắng sẽ
chẳng thể mang lại đƣợc kết quả gì trong một khoảng thời gian dài đằng đẵng

và nó khiến bạn mệt mỏi. Cách đây đã lâu rồi ở Trung Quốc, Tôn Tử, một chiến
lƣợc gia nổi tiếng đã nói về kỹ thuật lấy ít địch nhiều. Đó là kỹ thuật tập trung
tất cả sức lực vào điểm yếu của kẻ thù. Và bạn nên sử dụng chiến lƣợc tƣơng tự
nhƣ thế để học ngoại ngữ.
Một lý do khác để bạn tập trung vào nhóm từ vựng cốt lõi đó là mục đích nhớ
đƣợc, và có thể sử dụng ngôn từ đó thì rõ ràng bạn sẽ phải tiếp xúc nó vài lần.
Nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng con ngƣời cần đƣợc tiếp xúc một từ khoảng 5
đến 10 lần để có thể làm chủ đƣợc nó. Đó là lý do tại sao sẽ không phải là một ý
kiến hay nếu bạn dàn trải sự cố gắng của mình.
Về cơ bản, hầu hết mọi ngôn ngữ trên thế giới giống nhau ở một phần trăm nhỏ
trong tổng số các từ tạo thành nhóm từ cốt lõi của mỗi ngôn ngữ. Tuy nhiên, các
ngôn ngữ khác nhau có thể có số lƣợng từ khác nhau quyết định khuân khổ
nhóm từ vựng cốt lõi của mỗi ngôn ngữ. Dƣới đây là minh họa về sự sắp xếp
tần suất các từ và nhóm từ vựng cốt lõi tiếng Nga ( nguồn : www.how-to-learn-
any-language.com ).


22


Và kết quả là :
75 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 40 % sự xuất hiện
200 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 50% sự xuất hiện
524 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 60% sự xuất hiện
1257 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 70% sự xuất hiện
2925 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 80 % sự xuất hiện
7444 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 90 % sự xuất hiện
13374 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 95% sự xuất hiện
25508 từ phổ dụng nhất tƣơng ứng 99% sự xuất hiện


Thế đấy, từ đó bạn đã nắm đƣợc bí mật đầu tiên trong quá trình học ngôn ngữ
thứ hai của tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn chỉ đề cập tới khuân khổ nhóm từ vựng cốt
lõi thôi. Chúng ta chƣa biết cụ thể đó là những từ nào ở trên. Và nếu bạn đang
kiếm tìm hoặc nhìn vào một số sách học ngoại ngữ, bạn hầu nhƣ chắc chắn tìm
đƣợc danh sách các từ cấu thành lên nhóm từ vựng cốt lõi mà bạn muốn nắm
đƣợc. Trên trang : www.wikitionary.org ngƣời ta thậm chí có cả các danh sách
tần suất đối với nhiều ngôn ngữ khác. Một ngƣời bạn của tôi đã sƣu tầm đƣợc
danh sách 1500 những từ phổ biến nhất trong tiếng Anh nhằm cải thiện kỹ năng
của anh ấy. Nếu là lần đầu bạn nhìn thấy một cái danh sách nhƣ thế, nhiều khả
năng là bạn sẽ bị thu hút vào cách học thuộc lòng các từ ấy. Bạn có thể cố gắng
làm việc này nếu bạn muốn. Nhƣng tôi dám chắc nó không hề có hiệu quả. Việc
ghi nhớ danh sách các từ mà không có văn cảnh cụ thể là một trong nhƣng
phƣơng pháp tệ nhất để học ngoại ngữ. Và cho dù có nhớ đƣợc thì cũng không
đồng nghĩa rằng bạn có thể sử dụng đƣợc chúng. Đến khi ngƣời bản ngữ nói
chuyện với bạn thì có thể bạn chẳng hiểu đƣợc họ nói gì dẫu rằng họ vẫn sử
dụng những từ cốt lõi ấy. Một số ngƣời học ngoại ngữ biết về sự tồn tại của
nhóm từ vựng cốt lõi, nhƣng họ không biết làm sao để tận dụng nó một cách
hiệu quả. Họ không biết làm sao để tiếp cận đƣợc chúng đúng cách. Lý do chính
là bạn cần Thu nạp ngôn ngữ chữ hoàn toàn không phải là Học chúng mà thôi,
23

và bạn cũng hoàn toàn không thể nào mà nhớ đƣợc cả một ngôn ngữ. Xin đừng
lo về khái niệm “Thu nạp” và “học” vội, tôi sẽ diễn giải sau ở chƣơng tiếp theo.
Nào, bây giờ hãy kiên nhẫn một chút, coi nhƣ tôi đang đi lan man trong chủ đề
này đi. Một điều vô cùng quan trọng đó là tôi muốn bạn hiểu trọn vẹn quan
điểm của tôi trƣớc khi giới thiệu bạn sang bƣớc tiếp theo. Ở chƣơng kế tiếp, tôi
sẽ giới thiệu bạn làm sao để thu nạp từ vựng cốt lõi một ngôn ngữ nào đó mà
bạn đang học để tự tin làm chủ đƣợc nó.
Trƣớc khi chuyển sang chƣơng kế, tôi muốn giới thiệu một khái niệm có gì đó
tƣơng tự nhƣ là nhóm từ vựng cốt lõi - Nhóm câu nói cốt lõi. Nhƣ cái tên đã

khơi gợi, nhóm câu nói cốt lõi là những cách phổ biến nhất đặt các từ vựng vào
với nhau một cách có trật tự. Nói cách khác, chúng là những câu nói, câu viết
phổ biến nhất. Đây là lý do tại sao bạn không thể học một ngôn ngữ bằng việc
chỉ tập trung học thuộc danh sách các từ vựng cốt lõi. Điều này đơn giản là :
bạn không thể nói một ngôn ngữ nào đó nếu bạn biết ngôn từ nhƣng không biết
đặt chúng vào với nhau nhƣ thế nào. Nhóm câu nói cốt lõi cũng quan trọng nhƣ
nhóm từ vựng cốt lõi. Chúng giúp bạn làm chủ đƣợc các kỹ năng nghe, nói, viết
một ngoại ngữ nhanh chóng bằng cách nhận diện và làm chủ toàn thể câu nói
thay vì riêng rẽ từng từ. Để tôi lấy một ví dụ cho bạn :
Bình thƣờng trong tiếng Anh, bạn thƣờng nói : “I’ll be right back”. Có nghĩa là
bạn chuẩn bị đi đâu đó và sẽ quay trở lại ngay. Bạn hiếm khi sử dụng cách diễn
đạt khác cho ý này khi nói. Nếu ngƣời học tiếng Anh cố gắng học thuộc lòng
những từ riêng rẽ và rồi cố nhớ cách làm sao để đặt chúng vào cùng với nhau thì
sẽ không bao giờ hiệu quả bằng việc nhớ luôn cả câu nói đó. Trong thực tế, thật
đơn giản để nhớ đƣợc và gợi lại đƣợc một câu nói dài hoặc một câu viết dài hơn
là các từ biệt lập. Thực tế này càng đúng hơn khi phát triển kỹ năng nghe bởi vì
bạn sẽ dễ hơn khi nhận diện và hiểu ngay đƣợc một câu nói dài so với từng từ.
Nó cũng giống nhƣ khi nghe một bài hát. Nếu tôi chỉ chơi một vài âm thanh,
bạn có thể chẳng nhận ra đó là bài hát gì. Nhƣng việc đó sẽ dễ dàng hơn rất
nhiều nếu tôi chơi một điệu nhạc dài hơn.
Điều tƣơng tự xảy ra khi bạn nói. Nếu bạn muốn dùng nhóm câu nói cốt lõi
trong khi nói, ngƣời bản ngữ sẽ dễ dàng hiểu đƣợc bạn muốn nói cái gì mặc dù
có thể khả năng phát âm của bạn chƣa thực sự tốt lắm. Lấy ví dụ : nếu tôi hỏi
một ngƣời Mỹ : “Is your health good?” nhƣ là một lời chào thì anh ta sẽ chẳng
hiểu đƣợc. Nó đơn giản vì ngƣời Mỹ không nói theo cách đó, thậm chí câu này
24

là đúng về trật tự câu từ ngữ pháp. Nói cách khác, nghe nó không quen thuộc
trong văn cảnh này đối với họ. Tuy nhiên, nếu tôi hói : “how are you? “ hoặc là
“ how are you doing?” ngƣời ta sẽ hiểu ngay đƣợc và chẳng có vấn đề gì trong

câu nói của tôi.
Tóm lại, học cách ngƣời bản ngữ nói, học nhóm từ cốt lõi và nhóm câu cốt lõi
họ sử dụng. Đó là cách nhanh nhất để giao tiếp hiệu quả đối với một ngôn ngữ
mới. Tôi gọi nó là kỹ thuật “Nắm trọn gói”. Giờ, chúng ta hãy chuyển qua
chƣơng tiếp theo và khám phá cách làm sao để bạn nhanh chóng hấp thụ đƣợc
nhóm từ vựng cốt lõi.

25






CHƢƠNG BA


Xây dựng hệ thống thu nạp
ngôn ngữ tự nhiên

“Đường dù xa vạn dặm thì khởi đầu cũng là một bước đi nhỏ”
LÃO TỬ

×