Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học thông tin Thư viện: Các bộ sưu tập phục vụ công tác giảng dạy và học tập tại trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.71 MB, 132 trang )

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOA HA NOL

NGUYÊN HỮU CHÍN
CÁC BỘ SƯU TẬP PHỤC VỤ CƠNG TÁC GIẢNG DẠY
HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRUONG DAI HQC SU’ PHAM HA NOL

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Hữu Hùng

HÀ NỘI, 2018


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng. Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu
của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai cơng bố dưới bắt kỳ hình thức nào. Những
chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn cụ thể rõ rằng. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày — tháng


năm 2018

Tác giá

Nguyễn Hữu Chín


3

MỤC LỤC
LGICAM DOAN

MUC LUC

DANH MUC CAC CHU VIET TAT
DANH MUC BANG THONG KE SO LIEU
MỞ ĐẦU

3

5
6
10

Chương 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VỚI YÊU CÂU XÂY DỰNG CAC BQ SUU TẬP.
15

1.1. Những vấn đề chung về bộ sưu tập

1.1.1. Khái niệm bộ sưu tập.

1.1.2. Đặc trưng của bộ sưu tập
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng bộ sưu tập

15

15
16
18

1.1.4. Vai trò của bộ sưu tập.

20

chỉ

2

1.2. Khái quát về trường Đại học Sư phạm Hà Nội
22
1.2.1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn chuyên đổi phương thức đào tạo tín

1.2.2.
1.2.3.
1.3. u
1.3.1.

Trung tâm Thơng tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội...27
Người dùng tin và nhu cầu tin tại Trường ĐHSP Hà Nội
30
cầu đối với các bộ sưu tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 34

Yêu cầu về tính hệ thống
34

1.3.2. Yêu cầu về tính sư phạm

35

1.3.4. Yêu cầu về tính kinh tế

37

1.3.3. Yêu cầu về tính tích hợp.

36

Tiểu kết
38
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC BỘ SƯU TẬP TẠI TRUNG TAM THONG TIN - THU’
VIEN TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

2.1. Hiện trạng nguồn tài liệu
học Sư phạm Hà Nội.
2.1.1. Tài liệu truyền thống,
2.1.2. Tài liệu điện tử.
2.2. Công tác xây dựng các bộ
2.2.1. Thu thập và lựa chọn tải
2.2.2. Lựa chọn phần mềm và
2.2.3. Số hóa tài liệu
2.2.4. Tạo lập các bộ sưu tập


39

hiện có tại Trung tâm Thơng tin - Thư viện trường Đại
39
39
4I
sưu tập tại Trung tâm Thông tin - Thưyiện — 44
liệu
44
chuẩn biên mục
46
50
57

2.3. Công tác quản lý và khai thác sử dụng các bộ sưu tập

60


4

2.3.1. Công tác lưu trữ và bảo quản các bộ sưu tập
60
2.3.2. Tổ chức khai thác các bộ sưu tập
64
2.4. Nhận xét và đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu tin của các bộ sưu tập —
74
2.4.2. Về loại hình tài liệu

2.4.3. Về phương thức truy cập và khai thác các bộ sưu tập


Tiểu kết

74

76

78

81

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BỘ SƯU TAP PHUC VU CÔNG TÁC GIANG DAY VA

HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
82
¡ pháp xây dựng các bộ sưu tập
82
3.1.1. Củng cố và phát triển vốnt
83
3.1.2. Đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị thư viện
88
3.1.3. Đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin
91
94
3.1.4. Nâng cao trình độ cán bộ Thơng tin - Thư viện
3.1.5. Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin

3.2. Giải pháp bảo quản và khai thác các bộ sưu tập
3.2.1. Tô chức bảo quản các bộ sưu tập
3.2.2. Tô chức khai thác các bộ sưu tập

3.3. Các giải pháp bổ trợ
3.3.1. Đào tạo và hướng

dẫn người dùng tin

96

9
98
100

101

101

3.3.2. Vấn đề bản quyền đối với các Bộ sưu tập
103
3.3.3. Day mạnh công tác Marketing vẻ các bộ sưu tập của Trung tâm... 103
Tiểu kết
113

KET LUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỤC.

106
107

109



DANH

5

MUC CAC CHU VIET

TAT

iếng Anh
STT | CHU VIET TAT

1

[AACR

CHU VIET DAY BU

Anglo - American Cataloguing Rules
( Quy tắc biên mục Anh - Mỹ)

2_

|ISBD,

International Standard Bibliographic
Description
(Quy tắc mô tả thư mục quốc tế)


3

|MARC2I

Machine - Readable Cataloguing
(Khổ mẫu biên mục doc may)

4

[OPAC

Online Public Access Catalog
(Mục lục truy cập công cộng trực tuyến)

STT | CHỮ VIẾT

CHU VIET ĐÂY DU

1

|BST

Bộ sưu tập

2

|CNTT

Công nghệ thông tin


3
4
5

|CSDL
|ĐHSPHN
[NCKH

Cơ sở dữ liệu
Đại học Sư phạm Hà Nội
Nghiên cứu khoa học.

6

|NCT

Nhu cau tin

7
8
9

[NDT
|NLTT
|TT-TV

Người dùng tin
Nguôn lực thông tin
Thông tin ~ Thư viện


10

| VTL

Vốn tài liệu


DANH MUC BANG
TT

6

THONG KE SO LIEU

Nội dung bảng biểu

Trang

Bảng 1.1. Mức độ sử dụng các bộ sưu tập của thư viện

32

Bảng 1.2. Mục đích sử dụng các bộ sưu tập của người dùng tin

33

Bảng 1.3. Mức độ quan tâm đối với các loại hình tài liệu của người

34


dùng tin

Bảng 2.1. Thống kê số lượng tài liệu truyền thống

39

Bảng 2.2. Lượng người dùng tin sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ

68

Bang 2.3. Lượng người dùng tin sử dụng dịch vụ mượn về nhà

69

Bảng 2.4. Đánh giá của người dùng tin về mức độ đáp ứng yêu
cầu của dịch vụ cung cấp tài liệu gốc

69

Bảng 2.5. Cơ cấu lĩnh vực chủ đề mà người dùng tin quan tâm

78

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thỏa mãn về nội dung tài liệu

79

10

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ thỏa mãn về loại hình tài


81

ll

Bảng 2.8. Khảo sát nhu cầu tin về tài liệu số hóa tại Trung tâm

81

12

Bảng 2.9. Khảo sát công cụ tra cứu tin tại Trung tâm

82

13

Bảng 2.10. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc tại Trung tâm

83

14

Bảng 2.11. Thái độ phục vụ của cán bộ Thư viện

§4



§


DANH MỤC HÌNH ẢNH
TT

Nội dung bảng biểu

Trang

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

29

Hình 2.1. Giao diện chính của Phần mềm Libol 5.5

49

Hình 2.2. Hình ảnh cấu trúc các bộ sưu tập trong thư viện số của

51

Trung tâm
Hình 2.3. Quy trình tạo lập tài liệu số hố tồn văn từ tài liệu in ấn

57

Hình 2.4. Giao diện mục lục tra cứu trực tuyến OPAC

71

Hình


72

2.5. Giao diện trang chủ của cơ sở dữ liệu tạp chí Wilson

Education Abstracts Full Text Database

Hình 2.6. Trang kết quả tìm kiếm của tạp chí Wilson Education

73

Abstracts Full Text Database

Hình 2.7 và 2.8. Trang kết quả tìm kiếm của tạp chí vật lý Online

7374

Hình 2.9 và 2.10. Trang kết quả khai thác cơ sở dữ liệu toàn văn về
để tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước, tạp chí Khoa học và Cơng

1571

10

Hình 3.1. Máy scan trong Trung tâm đang sử dụng

95

11


Hình 3.2. Máy scan chuyên dụng

95

Iopsciences

nghệ


9
12. Hình 3.3. Phần mềm nhận dạng chữ Việt VnDORC 4.0 Professional

99


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hịa nhập với xu thế tồn cầu hố trên thế giới, Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh q

trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước, trong đó thách thức lớn nhất là nâng cao chất
lượng giáo dục và đảo tạo, phát huy nguồn lực con người để đạt được mục tiêu trong thời gian
ngắn nhất đưa nước ta tiến kịp với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
“Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 này, đổi mới giáo dục đại học đang là yêu cầu cấp thiết
của nền giáo dục Việt Nam, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, Quy chế đào tạo đại học và cao đăng hệ chính quy theo

hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc được ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ - BGDĐT
ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định số tín chỉ để được cơng nhận tốt nghiệp đại
học 4 năm là trên 120 tín chỉ. Để thực hiện tốt Quy chế này địi hỏi phải có sự chuyền biến toàn diện
và căn bản các nội dung, chương trình đào tạo, mơ hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất và

hoạt động Thông tin - thư viện. Đề hoàn thành sứ mạng cao cả của mình, là “máy cái” trong đào tạo
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của cả nước, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang hết
sức nỗ lực phần đấu không mệt mỏi trên mọi mặt, đặc biệt là đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ

giáo viên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục để trở thành một Trường đại học Sư phạm
trọng điểm, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, xứng đáng.

với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trung tâm Thông tin - Thư viện (TT - TV) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN),
hay còn gọi tắt là Trung tâm là một trong những đơn vị phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của Nhà
trường. Sự phát triển của Trung tâm luôn gắn liền với nhiệm vụ chính trị của Trường là hồn
thành sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục

quốc dân và toàn xã hội
Tir năm 2003, bằng nguồn tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng mức B (QIGB) của Ngân
hàng thế giới, Trường ĐHSPHN đã chú trọng đầu tư phát triển cho thư viện thông qua Dự án
“Xây dựng Trung tâm Thông tin Ti liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” được phê duyệt ngày


ul
29/3/2001. Nhờ có Dự án này Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN đã có những bước chuyển
biến mang tính đột phá về cả lượng và chất. Trong bối cảnh đó thì Trung tâm TT - TV Trường,

'ĐHSPHN cần nhanh chóng đổi mới, tiền hành xây dựng các bộ sưu tập (BST) dé dua ra phục vụ học
tập, nghiên cứu và giảng dạy
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng các BST của Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN vẫn
chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của người dùng tin (NDT) cả
về số lượng cũng như chất lượng. Vấn

đề này cũng có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ


quan, nhưng nguyên nhân chính đó là một số lượng lớn tài liệu, giáo trình được yêu cầu đã quá
cũ, xuất bản nhiều năm về trước nên hiện khơng cịn bán trên thị trường, và một số giáo trình cũ
do trường biên soạn đã lâu không được tái bản, hiện đã cũ nát, xuống cấp. Ngồi ra cịn một
nguồn tin được đánh giá là có tầm quan trọng rất lớn được tạo nên từ các hoạt động dao tao,

nghiên cứu trong nhà trường, phản ánh đầy đủ, hệ thống về các thành tựu, tiềm lực, cũng như

định hướng phát triển của trường đại học đó chính là nguồn tin nội sinh. Tại Trường ĐHSPHN,
nguồn tin nội sinh của Nhà trường đặc biệt là các khóa luận, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu
khoa học (NCKH), tạp chí chun ngành, giáo trình, bài giảng... qua thống kê của thư viện cho
thấy mức độ sử dụng và vòng quay của tài liệu rất lớn nhưng số lượng bản in lại rất ít, một số loại

như khóa luận, luận văn, luận án chỉ có độc bản. Vì vậy, cần thiết phải tạo lập thêm một số BST
trên cơ sở các BST trên chất liệu bằng giấy và các vật mang tin truyền thống, có thể lý do nào đó

như thiên tai, địch họa các BST truyền thống bị mắt đi thì tài liệu số sẽ thay thế cho các tài liệu
gốc.

Với mong muốn vận dụng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được trong khoá học kết
hợp với những kinh nghiệm thu được từ thực tiễn, từ đó nghiên cứu và đề xuất những giải pháp

khả thi góp phần nâng cao chất lượng trong học tập và nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, nghiên
cứu viên và sinh viên Trường ĐHSPHN nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Các bộ sưu đập phục vụ
công tác giảng dạy và học tập tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu


12

Từ trước đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về việc xây dựng BST tại các trường,
đại học cả trong nước và quốc tế như : Xây dựng nguồn học liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư.

viện Đại học Quốc gia Hà Nội, (2006) của các tác giả : Nguyễn Huy Chương và Lâm Quang
‘Ting - Tài liệu hội thảo khoa học về E - Learning và kinh nghiệm triển khai trong các trường Đại
học, Tp. HCM ; Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập số phục vụ đào tạo, nghiên cứu của trường.
đại học, (2001) của các tác giả: Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty - Tài liệu hội thảo của Liên

hiệp Thư viện về: Xây dựng nguồn học liệu phục vụ đảo tạo tại Đà Lạt.
Tai Trường ĐHSPHN, đã có

một số cơng trình nghiên cứu về

một vài khía cạnh riêng như:

Về hoạt động thơng tỉn thư viện, có cơng trình : Thư viện trường Đại học Sir phạm thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội trong công cuộc đổi mới giáo duc dai học hiện nay, Đỗ Thị Mùi (1995); Về bộ
máy tra cứu của Thư viện, có cơng trình : #lồn thiện bộ máy tra cứu tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Minh Ngọc (2003); Về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động
Thơng tin - Thư viện có cơng trình : Nghiên cứu hồn thiện tơ chức và nâng cao hiệu quả hoạt
động thông tin - thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Hồng Trang (2003) ; Về
nguồn lực thơng tin, có cơng trình: Tăng cường nguôn lực thông tin tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Thuận (2006) ; Nghiên cứu nhu cầu tin, c6 céng trinh : Nghién cứu
nhu câu tin và đảm bảo thông tin tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đào Thị Thanh Xuân
(2007).
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về các BST phục vụ giảng dạy
và học tập tại Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN. Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tơi
hy vọng có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và những kinh
nghiệm làm việc của bản thân để có thể tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực trạng, ưu, nhược
điểm của việc nghiên cứu, xây dựng các BST phục vụ giảng dạy và học tập trong trường đại học

Tir do, đề xuất những giải pháp nghiên cứu, xây dựng các BST phục vụ giảng dạy và học tập tại
Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin (NCT), tài liệu của
người học, người nghiên cứu và cán bộ giáo viên trong toàn trường.


13
Từ những nghiên cứu trên đề tài: “Các bộ sưu tập phục vụ công tác giảng dạy và học tập

tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” là đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nào.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các BST phục vụ giảng dạy và học tập tại Trung
tâm TT - TV Trường ĐHSPHN
Phạm vỉ nghiên cứu: Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
,Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về các BST phục vụ giảng dạy và học tập ở các

trường đại học trong nước và trên thế giới, đánh giá thực trạng các BST phục vụ giảng dạy và
học tập tại Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN, đề tài nhằm đề xuất các giải pháp thúc đầy

việc xây dựng các BST phục vụ giảng dạy và học tập tại Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN
"Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu các đặc trưng hoạt động TT - TV tại Trường ĐHSPHN.
- Nghiên cứu các nhu cầu của người học, người nghiên cứu và yêu cầu phát triển các BST

tại Trung tâm T - TV Trường ĐHSPHN


- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các BST phục vụ giảng dạy và học tập tai
Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN
- Đề xuất các giải pháp xây dựng các BST phục vụ giảng dạy và học tập tại Trung tâm

TT - TV Trường ĐHSPHN.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử, các
văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đảo tạo, công nghệ thông tin, TT - TV;

Phương pháp luận khoa học máy tính và khoa hoc TT - TV


14
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Các vấn đề của luận văn được giải quyết trên cơ sở vận

dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn.

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp.
6. Giả thuyết của luận văn

Hiện nay, các BST phục vụ giảng dạy và học tập tại Trung tâm TT - TV Trường
DHSPHN vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của NDT cả về số lượng và chất lượng. Nếu

Trung tâm nghiên cứu, xây dựng các BST phục vụ giảng dạy và học tập tại Trung tâm có cách
tiếp cận khoa học và có các giải pháp hợp lý thì các BST sẽ có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu

cầu giảng dạy và học tập, NDT qua đó sẽ góp phần nâng cao được hiệu chất lượng tập, giảng dạy

và nghiên cứu của NDT tại Trường ĐHSPHN
7. Ý nghĩa của luận văn

~ Luận văn làm rõ vai trò của việc xây dựng các BST phục vụ giảng dạy và học tập tại
Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN, vai trò của chúng đối với việc đáp ứng nhu cầu thông tin

tài liệu của NDT, người giảng dạy và người NCKH.

- Dua ra giải pháp cụ thé, kha thi trong xây dựng các BST phục vụ giảng dạy và học tập
tại Trung tâm TT - TV Trường ĐHSPHN
- Luận văn có thé làm tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm
tới vấn đề này.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận

văn gồm 3 chương:

Chương I: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với yêu cầu xây dựng các bộ sưu tập


15

Chương 2: Thực trạng xây dựng các bộ sưu tập tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chương 3: Giải pháp phát triển các bộ sưu tập phục vụ công tác học tập và giảng dạy tại
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chương 1

'TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VOI YEU CAU XÂY DỰNG CÁC BỘ SƯU TẬP.
1.1. Những vấn đề chung về bộ sưu tập

liệm bộ sưu tập
BST - thuật ngữ tiếng Anh là “collection”, là một khái niệm về tổ chức thông tin trong
lĩnh vực khoa học TT - TV. Trong ALA từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh 1.1.1. Khai

Việt, có bốn nghĩa với phổ quát rộng: từ tập hợp vài ba cuốn sách, nhóm tài liệu đến tồn bộ

vốn tải liệu của thư viện [1, tr43]

BST là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo một hoặc nhiều chủ đẻ,
định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ
NDT. BST là yếu tố thành phần chủ yếu có định hướng của nguồn lực thông tin
một tổ chức. Sở hữu một BST tài liệu đa dạng, phong phú luôn là mong muốn

nội dung nhất
chức phục vụ
(NLTT) trong
của nhiều thư

viện. Trong thời đại thông tin ngày nay, bên cạnh việc bổ sung vốn tài liệu (VTL) truyền thống,
các thư viện đều chú trọng phát triển nguồn tài liệu điện tử, trong đó có việc xây dựng BST số

(digital collection)

Khái niệm BST số cũng được dựa trên co sở cả BST tài liệu nói chung, theo các cách hiểu
khác nhau như:

BST số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hóa dưới nhiều hình thức khác


nhau (văn bản, hình ảnh, audio, video,....) về một chủ đề [2]
BST số là một tập hợp có tổ chức của các tài liệu số đã được xử lý theo những chuẩn

nghiệp vụ nhất định, dưới nhiều dạng khác nhau như (văn bản, hình ảnh, audio, video hoặc tổng


16
hợp các dạng trên...) theo một dấu hiệu nào đó (loại hình tài liệu như sách, bài báo...) về một
chủ đề nào đó.
BST tài liệu số được hiểu là tập hợp các sưu tập tài liệu số. Trên thực tế, các BST có thể
nhìn từ hai chiều; chiều về

định hướng và chiều về quy mơ. Chiều định hướng có thể theo mục

tiêu (BST về Giáo dục và Đào tạo), có thể theo chủ đề (BST về toán học). Chiều theo quy mơ có

thể có BST tài liệu số của cá nhân,

tập thé, don vi, địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu

BST tài liệu số quốc gia là BST tổng hợp nhưng chỉ giới hạn trong những tài liệu do một
nước, một đân tộc nào đó sáng tạo nên; là tập hợp tắt cả sưu tập/ BST tài liệu của từng cá nhân,
tap thé, dia phương; cả sưu tap/ BST của Nhà nước lẫn của tư nhân
1.1.2. Đặc trưng của bộ siru tập
Sự ra đời các BST số tồn tại song song với các BST tài liệu truyền thống đang trở thành xu

hướng chủ đạo không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả ở các nước đang phát triển như nước
ta. Đây cũng là một hình thức khác của việc lưu trữ thông tin và tri thức của nhân loại. Do vậy
các BST có một số đặc trưng cơ bản sau đây:


'Đa dạng về hình thức: Trước kia, loại hình chủ yếu của tài liệu là dạng in ấn, chủ yếu trên các
chất liệu giấy. Xa xưa cịn có thể là các bản khắc trên đá, đất sét, gỗ, thậm chí da động vật,... Ngày
nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, và hơn nữa là sự phát triển vượt bậc của công.
nghệ thơng tin (CNTT) và thiết bị máy tính, loại hình vật mạng tin đa dạng hơn, đó là các đĩa mềm,

đĩa CD, VCD, DVD, ổ cứng máy tính, phần mềm quản trị thông tin...
công tác tạo lập các BST của thư viện,

Trong diện bổ sung, hay trong

ngoài tài liệu dạng truyền thống, cịn có cả tài liệu điện tử.

“Trong đó, tài liệu số là loại hình phổ biến mà nhiều thư viện hiện nay đang tiến hành xây dựng.
Ngoài các dạng thức truyền thống, BST cịn có thể lưu trữ theo nhiều định dạng khác nhau:

văn bản, hình ảnh, âm thanh, video...

Điều này giúp cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn, sinh

động hơn và làm cho NDT dễ thu nhận thơng tin hơn. Thay vì ngồi hàng giờ trước cuốn sách
giáo trình truyền thống, lúc này NDT chỉ cần truy cập nguồn giáo trình số hố hoặc một thiết bị

đọc tài liệu đa phương tiện là có thể thoải mái nghe bài giảng của một giáo sư danh tiếng, thậm


17
chí có thể nhìn thấy hình ảnh vi giáo sư đang giảng bài với các vi dụ trực quan sinh động được
đưa ra trong bài giảng
Phong phú về mặt nội dung: Trước kia, khi VTL còn nghèo nàn với số lượng bản trong thư


viện còn hạn chế, các thư viện tổ chức các BST theo lĩnh vue tri thức: khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội và nhân văn, ngoại văn, địa chí,...hoặc tổ chức theo chuyên ngành đào tạo của các trường đại
học như: Tốn, Lý, Hóa, Lich sử, Nghiên cứu văn học, Nghệ thuật,... Nhưng hiện nay, voi sé VTL
lên tới hàng trăm ngàn bản, các ngành khoa học mới cũng dần hình thành và phat tri khơng cho
phép các thư viện và trung tâm thông tin tổ chức các BST theo mơ hình như vậy nữa. Hiện nay, các
thư viện và Trung tâm thông tin thường tạo lập các BST phong phú về nội dung, bao trùm tit cả các

lĩnh vực trí thức và được bố trí sắp xếp một cách khoa học theo chuẩn biên mục, hoặc theo số thứ tự
tài liệu mới nhập về thư viện. Mỗi BST là một loại hình tài liệu mà ở đó NDT có thể khai thác thơng
tin họ cần. Hơn thế nữa, thông tin chứa trong BST luôn được cập nhật nhanh chóng, thường xuyên

và kịp thời

Mức độ truy cập linh hoạt: Một số BST có khả năng được truy cập theo nhiều dấu hiệu

khác nhau, bởi nhiều NDT ở cùng một thời điểm mà không bị giới hạn vẻ thời gian hay vị trí địa
lí. Rất nhiều dấu hiệu khác nhau được sử dụng trong khi tra cứu, truy cập nguồn tải liệu này: Tác
giả, nhan đề, từ khoá, năm xuất bản...

Mặc dù hiện nay, chỉ khoảng 10% trong tổng số trên 200

trường của MARC21 (không kể trường con) đang được thường xuyên sử dụng trong quá trình
biên mục tài liệu, con số đó đã đủ để NDT có thể tìm kiếm theo hàng chục dấu hiệu liên quan đến

tài liệu. Bên cạnh đó, NDT có thể tra cứu tải liệu từ xa ngay tai nhà mình, tại phòng làm việc,
trường học...

bất kể lúc nào họ cần mà không phải đến tận nơi lưu trữ nguồn tin. Đối với BST số,


trong cùng một lúc, nhiều NDT từ khắp nơi trên thế giới có thể truy cập tới một nguồn tin mà

khơng phải xếp hàng chờ đợi.

BST có khả năng tương tác: Hiện nay, sự xuất hiện của BST tạo ra một kênh thông tin
phản hồi đa chiều,

giúp NDT có thể liên hệ trực tiếp với tác giả hay người tổ chức nguồn tin,

cũng như hỗ trợ NDT tham gia trao đổi thông tin và chia sẻ cảm nhận với những NDT khác
Bằng việc sử dụng các kết nói linh hoạt, NDT có thể

liên hệ với các tác giả đã sáng tạo ra nguồn

tin hoặc người tổ chức nguồn tin qua địa chỉ email của họ, hoặc theo các đường liên kết (link) để


18

tới các bài viết khác của cùng tác giả, tới các thông tin cùng chủ đề được viết bởi các tác giả khác
nhau, hoặc liên kết tới các nguồn tham khảo hay các tác giả khác đã trích dẫn cơng trình. Với khả

năng đó, dường như mỗi thơng tin trong tài liệu không phải là một thông tin don thud , mà là
thơng tin ẩn chứa trong đó những thơng tin tiềm năng khác.

Trong không gian nguồn lực thông tin (NLTT), các BST cần được thiết kế từ hai phương.
diện: Phạm vi bao quát (scope) và công cụ chi myc (index)
Phạm vi bao quát bao gồm các khía cạnh sau:
~_ Ngôn ngữ tải liệu
~ Thời gian

= Dang tài liệu
Công cụ chỉ mục có thê được rút ra từ các yếu tố sau:
~_ Nhan đề tài liệu

~_ Chính văn tài liệu
- Phan bé sung (Supplementary Matten)
Như vậy, có thể thấy các BST có tính cấu trúc rất đặc trưng, quy tụ nhiều yếu tố dữ liệu

của tài liệu cần dua vao BST.

1.1.3. Nguyên tắc xây dựng bộ sưu tập

‘Thang 12/2007, tổ chức Tiêu chuẩn thông tin quốc gia Hoa Kỳ (NISO) đã xuất bản tài liệu
“Hướng dẫn xây dựng các bộ sưu tập số hiệu quả” (A Framework of Guidanee for Building Good
Digital Collections), đây cũng là một tài liệu hướng dẫn thực hành cho việc xây dựng các BST
với đề xuất 9 nguyên tắc nhằm xây dựng các BST hiệu quả [3; trl - 2], bao gồm:

Một là: Một BST được tạo lập tuân thủ quy tắc phát triển BST rõ ràng đã được thống nhất
trước khi việc
hành xây dựng BST.


19

Hai là: BST cần mô tả sao cho người sử dụng có thể nắm bắt được những đặc trưng của

BST đó, bao gồm phạm vi, dạng thức, mức độ được truy cập, quyền sở hữu hoặc bắt kỳ thông tin
cần thiết nào để xác định nguồn gốc và sở hữu của BST đó.
Ba là: Một BST có chất lượng cao cần được quản lý tốt trong suốt vòng đời của nó. Quản


lý số chú trọng đến việc quản lý vịng đời của tư liệu từ khi được tạo lập hoặc thu thập cho đến

khi nó được loại bỏ. Việc quản lý bao gồm một loạt các tác vụ như quản trị dữ liệu tích cực, lưu
trữ và bảo quản số.
Bốn là: Một BST tốt cần được phổ biến một cách rộng rãi và tránh những trở ngại cho

người sử dụng tiếp cận. Quy tắc này bao gồm các thuộc tính: Khả năng sẵn sàng, tính khả dụng,

khả năng truy cập. Khả năng sẵn sàng nghĩa là BST có thể cho phép những người có quyền hạn
truy cập và sử dụng. Điều này có nghĩa là những BST có thể truy cập thơng qua nhiều hình thức,

sử dụng những cơng nghệ phù hợp với những người sử dụng mục tiêu.

Năm là: Một BST tốt cần lưu ý đến những quyền sở hữu trí tuệ: phát triển BST tham khảo

các quy định về bản quyền trong phạm vi Việt Nam (Luật dân sự 2005; Luật Sở hữu trí tuệ 2009)
cũng như quy định bản quyền trên phạm vi thế giới (Hiệp dinh Beme (Paris, 1971); Công ước
bản quyền WIPO (Geneva, 1996); Công ước các bản ghi âm và các chương trình trình diễn
WIPO (WPPT) (Geneva 1996)

Sáu là: Một BST tốt phải có những cơ chế thu thập dữ liệu để có thể đánh giá việc sử dụng
và mức độ hữu dụng: Những BST cần được đánh á định kỳ để theo dõi mức độ sử dụng, tính
hiệu quả của dịch vụ. Việc quản lý BST hiệu quả cần đến nhiều phương pháp nghiên cứu để định
lượng mức độ hữu dụng của BST, có thể thực hiện việc quan sát,

lấy ý kiến, chú trọng đến những,

nhóm NDT, phỏng vấn, thử nghiệm, nghiên cứu các tình huống và phân tích nhật ký phục vụ để

đánh giá mức độ sử dụng và tính hữu dụng


Bảy là: Một BST tốt phải có tính liên thơng: đảm bao kha ning chia sé siêu dữ liệu
(metadata) của chúng với những cơ chế tìm kiếm bên ngồi.

NDT

Tám là: Một BST tốt tích hợp vào chu trình cơng việc của người làm công tác thư viện và


20
Chín là: Một BST tốt phải khơng bị lạc hậu. Những BST chứa các tư liệu có giá trị lâu dài nên
được duy trì liên tục và lưu giữ để đảm bảo có thể truy xuất được. Tính liên tục cần được đặt ra từ
các khía cạnh tổ chức, tài chính và kỹ thuật. Đặc biệt, những BST được xây dựng với ngân sách lớn
cần có kế hoạch dé tiếp tục việc duy trì, bảo dưỡng và hỗ trợ cả việc sau khi khơng cịn ngân sách
hoạt động. Một cách tối ưu, bất kể nó được hình thành như thế nào, các BST số nên được tích hợp
vào chu trình cơng việc quản lý những BŠT chung.
1.1.4. Vai trị của bộ sưu tập
Hỗ trợ cho hoạt động học tập và NCKH: BST với chức năng rất quan trọng là cung cấp hệ
thống tri thức khoa học đầy đủ và luôn cập nhật những thông tin mới, là bộ phận không thể thiếu

của hoạt động NCKH. Trong môi trường đại học, nơi mà khả năng tự học và tự NCKH của sinh
viên được để cao, vai trò của BST càng được khẳng định. Khi triển khai bắt cứ cơng trình nghiên
cứu nào, nhà khoa học đều phải hiểu rõ lịch sử nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên

cứu, phương pháp và phương tiện nghiên cứu...

Hệ thống tài liệu tham khảo phong phú mà BST

cung cấp, sẽ phần nào giúp chúng ta giải quyết được những câu hỏi đó.


BST giữ vai trò quan trong trong phát triển khoa học (NCKH); Điều này được thé hiện ngay
trong quy luật phát triển của khoa học. Một trong những quy luật phát triển nội tại của khoa học
chính là tính kế thừa và tính quốc tế của nó. Mỗi phát minh khoa học đều kế thừa những cái trước
đó. Kế thừa là yếu tố quan trọng thúc đầy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tắt cả các loại tài liệu
của thư viện truyền thống như sách, báo, phim, ảnh chụp, bản nhạc, bản đồ và các loại tài

đều có thể được lưu trữ trong kho chứa của các BST. Sau khi được chọn lọc, xử lý, lưu trữ và bảo

quản, BST tài liệu sẽ được chuyển giao và phổ biến đến NDT thông qua các dich vụ của thư viện.

Các BST là cơ sở của lãnh đạo và quản lý. Chất lượng quyết định của người lãnh đạo và
quản lý luôn phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của thông tin, các số liệu và dữ kiện được
cung cấp. Có thể nói thực chất của q trình quản lý là q trình xử lý thơng tin của người lãnh
đạo. Do đó, thơng tin là yếu tố quan trọng nhất mà thiếu nó thì khơng thể có bất kỳ q trình

quản lý nào trong hệ thống tổ chức của xã hội


21

BST là một trong những yếu tố cấu thành Thư viện: Thư viện hoặc trung tâm thông tin đã

trở thành người thầy thứ 2 trong các trường đại học. Thông tỉn là cơ sở để vận hành thư viện và
cơ quan thơng tin, khơng có thơng tin thi thư viện và cơ quan thông tin không thể hoạt động.
được. Các BST là tài sản quý giá, là tiềm lực, là niềm tự hào của mỗi thư viện và cơ quan thơng
tin. Các BST càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng có sức lôi
cuốn NDT.

BST là điều kiện để đảo tạo từ xa. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc tiến
hành đào tạo từ xa đã và đang trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn nhờ sự trợ giúp của thơng tin viễn

thơng và các chương trình học trên mạng. Khuynh hướng cung cấp các chương trình đào tạo
thơng qua mạng diện rộng toàn cầu (World Wide Web) của các trường cao đẳng, đại học và cao
học, của các trung tâm và viện nghiên cứu đang trở nén phé bién hon. E - Learning là phương.
thức học tập qua mạng, giúp mọi người có thể học tập mọi lúc mọi nơi. Mục tiêu của đảo tạo từ
xa là đưa giáo dục đến với mọi người, thay vì mỗi người tự tìm đến giáo dục. Faulhabel khẳng
định rằng “đảo tạo từ xa khơng thể thực hiện được nếu khơng có bộ sưu tập số”. Học viên không.
cần phải đến thư viện để truy cập và tìm kiếm tài liệu, mà chính thư viện số đem tài liệu đến
NDT ở bắt cứ nơi đâu và trong mọi thời điểm

BST là công cụ tăng cường sự cộng tác giữa các bộ phận nghiệp vụ trong cùng một cơ
quan TT - TV; tăng cường sự cộng tác giữa thủ thư với NDT (trong bộ sưu tập người dùng tin
đồng thời đóng vai trị là người sáng tạo, tạo lập thông tỉ ăng cường sự cộng tác giữa các cơ
quan TT - TV thông qua các hoạt động liên kết và chia sé nguồn tin...
BST số giảm khoảng cách số: Sự phát triển cả CNTT và truyền thông phát triển, đặc biệt
Internet và BST số, đang làm phẳng thế giới và làm giảm khoảng cách giữa con người trên thế

giới, mọi người đều có cơ hội tiếp cận thông tin khắp nơi trên thế giới một cách bình đẳng, khơng.

phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian


22
1.2. Khái quát về trường Đại học Sư phạm Hà Nội
12.1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn chuyển đỗi phương thức đào
tạo tín chỉ
Trường ĐHSPHN được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ
Quốc gia Giáo dục. Ngày 10 tháng 12 năm 1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, trường
ĐHSPHN I là một trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định
201/QĐTTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, trường ĐHSPHN I được tách
khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội và mang tên là Trường ĐHSPHN

Trong quá trình phát triển, dù đã nhiều lần đổi tên: Trường Sư phạm Cao cấp, Trường.

DHSPHN I, Trường ĐHSP - ĐHQG Hà Nội và Trường ĐHSPHN như ngày nay, Nhà trường vẫn
luôn đứng ở vị trí là Trường ĐHSP đầu ngành, trọng điểm, cái nơi, cái máy cái của ngành sư
phạm cả nước. Hàng chục vạn giáo viên các cấp, các chuyên gia giáo dục, trong đó có nhiều nhà
hoạt động chính trị có uy tín, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, mà tên tuổi của họ mãi

làm rạng danh nên học vấn nước nhà. Đó là các giáo sư Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Trần Đức
Thảo, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Lương Ngọc,
Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Lân hay nhà văn Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Phạm Tiến Duật,
tất cả đã và trưởng thành từ mái trường này.

Hiện nay, trường có hơn 1.262 cán bộ, cơng chức, viên chức, trong đó có 787 giảng viên,
125 giáo viên và 350 chuyên viên và các ngạch khác. Hơn 1⁄3 số giảng viên có học vị iến sĩ và
“Tiến sĩ khoa học, số còn lại đều đã có bằng Thạc sĩ chuyên ngành. Nhiều giảng viên của Trường,

là những chun gia đầu ngành có uy tín không chỉ trong nước, mà cả trong khu vực và trên thế
giới. Đến nay, trường đã có 70 giảng viên được phong học hàm Giáo sư, hơn 350 Phó Giáo sư,

33 Nhà giáo Nhân dân và 118 Nhà giáo Ưu tú. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt
trong thời kỳ đổi mới, trường ĐHSPHN đã hoàn thành xuất sắc nị
vụ chính trị, được xã hội tín
nhiệm

và đánh giá cao. Từ năm 1996 đến nay, nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước,

Nhà trường đã tuyển được nhiều học sinh giỏi, xuất sắc vào học, đã đào tạo cử nhân khoa học tài
năng ở 7 khoa trong Trường đó là: Khoa Tốn, khoa Vật i, khoa Hóa học, khoa Sinh - Kỹ thuật
Nơng nghiệp, khoa Ngữ văn, khoa Lịch sử và khoa Địa lí. Một số sinh viên của hệ đào tạo cử nhân



23

khoa học tài năng được cử đi học nước ngoài, nhiều sinh viên đứng đầu trong các kỳ thi Olympic về

khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Những cử nhân khoa học tài năng này là nguồn cán bộ trẻ
cho nhà trường và một số trường đại học, cao đẳng, cơ quan nghiên cứu và các trường phổ thông

trung học.
1.2.1.1. Hoạt động đào tạo
“Trường ĐHSPHN là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là

trung tâm lớn nhát về đào tạo giáo viên, NCKH - đặc biệt
mạng của Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội;
khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ

là khoa học giáo dục
có trình độ đại học và
NCKH cơ bản, khoa
giáo dục và khoa học

của cả nước. Sứ
trên đại học, bồi
học giáo dục và
cơng nghệ phục

vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Trường có vai trị nịng,
cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí


giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa,
cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục.

Tính đến năm học 2014 - 2015, Trường có 23 khoa đào tạo và 2 bộ mơn trực thuộc, bao
gồm các khoa: Tốn - Tin, Cơng nghệ Thơng tin, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Sư phạm Kĩ thuật,
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Việt Nam học, Giáo dục Chính trị, Tâm lí - Giáo dục, Quản lí Giáo dục,
Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thẻ chất, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Đặc
biệt, Sư phạm Âm nhạc - Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Khoa Triếc học, Khoa Công tác Xã

hội; các Bộ môn Tiếng Nga và bộ môn Tiếng Trung Quốc. Trường có 2 trường THPT trực thuộc:

Trường THPT Chuyên và Trường THPT Nguyễn Tắt Thành.
Ở bậc đào tạo đại học, cao đảng, Trường có 42 chương trình đào tạo hệ chính quy, trong
đó có 8 chương trình đảo tạo chất lượng cao và liên kết nước ngoài; 22 chương trình đào tạo
khơng chính quy.
Ở bậc sau đại học có 46 chương trình đào tạo thạc sĩ, 43 chương trình đào tạo tiến sĩ và

một số chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với nước ngoài. Trường là cơ sở đào tạo sau
đại học đầu tiên ở Việt Nam.

Đến nay, Trường đã và đang đào tạo được 67 khóa đại học, 26 khóa cao học, 36 khóa


24
nghiên cứu sinh với hơn 81.000 cử nhân khoa học, hơn 14.000 thạc sĩ đã tốt nghiệp và trên 1.100

nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ

1.2.1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Nghiên cứu khoa học

Trường ĐHSPHN là một trung tâm NCKH lớn, Trường có 2 viện nghiên cứu: Viện nghiên
cứu sư phạm và Viện khoa học xã hội; hơn 25 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN và
khoa học giáo dục trực thuộc:
1. Trung tâm đa dạng sinh học
2. Trung tâm đảo tạo và phát triển giáo dục đặc biệt
3. Trung tâm địa lý ứng dụng
4. Trung tâm Đông Nam Á
5. Trung tâm giải tích hàm và giải tích phức
6. Trung tâm giáo dục dân số
7. Trung tâm Hán Nơm
§. Trung tâm Hàn Quốc học

9. Trung tâm học liệu
10. Trung tâm khoa học tính tốn
11. Trung tâm khoa học và công nghệ nano.
12. Trung tâm nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm
13. Trung tâm nghiên cứu động vật đất

14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

Trung
Trung
Trung
Trung

Trung
Trung
Trung

tâm
tâm
tâm
tâm
tâm
tâm
tâm

nghiên
nghiên
nghiên
nghiên
nghiên
nghiên
nghiên

cứu
cứu
cứu
cứu
cứu
cứu
cứu

giáo viên
hệ sinh thái rừng ngập mặn

phát triển và giáo dục
và đào tạo ngôn ngữ - văn hóa Trung Quốc
và giáo dục mơi trường
và hỗ trợ giáo dục vi sự phát triển bền vững.
và phát triển nghiệp vụ sư phạm

21. Trung tâm ngôn ngữ và văn học - nghệ thuật trẻ em


22. Trung tâm tính tốn hiệu năng cao

25

23. Trung tâm tốn tài chính và cơng nghiệp Hà Nội
24. Trung tâm ứng dụng công nghệ đào tạo tiên tiến
25. Trung tâm tin học ứng dụng
Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động NCKH của Trường là Phịng Khoa học - Cơng nghệ
với những nhiệm vụ cụ thể như sau:
~Quản lí các hoạt động KHCN và xây dựng các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề tài
KHCN từ cấp Trường đến cấp Nhà nước.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp Trường, cấp Bộ, cấp Quốc gia, cấp Quốc tế

~ Tổ chức và định hướng các hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sản
xuất, phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục, đào tạo.

~ Quản lý hoạt động KHCN của các Trung tâm, các Viện nghiên cứu
- Tư vấn cho Hiệu trưởng xây dựng các chương trình, dự án, các phịng thí nghiệm, các
viện, trung tâm nghiên cứu theo định hướng phát triển KHCN của Trường.

- TỔ chức mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo và NCKH của toàn Trường

- Tư vấn cho Hiệu trưởng về việc thành lập Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Sở hữu trí tuệ,
Giáo dục và Bảo vệ mơi trường.
~Cùng với Phịng Đào tạo, Ban chủ nhiệm các khoa, Đoàn thanh niên thúc đẩy hoạt động
NCKH của sinh viên
Riêng trong năm học 2015 — 2016, số đề tài NCKH đã nghiệm thu là: Cấp nhà nước: 26;
cấp Bộ: 18; cấp Trường trọng điểm: 01 đề tài và 04 nhiệm vụ; cấp Trường: 42. Cán bộ của
Trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ NCKH với số lượng các đề tài đang triển khai: Cấp nhà
nước: 28; cấp Bộ: 41 (34 đề tài, 7 nhiệm vụ cấp thiết phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo
khoa); cấp Trường trọng điểm: 09 đề tài và 02 nhiệm vụ; cấp Trường: 157.

Số bài báo công bố của cán bộ Trường năm học 2015 — 2016: Số bài báo quốc tế: 126; số

bài báo trong nước: 365; số bài báo trong các hội nghị, hội thảo khoa học: 182.
Cũng trong năm học 2015 - 2016, Viện nghiên cứu sư phạm cũng đã triển khai 42 đề tài


×