Phân tích Huấn Cao:
- Là người có văn võ xong toàn: được thể hiện bằng những nhận định khách quan
+ Tài năng vang xa khắp vùng tỉnh Sơn, viết chữ rất nhanh, rất đẹp, lại cịn có
tài bẻ khóa vượt ngục
+ Ước nguyện của một đời của viên cai ngục chỉ mong xin được chữ của Huấn
Cao treo giữ nhà → là cái chuẩn mực của cái đẹp, đáng giá ngàn vàng
+ Nghe tin Huấn Cao bị xử tử làm cho bao người nuối tiếc: “chém người như
vậy, yoo nghĩ mà thấy tiêng tiếc”
+ Khiến cho Viên cai ngục bất chấp lệnh vua để dung túng của ông
+ Đến tận lúc chịu cảnh tù đày, những người bạn của ông vẫn một mực tin
tưởng và coi Huấn Cao là thủ lĩnh → Phải có một bản lĩnh như thế nào mới
có thể khiến cho con người ta sẵn sàng nghe theo, hết mực một lịng.
- Là người có khí phách phi thường:
+ Thấy bất bình, nhân dân lầm than, khơng một ai chỉ có Huấn Cao mạnh mẽ
đứng lên chống đối triều đại, bất chấp cái án tử hình đang treo trên cổ.
+ Bước nào ngục vẫn giữ thái độ cứng rắn, lạnh lùng, bình tĩnh, khơng màng
để những thức chức vụ, địa vị.
+ Nhận được những đãi ngộ đặc biệt của viên quản ngục: xem thường, coi như
đây là lẽ thường tình như “ việc thường làm trong cái hứng sinh bình”: Phong
thái ung dung, xem nhẹ cái chết, hồn tồn giải phóng về tinh thần; cốt cách
ngơng nghênh, ngạo nghễ ăn sâu vào trong cốt cách, bỏ mặc hết những quy
chuẩn thứ bậc, coi đây là chuyện mà mình vốn được hưởng.
+ Trả lời viên quản ngục một cách khinh bạc→ Hành động thật lạnh lùng nhưng
là thể hiện cốt cách cao đẹp của ông: không mang những thứ lừa lọc hào
nhoáng để rồi đánh mất bản thân. “uy vũ bất khuất” trước sức mạnh của
cường quyền.
- Là một người nghĩa khí, có thiên lương trong sáng:
+ Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít khi cho chữ: khoảng ở đây có
nghĩa là khó tính, khó gần trong giao tiếp. Ơng khó kiếm tri kỷ, nhưng một khi
tìm thấy rồi thì sẵn sàng hết lịng vì nhau
+ Ta nhân sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao
giờ” → khơng màng tiền tài, cường quyền, chỉ trọng tình nghĩa
+ Sau khi hiểu được tấm lòng của viên cai ngục: Lặng người và mỉm cười
● Cái lặng người:
+ Khuyên viên cai ngục thay đổi chốn ở → Mong muốn bảo vệ được một tâm
hồn thiên lương trong cuộc đời,thật lòng mong bạn mình có một cuộc sống
an n được một tâm hồn thiên lương, thật tâm muốn bạn mình sẽ có một
cuộc sống an yên
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
Bài làm:
Một nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson đã từng có một câu
nói rất hay: “ Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng
biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính”. Trong nền văn học
Việt Nam ta, cũng có một người nghệ sĩ đã dành cả cuộc đời mình trăn trở và
tìm kiếm cái đẹp, làm rực sáng những tinh hoa tuyệt mỹ ấy. Và đó khơng ai
khác chính là nhà văn Nguyễn Tuân với với những tác phẩm “tới gần tới sự
tồn diện, tồn mỹ”. Ngịi bút của ông luôn hướng đến những giá trị cao cả, lý
tưởng uyên thâm, mang quan niệm nhân văn sâu sắc. Và “Chữ người tử tù” với
nhân vật Huấn Cao đã hình tượng hóa những quan niệm của ơng về vẻ đẹp
chân chính- vẻ đẹp tâm hồn.
Nguyễn Tn khơng chỉ là một nhà văn đại tài mà hơn thế, ơng cịn là
một người nghệ sĩ chân chính, dành trọn đời mình đi tìm cái đẹp hồn hảo.
Những sáng tác của ơng ln có một vị trí vững chắc trong nền văn học Việt
Nam, phát triển mạnh mẽ phong trào tùy bút, bút ký, làm phong phú thêm nên
ngôn ngữ văn học và mang lại những nét chấm phá đầy ấn tượng, có một
khơng hai trong nền văn xi của dân tộc. Ngịi bút của ơng ln hướng đến
những cái cao cả, lý tưởng uyên thâm và làm cho nó cháy sáng như ngọn
đuốc tỏa ra những miền nghệ thuật khác. Chính vì thế nó đã trở thành thứ vũ
khí đắc lực của ông trong thời kỳ đấu tranh,bảo vệ đất nước.
Không tin tưởng vào thực tại và tương lai, Nguyễn Tuân ngược dòng
thời gian trở về với những vẻ đẹp quá khứ giờ chỉ cịn “vang bóng một thời”.
Tập truyện “Vang bóng một thời” gồm 11 câu chuyện viết về những ngày đã xa
giờ chỉ cịn là vang bóng, và được Vũ Ngọc Phương(Phan) dành tặng một lời
nhận xét đầy tâm đắc “ một văn phẩm đạt gần tới sự toàn diện, tồn mỹ”.
Những nhân vật chính trong tập truyện là những nho sĩ cuối mùa- những con
người tài hoa bất đắc chí. Sống mịn mỏi trong xã hội nhố nhắng Tây Tàu, dù
bất lực nhưng họ nhất quyết giữ cái “thiên lương” và “sự trong sách của tâm
hồn”. Và không ngoại lệ, Huấn Cao- một tử tù thiên lương đã được ra đời như
thế đấy.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ hết sức khác thường giữa một tử tù là Huấn
Cao và viên quản ngục. Mọi chuyện tưởng chừng khơng có gì, nhưng éo le làm
sao khi Huấn Cao lại là một người có nét chữ rất đẹp, rất vng, làm cho viên
quản ngục vô cùng say mê trân trọng, bất chấp lệnh vua để cho Huấn Cao
những đãi ngộ đặc biệt. Và những ngày đầu, đáp lại những hành động ân cần
của viên cai ngục là sự lạnh lùng, khinh bạc, đầy thách thức của Huấn Cao.
Ông tin những lời lộc trước mắt nhất định sẽ có một ý đồ nào đó. Những rồi,
đến cái đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường, mọi hiểu lầm đã được làm
sáng tỏ và căn phòng gian ngày ấy đã chứng kiến một chuyện mà xưa nay
chưa từng có. Nhan đề của bài thơ cũng đã được Nguyễn Tuân mang theo rất
nhiều tâm ý khi đổi từ “Dòng chữ cuối cùng” sang “Chữ người tử tù” với hàm ý
Huấn Cao với nét chữ vng khí khái sẽ ln cịn sống mãi như cái
thiên lương vẫn sẽ luôn tồn tại bất chấp mọi nghịch cảnh của thế
gian.
Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ sáng ngời nghĩa khí:
Thập cổ luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Mở đầu tác phẩm, nhân vật Huấn Cao đã gây ấn tượng với người đọc
với một tài năng hơn người. Cả một vùng tỉnh Sơn, hai tiếng Huấn Cao vang xa
khắp chốn với cái tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Nét chữ ông vng lắm, đẹp
lắm, khí khái nhưng chính con người của Huấn Cao vậy. Chính vì thế, là một
người chơi chữ, có được một lần xin chữ của Huấn Cao là tâm nguyện cả một
đời của viên quản ngục, khiến ông dám liều mạng làm trái mệnh vua. Có lẽ,
đối với viên quan, chữ của Huấn Cao chính là chuẩn mực của cái đẹp, khơng
một ai có thể sánh bằng, khơng có thứ gì q giá hơn. Khơng chỉ có tài viết
thư pháp, Huấn Cao cịn có tài bẻ khóa vượt ngục, bao lần khiến bọn lính
tráng đau đầu và gọi ông là tên “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”. Một người có
tài nhưng vậy, dù đã làm chuyện có tội với triều đình, nhưng đứng trước án tử
treo trên đầu Huấn Cao, nhiều người không khỏi lắc đầu nuối tiếc một tài
năng hiếm có, ngay cả thầy thơ của phải thốt lên: “ giá thử tôi là đao phủ, phải
chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiếc lắm”.Bản lĩnh của Huấn Cao
không chỉ được thể hiện của những lời truyền miệng của thiên hạ mà còn
được truyền thải qua hành động và thái độ của 6 người bạn đồng chí đã sát
cánh cùng ơng trong cuộc nổi dậy chống triều đình kia. Và giờ, ngay cả khi sa
cơ lỡ vận, chịu cảnh tù đày, họ vẫn một lòng coi Huấn Cao là người đứng đầu,
sẵn sàng đi theo ông vào “núi đao biển lửa”. Lòng trung thành ấy đã được thể
hiện qua chi tiết dỗ gông của Huấn Cao, vừa nghe được hiệu lệnh, tất cả đều
lần lượt quỳ xuống mà khơng một lời phản kháng. Phải có bản lĩnh như thế
nào mới có thể thuần phục được chừng ấy những con người tài giỏi kia, có thể
nói đây là một cái “tôi” mà thiên hạ hiếm thấy. Qua đó, ta cũng khơng khỏi cảm
thán trước tài năng và sự tinh tế của Nguyễn Tuân khi gián tiếp ca ngợi sự tài
tình của Huấn Cao thơng qua những nhân vật khác, làm cho vẻ đẹp trí tuệ
của người tử tù đi vào tâm trí người đọc một cái thật tự nhiên, chân thật.
Hình ảnh Huấn Cao khơng chỉ hiện lên với dáng dấp của một người tri
thức, văn võ song tồn mà ở ơng cịn nổi bật lên cái cốt cách ngạo nghễ, phi
thường của một bậc trượng phu. Khơng như những Nho sĩ bình thường, sống
một đường theo chủ nghĩa “trung quân ái quốc”, Ông Huấn đã nghe được
những tiếng gào thét của nhân dân, vững vàng bước đi con đường đấu tranh
giành quyền sống cho người dân vơ tội. Bị triều đình phán xét là kẻ tử tù phản
nghịch, xử tội chém. Huấn Cao bị triều đình coi là “giặc cỏ” nhưng trong lịng
nhân dân lao động chân chính ơng lại là một anh hùng bất khuất, một kẻ
ngang tàng “chọc trời khuấy nước” sống ngoài vịng cương tỏa, lừng lẫy chẳng
khác gì 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa năm xưa. Tuy chí lớn của
ơng khơng thành nhưng ơng vẫn hiên ngang bất khuất, lung linh sáng tỏa
giữa cuộc đời. Phải chăng, đây cũng là dụng ý của tác giả, một nhờ Huấn Cao
truyền đi giúp ông trái tim cháy bỏng, nồng nàn tình yêu tổ quốc, yêu quê
hương, yêu nhân dân. Đứng trước án chết, nhưng khí phách của ơng khơng
hề nao núng. Ơng xem tù giam như chốn khơng người, chẳng tỏ ra sợ hãi mà
lại còn rất hiên ngang, và ngơng cuồng. Ơng xem tù giam như chốn khơng
người, chẳng tỏ ra sợ hãi mà lại còn rất hiên ngang, và ngông cuồng.Ngay lúc
đặt chân đến cửa nhà giam, Huấn Cao vẫn lạnh lùng, bình tĩnh,“Thản nhiên rũ
rệp trên thanh gơng”; “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”… Tất cả những điều
này thể hiện Huấn Cao là một nhân vật có lý tưởng sống cao đẹp, là một anh
hùng dám hy sinh vì chính nghĩa. Vì căm ghét và khinh bỉ chế độ thực dân, và
mong muốn giúp nhân dân thốt khỏi ách nơ lệ mà Huấn Cao dám đứng lên
chống lại triều đình và xem sự gian nguy. Khí phách hiên ngang, bất khuất của
Huấn Cao còn thể hiện ở những cuộc trò chuyện với viên quản ngục. Những
ngày bị giam thân nơi chốn ngục tù, Huấn Cao không một chút khiếp sợ.
Người xưa thường nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong
tù bằng nghìn thu ở ngồi). Thay vì buồn rầu, chán nản “gậm một mối căm hờn
trong cũi sắt” thì ơng lại thản nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái
hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Có lẽ Huấn Cao xem đây là thứ mà mình
đáng được hưởng, một cốt cách ngơng nghênh, ngạo nghễ ăn sâu vào trong
máu thịt của kẻ ga, Phong thái ung dung, xem nhẹ cái chết, hoàn toàn giải
phóng về tinh thần. Với phong thái ung dung tự tại, xem cái chết nhẹ tựa lông
hồng, Huấn Cao đã khinh miệt trước thái độ khúm núm của viên quản ngục:
“Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Hành động
thật lạnh lùng nhưng là thể hiện cốt cách cao đẹp của ông, không mang
những thứ lừa lọc hào nhoáng để rồi đánh mất bản thân. Qua đó có thể thấy,
ơng cũng chẳng sợ và “uy vũ bất khuất” trước sức mạnh của cường quyền ác
bá. Đúng chuẩn khí phách của một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất.
Sáng lên hơn cả trong nhân cách người tử tù là một thiên lương trong
sáng, vững lành, có sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn đang dần bị bơi đen. Đó
là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng, khơng bao giờ bị lung chuyển trước uy
quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Tính ông vốn "khoảnh, trừ chỗ tri kỉ,
ông ít khi cho chữ, cả đời ông cũng chỉ mới viết hai bộ tứ bình và một bức
trung đường cho 3 người mà thơi. “Khoảnh” ở đây có nghĩa là khó tính, khó gần
trong giao tiếp. Ơng khó kiếm tri kỷ, nhưng một khi tìm thấy rồi thì sẵn sàng
hết lịng vì nhau. Qua đó, ta có thể thấy ơng là một người rất trọng tình, trọng
nghĩa, khơng bao giờ vì tiền tài, hay cường quyền mà cưỡng ép bản thân cầm
bút. Đó mới chính là những giá trị thực của nghệ thuật thư pháp, mọi thứ đều
phải bắt nguồn từ chữ “tâm”. Nhưng có lẽ tài năng khí phách và nhân cách
cao đẹp của ông Huấn thể hiện rõ nhất, tập trung nhất, hài hòa nhất ở cảnh
cho chữ – cảnh mà Nguyễn Tuân gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng
có”. Khi nghe thầy thơ lại kể về tấm chân tình của viên quản ngục, Huấn Cao
bỗng lặng đi và rồi mỉm cười. Một hành động mang đầy ẩn ý. Phải chăng,
trong giây phút lặng người ngắn ngủi ấy, Huấn Cao đang suy nghĩ về những
việc làm của viên quản ngục và tự vấn thái độ của bản thân lúc ấy. Và rồi ông
kết lại bằng một cái mỉm cười. Một nụ cười thể hiện sự vui sướng vì tìm được
một tri kỷ, người có thể chia sẻ được những thứ tinh tế của nghệ thuật thư
pháp. Một nụ cười nhẹ nhõm vì bản thân đã khơng bỏ lỡ một chân tâm trong
sạch và chân thành. Đồng thời, nó cũng là một nụ cười mãn nguyện vì nhận ra
trên thế gian này thiên lương vẫn luôn tồn tại , hiện hữu ở khắp mọi nơi
dù trong hoàn cảnh nào.
Và rồi, trong đêm tối, ngay tại chính buồng gian chật hẹp, ẩm thấp đã
chứng kiến một sự kiện xưa nay chưa từng thấy- cảnh cho chữ. Có thể khẳng
định, cảnh cho chữ ấy chính là chi tiết ấn tượng và đắt giá nhất trong tác
phẩm. Giữa một gian buồng giam chật hẹp, tăm tối, ẩm ướt, hôi hám đầy
những mạng nhện, phân gián, phân chuột, bỗng rực rỡ lên ánh sáng của bó
đuốc, chiếu sáng lên màu trắng tinh của tấm lụa, và mùi thơm của lọ mực. Hai
hình ảnh đối nghịch nhưng lại như lại bổ trợ lẫn nhau. Giấy bút tương phản
càng làm cho căn phòng giam thêm tồi tàn, dơ bẩn, rách nát. Và ngược lại, sự
tăm tối của không gian lại cho màu trắng của tấm lụa lại càng thêm trắng,
mùi thơm của lọ mực lại càng thêm lan tỏa khắp nơi, khiến chúng trở thành
những thứ tách biệt với nơi này, khơng gì có thể làm vấy bẩn hay hoen ố. Cổ
đeo gông, chân vướng xiềng, cái chết kề bên, ông Huấn vẫn “dậm tô nét chữ”
trong tư thế của người nghệ sĩ chân chính đang làm chủ lao tù. Sự thăng hoa
của tài năng và bản lĩnh phi thường của ý chí đã đồng hiện và sáng lên trong
cảnh cho chữ ấy. Nét chữ vng vắn như chính tính nết của Huấn Cao, thẳng
thắn và cương trực. Thật là đĩnh đạc, đường hoàng . sau khi “đề xong lạc
khoản”, Huấn Cao khen mùi mực thơm, “thở dài” đỡ viên quản ngục đứng
thẳng người dậy, nói: “… Tơi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở
đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành
vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Lời khuyên thật
chân thành, ơng thật lịng mong muốn bảo vệ được một tâm hồn thiên lương
trong cuộc đời khỏi những đen tối của nơi này,thật lịng mong bạn mình có
một cuộc sống an yên được một tâm hồn thiên lương, thật tâm muốn bạn
mình sẽ có một cuộc sống an n. Cái đẹp có thể sinh ra từ trong bóng tối, từ
nơi dơ bẩn, tàn ác nhất nhưng không thể cùng tồn tại với cái xấu, cái ác. Đây
chính thắng lời của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tốt, cái đẹp và thiên
lương sáng với cái ác. Cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn của con người, đây ta ra
khỏi những chuỗi ngày đen tối. Hình ảnh quản ngục “nước mắt rỉ vào kẽ miệng
bái tử tù một vái, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” đã làm cho
hình ảnh Huấn Cao trở nên kì vĩ. Mặt dù sắp bước lên đoạn đầu đài vẫn quyết
giữ vững thiên lương. Kẻ “làm giặc” khơng thể có cái tâm thế ấy.
Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao , người nghệ sĩ tài hoa tài tử
có thiên lương trong sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ cịn vang bóng
trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Qua đó, ta
cũng thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là việc lựa
chọn những con người để đưa vào tác phẩm của mình, phải là những con
người tài hoa, tài tử, khí phách hiên ngang mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa
trong thời kì trước cách mạng và là con người lao động bình dị, thuần thục,
nhuần nhuyễn với cơng việc của mình thời kỳ sau cách mạng. Cách xây dựng
tình huống truyện độc đáo với màu sắc, khơng khí cổ xưa tạo ra những đặc
sắc cho câu chuyện. Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử
tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của
các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của
Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối,
bẩn thỉu, tà ác. Tác giả đã sử dụng ngơn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để
dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng
là để tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết khí khái, bản chất của
mình
Kết lại truyện “Chữ người tử tù” là cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa
nay chưa từng có. Khơng chỉ vậy, nó cịn là bệ phóng hồn hảo làm nổi hình
nổi bật các nhân vật và nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt ở
cảnh cho chữ, ta thấy tài năng và khí phách của Huấn Cao. Vậy là, bằng tài
năng và tâm huyết, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân
vật Huấn Cao, sự hiện thân cho cái đẹp kì diệu cùng hình tượng quản ngục và
cảnh cho chữ. Khơng chỉ “Vang bóng một thời”, mà “Chữ người tử tù” sẽ neo
đậu mãi trong tâm hồn người đọc như một dấu son không bao giờ phai.
The end.
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Bài làm:
Một nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson đã từng có một câu
nói rất hay: “ Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng
biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính”. Trong nền văn học
Việt Nam ta, cũng có một người nghệ sĩ đã dành cả cuộc đời mình trăn trở và
tìm kiếm cái đẹp, làm rực sáng những tinh hoa tuyệt mỹ ấy. Và đó khơng ai
khác chính là nhà văn Nguyễn Tn với với những tác phẩm “tới gần tới sự
toàn diện, tồn mỹ”. Ngịi bút của ơng ln hướng đến những giá trị cao cả, lý
tưởng uyên thâm, mang quan niệm nhân văn sâu sắc và “chữ người tử tù” đã
ôm trọn những quan niệm cao đẹp ấy. Mỗi một nhân vật đều là một số phận.
Nếu Huấn Cao hiện lên với khí phách, ngơng nghênh, mạnh mẽ, thì viên quản
ngục lại vô cùng ân cần, khiêm nhường với một niềm đam mê cái đẹp mãnh
liệt để rồi nhẹ nhàng đi vào tâm trí người đọc với cái thiên lương khơng bị
những thứ đen tối vấy bẩn.
Nguyễn Tuân không chỉ là một nhà văn đại tài mà hơn thế, ơng cịn là
một người nghệ sĩ chân chính, dành trọn đời mình đi tìm cái đẹp hồn hảo.
Những sáng tác của ơng có một vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam,
phát triển mạnh mẽ phong trào tùy bút, bút ký, làm phong phú thêm nên ngôn
ngữ văn học và mang lại những nét chấm phá đầy ấn tượng, có một khơng hai
trong nền văn xi của dân tộc. Ngịi bút của ông luôn hướng đến những cái
cao cả, lý tưởng uyên thâm và làm cho nó cháy sáng như ngọn đuốc tỏa ra
những miền nghệ thuật khác. Chính vì thế nó đã trở thành thứ vũ khí đắc lực
của ông trong thời kỳ đấu tranh,bảo vệ đất nước.
Tập truyện “Vang bóng một thời” gồm 11 câu chuyện viết về những ngày
đã xa giờ chỉ cịn là vang bóng, và được Vũ Ngọc Phương dành tặng một lời
nhận xét đầy tâm đắc “ một văn phẩm đạt gần tới sự tồn diện, tồn mỹ”.
Những nhân vật chính trong tập truyện là những nho sĩ cuối mùa- những con
người tài hoa bất đắc chí. Sống mịn mỏi trong xã hội nhố nhắng Tây Tàu, dù
bất lực nhưng họ nhất quyết giữ cái “thiên lương” và “sự trong sách của tâm
hồn”. Và không ngoại lệ, Huấn Cao- một tử tù thiên lương đã được ra đời như
thế đấy.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ hết sức khác thường giữa một tử tù là Huấn
Cao và viên quản ngục. Mọi chuyện tưởng chừng không có gì, nhưng éo le làm
sao khi Huấn Cao lại là một người có nét chữ rất đẹp, rất vng, làm cho viên
quản ngục vô cùng say mê trân trọng, bất chấp lệnh vua để cho Huấn Cao
những đãi ngộ đặc biệt. Và những ngày đầu, đáp lại những hành động ân cần
của viên cai ngục là sự lạnh lùng, khinh bạc, đầy thách thức của Huấn Cao.
Nhưng viên quản ngục vẫn kiên trì từng ngày từng ngày, và rồi những hành
động và tình cảm của ơng đã cảm hóa được Huấn Cao. Đến cái đêm cuối
cùng trước khi ra pháp trường, mọi hiểu lầm đã được làm sáng tỏ và căn
phòng gian ngày ấy đã chứng kiến một chuyện mà xưa nay chưa từng có.
Nhan đề của bài thơ cũng đã được Nguyễn Tuân mang theo rất nhiều tâm ý
khi đổi từ “Dòng chữ cuối cùng” sang “Chữ người tử tù” với hàm ý Huấn Cao
với nét chữ vuông khí khái sẽ ln cịn sống mãi như cái thiên lương
vẫn sẽ luôn tồn tại bất chấp mọi nghịch cảnh của thế gian.
Có lẽ ai cũng nghĩ rằng việc sống trong chốn lao tù trông coi những kẻ
tù tội, cái hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người đến với sự lọc lừa, tàn nhẫn. Tuy
nhiên trái ngược với bản chất của nơi đây, nhân vật viên quản ngục lại là
người có tính cách dịu dàng, biết trọng người ngay và hiểu được giá trị của
con người. Ông ln chú ý đến mọi người xung quanh, có gắn tình hiểu và
thấu cảm với họ, đặc biệt với những con người mang tài năng hơn người. Chỉ
bằng một cuộc trị chuyện ngắn ngủi với thầy thơ nhỏ bé thơi nhưng lại làm
cho viên quản ngục có những suy ngẫm. Khi biết nghe được thầy thơ cũng
dành một lòng ngưỡng mộ đặc biệt cho tên tử tù Huấn Cao, viên cai ngục đã
nhận ra thầy thơ là một người rất tình nghĩa,biết tiếc tài, trọng người, trong
lịng ơng khơng khỏi dâng lên một cảm xúc tiếc nuối vì một con người tốt như
thế lại phải ngày ngày sống chung với những nhơ nhuốc của xã hội. Đồng thời
đó cũng là một sự đồng cảm khôn xiết, khi cả hai người đều đang mắc kẹt
trong cái nơi mà “con người sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”. Đứng trước
Huấn Cao, một tên tử tù sắp hành hình, ơng cũng khơng có chút thái độ xem
thường hay khinh bỉ mà ngược lại, ông còn rất trân quý và khâm phục trước
cái tài viết chữ của Huấn Cao. Chính vì một tấm lịng biệt nhỡn liên tài, muốn
có Huấn Cao có những ngày tháng cuối đời ấm áp hơn một chút, viên quan
cai ngục đã phải được trước 2 ngã rẽ đầy khó khăn giữa lệnh vua và lịng
thành của mình. Cuối cùng ơng đã tự có chọn mình một quyết định đúng đắn.
Để dành tặng cho Huấn Cao những đãi ngộ đặc biệt, ơng phải đặt cược cả
tính mạng của mình. Thế nhưng, ông vẫn vô cùng kiên định, quyết định giúp
đỡ Huấn Cao những tháng ngày cuối cùng này. Qua đó, tính cách nhân hậu,
biết đánh giá người và biết trọng người ngay thẳng của viên quản ngục được
bộc lộ rõ ràng.
Tính cách của nhân vật Huấn Cao có phần một chiều, bất biến và đơn
giản, ít những bất ngờ. Trái lại, nhân vật viên quản ngục có sự vận động về
tính cách. Trước khi là quản ngục, ơng ta cũng là người đèn sách, “biết đọc vỡ
nghĩa sách thánh hiền”. Là người lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi
đắp cho “thiên lương” nảy nở tốt đẹp, ông ta yêu đến say mê cái đẹp, “cái sở
nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng
mình một đơi câu đối do tay ơng Huấn Cao viết”. Dù biết Huấn Cao tính vốn
“khoảnh” nhưng ơng khơng muốn từ bỏ. Ơng ngày ngày dâng lên nào là rượu,
là thịt không chỉ với Huấn Cao mà cịn với 5 người bạn đồng chí của ông. Dù
bị Huấn Cao lạnh lùng đáp lại “ nhà người đừng đặt chân vào đây”, nhưng viên
cai ngục vẫn giữ thái độ của mình, lễ phép lui ra với một câu: “Xin lĩnh ý” đầy
kính lễ làm cho Huấn Cao không khỏi thắc mắc. Và rồi những bữa cơm đầy
ắp ấy vẫn đều đặn được dâng lên nhưng viên quản ngục tuyệt nhiên khơng
cịn xuất hiện. Ơng hiểu rõ được hoàn cảnh của bản thân “ chỉ là một kẻ tiểu
lại giữ tù”, nhưng ông vẫn luôn mong một ngày Huấn Cao sẽ dịu đi tính nết và
tình nguyện viết cho ông dù chỉ là một nét, ông cũng mãn nguyện. Và rồi
quyết quyết án chém đã định ngày. Trước một Huấn Cao ung dung, tự tại, có
lẽ viên quản ngục mới thật sự là người lo lắng, tái nhợt như thể ơng mới chính
là người bị đưa lên pháp trường. Trong ông giờ hiện lên một nỗi ân hận vì
chưa kịp xin được chữ Huấn Cao, mà hơn hết là sự tiếc thương cho một con
người với bản lĩnh và tài năng hiếm thấp trong thiên hạ giờ sắp biến mất. Có
lẽ, ơng khát khao có được bức thư pháp của Huấn Cao không chỉ đơn thuần
để treo giữa gian nhà mà đó cịn là vật hiện hữu của Huấn Cao, vật chứng
minh cho một nhân cách cao đẹp trên cõi đời này. Chính vì thế, ơng đã bất
chấp tất cả, chối lại mệnh vua, phản kháng lại cường quyền để tìm gặp, thuyết
phục Huấn Cao. Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có làm
được như vậy thơi.
Và rồi, tấm lòng thành của viên quản ngục đã được đến đáp. Trong
đêm tối, ngay tại chính buồng gian chật hẹp, ẩm thấp đã chứng kiến một sự
kiện xưa nay chưa từng thấy- cảnh cho chữ. Có thể khẳng định, cảnh cho chữ
ấy chính là chi tiết ấn tượng và đắt giá nhất trong tác phẩm. Giữa một gian
buồng giam chật hẹp, tăm tối, ẩm ướt, hôi hám đầy những mạng nhện, phân
gián, phân chuột, bỗng rực rỡ lên ánh sáng của bó đuốc, chiếu sáng lên màu
trắng tinh của tấm lụa, và mùi thơm của lọ mực. Hai hình ảnh đối nghịch
nhưng lại như lại bổ trợ lẫn nhau. Giấy bút tương phản càng làm cho căn
phòng giam thêm tồi tàn, dơ bẩn, rách nát. Và ngược lại, sự tăm tối của không
gian lại cho màu trắng của tấm lụa lại càng thêm trắng, mùi thơm của lọ mực
lại càng thêm lan tỏa khắp nơi, khiến chúng trở thành những thứ tách biệt với
nơi này, không thứ tách biệt với nơi này, khơng gì có thể làm vấy bẩn hay
hoen ố. Một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng, cái chết kề bên, ông Huấn
vẫn “dậm tô nét chữ” trong tư thế của người nghệ sĩ chân chính đang làm chủ
lao tù.Một người khúm núm, kính cẩn, nhịp tim treo trên từng nét bút của
Huấn Cao. Khi nghe Huấn Cao khuyên bảo: “ Ở đây khó giữ thiên lương cho
lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”, quản ngục
“nước mắt rỉ vào kẽ miệng bái tử tù một vái, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này
xin bái lĩnh” và rồi kết thúc một tuyệt phẩm với một cái kết mở. Đây quả là một
người yêu mến, say mê cái đẹp, sẵn sàng quỳ lạy trước cái đẹp với sự thiên
lương trong sáng. Đến đây, ta bỗng tỏ tường về lí do tại sao viên quan ban
đầu lại lực chọn làm quản ngục chốn này. Phải chăng, ơng mong bản thân
mình có thể thẳng tay trừng trị những kẻ ác, người xấu, gây họa cho nhân
dân, mang lại cơng bằng, chính nghĩa của mọi người. Nhưng rồi ông mới nhận
ra được thực tế không đơn giản như vậy, nơi đây vốn chỉ có đen tối, có mù mịt
chứ khơng hề có điều mà ơng đang tìm kiếm. Cái đẹp có thể sinh ra từ trong
bóng tối, từ nơi dơ bẩn, tàn ác nhất nhưng không thể cùng tồn tại với cái xấu,
cái ác. Cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn của con người, đẫy ta ra khỏi những
chuỗi ngày đen tối. Chỉ có những người có một tâm hồn cao đẹp, trong sáng
mới có thể hiểu, có thể cảm được những giá trị của cái đẹp, của ánh sáng.
Việc khắc họa thành công vẻ đẹp khác thường, mới lạ của viên quản
ngục giữa chốn ngục tù tăm tối đã cho thấy tâm hồn “suốt đời đi tìm cái đẹp”
của Nguyễn Tuân. Xuyên suốt tác phẩm ta không chỉ bắt gặp thủ pháp tương
phản đối lập mà còn thấy cả nghệ thuật hội họa, điêu khắc được Nguyễn
Tuân sử dụng vô cùng khéo léo và chính điều này đã làm nên sức hút cho tác
phẩm. Chỉ bằng một vài nét phác họa độc đáo, Nguyễn Tuân đã thành công
trong việc khắc họa một nhân vật với tấm lòng biệt nhỡn liên tài cùng sở
nguyện cao quý trong mắt người đọc.
Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với
một ý nghĩa nhất định. Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà
cịn là nhân vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời,
của quan niệm và phong cách Nguyễn Tuân: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là
tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến
và thương tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”.
The end.