Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề phân tích đoạn 1 phú sông bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.93 KB, 4 trang )

Đề: Phân tích đoạn 1 Phú Sơng Bạch Đằng
Trương Hán Siêu là một Nho sĩ mẫu mực chân chính của thời Nhà Trần, có học
vấn uyên thâm, sâu rộng được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. Ơng đã làm
quan qua 4 đời vua Trần và có nhiều đóng góp trong 2 cuộc kháng chiến chống qn
Mơng- Ngun của dân tộc. Khơng những thế, ơng cịn được người đời biết đến là một
nhà văn, nhà thơ, một nghệ sĩ lớn. Cũng như bao nhà thơ khác, Trương Hán Siêu cũng
được truyền cảm hứng to lớn đối với cảnh sắc thiên nhiên, non sơng gấm vóc q
hương. Khơng những thế, thơng qua những hình ảnh mềm mại cảnh sắc của thiên
nhiên đất trời, nhà thơ Trương Hán Siêu đã thể hiện tình yêu mãnh liệt cũng như niềm
tự hào trước vẻ đẹp của đất nước, mà cụ thể là con sông lịch sử, con sông hào hùng
của dân tộc Việt Nam, con sơng Bạch Đằng. Tình u ấy, niềm tự hào ấy của nhà thơ
được thể hiện rõ nét qua bài phú “Phú sông Bạch Đằng”.
“Bạch Đằng giang phú” được sáng tác dựa trên những xúc cảm hào hùng, bi
tráng của chính tác giả trong một lần du ngoạn đến chính sơng lịch sử của đất nước.
Khơng ai biết chính xác tác phẩm được sáng tác vào năm nào, được dự đoán là vào
những năm 50 sau khi cuộc kháng chiến chống qn Mơng- Ngun giành thắng lợi.
Ngồi ra, Phú là một thể văn có xuất xứ từ Trung Quốc vần hoặc xen lẫn văn vần với
văn xuôi, viết theo lời đối đáp giữa khách và chủ, được chia làm 2 loại là phú “cổ thể” và
phú “Đường luật”. Phú sông Bạch Đằng thuộc thể loại phú “cổ thể”, khơng bị gị bó bởi
quy tắc, tác giả có thể tự do bày tỏ những cảm xúc của mình.
Trong văn chương trung đại, thiên nhiên là một nguồn cảm bất tận của bao
người nghệ sĩ. Cao Bá Quát lđến với thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót, bất đắc
chí. Nguyễn Trãi dùng thiên nhiên để bày tỏ một quan niệm sống nhàn của chính bản
thân ơng. Thì đến Trương Hán Siêu, cảnh đẹp của thiên nhiên lại mang lại cho ơng
những hồi niệm, cảm xúc khó qn. Mở đầu bài phú, tác giả đã mang đến cho người
đọc những mường tượng về hình ảnh của nhân vật “khách”
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Nhân vật “khách” cho thể nghĩ rằng đây chính là sự phân thân của tác giả
Trương Hán Siêu, hay ta cũng có thể hiểu " khách" chính là nhân vật được Trương Hán


Siêu sáng tạo ra để thỏa mãn lối nói "Khách-chủ" đặc trưng của thể phú. Đây là một
nho giáo mẫu mực, một đại quan triều đình hay một người nghệ sĩ tuy tuổi đã cao
nhưng “ tráng chí bốn phương vẫn cịn tha thiết”. Khách giờ đây là trung tâm của tác
phẩm, mạch chảy kết cấu văn bản theo tồn bộ những dịng hồi tưởng của khách, đó
là sự bộc bạch về tráng chí 4 phương, là những hoài niệm về một thời oai hùng của
đất nước. Chỉ với vài câu văn ngắn ngủi,“Khách” hiện lên trước mắt đọc giả là một người
mang một thú vui thưởng ngoạn, ngao du trên con thuyền buồm, thích đi đây đi đó, là
một người ham “xê dịch”. Với việc sử dụng từ láy “chơi vơi”, “ mải miết” mang lại cho ta
nhiều suy nghĩ mới mẻ về nhân vật " khách", một bậc tài tử phiêu du ở chốn sơn thủy,
đắm chìm trong khơng gian rộng lớn, bao la. Nhân vật “Khách” cịn là một người u
thiên nhiên, thích làm bạn với gió, với trăng, thích tự do, phóng khống, có tâm hồn bay
bổng, lãng mạn. Thiên nhiên từ lâu đã trở thành người bạn tâm giao, hòa hợp cùng với
tâm hồn và hơi thở của bậc đại phu này.
“Khách” đã đi đến rất nhiều nơi, trải nghiệm bao điều kì bí trên thế gian. Ơng
thích tìm kiếm và say sưa trước cái đẹp. Ơng hiện lên với hình ảnh là một bậc du tử,
một đấng trượng phu theo thói của những danh nhân Trung Quốc- thích được tự do,
thích đi thưởng ngoạn mọi nơi:
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.


Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngơ, Bách Việt,
Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn cịn tha thiết.
Nhân vật “khách” được phóng đại và khoa trương đặc tả qua sự ham thích, qua
sự đi nhiều, biết nhiều và trải trải nghiệm nhiều của ông. Chỉ trong vài câu thơ ngắn
ngủi, nhân vật “khách” đã đề cập đến 7 địa danh khác nhau. Đây có thể nói là những
địa danh vừa có thực, vừa khơng có thực, có nhiều trong các điển cố điển tích cổ của
Trung Quốc. Những chuyến đi của khách như những bước chân thần thoại mang tính

biểu trưng và ước lệ. Ơng muốn học những danh nhân Trung Quốc thời xưa, đi khắp
năm châu bốn bể, để mở rộng hiểu biết, nuôi dưỡng tâm hồn, sống một cuộc đời tự di
và phóng khống. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi “sớm- chiều”, nhưng khách đi
đi thăm thú những không gian xa vời, những địa danh cách biệt, những danh lam
thắng cảnh nổi tiếng tuyệt đẹp của xứ Trung Quốc. Ta có thể thấy những chuyến đi đó
khơng phải bằng chính đơi chân của Khách mà bằng trí tưởng tượng thơng qua việc
đọc sách của ông. Để được như vậy, nhân vật Khách phải là một ham đọc sách, học
hỏi, có học thức uyên bác, sâu rộng. "Khách" coi thiên nhiên là một phần trong con
người mình, lúc nào cũng phiêu du khắp chốn nhìn ngắm cảnh đẹp. Khơng những thế,
khách cịn khẳng định “Nơi có người đi đâu mà chẳng biết”, Câu thơ thể hiện cái hoài
bão được đi khắp bốn phương của “khách”, khơng ngại những vùng đất xa lạ, kì bí. Đầm
Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi mọi thắng cảnh, thế mà vẫn chưa để để
thỏa mãn ông. Đôi chân của bậc du tử vẫn chưa muốn dừng, vẫn còn tha thiết với 4
phương trời.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo
Học Từ Trường chừ thú tiêu dao
Từ Trường là tên tự của Tư Mã Thiên- nhà sử học vĩ đại của Trung Quốc, ông là
một người đi nhiều, hiểu biết rộng. Bắt đầu khoảng 20 tuổi, ông đã đi thăm nhiều địa
danh lịch sử gắn các nhân vật lịch quan trọng mà ông đã khắc họa chân dung họ
trong Sử kí. Phải chăng, giữa Tư Mã Thiên và nhân vật khách có sự đồng điệu trong
tâm hồn và lí tưởng. Ở đây, Trương Hán Siêu đã học theo chí của Học Tử Trường, đi về
phía Đơng Bắc bng chèo cho thỏa chí tiêu diêu. Khơng những thế, đi xa không chỉ để
thưởng ngoạn đơn thuần mà quan trọng chính là tìm về lịch sử, tìm lại những chiến
cơng vang dội đã làm nên chiến thắng vẻ vang cho lịch sử nước nhà của cha ông ta.
Nhân vật khách cùng cánh buồm thơ lần theo sông núi trở về với đất cũ thân
thương:
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều
Đến sông Bạch Đằng thuyền trôi một chiều.
Đến thăm Bạch Đằng- chiến trường xưa mới chính là chuyến đi thật sự của ơng.
Hành trình của chuyến du ngoạn được ơng vẽ với không gian cụ thể, từ Đại Than rồi

đến Bến Đông Triều và cuối cùng là sông Bạch Đằng thiêng liêng. “Thuyền trôi ngược
chiều” gợi lại cho ta những cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, êm đềm. Cảnh sắc nơi đây
hiện lên trước mặt khách là cảnh thực, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng nhưng đằng sau lại
mang chút ảm đạm, hiu hắt.
Tác giả đang từng nét từng nét khắc họa trong tâm trí người đọc những vẻ đẹp
chân thật, sinh động nhất của sơng Bạch Đằng:
Bát ngát sóng kình mn dặm,
Thướt tha đi trĩ một màu
Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu
Ấn tượng đầu tiên mà Trương Hán Siêu đưa đến cho người đọc là sự hùng vĩ, to
lớn và sức sống bền bỉ muôn đời của Sông Bạch Đằng. Sông rộng bát ngát, dài muôn
dặm như chạy tới tận chân trời. Bạch Đằng không những là một đại giang mà còn là


một trường giang với những cơn sóng kình nhấp nhơ, trùng điệp, chưa phút nào ngơi
nghỉ. Bên cạnh một vẻ ngồi mạnh mẽ, thiêng liêng, Bạch Đằng giang cịn được điểm
xuyến với những nét nhẹ nhàng, thơ mộng: “ Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời một
sắc, phong cảnh ba thu”. Những con thuyền liên tiếp nối đuôi nhau không thấy điểm
kết được gợi cho tác giả những liên tưởng về những chú chim trĩ tuyệt đẹp. Bầu trời
cuối thu đã làm cái màu xanh bao trùm cả con sơng như càng xanh hơn nữa, khiến cho
lịng người nao nức.
Thế nhưng, đứng trước một cảnh đẹp hiếm có như vậy, nhân vật khách lại mang
một cảm xúc hoàn toàn trái ngược- xót thương, tiếc nuối:
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu,
Sơng chìm giáo gãy, gị đầy xương khơ.
Nhân vật khách đang tự hào, đắm say trước cảnh non sơng, thuyền bè xi dọc
thì tâm trạng trầm xuống khi nhìn thấy những dấu vết của chiến trường xưa. Thời gian
quả thật vơ tình, nghiệt ngã, xóa hết tất cả những vết tích năm xưa khiến cho con
người khơng khỏi trầm tư, suy nghĩ. Nơi đây từng làm nên bao chiến công hiển hách
của dân tộc, chứng kiến bao nhiêu trận đánh mạnh mẽ khiến cho bao kẻ thù khiếp sợ,

thế nhưng giờ đây lại thật ảm đạm, đìu hiu. Hai bên bờ sơng giờ khơng cịn một chút gì,
chỉ có những đám cỏ lau mọc san sát, khơng có lấy một bóng người. Hơn thế, chính con
sơng này đã trở thành một vũ khí lợi hại của quân dân ta, chôn vùi bao nhiêu kiếm,
gươm sắc nhọn của bọn xâm lược. Nhưng thật đáng buồn thay, đây cũng chính là nơi
nằm lại của bao nhiêu anh hùng của dân tộc ta đã hi sinh anh dũng, hóa linh hồn mình
vào mảnh đất nơi đây.
Khách lúc này rơi vào những hồi niệm. Lịng khách lúc này bỗng hiện lên một
nỗi buồn tư lự, sự trầm lặng để tưởng nhớ những người đã hi sinh. Bằng những cảm xúc
chân thành nhất của mình, Khách đã viết lên những câu nhuốm đậm vẻ đượm buồn,
trầm lắng:
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống cịn lưu.
Đó là những giây phút trầm mặt để tri ân, để tưởng niệm về những cống hiến và
hi sinh những những vị anh hùng ngày trước. Những dấu vết xưa còn lưu lại như một lời
nhắc về dấu ấn phong xưa, về quá khứ vàng son của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng là
một điểm tựa lịch sử để những thế hệ sau noi gương, trau dồi mình. Khách thương cho
những người anh hùng nhưng bây giờ lại “Cảnh cịn, người khơng cịn”, tiếc cho những
dấu vết lịch sử đã phai mờ chỉ còn được lưu trong những trang sử sách. Từ “thương”, từ
“tiếc” được đặt ở đâu mỗi câu phú càng làm nhấn mạnh cảm xúc trào dâng trong
khách khi chứng kiến sức mạnh ăn mòn của vạn vật, phai mờ dấu tích oai hùng một
thời. Theo dòng cảm xúc ấy, bao nhiêu thương cảm dồn nén ấy lại đẩy lên trong lòng
người thi nhân một ước vọng được sống lại cái thời kì oai hùng ấy một lần nữa, một lần
nữa chứng kiến những điều mà tiền nhân đã trải qua. Cảnh xưa- chiến thắng oanh liệt
còn hừng hức thế mà sao nay hoang vu, trơ trọi, quạnh hiu? Một con người vốn phóng
túc, ung dung giờ đây bỗng trở nên sững sờ, ngậm ngùi trước những điều một đi không
trở lại. Sau này, Nguyễn Trãi cũng tìm về đất cũ sơng Đằng, cũng mang trên mình
nhưng nỗi buồn tương tự. Nhà thơ đã gửi gắm những cảm xúc của mình qua bài Bạch
Đằng Hải Khấu:
Hào kiệt công danh đất ấy từng.

Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.
Khách vừa xót thương cho những người đã ngã xuống, cho những chiến công
lịch sử đã phai mờ, ông vừa mang trong nỗi sầu muộn, canh cánh, lo âu cho vận mệnh
đất nước. Vào khoảng thời gian này, Nhà Trần khơng cịn thịnh vượng, rơi vào tình
trạng suy vi và lùi tàn, vua khơng cịn chăm lo đến việc triều chính, cuộc sống nhân
dân rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ơng lo rằng đây sẽ làm đây cơ hội hiếm có cho


lũ giặc xâm lược nước ta, ông lo rằng dân tộc ra sẽ lại một lần nữa trải qua những cuộc
chiến tranh đẫm máu, khốc liệt, sẽ có thêm sinh mạng sẽ lại phải rời xa nhân gian. Qua
đó, ta có thể thấy Khách hay chính là cái tơi của tác giả, ơng là một kẻ sĩ nặng lịng với
đất nước, với nhân dân, lúc nào cũng canh cánh suy nghĩ nghĩa làm sao để thiên hạ
thái bình, dân chúng no ấm.
Với lối viết Phú cổ thể, khơng bị gị bó bởi niêm luật, Trương Hán Siêu đã bộc lộ
những cảm xúc chân thật nhất của mình khi được trước con sông hào hùng của dân
tộc. Cách miêu tả khái quát,ước lệ kết hợp tả thực, sử dụng biện pháp liệt kê, điển cố
điển tích, kết cấu đối đáp và sự kết hợp hài hòa của tự sự và trữ tình, Bạch Đằng Giang
phú đã để lại những giá trị nghệ thuật sâu sắc. Đồng thời,tác phẩm đã thể hiện cảm
xúc hồi cổ cũng như tình u nước, lịng tự hào đối với truyền thống anh hùng bất
khuất của dân tộc Việt Nam nói chung, và của của tác giả Trương Hán Siêu nói riêng.
Như vậy qua đoạn mở đầu của bài "Bạch Đằng giang phú", tác giả Trương Hán
Siêu đã đưa người đọc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ niềm tự hào về
chiến tích lịch sử vẻ vang của dân tộc đến niềm buồn thương tiếc nuối vì những giá trị
lịch sử đã dần phai mờ, mai một. Người đọc cũng qua đó ý thức về vấn đề bảo vệ và gìn
giữ những giá trị lịch sử, khắc ghi công ơn xương máu của thế hệ cha anh đã ngã
xuống bồi đắp nên nền hòa bình độc lập của đất nước Việt Nam như ngày hôm nay.
The end.




×