Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.77 KB, 2 trang )
Đề: Nêu cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Bài làm:
Trong kho tàng văn học Việt Nam, Trăng từ lâu không chỉ là một vẻ đẹp hiếm
có mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống ta thêm mn màu, mn vẻ, mà
cịn là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ với một vẻ đẹp
thánh thiện và cũng là nơi cho con người ta giãi bày những tâm sự của bản
thân. Và trăng lại một lần nữa tỏa sáng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn
Duy. Khác với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, Ánh trăng của Nguyễn Duy
giờ đây không chỉ là một người bạn, người cùng ông trải qua những năm
tháng quá khứ mà còn là một người thầy dạy cho ông một bài học, triết lí
sống q giá vơ cùng trong cuộc đời của người.
Anatole France cũng từng có một câu nói rất hay: “Đừng đánh mấy quá khứ vì
với quá khứ, người ta xây dựng tương lai”. Thấy vậy, “Uống nước nhớ nguồn” là
một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta qua mấy ngàn năm dựng nước đến
nay vẫn ln cịn vẹn ngun giá trị và ý nghĩa. Nguyễn Duy đã gửi gắm triết lí
ấy qua hình tượng “Ánh trăng”. Cả bài thơ, với cách trình bày chỉ viết hoa mỗi
chữ đầu khổ thơ và sử dụng một dấu chấm duy nhất ở khổ cuối tạo cho ta
cảm giác đây là một câu chuyện, lời tâm sự của tác giả với Trăng, và với người
đọc. Ở những khổ trước, tác giả đã đem đến cho ta nhiều khung bật cảm xúc
khác nhau, từ bồi hồi nhớ lại quá khứ nghĩa tình với vầng trăng, sự xa lạ khi
gặp lại trăng lúc đã quen với “ánh điện, cửa gương”, với những thứ hiện đại
của thành phố, đến cảm xúc bất ngờ,đột ngột và xúc động của những kỉ niệm
xưa ùa về. Đến hai khổ cuối của bài thơ, cho ta thấy một bài học, một triết lí
của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”, đây cũng chính là linh hồn của cả bài
thơ, mang lại nhiều ý nghĩa.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trong một lần “ thình lình đèn điện tắt”, vội “bật tung cửa số”, chính lúc này tác
giả đã gặp lại vầng trăng. “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, với biện pháp nhân hóa,