Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề trình bày cảm nhận của em về vẻ mùa xuân trong khổ 1 và 2 của bài “mùa xuân nho nhỏ” của thanh hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.18 KB, 3 trang )

Đề: Trình bày cảm nhận của em về vẻ mùa xuân trong khổ 1 và 2 của bài “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân
Bài làm:
Thanh Hải ( 1930- 1980) trưởng thành trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, ông là một câu bút có cơng lớn trong cơng cuộc xây dựng văn học Cách Mạng
của miền Nam từ những ngày đầu. Sinh ra là một con của miền đất Thừa Thiên- Huế xinh
đẹp, đã nuôi dưỡng lên một tâm hồn đằm thắm, trong trẻo, những án thơ của ông luôn rất
bình dị, đơn hậu và chân thành. “Mùa xn nho nhỏ” là một bài thơ nổi bật, giàu ý nghĩa
trong cuộc đời sáng tác của ông. Tác phẩm đã cho ta cảm nhận được khơng khí mùa xn
lan tỏa khắp đất trời, đồng thời chứa đựng một lí tưởng sống cao đẹp, đáng quý của tác giả.
“Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trong
bệnh viện, không bao lâu trước nhà thơ qua đời. Lúc này, nhà thơ chưa được cảm nhận một
mùa xuân chân thực mà đây là những tưởng tượng về một mùa xuân hiện hữu trong trái tim
tác giả. Nhan đề bài thơ là hình ảnh ẩn dụ độc đáo, giàu ý nghĩa, thể hiện ước nguyện, lý
tưởng của nhà thơ muốn được dâng hiến mùa xuân nho nhỏ - sống đẹp, sống với tất cả sức
trẻ một cách khiêm nhường với mong ước đóng góp cho mùa xuân của đất nước, dân tộc.
Bài thơ chính là tiếng lịng, là khát vọng mãnh liệt, mong muốn được cống hiến cho mùa
xuân quê hương, đất nước nổi bật lên trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Khổ đầu và
khổ hai của bài thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa xn trong đó có cả cảnh vật hài hịa
cùng với con người.
Mở đầu khổ thơ, tác giả đã mở trong một khung cảnh thiên nhiên trong trẻo, đẹp đẽ
đến lạ thường:
Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Chỉ với 4 câu đầu của bài thơ, bức tranh thiên nhiên xứ Huế hiện lên đầy chân thật,
sinh động bởi 3 nét chấm phá vơ cùng tinh tế: một dịng sơng xanh, bơng hoa tím biếc cùng
chú chim chiền chiện đáng u. Ơi, mùa xuân như tràn ngập qua từng câu chữ và lan tỏa ra
khắp đất nước với một vẻ đẹp tươi tắn, tràn đầy sức sống hòa cùng với niềm vui và sự rạo
rực của con người. Chính vì thế, Thanh Hải đã khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ ở 2 câu


thơ đầu báo hiệu cho ta những thay đổi diệu kỳ của mùa xn:
Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Động từ “mọc” đưa đưa lên đầu câu đã góp phần tơ điểm thêm cho sức sống mạnh
mẽ đến bất ngờ của một bông hoa đang nảy nở giữa dịng sơng hay giữa lịng mùa xn.
Sức sống một bông hoa đang vươn lên sau một mùa đông khô lạnh cũng thể hiện sự căng
tràn của mùa xuân. Chỉ với câu thơ ấy, tác giả đã khiến cảnh vật trở nên lung linh, ấn tượng
với người đọc không chỉ với sắc xuân mà còn là sức xuân tràn trề khắp thiên nhiên, đất trời.
Bức tranh thiên nhiên của Thanh Hải là sự kết hợp hài hịa của hình khối, màu sắc
cùng với âm thanh. Chất thơ và chất nhạc như đan xen trong từng câu chữ:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Với các từ cảm thán “ơi”, “chi” gợi lên một cảm xúc hết sức thân thuộc, gần gũi với tác
giả đối với loài chim chiền chiện. Có phải chăng, tiếng hót của những chú chim chiền chiện
đã quá đỗi quen thuộc, là những thanh âm của mùa xuân không thể thiếu của nhà thơ,
thân thuộc như thể một người bạn đáng yêu đang cất lên những âm thanh báo hiệu mùa
xuân làm say sưa lòng người. Đồng thời, biện pháp nghệ thuật nhân hóa cũng được sử
dụng tài tình trong câu thơ này.
Nhưng ai ngờ được, những tiếng hót làm say sưa lịng người lại hóa thành những giọt
long lanh rơi trên đơi bàn của tác giả:


Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
“Từng giọt long lanh rơi” là một hình ảnh giàu sức gợi, là những giọt sương buổi
sương mai, những giọt mùa xuân đang long lanh, như tỏa sáng trong ánh nắng vàng. Chỉ
tưởng tượng thôi, ta vẫn phần nào cảm nhận được sự óng ánh, trong trẻo của giọt xuân ấy.
Nhưng khi kết nối với câu thơ trước, người đọc bỗng hiểu ra được một điều tinh tế hơn, cái
âm thanh hữu hình ấy có chăng lại hóa thành những vật thể hữu hình. Tiếng hót của những
chú chim như vang vọng, lơ lửng trong không trung để rồi ngưng tụ thành giọt âm thanh

tinh khiết rơi xuống đôi tay đang nâng niu hứng lấy của Thanh Hải. Nghệ thuật ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác được vận dụng tài tình, làm cho câu văn thêm sức gợi hình, gợi cảm,
đem lại cho ta nhiều liên tưởng thú vị. Thêm vào đó, động từ “hứng” thể hiện một cách trọn
vẹn sự nâng niu, quý trọng của người thi nhân trước vẻ đẹp của người thi nhân.
Khép lại khổ thơ, người đọc như thực sự được đứng trước cảnh vật xứ Huế, cảm nhận
một cách trọn vẹn về một bức tranh mùa xuân với mọi chiều kích. Ở đó là một khơng gian
mênh mơng của sông nước, bầu trời với những gam màu xanh, tím tươi tắn, dịu dàng. Khơng
những thế, bức tranh xứ Huế vừa có những cảnh vật tuyệt đẹp vừa chứa đầy nhiều thanh
âm dịu ngọt, khiến ta không khỏi say sưa, ngây ngất. Tất cả đã là thổi hồn vào bức tranh
thiên nhiên mùa xuân- một bức tranh đẹp đẽ, hoàn hảo nhất mà tác giả muốn để lại cho cõi
đời.
Mùa xuân không chỉ được Thanh Hải cảm nhận qua cảm vật mà còn qua hoạt động,
nhịp điệu cuộc sống của con người. Cảm hứng thơ bắt đầu chuyển từ mùa xuân đất trời
sang mùa xuân chung của dân tộc, của đất nước:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Có thể thấy, mùa xuân đất nước được nhà thơ cảm nhận mà hình ảnh sóng đơi
“người cầm súng” và “Người ra đồng”. Tại sao trong hàng nghìn, hàng vạn con người, tác giả
lại chọn “Người cầm súng và người ra đồng”. Bởi vì họ chính là những con người gánh vác
trên vai hai nhiệm vụ chiến lược, trọng yếu của đất nước. Đó là nhiệm vụ bảo vệ và lao động,
xây dựng đất nước từ sau những đổ nát của chiến tranh, phát triển vững mạnh, cường
thịnh. Phải chăng, trong những câu chữ của mình, Thanh Hải một mặt đang khắc họa nên
tình yêu và trách nhiệm của mỗi nhân dân đối với Tổ quốc, đồng thời ngợi ca tinh thần làm
việc hăng say, khơng ngừng nghỉ, khơng quản khó nhọc của các chiến sĩ và các nông dân
đang cống hiến sức lực của mình cho sự hạnh phúc, ấm no của dân tộc. Không những thế,
với điệp từ “mùa xuân” và “lộc”, tác giả đã mở ra quang cảnh mùa xuân tươi đẹp của đất
nước trong một nền xanh của những chồi non, lộc biếc đang vươn mình chào đón một năm
mới với vui tươi, tràn đầy sức sống. Chưa dừng lại ở đó, Thanh Hải cịn tạo nên cặp hình ảnh

tượng trưng mang ý nghĩa ẩn dụ gắn với từ “lộc” như gợi nhắc về một thời chiến đấu oanh
liệt, vẻ vang cùng những thành quả lao động đáng tự hào của dân tộc ta trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là hình ảnh những người anh hùng cầm súng trên mặt trận
với “Lộc giắt đầy trên lưng” là liên tưởng độc đáo về lớp lá ngụy trang trên lưng của người
chiến sĩ như đang nảy nở, sinh sôi cùng các anh ra trận. Và ở hậu phương, hình ảnh “Người
ra đồng” với “lộc trải dài nương mạ” gợi cho ta một khoảng trời xanh tươi với những cánh
đồng màu mỡ, bát ngát, trải dài trong ánh nắng, dự báo về một mùa màng tốt lành, bội thu.
Có chăng, mùa xuân đã đọng lại trong hình ảnh “lộc” đi theo người chiến sĩ, người nơng dân
trải rộng ra khắp dân tộc với một hy vọng đất nước luôn an lành, hạnh phúc. Cái hay, cái tài
tình của Thanh Hải đã thể hiện rõ ràng với chỉ vỏn vẹn trong từ “lộc” nhưng lại mang nhiều
nét nghĩa sâu sắc. Lộc chính là niềm vui của con người trong mùa xuân căng tràn sức sống,
là ước mơ, là lý tưởng cao đẹp đầy hoài bão, khát vọng được cống hiến của tuổi trẻ, sự sôi
nổi của trong tâm hồn -tâm hồn của người người lính mạnh mẽ, hiên ngang, tự tin chống
chọi trước bom đạn kẻ thù- tâm hồn của người nông dân cần cù, chăm chỉ, hăng hái tăng
gia sản xuất để ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được hưởng một cái Tết đúng nghĩa. Và tất cả
những điều đó đã làm nên mùa xuân chung, tươi đẹp của quê hương.


Kết lại khổ hai là hai câu cuối với nhịp điệu nhanh, vội vã như gợi lên nhịp sống khẩn
trương, sôi động.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao.
Điệp từ “tất cả” kết hợp với các từ láy “Hối hả” , “xôn xao” càng khiến nhịp thơ vang lên
một cách khiến nhịp thơ vang lên một cách dồn dập,náo nhiệt hơn, tạo nên một bản hành
khúc mạnh mẽ của đất nước bước vào xuân, bước vào thời đại mới. Có trải qua cuộc sống,
hồn cảnh vất vả, mới cảm thấy thật hạnh phúc, trân quý biết bao sự hăng say làm việc của
người lao động trong xã hội mới. Khơng những thế, có chăng trong tiết tấu lao động khơng
ngừng nghỉ này, trong lịng tác giả cũng có một sự rạo rực, nhộn nhịp khó tả, muốn được
hịa mình trong khơng khí ấy.
Qua khổ 1 và khổ 2, ta vẫn đã phần nào hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của tác giả

trước mùa xuân. Ông là một người rất yêu quê hương, đất nước bởi vì chỉ vì yêu cái vẻ đẹp
đó nhà thơ mới có thể cảm nhận rõ được hơi thở của mùa xuân đang tràn về, để rồi đem
vào bao dòng thơ những sự tinh túy nhất của mùa xn. Có lẽ, trong lịng nhà thơ lúc này
có chút lưu luyến, muốn được giữ lấy mùa xuân thêm một chút nữa, cảm xúc này lại đan xen
với tiếc nuối vì ơng vẫn chưa thật sự được hài hòa vào mùa xuân ấy, tất cả chỉ là trong
tưởng tượng của ông mà thôi. Đồng thời, ông cũng luôn quan niệm rằng cảnh vật luôn đi
đôi với con người, cảnh vật chỉ thật sự đẹp khi con người vẫn thật sự đẹp và ngược lại. Ông
đã mượn những câu chữ để ca ngợi tình thần hăng say lao động, có trải qua thời kỳ chiến
tranh gian khổ, ta mới có thể hiểu được niềm vui, sự hân hoan của tác giả trước những hình
ảnh bình dị này. Đồng thời, ông cũng đã một lần nữa nhắc lại trách nhiệm cống hiến của
chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thêm vững mạnh, sánh vai với các
cường quốc năm châu. Đây cũng chính là giá trị lớn nhất của toàn bài thơ.
Đọc mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ta như được tận hưởng cái vẻ đẹp độc đáo
của mùa xuân. Mùa xuân như có men say và nó đã lan tỏa vào vạn vật, vào da thịt của con
người. Thanh hải đã dâng tặng cho đời một mùa xuân tràn trề nhựa sống, một mùa xuân
tươi đẹp báo hiệu một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc.
The end.



×