Đề: Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Quang Sáng
Bài làm:
Nguyễn Thành Long quê ở tỉnh Quảng Nam, ông là một cây bút xuất sắc
chuyên viết truyện ngắn và kí. Các tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng, êm dịu,
mang chất liệu từ thực tế, bình dị của cuộc sống để rồi giúp người đọc nhận ra những
điều đáng trân trọng. Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn thành công nhất
của ông. Truyện đã khắc họa rõ nét hình ảnh những con người trong cơng cuộc xây
dựng đất nước qua hình ảnh nhân vật Anh thanh niên
Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác vào năm 1970, trong một chuyến đi công tác của
tác giả đến Lào Cai. Nhan đề bài thơ mang một ý nghĩa rất đặc biệt, Lặng lẽ Sa Pa
nhưng đó chỉ là sự lặng lẽ, yên tĩnh quanh năm ở nơi đây, nhưng thực ra nó lại khơng
lặng lẽ, bởi đằng sau đó là cuộc sống sôi nổi, nhiệt huyết của những con người đầy
trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh
thanh niên làm cơng tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Truyện xoay quanh
cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của bác họa sĩ, cô kĩ sư với một anh thanh niên 27 tuổi đang
làm cơng tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra
vỏn vẹn 30 phút, tuy thật ngắn ngủi nhưng cũng đủ để mọi người thấu hiểu nhau, cảm
thấy yêu mến nhau, mang lại chút mong chờ, hy vọng được gặp lại anh thanh niên.
Câu chuyện là lời ca ngợi vẻ đẹp bình dị của con người và ý nghĩa lớn lao của những
công việc thầm lặng.
Anh thanh niên lúc này 27 tuổi, ở cái tuổi tràn trề sức trẻ này, anh lại chọn làm
cơng tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, phải sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao
2600m ở vùng đất Sa Pa yên tĩnh, lặng lẽo. Nhiệm vụ hằng ngày của anh là đo gió, đo
mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hằng
ngày, phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Đây là một công việc địi hỏi con người cần
phải có sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. Ngày qua ngày, anh chỉ có làm bạn với các máy
móc, cảnh vật xung quanh, ít có bóng người, cơ đơn, hiu quạnh đến mức bác lái xe
thường gọi anh là người “cô độc nhất thế gian”. Ấy vậy khi được bác họa sĩ hỏi anh lại
rất hồn nhiên bảo rằng: “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình
được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia.
Cơng việc của cháu tuy gian khổ thế đấy, chứ cất nước đi, cháu buồn đến chết mất.”
Không chỉ chịu đựng sự cơ đơn khi một mình ở Sa Pa, điều kiện làm việc của anh cũng
rất khó khăn, nhất là những hôm qua phải “ốp” lúc sáng sớm. Khi mọi người đang say
giấc ngủ thì anh thanh niên phải thức dậy làm việc, nhiều hôm nghe thấy tiếng
chuông đồng hồ chỉ muốn tắt nó đi, “quyến luyến” chiếc chăn ấm áp thêm một chút,
nhưng anh không bao giờ làm như vậy, vì anh ln nhận thức rõ trách nhiệm của
mình. Hơn thế nữa, nếu như chưa thực sự trải qua cái rét của Sapa lúc sáng sớm thì
khó thể nào cảm nhận được nó kinh khủng nhưng thế nào. Cái rét thấu da, thấu thịt,
cứ như đang chực đợi anh ra là ào ào xô tới, cái lặng im cũng thật đáng sợ, làm cho
cảnh vật xung quanh như cũng dần trở nên u tối, khiến anh cảm thấy có đốt bao
nhiêu ngọn đèn cũng không đủ. Qua lời tâm sự của anh thanh niên, người đọc nhận
thấy hình ảnh một người trẻ tuổi yêu nghề và say mê với công việc. Dường như anh
nhận ra rằng cơng việc của mình đang làm vơ cùng quan trọng và có tính tập thể
cao, đồng thời, cơng việc ấy những chính là cầu nối vững chắc với biết bao đồng đội ở
miền xuôi. Đặc biệt, anh là ln có một tinh thần sẵn sàng cống hiến, cố gắng làm
thật tốt công việc của mình với hi vọng có thể đóng góp một phần sức lực của mình
vào cuộc chiến đấu của dân tộc.
Mặc dù công việc và công sức của anh là luôn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng
anh vẫn ln ni dưỡng cho mình một tâm hồn trẻ trung, lạc quan yêu đời. Vào
những lúc rảnh rỗi anh vẫn thường có sở thích trồng hoa, chăn gà, mang lại cho
không gian xung quanh thêm màu sắc và âm thanh. Tuy chỉ sống một mình nhưng
anh khơng bao giờ bng thả bản thân. Bước vào gian phòng nhỏ của anh thanh
niên, bác họa sĩ và cô kĩ sư vô cùng bất ngờ, trái ngược với tưởng tượng bao đầu của
họ, mọi vật trong căn nhà ba gian của anh gọn gàng, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách,
biểu đồ, thống kê, mấy bộ đàm. Thế giới riêng của anh chỉ gói gọn ở phía góc trái nhà
với chiếc giường con, một chiếc bàn học và giá sách. Đối với anh, sách vơ cùng trân
q, là người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, làm vơi đi bớt
nỗi “thèm người” của anh trong những tháng năm ở nơi đây, là nguồn kiến thức bổ ích
và thỏa tâm hồn đam mê nghiên cứu của anh. Từ những chi tiết nhỏ này, ta có thể
thấy anh thanh niên là một mình có tính tự chủ, độc lập, là một người tỉ mỉ, gọn gàng,
có kế hoạch và đồng thời là một người có đời sống nội tâm phong phú, lãng mạn, cảm
thụ được thế giới diệu kỳ của văn chương và ln có tinh thần học tập, ý chí khơng
ngừng hồn thiện bản thân.
Anh thanh niên cịn là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và
dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho
vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cơ kỹ sư. Đằng
sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm
hồn hồn hậu. Anh cịn rất vui vẻ mời bác họa sĩ và cơ kĩ sư lên nhà cùng ngồi uống trà.
Anh thanh niên lúc ấy cịn tặng cơ một bó hoa rất to, rực rỡ do anh tự trồng làm món
quà gặp gỡ. Trong suốt cuộc trị chuyện, anh ln rất lịch sự, lễ phép nhưng qua từng
câu nói ln tạo cho người nghe sự gần gũi, thân quen. Kết thúc cuộc trò chuyện, anh
thanh cịn tặng bác họa sĩ và cơ kĩ sư làn trứng để ăn trên đường. Và cũng thật đáng
yêu làm sao khi anh đếm từng phút vì thời gian gặp gỡ quý hiếm vô cùng anh thèm và
khao khát nghe truyện dưới xuôi và rồi đến cuối dám tiễn họ, sợ quyến luyến mà
khơng cầm nổi lịng mình. Ngồi ra, ở anh thanh niên có một đức tính mà các thanh
thiên thời ấy hay bây giờ đều cần học tập đó là đức tính khiêm tốn.Khi bác họa sĩ già
phác họa chân dung của mình trong cuốn sổ tay, anh ngượng ngùng và vui vẻ giới
thiệu những người đáng vẽ hơn mình cho bác họa sĩ. Anh giới thiệu “ông kỹ sư ở vườn
rau dưới Sapa”, rồi anh say sưa kể về người kỹ sư với một sự ngưỡng mộ “ngày này qua
ngày khác ông ngồi dưới vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn thụ phấn cho hoa
su hào”, “tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày lúc chín mười giờ sáng, lúc hoa tung
cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong”. Anh ca ngợi ông kỹ sư già đã tận tâm
trong công việc để “su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn ngọt
ngon trước”. Nghe qua cách kể chuyện hào hứng của anh về người kỹ sư và việc từ
chối được vẽ chân dung, người đọc nhận thấy anh thanh niên luôn khiêm tốn khi được
khen ngợi những hy sinh thầm lặng của mình nhưng lại rất trân trọng những cống
hiến của mọi người xung quanh. Anh không chỉ giới thiệu bác họa sĩ vẽ chân dung
ông kỹ sư nơng nghiệp mà cịn cả “đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan” anh. Anh
nhận thấy xung quanh cịn bao nhiêu người đáng vẽ hơn mình, đóng góp nhiều hơn
mình. Anh thốt lên “ơng kỹ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá”. Đọc tới đây, ta càng
thêm yêu quý anh thanh niên nhiều hơn, anh cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống, thấy
cuộc đời đẹp và ý nghĩa hơn khi chứng kiến bao người đang ngày đêm miệt mài, hi
sinh và đóng góp cho tổ quốc.
Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác
họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành cơng hình ảnh đẹp của người
lao động bình thường. Anh thanh niên làm cơng tác khí tượng một mình trên đỉnh núi
cao, anh khơng có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên
sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất
nước. Chính vì thế, anh cũng đã trở thành hình tượng của thế hệ thanh niên thời kỳ
kháng chiến chống Mĩ, và là một tấm gương sáng để noi theo của lớp trẻ ngày nay.
Quá khứ – chiến tranh và những đói khát, nghèo nàn của đất nước đã lùi xa.
Chúng ta – một thế hệ trẻ của thế kỉ 21 đang từng bước tiến công vào khoa học và hội
nhập quốc tế, tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn mới, chúng ta có quyền lãng
quên đi những quá khứ của đất nước, của dân tộc nhất là các thế hệ cha anh ta đã
cống hiến và hy sinh để có ngày hơm nay. Những bài học về phẩm chất và lí tưởng
sống như anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và những con người lao
động vô danh vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau phải noi theo. Hãy cố
gắng học tập, tích lũy, rèn luyện để sống có ích cho bản thân, cho xã hội và được mọi
người yêu mến, quý trọng.