Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

báo cáo về nhà ở của người Hà Nhì ở Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.68 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 2
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6. Phương pháp nghiên cứu 9
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10
CHƯƠNG 1 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1 Cơ sở lý luận 11
1.1.1 Khái niệm về nhà ở nói chung. 11
1.1.2 Khái niệm về một số loại nhà ở khác 11
1.1.3 Cơ sở hình thành nên các hình thức nhà ở khác nhau ở Việt Nam 12
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 13
1.2.1 Vài nét về xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 13
21
Chương 2 21
Nhà ở của nguời Hà Nhì 21
ở Lao Chải – Y Tý – Bát Xát –Lào Cai 21
2.2.2 Công đoạn dựng nhà 26
2.2.3 Bố trí kiến trúc nhà ở 29
2.2.4 Ưu và nhược điểm của nhà trình tường dân tộc Hà Nhì đen 31
2.2.4.1 Ưu điểm 31
2.2.4.2 Nhược điểm 31
3.1 Những nghi lễ liên quan đến nhà ở 33
3.2 Một số kiêng kị trong văn hóa nhà ở của người Hà Nhì 35
3.3 Biến đổi về nhà ở 36


3.4 Phương hướng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nhà ở của người Hà Nhì
đen 37
3.4.1 Giải pháp chính quyền địa phương 37
3.4.2 Giải pháp nhà nước 37
PHẦN KẾT LUẬN 38
1
LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên, những chuyến đi thực tế thật sự có ý nghĩa rất
quan trọng. Vì đó không những là cơ hội để cho mỗi sinh viên có thể vận
dụng những kiến thức đã học của mình khi học tập trên ghế nhà trường vào
đời sống thực tế mà nó còn là thời gian để từng sinh viên có thể rèn luyện
các kỹ năng sống và thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân.
Ngoài ra, sau những chuyến đi thực tế như vậy có thể giúp cho mỗi sinh
viên tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cách thức tổ chức, kỹ năng làm việc
theo nhóm,… để sau này có thể tự tin với công việc của mình sau khi đã
kết thúc chương trình học.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề, và ý nghĩa của các chuyến
đi thực tế, trong những năm qua Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa Học
– Đại học Thái Nguyên đã luôn luôn cố gắng tổ chức những chuyến đi thực
tế chuyên ngành cho các ngành đào tạo một cách có hiệu quả nhất nhằm
nâng cao hơn chất lượng đầu ra của từng sinh viên học tập trong trường.
Được sự nhất trí và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường Đại học
Khoa Học – Đại học Thái Nguyên, Khoa Văn - Xã hội đã tổ chức cho sinh
viên ngành Việt Nam Học khóa 10 đi thực tế tại địa bàn xã Y Tý, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong thời gian một tuần (06/02/2014 - 11/02/2014).
Theo sự phân công, lớp Việt Nam học khóa 10 được chia làm 5 nhóm nhà
ở và 5 nhóm bài tập và nhóm bài tập của chúng tôi đã chọn đề tài “Văn
hóa nhà ở của người Hà Nhì đen ở thôn Lao Chải- xã Y Tý- huyện Bát
Xát-tỉnh Lào Cai” để làm đề tài báo cáo thực tế của nhóm mình.
2

* Nhóm đề tài chúng tôi gồm có 6 thành viên:
Họ và tên Mã số sinh viên
1. Trần Thị Thanh Lâm DTZ1252201130014
2. Ngô Thùy Linh DTZ1252201130060
3. Lục Thế Vịnh DTZ1252201130040
4. Bế Văn Thịnh DTZ1252201130052
5. Nguyễn Thị Yến (15/3) DTZ1252201130035
6. Nguyễn Thị Yến (27/3) DTZ1252201130007
* Dưới sự hướng dẫn của các Giảng Viên:
1. Dương Thùy Linh
3
2. Phạm Văn Huy
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu tại địa bàn xã Y Tý, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai chúng tôi đã gặp không ít khó khăn và trở ngại trong việc
đi tìm hiểu tài liệu và thu thập các nguồn thông tin. Nhưng dưới sự giúp đỡ
tận tình và chu đáo của các giảng viên hướng dẫn cuối cùng chúng tôi đã
hoàn thành tốt chuyến đi thực tế và đề tài nghiên cứu của mình. Báo cáo
của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế và sai sót, rất mong nhận
được sự góp ý của các bạn và quý thầy cô để bài báo cáo của chúng tôi
được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào Cai là một tỉnh miền núi giáp biên giới, là vùng đất rộng, núi
non hiểm trở, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an
ninh… Nơi đây dân cư thưa thớt, nhiều bản chỉ có năm bảy nóc nhà, bản
nào nhiều nhất cũng chỉ có vài chục hộ… Điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn kéo theo đó là mức sống, trình độ nhận thức của nhân dân
trên địa bàn rất hạn chế. Cũng như một số xã trong địa bàn tỉnh, xã Y Tý -

huyện Bát Xát là một trong những nơi có điều kiện về tự nhiên- xã hội
phức tạp. Do đó, muốn có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên
khó khăn này, các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây phải không ngừng
sáng tạo về cách thức tổ chức cộng đồng cũng như hệ thống nhà ở của
mình để phù hợp hơn với cuộc sống lao động sản xuất cũng như sinh hoạt
thường ngày. Có thể nói ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú, sinh hoạt của gia
đình mà còn là nơi ghi dấu những kỉ niệm giữa các thành viên và giữa các
thế hệ. Vì vậy, ngôi nhà mang trong mình những ý nghĩa lớn lao về văn hóa
vật chất cũng như tinh thần mà thông qua nó chúng ta có thể nhìn thấy
được giá trị truyền thống của cả một dân tộc.
Từ xưa đến nay dựng nhà được xem là một trong những việc quan
trọng nhất của đời người “cưới vợ, dựng nhà và báo hiếu cha mẹ” đây là
quan niệm đã ăn sâu vào trong tiềm thức từng con người Việt Nam. Do đó,
mỗi người dân Việt Nam đều tự ý thức được giá trị của ngôi nhà trong cuộc
đời mình. Nhà ở của người Hà Nhì đen tại xã Y Tý cũng mang ý nghĩa như
vậy.
Thế giới biết đến Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa sắc thái
mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa. Mà trong đó văn hóa Việt Nam là tổng
thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt quá trình lịch
sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta (trong đó văn hóa
5
nhà ở nằm trong văn hóa vật chất). Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành nền
tảng quan trọng tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, giúp dân tộc ta chiến thắng
mọi kẻ thù xâm lược, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và phát
triển đất nước.
Trước thực tiễn đó, bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
Đảng và Nhà nước ta đã thông qua: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, và khẳng định “xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp của toàn dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng”, đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
văn hóa Việt Nam cần mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và
hiện đại, nhằm không ngừng làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc, thúc đẩy
tiến trình phát triển chung của đất nước. Nhưng thực tế hiện nay, sự giao
thoa đó đã làm cho nền văn hóa truyền thống của nước ta phai nhạt dần,
tiêu biểu như nền văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đã có nhiều sự biến đổi
lớn đã làm mất dần đi bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và nề văn hóa của
người hà Nhì nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu nhà ở của
người Hà Nhì đen thôn Lao Chải- xã Y Tý- huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai .
Chúng tôi đã chọn đề tài: “Văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen, xã Y
Tý, huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai” làm đề tài nghiên cứu của nhóm mình.
Nhằm làm rõ hơn về văn hóa nhà ở của đồng bào và góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa vật chất tinh thần
ở nước ta.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lật lại những bài viết về xã Y Tý, có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm
với các đề tài trên với các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội và văn
6
hóa. Mặc dù đã có những bài viết đăng trên các trang mạng về nhà ở của
người Hà Nhì đen như trang dantocviet.vn, www.dongvan.vn nhưng chưa
có công trình nào hoàn chỉnh và tìm ra được những giá trị văn hóa mà ngôi
nhà đem lại, mà các bài viết này chỉ diễn tả một phần nào đó về quá trình
làn nhà, vì vậy những thông tin mà chúng em tìm hiểu về nhà ở của người
Hà Nhì đen qua chuyến đi thực tế vừa rồi, hi vọng sẽ góp phần làm rõ hơn
những bí ẩn về nhà ở của người Hà Nhì đen, đồng thời góp phần bảo tồn
các giá tri văn hóa của người Hà Nhì nói riêng và của cả dân tộc ta nói
chung.
7

3. Mục đích nghiên cứu.
- Áp dụng những lí thuyết khoa học đã được học vào đời sống thực
tiễn.
- Hiểu rõ hơn về cách dựng nhà, kiến trúc, cách bố trí bên trong và
các nghi lễ liên quan tới nhà trình tường của người Hà Nhì đen xã Y Tý
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo lưu và gìn giữ các giá trị văn hóa
của người Hà Nhì.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu được các quan niệm về nhà ở của người dân địa phương
để có thể nhìn nhận một cách khái quát về ý thức niệm của họ về ngôi nhà
của mình từ xưa tới nay.
- Tìm hiểu quá trình xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà cùng với
một số ngh lễ liên quan tới nhà ở của người Hà Nhì đen
- từ quá trình này có thể nhận thấy được những mối quan hệ giữa
người dân nơi đây với nhau và hình thức tổ chức cộng đồng của họ.
- Tìm hiểu các phong tục tập quán, các kiêng kị trong cuộc sống liên
quan đến nhà ở và sinh hoạt cộng đồng.
- Tìm hiểu ý thức và suy nghĩ của người dân về sự bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của mình, giúp họ trân trọng hơn và có
thể bảo tồn những giá trị truyền thống đó.
- Đề xuất một số giải pháp để giữ gìn xây dựng và bảo tồn hệ thống
nhà trình tường tại địa phương nơi mình nghiên cứu một cách có hiệu quả.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
8
- Nhà trình tường cuả người Hà Nhì đen, xã Y Tý, huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu trên địa bàn xã Y

Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Thời gian: Từ ngày 07/02/2014 đến 10/02/2014 dương lịch
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu
Tìm kiếm tài liệu liên quan đến hình thức nhà ở của người Hà Nhì
đen trên các phương diện: Sách, báo, tài liệu chuyên nghành, tài liệu khoa
học, Internet… Thu thập thêm tài liệu từ người dân địa phương tại xã Y Tý.
- Phương pháp quan sát mô tả
Quan sát khái quát hệ thống nhà ở của người Hà Nhì đen xã Y Tý,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chụp ảnh và ghi lại những dữ liệu quan trọng
bổ sung cho tài liệu tạo nên sự đặc thù cho đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu với từng người dân địa phương về hình
thức trình tường tại xã Y Tý huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, nhằm điều tra thu
thập được các thông tin mang tính tâm linh có ý nghĩa giá trị cao.
- Phương pháp phân tích & tổng hợp
Đây là phương pháp có sự kết hợp giữa hai phương pháp nhỏ dó là
phân tích và tổng hợp. Đối với phương pháp phân tích: tiến hành phân chia
vấn đề nghiên cứu về nhà ở thành các bộ phận yếu tố nhỏ hơn để thuận tiện
cho việc tìm hiểu và đảm bảo tính sâu sắc của từng bộ phận. Tuy nhiên
9
thông tin thu được chỉ giúp cho hiểu sâu sắc về từng bộ phận nhỏ vì vậy
cần sử dụng phương pháp tổng hợp. Trong thực tế hai phương pháp này
không bao giờ tách rời nhau. phương pháp tổng hợp giúp cho chúng ta có
cái nhìn sâu sắc, toàn diện nhất của khách thể nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh
Đặt hệ thống nhà ở của người Hà Nhì đen hiện nay trong phát triển
của xã hội để tìm ra những nêt đổi mới của nhà trình tường xưa và nay.

Đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với nhà ở của các dân tộc khác nhằm
tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các dân tộc.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài: “Văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen, xã Y Tý, huyện bát
Xát, tỉnh Lào Cai ” góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa
của dân tộc Hà Nhì đen nói riêng và các dân tộc miền núi nói chung. Đồng
thời bổ sung cho những người tham gia nghiên cứu có được những kiến
thức về đời sống cũng như các phong tục tập quán phục vụ cho chuyên
môn sau này.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài: “Văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen, xã Y Tý, huyện bát
Xát, tỉnh Lào Cai” cho chúng ta nhận thấy được những vấn đề khách quan
về hệ thống nhà ở cũng như lối sống của người Hà Nhì đen từ đó rút ra
được những mặt tích cực và hạn chế về nhà ở của người Hà Nhì, để có thể
đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, thiếu sót.
Đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy hơn nữa những mặt tiến bộ, tích
cực trong hình thức nhà ở của người Hà Nhì đen nhằm giữ gìn những giá
trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, làm giàu mạnh thêm cho kho tàng văn hóa
nhà ở của các dân tộc Việt Nam.
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận.
1.1.1 Khái niệm về nhà ở nói chung.
Trong bài viết “các định nghĩa về nhà ở” được đăng tải trên
webside: thì Theo Luật Nhà ở ban hành
năm 2005 và Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ
đã giải thích các khái niệm liên quan đến nhà ở như sau:
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu

cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân(Theo Điều 1 của Luật Nhà ở).
1.1.2 Khái niệm về một số loại nhà ở khác.
1. Nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành
phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị
trường.
2. Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc
các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại
Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê
hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.
3. Nhà ở công vụ là nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng cho các đối
tượng quy định tại Điều 60 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này
thuê trong thời gian đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Luật Nhà ở và
Nghị định này.
4. Nhà biệt thự tại đô thị là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là
nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân, vườn, hàng rào và lối ra
11
vào riêng biệt, có số tầng chính không quá ba tầng (không kể tầng mái che
cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất ba mặt nhà trông ra sân hoặc
vườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất,
được xác định là khu chức năng trong quy hoạch đô thị được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
5. Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang
và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá
nhân. Nhà chung cư có phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng hộ gia
đình, cá nhân, của chủ đầu tư và phần diện tích thuộc sở hữu chung của các
chủ sở hữu nhà chung cư.
1.1.3 Cơ sở hình thành nên các hình thức nhà ở khác nhau ở Việt Nam.
Về nguồn gốc nông nghiệp: Việt Nam được nhìn nhận như một trong
những cái nôi đầu tiên của lịch sử văn minh loài người Nền văn minh sông
Hồng lấy nông nghiệp trồng lúa nước_ phương thức sản xuất Châu Á và tổ

chức xóm làng làm cơ sở. Gia đình gắn bó chặt chẽ với làng nước trong tư
duy và trong hành động của từng thành viên sinh sống trong gia đình. Dưới
một mái nhà Người Việt luôn có ý thức quý trọng nơi mình sinh ra Tinh
thần đó được thể hiện trên hệ thống nhà ở của từng dân tộc sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam. Đi theo tiến trình lịch sử, ngay từ khi có sự xuất hiện
loài người, những con người gốc nông nghiệp đầu tiên ra đời. Đó là từ khi
con người bắt đầu thoát khỏi sự mông muội, thoát khỏi hình thức “ăn hang
ở hốc”, biết trồng trọt chăn nuôi. Chuyển dần sang xã hội có nhà nước có
kinh tế, có kẻ giàu người nghèo, có sự phân chia giai cấp Chính từ trong
quá trình phát triển của con người đó đã sản sinh ra sự xuất hiện của các
hình thức nhà ở khác nhau trên các vùng lãnh thổ của đất nước.
Về mặt tự nhiên: Với sự đa dạng của địa hình trải dài theo chiều dài
hình chữ S của đất nước, đã quy định ở mỗi một khu vực lại có một kiểu
khí hậu khác biệt nhau. Như ở miền Bắc khí hậu có sự phân chia thành bốn
12
mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông), Còn ở miền nam lại có sự phân chia thành hai
mùa khác biệt, đối lập hoàn toàn với nhau (một mùa Mưa và một mùa Khô)
như vậy có thể hiểu rằng điều kiện tự nhiên và xã hội đã quy định sự hình
thành và ra đời của các hình thức nhà ở của các dân tộc cư trú và sinh sống
trên lãnh thổ Việt Nam
Về địa hình: Việt nam được chia thành các bậc như: Rẻo cao, rẻo
giữa, rẻo thấp, tồn tại trong đó là những hình thức nhà ở khác biệt. Những
khu vực rẻo cao thường là những vùng có độ cao lớn, khí hậu khắc nghiệt,
địa hình này thường ở các vùng núi phía bắc với các dân tộc sinh sống là:
H’mông, Dao những dân tộc này cư trú dưới hình thức nhà đất là chủ yếu.
Tiếp theo đó là vùng rẻo giữa với địa hình thấp hơn, nơi đây là địa bàn cư
trú của các dân tộc như: Tày, Nùng, thái với hình thức nhà ở chủ yếu là nhà
sàn, Còn ở khu vực rẻo thấp, địa hình bằng phẳng, gần sông nước là nơi cư trú
chủ yếu của người Kinh với hình thức nhà ở chính là kiểu nhà xây hiện đại.
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài.

1.2.1 Vài nét về xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
* Vị trí địa lý của xã Y Tý
Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa
vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo
đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng
10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004
(sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên:
6.383,88 km
2
(chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ
19/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía
Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203
km đường biên giới.
13
* Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức
độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con
Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo
ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía
tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa
dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ
cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là
đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với
mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai -
Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn
thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận
huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải,

thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm
nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu
trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời
tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về
nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống
thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 0
0
C và có tuyết
rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
bình nằm ở vùng cao từ 15
0
C - 20
0
C (riêng Sa Pa từ 14
0
C - 16
0
C và không
có tháng nào lên quá 20
0
C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm -
14
>2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23
0
C - 29
0
C, lượng

mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.
Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở
mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung
lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.
Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì
vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác
không có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.
Thổ nhưỡng: Đất có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10
nhóm, 30 loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội
Đặc điểm kinh tế : Người Hà Nhì chủ yếu trồng lúa trên nơi làm ruộng,
nương rẫy. Đồng bào giàu kinh nghiệm khai hoang ruộng, khơi mương, đào
phai đắp đập. Họ chọn đất để làm ruộng bậc thang không kể núi cao hay
thấp, miễn là những nơi đó có khả năng dẫn nước tưới ruộng. Mùa mưa,
khoảng từ tháng 5, tháng 6 âm lịch, là mùa vỡ hoang, lúc đó đất mềm dễ
đào sới. Khai phá ruộng bắt đầu từ trên đỉnh núi rồi dần dần làm thấp
xuống. Trước tiên phải phát cỏ, đánh gốc rồi dùng cày bừa san bằng mặt
ruộng, đắp bờ giữ nước. Dụng cụ lao động chỉ có cuốc, cuốc chim, thuổng,
cày và bừa gạt đất bằng gỗ. Với những công cụ đơn giản như vậy nhờ sức
lao động cần cù và sáng tạo của mình, người Hà Nhì đã biến bao núi đồi
thành những cánh đồng ruộng bậc thang trù phú.
Gắn liền với ruộng bậc thang đồng bào đã trú trọng xây dựng, đập,
mương máng để lấy nước. Ngày nay, nhiều công trình thủy lợi dân gian của
họ đã làm cho những ai đến đây đều phải khâm phục.
Ở những vùng làm ruộng, từ lâu người ta đã chú ý sử dụng phân tro,
chủ yếu là phân chuồng. Vì ruộng ở xa nhà, lại ở cao thấp khác nhau trên
sườn núi không gánh phân bỏ ruộng được, đồng bào đã biết lợi dụng
15
mương phai để đưa phân tới tận các chân ruộng. Hiện nay do làm ăn hợp
tác nên cách vận chuyển này càng thêm thuận lợi. Đồng bào làm bãi buộc

trâu ở đầu những mương nước. Phân trâu được đánh thành từng đống. Đến
mùa, sau khi cày xong lần thứ nhất, đồng bào cho phân chảy vào ruộng.
Sau đó để ruộng cạn khô và lại cày bừa. Như vậy phân sẽ trải đều khắp mặt
ruộng và đỡ tốn công thồ.
Chăn nuôi ở người Hà Nhì tương đối phát triển. Trâu bò chủ yếu
dùng làm sức kéo. Đàn trâu của người Hà Nhì, nhất là ở Tây Bắc ngày càng
tăng lên . Chăn nuôi lợn gà cũng rất được chú ý.
Nghề thủ công gia đình khá phát triển: đan nát , dệt vải , nhuộm
chàm.
Phần lớn đồng bào đã tự túc được vải mặc. Duy chỉ ở Hoàng Liên
Sơn do sống trên núi cao, khí hậu lạnh, không trồng được bông, họ thường
đem những sản phẩm như chàm đồ đan và gia cầm để đổi cho người Giáy ,
Dao, lấy bông vải.Ở Tây Bắc người Hà Nhì dành những lương tốt nhất để
trồng bồng. Phụ nữ dệt vải trên khung cửi nhỏ. Khổ vài chỉ rộng khoảng
20cm. Vải bền chắc, phần do kĩ thuật dệt, phần do nhuộm được chàm nhiều
lần. Đồng bào Hà Nhì, nhất là ở Hoàng Liên Sơn rất chú trọng đến việc
trồng chàm và nhuộm chàm. Chàm được trồng trên nương mà đôi khi được
gọi là nương quả ớt vì vào tháng 2 trước khi cấy tràm người ta thường
trồng ớt.
Do tính chất kinh tế quy định, trước kia người Hà Nhì có 2 hình
thức cư trú. Bộ phận làm nương du canh thường sống du cư không có bản
làng cố định, ở phân tán theo nương rẫy. Mỗi bàn có nhiều chòm xóm ở
cách nhau hàng quả núi. Mỗi chòm xóm chỉ có năm ba nhà. Hiện nay bộ
phận này đã định canh định cư. Các bản định cư đã tập hợp các chòm xóm
xưa kia ở rải rác lại. Bản trở nên đông đúc hơn. Trung bình mỗi bản trên
dưới 20 nóc, có bản đông tới 20-28 nóc nhà.
Bộ phận làm ruộng bậc thang, làm nương định canh từ lâu đã sống
định cư. Nhiều bản đã định cư trên dưới 100 năm và cư dân thường sống
16
tập trung đông đúc như các bản Mù Cả (xã Mù Cả), Lao Chải(60 hộ), Sin

Chải(39 hộ) (xã Lao Chải) và A Lù (33 hộ)
Tuy ở trên sườn núi cao như người Mèo, nhưng bản của người Hà
Nhì chủ yếu ở nơi đất thuận tiện với phương thức canh tác của họ.
Đặc trưng văn hóa: Đa số dân cư ở nhà đất, trình tường dày 30cm đến
40cm. Thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao. Nhà ở vùng Y Tý, A Lù có
đặc điểm là tường cao (3-4m), mái dốc và ngắn. Ở vùng này nhà không có
hiên và chỉ có một cửa ra vào. Bên trong nhà lại có một lần tường có tác
dụng phòng thủ và chống rét, chống sương, mây mù lùa vào nhà. Lớp
tường ngoài và lớp tường trong cách nhau trừng 1,5m tạo nên khoảng trống
gọi là hiên trong. Ở bức tường thứ hai mở một hoặc hai cửa để vào trong
nhà. Nhà của người Hà Nhì ở Y Tý thường được bố trí như sau: hai gian ở
hai đầu được ngăn thành hai buồng dành cho vợ chồng của chủ gia đình và
con cái hoặc vợ chồng con trai. Khoảng 1/3 chiều rộng của hai gian giữa là
phần đất, phần còn lại được dựng thành sàn. Ở phần đất có bếp lò nấu cơm,
cám lợn , có chạn bát. Phần sàn là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ngủ của con
cái, khách. Trên sàn còn có bếp lửa để sưởi.
Ở Mường Tè về căn bản nhà cũng được cấu trúc như ở Y Tý, A Lù,
nhưng tường và mái thấp hơn. Nhà có hàng hiên phía trước. tường trong
thường lát ván hay liếp (riêng ở hai xã Ka Lăng, Thu Lủm bức tường này
cũng được trình đất) chia nhà theo chiều dọc thành hai nửa bằng nhau hoặc
nửa ngoài nhỏ hơn một chút. Nửa ngoài là nơi tiếp khách, có một bếp sưởi
và cối giã gạo. Nửa trong không có sàn như nhà ở xã Y Tý, được ngăn
thành từng buồng riêng và có bếp lò để nâu cơm, nấu cám lợn.
Trang phục của phụ nữ có hai loại. Ở Tây Bắc đồng bào ưa màu sắc sặc sỡ,
về cơ bản họ mặc giống phụ nữ La Hủ, nhưng áo ngoài (ngắn) nhiều khi
không xẻ ở ngực mà lại cài cúc bên nách phải và chỉ trang trí bằng cách
đính những đồng xu, khuy bạc hình bán cầu, nhiều dải hạt cườm trên nửa
bên phải thân áo phía trước.
17
Ở Hoàng Liên Sơn, phụ nữ thường mặc giản dị hơn. Cách may cắt quần áo

cũng giống như người Hà Nhì ở Mường Tè, nhưng áo ngắn chỉ đến đầu
gối, gấu to và hơi nhỏ ra ở phần giữa. Trên y phục không có trang trí, thêu
thùa, chỉ co một màu chàm duy nhất.
Đồng bào Hà Nhì không ăn trầu, nhuộm răng đen. Trước kia ở Tây Bắc trai
gái thường nhuộm răng đỏ bằng những cánh kiến đỏ. Họ coi đó là một yếu
tố thẩm mĩ.
Người Hà Nhì không thờ cúng chung toàn bộ dòng họ. Mỗi gia đình có bàn
thờ riêng. Các anh em trai cùng bố có chung một bàn thờ thờ bố mẹ. Anh
cả là người trông nom việc thờ cúng. Nếu anh cả chết không có con trai kế
thừa thì chuyển bàn thờ cho nhà em út. Các em trai hay vợ con của họ chết
phải đưa xác tới cúng ở nhà anh cả - nơi có bàn thờ bố mẹ - rồi mới được
chôn. Nếu không làm như thế thì người chết không được thờ cúng chung
với tổ tiên và không được coi là tổ tiên trong buổi chự cư hàng năm.
Gia đình mang tính chất phụ quyền rõ rệt. Trước kia bố, anh cả là người
quyết định mọi việc trong nhà. Phụ nữ không có quyền thừa kế tài sản. Khi
chia tài sản, đối với ruộng nương, tiền bạc ,thóc các anh em trai được chia
đều nhau. Anh cả thường ở lại căn nhà của bố mẹ.
Tron quan hệ hôn nhân, đồng bào ít chịu sự giàng buộc của những lễ giáo
phong kiến. Nam, nữ thanh niên được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau
trước khi cưới. Theo luật tục những người cùng họ nhưng khác chi vẫn có
thể lấy được nhau. Ở Bát Xát người cùng một chi họ dù cách bao nhiêu đời
cũng không được kết hôn nhưng ở Mường Tè cách nhau 7 đời đã có thể lấy
được nhau.
Phong tục không cho phép quan hệ hôn nhân giữa con chú, con bác, con dì
con già, con cô, con cậu. Tục "sôrôrát” và "lêvirát” hoàn toàn bị ngăn cấm.
Về nguyên tắc, người Hà Nhì cấm lấy đôi cũng như cấm hai anh em trai lây
hai chị em gái. Những nguyên tắc trên đã chứng tỏ rằng trình độ hôn nhân
ở người Hà Nhì đã phát triển cao, phù hợp với trạng thái kinh tế, xã hội của
họ.
18

Người Hà Nhì ở Bát Xát không có tục hay một vài năm với mục đích thờ
phụng tổ tiên hoặc giúp đỡ bố mẹ khi tuổi già. Trong những trường hợp
này, rể không phải đổi họ. tài sản của bố mẹ vợ do anh em, họ hàng bên vợ
chia nhau và chia cho con rể một phần. Ở Mường Tè tục ở rể tương đối phổ
biến. Trước kia thời gian ở rể thường là 3-4 nă, nhiều nhất là 10-12 năm. Ở
rể không phải mất tiền cưới. Ai không muốn ở rể thì phải trả tiền cưới
khoảng 100-150 đồng bạc trắng.
Người Hà Nhì có hai hình thức cưới: Do bố mẹ đi hỏi và không qua lễ hỏi.
Đồng bào ở Tây Bắc có tục vợ đổi họ theo chồng sau khi đã về nhà chồng.
Với quan niệm người chết sẽ sang sống ở một thế giới khác, đồng bàot rất
coi trọng việc tang ma. Theo phong tục, sau khi bố , mẹ chết con phải dỡ
ngay một tấm liếp ở buồng riêng của bố mẹ và phá bàn thờ đi. Đó là dấu
hiệu trong nhà có tang. Người chết được khâm liệm cẩn thận rồi đặt trên
giường ở gian giữa, đàu hướng về phía ban thờ vừa bị phá. Ở Hoàng Liên
Sơn, thi hài còn được đậy chiếu giống như tổ tò vò. Mỗi vùng có một
phong cách cúng khác nhau. Ở Tây Bắc cúng gà nướng (không cắt tiết, chỉ
vặt lông), ở Hoàng Liên Sơn cúng gà để nguyên lông (sau khi đã cắt tiết)
cùng một ống gạo.
Về tôn giáo, tín ngưỡng, người Hà Nhì tin vào sự tồn tại của linh hồn. Mỗi
người có 12 hồn. Trước kia hàng năm có tục gọi hồn cho tất cả mọi người
trong gia đình và cho gia súc. Người ta luôn luôn chú ý giữ gìn, bảo vệ
những linh hồn của mình. Khi anh cả chết, bàn thờ truyền cho các em trai
con của anh cả lại lập bần thờ riêng thờ bố mẹ mình.
Ở xã Mù Cả, họ thờ tổ tiên hai đời: bố mẹ và ông bà, nhưng khi ra ở riêng,
nếu bố mẹ còn sống, con cái vẫn chưa được lập bàn thờ. Ở người Hà Nhì
Cố Chồ, vợ chủ gia đình là người chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Nếu
anh và em ở chung, vợ của anh cả hay vợ của em út là người chăm sóc việc
cúng. Việc cúng bái trong nhóm Hà Nhì La Mí do đàn ông (anh cả hoặc em
út) đảm nhiệm.
19

Người Hà Nhì ở Hoàng Liên Sơn không có quan niệm cụ thể thờ cúng tổ
tiên bao nhiêu đời. Mỗi con trai đã ra ở riêng đều có bàn thờ riêng. Cùng
với việc thờ cúng tổ tiên, người Hà Nhì còn rất coi trọng thờ bố mẹ vợ. Nơi
thờ ma bố mẹ vợ ở chiếc cột chống nóc đối diện với cột thờ tổ tiên trong
nhà. Mỗi khi cúng tổ tiên bao giờ cũng phải cúng cả cho bố mẹ vợ, lễ vật
chung trên một mâm cúng nhưng thường cúng bố mẹ trước, sau đó mới đến
bố mẹ vợ.
Đồng bào thờ cúng tổ tiên nhưng quan niệm và cách thức cũng không
giống nhau giữa các địa phương. ở các xã Xín Thầu, Chúng Chải( Mường
Tè) họ chỉ thờ bố mẹ đã khuất và chỉ anh cả mới có bàn thờ, là người chịu
trách nhiệm cúng chung cho cả gia đình.
Cúng bản, gà ma thú hay gà ma gió (Bát Xát) mỗi lễ cúng lớn của người
Hà Nhì hàng năm được tổ chức vào các ngày hồ, cửu hay dê của tháng hai
âm lịch nhằm mục đích ngăn ma vào bản, cầu mong mọi người và gia súc
khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi. trước kia, nghi lễ liên quan
đến sản xuất nông nghiệp chủ yếu tiến hành ở từng gia đình. Ở vùng làm
ruộng, những nghi lễ cầu mong được mùa không đậm nét như ở vùng làm
nương. Ngoài ra còn có lễ cơm mới rằm tháng bảy và một số lễ khác.
Đồng bào có kho tàng văn học dân gian phong phú(truyện thần kì , cổ
tích, trường ca, ca dao, thành ngữ ). Những trường ca như Đất Hà Nhì
(Hà Nhì Mí Chạ) hay chuyện kể Đời sống người Hà Nhì (Hà Nhì Đề La) là
những áng thơ văn có giá trị không những về văn học mà còn về cả lịch sử
nữa.Đồng bào còn có những truyện thơ dài kể về đám cưới hay các phong
tục tập quán của dân tộc mình. Thanh niên Hà Nhì thích chơi đàn tính.
Những ngày lễ, tết, nam nữ thanh niên ca hát chơi nhiều trò chơi dân gian
lý thú như đánh đu, chơi cầu bập bênh, đánh quay Dân ca dân vũ với
nhiều loại nhạc cụ (đàn môi, khèn lá ) được mọi lứa tuổi ưa thích.
20

Chương 2

Nhà ở của nguời Hà Nhì
ở Lao Chải – Y Tý – Bát Xát –Lào Cai
2.1 Khái quát về nhà ở của nguời Hà.
21
Vượt qua cổng trời, ngược lên đỉnh Nhù Cồ San (núi Sừng Trâu), con
đường lượn xoáy ốc qua những đỉnh núi đá chót vót, hun hút và dường như
đã đủ thử sức khách lữ hành, thôn Lao Chải của người Hà Nhì đen, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện ra trong sương mờ của cao nguyên Y Tý.
Trên cao nhìn xuống, Lao Chải nằm giữa vùng núi đá và các đồi cỏ tranh
với những căn nhà trình tường trông giống những cây nấm khổng lồ mọc
bên sườn núi ở độ cao 2.660m so với mặt biển. Đó là những ngôi nhà của
dân tộc Hà Nhì- một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam.
Nếu là người ưa khám phá, Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) là điểm du
lịch đáng để bạn ghé thăm. Từ Sa Pa đã nổi tiếng qua những địa danh Tả
Giàng Phìn, Pa Cheo, Bản Xèo, Mường Hum, Sáng Ma Sáo, Dền Sáng,
Ngải Chồ cung đường với hơn 120 km nép mình trong mây ngàn, thoắt
ẩn, thoắt hiện giữa lưng trời, chơi vơi quanh những dãy núi hùng vĩ đệ nhất
địa đầu Tây Bắc.
Thôn Lao Chải có 76 hộ dân, là thôn có số người Hà Nhì đen sinh sống
đông nhất ở xã vùng cao biên giới Y Tý. Các ngôi nhà ở đây đều được làm
theo kiểu trình tường, bằng đất với hai vòng trong và ngoài. Tường nhà
thường đắp dày 40-45cm, cao khoảng 4,5-5m trong lõi có xếp đá cục, bằng
nắm tay. Mỗi ngôi nhà rộng 65-80m2, có mái dốc ngắn, bốn mái lợp cỏ
tranh, không có hiên. Ở giữa ngôi nhà có một cửa ra vào và một hoặc hai
cửa thông gió ở bên trái hoặc bên phải của lối đi. Bên trong có lần cửa thứ
hai cũng dày như tường ngoài. Sau lần cửa này là bếp và giường ngủ của
chủ gia đình.
Cách làm nhà trình tường của đồng bào Hà Nhì rất đặc biệt. Trước khi làm
nhà trình tường, các gia đình xem ngày giờ tốt, chọn miếng đất lành bằng
phẳng, rồi mổ gà nấu xôi cúng tế. Bà con chọn loại đất núi có độ kết dính

cao. Trước đó là chọn loại đá núi bằng phẳng đem về đặt móng nhà. Móng
được đặt ngay trên mặt đất bằng mà không phải đào sâu xuống đất, sau đó
chọn ván khuôn đặt xuống nẹp lại cho chắc như đổ bê tông. Đưa đất đã
chọn đổ vào khuôn gỗ ván, rồi cầm chày gỗ giã đến khi nào đất kết dính
chắc lại với nhau. Hết lượt tầng thứ nhất tiếp lượt tầng thứ 2, thứ 3, mỗi
lượt tầng ván khuôn cao cỡ 40 cm. Thường mỗi ngôi nhà làm cao 5-6 lượt
tầng ván khuôn là đủ. Trình xong tường chung quanh, đồng bào lấy gỗ
kháo, pơ mu hoặc dổi làm khung nhà bên trong tường.
Ngoài kiến trúc nhà trình tường độc đáo, cuộc sống của cộng đồng người
Hà Nhì đen thôn Lao Chải cũng cuốn hút những người ưa khám phá. Đây
cũng là điều kiện thuận lợi để Y Tý phát triển về du lịch.
Trải qua bao đời, sinh sống bên những sườn núi, những ngôi nhà của người
Hà Nhì nơi đây, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, luôn hấp dẫn du khách đến
22
và tìm hiểu phong tục tập quán của một dân tộc vùng cao trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.

2.2 Các bước dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh của người Hà Nhì
2.2.1 Công tác chuẩn bị
2.2.1.1 Nguyên vật liệu
Trong bất cứ một công trình xây dựng nhà ở nào thì nguyên vật liệu
đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến chất luợng và thẩm
mĩ của một ngôi nhà. Một số dân tộc dùng nguyên vật liệu làm nhà bằng gỗ
như dân tộc HMông, Tày, và một số dân tộc khác thì lại làm phên để làm
nhà hay dân tộc kinh trước đây cũng sử dụng cây và đất để làm nhà.
Ở đây người Hà Nhì lại làm nhà bằng vật liệu khác đó là đất và đá là
chủ yếu. Đất dùng làm nhà ở đây là loại đất feralit có độ dẻo và độ kết dính
cao, ít sạn và các tạp chất. Loại đất này rất dễ thấy vì nó là loại đất chính ở
vùng núi phía tây bắc. Đất chủ yếu có màu vàng và màu đỏ, thứ hai là đá,
đá phải là đá núi hoặc là đá lấy ở các con suối gần bản có kích thước tương

đối lớn và chắc chắn, những viên đá được chọn này gia chủ sẽ nhờ anh em
trong họ hay bà con trong xóm đến vận chuyển đá về bằng cách vần đá hay
cho đá vào gùi và mang về để làm móng nhà. Ngoài hai vật liệu chính là đá
và đất thì một số nguyên vật liệu khác như gỗ để làm xà cột, cây và cỏ
gianh cũng đóng vai trò quan trọng. Gỗ được dùng là loại gỗ to có tuổi thọ
dài và độ bền cao. Chính vì thế mà người dân nơi đây người ta chủ yếu
dùng loại gỗ lim, đinh và sến để làm vì kèo, vì cột vì thế mà tuổi thọ trung
bình của ngôi nhà trình tường thường được kéo dài từ 60 đến 80 năm. Cây
nhỏ cũng được đồng bào lấy từ trên đồi, núi hoạc xung quanh khu vực làm
nhà, các loại cây được dùng chủ yếu là cây vầu hoạc các loại cây gỗ tạp
khác. Cây này được dùng để cho vào khuôn trình tường nhà cùng với đá và
đất để tạo lên tường nhà chắc chắn hơn. Cuối cùng cỏ gianh được đồng bào
23
lấy về để lợp mái, cỏ gianh là loại cây thân mềm sống ở vùng đồi núi và
cạnh các khe suối nhỏ,nó rất dẻo và có độ dai chính vì đặc tính này mà
người ta dùng nó để làm mái nhà. Tất cả những nguyên vật liệu trên đều
góp phần tạo nên sự hoàn thiện của ngôi nhà trình tường có kiến trúc độc
đáo hài hòa tạo ra vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng.
2.2.1.2 Công cụ làm nhà
Để xây dựng được một ngôi nhà thì các dụng cụ để xây dựng đóng một
vai trò hết sức quan trọng. Dụng cụ để làm nhà của nguời Hà Nhì thuờng là
những vật dụng trong gia đình gắn bó với nguời dân trong những mùa vụ,
đó là những chiếc cuốc, thuổng, xà beng, gùi, bàn nện, chầy…và cái quan
trọng nhất không thể thiếu đó là chiếc khuôn dùng để trình tường. Bất kỳ
một dân tộc nào làm nhà trình tuờng đều phải có khuôn, khuôn được làm
với kích thước to nhỏ dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào mỗi địa phương,
mỗi vùng miền và phụ thuộc vào chiều rộng và chiều cao của ngôi nhà mà
gia chủ định xây dựng nhưng thông thường khuôn thường rộng từ từ 40cm-
50cm và có chiều dài khoảng 2,5m. Miếng ván tạo thành khuôn thường có
độ dầy 3cm-5cm. Hầu hết các loại khuôn này đều được làm bằng các loại

gỗ cứng như gỗ lim, lát…
Có trọng lượng khá nặng. vật dụng tiếp theo không thể thiếu đó là chiếc
chầy dùng để trình tường, khác với các dân tộc khác thì chầy của người Hà
Nhì có hai đầu to và có hình chữ nhật còn các dân tộc khác thì đầu chầy
nhỏ, đầu chầy to giúp trong lúc giã và nén đất sẽ làm cho đất mịn, nhỏ và
nén chặt hơn, nó có tác dụng làm cho việc trình tường nhà trình được
nhanh hơn và chắc chắn hơn. Ngoài hai vật dụng chính là khuôn và chầy
thì các vật dụng khác cũng đóng một vai trò quan trọng nhất định, góp phần
làm nên sự hoàn chỉnh của ngôi nhà. Đối với đồng bào lúc làm nhà họ
thường dùng đất tại khu vực xung quanh nhà đang làm để trình tường nhà
vì vậy trong lúc làm nhà các dụng cụ cuốc, xẻng, thuổng, cuốc chim rất cần
24
thiết. Cuốc, thuổng là công cụ có lưỡi sắt dùng để cuốc đất, đào, sới, trộn
đất và làm tơi đất được dùng trình tường nhà, xẻng là loại dụng cụ có lưỡi
sắt bản rộng, bờ sắc và được gắn lên một cái cán dùng để hót đất hay di
chuyển đất vào gùi để mang đất lên khu vực trình tường, cuốc chim là dụng
cụ được làm bằng sắt có cán bằng gỗ, một đầu cuốc dẹt, một đầu tẹt dùng
để cuốc những vùng đất cứng, đất ghềnh. Xà beng là một thanh sắt dài một
đầu tẹt một đầu nhọn dùng để bẩy đá và đào lỗ. Tất cả những công cụ trên
đã giúp bà con người Hà Nhì làm lên những công trình kiên cố, mang đậm
màu sắc văn hóa riêng cho người Hà Nhì.
2.2.1.3 Nguồn nhân lực
Người Hà Nhì cũng như nhiều dân tộc khác việc xây dựng nhà cửa là
một việc hệ trọng, muốn xây dựng một ngôi nhà thì không thể nào dùng
sức của một nguời để làm nên nó mà phải có sự giúp sức của nhiều người,
đó là các thành viên trong gia đình hoặc người dân trong bản. Hầu hết con
trai Hà Nhì đều biết trình tường nhà và làm mộc. Trong những ngày dựng
nhà thì số lượng người làm sẽ phụ thuộc vào số lượng anh em trong họ và
bà con trong bản đến giúp. Công việc trình tường sẽ từ 6-8 người, còn việc
đào móng, làm móng và dựng nhà thì ít nhất mỗi nhà trong bản có một

người đến hộ. Và việc làm nhà này sẽ có sự góp mặt của cả những người
phụ nữ trong thôn. Một điều khác lạ là việc dựng nhà của bất kì hộ nào
trong bản cũng đều coi là việc làm chung của thôn, từ công đoạn đào móng
nhà, trình tường, lợp mái đều được làm theo hình thức đổi công. Công việc
làm nhà này sẽ có sự giúp sức của tất cả bà con trong bản việc này thể hiện
sự cấu kết cộng đồng rất cao của bà con trong bản nơi đây, sức mạnh đoàn
kết này có lẽ do nền văn minh nông nghiệp của ta từ lâu đời, để làm nông
nghiệp
25

×